Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Con Gái Có Thờ Cúng Bố Mẹ được Không ?, Xung đột giữa truyền thống với nhu cầu xã hội hiện

Phó Thường Nhân
post May 28 2020, 05:16 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hôm nay tự nhiên đọc thấy bài này, rất là thú vị. Nên mở thành chủ đề tán phét.

https://vtc.vn/lam-dep/chuyen-gia-con-gai-k...i-ar547717.html

Tục thờ cúng tổ tiên là một tôn giáo mà người việt nào cũng theo, ngay cả thời kỳ mà chính sách nhà nước chống tôn giáo, coi tôn giáo là thuốc phiện. Điều buồn cười là ta đứng lên giành độc lập là vì trung thành với tổ tiên.(tất nhiên không là phải kiểu trung thành dạng « ao tù nước đọng » như thực dân Pháp tìm cách hướng nó vào, mà phải « chẩy ra biển »)Nhưng thờ tổ tiên, bản chất cuối cùng của nó cũng là tôn giáo, vì đằng sau nó là có một quan niệm thế giới âm, cùng đồng hành tồn tại. Cái niềm tin sâu xa nhất, thẳm sâu trong lòng dân tộc là đây. Cũng chính vì thế mà khi thiên chúa xâm nhập VN, thời nó cũng còn « giáo điều một cục », kiên quyết không cho giáo dân thờ tổ tiên, dẫn tới xung đột, và cũng chính vì thế mà giáo sịư Pháp lợi dụng được họ để làm tay sai xâm lược.
Bản thân Bác Hồ trong di chúc cũng nói « tôi đi gặp Các Mác, Lê nin ». Tất nhiên ta có thể coi đó là một cách nói hình ảnh, ví von, nhưng nó cũng thể hiện tâm linh sâu thẳm của người VN, ngay khi người đó là một nhà Mác xít theo chủ nghĩa duy vật lỗi lạc.
Như vậy tục thờ cúng tổ tiên là một bộ phận của văn hoá VN. Và theo tập tục này thì chỉ cúng tổ tiên đằng nội, vì nó liên quan tới vấn đề dòng họ. Nhưng ngày nay, với quan niệm nam nữ bình đẳng thì phải làm thế nào, chẳng nhẽ lại cấm con gái cúng bố mẹ. Nhưng nếu làm như vậy thì làm gì còn là truyền thống. Như vậy là lủng củng mâu thuẫn. Vậy phải làm thế nào ?


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post May 28 2020, 09:21 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em có vài thắc mắc hơi lạc đề một chút, xin gửi luôn vào đây để nhờ bác Phó cho ý kiến

1- Người chết sau 49 ngày là đã đi đầu thai sang kiếp khác, vậy sau 49 ngày còn thờ cúng để làm gì?

2- Ví dụ có một người trưởng họ, phải thờ cúng tổ tiên tất cả các đời, vậy thì một năm sẽ làm bao nhiêu đám giỗ cho đủ?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 29 2020, 03:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Hai câu hỏi của nvt hoàn toàn nằm trong chủ đề này. Trả lời nó cũng sẽ góp phần tìm ra giải pháp cho câu hỏi mà chủ đề đặt ra, đó là làm thế nào để cho phụ nữ cũng có thể thờ bố mẹ, mà vẫn đúng với truyền thống.

Tôi trả lời câu hỏi một trước. Đạo Phật và đạo thờ tổ tiên (thường thì người ta hay nói là tín ngưỡng thờ tổ tiên vì nó không phải là một tôn giáo có giáo đoàn, sư sãi, có kinh sách, nhưng về bản chất nó là một đạo, nên ở đây tôi gọi nó là đạo) là hai đạo hoàn toàn khác nhau. Niềm tin hoàn toàn khác nhau, vì thế không thể suy từ đạo này qua đạo kia. Sở dĩ người ta hay lầm lẫn vì trong quá trình chung sống, hai đạo này giao thoa với nhau, vay mượn nghi lễ của nhau. Đạo thờ tổ tiên là tông giáo bản địa của người Việt, mà bản chất của nó là thờ thần (nên có thể coi nó là một nhánh của Thần đạo). Nó có hai nguyên lý

1- Nguyên lý thứ nhất là : « vạn vật hữu linh », tức là bất cứ vật nào : cây cỏ, sinh vật, .. đều có linh hồn. Trong tiếng phương Tây nó gọi là animisme.
2- Nguyên lý thứ hai, cái này chỉ có ở Đông Á, đó là « Âm Dương giao cảm ». Trong đó âm là thế giới ngược của thế giới ta đang sống. Trong tiếng việt, gần đây khi làm cáo phó cho người mất, thường có cụm từ « hưởng dương bao nhiêu tuổi ». Hưởng dương có nghĩa là thọ bảo nhiêu tuổi, nhưng hết hưởng dương thì quay về thế giới âm. Tồn tại song song với thế giới chúng ta. Thời trước (thời bao cấp) thì người ta gọi là « từ trần » từ là bỏ, trần là trần gian. Như vậy, « từ trần » (nôm na là chết) có nghĩa là đi sang một thế giới khác, bỏ thế giới ta đang sống. Tại sao ta lại có cái quan niệm này, bởi vì văn hoá của chúng ta là văn hoá nông nghiệp, trồng trọt, theo thời vụ. Mùa đông thì cây chết (những rễ vẫn còn), để sang xuân lại mọc lại (tái sinh, hồi sinh). Như vậy chết không phải là hết mà sang một thế giới khác, ta không nhìn thấy nhưng tồn tại song song, vẫn tác động vào ta. Cảm nhận này tác động không nhỏ tới các thiền sư VN, như sư Vạn Hạnh mà tôi đã nói trong chủ đề về nhà sư, nói một cách khác, họ đã nhìn phật giáo thông qua lăng kinh tâm linh bản địa. Vì tâm linh bản địa có trước và là đầu mối tâm linh của dân tộc VN.

Khi tôi nói tâm linh của dân tộc VN, thì không phải là chỉ nói tới người Kinh, mà cả 54 sắc tộc, vì tâm linh bản địa này đúng cho tất cả các tộc người ở VN, vì thế để tìm hiểu hai bà Trưng, bà Triệu, ..ta có thể tìm hiểu truyền thống mẫu hệ người Ê đê, với với các bản trường ca, như trường ca Đam san, Xinh nhã. Để tìm hiểu vua Hùng, ta có thể tham khảo truyền thống vua Lửa, vua Nước của người Gia rai, để tìm hiểu cội nguồn các truyền thuyết dân gian người Kinh, ta có thể tìm hiểu phong tục tập quán người Mường, thông qua các bản mo Mường (ví dụ đẻ đất đẻ nước, vườn hoa núi cối..). Tại sao lại có thể làm thế, bởi truyền thống của các sắc tộc này không bị ảnh hưởng, cấu trúc lại bởi đạo Phật, đạo Nho. Tất nhiên không thể lấy truyền thống hiện tại của họ làm gốc, như một dạng văn hoá bất biến, vì bản thân các nền văn hoá này cũng phát triển theo lịch sử, không dậm chân tại chỗ. Nhưng thông qua so sánh, ta có thể lọc ra được, tái tạo lại một cách tương đối, cái tinh tế của tư duy tâm linh người việt nói chung, chứ không phải chỉ riêng người Kinh.

Như vậy tôn giáo thờ cúng tổ tiên là từ đây mà ra. Người ta có thể coi nó như tô tem giáo, tức là việc thờ vật tổ. Các bộ tộc thời xưa, ít nhất là từ thời đại đồ đá (40000 năm), đều có thờ vật tổ. Đối với ngươi Việt, vật tổ đó có thể là những con vật mà ta hiện còn thấy trên trông đồng : đó là con Chim Lạc , và con nai.

Theo như Freud, thì thờ vật tổ gắn liền với điều cấm kỵ (có thể coi là nghi lễ cùng sơ khai đầu tiên), và ông ta giải thích rằng, điều cấm kỵ này liên quan tới việc không được « ăn thịt tổ tông » (ví dụ kiểu thờ gà, thì sẽ không ăn thịt gà). Nhưng tôi nghĩ điều này là ông ấy bốc phét ra, vì bản thân thuyết tâm lý học của Freud cũng có nhiều điều bốc phét, mà nếu không phải thế thì nó thể hiện văn hoá tâm lý người Do thái sống trong một xã hội cơ đốc giáo. Bởi vì tôi có sưu tập các mặt nạ châu Phi, và các mặt nạ này chính là các thần, trong các thần này có cả thần là tổ tiên. Nếu mặt nạ có dấu vết của các loài vật, thì đây chỉ là một dạng biểu tượng sức mạnh, sinh khí ví dụ cá sấu, hà mã, ..mà những con vật ấy người ta không ăn thịt, nhưng tôn thờ vì sức mạnh, giống như ở VN thờ ông ba mươi (tức là con hổ).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 29 2020, 11:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thần đạo này, trong quá trình phát triển, sẽ bị các tôn giáo phổ quát, trong trường hợp VN là đạo phật và đạo Nho, cấu trúc lại. Ở phương Tây đó là đạo Thiên chúa, ở vùng Trung Đông, Bắc Phi là hồi giáo.
Tại sao lại thế ? bởi vì thần đạo, dù là điểm khởi đầu của tâm linh nó cũng có những yếu điểm, không thích hợp cho một tổ chức xã hội phát triển cao hơn, dẫn đến việc hình thành nhà nước. Có thể kể ra những yếu điểm của nó ở đây :

1- Đó là một dạng tôn giáo không có tổ chức, vì thế không thể phát triển cao lên được.
2- Có tính chất cục bộ địa phương, đi ngược lại quá trình thống nhất xã hội ở mức độ cao dạng nhà nước.
3- Không tạo dựng ra được « bộ quy tắc ứng sử đạo đức », vì thế dễ bị lợi dụng
4- Không đưa ra được một lối giải thoát

Những tôn giáo phổ quát (Phật, Nho ở VN) đáp ứng được nhu cầu tâm linh ở một mức độ cao hơn, nhưng do đặc trưng của hai tôn giáo này không có tính độc tôn, mà lại có tính hoà nhập, nên đã cấu trúc lại thần đạo, mà không xoá bỏ nó. Tác dụng vào thần đạo lớn nhất chính là đạo Nho, vì thế hiện nay việc thhờ thần ở Vn, trong đó có cả tôn giáo thờ cúng tổ tiên, có thể coi là nghi lễ Nho giáo cũng không sai.

Nhưng tôi sẽ bắt đầu bằng quan hệ với Phật giáo trước.
Khác với ở Nhật bản, nơi mà một bộ phận thần linh bản địa trở thành Bồ Tát, được thờ trong chùa, ở VN không có điều này. Thần linh bản địa chỉ được coi như một dạng thổ thần thổ địa , hộ pháp, ủng hộ, bảo vệ phật giáo. Ta có thể nhìn thấy ví dụ này ở ngay trong cụm văn hoá tâm linh phật giáo lớn đó là quần thể chùa Hương, được coi là « Nam Thiên đệ nhất động ». Khi hành hương vaò chùa Hương, ngay ở đầu suối Yên, có ngôi đền, có tên là « Đền Trình ». Trình đây là trình báo, giống như cái bốt gác cổng. Đây chính là địa điểm thờ thần thổ địa cai quản khu vực chùa Hương, giống như ông hộ pháp ở cồng chúa.

Như vậy vào thời Phật giáo là quốc đạo, (Đinh, Lý, Trần), thì thần đạo vẫn tồn tại song song, và vua nhà Lý không chỉ thờ phật, mà thờ cả thần. Ví dụ, vào đầu năm, vua quan nhà Lý đều tập trung ở đền Đồng Cổ, và các quan phải thề trung thành với nhà vua dưới sự giám sát của thần đền Đồng Cổ.(nếu không giữ lời thề thì sẽ bị thần vật chết). Đền thờ ông Dầu bà Dầu, ở phía chợ Bưởi, do ông bà bị hiến mạng để xây thành. Hiện nay, các học giả ở Vn có xu hướng thổi phồng vai trò của Phật giáo thời kỳ này, đặc biệt là các học giả miền Nam cũ, coi nó là duy nhất, nhưng trong thực tế, đạo Phật tồn tại song song với thần đạo.

Điều đặc biệt hơn nữa, nếu đạo Phật cắm rế được vào VN (và Đông Á nói chung), không phải do Thiền, tịnh độ, pháp hoa, ..mà người ta đa du nhập phật giáo như một thần đạo hiệu nghiệm cao hơn, vì thế phật giáo đầu tiên du nhập vào là Mật tông, và các bùa chú, nghi lễ của phật giáo được coi là linh nghiệm hơn thần bình thường. (ngoài vấn đề LAST In First Out như tôi đã nói về vấn đề thời gian)

Có điều đặc biệt, theo nhận xét của tôi, đó là tục thờ tổ tiên dưới hình thức hiện tại như ta thấy ở VN, đặc biệt vấn đề họ, tông tộc, ..có lẽ không phát triển.
Tại sao ? bởi một bộ phận lớn dân không có họ, do họ là gia nô. Chế độ phong kiến thời nhà Đinh, tiền Lê, Lý, Trần là một xã hội nông nô, giống như hình thái xã hội của Thái lan, hay ở cac vùng người Thái, người Mèo, hay trên Tây nguyện . cho tới tận thế đầu thế kỷ XX. Các bác chắc ai cũng biết Yiết Kiêu, Dã tượng là gia tướng giỏi của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, nhưng họ làm gì có họ, vì là gia nô. Nếu đã không có họ, thì quan niệm tông tộc rất mờ nhạt.

Học giả Hoàng Xuân Hãn, khi sao chép lại những văn bia thời Lý ở Thanh hoá, đã ghi nhận rằng, có nhiều người cúng tiền công quả cho chùa nhưng không có họ, chỉ có tên. Như vậy việc người VN nào cũng có « họ và tên », có lẽ chỉ có từ thời nhà Lê về sau. Không có họ không có nghĩa là không có quan hệ dòng tộc, những chắc chắn cách thể hiện của nó khác với những gì ta thấy trong việc thờ cúng tổ tiên như ta quan niệm hiện nay.

Trong xã hội người Mường, tới thế kỷ XX, chỉ có bốn họ được coi là quý tộc : Đinh, Bạch, Quách, (họ thứ 4 tôi quên mất ), không phải ngẫu nhiên mà Đinh Bộ Lĩnh họ Đinh. Vua Đinh bộ Lĩnh thực ra là quý tộc Mường, nếu xét theo quan niệm của ta ngày nay. Nhưng vào thời điểm nhà Đinh ra đời (thế kỷ X), thì có lẽ người Kinh, Mường vẫn rất gần nhau. Ngược lại thường dân Mường, về sau chỉ có chung một họ là Bùi. Vậy bác nào có họ Bùi, lại có gốc gác ở vùng đồng chiêm trũng Nam sông Hồng, thì có thể tự hào mình là « người con của giai cấp công nông » từ xa xưa, tất nhiên nếu tổ tiên là nông dân tự do, thành viên công xã, còn nếu không chỉ là Yết Kiêu, Dã Tượng thì không tính.

Cho tới hết đời nhà Trần, thì họ chỉ quan trọng với quý tộc, và có thể nông dân tự do, là thành viên tự do của làng xã. Không có nông nô, gia nô trong này.

Không kể với đạo Phật phát triển, thì cảm nhận dòng tộc không phải là điều quan trọng nhất.
Vì thế cảm nhận của tôi, không phải phân tích, vì phân tích phải có bằng chứng, đó là việc thờ cúng tổ tiên vào thời điểm các triều đại này (Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần) chưa tách khỏi việc thờ thần bình thường.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post May 30 2020, 10:18 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tóm lại là 2 câu hỏi của em vẫn chưa có lời giải đáp


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 31 2020, 05:34 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Câu trả lời đã có ngay từ những dòng đầu tiên. Đó là tục lệ tang lễ không liên quan gì tới Phật giáo, nó đi theo một lô gíc tâm linh khác, vốn là tâm linh bản địa như nói ở trên, và chủ yếu được cấu trúc lại bởi đạo Nho, mà tôi sẽ nói tiếp. Khi tìm hiểu tới đó thì NVT sẽ hiểu là tại sao lại có 49 ngày đạo phật lẫn vào đây, và cái mà nvt tưởng là đạo phật được chấp nhận ở mức độ nào.
Vì NVT thích vội vàng thì tôi cũng trả lời tóm tắt luôn câu thứ 2 cho nó hết, khỏi mất công đọc khi không quan tâm, mất thời gian vô ích. Thờ tổ tiên cấu trúc theo họ, tộc, chi, nhưng người ta chỉ thờ cho đến tộc là 5 đời, chi là 4 đời. Quan trọng nhất là thờ bô mẹ, tức là thế hệ trên mình trực tiếp. Vì thế một người rơi vào trường hợp đặc biệt nhất vừa là trưởng tộc, trưởng chi, bố mẹ lại không còn thì chỉ có 4 cái giỗ là maximum (tôc, chi, bố, mẹ). Từ đời thứ 5 trở lên thì không có thờ cúng nữa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post May 31 2020, 01:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 31 2020, 05:34 AM)
@nvt,
Câu trả lời đã có ngay từ những dòng đầu tiên. Đó là tục lệ tang lễ không liên quan gì tới Phật giáo, nó đi theo một lô gíc tâm linh khác, vốn là tâm linh bản địa như nói ở trên, và chủ yếu được cấu trúc lại bởi đạo Nho, mà tôi sẽ nói tiếp. Khi tìm hiểu tới đó thì NVT sẽ hiểu là tại sao lại có 49 ngày đạo phật lẫn vào đây, và cái mà nvt tưởng là đạo phật được chấp nhận ở mức độ nào.
Vì NVT thích vội vàng thì tôi cũng trả lời tóm tắt luôn câu thứ 2 cho nó hết, khỏi mất công đọc khi không quan tâm, mất thời gian vô ích.  Thờ tổ tiên cấu trúc theo họ, tộc, chi, nhưng người ta chỉ thờ cho đến tộc là 5 đời, chi là 4 đời. Quan trọng nhất là thờ bô mẹ, tức là thế hệ trên mình trực tiếp. Vì thế một người rơi vào trường hợp  đặc biệt nhất vừa là trưởng tộc, trưởng chi, bố mẹ lại không còn thì chỉ có 4 cái giỗ  là maximum (tôc, chi, bố, mẹ). Từ đời thứ 5 trở lên thì không có thờ cúng nữa.
*


Em thấy câu trả lời của bác chưa thỏa đáng. Để khỏi lan man, em sẽ bàn về câu 1 trước. Nhà chùa ở VN hiện nay vẫn nhận làm dịch vụ "rước vong lên chùa" , sau 49 ngày. Và nhà chủa sẽ tiếp tục công việc thờ cúng hàng năm với vong đó. Thế tóm lại là sau 49 ngày thì vong đã đi đầu thai hay chưa?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 31 2020, 09:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nói thế nào để nvt hiểu được nhỉ ?
Nếu đúng là phật giáo nghiêm, thì sao thời gian 49 ngày, là thời gian mà « linh hồn » (tôi để trong nguặc kép để nói thực ra nó không phải là vậy), ở trong giai đoạn chờ đi đầu thai kết thúc, thì không có thờ cúng gì nữa. Thờ cúng trong thời gian 49 ngày này, thực ra là để hỗ trợ cho « linh hồn » đầu thai vào « chỗ đẹp », nhò có trợ lực của người trần thế. Nói rõ ràng nhất về điều này là cuốn « tử thư » của người Tây tạng, nhưng nó chỉ đúng cho phật giáo mật tông, và thực ra nó là lý thuyết tu cuối cùng của người Tây Tạng theo mật tông mà thôi.
Mặc dù thế, trong các chùa ở VN, TQ, Đông Á nói chung, đều có việc thờ tổ, tức là sư trụ trì trong chùa lúc mất đi thì chôn ở trong sân chùa, không phải là chôn xác, mà là chôn xã lợi (tức là khi đốt thây, hoả thiêu, có những thứ không cháy hết, thường là xương cứng, thì thu thập lại để vào tháp), và đồng thời lập ban thờ tổ. Tại sao lại có tục lệ này thì là do người ta nghĩa rằng « xá lợi » của các vị trụ trì nổi tiếng này có linh thiêng, cầu xin linh nghiệm, giống như ngày trước, xá lợi của phật Thích Ca được chia ra thành nhiều phần, mỗi phần được đem đi chôn vào các địa điểm làm các chùa khác nhau. Bản thân các chùa phật giáo đầu tiên, thực ra là chỗ để tháp chôn xá lợi của phật rồi sau mới xây cất điện thờ, chỗ ở cho tăng ni mà thành chùa như ngày nay.
Nhưng ở đông Á, khi đi tu thì người tu hành phải lấy họ Thích (điều này tôi không rõ từ bao giờ, từ thời Lý trần hay là về sau), như vậy có thể hiểu rằng đi tu là cải họ đi theo một cái họ mới là họ Thích, và trong trường hợp này thờ tổ trong các chùa được đánh đồng như là thờ tổ tiên (của chùa) theo con mắt thế gian người thường.
Sự việc lại rắc rối hơn, khi có tập tục (tôi không xác định được vào thời điểm nào, thời Lý Trần, đó là những người không có con nối dõi, thì của nả (chủ yếu là ruộng) được cúng cho chùa, và đổi lại thì nhà chùa sẽ làm lễ cúng hàng năm cho họ, thay cho con cái. Nhưng việc cúng này cũng có thời hạn, bằng chứng là trong các chùa cổ, ta không thấy có việc thờ những người này đến bây giờ.
Từ khi có cải cách phật giáo vào thế kỷ XIX, thì việc thờ cũng cho người không có con cái thừa tự, được mở rộng ra thành « thờ dịch vụ », như ta thấy hiện nay. Và từ giữa thế kỷ XX, bắt đầu có việc để ảnh của người mất trong chùa, v..v..
Nhà chùa làm dịch vụ này dựa trên nguyên lý là cầu siêu cho người mất đi về thế giới tịnh độ của phật A di đà, vì thế các chùa có dịch vụ này chu yếu là theo tông tịnh độ. Nếu đã thế này thì không có việc đầu thai đi đâu cả, vì theo tông tịnh độ, người mất sẽ về sinh sống ở thế giới cực lạc, tiếp tục tu hành để thành phật.
Tôi không biết nvt đã từng tham dự một tang lễ kiểu này chưa, tôi thì đã tham gia cả ở Pháp và VN, vì trong nhà có người khuất núi, cái nghi lễ này, trong trường hợp của tôi được chứng kiến và tham gia, là nhà chùa cầu cho người mất vãng sinh về thế giới cực lạc, theo nguyên tắc là nếu người mất trước khi mất chỉ cần nói một câu « nam mô A di đà phật » sẽ được Phật A Di đà rước về thế giới cực lạc (đây là trong kinh Vô lượng thọ nói, với 48 lời nguyện của Phật A di đà), nhưng thói thường, người ta vẫn quan niệm là người sống có thể cầu hộ người mất, và đây là nội dụng tang lễ ở chùa.
Hiện nay, dịch vụ kiểu này sẽ phát triển, vì nó hợp với cuộc sống đô thị, xã hội thương mại. Ở Pháp chẳng hạn, phần lớn người Việt nam nhờ nhà chùa làm giỗ dịch vụ thế này, do họ bận bụi công việc không thể tự tổ chức được, và để đáp ứng nhu cầu, thì thường chùa làm giỗ vào thứ 7, chủ nhật, nói một cách khác, người mất phải « nhịn,chờ đến Weekend gần nhất » mới được cúng. Việc cúng này mang danh là cầu siêu.
Tóm lại, vấn đề thờ trên chùa, thực ra là một hình thức dịch vụ để đảm bảo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (mà tôi coi là tôn giáo), trong tình hình xã hội phát triển theo xu hướng thương mại hoá, đô thị hoá. Nó cũng xuất phát vào thời điểm, đạo Nho, là đạo thực sự cấu trúc tôn giáo thờ tổ tiên này không con tồn tại như một tổ chức, mà chỉ còn là truyền thống dân gian. Và trong trường hợp này nó được làm méo đi cho hợp với « lô gíc » nhà chùa, cho nó hợp lý, chứ không thể suy nó ra theo nhân sinh quan thế giới quan phật giáo được.
Trong thực tế, và tôi cũng được chứng kiến, đó là có nhà họ không theo đạo Phật, không đưa lên chùa cúng, và để làm lễ thì người ta mời thầy tế, là những người thờ thánh thần của đạo Mẫu, và điều này cũng không có gì là sai cả.
Nói tiếp một chút về vấn đề « linh hồn » tôi nói ở trên. Phật giáo không quan niệm có linh hồn, nhưng do thói quen, người ta vẫn nhầm lẫn nghiệp (karma) là linh hồn đầu thai. Trong khi thực chất không phải. Nhưng điều này làm lợi cả đôi bên, cả nhà chùa, vì sự lầm lẫn này giúp chùa có thể tổ chức các dịch vụ thờ cúng, như tôi nói ở trên, và với người thường thì đây là cách hiểu thông thường, dễ tiếp cận. Sự lầm lẫn này không phải mới có mà là một truyền thống có từ khi phật giáo Đại thừa xâm nhập vào Đông Á.
Như vậy có thể nói rằng, nhà chùa đã chen vào nhận thức nguyên thuỷ để cúng 49 ngày, và sau đó « đánh tráo » thờ cúng hàng năm bằng lễ cầu siêu, để cho người mất siêu thoát về cõi tịnh độ. Như vậy nvt có thể hiểu là sau 49 ngày đã đầu thai, nếu không đầu thai được thì về cõi cực lạc
Nhưng đây là nghi lễ mới đương đại.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 1 2020, 09:25 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em đã tham gia tang lễ cho người trong gia đình, rồi thì lễ cầu khấn cho người đã khuất... Ngày nay các thủ tục cầu khấn phức tạp hơn nhiều, vì thời bao cấp em chưa từng thấy. Bác trưởng họ của em còn phải than rằng "nghi lễ ngày nay còn quá cả ngày xưa" (tức là hồi bác còn bé). Thôi trở lại đề tài chính, em được biết bác Phó là người theo chủ nghĩa Mác Lê (duy vật), lại thêm cả đạo Nho. Chắc hẳn bác biết câu chuyện của Khổng Tử, có học trò hỏi rằng "Cha mẹ con chết thì còn hay mất?"

Vậy nếu bác ở địa vị của Khổng Tử, thì bác sẽ trả lời học trò thế nào?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 1 2020, 05:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Tôi là người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, cũng theo cả đạo Nho và đạo Phật.việc một người theo đạo Nho hay đạo Phật với tư cách nhận thức cá nhân thì người ta không lạ, đó là chuyện bình thường, còn theo chủ nghĩa Mác Lê nin một cách cá nhân, thì chắc ở VN người ta thấy là điều kỳ lạ, vì có thể nghĩ rằng đấy là độc quyền của Đảng. Trong thực tế, tất cả mọi lý thuyết tôn giáo, chính trị chỉ là một hệ thống nhân sinh quan, thế giới quan mà một người bình thường có thể áp dụng trong cuộc sống khi tìm hiểu nó, « giác ngộ » và thấy hợp..
Tôi theo chủ nghĩa Mác – Lê nin, vì thủa bé đọc trộm sách triết học Mác – Lê của bố, sau khi đọc hết các loại tiểu thuyế t, văn học có được, kiểu hết nạc thì vạc đến xương, bạ cái gì cũng đọc, vì thời tôi còn bé làm gì có các loại "game gủng" như bây giờ,và điều ngạc nhiên với tôi là nó không khó, và rất thú vị. Hiện giờ tôi vẫn còn nhớ cảm giác khi đọc cuốn « nguồn gốc gia đình, tư hữu và nhà nước » của ăng ghen. Và có lẽ đấy là điểm khởi đầu khiến tôi có nhân duyên với các hiện tượng tôn giáo, văn hoá.. Vì cuốn sách này, một kinh điển của chủ nghĩa Mác, phân tích các mối liên quan giữa văn hoá, kinh tế, tập tục.
Đạo Nho là do sự giáo dục của ông, vì thua nhỏ, đó là thời chiến tranh ném bom phá họại của Mỹ ở miền Bắc, thủa nhỏ, tôi sống với ông bà ngoại nhiều hơn với bố mẹ. Tất nhiên sau này khi đọc sách Nho giáo, tìm hiểu nó, tôi mới vỡ lẽ ra rằng mình đã được giáo dục theo Nho giáo. Như vậy tôi đã thực hành nho giáo, trước khi đặt cho nó một cái tên.
Còn đạo Phật là do bà.Vì Bà thờ phật, nhưng đạo phật của Bà cũng chỉ là thờ phật bà Quan Âm., và luôn luôn dâng hương cúng phật vào mồng 1 và rằm, bất chấp các gian khổ mà chiến tranh tạo ra. Hiện giờ thì tôi hiểu là Phật giáo như bà thực hành là Tịnh Độ Tông, nhưng với một người Vn bình thường thì nó là đạo Phật.
Như vậy trong tôi có 3 hệ thống thê giới quan, TUỲ THỜI ỨNG DỤNG, và với tôi cả ba đều là văn hoá VN,.bổ xung cho nhau.
Trong thực tế, thì trong văn hoá VN, người ta đã đi từ tâm linh nguyên thuỷ tới đạo Phật, rồi từ nhận thức đạo Phật tới Nho giáo, rồi từ nhận thức Nho giáo tới chủ nghĩa Mác-Lê. Nhưng trong quá trình đó, cái này không triệt tiêu cái kia mà làm giầu nó lên, hiện thực hơn, phân tích được những điều là thế giới quan đi trước không có, nhưng là bổ xung, không triệt tiêu..
Trở lại câu hỏi của nvt, tôi không biết cái câu chuyện này của Khổng Tử. Còn vì tôi theo đạo Nho, nên tôi sẽ trả lời rằng « chết hay còn không phải là điều phải quan tâm, mà phải luôn giữ đúng nghi lễ với bố mẹ vì « sự tử cũng như sự sinh » »
Còn tại sao tôi trả lời thế, thì khi phân tích tiếp đạo Nho đã « cấu trúc lại » thần đạo nguyên thuỷ của người Việt, tôi sẽ trả lời.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC