Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

9 Trang « < 6 7 8 9 > 

· [ ] ·

 Hồ Chủ Tịch Trong Hồi Ký Hoàng Tùng

yuyu
post Sep 6 2005, 05:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #71

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Nhờ sự vận động gửi gấm của ông Hồ Sĩ Tạo - người cha thực của Nguyễn Sinh Sắc - với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc được coi như ấm sinh, để được nhận vào học Quốc Tử Giám ở kinh đô Huế. (Ai cũng biết: để được nhận vào học Quốc Tử Giám và làm Giám sinh phải là con cháu của những gia đình có thế lực, gọi là "danh gia tử đệ". Nếu không có sự "can thiệp" của ông Hồ Sĩ Tạo là bậc khoa bảng cao quan thì làm sao Nguyễn Sinh Sắc được nhận? Thế là dù sao Hồ Sĩ Tạo vẫn còn có một "cử chỉ đẹp" với đứa con mà mình không dám nhận). Nguyễn Sinh Sắc - đổi tên là Nguyễn Sinh Huy - đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Khoa thi Hội Mậu Tuất (1898), ông lại trượt.
Ngày 22 tháng chạp năm Canh Tý (10-2-1901) bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở kinh đô Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ngày nay) trở thành con trai út.
Nguyễn Sinh Huy đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ nuôi nấng chăm sóc giùm rồi trở vào Kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu phó bảng và được "vinh quy bái tổ" về làng.
Theo thể thức triều đình, lễ vinh quy này phải diễn ra ở quê nội - dù là quê nội danh nghĩa - tức là làng Sen - Kim Liên. Hội đồng Hương lý và dân xã đã dựng nhà tranh năm gian (chứ không phải nhà ngói) trên một khoảnh đất vườn làng Sen, để đón quan phó bảng tân khoa Nguyễn Sinh Huy về làng.
Thế là buộc lòng ông phải về "quê nội". Ông cũng đón hai con trai về ở cùng ông. Lần đầu tiên Nguyễn Sinh Côn - Hồ Chí Minh ngày sau - về ở quê nội nhưng thân ông, lòng ông vẫn hướng về quê ngoại là cái gì "đích thực" và gắn bó với tuổi thơ ông. Ông phó bảng có đến thăm cụ Hồ Sĩ Tạo.
Nhưng gia đình ông phó bảng cùng hai con trai cũng không ở lâu tại Kim Liên. Chưa đầy ba năm! Sau khi mẹ vợ mất, ông vào kinh đô Huế nhận chức quan (1904) ở bộ Lễ, đem theo hai con trai vào Huế học. Năm 1907, ông bị đổi đi tri huyện Bình Khê... Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan), khoảng 1910, ông phiêu bạt vô Sài Gòn rồi lục tỉnh Nam Kỳ. Không bao giờ ông về làng Sen trở lại nữa.
Ở làng Sen sau này, chỉ có bà Thanh và ông Cả Đạt (Khiêm), cả hai đều không lập gia đình riêng.
Người ta bảo lúc sau khi cụ Hồ Sĩ Tạo đã qua đời, năm nào bà Thanh cũng qua Quỳnh Đôi góp giỗ cụ Hồ Sĩ Tạo. Thế nghĩa là cái "bí mật" về cội nguồn của cụ phó bảng Huy, trong số các con cụ, ít nhất có bà con gái đầu biết. Người ta bảo: ông Cả Đạt cũng biết, tuy không bao giờ ông sang Quỳnh Đôi nhận họ.
Còn Nguyễn Sinh Côn - Nguyễn Tất Thành - có biết không? Từ khoảng 11 đến 14 tuổi, ông ở làng Sen, có nhẽ nào không ai nói cho ông biết? Hay là trước đó nữa, khi ông ở làng Chùa quê ngoại gần gụi với làng Sen! Hay là sau đó nữa chả nhẽ không khi nào cụ phó bảng hay bà Thanh hay ông Cả Đạt lại không kể với ông về "bí mật" của gốc tích phụ thân mình?
Không có chứng cớ gì về việc ông Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - biết hay không biết chuyện này...
Sau này, khi hoạt động cách mạng, ông còn mang nhiều tên khác nữa.
Nhưng đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ này, thì người ta thấy ông mang tên Hồ Chí Minh.
Sau cách mạng tháng Tám 1945, khi tên tuổi Hồ Chí Minh trở thành công khai thì cũng bắt đầu từ đó dân gian Việt Nam - từ trí thức đến người dân quê - lại âm thầm bàn tán: vì sao Nguyễn Ái Quốc lại đổi tên là Hồ Chí Minh? Và tên này cụ giữ mãi cho tới khi "về với Các Mác, Lê-nin" năm 1969.
Cuộc đời thực của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - còn quá nhiều dấu hỏi chứ phải đâu riêng gì một cái tên! Và biết làm sao được khi cụ Hồ - tôi nói lại một lần nữa theo cảm thức của người Ấn Độ - đã trở thành "huyền thoại" (myth). Huyền thoại Hồ Chí Minh được hình thành trong vô thức dân gian (popular inconscience) mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nó cũng có phần được hình thành một cách hữu thức, bởi một số cán bộ gần cận cụ Hồ. Nghĩa là một phần cuộc đời cụ Hồ đã được huyền thoại hóa (mystified).
Ngay sau cách mạng tháng Tám, người ta còn in cả cuốn sách (mỏng thôi!) về Sấm Trạng Trình có những câu vận vào cụ Hồ và sự nghiệp cách mạng tháng Tám. Và Sấm Trạng Trình vẫn được vận vào cụ Hồ còn lâu về sau nữa, ở miền Nam Việt Nam và hiện nay ở một số người Việt lưu vong, dù là với hậu ý (arrière-pensée) không ưa gì cụ Hồ.
Nhưng đó lại không phải là chủ đề của bài viết này.
Trở lại với cái tên Hồ Chí Minh, lời truyền miệng dân gian bảo rằng: Nguyễn Ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụ biết ông nội đích thực của mình là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải cụ Nguyễn Sinh Nhậm.
Và dân làng Sen cũng bảo: Thì cứ xem, lần đầu tiên về thăm quê hương, sau cách mạng, sau mấy chục năm xa quê (15-6-1957), từ thị xã Vinh - tỉnh Nghệ An - cụ Hồ đã về làng Chùa trước, rồi sau mới sang làng Sen "quê nội".
Riêng tôi nghĩ, thì cũng phải thôi. Vì như ở trên ta đã thấy, cả một thời thơ ấu của cụ Hồ là gắn bó với quê ngoại làng Chùa, nơi cụ sinh ra và bước đầu lớn lên. Chứ đâu phải làng Sen, là nơi cụ chỉ ở có vài năm, lại là khi đã bắt đầu khôn lớn?
Tôi không muốn có bất cứ kết luận "khoa học" gì về bài viết này. Vì nó không phải là một luận văn khoa học. Đây chỉ là việc ghi lại một số lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh hay là cái khổ tâm, hay là cái "mặc cảm" của một số nhà trí thức Nho gia từ đầu thế kỷ XIV (Trương Hán Siêu, Chu Văn An) đến đầu thế kỷ XX (Nguyễn Sinh Huy) đối với làng quê.
Còn viết lách, thì bao giờ chẳng là chuyện: "Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý".




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Dân làng Ven
post Sep 6 2005, 06:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #72

Triển Chiêu của Khoai
Group Icon

Nhóm: Bá Hộ làng Ven
Số bài viết: 2.306
Tham gia từ: 5-May 05
Đến từ: from Heaven
Thành viên thứ: 1.704

Tiền mặt hiện có : 318.361$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



HUYỀN THOẠI VỀ MỘT NGƯỜI CHA Trần Gia Phụng Theo sách Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp của nhà xuất bản Sự Thật (Hà Nội), Hồ Chí Minh "sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân. Cụ thân sinh ra Người [ông Hồ] là Nguyễn Sinh Huy, tức Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929) ...đỗ phó bảng và sống thanh bạch bằng nghề dạy học. Đối với các con, cụ giáo dục ý thức lao động và cho học tập để hiểu "đạo lý làm người". Sau khi đỗ phó bảng, bị bọn thống trị thúc ép nhiều lần, cụ ra làm quan, nhưng thường tỏ thái độ tiêu cực, không hợp tác với chúng. Cụ thường nói: "Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ", nghĩa là "Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn". Vốn có tinh thần yêu nước, khảng khái, cụ thường chống đối bọn quan trên và bọn ! thực dân Pháp, cho nên sau một thời gian rất ngắn, cụ bị chúng cách chức. Cụ vào Nam bộ làm nghề thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch, cho đến lúc từ trần."(1) Ông Nguyễn Sinh Sắc quả thật đã đỗ phó bảng năm 1901 (tân sửu) cùng một lần với các ông Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh.(2) Tuy nhiên, Nguyễn Sinh Sắc không hề bị "bọn thống trị thúc ép nhiều lần" sau khi đỗ phó bảng, mới chịu ra làm quan. Ông Sắc đã xin đi làm quan ngay sau khi đỗ cử nhân và trước khi đỗ phó bảng. Nguyên vào năm 1894, Nguyễn Sinh Sắc đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An.

Năm sau (1895), ông Sắc vào Huế thi hội bị hỏng, đã xin đi làm hành tẩu bộ Hộ. Ba năm sau, ông hỏng kỳ thi hội một lần nữa vào năm 1898.(3) Trước khi dự kỳ thi hội năm 1901, vơi tư cách là một quan chức của triều đình Huế, ông Sắc còn tham dự Hội đồng giám khảo chấm thi kỳ thi hương tại Bình Định năm 1897 và Thanh Hóa năm 1900.(4) Sau khi đỗ phó bảng trong kỳ thi hội v! thi đình năm 1901, ông làm thừa biện bộ Lễ từ 1902 đến 1909, rồi đi tri huyện Bình Khê (Bình Định) tháng 5 năm đó. Từ chức vụ thừa biện (thư ký) ở một bộ đi làm tri huyện (tương đương với quận trưởng thời VNCH hay chủ tịch huyện ngày nay) là thăng chức, chứ không phải xuống chức.(5) Nguyễn Sinh Sắc bị sa thải chứ không phải bị cách chức.(6) Lý do sa thải cũng không phải vì "vốn có tinh thần yêu nước, khảng khái, cụ thường chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp". Ông bị sa thải vì ông đã hành xử tàn bạo với dân chúng. Trong một cơn say rượu, Nguyễn Sinh Sắc đã dùng roi mây trừng phạt và đánh chết một người tù vào tháng 1-1910. Gia đình người nầy kiện lên cấp trên. Dù tri huyện Nguyễn Sinh Sắc đã chối cãi rằng không phải vì trận đòn của ông mà người kia chết, ông vẫn bị triều đình ra sắc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh 100 trượng. Hình phạt nầy được chuyển đổi qua hạ bốn cấp quan lại và sa thải.(7) Có tài liệu nói rằng chính nhờ ông Cao Xuân Dục (1842-1923), một thượng thư trong triều che chở, nên Nguyễn Sinh Sắc chỉ b! mất chức mà không bị phạt đánh trượng.(8) Cao Xuân Dục là người Nghệ An, cùng tỉnh với Nguyễn Sinh Sắc.

Phải chăng Hội đồng hương Nghệ An, lúc đó hoạt động rất mạnh tại kinh đô Huế, đã can thiệp giúp Nguyễn Sinh Sắc? Hơn nữa, lý do chuyển đổi hình phạt để Nguyễn Sinh Sắc khỏi bị đánh đòn có thể nhắm giữ thể diện của một quan chức triều đình, và nhất là vị nầy lại là người có học vị cao. Nguyễn Sinh Sắc nghiện rượu từ khi còn ở Huế. Chị của Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh), bà Nguyễn Thị Thanh, vào Huế thăm cha năm 1906. "Bà không thể chịu đựng lâu ngày thái độ cộc cằn thô lỗ của cha bà, nay đã mắc phải tật nghiện rượu và thường hay đánh đập bà".(9) Do đó, năm sau bà bỏ Huế, ra Nghệ An trở lại, mà không sống với cha. Phải chăng câu: "Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ" (Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn) là do những cán bộ cộng sản bịa ra, rồi gán cho ông Nguyễn Sinh Sắc để đả kích chế độ quân chủ? Hay phải chăng vì bị đuổi ra khỏi ngành quan lại nên Nguyễn Sinh Sắc mới bất mãn và thốt lên câu nầy? Nếu không, trước đó Nguyễn Sinh Sắc hăng hái xin ra làm quan làm gì?

Sau nầy con ông, Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) còn gởi thư đến viên Khâm sứ Pháp tại Huế xin cho cha ông một chức quan nhỏ nữa. Ngày 26-2-1911, Nguyễn Sinh Sắc xuống tàu từ Đà Nẵng vào Sài Gòn. Ông ở lại Sài Gòn một thời gian, dạy chữ Nho cho nhà báo Diệp Văn Kỳ,(10) rồi đi Lộc Ninh làm giám thị đồn điền. Từ đó, ông không bao giờ trở ra Nghệ An. Ông sống lang thang ở miền Nam bằng nghề đông y, và nghề viết liễn đối cho dân chúng. Gần cuối đời, ông đến định cư tại làng Hội Hòa An, Sa Đec, và từ trần ngày 29-11-1929.(11) Khi Nguyễn Sinh Sắc bị bãi chức và sống lang thang nghèo khổ ở miền Nam, con ông ta là Nguyễn Tất Thành, tức Hồ Chí Minh, ra nước ngoài năm 1911, đã viết thư từ New York (U. S. A.) ngày 15-12-1912 cho viên khâm sứ Pháp tại Huế tha thiết "...cầu mong Ngài [chỉ khâm sứ Pháp] vui lòng cho cha tôi [cha của Thành tức ông Sắc] được nhận một công việc như thừa biện ở các bộ, hoặc huấn đạo, hay giáo thụ để cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quý của Ngài..."(12) Đây là một việc làm hiếu đễ đáng khen của thanh niên Nguyễn Tất Thành, nhưng rất tiếc khi gia nhập đảng Cộng Sản, thì Nguyễn Tất Thành từ bỏ luân lý truyền thống dân tộc, chuyển lòng trung hiếu thành lý tưởng phục vụ đảng và chủ nghĩa cộng sản, đến nổi sau đó chính Nguyễn Sinh Sắc, phụ thân Nguyễn Tất Th! ành, rất bực mình “không muốn nghe nói đến “đứa con hư” của mình [...] mà các chủ thuyết chẳng những đả phá uy quyền của nhà vua, mà còn đả phá luôn cả uy quyền của người gia trưởng.”(13)

Vậy huyền thoại về người cha của Hồ Chí Minh là một người yêu nước, chống đối chính quyền Pháp nên bị cách chức, là chuyện hoàn toàn bịa đặt do Ban Nghiên cứu Lịch sử trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam đưa ra nhắm làm tăng giá trị cho lãnh tụ của họ. Tưởng cũng nên thêm ở đây một phát hiện của ông Trần Quốc Vượng, sử gia Hà Nội hiện nay. Trong sách Trong cõi của Trần Quốc Vượng, có bài "Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (kinh nghiệm điền dã)". Phần cuối của bài nầy cho biết rằng ông Nguyễn Sinh Sắc, phụ thân của Hồ Chí Minh, không phải là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm. Trước khi đám cưới, bà vợ của ông Nguyễn Sinh Nhậm đã có mang với cử nhân Hồ Sĩ Tạo, cho nên ông Nguyễn Sinh Nhậm chỉ là người cha trên giấy tờ của ông Nguyễn Sinh Sắc mà thôi.

Ông Trần Quốc Vượng viết: "Nguyễn Ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụ biết ông nội đích thực của mình là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải là cụ Nguyễn Sinh Nhậm." Trần Quốc Vượng còn thêm rằng chính ông Hồ Sĩ Tạo đã vận động cho Nguyễn Sinh Sắc vào học trường Quốc tử giám (ngày trước gọi là “tọa giám”) ở kinh đô Huế.(14) (Đề nghị quý vị độc giả, nhất là độc giả trong nước, viết thư hỏi thẳng việc nầy với sử gia Trần Quốc Vượng.) TRẦN GIA PHỤNG (Toronto, Canada)

CHÚ THÍCH 1. Ban Nghiên cứu Lịch sử đảng trung ương (BNCLSĐ), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, in lần thứ tư (có xem lại và bổ sung), Nxb. Sự Thật, Hà Nội 1975, tt. 11-12. Chữ "Người" với N (hoa) là của nguyên bản. 2. Cao Xuân Dục, Quốc triều đăng khoa lục, bản dịch của Lê Mạnh Liêu, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Sài Gòn, 1962, tt. 234-240. 3. Trần Quốc Vượng, Trong cõi, Nxb. Trăm Hoa, California, 1993, tr. 257. 4. Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l ' Indochine au Vietnam [Hồ Chí Minh, từ Đông Dương đến Việt Nam] , Nxb. Gallimard, Paris, 1990. tt. 131-132. 5. Bình Khê nằm về phía tây huyện Tuy Phước. (Bình Khê là quê của bà Bùi Thị Xuân, thi sĩ Quách Tấn). Thừa biện là một chức quan nhỏ ở một bộ, thừa hành một nhiệm vụ nào đó do cấp trên giao phó trong một thời gian. (Trần Thanh Tâm, Tìm hiểu quan chức nhà Nguyễn, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1996, tr. 229) Phan Châu Trinh đỗ phó bảng xong làm thừa biện bộ Lễ. Hoàng Diệu đỗ phó bảng xong làm hàn lâm viện kiểm thảo cũng là một chức quan nhỏ, lo việc biên duyệt sách vở cho Hàn lâm viện, rồi mới được bổ tri huyện Tuy Phước, Bình Định. 6. Cách chức là không được giữ chức vụ cũ, hạ thấp chức vụ và công việc, nhưng vẫn còn được làm quan. Ở đây, ông Nguyễn Sinh Sắc chẳng những bị hạ chức mà còn bị đuổi không cho làm quan nữa, tức sa thải ra khỏi ngành quan lại. 7. Daniel Hémery, sđd. tr. 133. Theo Thành Tín [tức Bùi Tín], nạn nhân của Nguyễn Sinh Sắc là một nông dân tên Tạ Đức Quang. (Thành Tín, Mặt thật, Hồi ký chính trị của Bùi Tín, Nxb. Saigon Press, California, 1993, tr. 95.) 8. Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối nhà Nguyễn (Thiên Mệnh Đại Pháp) 1884-1945, tập 2, Nxb. Văn Hóa, Houston, 2000, tr. 683. 9. Daniel Hémery, sđd. tr. 133. Nguyên văn: "...elle ne put supporter longtemps les brutalités de son père qui avait contracté des habitudes d' ivrognerie et la frappait très souvent..." Thành Tín, trong sđd. tr. 95 viết: "Ông Nguyễn Sinh Huy vốn nghiện rượu rất nặng khi còn ở Huế, bà Thanh kể rằng hồi ấy cứ lên cơn thèm rượu và say rượu là bà bị ông bố đánh bằng tay và bằng roi rất tàn nhẫn." 10. Diệp Văn Kỳ (1895-1945): Ông là con của Diệp Văn Cương và Công Nữ Thiện Niệm. Bà nầy là em vua Dục Đức (1883) và cô của vua Thành Thái (trị vì 1889-1907). Ông giỏi Nho học, Tây học, đã du học Pháp, đỗ cử nhân luật. Khi về Sài Gòn, ông sang tờ Đông Pháp Thời Báo, rồi xuất bản tờ Thần Chung. Tờ nầy bị đình bản năm 1932. Ông mất tại Trảng Bàng năm 1945. 11. * Daniel Hémery, sđd. tr. 134. Theo các tài liệu cộng sản Việt Nam, ông Sắc từ trần và chôn ở Cao Lãnh. Theo tổ chức hành chánh hiện nay ở Việt Nam, Cao Lãnh và Sa Đéc là hai thị xã nằm gần nhau trong tỉnh Đồng Tháp. [Nghề viết liễn đối: ngày trước, khi trong nhà có việc vui hay buồn như đám cưới, đám ma..., người ta thường tặng những câu liễn đối bằng chữ Nho, mang nội dung chúc mừng hay chia buồn chủ nhà. Muốn viết hay, người viết phải có trình độ Nho học cao.] 12. * Thành Tín, Mặt thật, sđd. tr. 95-96. * Lê Văn Tiến, nguyệt san Thế Kỷ 21, Garden Grove, California, số 116, tháng 12- 1998 tt. 52-53. Thư ngày 15-12-1912 của Paul Tất Thành viết bằng chữ Pháp từ New York. 13. Daniel Hémery, sđd. tr. 134. Nguyên văn tiếng Pháp của D. Hémery: ‘‘ne voulant plus entendre parler de son ‘‘mauvais fils’’, [...] dont les théories sapaient non seulement l'autorité du roi, mais [celle] du chef de famille.’’ Nguyễn Sinh Sắc không muốn nghe nói nữa đến đứa con hư của mình, theo ngôn ngữ phổ thông trong gia đình Việt, có nghĩa là ông Sắc không muốn nhìn con, hay muốn từ con. Ông thực lòng muốn từ con, chứ không bị một áp lực nào vì lúc đó (khoảng 1922), Nguyễn Tất Thành chưa có những hoạt động chính trị nguy hiểm làm cho một nhà Nho như Nguyễn Sinh Sắc sợ đến nổi tuyên bố từ con


--------------------

mik



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tiểu Vũ
post Sep 7 2005, 04:46 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #73

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.307
Tham gia từ: 28-March 04
Thành viên thứ: 1.415

Tiền mặt hiện có : 15.037$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Bài viết của ông Vượng chỉ là viết để mà chơi, không mang tính chuyên nghiệp. Bài của ông Phụng gì đấy thì ý tứ tiểu nhân lộ liễu. Mà tóm lại, đào sâu vào thân thế Hồ Chí Minh cũng chẳng để làm gì. Người giỏi xuất thân hèn kém chẳng phải hiếm. Che giấu xuất thân thật cũng là thủ đoạn bình thường của người hoạt động chính trị.

Đối với một nhà cách mạng cần nhìn vào đức, tài, vai trò lịch sử. Thẳng thắn phân tích xem cụ có tài gì, đức gì, đóng vai trò gì, như thế mới là đánh giá đi vào bản chất vấn đề. Còn cứ đâm đầu vào các tiểu tiết lên thì chẳng bao giờ nhìn nhận được khách quan.


--------------------
Ngày nối ngày qua tin biền biệt
Bụi đường chen lấm ánh tà dương



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Sep 8 2005, 09:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #74

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :






Bài viết của ông Trần Quốc Vượng và một số người nữa minh hoạ cho cái chủ để này tức là Hồi Ký của ông Hoàng Tùng, trong đó có nói về một số nỗi đau hay là điều bất hạnh của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên ông chỉ kể được 8 điều bất hạnh về sự nghịệp chính trị của cụ Hồ, còn điều thứ nhất là nỗi bất hạnh về gia đình tan nát thì không được rõ lắm.
Ở đây ta thấy cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh, minh hoạ rất rõ cho một thuyết duy tâm Tài Mệnh Tương Đố của người Á Đông . Số phận của một con người thường rơi vào 1 trong 2 tình trạng :
" Dương Đức thì Âm Phạt mà Âm Đức thì Dương Báo".

Nghĩa là những người lợi về mặt Dương Đức ( Nổi tiếng, thành đạt, giàu có, quyền bính v.v ... ) thì thường bị thiệt thòi, bất hạnh về mặt Âm Đức( gia đình, con cái có trục trặc ). Ngược lại những người tầm thường về mặt Dương Đức ( vô danh tiểu tốt) thì lại được lợi về mặt Âm Đức , (hạnh phúc đề huề, con đàn cháu đống....)
Cụ Hồ thuộc vào dạng thứ nhất Dương Đức thịnh và Âm Đức suy.
Trước hết bản thân cụ có mấy nỗi bất hạnh sau :
- Không có con nỗi dõi hoặc có con mà không được nhận.
- Ngày chết bị đổi mà ngày sinh cũng không rõ ràng.
- Chết không được nằm yên.

Đối với tâm linh người Việt, không có con nỗi dõi, mất ngày dỗ ( nhất là dỗ đầu, để còn siêu thoát ), bị động mồ, chết phơi xác v.v... là những điều bất hạnh rất lớn.
Tuy nhiên, nếu giai thoại về dòng dõi đích thực của cụ Hồ mà đúng, thì cụ còn một bất hạnh nữa là có cội nguồn mà không dám nhận. Nghĩa là chẳng những âm phạt về đường con cái mà còn âm phạt về đường cha, ông. Nghĩa là tịt cả gốc lẫn ngọn.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hophi
post Sep 8 2005, 10:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #75

Newbie


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 72
Tham gia từ: 5-May 02
Đến từ: japan
Thành viên thứ: 86

Tiền mặt hiện có : 671$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(yuyu @ Sep 8 2005, 02:24 PM)
Bài viết của ông Trần Quốc Vượng và một số người nữa minh hoạ cho cái chủ để này tức là Hồi Ký của ông Hoàng Tùng, trong đó có nói về một số nỗi đau hay là điều bất hạnh của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên ông chỉ kể được 8 điều bất hạnh về sự nghịệp chính trị của cụ Hồ, còn điều thứ nhất là nỗi bất hạnh về gia đình tan nát thì không được rõ lắm.
Ở đây ta thấy cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh, minh hoạ rất rõ cho một thuyết duy tâm  Tài Mệnh Tương Đố của người Á Đông . Số phận của một con người thường rơi vào 1 trong 2 tình trạng :
" Dương Đức thì Âm Phạt mà Âm Đức thì Dương Báo".

Nghĩa là những người lợi về mặt Dương Đức ( Nổi tiếng, thành đạt, giàu có, quyền bính v.v ... ) thì thường bị thiệt thòi, bất hạnh về mặt Âm Đức( gia đình, con cái có trục trặc ). Ngược lại những người tầm thường về mặt Dương Đức ( vô danh tiểu tốt) thì lại được lợi về mặt Âm Đức ,  (hạnh phúc đề huề, con đàn cháu đống....)
Cụ Hồ thuộc vào dạng thứ nhất Dương Đức thịnh và Âm Đức suy.
Trước hết bản thân cụ có mấy nỗi bất hạnh sau :
- Không có con nỗi dõi hoặc có con mà không được nhận.
- Ngày chết bị đổi mà ngày sinh cũng không rõ ràng.
- Chết không được nằm yên.

Đối với tâm linh người Việt, không có con nỗi dõi, mất ngày dỗ ( nhất là dỗ đầu, để còn siêu thoát ), bị động mồ, chết phơi xác v.v... là những điều bất hạnh rất lớn.
Tuy nhiên, nếu giai thoại về dòng dõi đích thực của cụ Hồ mà đúng, thì cụ còn một bất hạnh nữa là có cội nguồn mà không dám nhận. Nghĩa là chẳng những âm phạt về đường con cái mà còn âm phạt về đường cha, ông. Nghĩa là tịt cả gốc lẫn ngọn.
*



bác yuyu thế mà khá là quẫn, lôi những thứ dành cho người thường ra để đánh giá 1 người đặc biệt. Chỉ xét lịch sử cái nước Việt Nam cỏn con ta đã thấy nhiều người mồ côi 0 biết được cha mẹ, hay thậm chí còn là con hoang. Nhiều người (ví dụ như các nhà khoa học, từ thiện ...) cũng chả có con cháu gì. Với những kẻ bới lông tìm vết thì họ thật đáng thương, nhưng lịch sử thì công bằng hơn nhiều.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Sep 8 2005, 11:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #76

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Qui luật Nhân Quả-Báo Ứng hay Tài Mệnh Tương Đố trong tâm linh người Việt rất khắc nghiệt và đáng sợ. Những người vô danh vì không ai biết nên không được tổng kết, chỉ đối với những người nổi tiếng hay những nhân vật đặc biệt, hoặc là các vĩ nhân người ta mới nhận thấy điều đó quả là đáng sợ. Ví dụ Karl Marx hay Lénine là những nhân vật xuất chúng Dương Đức nên cũng bị Âm Phạt là hỏng về đường con cái. Hai ông này đều không có con trai. Stalin hay Hiler cũng vậy. Đấy chính là sự công bằng của lịch sử hay nói đúng hơn là sự công bằng của Tạo Hoá, mà ta thường gọi là Luật Bù Trừ hay Tài Mệnh Tương Đố.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Hoang Yen
post Sep 8 2005, 11:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #77

Irreplaceable Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 3.531
Tham gia từ: 5-August 03
Thành viên thứ: 1.187

Tiền mặt hiện có : 510.305$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(yuyu @ Sep 8 2005, 09:24 PM)
Đối với tâm linh người Việt, không có con nỗi dõi, mất ngày dỗ ( nhất là dỗ đầu, để còn siêu thoát ), bị động mồ, chết phơi xác v.v... là những điều bất hạnh rất lớn.
Tuy nhiên, nếu giai thoại về dòng dõi đích thực của cụ Hồ mà đúng, thì cụ còn một bất hạnh nữa là có cội nguồn mà không dám nhận. Nghĩa là chẳng những âm phạt về đường con cái mà còn âm phạt về đường cha, ông. Nghĩa là tịt cả gốc lẫn ngọn.


Giỗ chứ không phải dỗ bác yuyu ạ.
Mà bác yuyu này, âm phạt kinh thế nên để bù lại, theo Luật Bù Trừ bác vừa nói đấy, cụ Hồ có một sự nghiệp vĩ đại, phải không ạ. v.gif

Em chẳng tin là bác yuyu học rộng biết nhiều lại chỉ viết về cụ Hồ được có vậy. rolleyes2.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tiểu Vũ
post Sep 9 2005, 03:03 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #78

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.307
Tham gia từ: 28-March 04
Thành viên thứ: 1.415

Tiền mặt hiện có : 15.037$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Bàn theo lối duy tâm một chút. Những người đức mỏng thì tổn hại đến con cháu. Theo quan niệm Nhân Quả là vậy. Sự nghiệp vĩ đại hay không chẳng ảnh hưởng gì cả. Trong các xã hội ổn định có những dòng họ lớn duy trì được sự thịnh vượng qua nhiều đời. Người của họ làm gì cũng dễ dàng thuận lợi. Càng thuận lợi người ta càng có điều kiện để gây phúc cho đời, duy trì âm đức dồi dào. Các dòng họ khác tuy vẫn có những người thành đạt vinh hiển trong nhất thời, nhưng vì không tạo được phúc nên không duy trì được hậu vận thuận lợi cho đời sau. Vì thế có câu "lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống". Môn đăng hộ đối là thế. Ngay nước ta hơn nửa thế kỷ trước thôi quan niệm này vẫn còn ảnh hưởng rất mạnh. Dòng dõi được coi là tiêu chí quan trọng nhất trong hôn nhân thời ấy, hơn cả của cải, địa vị.


--------------------
Ngày nối ngày qua tin biền biệt
Bụi đường chen lấm ánh tà dương



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Hoang Yen
post Sep 9 2005, 03:17 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #79

Irreplaceable Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 3.531
Tham gia từ: 5-August 03
Thành viên thứ: 1.187

Tiền mặt hiện có : 510.305$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Lo duy trì âm đức dồi dào cho riêng mình, cho cái họ của mình có bằng lo cho trăm họ ko?
Trong cảnh nước mất, xem nhẹ việc riêng để lo việc nước giờ lại được hậu thế dè bỉu thế này. Đúng là quá ngán ngẩm.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tiểu Vũ
post Sep 9 2005, 03:54 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #80

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.307
Tham gia từ: 28-March 04
Thành viên thứ: 1.415

Tiền mặt hiện có : 15.037$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Quan hệ âm dương nhân quả là thứ mơ hồ. Chỉ nên bàn chơi chơi thôi. Có khi đời ông quá nghiệt nên đời cha dù làm phúc cũng không vớt lại được. Cũng có khi tưởng là làm phúc mà thật ra lại gây hoạ lớn. Thiên cơ ai mà biết được. Phần lớn những người duy tâm thường chờ đến khi sự việc xảy ra rồi mới đối chiếu luận bàn, mà đa phần là bàn tếu táo phiến diện.

Về công lao của cụ Hồ cho dân cho nước cá nhân tôi thấy còn nhiều điều phải bàn lại (bàn lại chứ không phải bài bác). Đơn giản vì cụ được tuyên truyền (và cả tự tuyên truyền) nhiều quá, đến mức thật giả khó phân. Còn con cháu đời sau được hay mất từ âm đức của cụ thì có giời mới biết được. Chẳng hạn, người ngoài ai biết được bác Mạnh có phải con cụ nhớn nhà ta hay không. Nếu là thật thì ai dám bảo làm Tổng Bí Thư là không vinh hiển.


--------------------
Ngày nối ngày qua tin biền biệt
Bụi đường chen lấm ánh tà dương



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Người Việt Nam · Bài mới tiếp theo »
 

9 Trang « < 6 7 8 9 >
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC