Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Lịch sử Việt Nam và ...Lịch sử Việt Nam

Phó Thường Nhân
post Aug 12 2002, 06:07 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong chủ đề này tôi muốn nói đến những phương pháp viết sử khác nhau. Bởi lịch sử chỉ có một, nhưng cách nhìn nhận chủ quan của người viết khác nhau sẽ dẫn đến những ... Kết luận khác nhau
Các bác tham gia cho vui nhé


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 12 2002, 06:14 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trên đất nước VN hiện đại đã từng tồn tại nhiều nhà quốc gia trong lịch sử. Ta có thể kể ra: Nhà nước Đại việt, Champa, Phù Nam. Nếu lịch sử Đại Việt ảnh hưởng nhiều của văn minh Trung Hoa, thì các nhà nước khác như Chàm, Phù Nam lại gắn liền với văn minh ấn độ. Vậy thì giữa nhận thức LS kiểu Trung Hoa và Án độ có gì khác nhau ??
Hãy nói về nhận thức sử Trung Hoa trước. Trên thế giới không có một nền văn minh nào lại có được một nhận thức rõ rệt về lịch sử như TQ. Người TQ không chỉ đơn thuần ghi chép sử. Sử đối với họ chính là đạo đức (Minh hoạ cho các khái niệm : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín,…) từ đó rút ra được cách ứng sử trong xã hội. Sử đối với họ cũng là vũ trụ quan tức là nhận thức triết học (nào thiên hạ tan rồi lại hợp , hợp rồi lại tan, rồi Mệnh trời, rồi Thiên Nhân cảm ứng…). Sử đối với họ cũng là một khoa học dự đoán tương lai, theo phép « Ôn cổ tri tân », tức là trước một sự kiện đương đại, tìm một sự kiện tương đương trong lịch sử, rồi dựa vào kết quả của sự kiện trong lịch sử, mà luận đoán kết quả của sự kiện đương đại. Như vậy Sử với người TQ không chỉ là sử đơn thuần, mà còn có vai trò như tôn giáo. Chính vì thế mà chức vụ Quan Ngự sử phát triển từ chức vụ bói toán mà ra. Quan Ngự Sử cũng có quyền can gián Vua, vì ông ta có thể đoán được tương lai.
Từ tầm quan trọng ở trên mà sử TQ rất là phong phú, đa dạng, từ chính sử đến dã sử rồi bất cứ điều gì cũng quy về lịch sử , đến đánh nhau sứt đầu mẻ trán trên trường chính trị cũng viện dẫn sử(Như trong cách mạng văn hoá chẳng hạn).
Vì nguồn sử liệu phong phú đa dạng như vậy, nên các sử gia Việt nam cổ điển như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên đều sử dụng nó một cách triệt để. Cách làm là : 1. chọn lọc những sử liệu liên quan tới Đại Việt & Bổ xung bằng sử liệu trong nước 2. thay đổi hệ quy chiếu từ TQ qua ĐV. 3. Bình luận bằng nhận thức Nho giáo.

Bây giờ ta hãy để ý tìm hiểu sử của các nhà nước theo văn hoá ấn độ. Một điều đập ngay vào mắt ta là, hình như họ không có sử, theo nhận thức TQ. Việc dựng lại sử biên niên của các triều đại, ngay cả cho ấn độ cũng rất khó khăn. Còn muốn đề cập tới những nhân vật lịch sử như chuyện Lê Phụng Hiển ném đao, Yết Kiêu Dã Tượng chống thuyền chờ Trần Hưng Đạo thì chắc khó hơn tìm kim đáy biển. Ở đây không thể quy cho văn minh Ân độ kém hơn văn minh TQ. Thực tế có khi là ngược lại, Phật giáo đi từ An độ vào TQ, chứ có truyền thống nào đi từ TQ nhập vào ấn độ đâu. Cái điều khó hiểu ấy chính là do các nhà nước theo văn minh ấn độ, lập nước trên nhận thức tôn giáo cụ thể là Bà la môn giáo và Phật giáo. Những điều mà LS trung quốc đảm nhiệm như đạo đức, triết học đều nằm trong lĩnh vực tôn giáo cả. Vì thế cho nên, nếu sử liệu các nhà nước theo văn hoá ấn độ nghèo, thì họ lại có một bề dầy đáng kể trong triết học, trong kiến trúc, trong tôn giáo. Như vậy muốn dựng sử Chàm, Phù nam thì phải đi từ khảo cổ, văn bia, tôn giáo. Ở VN những người đầu tiên làm những việc này là các học giả Pháp ở viện Viễn đông Bác cổ.
Ta hãy xét một ví dụ là nhà nước Chen –la (tức là nhà nước khơ me cổ, hình thành trên sự đổ vỡ của nhà nước Phù Nam), nó tương đối điển hình cho các nhà nước Chàm, Xiêm, Lào , tức là các nước Đông nam Á, để xem nó khác với nhận thức TQ như thế nào.
1.   Khái niệm chính danh.
Nếu hoàng đế TQ tự coi mình là thiên tử. Thì vua Chen – la coi mình là hoá thân của thần Vishnu (một trong 3 thần của đạo Bà la môn gồm có : Brâhman, Vishnu, Civa) bảo đảm cho thiên hạ xoay vần đúng quy luật. Đến thời thịch của Phật giáo (thế kỷ XI-XII), thì vua là người bảo vệ Phật Pháp, là người « quay bánh xe pháp luân »,giống như vua Asoka ở ấn độ
2.   Luật Truyền ngôi.
Nếu như ở TQ ngôi vua được truyền cho con trai cả của hoàng hậu. Thì ở đây ngôi vua có thể truyền cho cả con rể (nếu vua không có con trai). Trường hợp vua có nhiều con trai, thì ngôi vua sẽ được truyền từ con cả, đến con thứ, rồi mới đến lượt cháu đích tôn.
3.   Thiên Hạ
Không chỉ ở TQ, người ta mới tự coi là trung tâm thế giới. Các triều vua Chen-la đều nhận kinh đô của mình là trung tâm của vũ trụ. Đền Angcor Vat, Angcor Thom chính là hình ảnh của núi Meru là trục quay của vũ trụ. Mà Vua là người cai quản.
4.   Thành thị.
Nếu văn minh TQ là văn minh nông thôn/nông nghiệp thì các văn minh Chen-la, Chàm,Phù nam là văn minh thành thị, gần như tương tự văn minh Hi lạp / La Mã. Vì thế mỗi khi kinh thành bị tàn phá, thì nhà nước cũng suy tàn theo.
5.   Kỹ Thuật trị thuỷ
Nếu văn minh TQ trọng đắp đê. Thì văn minh ấn độ trọng xây hồ, đắp đập. Người Việt khi vào Nam Bộ cũng áp dụng phương pháp này (đào kênh, liếp đất) để canh tác chứ không đắp đê như ở Bác bộ.

Như vậy trong lịch sử VN nếu dòng sử Đại Việt, ta có thể viết theo phong cách TQ, thì ngược lại đối với dòng sử Chàm, Phù Nam ta phải tiếp cận theo hướng tôn giáo, văn hoá,kiến trúc. Nói một cách hình ảnh thì đọc sử Đại việt như đọc một cuốn tiểu thuyết, đặc chữ. Còn đọc sử Chàm , Phù Nam, ta phải đọc như …truyện Tranh minh hoạ giông như Manga Nhật Bản.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Hưng
post Aug 12 2002, 06:26 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Unregistered









Thời Xuân Thu Chiến Quốc có truyện một ông vua rất bạo ngược ( vua chư hầu ), viên sử quan chép y nguyên những gì vua làm sai vào quốc sử, vua bắt xoá không xoá thế là bị xử chém. Vua cho con trai viên sử quan đó lên thay bố, ông ta lại làm đúng như thế và lại bị chết chém. Vua cho con ông ta-tức là cháu nội viên sử quan ban đầu lên thay. Viên sử quan này lại chép đúng y những gì vua làm sai trái, vua hỏi tại sao không sợ chết chém mà vẫn viết thế, ông ta bảo đó làm nhiệm vụ của người viết sử, không gì có thể thay đổi được sự thật. Vua sợ hãi mà tha cho và để yên cho ông ta muốn viết gì thì viết.
Đáng tiếc đó chỉ là một truyện, nếu có, thì rất hi hữu. Vị vua kia cho dù có thể nói là hôn quân ( vì thật sự bạo ngược tàn ác ) thì vẫn có thể coi là một ông vua sáng láng và anh hùng ( vì chấp nhận sự thật ).Vấn đề là ở chỗ, cho dù các viên sử quan thời thượng cổ hay hiện đại cũng vậy, có trung thực và chấp nhận hy sinh vì sự thật thì cũng chẳng có ích gì mấy bởi lẽ họ sẽ bị giết, giam cầm, hoặc cấm viết, cấm in, hay tịch thu tất cả các tác phẩm. Trong khi đó các tác phẩm bóp méo hoặc thổi phồng phần nào sự thật thì sẽ được coi là sự thật. Đó là một bản chất cơ bản của trính chị.
Lịch sử Việt Nam, tớ chỉ đọc mang máng không đi sâu và nhìn bằng con mắt của mình, tức là dưới góc độ suy luận thông qua trí tuệ ( tất nhiên là tầm thường ) và hiểu biết cá nhân ( cỡ phổ thông trung học ) thì có thể phát biểu như sau: Những người viết sử Việt Nam nói chung đã thoả mãn được 2 mục tiêu quan trọng, thứ nhất[1] đó là thoả mãn góc nhìn của một tầng lớp qua đó thoả mãn góc nhìn của cả cộng đồng; thứ hai[2] đó là thoả mãn được góc nhìn của mình. Tuy hai kiểu góc nhìn này có sự khác biệt, cho dù là "không đáng kể" trong mắt một số ( hoặc nhiều ) người. Góc nhìn thứ nhất là góc nhìn về lịch sử theo quan điểm của phía người nhìn. Góc nhìn thứ hai là góc nhìn về thực tế cuộc sống.
:laugh.gif
Tớ hết vốn rồi, không còn rì để phát biểu tiếp. :-[



Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 12 2002, 03:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhầm rồi.. Nhầm rồi
Trong chủ đề này tôi không đề cập đến điều bác nói đâu laugh.gif laugh.gif
Bác muốn nói về sử liệu tức là những sự kiện. Những sự kiện chỉ là duy nhất, tìm cái sự kiện đó, tại thời điểm đó, định lượng nó đôi lúc cũng cần lòng dũng cảm của sử gia. Vì lịch sử, đáng buồn là nhiều khi bị ... Chính trị hoá, nên người ta sẵn sàng bóp méo sự kiện, huặc nguỵ tạo nó, nhưng đó là một vấn đề hoàn toàn khác. Cái tôi muốn nói là nhận thức lịch sử. Nếu lịch sử chỉ là sự kiện thì nó vô hồn, người ta viết sử là cho hiện tại, nó là sự tạo dựng lại quá khứ theo con mắt thời đại của nhà làm sử, vì vậy trong sử còn có nhận thức chủ quan của tác giả và thời đại tác giả đang sống. Trong Đại việt sử ký toàn thư, ngoài phần sự kiện còn có các lời bình của Lê văn Hưu, của Ngô sĩ Liên, v..v.. Đấy là một ví dụ về nhận thức lịch sử. Điều mà tôi muốn nói trong chủ đề này.
Nếu ta suy luận xa hơn nữa, thì sẽ thấy phần nhận thức chủ quan không chỉ dừng lại ở đấy. Đọc sử TQ ví dụ thời Đông Chu, ta thấy có đặt ra những vấn đề đạo đức, triết lý phản ánh những quan niệm về Nhân, Nghĩa ,Lễ , Trí ...Nhưng nó không đề cập tới vấn đề kinh tế chẳng hạn, điều mà một sử gia theo nhận thức Mác-xít rất cần(Các tầng lớp trong xã hội, sử dụng phân chia đất đai, chế độ thuế khoá ...). Những điều đó trong thời Đông chu có không? Chắc chắn là có. Thế nhưng sao nó không được ghi vào sử. Như vậy nhận thức sử còn có nghĩa là sự chọn lọc có ý thức của sử gia những sự kiện họ muốn đưa vào sử nữa.(Ngoài sự ép buộc Chính trị).
Với suy nghĩ như vậy tôi viết về nhận thức sử TQ và ẤN ĐỘ. Sử TQ "giàu", "đa dạng" vì nó đảm nhiệm cả các vấn đề đạo đức, triết học. Sử ẤN ĐỘ "nghèo" vì những vấn đề này được tôn giáo đảm nhận không cần qua sử. Vì thế muốn xem sử các nhà nước theo văn minh Ấn độ ở VN như Champa, Phù nam phải dùng một nhận thức khác thông qua tôn giáo/Nghệ thuật
Vậy thôi .... Khát nước quá. trong này không có bia nhỉ. 8) 8)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 31 2002, 07:12 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đây chỉ là một bài sưu tầm, nói lên ảnh hưởng của văn hoá Chàm với Đại Việt trong thời đại Lý,Trần. :-X
.............
Chăm Pa là cái cầu chuyển tải văn hóa ấn Độ. Nhưng trước khi cái cầu ấy hoạt động, ngay từ đầu công nguyên, cả Chăm Pa và Việt Nam (đang bị Bắc thuộc) đã tiếp nhận hòa bình văn hóa ấn Độ ở những mức độ khác nhau. Câu chuyện Man Nương - Khâu Đà La là sự tiếp biến văn hóa thần kỳ, dân tộc ta đã thai nghén những yếu tố ngoại lai để sinh ra lực lượng văn hóa mới là tứ Pháp đầy quyền năng, gắn với kinh tế nông nghiệp lúa nước, chẳng những cho mưa thuận gió hòa còn tham gia đánh giặc. Khi Đại Việt lấy Phật giáo làm quốc giáo thì Indra và Brahma của văn hóa ấn Độ trở thành Phạm Vương và Đế Thích. Năm 1057 tại kinh đô Thăng Long, nhà Lý đã cho xây hai chùa Thiên Phúc - Thiên Thọ và đúc hai tượng Phạm Vương - Đế Thích để thờ ở đó, đầu năm các vua đều đến làm lễ, ngày nay nhân dân gọi di tích đó là Chùa Vua. Thời Lý và Trần còn để lại nhiều bức chạm trên đá (thời Lý) và trên gỗ (Thời Trần) ở các chùa Phật Tích, Chương Sơn, Long Đọi, Thái Lạc...với những nhạc công kiểu Gandharva, những vũ nữ kiểu Apsara, những người chim kiểu Kinnara...và rất phổ biến những hình chim. Thần kiểu Garouda trên các bệ đá hoa sen khối hộp có niên đại thời Trần và lẻ tẻ ở vài thế kỷ sau nữa. Những nhân vật thần thoại gốc ấn Độ này vốn rất phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa, khi vào nghệ thuật Việt Nam đã được cải biên, uốn nắn, vuốt ve theo thẩm mỹ dân tộc và rất gắn bó với cuộc sống tâm linh người Việt. Những hình ấy mang theo nét đẹp cổ điển, các nhân vật cứ hiện lên với những đường nét mềm dẻo, mảng khối óng nuột, các chi tiết tinh tế, toàn hình sôi nổi, thu hút ngay mỹ cảm của mọi người.

Hình tượng con rồng Lý-Trần được thể hiện phổ biến trên chạm nổi, do thuộc loại động vật bò sát nên nhiều khi hình chạm nổi lại như tượng tròn (chẳng hạn những tượng rồng lớn ở cột biểu chùa Dạm, ở đáy ao Long Trì chùa Phật Tích, ở đế bia chùa Long Đọi và tháp Chương Sơn, được người xưa gọi là Long xà tức rồng rắn vốn có nguồn từ con rắn, con trăn rất phổ biến ở địa vực nước ra, là hình tượng nghệ thuật thực sự Việt Nam, là sáng tạo độc đáo của cha ông ta xưa. Ta tìm thấy ngay trong nghệ thuật Việt tượng con vật lớn như trăn-rắn ở miếu cạnh đến Lê Văn Thịnh (Bắc Ninh), một số hình chạm rắn bên cạnh hình chạm rồng ở bệ tượng Phật chùa Ngọc Khám (Bắc Ninh), nhiều hình chạm cá hóa rồng trong các đình chùa thời Mạc và Lê trung hưng. Hình rồng Lý-Trần được xác định là hình tổng hợp những yếu tố của nhiều con vật khác nhau, trong đó cơ bản là từ con rắn. Chúng ta đã gặp trong nghệ thuật tạo hình Chăm Pa nhiều hình rắn Nagar rất thực, nhiều hình con Makara huyền thoại và cả hình rắn đầu rồng đang vẫy vùng trong sóng nước ở tháp Bánh ít (Bình Định)...Hẳn những con vật này của nghệ thuật Chăm Pa đã góp phần là cái mào lửa.

Cái chung của nhiều dân tộc là tư tưởng về sự hòa hợp âm-dương để cầu mong đất nước phát triển trong bình an, gia đình con đàn cháu đống, các sinh vật cũng sinh sôi nảy nở nhiều. Tư tưởng này ở Chăm Pa được thể hiện thành việc thờ cặp ngẫu tượng Linga-Yoni hết sức phổ biến trong rất nhiều đền tháp. Còn ở người Việt nay ngoài tàn tích trên nhiều tục lệ thiêng liêng, trong điêu khắc cũng có không ít mẫu hình. Nếu bia đá dựng trên ổ rồng, trên lưng rùa hay trên tòa sen, về ý nghĩa rất rõ nhưng về hình dáng đã cải biên xa hình sinh thực khí, thì ở chùa Dạm (Bắc Ninh) vẫn còn cây cột đá khổng lồ cao trên 5m dựng trên khu đất cao chừng 1m đường kính chừng 5m được bao lại bằng những tảng đá chạm sóng. Hình sóng ở bệ và hình rồng ở lưng chừng cột hoàn toàn xác nhận đây là di vật thời Lý. Cột ngoài phần vuông ở dưới và tròn ở trên còn có phần chuyển tiếp là đoạn giữa từ khối vuông vạt đi các góc để gợi ra tám cạnh, thực sự là chiếc Linga khổng lồ. Bệ sóng chính là chiếc Yoni. Và cặp Linga-Yoni này là một ngẫu tượng thật hoành tráng.

Cũng có thể có mối liên tưởng giữa tượng bò thần Nandin phổ biến trong nghệ thuật Chăm Pa với tượng trâu đá ngự trên tòa sen ở chùa Phật Tích, nó đẹp hiện thực, khỏe mạnh, các khối mảng căng phồng. Rồi hình sư tử có nhiều ở điêu khắc Chăm Pa thì cũng có nhiều ở nghệ thuật Việt Bắc (mặc dù đất nước chúng ta, và mở rộng ra cả khu vực đều không hề có sư tử sinh sống), mà sư tử thời Lý cũng là sư tử thần linh, là "ông Sấm", hoặc ngự trên tòa sen (chùa Phật Tích), hoặc đội tòa sen làm chỗ ngồi cho tượng Phật (thì rất phổ biến từ thời Lý về sau). Những con sư tử của người Việt được chạm mang đậm yếu tố trang trí, rất hùng mạnh nhưng cũng rất vui.

Nghệ thuật Chăm Pa và nghệ thuật Lý-Trần đều rất coi trọng và cũng rất thành công trong việc trang trí hoa lá thành từng băng dài, đều cách điệu cao, bố cục theo kiểu hồi văn lặp lại rất chuẩn, chim tinh tế như đồ mỹ nghệ kim hoàn

Còn có thể tìm ra được nhiều bóng dáng khác của nghệ thuật Chăm Pa trong nghệ thuật, đặc biệt là trong điêu khắc thời Lý. Trong mối giao lưu văn hóa - nghệ thuật này, cơ bản là chiều Chăm Việt. Vì nghệ thuật Chăm Pa Pa có trước và đồng thời với nghệ thuật Việt, nó đạt thành tựu cao ngay khi Việt Nam còn bị phương Bắc đô hộ. Lại trớ trêu của lịch sử là hai quốc gia Chăm Pa và Đại Cồ Việt/Đại Việt ở cạnh nhau, khi Việt thịnh thì Chăm lại yếu, có lúc triều cống nhưng thường hay gây sự trước để rồi bị trừng phạt nặng: có cuộc tấn công đầuu tiên của Việt vào Chăm Pa năm 982 do vua Lê Đại Hành thân cầm quân là do trước đó sứ Việt sang Chiêm bị bắt giữ, vua Lê đã phá sạch kinh đô và bắt sống rất nhiều. Năm 997 Chiêm Thành lại nhòm ngó biên giới Đại Cồ Việt, do đó nhà Lý khi ổn định bên trong, năm 1020 phái đánh Chăm ở Bố Chính (Quảng Bình) để ổn định biên giới phía Nam. Năm 1042 Chăm Pa lại cướp ven biển và bị Đại Việt đi dẹp, trên đà ấy năm 1044 nhà Lý tấn công quy mô vào Chiêm. Năm 1074 Chăm Pa lại quấy rối, khiến cho nhà Lý trước khi vào cuộc kháng chiến chống Tống ở mặt Bắc, năm 1075 phái đánh Chăm để yên mặt Nam, họa bản đồ, mộ dân Việt đến ở. Nhiều cuộc tấn công Chăm Pa của nhà Lý ở thế kỷ XII (các năm 1104, 1133, 1167) cùng với việc cướp của và bắt người, hẳn đã mang theo nhiều ảnh hưởng văn hóa - nghệ thuật vào Đại việt, thông qua việc lấy mẫu và bắt nghệ sĩ Chăm về phục vụ cho nghệ thuật Việt. Điêu khắc Đại Việt sớm nhất nay được biết là ở giữa thế kỷ XI (chùa Phật Tích), có nghĩa quan hệ Việt-Chăm về mặt nhà nước lúc ấy cũng chỉ mới được xây dựng, nhưng nghệ thuật Chăm những gì đọng lại thì đã nhuần nhuyễn ở nghệ thuật Việt. Như vậy hoặc có sự giao lưu nghệ thuật tự phát bằng con đường lớp dưới của nhân dân đã diễn ra từ nhiều thế kỷ trước, nhưng lúc đó Việt còn bị phương Bắc đô hộ nên nó chỉ là sự tích tụ để khi có điều kiện sẽ nở rộ. Điều kiện đó là lúc nhà Lý đang có ý thức xây dựng nước Đại Việt đàng hoàng, trong văn hóa phải "giải Hoa" nhưng cũng phải đuổi kịp Hoa, đã hướng mỹ thuật về với truyền thống Đông Sơn và và với khu vực Đông Nam á mà trực tiếp là Chăm Pa. Đánh Chăm lấy chiến lợi phẩm có mẫu điêu khắc hoàn chỉnh và có nghệ sĩ Đại Việt đã xây nên những công trình kiến trúc - điêu khắc Việt rất thành công mà phần nào còn ít di vật đến nay.
:-X


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Kieuphong
post Sep 1 2002, 02:17 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 123
Tham gia từ: 17-August 02
Đến từ: Tiểu Kính Hồ
Thành viên thứ: 171

Tiền mặt hiện có : 623$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



[quote author=King Ubu II link=board=14;threadid=285;start=0#1531 date=1029108402]
Thời Xuân Thu Chiến Quốc có truyện một ông vua rất bạo ngược ( vua chư hầu ), viên sử quan chép y nguyên những gì vua làm sai vào quốc sử, vua bắt xoá không xoá thế là bị xử chém. Vua cho con trai viên sử quan đó lên thay bố, ông ta lại làm đúng như thế và lại bị chết chém. Vua cho con ông ta-tức là cháu nội viên sử quan ban đầu lên thay. Viên sử quan này lại chép đúng y những gì vua làm sai trái, vua hỏi tại sao không sợ chết chém mà vẫn viết thế, ông ta bảo đó làm nhiệm vụ của người viết sử, không gì có thể thay đổi được sự thật. Vua sợ hãi mà tha cho và để yên cho ông ta muốn viết gì thì viết.
[/quote]

Đoạn này bác King nhầm thì phải. :-[ Hình như là chuyện Tể tướng Triệu Thuẫn giết quan Ngự sử (tên gì thì kô nhớ). Triệu Thuẫn phế vua, lập vua mới (nhà Tấn thời Xuân Thu). Sử quan cứ viết là "Triệu Thuẫn giết vua", đến nỗi sau cùng Triệu Thuẫn phải than trời mà bỏ qua. Bác nào rành Đông Chu thì tra cứu lại giùm cái.


--------------------
Khiết Đan với Hán nhân
Bất luận giả hay chân
Ân oán cùng vinh nhục
Không hơn đám bụi trần



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Sep 1 2002, 06:59 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



[quote author=Kiều Phong link=board=14;threadid=285;start=0#4745 date=1030821467]
[quote author=King Ubu II link=board=14;threadid=285;start=0#1531 date=1029108402]
Thời Xuân Thu Chiến Quốc có truyện một ông vua rất bạo ngược ( vua chư hầu ), viên sử quan chép y nguyên những gì vua làm sai vào quốc sử, vua bắt xoá không xoá thế là bị xử chém. Vua cho con trai viên sử quan đó lên thay bố, ông ta lại làm đúng như thế và lại bị chết chém. Vua cho con ông ta-tức là cháu nội viên sử quan ban đầu lên thay. Viên sử quan này lại chép đúng y những gì vua làm sai trái, vua hỏi tại sao không sợ chết chém mà vẫn viết thế, ông ta bảo đó làm nhiệm vụ của người viết sử, không gì có thể thay đổi được sự thật. Vua sợ hãi mà tha cho và để yên cho ông ta muốn viết gì thì viết.
[/quote]


Đoạn này bác King nhầm thì phải. :-[ Hình như là chuyện Tể tướng Triệu Thuẫn giết quan Ngự sử (tên gì thì kô nhớ). Triệu Thuẫn phế vua, lập vua mới (nhà Tấn thời Xuân Thu). Sử quan cứ viết là "Triệu Thuẫn giết vua", đến nỗi sau cùng Triệu Thuẫn phải than trời mà bỏ qua. Bác nào rành Đông Chu thì tra cứu lại giùm cái.
[/quote]

Bác Kiều nhớ đúng đấy, nhưng bác King cũng không hẳn là nhầm .
Trong Đông Chu ( hồi 51 ) thì có chép truyện Triệu Thuẫn thực ra là một tể tướng trung thần ( con Triệu Thôi vốn là công thần khai quốc thời Tấn Văn Công, đưa nước Tấn lên hàng bá chủ ) nhưng phải thờ đời con là Tấn Linh Công, một hôn quân vô đạo, hiếu sắc và hiếu sát một cách quái đản như Kiệt, Trụ hay Lê Ngoạ Triều ( cái này còn phải xem lại ).
Triệu Thuẫn can mãi chẳng được , đã thế còn bị gian thần Đồ Ngạn Giả mưu sát 2 lần phải bỏ chạy khỏi kinh đô.
Dọc đường gặp người cháu là Triệu Xuyên khuyên nên về tìm cách cứu nước nhà ...
Quả nhiên Triệu Xuyên lập mưu giết đưọc Tấn Linh Công ở tiệc vườn Đào ....
Triều Đình Lập vua mới là Tấn Thành Công lên ngôi.
Triệu Thuẫn vẫn được trọng dụng làm tể tướng , không những thế cả nhà họ Triệu còn được vào nắm hết các chức vụ lớn trong triều ( sau này trở thành nước Triệu ).
Riêng Triệu Thuẫn vẫn lấn bấn vì chữ Trung.
Một hôm bảo quan thái sử là Đổng Hồ đem sách sử ra xem chép sự việc ấy như thế nào ?
Sách chép : " Mùa thu, tháng bảy, năm Ất Sửu , Triệu Thuẫn giết vua Di Cao ở vườn đào "
Triệu Thuẫn giật mình nói :
- Quan Thái Sử nhầm rồi ! Lúc đó ta đã chạy ra Hà Đông cách Kinh Thành hơn hai trăm dặm , ta đâu có biết chuyện giết vua ?
Đổng Hồ nói :
- Ngài làm quan tể tướng, trốn đi chưa khỏi địa giới nước nhà mà có việc giết vua. Khi về ngài lại không trị tội đứa phản loạn thì sao lại bảo mình không phải là kẻ chủ mưu ?
- Bây giờ có thể chữa lại được không ?
Đổng Hồ nói :
- Đã là sử bao giờ cũng phải mang tính trung thực, đâu phải uốn nắn theo ý muốn của con người ? Đầu tôi có thể rơi , xong đoạn sử không thể sửa đổi !
Triệu Thuẫn buồn rầu nói :
- Thế mới biết quyền chép sử là một quyền tuyệt đối ! Tiếc thay ! ta không làm tròn bổn phận để phải mang tiếng ngàn đời ! ....

Còn chuyện của bác King thực ra trước kia mình cũng có đọc đâu đó , không nhớ tên sách , cũng có nói về chuyện giết vua . Rồi vua bị chép chuyện lại đi giết kẻ chép chuyện , kẻ sau lên vẫn chép đúng như thế lại thêm vào " vì chuyện này mà vua giết quan thái sử " . Vua bảo xoá không được lại chém nữa , lần thứ 3 quan thái sử mới vẫn chép y như trước và còn thêm " Vì chuyện này vua giết thêm 2 quan thái sử nữa " .
Lần này vua sợ không dám giết nữa ....

Các truyện này tuy có vẻ hơi cường điệu , nhưng nó cũng phản ánh một phần sự nghiêm túc, khắt khe của việc chép sử thời xưa .
Cũng có lẽ vì chuyện này , đôi khi có lệ Quốc Sử Quán là nơi nghiêm cấm người ngoài vào đọc lúc đang biên chép dù là vua chăng nữa .

Tuy nhiên trong lịch sử vẫn xảy ra những chuyện vua can thiệp vào vào việc chép sử. Chẳng hạn có nhiều tài liệu cho thấy chính Lê Thánh Tông đã từng " chỉ thị " khá nhiều cho Ngô Sĩ Liên khi làm bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư , nên tuy có chép tương đối trung thực về Lê Lợi kể cả những tính xấu , nhưng đã bỏ không chép chuyện Lê Lai liều mình cứu chúa mà lại chép chuyện " giết quan tư mã Lê Lai , tịch thu gia sản vì Lai cậy mình có công, ăn nói khinh mạn " .
Đã diễn ra nhiều tranh luận về chuyện này, có người cho đó là Lê Lai khác, nhưng khả năng chính là Lê Lai cứu chúa đã bị Lê Lợi giết chứ không phải ai khác , nhưng Lê Thánh Tông bảo phải " biên tập " đi chuyện công lao của Lê Lai để giảm nhẹ tội cho Lê Lợi chăng ?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC