Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang « < 2 3 4 

· [ ] ·

 Ca Trù

Quan Huyện
post Apr 20 2009, 07:41 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #31

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 195
Tham gia từ: 15-April 09
Thành viên thứ: 8.473

Tiền mặt hiện có : 54.695$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



“Trù” trong “ca trù” từ tiếng Hán, nghĩa là “tấm thẻ đếm” (thẻ nhỏ bằng gỗ do khách nghe thưởng cho nghệ sĩ khi nghệ sĩ này trình bày được bài hát hay hoặc câu hát hay). Cuối bài hát căn cứ theo số thẻ được thưởng mà nghệ sĩ nhận tiền tặng từ khách.
Một số ca khúc có nét nhạc và hơi hướng lạ như bạn dẫn ở trên, thật ra chỉ mượn hơi ca trù để tác thành. (Cũng như Dương Thiệu Tước đã mượn hơi nam ai để sáng tác nhạc phẩm “Đêm tàn bến ngự). Còn ca trù chính hiệu không đơn giản như thế đâu.
Ca trù là lối hát cổ xưa của dân tộc Việt, có từ thời Lý, cách đây khoảng 800 năm, với rất nhiều tên gọi như: Hát Ả Đào, Hát Cô Đầu, Hát Nhà Trò, Hát Nhà Tơ... Đây là “tục nhạc”, một lối ca hát dân gian trong các dịp hội hè đình đám, khao vọng, (khác với đại nhạc, nhã nhạc là nhạc dùng ở cung đình). Đầu tiên là những bài hát “cửa đình” như dâng hương, giáo trống, thét nhạc, đọc phú, đọc thư. . . có tính cách thờ cúng, tôn vinh các vị thần hoặc những vị tiền bối có công với nước. Khi lễ tất, sang phần ăn uống, vui chơ, người ta ca hát, ngâm thơ... với nội dung mang chất trữ tình. Đó là những bài Hát Nói, Thiên Thai, Tỳ Bà và những bài hát vặt gọi là hát Huê Tình 36 giọng. Về sau khi các đô thị được phát triển, những người hành nghề đàn hát này đến thành phố mở những nhà hát và sinh sống chuyện nghiệp. (Ở Hà Nội xưa có những xóm cô đầu như Khâm Thiên,Vạn Thái). Đi nghe hát gọi là đi hát hay “xuống xóm”. 36 giọng cuối cùng gạn lọc còn chừng 20 giọng. Có những giọng xưa quá, không còn ai nhớ nổi. Với chừng ấy giọng còn lại cũng đủ làm say mê khách tri âm - những nhà văn, nhà thơ, những trí thức thích ca ngâm... Họ đến các nhà hát để nghe các cô đào hát thơ của mình, của bạn mình hoặc của Bạch Cư Dị, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê... để uống rượu, hút thuốc phiện, hoặc ái tình với những cô đầu rượu. chinese.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Quan Huyện
post Apr 20 2009, 09:30 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #32

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 195
Tham gia từ: 15-April 09
Thành viên thứ: 8.473

Tiền mặt hiện có : 54.695$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



“Ca trù” khởi đi từ miền Bắc, chỉ “nhập khẩu” vào Sàigòn thời Pháp thuộc (khoảng cuối thế kỷ 18) do những ông thông, ông phán, thầy ký từ ngoài Bắc vào làm việc tại các công sở trong Nam - những nhà văn, nhà báo, nhà thơ rời sông Hồng vào hành nghề ở Bến Nghé (Sàigòn) đều cảm thấy nhớ nhung giai điệu quê hương: Một điệu Tỳ Bà, một câu Sa Mạc... Do đó, việc mở nhà hát cô đầu, đối với họ là một nhu cầu cần thiết. Thế là vài ba nhà hát mọc lên ở Phú Nhuận, Tân Định... Ngay cả trên đài phát thanh Pháp Á cũng có chương trình ca trù do những nghệ sĩ miền Bắc nổi tiếng tham gia biểu diễn như Cô Kim Bảng, Huệ Đăng, Mộng Hoàn... Nhạc sĩ đàn đáy có kép đàn Tư Mã. Do sự phóng khoáng, lãng mạn của nghề chơi nên có lúc chính quyền cho rằng các nhà hát mang tính “hộp đêm” ra lệnh hạn chế hoạt động và chỉ được biểu diễn “ca trù” ở phòng trà, nơi giải trí công cộng. Ca trù mà biểu diễn ở nơi ồn ào, ăn uống búa xua, bên cạnh nhà hàng, quán cà phê, hồ tắm, còn đâu là thi vị và phong cách truyền thống. Vì thế khách tri âm thưa dần, tiếng “tom, chát” cũng lặng hẳn. Sau khi kép Tư Mã qua đời, ở Sàigòn hầu như không còn ai chơi đàn đáy nữa. Có người khắt khe lại cho rằng việc dẹp các nhà hát ả đào là đúng, vì nhà hát nào cũng có hai loại cô đầu: Cô đầu hát và cô đầu rượu. Cô đầu hát chỉ chuyên hát nhưng cô đầu rượu lại là một loại tiếp viên khiêu gợi. Đó là những cô gái trẻ đẹp, nhà nghèo chịu hầu hạ khách bằng mọi cách để kiếm tiền... Thật vậy, bênh cạnh những khách hào hoa, phong nhã, còn không ít khách “xuống xóm” tìm lạc thú với những mỹ nhân quyến rũ dâm tình. Thật khác xa với những nghệ nhân ngày xưa khi biểu diễn ca trù thường mặc quốc phục: Đào mặc áo dài, quần khăn nhung; kép đàn mặc áo the, đội khăn đóng. Cô đào phải tự mình vừa hát, vừa đánh phách. Cổ phách làm bằng một phiến tre già có ba cái dùi: Một dùi đơn, hai dùi kép. Tay trái cầm dùi đơn, tay phải cầm dùi kép (tức tay mặt sử dụng một lúc hai dùi), khi đánh phách phát ra ba thứ tiếng: rè, dòn và khỏe. Tiếng đàn, giọng ca, tiếng phách, tiếng tơ và tiếng trống chầu (do người nghe đánh lên để khen thưởng), bốn thứ tiếng đó xen đan vào nhau, tương phản về âm sắc nhưng lại hòa điệu tuyệt vời đã làm say mê không biết bao nhiêu danh sĩ tài hoa như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng... Kể cả những nhà cách mạng như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Võ Liêm Sơn… cũng đều là tác giả những bài ca trù nổi tiếng.
Back to top



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Âm nhạc - Hội họa · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang « < 2 3 4
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC