Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 33 34 35 36 37 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

Phó Thường Nhân
post Sep 5 2018, 05:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #341

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tang lễ của ông McCain có lẽ là một sự kiện đặc biệt, vì ngay cả Reagan, là tổng thống Mỹ có tiếng, tang lễ cũng không được chuyển tải, thông báo, tổ chức như thế, trong khi McCain chỉ là một thượng nghị sĩ, và thống đốc một bang (Arizona), cho dù ông ta là một thượng nghị sĩ có nhiều ảnh hưởng trên chính trường Mỹ, trong đảng Cộng Hoà, và là một nhân vật đóng góp nhiều vào chính sách đối ngoại của nhà nước này . Điều đáng chú ý là sự vắng mặt của tổng thống Mỹ đương thời, nhưng điều này cũng là ý nguyện của McCain và gia đình ông ta.
Với người VN, thì McCain còn có một vị thế đặc biệt, vì ông ta đã có đóng góp cho quan hệ VN-Mỹ trở lại bình thường. Trong lượng về tâm lý của McCain với xã hội Mỹ trong vấn đề này rất lớn, vì ông ta đã từng là tù binh ở VN, và nếu theo lô gíc thông thường, thì phải là người chống phá quan hệ VN-Mỹ quyết liệt nhất. Nhưng điều ngược lại đã xẩy ra, và đây cũng chính là điều đáng ghi nhớ, sự vĩ đại của ông ta. Ông ta đã hành sử đúng như một người quân tử.
Nhưng hành sử của McCain không phải là hiện tượng tâm lý mà người ta vẫn gọi là hội chứng Xờ tốc khôm, đó là hội chứng của các con tin sau khi được cứu thoát quay ra bảo vệ kẻ bắt cóc mình do được « giác ngộ ». Thái độ của McCain là thái độ của người Mỹ nhận thức rất rõ quyền lợi của đất nước mình, và từ nhận thức đó đã quay lại chơi với VN. Vì ông ta thấy rằng quan hệ tốt với VN có tác dụng bảo vệ quyền lợi nước Mỹ.
Trong 3 nước có nhiều thăng trầm trong quan hệ với Mỹ trên lịch sử thế giới hiện đại : VN, Triều Tiên, Cu ba, thì chỉ có VN là giải quyết vấn đề quan hệ với Mỹ thoả đáng nhất, Cu ba có lẽ là nước tiếp theo. Ngược lại quan hệ Bắc Triều Tiên – Mỹ thì còn nhiều ghập ghềnh chông gai, không biết thế nào.
Nhưng chính trường Mỹ vốn thay đổi liên tục, tương đối đồng bóng, nên VN phải luôn luôn thận trọng, vì mặc dù Mỹ và VN ở vào vị thế đồng minh tự nhiên (điều mà ông McCain nhận thức được rất rõ), nước Mỹ sẽ không thể từ bỏ chính sách « sai bảo ». Xã hội Mỹ cũng phức tạp, và các thế lực thù địch với VN không phải là hoàn toàn biến mất. Đáng tiếc hơn nữa, trong các thế lực này nhiều khi đóng vai trò con rối điên cuồng lại là « Việt kiều ».


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 5 2018, 05:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #342

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Dù TQ áp dụng lại chính sách « ẩn mình chờ thời », hiện tại nó chỉ là hình thức tuyên truyền, chứ không thay đổi chính sách phát triển. Đây là điều khác giữa « ẩn mình chờ thời » hiện tại và « ẩn mình chờ thời » thời Đặng Tiểu Bình.
Do sự phát triển tự nhiên của lực lượng sản xuất, quan hệ TQ-Mỹ sẽ dẫn tới đối đầu, chứ không phải là do « bốc máu tuyên truyền » mà ra. Điều đáng chú ý là cách làm của TQ, và VN nên theo đó mà rút kinh nghiệm. Để phát triển công nghệ, lực lượng sản xuất nội tại, tăng cường nội lực, nhà nước bắt buộc phải bảo hộ những nghành nghề có tác động quyết định tới kinh tế. Nhưng sự bảo hộ này chỉ có tính thời gian chứ không phải vĩnh viễn. Hiện nay TQ có kế hoạch bảo hộ với 25 ngành công nghệ, trong đó có công nghệ vũ trụ, người máy, ..Trong nhiều trường hợp, sự bảo hộ này đã là tự nhiên, do Mỹ đã phong toả kỹ thuật. Ngược lại ở những ngành nghề mà TQ đã đủ nội lực thì họ lại bỏ, ví dụ như trong công nghiệp sản xuất ô tô. Trong lĩnh vực ngân hàng tài chính cũng vậy. Chính vì thế mà chính quyền TQ, khi phái đặc phái viên kinh tế sang Mỹ đàm phán, tưởng rằng những sự « nhượng bộ » này về ô tô, tài chính sẽ ngăn cản được cuộc chiến thương mại.
Cuộc chiến thương mại TQ-Mỹ sẽ có lợi cho VN về lâu dài, bởi vì điều VN vẫn thiếu là công nghiệp phụ trợ, tức là công nghiệp tạo ra bán thành phẩm. Xuất xứ nguyên liệu bán thành phẩm ở đâu, sẽ quyết định phần lớn thuế đánh trên hàng hoá.
Hiện nay, nước Mỹ không thể không có quan hệ thương mại quốc tế, nó chỉ muốn kiểm soát để cho quan hệ đó lợi cho Mỹ nhất, tối ưu hoá sức mạnh của Mỹ, đồng thời không vì quan hệ thương mại này mà tạo ra đối thủ kinh tế, chính trị tiềm năng.
VN là nước đáp ứng được yêu cầu này. Đồng thời lại có vị trí địa lý ở cạnh TQ, nằm trên con đường thương mại lớn nhất thế giới qua biển đông. Hiện tại, cả về địa lý, lẫn thời cơ đều là cơ hội thuận lợi để VN vươn lên.
Nhưng phải tránh cái sai lầm là ăn xổi. Kiểu nhập đồ TQ rồi dán cái mác VN lên như kiểu phe vé thời bao cấp, mà không tìm cách hoặc tự mình phát triển công nghệ qua các chính sách bảo hộ khôn khéo, hoặc bắt đối tác bên ngoài chuyển giao, hay xây dựng các cơ sở công nghệ kỹ thuật thật sự


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 5 2018, 11:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #343

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Them mot so tin tuc truoc khi binh luan
Bao My va Moscow Times dang tin loi nhuan nganh nang luong Nga cao nhat the gioi, do dong rup sut giam, dan den chi phi san xuat giam, trong khi gia dau lai cao len





Russian oil giants are slick with profit in sanction-hit economy
Low costs and weak ruble combined with high production and strong prices have led to bumper revenues
Russian oilmen feel financially better than any other crude producer in the world
https://www.businesstimes.com.sg/energy-com...ion-hit-economy


Russian Oil Giants Offer Bright Spot in Economy Hit by Sanctions
https://themoscowtimes.com/news/russian-oil...sanctions-62730


Russian Oil Giants Offer Bright Spot in Sanction-Hit Economy
https://www.bloomberg.com/news/articles/201...it-by-sanctions


Sốc: Lợi nhuận ngành năng lượng Nga cao nhất thế giới
Theo đó, những nhà sản xuất dầu thô hàng đầu của Nga trong 6 tháng đầu năm 2018 đã có lợi nhuận tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm 2017 - một sự tăng trưởng quá bất ngờ trong thời cấm vận.


Ông Andrey Polischuk, chuyên gia phân tích năng lượng thuộc Ngân hàng Raiffeisen Centrobank của Áo, có trụ sở đóng tại Moscow cho biết “các công ty dầu mỏ Nga đang có tình hình tài chính tốt hơn bất kỳ nhà sản xuất dầu thô nào trên thế giới”.

Theo chuyên gia Polischuk, chi phí hoạt động thấp, năng lực sản xuất đã ở mức kỷ lục, đặc biệt là Nga đang thiết lập cơ chế thanh toán dầu thô thương mại bằng đồng rúp, đã tạo nên cột mốc lịch sử trong việc ăn nên làm ra của ngành năng lượng Nga.

Khi cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra tại Nga bởi tác động tiêu cực từ lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây năm 2014, ​​đồng rúp (RUB) đã sụt giảm một nửa giá trị so với đồng USD, khiến chi phí sản xuất của các công ty dầu thô của Nga giảm đi.

Trong khi đó, sau thời điểm chạm đáy vào tháng 1/2016, giá dầu thô đã liên tục tăng mạnh và tăng ổn định, từ đó, tạo ra lợi thế so sánh cho các doanh nghiệp khai thác và xuất khẩu dầu thô của Nga trước các đối thủ Âu-Mỹ.

“Một đồng rúp yếu, giá dầu thì tăng, thuế thì thấp hơn, những điều này đã giúp ngành năng lượng Nga có nửa năm 2018 bội thu với lợi nhuận tăng gấp đôi. Và với đường cong đầu ra giảm bớt, dòng tiền được thiết lập sẽ tiếp tục", theo The Moscow Times.

Theo báo cáo tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu của 5 nhà sản xuất dầu thô hàng đầu của Nga đã tăng 32%, từ 7,5 nghìn tỷ RUB - tương đương 109,8 tỷ USD - lên 9,9 nghìn tỷ RUB - tương đương 145 tỷ USD.

Tuy nhiên, tổng lợi nhuận ròng thì tăng gấp đôi, từ 625 tỷ RUB - tương đương 9 tỷ USD - lên 1,25 nghìn tỷ RUB - tương đương 18 tỷ USD. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = 12,6% - một con số nhiều người mơ ước.

Trong khi các doanh nghiệp khai thác và xuất khẩu dầu thô của Nga "ăn nên làm ra" thì các đối thủ Âu-Mỹ lại gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có tác động trái chiều từ các biện pháp trừng phạt Nga, khiến cho lợi nhuận tăng trưởng thấp.

Dù cổ phiếu của Rosneft PJSC, nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga, đang giao dịch chỉ bằng 7/11 của Royal Dutch Shell Plc, bằng 7/12 của BP Plc và bằng 7/15 của Exxon Mobil Corp, song tình hình tài chính của Rosneft vẫn khả quan hơn đối thủ.

Khi Mỹ đưa ra gói trừng phạt 2 giai đoạn với Nga vì Moscow bị cho là đứng sau vụ cựu điệp hai mang Sergei Skripal và con gái nghi bị đầu độc tại Anh, giới chuyên gia đã tỏ ra lo ngại về lợi nhuận của ngành năng lượng Nga trong những tháng còn lại.

Ông Alexander Kornilov, một nhà phân tích tại Công ty tài chính Aton LLC của Nga có trụ sở tại Moscow cho biết: “Cổ phiếu của các doanh nghiệp Nga đang bị áp lực vì các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ.

Điều này một mặt giúp tăng lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu của Nga - bao gồm các công ty dầu mỏ - khi đồng RUB suy yếu, nhưng mặt khác nó lại làm giảm giá trị vốn hoá trên thị trường của họ - sức mạnh tài chính vì vậy cũng bị suy giảm”.

Tuy nhiên, với giới đầu tư phương Tây thì rủi ro mà trừng phạt của Mỹ gây ra đối với thị trường Nga không quá lớn nên không khiến họ bận tâm và với họ cổ phiếu doanh nghiệp dầu thô của Nga vẫn hấp dẫn.

Theo ông Julian Rimmer, người phụ trách kinh doanh cổ phiếu tại thị trường mới nổi của Investec Bank Plc của Anh, có trụ sở tại London, thì thị trường cổ phiếu Nga rất lạc quan và cho rằng cổ phiếu Nga "vẫn là phương tiện đầu tư hoàn hảo".

Chuyên gia tài chính người Anh nhận định bất cứ điều gì xảy ra thì trong 6 tháng tới cổ phiếu "Big Oil" của Nga sẽ vẫn sẽ rất hấp dẫn vì những tín hiệu tích cực trong lĩnh vực dầu mỏ thế giới, nhất là giá cả tăng, mà chi phí của doanh nghiệp Nga lại thấp.

"Tất cả những tích cực vẫn đang hiện diện trong ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga - từ những rủi ro cung cấp toàn cầu đến đồng rúp yếu. Vì vậy, tôi vẫn nắm giữ cổ phiếu dầu mỏ của Nga", ông Alexander Losev, một nhà đầu tư khẳng định.

http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/so...e-gioi-3364929/






Nga “tẩy chay” USD, euro trong hoạt động thương mại với châu Á, châu Phi

Sputnik đưa tin, Nga đang chủ động sử dụng đồng nội tệ để trao đổi hàng hóa với các nước ở khu vực Trung Đông, Đông Nam Á, Mỹ Latinh và châu Phi.

Nói về việc chuyển sang sử dụng đồng nội tệ trong các hoạt động thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nga Denis Manturov cho biết: “Quá trình này sẽ không diễn ra nhanh chóng và chúng tôi thực hiện điều này không phải là nhằm đáp trả các hình thức trừng phạt”.

“Chúng tôi đã thực hiện điều này trong nhiều năm qua, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và có những hiểu biết về hoạt động của các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Trung ương của các quốc gia mà chúng tôi đang bắt đầu sử dụng nội tệ. Đó không phải là những nước châu Âu mà là các nước Trung Đông, Đông Nam Á, châu Mỹ Latinh và châu Phi”, ông nói thêm.

Cũng theo ông Manturov, các nhà sản xuất xe hơi Nga hiện nay đã bắt đầu giao dịch bằng đồng nội tệ với Thổ Nhĩ Kỳ để được cung cấp linh kiện các loại và một số công ty khác của Nga cũng đã tuyên bố có ý định dùng nội tệ trong tương lai. Bộ trưởng Công thương Nga khẳng định các nhà sản xuất của Thổ Nhĩ Kỳ “rất thoải mái sử dụng đồng nội tệ của mình”.

“Tôi không thể nói chắc chắn được có bao nhiêu công ty của Nga đã chuyển sang sử dụng đồng nội tệ bởi ngoài kia có hàng trăm nhà sản xuất. Tuy nhiên, ít nhất là một tháng trước đây, chúng tôi đã thảo luận với nhiều công ty và họ nói rằng họ sẽ chuyển sang dùng nội tệ trong tương lai gần. Việc sử dụng đồng nội tệ sẽ không mang lại nhiều rủi ro. Lúc này đồng lira đã yếu đi, đồng ruble cũng khá yếu, sử dụng chúng sẽ không mấy khó khăn”, ông Manturov nhận định.

Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cam kết rằng ông sẽ đảm bảo để các hoạt động giao dịch thương mại với Nga và các nước khác sẽ không dùng đồng USD. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại ở Nga và Iran đã đồng ý chi trả mua bán các mặt hàng cung cấp của nhau bằng đồng nội tệ.


https://infonet.vn/nga-tay-chay-usd-euro-tr...post273598.info




Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Sep 5 2018, 11:08 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 5 2018, 11:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #344

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :




Iraq chống Mỹ, bỏ đồng dollars, đổi dầu cho Iran
Iraq vẫn tiếp tục trao đổi dầu với Iran và từ bỏ dollars, thay bằng đồng euro, rial của Iran và đồng dinar Iraq trong các giao dịch thương mại khác.

Bất chấp áp lực của Washington để phá vỡ quan hệ kinh doanh với Iran, các đối tác thương mại quốc tế của Tehran quyết tâm duy trì sự hợp tác cùng có lợi của họ với nước Cộng hòa Hồi giáo này. Một số còn từ bỏ đồng dollars Mỹ trong giao dịch thương mại với Iran.

Chính quyền Iraq đã ngừng sử dụng đồng dollars Mỹ trong các hoạt động thương mại với Iran để ủng hộ đồng tiền quốc gia của mình (đồng Dinar) và đồng euro, chủ tịch Phòng Thương mại Iraq-Iran Yahya al-Ishaq nói với tạp chí Mehr hôm 03/9.

"Chúng tôi đã từ bỏ các giao dịch đồng dollars, hầu hết các giao dịch thương mại sẽ bằng euro, rial của Iran và đồng dinar Iraq, trong một số trường hợp, một hệ thống trao đổi cùng có lợi sẽ được xây dựng” - ông Yahya al-Ishaq cho biết.

Theo al-Ishaq, kim ngạch thương mại trung bình hàng năm giữa Iran và Iraq được quy đổi tương đương là 8 tỷ USD.

Theo ước tính của tờ nhật báo Financial Tribute của Iran, nước này đã xuất khẩu 5,57 tỷ USD hàng hóa phi dầu mỏ sang Iraq từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018, với thực phẩm và vật liệu xây dựng đứng đầu danh sách hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra, Iran cũng cung cấp xe và phụ tùng xe hơi, các linh kiện điện tử cho Iraq.

Trước đó, Thủ tướng Iraq Heydar Al-Abadi xác nhận rằng, Baghdad sẽ thực hiện các biện pháp trừng phạt do Mỹ áp đặt đối với Iran chỉ trong lĩnh vực ngân hàng. Ông nói thêm rằng ông sẽ cử một phái đoàn đến Washington để thảo luận về các giao dịch tài chính với Iran theo các biện pháp trừng phạt.

Trước đó, Iraq cũng đã cam kết sẽ tiếp tục tiến hành kế hoạch trao đổi dầu với Iran, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ. Hãng thông tấn Reuters chỉ ra rằng thỏa thuận hoán đổi có thể là cách trả nợ của Baghdad cho sự giúp đỡ của Tehran trong việc đòi lại tỉnh từ người Kurd.

Nước này vẫn tiếp tục vận chuyển dầu đến các nhà máy lọc dầu ở Iraq bằng 2 con đường, một là bằng đường bộ từ tỉnh Kirkuk sang và một dường khác bằng các tàu chở dầu trên vịnh Ba Tư.

Làn sóng đầu tiên của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ nhắm vào lĩnh vực ô tô của Iran, cùng với việc mua bán vàng và một số kim loại quý hiếm khác đã bắt đầu vào ngày 7 tháng 8.

Một loạt các biện pháp trừng phạt thứ hai nhắm vào các lĩnh vực năng lượng và ngân hàng của quốc gia dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào ngày 5 tháng 11.

Vào tháng 7, ông Brian Hook, giám đốc hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhắc lại lập trường cứng rắn của chính quyền Washington nói rằng, mục tiêu của Mỹ là gia tăng áp lực lên chế độ Iran bằng cách triệt tiêu doanh thu từ dầu thô của nước này.

Vào tháng 5, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tuyên bố quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 (còn gọi là Kế hoạch Hành động chung Toàn diện JCPOA) và khôi phục các lệnh trừng phạt đối với Tehran. Nhà Trắng cũng cho các công ty nước ngoài thời gian ân hạn từ 90 đến 180 ngày để chấm dứt các giao dịch với Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Động thái này đã gây ra những phản đối mạnh mẽ từ các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức cũng như Nga và Trung Quốc - những người đã liên tục bảo vệ thỏa thuận mang tính bước ngoặt này.

Ủy viên chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu là bà Federica Mogherini và các bộ trưởng ngoại giao từ Anh, Pháp và Đức cho biết trong một tuyên bố rằng các nước này sẽ giữ "các kênh tài chính mở hiệu quả" với Iran.

EU cũng đã đưa ra một đạo luật ngăn chặn trong một nỗ lực nhằm bảo vệ các công ty châu Âu đang kinh doanh hợp pháp với Iran khỏi ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt ngoại giao của Hoa Kỳ.

Quy chế cấm các doanh nghiệp châu Âu tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ, vô hiệu hóa bất kỳ phán quyết của tòa án nước ngoài đối với họ và cho phép họ thu hồi thiệt hại từ các hình phạt này.


http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...o-iran-3364807/





Cai bao nay rat ky la. Cai thanh tuu dau tien, tuc dang may tinh cho quan su, Nga da lam tu lau lam roi ma

5 thành tựu khoa học nổi bật nhất của nước Nga những năm gần đây
Sau khi Liên Xô tan rã, nạn quan liêu, trì trệ và tình trạng tham nhũng trong nghiên cứu khoa học đã khiến nền khoa học vàng son một thời này bị tụt dốc.

Một nền khoa học kỹ thuật tầm cỡ thế giới được xây dựng trong hơn 80 năm tồn tại của Liên bang Xô Viết hiện đang có nguy cơ suy tàn và tụt hậu nặng nề trong khung cảnh phát triển kinh tế thị trường tư bản tại nước Nga. Ở bài viết hôm nay, các bạn hãy cùng chúng tôi điểm mặt những thành tựu nổi bật nhất của nền khoa học Nga trong vòng một thập niên trở lại đây để thấy người Nga có gì để tự hào về nền khoa học nước nhà.

1. Máy vi tính sản xuất trong nước
Trong năm 2015, nhà máy "Izhevski" đã đi tiên phong sản xuất máy vi tính “cây nhà lá vườn”. Sản phẩm có tên "Elbrus-401" được sản xuất 100% trong nước dựa trên nền tảng bộ vi xử lý cũng do nước Nga chế tạo toàn bộ.

Chiếc máy tính này cũng sử dụng hệ điều hành cùng tên "Elbrus" được xây dựng trên nhân Linux. Máy vi tính tự sản xuất được đánh giá là công cụ quan trọng để xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng, cũng như sử dụng trong những lĩnh vực yêu cầu cao về an ninh thông tin.

Trông mẫu máy tính này không có gì nổi bật, thậm chí là còn rất xấu xí. Thế nhưng giá của nó không hề rẻ: 400.000 rúp, tương đương 136 triệu VND.

2. Động cơ máy bay
Chế tạo chiếc động cơ phản lực PD-14 là một dự án rất lớn của nước Nga. Người ta đã phải tạo ra 20 mẫu vật liệu mới hoàn toàn để phục vụ riêng cho dự án này.

Động cơ dòng PD sẽ được lắp đặt trong các loại máy bay phản lực và trực thăng thế hệ mới của Nga. Các kỹ sư Nga đã thành công trong việc tối ưu hóa động cơ để nó trở nên thân thiện với môi trường và hoạt động cực kỳ yên tĩnh.

Động cơ là một trong những thành phần quan trọng nhất của bất kỳ máy bay chiến đấu nào. Lịch sử công nghệ hàng không đã cho thấy giá trị của động cơ đối với hiệu suất của máy bay. Trong Chiến tranh Thế giới II, tiêm kích P-51 Mustang của Mỹ đã chứng minh sức mạnh vượt trội so với máy bay Đức sau khi thay thế động cơ.

Tương tự, tiêm kích F-14 Tomcat của Hải quân Mỹ ban đầu có động cơ quá yếu, dẫn đến 30% tai nạn. Bộ trưởng Hải quân Mỹ John Lehman từng gọi động cơ của F-14 là nỗi kinh hoàng. Các tiêm kích hiện đại như F-15 và tiêm kích thế hệ V F-22 Raptor phải trải qua nhiều lần thay đổi động cơ để đạt sức mạnh như ngày hôm nay, vị chuyên gia giải thích. Chính vì thế, các công nghệ sử dụng trong chế tạo động cơ PD-14 là bí mật quốc gia được bảo vệ cực kỳ nghiêm mật của Nga.

3. Vũ khí gây nhiễu
Đài phát quang học "Grach" được sử dụng cho những tàu đổ bộ hoặc tàu tên lửa cỡ nhỏ hoạt động ven biển. Nó sẽ khiến kẻ thù “bị mù” trong chiến đấu, giúp tàu thuyền có thể đổ bộ ngay lập tức lên bờ biển và bảo vệ sinh mạng cho binh lính khỏi hỏa lực địch. Điểm đặc trưng của loại vũ khí này được các nhà phát triển nhấn mạnh là không gây sát thương và phạm vi hoạt động hẹp.

Grach có thể dùng trong công tác chống cướp biển hoặc ngăn chặn những kẻ xâm nhập trái phép, đặc biệt hiệu quả vào ban đêm. Người Nga tự hào tuyên bố thứ vũ khí này của họ hiện tại có một không hai trên thế giới.

4. Smartphone 2 màn hình
Khi cả thế giới chao đảo vì iPhone thì điện thoại thông minh YotaPhone của Nga đã chuẩn bị ra mắt phiên bản thứ 3. Vladislav Martynov - giám đốc điều hành của công ty đã tiết lộ một số thông tin: máy sẽ có hai SIM, pin khỏe và thiết kế cao cấp.
2 phiên bản trước của YotaPhone đều có giá rất cao, thiết kế lại không hợp thời nên chưa đạt được thành công như mong muốn. Đại diện YotaPhone hứa hẹn rằng chiếc điện thoại thông minh 2 màn hình thế hệ thứ 3 sẽ được bán ra với mức giá hấp dẫn, nhưng cụ thể thì chưa tiết lộ.

Có nhiều nhà sản xuất smartphone của Trung Quốc cũng bày tỏ sự chú ý tới chiếc điện thoại đầy hứa hẹn này của Nga. Rõ ràng, trong tương lai gần người Nga có thể mong đợi sự tăng trưởng trong doanh số bán hàng của YotaPhone.

5. In nội tạng sống
Mặc dù công nghệ in 3D xuất hiện đầu tiên ở Mỹ, song cơ quan nội tạng sống được in 3D đầu tiên trên thế giới không phải được tạo ra ở đâu đó tại Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác, mà chính là ở Skolkovo, ngoại ô Moscow.

Cho dù dự án hiện vẫn còn đang trong giai đoạn thí nghiệm nhưng các nhà khoa học Nga cho biết họ đang nỗ lực hoàn thiện công nghệ này. Ngày mà con người có thể sử dụng thận và gan nhân tạo với giá thành rẻ, chất lượng tốt sắp trở thành hiện thực.

http://genk.vn/5-thanh-tuu-khoa-hoc-noi-ba...25223341325.chn


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 5 2018, 11:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #345

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :




Bac Pho, McCain hanh xu dung nhu mot nguoi quan tu. Nhung cung dau co gi dac biet, nhieu cuu binh My cung lam duoc nhu the, cho du noi bat la chuong trinh Kerry/McCain trong quan he voi VN.

Tuy McCain da bi bat vao tu nhung VN minh doi xu voi ong ta rat tot, du khi tranh cu tong thong, ong ta phai noi la minh bi tra tan.

Thuc ra, goc nhin cua McCain cung nhu Kerry deu la goc nhin doi ngoai, an ninh, vi the moi huu hao voi VN. Con neu ong nao goc nhin thuong mai/tai chinh thi cha coi VN la doi thu ro rang roi


QUOTE(Phó Thường Nhân @ Sep 5 2018, 10:01 AM)
Tang lễ của ông McCain có lẽ là một sự kiện đặc biệt, vì ngay cả Reagan, là tổng thống Mỹ có tiếng, tang lễ cũng không được chuyển tải, thông báo, tổ chức như thế, trong khi McCain chỉ là một thượng nghị sĩ, và thống đốc một bang (Arizona), cho dù ông ta là một thượng nghị sĩ có nhiều ảnh hưởng trên chính trường Mỹ, trong đảng Cộng Hoà, và là một nhân vật đóng góp nhiều vào chính sách đối ngoại của nhà nước này . Điều đáng chú ý là sự vắng mặt của tổng thống Mỹ đương thời, nhưng điều này cũng là ý nguyện của McCain và gia đình ông ta.
Với người VN, thì McCain còn có một vị thế đặc biệt, vì ông ta đã có đóng góp cho quan hệ VN-Mỹ trở lại bình thường. Trong lượng về tâm lý của McCain với xã hội Mỹ trong vấn đề này rất lớn, vì ông ta đã từng là tù binh ở VN, và nếu theo lô gíc thông thường, thì phải là người chống phá quan hệ VN-Mỹ quyết liệt nhất. Nhưng điều ngược lại đã xẩy ra, và đây cũng chính là điều đáng ghi nhớ, sự vĩ đại của ông ta. Ông ta đã hành sử đúng như một người quân tử.
Nhưng hành sử của McCain không phải là hiện tượng tâm lý mà người ta vẫn gọi là hội chứng Xờ tốc khôm, đó là hội chứng của các con tin sau khi được cứu thoát quay ra bảo vệ kẻ bắt cóc mình do được « giác ngộ ». Thái độ của McCain là thái độ của người Mỹ nhận thức rất rõ quyền lợi của đất nước mình, và từ nhận thức đó đã quay lại chơi với VN. Vì ông ta thấy rằng quan hệ tốt với VN có tác dụng bảo vệ quyền lợi nước Mỹ.
Trong 3 nước có nhiều thăng trầm trong quan hệ với Mỹ trên lịch sử thế giới hiện đại : VN, Triều Tiên, Cu ba, thì chỉ có VN là giải quyết vấn đề quan hệ với Mỹ thoả đáng nhất, Cu ba có lẽ là nước tiếp theo. Ngược lại quan hệ Bắc Triều Tiên – Mỹ thì còn nhiều ghập ghềnh chông gai, không biết thế nào.
Nhưng chính trường Mỹ vốn thay đổi liên tục, tương đối đồng bóng, nên VN phải luôn luôn thận trọng, vì mặc dù Mỹ và VN ở vào vị thế đồng minh tự nhiên (điều mà ông McCain nhận thức được rất rõ), nước Mỹ sẽ không thể từ bỏ chính sách « sai bảo ». Xã hội Mỹ cũng phức tạp, và các thế lực thù địch với VN không phải là hoàn toàn biến mất. Đáng tiếc hơn nữa, trong các thế lực này nhiều khi đóng vai trò con rối điên cuồng lại là « Việt kiều ».
*




--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 6 2018, 05:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #346

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Do báo chí chính thống ở VN đề cao những người lính này, khiến ta có cảm tưởng toàn bộ lính Mỹ nghĩ như vậy. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng.Họ chỉ là thiểu số. Muốn tìm hiểu nó, người ta phải đọc và tìm hiểu tài liệu tiếng Anh, của người Mỹ viết cho người Mỹ. Chỉ có tìm hiểu như thế, thì ta mới biết được thực chất tâm lý của những người lính Mỹ.
Cái mà đại đa số người lính Mỹ lên án chiến tranh, không phải vì nó là phi nghĩa, mà vì họ bị sử ức. Tức là chiến đấu cho nhà nước Mỹ, nhưng lúc quay về nước lại bị tổng sỉ vả của một bộ phân dân chúng, khiến họ hoang mang không hiểu tại sao. Một số khác thì thấy thực tế chiến tranh không thể thắng được, vì đối diện với họ không phải là một quân đội chính quy mà là toàn xã hội, toàn dân. Một bộ phận khác thì lại thấy rằng cái « đồng minh » mà họ phải bảo vệ, thực ra chỉ là một lũ tay sai, đục khoét hối lộ.
Còn tại sao một bộ phận dân chúng Mỹ lại tổng sỉ vả cuộc chiến tranh, bởi vì chính phủ Mỹ không chỉ ra được làm thế nào để thắng. Đối với một người Mỹ bình thường, khi con cái họ phải đi làm nghĩa vụ quân sự nguy hiểm, nhưng không phải để bảo vệ nước Mỹ chống xâm lược, mà lại là một cuộc can thiệp bên ngoài, không có tác động trực tiếp tới an ninh Mỹ thì họ phản đối.
Người lính Mỹ đi nghĩa vụ quân sự sang VN có tuổi đời rất trẻ, độ tuổi trung bình là 18. Tại sao lại thế ? bởi vì vào độ tuổi này, người ta mới hết học phổ thông, bắt đầu vào đời, chưa tham gia vào guồng máy kinh tế, chưa đi làm. Như vậy gọi đi nghĩa vụ quân sự, sẽ ảnh hưởng ít nhất tới kinh tế nước Mỹ.
Khác với các cuộc chiến ở I rắc vào thập niên 90, khi lính Mỹ không được tiếp xúc với dân sở tại. Lính Mỹ ở VN được tiếp xúc với dân, và với sức mạnh đồng đô la, dù chỉ là tiền lương lính, họ là những ông vua con. Sex thả dàn, ăn uống đập phá thả dàn,và điều này đã làm băng hoại xã hội miền Nam trong vùng tạm chiếm dưới quyền kiểm soát của chế độ Sài gòn. Với đứa trẻ mới vào đời, ấn tượng này cực mạnh, vì lúc quay về Mỹ, họ chỉ còn là những con người bình thường, thậm chí dưới bình thường, vì không thể tham gia vào guồng máy xã hội Mỹ bình thường được nữa (cái này vẫn được gọi là hội chứng VN). Chính vì thế mà về sau này, họ quay trở lại VN để tìm lại cảm giác này. Tâm lý này của lính Mỹ cũng không khác gì tâm lý của người lĩnh viễn chinh Pháp. Ở đây không có cái gì là ăn năn hối hận, hay yêu mến VN cả.
Khi ta đã có cái nhìn tổng quan như thế, thì mới thấy McCain là đặc biệt. Và những người như ông ta là một bộ phận nhỏ. Điều quan trọng hơn nữa, là do vị thế chính trị, gốc gác gia đình McCain đã đóng vai trò quan trọng trong việc bình thường hoá quan hệ với VN. Gia đinh McCain là hạng quý tộc của nứơc Mỹ, chứ không phải là dân thường, giống như gia đình Kennedy hay Bush.. Như vậy ông ta lại là một thiểu số trong thiểu số.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 7 2018, 05:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #347

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhân có sự kiện Bác Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Nga theo lời mời của tổng thống Putine và hai bên có ra được một tuyên bố chung, trong đó có nhiều điều khoản khá quan trọng. Nên tôi sẽ bình luận nóng ở đây, quan hệ VN với Mỹ, Nga, TQ.
Chuyến thăm của Tổng bí thư, với tôi rất đúng thời cơ, khi ta nhìn vào sự thay đổi trên chính trường quốc tế từ khi tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền, khiến chính sách của Mỹ đi theo một lối rẽ khác hoàn toàn không giống với kịch bản mà các đời Tổng thống trước ông ta đi theo. Nguyên nhân của nó tôi đã nói tới trong chủ đề bình luận về cuộc bầu cử tổng thống này, nên không nói lại ở đây.
Bất luận việc đề xuất cuộc gặp mặt đến từ phía nào : Nga hay VN, vì với thông tin chung chung « nhận lời mời của tổng thống Putine », ta không xác định được, việc này rất đúng thời cơ. Tất nhiên nếu ta biết bên nào chủ động, thì sẽ càng hiểu rõ động cơ hơn. Nhưng ngay trong trường hợp Nga mời, VN cũng có thể thấy không hợp thời cơ không nhận. Việc có cuộc gặp mặt này, đã chứng tỏ quan niệm, việc đánh giá tình hình quốc tế của hai bên tương đồng nhau.
Tại sao lại đúng thời cơ. Nhìn chung, trong quan hệ quốc tế, nếu nước Nga mạnh lên, độc lập tự chủ hơn thì có lợi cho VN, bởi vì trong các cường quốc hiện tại trên thế giới bao gồm cả Mỹ, TQ thì sự mạnh lên của Nga không biến thành sức ép lên VN. Điều đáng sợ là Nga bị sức ép trở thành cái đuôi cho một nước khác, mà ta có thể nói luôn ở đây là TQ. Cũng có vị thế như vậy là Ấn độ, nhưng Ấn độ sức lực còn quá mỏng. VN cũng có những đối tác khác như Nhật, Pháp, Anh và Đức (nhưng sau vụ Trinh Xuân Thanh, thì cần phải có chút thời gian hàn gắn, không kể Đức ảnh hưởng global không lớn), nhưng những đối tác này ngoài việc ý đồ của họ chưa chắc compactible với VN, họ bị buộc chặt vào Mỹ, độ độc lập không cao.
Mặc dù vai trò kinh tế của Nga với VN không cao, nhưng với quốc phòng an ninh thì lại quan trọng bậc nhất, vì Quân đội VN hầu như hoàn toàn trang bị vũ khí Nga, dẫn đến sự phụ thuộc vào hầu cận, thiết bị thay thế, kỹ thuật.
Trong suốt đời tổng thống Mỹ Obama, Nga trở thành trung tâm điểm đối kháng của Mỹ, bắt buộc phải bám càng TQ. Điều này càng dễ khiến cho sức ép của TQ lên VN nguy hiểm hơn.
Quan hệ Nga-Trung quốc hiện nay có thể coi như đồng minh, dù hai bên đều không có một hiệp định ràng buộc về mặt pháp luật kiểu NATO. Sự hợp tác này sẽ càng ngày càng tăng, trong nhưng lĩnh vực quan trọng như Không gian, vũ trụ, các vấn đề an ninh Đông Bắc Á.. không kể kinh tế. Cho nên hi vọng vào một sự lủng củng trong liên minh này là điều không nên đặt cược vào.
Nhưng tuỳ thuộc vị thế tương quan lực lượng hai bên, mà sự nhượng bộ của bên này với bên kia trong liên minh ấy sẽ có tác động tới VN.
Về mặt cơ bản, Nga cũng là đồng minh tự nhiên của VN.
Hiện tại mặc dù Mỹ vẫn tiến hành chính sách thù địch với Nga, nhưng do Mỹ cũng bắt đầu cuộc chiến tranh thương mại với TQ mà vị thế của Nga trong liên minh Nga-Trung lại lên. Nếu cuộc chiến thương mại và những mâu thuẫn Mỹ-Trung bị đẩy lên cao nữa, thì vai vế của Nga trong liên minh Nga-Trung càng tăng. Tiếng nói của Nga càng có trọng lượng, và TQ không thể ép Nga nhượng bộ cho lợi ích của mình ví dụ ở biển Đông, vì TQ cần Nga nhiều hơn. Tức là Nga độc lập hơn.
Để lợi dụng được cơ hội này, thì VN phải có hai thái độ. Một mặt với TQ vừa thể hiện sự kiên quyết không khoan nhượng trong việc bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình (như ở biển Đông), đồng thời không hùa theo đánh TQ, mà phải thể hiện thái độ thân thiện của một nước láng giềng. Một mặt tăng cường hợp tác với Nga, nhưng theo hướng bình đẳng hơn, chủ động hơn. Vì Nga cũng cần điều đó. Nga hiện tại không thể « bánh bao » cho VN như thời Liên Xô. Tuyên bố chung Nga-VN là đi theo chiều hướng này. Đó là điều rất tốt.
Tại sao lại thế ? Bởi nếu TQ định gây sự với VN, như một dạng chống Mỹ qua một dạng « proxy war » thì họ sẽ không thể, bởi vì họ không thể biện hộ điều đó với đồng minh Nga của mình. Và trong điều kiện TQ yếu thế đi trong liên minh Nga-Trung, thì TQ chắc chắn phải suy nghĩ nhiều lần trước khi hành động nếu Nga không « bật đèn xanh ».
Tất nhiên VN không chỉ có quan hệ với Nga, TQ mà còn với Mỹ nữa. Yếu tố Mỹ rất quan trọng với VN. Nhưng quan hệ VN-Mỹ phải cần rất nhiều thời gian để nó có thể hiệu quả hơn trong lĩnh vực an ninh, vì nó có rất nhiều lực cản từ phía Mỹ đồng thời có cả những yếu tố kỹ thuật, tài chính.
Hãy tưởng tượng Vn chuyển sang mua vũ khí Mỹ, bỏ ngoài tất cả những vấn đề khác, chỉ riêng vấn đề kỹ thuật cũng phải tốn ít nhất 10 năm mới có thể làm được. Nhưng nó còn vướng những vấn đề khác. Đó là :
Về mặt tác chiến, tư duy quân đội khí tài Mỹ là « tiêu tiền chùa », vì thế tất cả mọi vấn đề kỹ thuật đều được giải quyết bằng các phương pháp rất cồng kềnh, tốn phí.. Quân đội VNCH đã từng được Mỹ trang bị, đã thể hiện rõ nét cái tư duy này. Nhìn trên giấy tờ thì nó rất đẹp, đầy đủ lệ bộ, nhưng nếu không đủ lệ bộ thì nó cũng không tác chiến được. Mua vũ khí Mỹ mà không tác chiến kiểu Mỹ, hay tìm được một hình thức thích hợp thì cũng không được.
Về mặt khí tài, Mỹ cũng sử dụng chúng như cái dây trói buộc đồng minh, bắt lệ thuộc. Tất nhiên các nước khác ngay cả Nga cũng co tư duy ấy, những phạm vi của nó hạn hẹp hơn. Lấy ví dụ. Ai cập được Mỹ trang bị F16, nhưng khi nước này can thiệp vào Lybia thì lại phải dùng máy bay có nguồn gốc Pháp (Mirage). Bởi Mỹ khoá mõm F16 khiến nước này không dùng được. Như vậy với VN, để có thể sử dụng hiệu quả nhất khí tài Mỹ, nhất định phải đứng vào một liên minh quân sự do Mỹ cầm đầu, nhưng điều đó cũng chưa đủ, mà bản thân Mỹ phải thấy điều đó theo sự điều khiển của họ nữa. Thổ năm trong NATO, nhưng không vì thế mà được Mỹ ủng hộ vô điều kiện.
Nhưng đứng vào liên minh kiểu này thì VN không thể. Vì điều đó có nghĩa là tuyên chiến với TQ. Tất nhiên trong trường hợp TQ đánh VN, Nga ủng hộ TQ hay bị TQ « khoá mõm », thì VN bắt buộc phải làm như thế. Nhưng tình hình hiện trạng không như vậy, và vN phải có chính sách ngoại giao kinh tế thích hợp để trường hợp đó không xẩy ra.
Về quy trình mua bán, Mỹ đặt ra rất nhiều luật lệ thông lệ, do bản thân trong lòng nước Mỹ nó cũng phải trung hoà rất nhiều « lợi ích nhóm » đối kháng nhau. VN chiều được nó cũng hết hơi.
Chính vì Mỹ có rất nhiều lực cản như vậy, mà quan hệ Mỹ-Việt chỉ có thể tăng từ từ. Không phải vì VN muốn thế, mà lực cản là từ Mỹ, VN không có khả năng trung hoà nó được. Nhưng quan hệ Việt –Mỹ sẽ tăng. Ta không phải sốt ruột.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 10 2018, 11:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #348

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Iran tan cong ten lua vao luc luong ly khai nguoi Kurd o Iraq. Co le day la thong diep va don tra dua voi My. Nhung de giai ma day du thong diep cua Iran thi co le k don gian. Tong thong Iran cung cho biet rang khong ngay nao ma My khong gui den yeu cau dam phan cho Iran

Iran’s Revolutionary Guard claims missile attack on separatist Kurds in Iraq

Thông tin về vụ tấn công này được chính các quan chức người Kurd cho biết, cuộc tấn công của Iran đã khiến 11 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

Hình ảnh về vụ tấn công đã được Đảng dân chủ người Kurd Iran (PDK) đăng lên twitter hình ảnh và video về các vụ nổ cùng với nhiều người bị thương tại các trụ sở ở Koya, khu bán tự trị người Kurd ở Iraq.

Ông Jabbar Yawar, người phát ngôn lực lượng an ninh Peshmerga người Kurd tại Iraq cho biết: "Theo các báo cáo ban đầu, có khoảng 11 người chết và khoảng 20-30 người bị thương. Cuộc không kích nhằm vào một hội nghị do một văn phòng của một đảng tổ chức vào sáng 8/9", vị phát ngôn viên này cho biết.

Phản ứng sau cuộc tấn công đúng 1 ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iraq Ahmed Mahjoub đã chỉ trích các vụ tấn công bằng tên lửa do lực lượng vũ trang Iran tiến hành, nhằm vào trụ sở của đảng KDP và các trại tị nạn gần đó thuộc miền Bắc Iraq.

"Bộ Ngoại giao phản đối sự xâm phạm chủ quyền của Iraq bằng việc tấn công bất kỳ mục tiêu nào trong lãnh thổ Iraq mà không có sự phối hợp trước với nhà chức trách nước này nhằm bảo vệ dân thường khỏi ảnh hưởng của những hoạt động như vậy", ông Ahmed Mahjoub cho biết.

Lực lượng IRGC sau đó đã thừa nhận tiến hành vụ tấn công bằng loạt tên lửa này.


https://www.reuters.com/article/us-mideast-...s-idUSKCN1LP08Q
https://globalnews.ca/video/4437055/irans-r...t-kurds-in-iraq
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...u-iran-3365211/


Ấn Độ lách trừng phạt của Mỹ để mua dầu Iran

Chính phủ Ấn Độ đã cho phép thực hiện việc cung cấp dầu từ Iran bằng tàu chở dầu của Iran sau khi Công ty hàng hải quốc gia của Ấn độ Shipping Corporation of India quyết định ngừng vận chuyển dầu Iran để tránh lệnh trừng phạt của Mỹ.
Để lách lệnh cấm vận của Mỹ, Chính phủ Ấn Độ đã cho phép thực hiện việc vận chuyển dầu nhập khẩu từ Iran bằng tàu chở dầu của Iran sau khi Shipping Corporation of India ngừng vận chuyển dầu của Iran vì mối đe dọa trừng phạt của Mỹ, tờ báo The Asian Age ngày 4/9 dẫn nguồn tin của chính phủ Ấn Độ cho biết. "Bộ Giao thông vận tải hàng hải đã cho phép các nhà nhập khẩu dầu chuyển sang sử dụng các dịch vụ của Công ty Tanker quốc gia Iran (NITC), độc lập đàm phán với công ty này về cước phí vận tải và bảo hiểm hàng hoá" - tờ The Asian Age trích dẫn một nguồn tin chính phủ.

"Để vượt qua lệnh cấm vận của Mỹ, Ấn Độ gần như lặp lại kinh nghiệm của Trung Quốc, nơi mà dầu nhập khẩu từ Iran được chuyên chở đến bằng tàu của công ty Iran. Những hành động của Ấn Độ và Trung Quốc, hai khách hàng tiêu thụ lớn nhất của dầu mỏ Iran, đã cho thấy rằng nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ không thể bị cắt đứt khỏi các thị trường dầu thế giới dù cho kể cả khi lệnh trừng phạt của Mỹ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 11" - The Asian Age nhận xét.

Trong tháng 7/2018, các nhà nhập khẩu Ấn Độ đã đạt được một con số kỷ lục về nhập khẩu dầu: nhập mỗi ngày 768.000 thùng dầu của Iran, và họ có kế hoạch đến tháng 3/2019 sẽ tăng gấp đôi chỉ số này. Tuy nhiên, việc Ấn Độ có gia tăng nhập khẩu dầu của Iran hay không sẽ còn phụ thuộc không ít vào kết quả của các cuộc đàm phán trong định dạng "2 + 2" sẽ tổ chức vào ngày 6/9 tại New Delhi giữa Ngoại trưởng Michael Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis của Mỹ với những người đồng cấp Ấn Độ.

https://petrotimes.vn/an-do-lach-trung-phat...ran-513706.html



Nga thặng dư ngân sách 20 tỷ USD/7 tháng
Thặng dư ngân sách của Nga tăng 4.400%, vượt dự báo 4.000%

Theo số liệu của Bộ Tài chính Nga, thặng dư ngân sách liên bang của Nga trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 1,38 nghìn tỷ rubles - tương đương 20 tỷ USD, và theo tính toán cả năm sẽ đạt khoảng 2,62 ngìn tỷ - tương đương 38 tỷ USD.

Ngày 6/9, phát biểu tại Diễn đàn Tài chính Moscow, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Oreshkin nêu rõ, các chỉ số kinh tế vĩ mô tăng cao là chìa khóa tăng trưởng bền vững cho kinh tế Nga.

Ngoài ngân sách thặng dư, khoảng 1% GDP - tính theo sức mua của đồng ruble (RUB) - Nga cũng có tài khoản vãng lai thặng dư hơn 2% GDP và nợ nước ngoài của Nga lại quá thấp.

Trong khi đó, chi ngân sách thấp hơn dự toán, xuống chỉ còn hơn 7,6 nghìn tỷ rubles - tương đương 110 tỷ USD - một dấu ấn trong điều tiết vĩ mô của chính phủ Nga và là yếu tố quan trọng giúp thặng dư ngân sách liên bang.

Xin nhắc lại, ngày 24/11/2017, Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) đã thông qua Dự luật ngân sách liên bang mới, dự toán ngân sách năm 2018 và kế hoạch ngân sách giai đoạn 2019-2020.

Theo dự luật, tổng thu ngân sách của Nga sẽ đạt 15,26 nghìn tỷ rúp (256 tỷ USD) vào năm 2018, đạt 15,55 nghìn tỷ rúp (260 tỷ USD) vào năm 2019, và đạt 16,3 nghìn tỷ rúp (273 tỷ USD) vào năm 2020.

Tổng chi ngân sách theo kế hoạch là 16,53 nghìn tỷ rúp (277 USD) vào năm 2018, 16,4 nghìn tỷ rúp (275 tỷ USD) vào năm 2019 và 17,15 nghìn tỷ rúp (287 tỷ USD) vào năm 2020.

Thâm hụt ngân sách liên bang, dự báo sẽ là 1,3 nghìn tỷ rúp (21.8 tỷ USD) vào năm 2018, 819,1 rúp (13,7 tỷ USD) vào năm 2019 và 870 rúp (14,5 tỷ USD) vào năm 2020. Theo TASS

Vậy mà chỉ trong 7 tháng đầu năm 2018, ngân sách Nga đã thặng dư 20 tỷ USD, chi ngân sách liên bang giảm tới 51 tỷ USD so với dự toán - thực chi là 110 tỷ USD/dự toán là 161 tỷ USD.

Đáng nói là nguồn thu ngân sách của Nga trong 7 tháng từ dầu-khí đả giảm 18%, từ 55% xuống còn 45%, cho dù giá dầu thô liên tục tăng, sản lượng khí đốt tự nhiên và khí hoá lỏng cũng tăng mạnh, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết.

Như vậy, với khoản thặng dư 20 tỷ USD/7 tháng đầu năm 2018, thặng dư ngân sách của Nga đã vượt mức dự báo của chính phủ nước này là 4.000% và có mức tăng tới 4.400% so với năm 2017.

Theo Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Oreshkin, việc kinh tế Nga tăng trưởng trở lại bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ-phương Tây, đã giúp chính phủ Nga bắt tay vào thực hiện hàng loạt giải pháp, biện pháp kinh tế - xã hội quan trọng.

Đó là các dự án thúc đẩy phát triển trong các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế cũng như kế hoạch tăng cường hoạt động đầu tư và đặc biệt là tiến trình cải cách hưu trí đang phát huy hiệu quả.

Từ những dấu hiệu tích cực, Bộ Phát triển Kinh tế Nga dự báo tăng trưởng kinh tế đất nước có thể đạt 2% vào năm 2020 và 3% trong năm 2021, dù quý II/2018 đã tăng 2,5% và IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng 3,9% ngay trong năm 2018.

Nếu như năm 2017, lần đầu tiên khoản thu từ xuất khẩu dầu thô nước Nga không sử dụng tới -đó là khoản thu từ trên 40 USD/thùng - tạo ra mức đệm tài chính, đảm bảo an toàn cho nền kinh tế Nga trước tác động bất lợi từ bên ngoài.

Từ năm 2018, ngân sách nhà nước Nga đã được xây dựng và thực hiện dựa trên nguyên tắc 3 năm/1 lần - điều từng trở thành cột mốc lịch sử cho nền tài chính Nga, thậm chí kể cả nền tài chính Liên Xô.

Vậy nhưng giá trị và ý nghĩa của cột mốc lịch sử nền tài chính Nga còn nhanh chóng được nâng lên chỉ sau 7 tháng, khi mọi dự báo tích cực của chính phú Nga đều bị vượt qua, báo trước Luật ngân sách của Nga phải sớm sửa đổi để theo kịp thực tế.






--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 11 2018, 12:04 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #349

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nga, Nhat hop tac ve khi hoa long LNG. Khong biet sao bac Nhat lai dam to gan vay nhi? Truoc day co dam dau

REFILE-Russia's Novatek signs LNG agreement with Japan's JOGMEC
Putin discusses Japan's involvement in Sakhalin 2, Arctic LNG 2 projects with Abe
Russia's Novatek signs LNG agreement with Japan's JOGMEC
Novatek controls the Yamal LNG project, in which France's Total along with China's CNPC and the Silk Road Fund are minority shareholders

Nga - Nhật đột phá hợp tác về khí hóa lỏng
Nga và Nhật Bản tìm kiếm dự án hợp tác khai thác năng lượng ở Bắc Cực và vùng Viễn Đông.


Thông tấn TASS của Nga cho hay, các công ty Nhật Bản đang chủ động thảo luận về việc tham gia vào dự án khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) với Nga ở cả vùng Bắc Cực và Kamchatka.

Theo trả lời của Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko với hãng thông tấn này ở Diễn đàn Kinh tế Viễn Đông lần thứ 4 diễn ra tại Vladivostok, Chính quyền Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ các công ty của nước này tham gia dự án LNG với Nga.

"Như Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề cập trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg hồi tháng 5, Nhật Bản rất quan tâm đến hợp tác trong khu vực Bắc Cực. Các công ty của Nhật Bản hiện đang thảo luận về 2 dự án LNG ở Bắc Cực và ở Kamchatka" - ông nói.

Sự hợp tác năng lượng Nga- Nhật được đề cập từ hồi năm 2013.

Vào thời điểm đó, Gazprom có ý định mở rộng hợp tác với Công ty Khí đốt Viễn Đông Nhật Bản với hy vọng sẽ giảm chi phí LNG bằng cách tham gia xây dựng cơ sở sản xuất với đối tác Nga.

Dự án mà cả hai tập trung hướng vào xây dựng cơ sở sản xuất LNG ở ngoại ô Vladivostok và cùng bán LNG ở Nhật Bản.

Công ty Khí đốt Viễn Đông Nhật Bản được thành lập vào tháng 12/2012 dựa trên thỏa thuận của các doanh nghiệp lớn của Nhật như Tập đoàn Itochu, Tập đoàn khai thác dầu khí Nhật Bản, Tập đoàn Marubeni, Tập đoàn INPEX và Công ty khai thác dầu mỏ Itochu.

Hợp tác khác giữa hai nước là dự án năng lượng trên bán đảo Yamal (Cực Bắc Siberia). Nhật Bản rất quan tâm tham gia xây cơ sở sản xuất LNG tại đây cùng với công ty Novatek của Nga.

Đối tác phía Nhật Bản có thể là các công ty lớn như Mitsui và Mitsubishi. Khí hóa lỏng sẽ được vận chuyển theo tuyến hàng hải biển Bắc.

Chính phủ Nga sẵn sàng mở cửa cho các nhà đầu tư Nhật Bản trong không gian rộng lớn từ Viễn Đông đến Kaliningrad. Mặc dù giới doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động với vẻ thận trọng trên thị trường Nga, nhưng họ đang thu được không ít những ví dụ hợp tác thành công.

Với dự án xây dựng nhà máy khí hóa lỏng tại Bắc Cực, Nga đã có sự hợp tác kỹ thuật của Nhật để có thể phát triển công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

Giới phân tích cho rằng, Tokyo đang mong muốn được tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của nước Nga vì Nhật Bản vốn không được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên và chỉ tự bảo đảm được một nguồn cung năng lượng tối thiểu.

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cũng đã hợp tác với Nga trong nhiều dự án sản xuất khí đốt tự nhiên ở đảo Sakhalin.

Theo các nhà phân tích, bất chấp những tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng thập niên đã chia rẽ đôi bên, Tokyo và Moscow đang xích lại gần nhau hơn.

https://af.reuters.com/article/commoditiesNews/idAFR4N1VS01H
https://energy.economictimes.indiatimes.com...jogmec/65756919
http://tass.com/economy/1020817


Russia sets standards for organic food production
Russia looks to become leading organic food exporter as Europe sees future in GMO

Nga nuôi tham vọng cường quốc nông nghiệp sạch
Luật hóa sản phẩm organic, Nga hướng tới nền nông nghiệp cao cấp.


Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu tháng này vừa ký một đạo luật mới quy định về sản xuất, bảo quản và vận chuyển các sản phẩm organic tại Nga.

Đạo luật cấm các hóa chất nông nghiệp, thuốc trừ sâu, hormone và chất kích thích tăng trưởng kháng sinh.

Đạo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, quy định các tham chiếu cho "sản phẩm hữu cơ", "nhà sản xuất sản phẩm hữu cơ" và "nông nghiệp hữu cơ", cũng như các bộ quy định kiểm soát các vấn đề sản xuất, bảo quản, dán nhãn, buôn bán và vận chuyển mặt hàng này.

Đạo luật không quy định về các mặt hàng như nước hoa, mỹ phẩm và dược phẩm, hạt cây rừng, săn bắt, đánh cá tự nhiên tách bạch với nghề nuôi trồng thủy sản.

Đến nay, hơn 80 quốc gia đã thông qua những quy định tương tự.

Những nỗ lực để áp dụng các biện pháp trên đã được khởi xướng từ 15 năm trước đây ở Nga. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hồi đầu năm nay từng khẳng định rằng đạo luật trên có thể giúp nước này giành được 25% thị trường sản xuất organic toàn cầu.

Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin cho rằng, đạo luật trên bao gồm cả việc tạo ra một hệ thống đăng ký quốc gia, sẽ giúp đào thải những nhà sản xuất không trung thực ra khỏi thị trường và sẽ có tác động tích cực tới chất lượng của các sản phẩm organic.

Từ năm 2015, Tổng thống Putin đã thông báo các kế hoạch biến Nga thành nhà sản xuất lớn nhất các thực phẩm lành mạnh và chất lượng cao. Vào cuối năm 2017, nhà lãnh đạo Nga tuyên bố trên website của Điện Kremlin rằng Moscow đang tiến hành các biện pháp cải thiện năng suất nông nghiệp để đưa nước này thành nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm organic ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

"Nga là một trong những nền kinh tế đi đầu toàn cầu về xuất khẩu ngũ cốc, dầu thực vật, cá và một số thực phẩm khác. Chúng tôi kỳ vọng trở thành nhà sản xuất hàng đầu các thực phẩm sinh thái sạch cho những nước láng giềng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương" - ông chủ Điện Kremlin khẳng định, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng Nga đang nỗ lực thực hiện các biện pháp để tăng sản lượng nông nghiệp cũng như cải thiện năng suất.

Đạo luật này đã được cả hai Viện của Quốc hội Nga thông qua, cho phép Nga tạo một chuẩn riêng về việc sản xuất organic trên trường quốc tế.

Trước khi có đạo luật nói trên, các nhà sản xuất organic địa phương thường áp dụng các biện pháp canh tác để đạt được chứng nhận chính thức từ bên thứ ba, như Mỹ hoặc Liên minh châu Âu (EU) để có thể xuất khẩu ra ngoài nước Nga.

Việc cố gắng cạnh tranh sản phẩm giá rẻ dường như là không thể. Do đó, lựa chọn canh tác nhiều cây trồng organic hơn để có thể bán với giá "thượng lưu" là lựa chọn phù hợp.

Thị trường thực phẩm organic trị giá hơn 90 tỉ USD trên toàn cầu đang lớn mạnh ở châu Âu và Mỹ trong những năm gần đây. Với tiềm năng khổng lồ về quỹ đất, kỹ thuật canh tác, lại được sự "ủng hộ" của biến đổi khí hậu, Nga chắc chắn có nhiều điều kiện để phát triển ngành nông nghiệp "cấp cao".

Kể từ khi nước Nga bị ảnh hưởng bởi sức ép trừng phạt từ Mỹ và châu Âu, ngành nông nghiệp của nước này đang có tiềm năng trỗi dậy. Cùng với biến đổi khí hậu, áp dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác đã khiến một số mặt hàng nông sản Nga đạt kỷ lục về xuất khẩu, vượt qua cả nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới là Mỹ.

Bộ Nông nghiệp Nga tin rằng nước này có thể giành lại được vị thế của một nước xuất khẩu ròng các sản phẩm nông nghiệp trong 2 năm tới và lấy lại ngôi vị xuất khẩu lương thực vốn đã bị mất 65 năm trước.

Khách hàng mua ngũ cốc của Nga là hơn 100 quốc gia trên thế giới, bao gồm Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Saudi Arabia, Indonesia, Azerbaijan, Nigeria…

Mặc dù đã đạt được những thành công về xuất khẩu, Nga vẫn là nước nhập khẩu thực phẩm. Năm ngoái, nước này đã nhập khẩu 28,8 tỷ USD hàng tiêu dùng và nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm.

Tổng thống Nga V.Putin trong thông điệp liên bang đã đặt mục tiêu đưa nước này thành nước thuần tuý xuất khẩu lương thực thực phẩm sau 4 năm nữa. Bộ Nông nghiệp Nga dự kiến nước này sẽ xuất khẩu ròng vào năm 2020.

https://www.rt.com/business/435219-putin-or...uce-regulation/
https://www.rt.com/business/403932-russia-o...ood-export-gmo/


Nga và Ấn Độ đang chuẩn bị lách qua các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Moscow bằng cách sử dụng đồng rupee và đồng rúp trong thương mại song phương liên quan đến giao dịch quân sự.

Trong khi Mỹ ngày càng sẵn sàng sử dụng đồng đô la và các đòn trừng phạt về kinh tế nhằm vào các đối thủ, như đối với Iran, Nga và Ấn Độ đang chuẩn bị lách qua các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Moscow bằng cách sử dụng đồng rupee và đồng rúp trong thương mại song phương liên quan đến giao dịch quân sự, Thời báo Kinh tế (ET) đưa tin.

Khoảng 2 tỷ USD giá trị các giao dịch vũ khí giữa Ấn Độ và Nga đã bị ảnh hưởng do các lệnh trừng phạt gần đây của Mỹ khi các khoản thanh toán bị kẹt lại. Hai quốc gia này đang tìm cách tránh những nút thắt tiền tệ như vậy bằng cách chuyển sang sử dụng các đồng tiền nội tệ và bỏ rơi đồng bạc xanh.

Các quan chức cấp cao hai bên nói với ET rằng sau một vài vòng tham vấn, tình hình đã trở nên rõ ràng rằng, giao dịch rupee-ruble, được tính theo tỷ giá hối đoái với một đồng tiền quốc tế, sẽ là giải pháp cho những khó khăn trên. Một quan chức khác cũng cho biết, một loại ngoại tệ, chẳng hạn như đồng đô la Singapore, có thể được sử dụng như là mốc chuẩn.
http://toquoc.vn/the-gioi/vu-khi-nga-an-la...-my-345503.html




--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 14 2018, 05:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #350

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tổng Thống Nga Putine, sau khi gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã cụng ly với Tổng bí thư TQ Tập Cận Bình ở VladimirVostok, trong khuôn khổ một diễn đàn kinh tế thương mại kiểu như Davos ở Thuỵ Sĩ. Trao đổi thương mại hai nước Nga-Trung đã đạt tới 80 tỉ, và họ định phấn đấu đạt tới 100 tỉ đô vào năm 2020 (quan hệ VN-Nga là 5 tỉ). Từ hôm qua, hơn 3000 binh sĩ TQ cũng đã tham gia vào một cuộc tập trận khổng lồ của Nga tổ chức ở Viễn đông, bên cạnh quân đội Mông cổ. Jack Ma đã rút lui khỏi Alibaba để cho hãng này hợp tác với Nga trong thương mại điện tử. Điều này rất quan trọng, vì hiện tại trên cái gọi là kinh tế điện tử (digital economie) thế giới, chỉ có 2 nước là Mỹ và TQ có đủ bộ. Bao gồm bán hàng điện tử (Amazone, Alibaba), mạng xã hội, tìm kiếm trên mạng, thanh toán điện tử. Hiện nay Nga đã dùng hệ thống thanh toán Union Pay của TQ, và hệ thống này cũng được sử dụng ở Nhật, Hàn (dưới xung lực của du lịch TQ). Về mặt này thì EU phải bám vào Mỹ, và chưa tổ chức được hệ thống của mình. Còn Nga thì sẽ gắn với TQ. Có lẽ kể từ thập niên 50 (chiến tranh Triều Tiên), chưa bao giờ Nga gắn bó với TQ như vậy.
Nhưng quan hệ Nga-Trung cũng có một dạng đặc biệt. Đó là chưa bên nào trên cơ hẳn bên nào, và cả hai đều không muốn hi sinh quan hệ của mình với phương Tây. Điều này cũng dễ hiểu, vì tâm lý người Nga vẫn tự coi mình là châu Âu, còn TQ thì mặc dù có xung đột thương mại với Mỹ, quan hệ Mỹ - Trung cũng rất quan trọng với nước này. Không kể TQ không muốn có một cuộc chiến tranh lạnh với Mỹ.
Sự quan hệ chặt chẽ với Nga, một phần động lực là hoàn cảnh đưa đẩy. Hiện tại TQ có hai bất ngờ rất lớn. 1) đó là những nhượng bộ về kinh tế với Mỹ vẫn chưa được Mỹ vừa lòng. Nhưng sự mập mờ ở đây trong thái độ của Mỹ đó là đấy là một tính toán chiến lược của Mỹ, hay là một dạng thủ thuật cò cưa hiệp định thương mại, thì chưa rõ. 2) Điều bất ngờ lớn hơn, là bất chấp bất đồng, EU và Canada không vì thế mà về phe với TQ, ngược lại họ lại tìm cách thoả hiệp với Mỹ trên lưng TQ. Điều này thể hiện rõ trong thái độ của EU. Khối này dù kiện Mỹ về thép và nhôm ở WTO, nhưng đồng thời lại kiện cả TQ, trong những điều khoản mà bản thân Mỹ cũng đang ép TQ. Trong khi ngoài mồm thì EU vấn đứng về phía TQ ủng hộ « thương mại toàn cầu », nhưng lại gửi tín hiệu sãn sàng cùng Mỹ chống TQ.
Chính vì thế hiện tại TQ chỉ còn có Nga là nước có tính liên minh với TQ chắc chắn nhất. Vì thế bất chấp Nga cần TQ thế nào, TQ cũng rất cần Nga.
Đối với VN, có thái độ láng giềng tốt với TQ là phù hợp với lợi ích chiến lược của VN về lâu dài. Tôi gọi là thái độ Trung lập tích cực. TQ đối với VN vừa là mối đe doạ, vừa là thách thức, vừa là cơ hội. Nếu VN yếu thì TQ là đe doạ, mạnh hơn thì thành thách thức, mạnh hơn nữa thì lại thành cơ hội. Nhưng ba điều này tồn tại đan xen nhau. Lấy một ví dụ. VN và TQ có hợp tác láng giềng trong chiến lược 1 vành đai hai con đường, tức là sự hợp tác kinh tế giữa các tỉnh giáp giới TQ với hai con đường thông vào TQ qua Lào cai và Lạng sơn, bao gồm cả đường bộ và đường sắt. Hai con đường này giúp cho các tỉnh nội địa của TQ như Vân Nam, Quảng tây, Quỳ Châu.. toàn bộ vùng Tây Nam TQ có thể tiếp cận biển, giúp giao thông hành hoá TQ với thế giới. Việc TQ sử dụng các hệ thống giao thông này sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho VN, giúp phát triển cảng Hải phòng… và sẽ giúp kinh tế VN mạnh lên. Nhưng những ai hiểu lịch sử, thì cũng thấy những con đường này cũng chính là con đường mà TQ xâm lược VN từ xưa đến nay. Ngay cả cuộc chiến mới nhất (1979) cũng không ra ngoài cái lệ này. Như vậy cùng một con đường, vừa là cơ hội, vừa là đe doạ. Tất cả chỉ tuỳ vào sức mạnh và tự tin của chính mình. Chơi với TQ khôn khéo, cũng là cách tăng cường sức mạnh, chứ không phải cứ chăm chăm bị tâm lý « sợ TQ » là tốt.
Trong những thoả thuận hợp tác mà Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng ký với Nga. Có mấy điều đáng chú ý. Đó là thoả thuận khai thác dầu ở biển, thoả thuận điện hạt nhân, thoả thuận sản xuất động cơ đốt trong ô tô. Hãy phân tích qua chúng.
1- Thoả thuận khai thác dầu. Đây là điều đặc biệt thú vị, bởi từ những năm 2000, đặc biệt vào thời Obama ở Mỹ, TQ đã ngang ngược coi toàn bộ biển Đông là lợi ích cốt lõi của họ. Đây là điều TQ mới đưa vào, chứng tỏ mỗi khi TQ mạnh lên, thì láng giềng sẽ là nạn nhân. Hiện nay do bị sự phản đối của Mỹ, đứng trước tình thế đối đầu quốc tế mới, thì TQ không còn chưng cái đường lưỡi bò ra, nhưng lại biện hộ những hành động của mình ở đây là vì sức ép quân sự Mỹ. Nga như vậy trở thành đối tác tốt nhất, để VN « bắt vở » TQ. Bởi nếu Nga cùng VN khai thác thì TQ không có cớ gì nói là bị sức ép quân sự. Đây cũng là cách thử của VN xem Nga độc lập với TQ thế nào. Còn việc Nga tham gia khai thác với VN ngoài lợi ích kinh tế còn có lợi ích chính trị. Bởi chính sách của Nga hiện tại, hơi giống kiểu Pháp, đó là tìm cách tham gia vào tất cả các điểm nóng trên thế giới, rồi từ đó biến mình thành đối tác không thể bỏ qua, từ đó nâng vị thế mình trên thế giới. Trước đây, VN đã từng mời các hãng Mỹ, hay một dạng trung lập kiểu Repsol(Tây ban Nha). Nhưng ngay cả Mỹ cũng rụt vòi.
2- Thoả thuận hạt nhân. Đây cũng là điều quay trở lại. Về lâu dài, VN dứt khoát phải có vũ khí hạt nhân. VN có thể làm ở mức độ đạt tới mức critic về công nghệ, nhưng không đi tới lắp ráp bom. Trước sức ép của Mỹ, và được đám Việt kiều tay sai Mỹ hưởng ứng cổ xuý vận động, VN đã phải giao lại số uranium làm giầu qua lò phản ứng nguyên tử Đà lạt cho Nga. Chính cái đám này lại hò reo « yêu nước, đòi VN đánh TQ ngay tức khắc ». Điều này nói lên bản chất « yêu nước » của họ, thực ra là một hình thức lợi dụng tâm lý xã hội VN để mang lợi cho Mỹ, chứ không phải yêu nước gì cả.
3- Tất cả các mô hình phát triển công nghiệp hiện tại, không thể thiếu công nghệ cơ khí chế tạo máy, mà chế tạo động cơ đốt trong là một bộ phận.Nhưng công nghệ này, mặc dù là cổ điển,cũng vẫn là xương sống cho nền kinh tế. Công nghệ 4.0 sắp tới, cũng chỉ là thêm vào, biến đổi quy trình sản xuất, phân phối, bán hàng hoá, chứ không phải xoá bỏ nó. Đây là điểm yếu của VN, vì không có thời gian phát triển công nghiệp nặng, trước khi mở cửa. Khi mở cửa, lại toàn ăn xổi, càng khiến việc tạo ra nghành nghề này khó khăn hơn.
Tóm lại, nhưng thoả thuận VN-Nga vừa rồi, nếu trở thành hiện thực, sẽ giúp VN rất nhiều trong đủ mọi lĩnh vực.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 33 34 35 36 37 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC