Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

13 Trang « < 9 10 11 12 13 > 

· [ ] ·

 Chùa Hiện đại, Tách từ topic Di tích cổ đất Việt

root
post Apr 1 2008, 08:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #101

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Chitto có nói là tượng hậu thì có thể chung ở bàn thờ vong, nhưng em không hiểu sao ở chùa Lý Quốc Sư thì 2 thánh phụ mẫu đều ngồi bàn thờ vong cả. Những vị này đều là hậu hay do chùa thiếu chỗ bày tượng?
http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0709.jpg
http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0704.jpg


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Apr 1 2008, 08:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #102

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái tượng Phật bằng đá này nằm ở gần cái tháp tròn lùn ở trang trước. Trông khá hay, chắc mô tả lại kiểu Phật ngồi đắc đạo dưới gốc cây bồ đề
http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0757.jpg

Trước tam bảo có một dãy tượng Phật màu xanh, xem chừng hơi giống Mật Tông
http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0773.jpg



--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 1 2008, 09:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #103

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root,
Tượng tổ có râu và không có râu thì có thê hiểu là Tây tổ (Bồ đề đạ ma) và Đông Tổ (Huệ Năng ??)
Tượng 4 tay thì vẫn có thể là phật bà Quan Âm, vì thực ra số lượng tay không hạn chế. Nếu là thần Si va thì tay thường cầm dây chão và tù và.

Bàn thờ bụi bậm thì đúng là thờ Mẫu (3 mẫu ở trên) , hàng giữa thì chịu không hiểu sao lại 5 ông (chẳng nhẽ lại là ngũ hành).
Hàng gần cuối ngồi hai bên bát hương là Cô và Cậu. Hai người đứng ngoài là hầu.

Cái chùa cuối cùng root chụp thì cũng không thể khẳng định là Mật Tông hay không. Để ý là có 7 tượng giống nhau (3 hồn 7 vía) ??? chịu ???


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Chitto
post Apr 1 2008, 10:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #104

Sư cọ chùa mốc
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.904
Tham gia từ: 20-August 02
Thành viên thứ: 190



QUOTE(root @ Apr 1 2008, 08:30 PM)
Bác Chitto có nói là tượng hậu thì có thể chung ở bàn thờ vong, nhưng em không hiểu sao ở chùa Lý Quốc Sư thì 2 thánh phụ mẫu đều ngồi bàn thờ vong cả. Những vị này đều là hậu hay do chùa thiếu chỗ bày tượng?



Ngược lại thì có. Vì không có chỗ để ảnh ký kị (vong), mà người ta phải bày láo lên cả bàn thờ tượng của Thánh phụ và Thánh mẫu.

QUOTE(root @ Apr 1 2008, 08:54 PM)
Cái tượng Phật bằng đá này nằm ở gần cái tháp tròn lùn ở trang trước. Trông khá hay, chắc mô tả lại kiểu Phật ngồi đắc đạo dưới gốc cây bồ đề


Tượng phật mặc áo kiểu này là theo kiểu từ miền Nam ra. Xưa nay ở miền Bắc tượng Phật không khoác áo thế này bao giờ cả. Theo tôi, đây là do có thí chủ ở phía nam cúng tượng Phật cho chùa, nên chùa phải để ra đó. Loạt tượng màu xanh cũng có thể là vậy.

Dạo này thấy quá nhiều người cứ cúng cho chùa đủ thứ, mà chả cần biết chùa có cần không, hay sẽ để vào đâu. Do đó thấy có những chùa phải để tượng lăn lóc, hoặc nhồi nhét linh tinh vào đủ mọi chỗ. Có lòng nhưng thiếu hiểu biết cũng chả hay ho gì.

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 1 2008, 09:19 PM)
Bàn thờ bụi bậm thì đúng là thờ Mẫu (3 mẫu ở trên) , hàng giữa thì chịu không hiểu sao lại 5 ông (chẳng nhẽ lại là ngũ hành).


Năm vị ngồi dưới là Ngũ vị Vương quan, hay Năm Quan lớn trong tín ngưỡng Mẫu, bác ạ. Gồm Quan đệ nhất Thượng thiên, Quan đệ nhị Tuần giang, Quan đệ tam Khâm sai, Quan đệ tứ Tuần Chanh, Quan đệ ngũ Lảnh giang.






User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 1 2008, 10:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #105

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@chitto, cheers.gif
Đúng là ngũ vị. laugh1.gif
Tôi thì hay bị nhầm Quan lớn tuần tranh với con rắn (ông Lốt) scared.gif


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Apr 1 2008, 10:35 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #106

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Chitto nói đúng về mốt cúng tượng cho chùa ngày nay. Em có thấy ở một cái chùa có hắn 2 cái tượng Phật nằm giống hệt nhau. Có lẽ là có 2 vị tài chủ cùng tranh nhau lập công đức

Một cái bày ngoài cửa. Hình như những loại tượng Phật nằm thế này người ta gọi là tượng Phật lúc sắp đi nhập Niết Bàn thì phải
http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0795.jpg

Một cái tượng Phật nằm khác bày ngay trước mặt tượng Quan Âm. Mà Quan Âm ở đây rất đặc biệt: mỗi tay cầm một cái pháp khí của Mật Tông

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0802.jpg


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 1 2008, 10:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #107

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :




@chitto,
Trở lại vấn đề đạo Mẫu đạo Phật, có lẽ giả thiết của tôi không chính xác, vì qua những gì chitto nhìn tận mắt, bắt tận tay thì ngày nay đạo Mẫu đan xen với đạo Phật trên khắp địa bàn bắc bộ và bắc trung bộ, tức là khó có thể tìm được một sự nổi trội hay một thứ biên giới giữa hai đạo. Vì thế việc tôi lấy sông Hồng làm biên giới có lẽ không thực tế. Ngược lại tôi vẫn tin rằng có một sự lan truyền phật giáo từ trung tâm Luy Lâu (Kinh Bắc, Bắc Ninh) dần dần xuống phía Nam. Và sự giao lưu với đạo Mẫu, cũng theo đó mà vào theo từng thời kỳ để đạt tới mức hoàn thiện như ngày nay. Nhưng mà không tìm được thời điểm người ta mang Mẫu vào chùa thờ lúc nào thì chịu.
----------------------

Weekend vừa rồi, nhân chuyện này tôi cũng lục ra những sách vở tôi có liên quan tới vấn đề « đạo Mẫu » này. Nhân tiện viết linh tinh lên đây cho ai có ý định tìm hiểu, tham gia cho vui. Tôi có mấy cuốn của Vũ Gia Khánh (đạo Thánh ở VN), Nguyễn Đăng Huy (văn hoá tâm linh người Việt), Tạ Chí Đại Trường (Đất thần người nước Việt), Sưu tập các bài hát văn,Nguyễn Minh San (văn hoá dân gian VN)... Ông Vũ Gia Khánh mặc dù đề ra danh từ đạo Thánh mà ông ấy gộp vào tín ngưỡng đạo Mẫu, thành hoàng, thờ thần các loại ..nhưng cũng không chỉ ra được một cách thức tiếp cận hợp lý vì ông ấy làm như các nhà Nho ngày xưa, tức là xếp loại nó thành từng mục: kiểu thần cả nước, thần vùng, thần nguồn gốc bản địa, thần nguồn gốc nước ngoài...
Ông Nguyễn Đăng Huy thì phân tất cả các hình thức thờ cúng theo các dạng tâm linh.
Còn ông Tạ Chí Đại Trường thì tìm các liên hệ nguồn gốc của các thần với nhau.
Sưu tập các bài hát văn thi họ chỉ để ý tới hình thức nghệ thuật của nó, mà tách khỏi cái không gian chung là lên đồng, hầu đồng. Nhìn chung các bài hát chầu không có một triết lý gì cực kỳ sâu sắc.

Tất cả những cách tiếp cận hay chọn lọc trên tôi đều không hài lòng. Vì người ta làm nhưng không có niềm tin, ngay cả khi ông Vũ Ngọc Khánh đề xuất vấn đề đạo Thánh. Bởi đó là một cách phân tích từ bên ngoài. Vì thế theo tôi cách tiếp xúc với đạo Mẫu tốt nhất là có một thái độ tâm lý để có thể cảm được nó. Cảm đến đâu thì ngộ đến đấy. Để có thái độ tâm lý ấy thì người ta có lẽ phải có CHÂN, TÍN, THÀNH, rồi từ đó mà thấy THIÊNG. Đã thấy THIÊNG thì mới có thể « hiểu » đúng. Nhưng làm thế nào mà không từ THIÊNG xa vào MÊ TÍN thì thật là khó.

Ông Phan Ngọc thì đánh giá nó là một phần của Đạo Lão. Nhưng nếu hiểu như thế thì bỏ quên phần nó nhập phật giáo, rằng chính hệ thống chùa chiền của Phật giáo tự nhiên thành cái giá để đạo Mẫu kết tinh vào.
Mặc dù Mẫu nhập chùa , các Mẫu và các thần linh của nó cũng không bị biến thành bồ tát như trường hợp thần đạo nhập phật giáo của Nhật Bản. Nó gần với các tín ngưỡng thờ Nát của người Miến hay thờ Nếc Tà của người Khơ Me, thờ các Giàng các Phi của người trên Tây nguyên hay Tây Bắc Việt Bắc. Tóm lại nó vừa là Việt cổ vừa là ĐNA và thực ra không liên quan gì tới đạo Lão của Trung Hoa, mặc dù có thể coi là đều thờ thần. Đây cũng là 1 trong những dẫn chứng chứng minh người Việt Nam dù là người Kinh hay không đều có nguồn gốc ĐNA và không liên quan gì tới Bách Việt của Trung Hoa cả.

Đạo Mẫu được tôi dùng làm gì ? Tôi đã sử dụng nó cùng với tâm lý thờ tổ tiên ông bà như là cái đế tư duy của người Việt, tức là của chính mình. Sau khi đã « ngấm » đạo Mẫu rồi thì tôi « leo lên »đạo Phật, từ đạo Phật tôi leo lên đạo Nho, từ đạo Nho tôi chuyển sang chủ nghĩa Mác, từ chủ nghĩa Mác tôi đi tiếp tới các tác giả phương Tây « dân chủ dân chiếc ». Bên cạnh đó nó có những nhánh ngang, ví dụ từ đạo Nho có nhánh ngang dẫn sang thờ thành hoàng. Có nhánh lại lộn trở lại nguyên bản để cấu trúc lại tín ngưỡng, ví dụ từ đạo Nho người ta lại quay ngược trở lại về vấn đề thờ tổ tiên thông qua chữ Hiếu. Từ đạo Mẫu và tục thờ tổ tiên dẫn tới thờ thần. Trong quá trình « du canh du cư tư duy » như thế, người ta phải luôn luôn lấy cái đi trước để thâm nhập cái đi sau. Chứ không phải là làm ngược như thói thường. Ví dụ lấy chủ nghĩa Mác phân tích tục thờ tổ tiên, rồi tin vào đó chẳng hạn, thì lại thành vô thần Tất nhiên có người có thể không cần leo hết các bậc, ví dụ nếu người ta không tiếp cận văn hoá phương tây qua chủ nghĩa Mác như trường hợp của tôi, thì không cần đi qua nó.
Cũng không thể có ai kiếm được một lúc một số lượng tương đối các loại sách theo chủ đề cả, nên chỉ cần mình giữ ở trong tư duy là « leo xuôi » (lấy cũ soi mới)theo đúng như các thứ tư tưởng ấy nhập vào VN chứ không « leo ngược » (lấy mới soi cũ) là được.


@root,
Tượng phật nhập niết bàn thì tôi chưa nhìn thấy tận mắt ở miền bắc bao giờ (tất nhiên là khả năng đi nhìn của tôi cũng hạn chế), nhưng mà để ý trong những ảnh root poste đã có tới 2 ông rồi. Những tượng thế này root thấy để ở đâu ?


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Chitto
post Apr 1 2008, 11:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #108

Sư cọ chùa mốc
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.904
Tham gia từ: 20-August 02
Thành viên thứ: 190



QUOTE(root @ Apr 1 2008, 10:35 PM)
Một cái tượng Phật nằm khác bày ngay trước mặt tượng Quan Âm. Mà Quan Âm ở đây rất đặc biệt: mỗi tay cầm một cái pháp khí của Mật Tông



Tượng này không phải Quan Âm "chính hiệu", mà là tượng Phật Chuẩn đề của Mật tông. Chuẩn đề thậm chí còn được tôn là Phật Mẫu, vì Chuẩn đề tức là Tối thượng Bồ đề, được coi là cội nguồn của Giác ngộ. Phật Chuẩn đề đặc trưng là 3 mắt, 18 tay cầm các loại pháp khí, trên đầu Phật Chuẩn đề không đội hình tượng phật A Di Đà như Quan Âm Bồ tát.



Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Chitto: Apr 1 2008, 11:12 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Apr 2 2008, 07:56 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #109

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE
@root,
Tượng phật nhập niết bàn thì tôi chưa nhìn thấy tận mắt ở miền bắc bao giờ (tất nhiên là khả năng đi nhìn của tôi cũng hạn chế), nhưng mà để ý trong những ảnh root poste đã có tới 2 ông rồi. Những tượng thế này root thấy để ở đâu ?


2 cái tượng Phật nằm là em chụp ở của Tảo Sách - Tây Hồ. Em nghĩ là nhiều khả năng các vị ở trong Nam mang ra. Gần đây hệ thống thiền viện của ngài Thanh Từ phát triển mạnh, lãnh đạo toàn là các vị nói tiếng miền trong cả. Có vẻ như ảnh hưởng của Phật giáo miền Nam đã dần dần rõ nét ra ngoài Bắc, vì họ có tiềm lực tài chính dồi dào. Hệ thống đào tạo tăng sĩ của miền Bắc có lẽ to nhất là cái đại học Phật Giáo ở Sóc Sơn. Em nghe một người trong ngành kể là trường đại học đó không đào tạo một tông phái cụ thể nào cả, mà chỉ đào tạo kiến thức Phật giáo tổng quát. Những sinh viên tốt nghiệp ở đó thì sau này đều lên lãnh đạo của các chùa, hoặc các tổ chức hội. Có lẽ vì thế nên ông sư chùa làng em mới cố gắng đi học để lấy cái bằng tại chức, đặng sau này còn tăng tiến đến các vị trí cao hơn trong giáo hội leuleu.gif


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 2 2008, 10:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #110

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root,
Thực ra đó là một điều đáng mừng thì đúng hơn chứ. Nó chứng tỏ người ta tư duy cho cả nước VN, chứ bây giờ còn phân biệt vùng miền thì toi à.

Hệ thống Thiền "Chưn không" (cố gắng viết ngọng kiểu thầy Thich Thanh Từ leuleu.gif ) có phải là hệ thống duy nhất ở VN đâu. Còn việc dậy kiến thức phật giáo cơ bản là đúng rồi. Sau đó việc tu như thế nào là việc của cá nhân. Thực ra thì thầy ấy cũng dậy Thiền bình thường như truyền thống thiền của tổ Huệ Năng, dựa vào kinh Kim cương "ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm".

Ở trên Chitto có nói tên của ngũ vị tôn ông. Người ta có thể dựa vào đó để xác định niên đại. Trong đó nó có hai chức Khâm Sai và Tuần (phủ). Hai chức này là chức quan đời nhà Nguyễn. Chức Tuần phủ chính thức có từ đời vua Minh Mạng (Nhà Nguyễn có 4 vua độc lập: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) lúc vua làm một cuộc cải cách hành chính bao trùm cả nước, chia tất cả thành tỉnh. Một tỉnh có 3 chức quan: Tuần Phủ (nếu là tỉnh to thì là Tổng Đốc) là người đứng đầu tỉnh coi về việc hành chính và hành pháp, ngoài ra còn có Đốc học coi về giáo dục, và Lãnh Binh coi về quân đội, an ninh. còn Khâm Sai là chức vụ đặc biệt được vua trao cho cai quản một vùng, thay mặt vua. Vì thế người pháp dịch là vice-roi, sau này mình dịch ngược lại lại thành phó vương, thực ra chức phó vương không tồn tại.

Như vậy kiểu thờ cúng này có từ giữa đời nhà Nguyễn. Nhưng không phải vì thế mà người ta có thể "dating" nó vào thời kỳ này. Vì có trường hợp đặt lại tên. Ví dụ quan lớn Tuần Tranh thực ra là thờ thần rắn (Bạch xà) có từ trước. Ngược lại người ta có thể khẳng định kiểu thờ ngũ vị tôn ông với các chức như thế này có từ thời Nguyễn.





--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Tạp Chí Quác Quàng Quạc · Bài mới tiếp theo »
 

13 Trang « < 9 10 11 12 13 >
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC