Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

10 Trang « < 8 9 10 

· [ ] ·

 Mua Chức, có tiền mua tiên cũng được :D

tregai
post Sep 29 2010, 05:27 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #91

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 10
Tham gia từ: 26-September 10
Thành viên thứ: 38.520

Tiền mặt hiện có : 565$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(Milou @ Sep 28 2010, 01:16 AM)
Tiếp tục ăn nói linh tinh thì bổn chức khóa mõm lại cho đỡ ngứa tai.
*



Ồ!... Thành thực xin lỗi nếu tregai có "vui một tí" mà làm "ngứa tai" bác!
Nhưng, "cách đãi bôi" của bác thật khiếm nhã rồi!
Bác có hiểu "đầu cua tai nheo" gì đâu mà đã coi người ta là "súc vật" vậy. Thật đáng trách!

Hôm qua, tregai viết bài chưa xong, đang ngắm nghía, tu chỉnh thì clicl vô cái nút gởi bài, rồi không thể quay trờ vô được, không hiểu ra sao, bữa nay mới biết là dân ngụ cư chỉ được sửa bài sau xxx phút...

Mà thôi! Tự "trọng" lấy mình là hơn! Đất dữ rồi!

Đề nghị BQL làng ven xóa tên dân ngụ cư tregai khi đã hoàn tất ba bài trong mục "Mua chức" như

1. Viết tiếp về lời rao của anh mõ làng.
2. Ông lý - Ông Hương.
3. Kỳ mục - Hội tề

Những bài nầy, tregai "mần tặng" các bác: Tếch, Dân làng ven, hạo nhiên,... để ngõ hầu góp "chút gió" với các bác ấy để "mua vui" với làng thôi.

Trân trọng.




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tregai
post Sep 29 2010, 05:46 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #92

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 10
Tham gia từ: 26-September 10
Thành viên thứ: 38.520

Tiền mặt hiện có : 565$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



KỲ MỤC – HỘI TỀ



Hình thức tổ chức lý hương là ở miền Bắc nước ta từ nửa thế kỷ XX trở về trước, thường gọi là Kỳ mục. Ở miền Nam, sự tổ chức có khác hơn. Những người được cử ra điều hành việc làng xã, phường ấp, v.v… đều gọi là ở trong ban Hội tề.


Một địa phương cơ sở có:

Thôn trưởng: Vị chỉ huy đơn vị.
Hương thân: Làm nhiệm vụ giáo hóa thuần phong mỹ tục.
Hương hào: Làm nhiệm vụ an ninh trật tự, tuần phòng kiểm tra.


Sau đó hình thành ban Hội tề gồm đến 15 người (có thể tùy tiện cử đủ cố hoặc thiếu nhiều ít), gồm có:

– Trưởng mục: tức là hương trưởng, hương chủ, hương cả.
– Hương chủ: là phó trưởng mục.
– Hương sư: người mô phạm.
– Hương sách: thu thuế, chi xuất.
– Hương quản: phụ trách an ninh.
– Hương thân: giáo hóa thuần phong mỹ tục.
– Hương hào: tuần phòng, kiểm tra.
– Thôn trưởng: thực hành tất cả công vụ, giữ triện của làng.
– Lý trưởng: phụ trách xóm, dưới quyền thôn trưởng.
– Cai lân: thầy sai của lý trưởng.
– Cai tuần: đội trưởng dân tuần phòng.
– Biện đình: giúp lý trưởng khi làng có hội.
– Thư lại (thư kí)


Những chức sắc này cũng gọi chung là hương chức.



(Theo tài liệu Minh Điền hương ước năm 1852)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tregai: Sep 29 2010, 05:52 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tregai
post Sep 29 2010, 07:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #93

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 10
Tham gia từ: 26-September 10
Thành viên thứ: 38.520

Tiền mặt hiện có : 565$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



ÔNG LÝ – ÔNG HƯƠNG[COLOR=purple]



hay hương đều có nghĩa là làng, đơn vị to nhỏ hay rộng hẹp không được quy định cụ thể, và cách hiểu cũng khác nhau. Nhưng nói chung, dân chúng thường gọi:

là chỉ vào một cái làng, có thể gồm nhiều thôn, nhiều hương, lý được xem như tương đương với một xã bây giờ (ngày nay, ta không dùng chữ và chữ hương nữa).

Người phụ trách công việc chính quyền của một lý (tức là một xã) được gọi là lý trưởng. Lý trưởng được xem như tương đương với ông chủ tịch xã ngày nay.

Một làng chỉ có một lý trưởng. Có thể cử một người làm phó để giúp việc hoặc để phòng khi thay thế. Người ấy là phó lý.

Hương cũng có nghĩa là làng. Đã có người coi các việc làng là lý trưởng, lại cần phải có một số người giúp việc cho ông lý nữa. Những người đó gọi là các hương. Có năm ông tất cả, người ta cũng gọi là ngũ hương. Đó là:

– Hương bộ: Coi sóc giữ gìn sổ sách của làng.
– Hương bản: Giữ quỹ (tiền, lúa) cho làng.
– Hương kiểm: Coi sóc việc trật tự trị an.
– Hương mục: Coi sóc việc cày cấy, chăn nuôi, ruộng đồng.
– Hương dịch: Chỉ huy các tạp dịch.

Cả sáu ông (ông phó lý và năm ông hương) đều dưới sự chỉ đạo của lý trưởng (một vài nơi gọi ông lý là hương trưởng).

Khoảng đầu thế kỷ XX, lý trưởng phải do dân chúng bầu ra, các ông hương thì được chỉ định. Tất nhiên việc làng phải do các quan viên, tư văn cùng lo liệu, bàn bạc, nhưng lý trưởng và ngũ hương là những người chịu trách nhiệm điều hành nhiều làng xã ngày xưa (thời phong kiến).



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tregai
post Sep 30 2010, 05:11 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #94

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 10
Tham gia từ: 26-September 10
Thành viên thứ: 38.520

Tiền mặt hiện có : 565$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Chua thêm về chuyện phẩm hàm, chức tước hay gốc tích cái chức “bá hộ” của bác dân làng ven

Cũng phải vòng vo một chút…

Dưới triều đại phong kiến ngày xưa, những người được ra làm quan, hoặc có một hành động, một công lao nào đó được nhà nước ban thưởng, thường thi trao cho một danh hiệu để đứng vào hàng ngũ quan viên. Ta gọi các loại danh hiệu ấy là phẩm, hàm, chức, tước…

Chức: là danh hiệu cho biết người này có phận sự gì, ở cấp nào. Có chức ở cấp triều đình, trung ương, cho đến chức ở huyện, ở làng. Nhưng đến thời Nguyễn, từ huyện trở lên mới có chức.

Người có chức là có phận sự, có quyền coi sóc các việc trong phạm vi được giao…

Tước: Là một thứ phẩm giá cao nhất. Phải là những vị có công lao, có quan hệ với vua chú, hoặc với những họ hàng, những gia đình lớn trong nước. Có cả thảy sáu tước theo thứ tự từ trên xuống dưới là:

Vương: Có tước vương, là vào lớp ngang với nhà vua (có khi ở bậc trên). Nhưng vẫn dưới quyền vua. Nhiều người thân thích của vua được nhận tước này. Dụ như:

Trần Quốc Tuấn có tước Hưng Đạo Vương. Ông là cháu vua Trần Thái Tông.

Nguyễn Miên Thẩm, có tước là Tùng Thiện Vương. Ông là con vua Minh Mệnh, là chú vua Tự Đức.

Công: Tước này cũng dành cho các vị tôn thất trong họ vua chúa hoặc là những vị quan to, có công lao lớn. Sử ta hay nói đến các ông quận công chính là tước công này.

Có rất nhiều người được phong tước công như : Ông Phùng Khắc Khoan có tước là Mai quận công ; Ông Nguyễn Trung Ngạn có tước là Thận quốc công, v.v…

Hầu: Cũng là tước dành cho những vị có đưa độ, có công lao to lớn. Được phong hầu, là một ước vọng của nhiều người bình thường muốn phấn đấu trở nên các bậc quan lớn của đất nước.

Cả bên Trung Quốc , được tước hầu là vinh dự lớn lao nhất. Gia Cát Khổng Minh được phong tước là Vũ hầu. Ở nước ta có: Nguyễn Trãi, mãi sau được phong là Tế Văn Hầu ; Hoàng Sĩ Khải được phong là Vịnh Kiều Hầu ; Tôn Thất Thuyết là Vệ Chính Hầu ; v.v…

: Dưới bậc hầu là bá. Được phong là bá tước (hay tước bá !) cũng là một vinh dự lớn. Nhiều ông làm quan rất to, nhưng không được phong hầu, mà chỉ là bá mà thôi. Ông hà Tông Thân đã làm đến chức Tể tướng, đã vào bậc Ngũ lão hầu chúa nhưng chỉ là bá tước. Ông được ban là Kim Khê bá. Ông Đàm Thận Huy cũng vào bậc đại thần, có công lớn, chỉ được phong tước là Lâm Xuyên Bá.


Cần chú ý là, ở nước ta ngày trước, ở nông thôn có một số người được gọi hoặc tôn là cụ Bá. Nhưng bá này không phải là bá tước. Có nhiều vị nhà giàu, có nhiều ruộng đất trang trại, được triều đình tặng cho các danh hiệu. Người có một nghìn (nhà cửa trang trại) được gọi là ông Thiên hộ. Người có hàng trăm, gọi là ông Bách hộ. Chữ bách được đọc trại ra, thành chữ . Bá hộ, chỉ là người giàu có, đã góp ít nhiều công đức cho làng, huyện,… nên được phong như vậy. ta quen gọi đó là cụ bá, không phải là bá tước. Nhà văn Nguyễn Công Hoan viết truyện ngắn Cụ chánh Bá mất giày. Cụ Bá ấy là bá hộ không phải bá tước.

(Bác Dân làng ven được chức bá hộ, quả là « công thành danh toại » nên « xênh xang » cũng thật phải lắm.)


Dưới bậc bá là tử. Tử tước cũng là một danh hiệu lớn. Rồi, Nam: cũng là một tước hiệu danh dự. Rồi, Phầm: là để chỉ vào thứ bậc các quan lại, quan viên. Có cả thảy chín phẩm. Đến Hàm, có nhiều chuyện hay ho... nhưng thôi, phải dừng ngay đây, quả thực "linh tinh" quá đỗi.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tregai
post Oct 1 2010, 05:46 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #95

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 10
Tham gia từ: 26-September 10
Thành viên thứ: 38.520

Tiền mặt hiện có : 565$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



VIẾT TIẾP VỀ LỜI RAO CỦA ANH MÕ



Các làng quê ngày xưa, thường chỉ định một người làm mõ, cũng thường gọi là anh Seo, anh Mới. Mõ là người có thân phận hèn kém nhất trong làng, chịu để những ông chức dịch sai phái, làm đủ chuyện vặt vãnh, như quét dọn, hầu hạ, v.v… nhưng việc chủ yếu của anh ta là đi rao, báo tin tức cho các tầng lớp trong làng biết rằng làng đang có công việc gì. Anh ta phải cầm một cái mõ cùng với cái dùi ngắn, gõ cốc cốc để báo hiệu trước khi rao. Rồi cứ gõ như thế mà đi khắp nơi ngõ ngách trong làng. Ngày nay, ta có ban thông tin, có loa truyền thanh, nên không dùng mõ nữa.

Lời rao của anh mõ là lời rao khởi đầu cho việc thông tin. Không phải câu nói thông thường. Mà chính là một lời tóm tắt cho ta biết thứ tự các hạng người trong làng như thế nào. Anh mõ rao :

"Chiềng làng, chiềng xã, thượng hạ tây đông. Sáng mai có việc họp làng ở đình trung. Xin mời quan viên, tư văn, binh bộ, các chức, các lái, nhiêu học, tri xã, trùm sở các phe, đồng hương thượng hạ, về đình mà nghe công việc".

Ai không để ý thì không biết rằng lời rao này của anh mõ đã tóm tắt một cách có hệ thống những nhóm người, những thành phần của làng. Chỉ nghe lời rao này, ta có thể hình dung ra thứ tự trên dưới các lớp người sinh hoạt trong làng như sau :


Quan viên : Chỉ vào những người có chức tước, có phẩm hàn. Họ là các ông bề trên trong làng xã. Những ông đã được tước hàm : thấp nhất là cửu phẩm, lên đến bát phẩm, thất phẩm, rồi tam tứ phẩm, v.v… Các ông quan về hưu, các cố lão và các vị có đỗ đạt mà có chức tước, v.v… cũng là quan viên.

Tư văn : Là những người đứng hàng thứ hai trong làng. Người đi học mà đỗ được sinh đồ, hương cống, tú tài, cử nhân, v.v… đều thuộc hàng tư văn. Ở nhiều làng không có người đỗ đạt, vẫn có các ông tu văn (bỏ tiền ra mua để có vị thứ).

Binh bộ : Những người đã tòng quân, hết hạn được về, được chức vị như ông cai, ông đội, v.v… Họ là lớp nhà binh, nghĩa là ở bên võ, nên tư văn được nhắc đến tiếp ngay lớp quan viên, còn binh bộ thì sau. Là binh bộ chỉ kể các ông đội, ông cai trở xuống mà thôi. Họ có chức vị, nhưng vẫn là binh, chưa phải là quan. Còn những ông đã lên chức quản, hay chức lãnh binh, đô đốc, v.v… thì đã vào hàng quan viên rồi.

Các chức : Đây là lớp người đứng hàng thứ tư trong xã, là các ông đang giữ chức trách gì đó trong bộ máy quản lý, lãnh đạo việc làng. Như các ông lý trưởng, hương hào hương chức. Ông lý trưởng tuy là người phụ trách hành chính cao nhất trong làng, song chỉ thuộc loại các chức, không phải là quan.

Các lái : Chỉ những làng xã có người làm nghề buôn thuyền, nghề đánh cá mới có các lái. Những người này lập thành các vạn chài, vạn te, như các thôn giáp trong làng vậy. Người đứng đầu gọi là ông lái. Các ông lái ở vị trí thứ năm trong cã.

Nhiêu học, tri xã : Những người chưa thuộc loại cao tuổi, cũng có ít nhiều tri thức, mà muốn được ra dự nghe các việc làng thì có thể bỏ tiền ra mua hai cái vị là nhiêu học, tri xã (được biết việc làng việc xã). Họ không có quyền ăn nói gì, chỉ ngồi nghe, nhưng cũng được xem là biết việc. Họ đứng hàng gần cuối trong các vị chức dịch.

Trùm sở các phe : Nhiều làng thường chia ra thành các xóm, các ngõ. Có nhiều cái tên để chỉ những đơn vị này. Có giáp nhất, giáp nhị, có thông Đông Thượng, thôn Đông Hạ, v.v… Mỗi đơn vị nhỏ ấy cử ra một người phụ trách, gọi là ông trùm. Các nhóm nghề nghiệp cũng có những ông trùm của họ. Đó là lớp chức dịch đứng hàng cuối cùng trong xã.


Chỉ một hồi rao mà chỉ ra được thứ tự các thành phần, các tầng lớp, các trách nhiệm của các hạng người trong một làng. Rõ ràng là làng cổ Việt Nam đã có tổ chức có nề nếp nhất định. Không nên hiểu làng một cách đơn giản. Tính chất có tổ chức này đã chứng tỏ một nét văn hóa của làng cổ Việt Nam.

Do lời rao đàng hoàng, có phân biệt, có ý nghĩa như vậy mà người ta không dám khinh anh mõ. Anh ta thấp kém thật, nhưng lời rao của anh ta đã cho phép anh ta « Thứ tự dưới trên quyền cất đặt », như một bài thơ cổ đã tô vẽ cho anh.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Loa phóng thanh của làng Ven · Bài mới tiếp theo »
 

10 Trang « < 8 9 10
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC