Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Tuyển Tập Lưu Quang Vũ Online, cho em quảng cáo một tí nhé các cụ lý trưởng trương tu

dactanhan
post Dec 27 2006, 10:01 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 2
Tham gia từ: 21-July 06
Thành viên thứ: 2.551

Tiền mặt hiện có : 518$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Nhờ sự đóng góp của một số bạn yêu thích Lưu Quang Vũ, em làm bộ sưu tập các tác phẩm của Lưu Quang Vũ online. Hiện nay có 126 bài thơ và 2 vở kịch.

Các bác xem tuyển tập thơ ở đây: http://www.thanhvinh.net/wiki/Category:Th%...u_Quang_V%C5%A9

Các vở kịch thì ở đây: http://www.thanhvinh.net/wiki/Category:K%E...u_Quang_V%C5%A9

Các bác nào có lòng đóng góp các tác phẩm khác của Lưu Quang Vũ em xin chân thành cảm ơn. Email của em là dactanhan@yahoo.com



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
cobebuongbinh
post Dec 30 2006, 05:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 113
Tham gia từ: 9-November 06
Thành viên thứ: 2.695

Tiền mặt hiện có : 2.414$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



CÁM ƠN BÁC NHA!
BÁC CÓ CÁI TÊN ẤN TƯỢNG THẬT. ĐÁC_ TA _NHĂNG- CHÀNG NGỰ LÂM QUÂN PHÁO THỦ CỦA VĂN HỌC PHÁP ĐÚNG KHÔNG Ạ? HI VỘNG EM DỊCH TÊN BÁC ĐÚNG. SAI BÁC BỎ QUÁ NHÉ!


--------------------

giếng biết mình sẽ chẳng có gì
chỉ một tấm lòng thẳm sâu ngọt mát
nhưng muôn kiếp không bao giờ dào dạt
nên sao trời lơ đãng cứ trôi đi



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Quan Huyện
post Feb 26 2010, 05:32 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 195
Tham gia từ: 15-April 09
Thành viên thứ: 8.473

Tiền mặt hiện có : 54.695$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



http://i389.photobucket.com/albums/oo333/badmonks/Hoasi286-1.jpg

Người đàn bà sau những bài thơ buồn của Lưu Quang Vũ

Những năm 1972, 1973, thơ Lưu Quang Vũ có vẻ yếu đuối, thiếu tự tin và luôn viết cho một người. Người ta không khỏi tò mò, rằng người phụ nữ ấy là ai?

Sau 35 năm, những đau đớn của mối tình si ấy dường như vẫn vẹn nguyên trong chị, nữ họa sĩ Nguyễn Thị Hiền (ảnh). Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền được coi là thần đồng hội họa trong thập niên 60. Chị biết vẽ từ rất sớm, lại sinh trưởng trong một gia đình truyền thống văn chương nghệ thuật, bố là nhà văn Kim Lân.
35 năm trước có một cuộc tình không năm tháng mà họa sĩ Nguyễn Thị Hiền đã gọi là "tình yêu của tôi, nỗi buồn của tôi". Khi đó họa sĩ Nguyễn Thị Hiền đang làm thêm công việc vẽ minh họa cho sách và tạp chí Thanh Niên của Trung ương Đoàn. Nhân buổi họp mặt cộng tác viên cuối năm, Lưu Quang Vũ đã gặp Nguyễn Thị Hiền. Sau buổi đó, vừa về đến nhà, nhà văn Kim Lân đã nói: "Con ơi, Vũ vừa đến tìm con đấy". Đó là tiếng gõ đầu tiên đến trái tim người đàn bà này, có một chút ngạc nhiên, một chút lạ lẫm rằng có một người đàn ông đang kiếm tìm mình. Để rồi trong căn phòng tối, với bài thơ "Đất nước đàn bầu", Lưu Quang Vũ đọc cho Hiền nghe dưới ánh sáng của ngọn đèn dầu, là cái cớ cho tình yêu khởi phát. Vũ đi theo Hiền về nhà - như sau bao lần đi theo khác, đứng khụy chân ở cửa.

Ngày ấy, Lưu Quang Vũ làm những câu thơ:


…Người con giai nói với em
Hắn không phải tấm hình đẹp trong sách
Hắn chỉ là dãy phố nghèo lấm đất
Không giấu che sự thật của lòng mình
Chỉ là bờ đê nhiều khói và than
Là con thuyền Luôn luôn kiếm tìm,luôn luôn từ bỏ
Với cuộc đời thường, em còn bao mối giây gắn bó
Em đi được với hắn không?


Cái dáng đứng khụy chân ấy ám ảnh mãi trong trí nhớ của họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, về người đàn ông mà chị đã yêu bằng tất cả tuyệt vọng, đớn đau. Nỗi khổ cũng bắt nguồn từ đấy. Hai người không thể nào vượt qua những rào cản của ranh giới đạo đức thông thường... Trong suốt buổi trò chuyện, đôi mắt sau cặp kính tròn của họa sĩ Nguyễn Thị Hiền lúc nào cũng long lanh nước. Chị liên tục đưa tay xoa ngực trái, bởi nỗi đau của một tình yêu, dù Vũ đã ra đi tròn 20 năm.
Khoảng thời gian ấy, Lưu Quang Vũ vừa đi bộ đội về, có vợ con rồi, không có công ăn việc làm và mới bị kỷ luật. Tất nhiên, với vô số những khuyết điểm ấy, chỉ có thể làm mọi người xung quanh lo hộ nữ họa sĩ thần đồng Nguyễn Thị Hiền, tuyệt đối không phải tác nhân khiến chị mảy may băn khoăn, mảy may suy tính trước tình yêu của mình.

-Những lời đồn về một Lưu Quang Vũ tài hoa có tác động gì với chị không?
Phải có nguyên nhân nào trước khi "sét" ái tình giáng xuống chị chứ?
- Tôi đã đến với Vũ bằng sự rung động qua những bài thơ. Còn Vũ, Vũ đến với tôi bởi tranh của tôi. Từ thơ và tranh, chúng tôi nhận ra nhau.

Ngàn lời đồn thổi cũng không tác động. Khi đó đài BBC đưa tin: trong Nam có họa sĩ Bé Ký, ngoài Bắc có Nguyễn Thị Hiền. Nhà văn Nguyên Hồng muốn đưa tôi ra nước ngoài. Và đó là một trong những nguyên nhân người ta nhân danh để phản đối chuyện tình của chúng tôi.

- Vì anh Vũ khi đó có vợ rồi hay vì điều gì khác nữa?
- Tôi cũng không hiểu. Có thể bởi vì Vũ đã có vợ và mọi người lo cho tôi, lo cho sự nghiệp của tôi. Rồi cơ quan, đoàn thể, kiểm điểm lên xuống. Khi ấy còn quá trẻ, tôi suốt ngày đi học và đi vẽ. Nghỉ hè thì bố cho nghỉ ba ngày rồi sáng vẽ, chiều vẽ, tối vẽ, nếu không lại đọc sách. Không biết gì về chuyện đời, nên khi phải đối mặt, tôi không hiểu tại sao nó lại phũ phàng đến thế? Chúng tôi yêu nhau thế nào ư, chỉ toàn những cuộc hẹn trong sáng. Tôi mang màu và toan đến 28 Triệu Việt Vương, nhà bạn của chúng tôi là anh Lâm "râu" để vẽ, Vũ thì làm thơ. Có những câu tôi còn nhớ trong bài "Gửi Hiền":


Đêm phòng không tiếng nổ vỡ khắp trời
Nỗi cô đơn đen ngòm như miệng vực
Tôi muốn đi tới đích cùng em
tôi như buổi sớm vẫn nguyên lành
Em nhận lấy, em đừng e ngại mãi
Tôi tan nát, tôi kinh hoàng sợ hãi
Em cô đơn rồ dại của tôi ơi!


- Những kỷ niệm cay đắng nào khác bên cạnh quãng thời gian như mơ ấy?
- Đầy cay đắng. Tôi cảm tưởng lúc đó mọi người rủ nhau quyết tâm phá cho bằng được. Tôi và Vũ buồn lắm, cứ đi lang thang với nhau, đi cà phê rồi đi ra biển. Có quá nhiều sự thật mà tôi không muốn nói nữa, sợ thành nói xấu người khác. Chỉ biết là khủng khiếp! Và đến giờ tôi cũng không giải thích được. Sau đó thì Vũ và Xuân Quỳnh đến với nhau. Nhưng kỳ lạ thay, trong tôi không có sự ghen tuông, nhưng mỗi khi nghĩ đến, tim tôi lại đau như cắt. Vũ cũng vậy.

- Có phải đó là một mối tình kinh thiên động địa với dư luận khi ấy?
- Đúng là kinh thiên động địa! Một trận cuồng phong. Có nhiều người bảo vệ vì thương tôi. Nhưng người ta phản đối dữ dội và làm tổn thương chúng tôi...

- Hai người có nghĩ đến chuyện lấy nhau?
- Có chứ, bởi tôi sinh trưởng trong một gia đình lễ giáo. Bản chất của tôi đã yêu thì hết lòng. Khi Vũ và tôi không thể đến được với nhau, tôi đã buồn lắm. Ngày nào Vũ cũng đón tôi. Sáng nào Vũ cũng đứng ở đầu ngõ Hạ Hồi nhìn tôi đi làm, rồi lặng lẽ đạp xe đạp đằng sau. Tôi chuyển hướng sang đường khác, Vũ vẫn đạp xe theo...

- Thời gian đó, bác Kim Lân có ý kiến gì về mối quan hệ ấy?
- Bố tôi là người quá yêu tôi. Đến nỗi khi tôi lớn lắm rồi, đến tuổi yêu từ đời nảo, đời nào mà cứ ai đến nhà chơi, bố cũng nói thẳng: "Xin lỗi, mời anh đi về để cháu nó còn vẽ...". Tôi cũng rất yêu bố, ông là người đã chia sẻ với tôi rất nhiều. Tôi học giỏi nhưng khi tốt nghiệp cũng bị "đánh" liểng xiểng. Bố luôn bên tôi, sâu nặng hơn cả những người bình thường khác. Có thể cả đêm hai bố con nói về Picasso, về bác Sáng, bác Phái, về văn chương... Bố sợ tôi đi với Vũ thì sẽ không xây dựng được sự nghiệp của mình. Nhưng khi nào cụ phản đối, cụ cáu giận thì tôi lại dễ chịu. Khủng khiếp nhất là cụ bắt đầu ốm. Giữa mùa hè nắng chang chang của Hà Nội, cụ đi tất, quấn khăn len, đắp chăn bông, nằm rên hừ hừ trên giường như sắp chết. Tôi không đủ sức chịu đựng điều đó. Tôi đã từng bỏ đi khi bố mắng, đuổi, nhưng khi mọi người báo: "Ông Lân ốm rồi" thì tôi lại về. Đứng giữa hai con người, một là bố hai là Vũ. Cuối cùng tôi chấp nhận xa Vũ... như những câu thơ Vũ viết:


Có gì đâu mà tiếc mà buồn
Em biết đấy anh chẳng tin định mệnh
Nhưng trên đời này chỉ ước mơ là có thật
Hai ta hãy là giấc mộng của nhau thôi ...


Sau này, khi bán được một số tranh đáng kể, với số tiền đủ để họa sĩ Nguyễn Thị Hiền mua một căn nhà riêng phía sau ga Hàng Cỏ, tình yêu vẫn đầy ắp trong lòng dành cho Vũ. Nhưng chị không dám gặp anh, bởi "nếu gặp chắc chắn chúng tôi sẽ làm điều gì đó có lỗi với Xuân Quỳnh". Có lần anh còn leo lên cửa sổ ở Cục Xuất bản chỉ để nhìn chị, còn chị thì đứng khóc. Và năm 1978, Nguyễn Thị Hiền gặp người chồng của mình, anh Lê Dưỡng Hạo, nhà nghiên cứu Hán Nôm và mỹ thuật. Sau một, hai tháng quen biết, hai người cưới nhau. Anh chị có một cô con gái là họa sĩ trẻ Hiền Minh. Sau 10 năm, có một cuộc sống hạnh phúc êm ấm bên chồng con, thỉnh thoảng chị có gặp lại người thi sĩ xưa, lúc đó đã là một nhà viết kịch nổi tiếng. Chị nhớ mãi câu nói của Vũ: "Nếu ai làm cho Hiền không vẽ được nữa đó là tội ác!".

35 năm của mối tình ấy, và 20 năm ngày mất của con người tài hoa bạc mệnh, tôi tìm được trên mạng một đoạn thơ của Lưu Quang Vũ, như một dự báo âm thầm từ nhiều năm về trước, trước khi tai nạn bất ngờ cướp anh đi.


Cuộc sống chia rẽ chúng ta
Chỉ cái chết là nối gần nhau lại
Sau này chết đi, ở bên nhau mãi
Chấm dứt mọi đắng cay buồn tủi
Mọi nhọc nhằn ngang trái
E chúng mình không nhận được ra nhau .






Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Quan Huyện: Feb 26 2010, 06:04 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Quan Huyện
post Feb 26 2010, 06:08 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 195
Tham gia từ: 15-April 09
Thành viên thứ: 8.473

Tiền mặt hiện có : 54.695$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Phút đầu, nữ họa sĩ Nguyễn Thị Hiền dè dặt, rồi tần ngần khi được hỏi về mối tình thầm lặng của chị với nhà viết kịch nổi tiếng. Nhưng khi cảm thấy đã tìm được nơi chia sẻ, chị mải miết độc thoại như không muốn bị cắt ngang những hồi ức về một tình yêu ngọt ngào và thấm đẫm nỗi buồn.

Tác giả Hồn Trương Ba da hàng thịt vốn tài năng và đào hoa. Nhiều giai nhân, như lời một bài thơ của anh, đã là “mây trắng của đời tôi”, khi phiêu bồng qua những năm tháng sống nồng say và hết mình của thi sĩ. Nhưng dừng lại dài lâu nhất trong cuộc đời ngắn ngủi đó, ám ảnh dai dẳng nhất trong hồn thơ tài hoa đó là ba người phụ nữ: Tố Uyên, trong cuộc hôn nhân đầu tiên nảy sinh từ tình yêu thời chanh cốm; Xuân Quỳnh, người vợ dịu dàng, ân nghĩa, tình yêu đằm thắm, khốc liệt cuối cùng của Vũ và Nguyễn Thị Hiền, người tình - nàng thơ đắm say của thi nhân trong “những năm tháng đau xót và hy vọng”.

Người con gái của nhà văn Kim Lân gọi mối tình với Lưu Quang Vũ là “tình yêu sét đánh”, mở ra một đoạn đời đầy giống tố cho cả hai. Họ gặp nhau lần đầu trong một buổi họp cuối năm của Tạp chí Thanh Niên, trong đó, Hiền là người phụ trách còn Vũ là cộng tác viên. Tan cuộc, khi vừa về đến nhà, chị nghe bố nói lại: “Vũ vừa đến tìm con”. Tâm hồn nhạy cảm của một thiếu nữ thoáng chút băn khoăn: “Sao vừa gặp nhau đấy thôi…”. Nhưng tình yêu mới chỉ được nhen từ phía thi nhân, dù lúc đó, nữ họa sĩ đã nghe danh và cũng rất cảm phục tài năng của Lưu Quang Vũ.
Lần thứ hai, họ gặp lại tại ngôi nhà ở phố Huế cùng nhà văn Đỗ Chu, trong một đêm mất điện. Lúc Hiền đến, Lưu Quang Vũ đang đọc Đất nước đàn bầu cho bạn bè nghe bên ánh sáng đèn dầu. “Ngay lập tức, tôi thấy trái tim mình lỗi nhịp. Tôi cảm được chuyện gì đang xảy ra. Nhưng còn biết làm gì hơn là nghe thơ xong thì đi về. Vừa tới nhà, quay ra tôi đã nghe tiếng gõ cửa. Vũ đứng đó, trong chiếc áo mưa lính, chân như xịu xuống, rụt rè: ‘Vũ muốn gặp Hiền’. Chúng tôi lững thững đi dạo bên nhau. Anh đưa tặng tôi một bài thơ vừa hoàn thành và nhỏ nhẹ: ‘Vũ đã yêu Hiền từ lâu’”, chị kể. Đó là khúc dạo đầu và cũng là hồi ức yên bình nhất của một mối tình từng được Lưu Quang Vũ viết là :
“một tình yêu không biết nói cùng ai
đến điên dại đến nghẹn ngào đau đớn
(Em - tình yêu những năm đau xót và hy vọng).

Lúc bấy giờ, Lưu Quang Vũ vừa rời khỏi quân ngũ, đang thất nghiệp, sống vô phương hướng nhưng quan trọng nhất là đã có gia đình. Còn Nguyễn Thị Hiền làm việc ở Trung ương Đoàn, lại đang được đề xuất đi nước ngoài. Chuyện tình của hai người bị gièm pha, bị phản đối kịch liệt. “Hai đứa đều rất khổ. Nhiều lúc tôi không hiểu, tại sao người ta lại có thể độc ác đến vậy”. Chị bị đặt giữa hai sự lựa chọn: Yêu Vũ hoặc rời xa anh để đi nước ngoài. Người con gái đang yêu đã từ bỏ cơ hội xuất ngoại đầu tiên trong đời để ở lại bên Vũ.

Một bài thơ anh viết tặng chị với những câu tha thiết:

"Tôi đợi em trên mọi ngã ba đường
Tôi gọi em khản giọng những đêm sương
Tôi lầm lạc ngỡ em không có thực
Em thuở ấy nơi nào, em có biết
Sao ngày xưa ta chẳng đến cùng nhau".


Nhưng cho đến tận lúc Lưu Quang Vũ tử nạn, mối tình giữa thi nhân và họa sĩ vẫn chỉ là một tình yêu thánh thiện, trong sáng và tinh khiết - một tình yêu thuần túy tinh thần.
Nữ họa sĩ lý giải nguyên nhân chia xa: "Tôi bị cơ quan đoàn thể kiểm điểm lên xuống. Tôi không sao hiểu nổi cuộc đời lại phũ phàng đến thế? Tại sao một tình yêu trong sáng họ lại có thể biến chúng tôi thành tội đồ… Bố tôi đau khổ quá nên phát bệnh. Trời mùa hè mà cụ quấn áo bông, chân đi tất, nằm đắp chăn rên hừ hừ. Tôi chịu không nổi”. Chỉ cần hình dung dáng điệu gầy gò của Kim Lân trong bộ dạng ấy, những người yêu mến nhà văn đã khó yên lòng, huống hồ chị là cô con gái yêu của ông. “Bố và Lưu Quang Vũ là hai người đàn ông yêu thương, quan trọng nhất với tôi lúc đó. Khi phải giằng xé giữa hai người, tôi nhận ra rằng, yêu một người không có nghĩa là người đó phải thuộc về mình. Chúng tôi hướng đến nhau theo một cách khác, trở thành điểm tựa tinh thần cho nhau trong sáng tạo nghệ thuật”, chị tâm sự.

Số phận đưa đẩy Lưu Quang Vũ đến với Xuân Quỳnh trong cuộc hôn nhân lần thứ hai năm 1973, còn Nguyễn Thị Hiền cũng kết hôn với nhà nghiên cứu Lê Dưỡng Hạo năm 1978 và sống ở Sài Gòn. Họ chỉ gặp mặt nhau đôi lần, khi nhà viết kịch vào Nam tìm chị và khi anh, qua nhà thơ Dương Tường, gửi vé mời chị tới xem Hồn Trương Ba da hàng thịt trong một lần họa sĩ ra Bắc.
Hỏi chị, nếu quay ngược thời gian, chị có quyết liệt đến cùng trong mối tình với Lưu Quang Vũ, chị không trả lời thẳng vào câu hỏi, nhưng điềm tĩnh nói: “Lúc đó, tôi chỉ là một cô bé hồn nhiên, chỉ biết vẽ và đọc sách thôi, chưa từng biết lo toan, sắp xếp một cuộc sống gia đình. Trong khi Xuân Quỳnh là một phụ nữ rất trải nghiệm. Quỳnh yêu Vũ hết lòng và cũng lo cho anh được rất nhiều. Tôi cũng biết, tình yêu của hai tâm hồn có thể đẹp nhưng khi buộc phải chạm vào đời thực, biết đâu, nó khiến con người vỡ vụn, chơi vơi”. Nghe cách chị nói về vợ của người yêu, mới hiểu điều chị từng ngộ ra rằng: yêu một người không có nghĩa là người đó phải thuộc về mình.

Chính vì thế, điều khiến nữ họa sĩ đau khổ nhất không hẳn là mất anh, mà mất đi kỷ vật tình yêu giữa hai người. Họ có một cuốn sổ chung, anh làm thơ còn chị vẽ minh họa luôn vào đó. Cuốn sổ đã mất, chị chỉ còn lại một số bản viết tay những vần thơ của anh tặng chị. “Hai tháng trước khi qua đời, Vũ gặp tôi để nhắc lại một lời hẹn chung của chúng tôi, rằng chúng tôi sẽ in chung một tuyển tập, thơ của anh và những bức họa của tôi. Anh mang ước nguyện đó ra đi mãi mãi còn cuốn sổ cũng rời bỏ tôi”, chị ngậm ngùi.

Gần 40 năm xa và đã 20 năm mất anh vĩnh viễn trong cuộc đời này, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền không giấu nổi đau đớn khi nhắc đến cái chết của người nghệ sĩ tài hoa. Khi anh mất, chị đang ở Sài Gòn. Chị đón nhận tin dữ với thái độ nghi hoặc rằng: “Chắc chỉ là lời đồn của kẻ ghen ăn tức ở ác miệng”, dù đêm trước khi Lưu Quang Vũ bị tai nạn, chị đã nằm ác mộng thấy mình cặm cụi đi đóng áo quan. Chỉ đến khi báo chí đồng loạt đưa tin, nữ họa sĩ mới biết đó là sự thật kinh hoàng. Chị kể, trong những ngày mới mất, đêm nào anh cũng trở về trong những giấc mơ của chị.

“Người đàn bà không có tên” trong những vần thơ của Lưu Quang Vũ khép lại dòng hồi ức khắc nghiệt của mình bằng tiếng cười có phần mệt mỏi nhưng nghe thanh thản: “Giới trẻ ngày nay thật khó tin được vào một tình yêu tinh thần thuần túy. Nhưng tôi và Vũ đã nhìn nhau như một đốm lửa nhỏ, một ánh sao xa, lặng lẽ soi cho nhau để tự sáng lên trong cuộc đời”.
Nghe chuyện người phụ nữ Lưu Quang Vũ đắm say, khó cưỡng lại cảm giác tìm gặp chị trong những vần thơ của thi sĩ. Chị lúc là “tia nắng soi anh đến trọn cuộc đời”, lúc là “Gương mặt đẹp chập chờn sau lọ mực” để anh ước nguyện “Tôi làm sao có thể nguôi yên/ Khi biết ở nơi nào em vẫn sống/ Em sẽ đến như ngày rồi sẽ nắng/ Tôi sống bằng khoảng rộng ở nơi em”…

Và kết quả của một mối tình cay đắng, ít nhất cũng đã trổ được những vần thơ, như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn nhận xét: “Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền đã giúp Vũ làm nên những bài thơ vào loại hay nhất của anh”.

Một trong những bài thơ Lưu Quang Vũ viết tặng họa sĩ Nguyễn Thị Hiền


Thơ tình viết về một người đàn bà
không có tên (II)



Mái nhà nâu nhấp nhô
Trong khói mờ ẩn hiện
Cây bàng cao lá tím
Ướt nhòa sương ngã ba.
Nhìn nhau không thể xa
Đèn mùa đông vụt tắt
Màu áo em đỏ rực
Cháy sau vòm cửa đêm
Giờ anh như con thuyền
Bốn bề lên sóng vỗ
Xô dạt về tựa ngủ
Trên rộng dài bến em
Em chiếm hết anh rồi
Những cánh đồng trắng xoá
Những ngả đường đói lả
Và giấc mơ sau cùng
Anh dâng em tất cả
Đây chùm hoa cúc nhỏ
Rụng cánh xuống vai trần
Anh ngập tràn lòng em
Những màu và những tiếng.


Trời xanh và cánh rộng
Anh hôn từng ngón tay
Anh hôn làn tóc xoã
Trên trán buồn âm u
Anh hôn lên đôi mắt
Môi chạm vào bao la
Ôm em trong vạt áo
Như hoa hồng ngày xưa
Thôi mắt đừng xót xa
Nỗi buồn thời quá khứ
Từ nay anh sẽ thở
Trong mối tình của em.
Lưu lạc giữa hoàng hôn
Đồng mưa và cỏ lạnh
Nghẹn ngào thương nhớ em
Dưới một trời bom đạn.
Đường anh xa vắng lắm
Lòng em có đến cùng
Áo bay về mênh mông
Chập chờn trên gác tối
Ngọn lửa nhỏ cô đơn
Đang nghĩ gì phương ấy?
Lưu Quang Vũ - 1973

Lê Thị Thái Hòa



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC