Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

7 Trang < 1 2 3 4 > »  

· [ ] ·

 Tô Hoài - Vương trí Nhàn, Một bài viết gây nhiều dư luận

Mr. Smith
post Nov 4 2007, 09:40 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



À mà bạn Codet, thế Sơn Khê là gái à? Chưa nói bài này, mấy bài Sơn Khê phỏng vấn về dịch thuật cũng không thể chấp nhận được. Tớ tưởng là giai chứ là gái mà hung hăng và thiếu văn hóa như thế thì lại càng khó coi :(


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NguoiVN
post Nov 4 2007, 10:43 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Irreplaceable Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 3.804
Tham gia từ: 15-October 02
Thành viên thứ: 472

Tiền mặt hiện có : 112.186$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



có Beo nè v.gif sao mình giỏi vậy mà kô ai phỏng vấn mình hết hè


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Nov 4 2007, 03:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



QUOTE(Mr. Smith @ Nov 4 2007, 09:40 AM)
À mà bạn Codet, thế Sơn Khê là gái à? Chưa nói bài này, mấy bài Sơn Khê phỏng vấn về dịch thuật cũng không thể chấp nhận được. Tớ tưởng là giai chứ là gái mà hung hăng và thiếu văn hóa như thế thì lại càng khó coi :(
*


hì hì, SK chỉ là một cái tên thôi mà. Giọng điệu thế, bạn Linh phải nhận ra rồi chứ. sp_ike.gif


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
soctettoc
post Nov 5 2007, 06:58 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Elite Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 1.408
Tham gia từ: 30-December 05
Thành viên thứ: 2.234

Tiền mặt hiện có : 246.281$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Đọc bài phỏng vấn khó chịu quá. PV vừa dốt vừa vô văn hóa. Ko hiểu cái title được lấy từ đâu trong bài phỏng vấn nhỉ?

Em cũng thích mục "Thói hư, tật xấu..." trong Thể thao Văn hóa. Hồi ở nhà đặt báo này. Lâu lắm rồi ko đọc hu hu..


--------------------


I try to take one day at a time
but sometimes several days attack me at once


Don't speak
I know what you're thinking



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NguoiVN
post Nov 5 2007, 08:41 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Irreplaceable Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 3.804
Tham gia từ: 15-October 02
Thành viên thứ: 472

Tiền mặt hiện có : 112.186$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



nhà mình ở đà nẵng nằm trong khu tây, nên mình có điều kiện chơi với các nền văn minh lớn của thế giới từ nhỏ cơ, nên mới mát mát như vậy. nhớ có lúc trao đổi với một thằng đức, lúc đó lớp 8,9 gì đấy, 2 thằng nhỏ tám kiểu trí thức đông tây cọ xát. Đại khái chủ đề xoay quanh việc tại sao mày kô là mày mà mày phải lôi VN vào làm gì, mày là mày thôi chứ mày kô thể là VN, như tao ví dụ tao làm gì thì là tao làm thôi, chả dính gì tới Đức cả.
Bi giờ nhân đọc cái này thấy nó nói cũng có lý, tự nhiên thấy dân việt làm cái gì cũng Việt tiến, VN, Việt bla bla, giống như là đặt tên cái công ty có chữ Việt vô thì có hồn ông trần quốc toản nhập vào, có sức bóp nát trái cam á. Thấy cái tính bầy đàn nó phổng lên nhưng ruột thì lại thiếu đoàn kết, đấm đá chọc chích, ghen tị nhau. Ông Nguyễn Du ổng viết truyện Kiều là cho ổng chứ chã phải cho VN, xin lỗi thằng nào nói tao muốn làm một cái gì to lớn để giải oan hay mang niềm tự hào Việt ra thế giới thì cuối cùng cũng như cứt cả thôi, họa may có 1,2 trường hợp ngoại lệ. Nghe nó vụ lợi, nịnh hót, sáo rỗng thế nào ấy.

thêm chuyện nữa là ví như cô hoa hậu ra thi tài năng sao lại phải thi múa rối nước, sao phải mặc áo dài? sao kô cầm tô phở ra ăn luôn đi? học sinh đi ra ngoài học thì ví như đại diện cho dân tộc, mang tài năng về phục vụ đất nước, ôi em là niềm hy vọng là tương lai dân tộc.. như cứt, mày đi làm gì thì kệ chó mày chứ. Thấy nó kịch và nó tự ti thế nào ấy, phải một bầy một đàn thì mới chịu được.


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NguoiVN
post Nov 5 2007, 08:54 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Irreplaceable Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 3.804
Tham gia từ: 15-October 02
Thành viên thứ: 472

Tiền mặt hiện có : 112.186$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



bản sắc của dân tộc nó đúng là bộc lộ mạnh qua bản sắc của cá thể, để có sự hùng cường và phồn thịnh chung thì mỗi cá thể phải có bản sắc và tính cách độc lập cao, mới làm nên sự phong phú của toàn thể, chứ đừng đặt kì vọng vào triệu triệu cục cứt, cục nào cũng giống nhau, thúi in. NÓi vậy kô phải là trash hoàn toàn cái hay của khẳng định tên tuổi VN, cống hiến sức mình làm nên tự hào chung, có cái hãnh diện và nổ. ý ở đây bàn về tính độc lập, trước tiên thấy mình là một cá thể, mình là mình, mình chả phải đi đâu cũng đeo cờ đỏ vàng, hay ba sọc thì mới yêu tổ quốc, yêu tự do.


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Nov 5 2007, 03:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Phải nghiêm cẩn khi bàn đến tính cách của cả dân tộc!
Thứ hai, 5/11/2007, 07:00 GMT+7

Nhà văn Ngô Thảo, người tự khẳng định rằng mình thân với ông Vương Trí Nhàn, sau khi đọc bài "Tri thức hiện đại: Không được tạo dịch nói xấu người Việt" đã chủ động đề nghị VieTimes phỏng vấn chính mình về vấn đề này. VieTimes xin trân trọng giới thiệu những ý kiến của Nhà văn Ngô Thảo. Ông khẳng định: "Người ta nói, anh Vương Trí Nhàn từ một nhà phê bình văn học trở thành một nhà nghiên cứu văn hóa. Tôi rất nghi ngờ tính khoa học những loạt bài đó. Thực ra, phê phán thói hư tật xấu không phải là mới, nhiều dân tộc đã đề cập đến, nhất là những dân tộc đã trưởng thành, người ta tự nhìn lại mình. Nước Anh đã có những cuốn như thế từ lâu rồi. Trung Quốc người ta cũng viết. Nhưng khi nói thói hư tật xấu của người Việt với tất cả niềm tự tin như ông Nhàn làm, tôi rất bất ngờ..."

>> Tri thức hiện đại: Không được tạo “dịch nói xấu người Việt”
>> Phát triển kinh tế: Kinh ngạc Việt Nam!
>> Xã hội Việt Nam sau chiến tranh: Sự hòa hợp nội tại
>> Văn hóa Việt: Đã đến lúc bừng nở sức mạnh tiềm ẩn
>> Bí Thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị:“Chúng ta còn có thể làm được nhiều hơn nữa”
>> Ngoại giao Việt Nam: Kỳ thủ trên bàn cờ thế giới
>> Dung hòa các tôn giáo và sức mạnh của Đại đoàn kết
>> Thời gian, Bản nguyên Việt Nam và Thiên nghiệp
>> Hệ thống chính trị Việt Nam: Khả năng thích ứng nhanh với lịch sử hiện đại
>> Hình mẫu Việt Nam trong ước vọng toàn cầu


Nhà văn Ngô Thảo - Ảnh TL
Phóng viên (PV): Ông có thường xuyên theo dõi mục “Thói hư tật xấu của người Việt” trên một số tờ báo của tác giả Vương Trí Nhàn hay không?

Nhà văn Ngô Thảo (NT): Tôi cũng có đọc qua. Một số bài viết của anh Nhàn trên báo Thể thao – Văn hóa, báo Tiền phong… Nhưng càng đọc, tôi càng thấy ngạc nhiên…

PV: Ông ngạc nhiên vì điều gì?

NT: Người ta nói, anh Vương Trí Nhàn từ một nhà phê bình văn học trở thành một nhà nghiên cứu văn hóa. Tôi rất nghi ngờ tính khoa học những loạt bài đó. Thực ra, phê phán thói hư tật xấu không phải là mới, nhiều dân tộc đã đề cập đến, nhất là những dân tộc đã trưởng thành, người ta tự nhìn lại mình. Nước Anh đã có những cuốn như thế từ lâu rồi. Trung Quốc người ta cũng viết. Nhưng khi nói thói hư tật xấu của người Việt với tất cả niềm tự tin như anh Nhàn làm, tôi rất bất ngờ.

Như thế nào là người Việt? Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc phát triển khác nhau, tính cách khác nhau. Anh căn cứ vào đâu để nói thói hư tật xấu của người Việt? Người Việt là gì, là người Kinh à, hay tất cả những người trên đất nước Việt Nam? Ngay khái niệm đó tôi đã rất nghi ngờ. Những ai không hiểu, càng đọc càng thấy (đôi khi), ông này rất là uyên bác, nhưng ngờ rằng uyên bác quá nên hóa… khùng. Khi anh Nhàn nói, người Việt Nam bây giờ mới chỉ là công dân loại 2, loại 3 trên thế giới, và anh rất khoái trá khi càng ngày càng phát hiện ra người Việt có rất nhiều thói hư, nhiều thói xấu. Cảm hứng lớn nhất của anh Nhàn là càng ngày càng phát hiện ra người Việt không ra làm sao cả, lúc nào cũng có dẫn chứng… Anh Nhàn không phải là người lần đầu tiên biết tự phê phán dân tộc, vì tất cả những lời dẫn của anh đều dẫn từ các cụ, từ cha ông, từ sách vở… thời trước đấy chứ, nên việc tự phê phán không phải đến thời bây giờ mới có.

Anh Nhàn hơi choáng ngợp, nhớ lại một thời chúng ta tự đề cao ta “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”… Nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh dân tộc phải có ý chí chống ngoại xâm, phải đưa lên những câu chuyện, những ưu điểm…, đó là việc hoàn toàn hợp lý. Còn bây giờ, trong hoàn cảnh xã hội phát triển bình thường, đúng là rất nhiều thứ đã có sự thay đổi, song, con người được phát triển tự do hơn, tính cách con người cũng được bộc lộ tự nhiên, hồn nhiên hơn… Nhưng phải phân biệt, thói hư tật xấu của người Việt và thói hư tật xấu của loài người.

Trong này, anh Nhàn nhấn mạnh quá nhiều đến thói hư tật xấu của người Việt. Nhưng than ôi, những điều anh càng chứng minh thì càng thấy, không chỉ riêng ở người Việt… Giờ mình cứ hô lên, người Việt tham nhũng, người Việt sinh hoạt không đứng đắn… Hãy xem tổng thống Mỹ, tổng thống Pháp kia kìa…, ông nào cũng bị tố cáo tham nhũng cả, rồi ông này hai, ba bà… Kể cả những nước anh Nhàn coi đó là niềm ao ước của anh ấy, họ là các công dân thượng đẳng. Cho nên, không có một dân tộc nào tự hào rằng mình hơn các dân tộc khác, và cũng không có dân tộc nào nghĩ mình hèn hạ hơn dân tộc khác. Dân tộc nào nghĩ như thế, đó là nguồn gốc từ chủ nghĩa phát xít.

Người có văn hóa hôm nay mà lại tự coi dân tộc mình là công dân loại 2, loại 3 thì thật bất ngờ. Riêng điều này tôi đã cảm thấy, sự uyên bác của anh Nhàn đã đẩy anh thành một người khùng. Bây giờ cứ nói, thói hư tật xấu trong những bài viết của anh Nhàn mà thỉnh thoảng tôi có đọc, bao giờ anh ấy cũng nhắc đến thói hư từ Trung Quốc, từ nước này nước khác, rồi người Việt thế này thế khác…

Bây giờ điều quan trọng nhất, mình đang nhắc đến bản sắc dân tộc - một điều rất dễ nhìn thấy, thế mà chúng ta chẳng biết chỉ ra nó là cái gì, huống gì thói hư tật xấu của loài người? Anh cứ nghĩ rồi dồn hết cả những thói nào nhỏ nhen, nào ích kỷ, nào mánh lới… này kia vào người Việt. Các nước họ nói những điều nghiêm túc này một cách hài hước, anh Nhàn thì ngược lại, nói một cách rất nghiêm túc. Chính điều đó đã khiến anh Nhàn trở thành nhân vật hài hước, chứ không thể thành một nhà nghiên cứu văn hóa. Anh muốn nói, thì anh phải đưa ra những con số thống kê cụ thể. Có như thế mới là nghiên cứu khoa học chứ…

Trong quá khứ, chúng ta đã từng có những ngộ nhận. Thí dụ, khi nói người Việt Nam có truyền thống hiếu học tôn sư trọng đạo. Nói như thế tưởng như là đúng, nhưng thực ra rất là buồn cười. Buồn cười là, thời trước cách mạng, hơn 90% dân số thất học, thì lấy đâu ra là hiếu học. Mà khi không đi học, thì lấy đâu ra hiếu học, lấy đâu ra tôn sư trọng đạo? Coi đó là truyền thống của một dân tộc thì đó là không đúng!

Cũng như hôm nay, có một bộ phận thanh niên đua đòi, ham mê cái này cái kia… Nhưng thực ra, đó là một bộ phận rất nhỏ hiển thị trước mắt anh, trong các đô thị, các thành phố. Anh có biết nước này có bao nhiêu thanh niên, có bao nhiêu người đi học? Số lượng thanh niên trưởng thành đông hơn rất nhiều số lượng ấy. Sự phát triển đất nước nhờ đâu nếu như không nhờ những con người ấy? Đất nước bình yên nhờ đâu, nếu như không có hàng vạn người con ấy đang gồng mình gìn giữ biên cương, hải đảo?

Một đất nước bình ổn như thế này, dù có những điều còn lộn xộn, phải có hàng vạn người không ngủ chứ! Anh không thấy đó là số đông, số tuyệt đối, chỉ thấy một số người nhố nhăng, nông nổi trên mà đã vội quy kết thanh niên Việt Nam thế này thế khác, là một khối tự phát dễ dàng có thể bùng nổ.

Ngay như Hội Nhà văn vừa công bố, có rất nhiều các bậc đã quá tuổi về hưu nhưng vẫn cố bám víu ở lại Hội. Các ông ấy là ai nhỉ? Các ông ấy là những nhà văn hóa đi truyền dạy văn hóa, lúc nào cũng kêu gọi lớp trẻ, kêu gọi vai trò của người trẻ là đảm đương những chức vụ, được học hành hơn… Thế nhưng thay thế chức vụ các vị, các vị không chịu, các vị vẫn cố bám trụ lấy nó. Cái gọi là thói hư tật xấu của người Việt hay thói hư tật xấu của quan chức. Anh phân biệt thế nào là thói hư của người Việt, hay là thói hư của quan chức?

PV: Tác giả cho rằng thói hư tật xấu đó là của người Việt nói chung, chứ không phải là của một bộ phận người cá biệt trong xã hội?

NT: Cái này thực ra, anh thêm chữ “người Việt” vào, nó gây ra phản cảm. Bởi vì, riêng những điều này không phải chỉ của người Việt. Thứ hai, điều quan trọng nhất, thói hư tật xấu bao giờ nó cũng có hoàn cảnh. Trong thời kỳ hiện nay, mặc dù một số những chuẩn mực xã hội có sự đảo lộn, nhưng tôi tin rằng, hoàn cảnh quyết định tính cách. Trong hoàn cảnh nào tất cả các mặt xấu không bộc lộ ra? Bây giờ, người ta vẫn ao ước “bao giờ cho đến ngày xưa”. Ngày xưa là gì, là thời kỳ kinh tế chưa phát triển, đất nước đang có chiến tranh. Nhưng những mặt xấu của con người không có cơ hội được bộc lộ, nó bị chìm đi, bị đánh bạt đi, dồn tất cả mặt tốt cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, tất cả hậu phương cho tiền tuyến, tiền tuyến sẵn sàng đem lồng ngực ra hứng những viên đạn bay về phía Tổ quốc…

PV: Nhưng tác giả cũng đã trải qua thời kỳ đó…

NT: Đúng. Chính vì điều đó cho nên tôi nghĩ anh Nhàn đã chóng quên những điều ấy. Trong tất cả những lời phê phán thói hư tật xấu của anh Nhàn, anh ấy chỉ mải mê chui vào những cuốn sách này, gỡ từ ông này ông khác ra… Anh ấy hoàn toàn quên, thời của chúng ta là thời dân tộc trưởng thành, mà dân tộc trưởng thành là nhờ chúng ta có ý thức phê phán những thói hư tật xấu, nào chủ nghĩa cá nhân, nào những người không biết quan tâm đến người khác…

Cho nên, anh đừng nghĩ mình thông minh hơn người khác mà lớn tiếng phê phán người khác. Mà cái giọng dạy dỗ của anh Nhàn, có thể khiến một vài người khoái cái giọng phê phán kiểu ấy. Nhưng đó là một sự không thực tiễn. Chúng ta đang cần một hoàn cảnh, và vấn đề là cải tạo hoàn cảnh để những thói hư tật xấu không được bộc lộ, chứ không phải đi truy từ một vài biểu hiện này hay biểu hiện khác rồi quy kết ra… Cho nên, đọc toàn bộ những bài viết của anh Vương Trí Nhàn, đó là cảm giác tuyệt vọng về dân tộc…


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Nov 5 2007, 03:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



http://vietimes.com.vn/vn/doithoaiviet/3943/index.viet

PV: Phải chăng nó có mục đích là góp phần xây dựng xã hội?

NT: Xây dựng ở chỗ nào? Xây dựng người ta làm gì? Ông Gorky nói rồi, con người ta thường có nói quá nhiều là con người xấu, mà không biết con người hoàn toàn có thể tốt lên nếu như muốn thế. Bây giờ, người ta có thể bài bác văn học hiện thực XHCN, nhưng đừng quên rằng, nền văn học ấy đã tạo ra một thế hệ, và thế hệ ấy làm được một việc rất quan trọng, là đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại độc lập ngày nay.

Trong này anh Nhàn nói rất nhiều con người là xấu. Không phải con người Việt Nam xấu, mà vì chúng ta đang thiếu một hành lang pháp luật, thiếu một cách đào tạo, một nền giáo dục… Nó nằm ở chỗ ấy, chứ không phải bản chất con người không thể cải tạo. Hãy nhớ lại, đạo quân Pak Chung Hy sang đánh nước ta nó ác ôn, dã man như thế nào, hình ảnh phát xít Nhật sang cướp nước ta như thế nào… Thế nhưng bây giờ chúng ta gặp lại họ, thấy họ như thế nào? Sự độc ác, dã man không phải bản chất của con người của họ. Chính hoàn cảnh cuộc chiến tranh cướp nước đã tạo nên cái thú tính của họ.

Tôi hơi buồn cười ở chỗ đó. Anh Nhàn là một người thông kim bác cổ. Anh giới thiệu tất cả những sách Trung Quốc, vì anh ấy là người của Nhà xuất bản, và đều hết lời khen ngợi nó, cuốn nào cũng vĩ đại, cuốn nào cũng ghê gớm cả. Tất cả những sách Tàu trong NXB ấy, tôi ngờ rằng cũng ít người đọc. Hãy xem dư luận chính thống coi những nhân vật ấy như thế nào? Chính người Trung Quốc cũng nói, đó là những thứ rơm rác, những thứ tầm thường, rất thị trường…

Anh Nhàn là người ham học hỏi, đọc rất nhiều, nhưng cái kiến thức và cái tư tưởng của anh Nhàn, tôi rất nghi ngờ. Đó là khoảng cách của một người chủ trương phê phán thị trường, nhưng chính mình lại chìm ngập trong thị trường. Những gì vào tay anh Nhàn đều hay hết. Sách vở nước ngoài vào tay anh Nhàn đều hay hết. Nhưng bất cứ cái gì liên quan đến người Việt đều xấu hết. Đó là những cái có thể cảm nhận trong bài viết của anh Nhàn.

Mặc dầu tôi với anh Nhàn quen thân nhau, cùng công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội hàng chục năm trời. Nhưng riêng cái uyên bác này của anh Nhàn, càng ngày càng thấy buồn cười. Cho nên lý ra mình phải kính trọng hơn lên một tý, nhưng… Anh Nhàn đang dẫn đường cho mọi người, nhưng chính anh cũng không biết mình đang đi về đâu…

PV: Nhưng dường như nó cũng có một hiệu quả gì đó chứ?

NT: Tôi nghi ngờ hiệu quả của nó. Nếu như đọc cho vui, đọc chơi thì được. Còn nếu coi đây là một phương pháp giáo dục cho tuổi trẻ (vì thực ra, suy cho cùng, giáo dục cũng là giáo dục thanh niên thôi, chứ đừng có dạy các cụ 70, 80 tuổi), thanh niên họ coi những điều này buồn cười lắm. Nhưng những người trung tuổi đọc cái đấy thì là vô vị. Còn lớp trẻ đọc ông Nhàn mà muốn họ thấy ở đây là những bài học sâu sắc, tôi ngờ lắm…
Bởi bao giờ một anh nhà văn, một trí thức độc lập thì đều có quyền phát ngôn… Tuy nhiên, người biết anh Nhàn thì khác, người không biết anh Nhàn cũng lại khác. Cho nên, nếu chỉ đọc không thôi thì cũng có thể. Người biết anh Nhàn thì thấy đó là một điều hài hước…

PV: Hài hước ư?

NT: Hài hước nghĩa là giữa con người anh ấy và những điều anh ấy nói.

PV: Tức là giữa ông Vương Trí Nhàn và những điều ông ấy nói có một khoảng trống hài hước?

NT: Vấn đề không phải là tư cách. Nhưng phải biết họ là ai chứ. Muốn đi làm thầy thiên hạ cũng phải biết mình là ai. Nói ngay như trong cái Hội Nhà văn bé tý, có rất nhiều người dù đã quá tuổi về hưu, lẽ ra phải về để nhường chỗ cho lớp trẻ, thế nhưng vẫn cứ tha thiết xin ở lại, bấu víu lấy nó… Chính anh không gương mẫu, thì đi dạy người khác sao được. Nhiều nhà văn Việt Nam mất uy tín ở chỗ đó !

PV: Ông nói sao?

NT: Ờ thì đương nhiên. Ông Nhàn vẫn tha thiết xin ở lại NXB. Vì nếu không ở lại, không ai cho ông ấy giới thiệu sách cả … Nhưng, đem một dân tộc ra mà nói thì dứt khoát không được. Dứt khoát không được. Nhiều thế hệ đã phải trả giá rất đắt để có một đất nước như ngày hôm nay, nên không thể cho phép bất cứ ai đem dân tộc ra sỉ nhục, tự xếp dân tộc là công dân loại hai, loại ba… Nếu như để anh viết những bài báo lằng xằng kiếm tiền thì được. Nhưng đây là công trình khoa học …

PV: Là một trí thức thời đại mới, có bao giờ ông có ý nghĩ, một dịp nào đấy, sẽ phê phán thói hư tật xấu của người Việt hay không?

NT: Tôi không bao giờ nghĩ mình cần phải đi tìm thói hư tật xấu của người Việt. Cái cần làm, đó là tìm một hoàn cảnh để những thói hư, tật xấu không có cơ hội bộc lộ ra, chứ không phải mò mò tìm người này có thói này, người kia có thói kia… Việc tôi quan tâm là hoàn thiện cơ chế, xã hội thay vì truy tìm nguồn gốc của họ, lý lịch của họ như thế nào, con nhà nông hay con nhà bần hàn… Việc rơi vào cái xấu, không tha anh nhà giàu, không tha anh nhà nghèo. Nó cũng không tha anh nông thôn hay anh thành phố…

PV: Một số người cho rằng "sự thật" mà tác giả này nói khiến chúng ta "mất lòng"

NT: Tôi cũng đang nói thật về anh Vương Trí Nhàn, mà đó là người thân của tôi. Nhưng, mất lòng là mất lòng cái gì? Vấn đề là cái lợi ích của việc mất lòng đó đem lại. Tôi ngờ rằng, tất cả những cái này sau này anh Nhàn in thành một cuốn sách, vẫn với cái giọng điệu đó, sẽ có nhiều người phản ứng, mà chắc chắn, lợi ích cho xã hội không chắc đã có! Khái niệm “thói hư tật xấu của người Việt” là một khái niệm hồ đồ. Càng nói nghiêm túc càng hồ đồ…

Nhóm phóng viên VieTimes thực hiện

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Thị Anh: Nov 6 2007, 02:00 AM


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Nov 5 2007, 03:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Tớ vừa gọi điện hỏi thăm bác Nhàn.

Bác Nhàn kêu là đến tên người phỏng vấn bác này còn ko biết là ai, rồi cuộc phỏng vấn đã bị tôi hủy giữa chừng, làm sao có thể để nó tồn tại như thế được, và đã viết thư phản ánh tới ông TBT rồi, nhưng ko thấy hồi âm....
Chắc là bị con kiến kiện củ khoai, vì họ là cơ quan báo chí có thế lực.

Bài của Ngô Thảo, bác này chưa kịp đọc, nhưng nếu đọc, thì cũng chắc tím tái cả người.

Hôm nay đúng ngày nhận quyết định về hưu của VTNhan, nghĩ, thật là buồn cho một ng khi nhận quyết định về hưu, có cái trạng thái tâm lý của ng về hưu, lại xảy ra việc, đúng là hạn buồn bực.

Nhưng như thế, cũng có nghĩa là bác Nhàn đã chờ quyết định về hưu lâu rồi, chứ cũng ko phải là nhất quyết thiết tha xin ở lại nhỉ? Bác Thảo thân bác Nhàn, thế mà cũng xung phong nói cho đồng bào biết ... mà chả nói về nội dung, chỉ toàn nhằm ng mà óanh. Chán thật. Bảo sao, chán cái giới văn nghệ sỹ!!! ( leuleu.gif )

Thực ra cái mục nói về tính xấu của ng Việt, nó có phải là mục hoành tráng, quan trọng đâu, cũng chỉ là nho nhỏ, một góc cần thiết của báo. Và nó cũng rất cần thiết chứ. Sao mà cứ định kiến với nó thế nhỉ???
Tớ chả bênh, chả thích bác Nhàn, nhưng tớ thấy việc đọc sách ng xưa, và rút ra được những tư liệu bài học của ng xưa, cũng hay đấy chứ. Mấy ai là ng chịu làm mấy cái thứ ấy.

Thế mà í nói bác Nhàn ko đủ tư cách để nói về tính xấu xí của ng Việt, rồi là dân tộc ta nhiều cái tốt chứ, dũng cảm chứ... Sao mà họ lại có thể đánh đồng mọi quan niệm với nhau được nhỉ? Tốt, đã có chỗ khác, bài khác phản ảnh, thực trạng, cũng có cái khác phản ánh/. Đây chỉ là một mục kể xưa, để nói nay thôi mà.

Thế giờ ko được phép nói đến nữa à? Thế là sỉ nhục dân tộc à? Thế giờ lấy ai là ng tự cho mình là có đủ tư cách để nói về thói hư tật xấu nữa nào? Có ai không?

Sao báo TTVH đẻ ra mục đó, đặt bài bác Nhàn, nuôi dưỡng nó, mà ko làm một bài, bảo vệ, hoặc phản ánh đúng đắn những gì mình thấy là phải nhỉ? Thế này là thế nào???


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Nov 5 2007, 04:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Về lôgic của Vietimes



Trịnh Hữu Tuệ

Cảm tưởng về một bài phỏng vấn

Bài phỏng vấn Vương Trí Nhàn do VieTimes thực hiện và đăng tải ngày 02.11.07 là một món quà quý cho các giáo sư ngành báo chí, vì khó có thể tìm thấy một ví dụ đời thực nào minh hoạ được rõ ràng hơn những gì ta không nên làm trong một cuộc phỏng vấn. Nhưng đó, theo tôi, chưa phải là đóng góp lớn nhất của nó cho nhân loại. Tôi cho rằng công ích hàng đầu của bài phỏng vấn này là nó cho ta thấy được rõ sự ngớ ngẩn của một số quan niệm có bề ngoài khá bình thường và vô hại. Ta phải cám ơn đội ngũ phóng viên của VieTimes – mà tôi sẽ gọi tắt là VieTimes – vì họ đã bày tỏ những quan niệm này một cách thản nhiên và kiêu hãnh đến mức sự ngớ ngẩn của chúng hiện ra rõ như một tiếng kèn đồng oai hùng nhưng lệch nhịp giữa một bản giao hưởng. Dưới đây, tôi sẽ trình bày một vài trong số những quan niệm nói trên.

Trong cuộc phỏng vấn, VieTimes hỏi Vương Trí Nhàn tại sao ông không viết về "thói hay tính tốt" của người Việt. Ý của họ rất rõ: người Việt có những cái tốt, tại sao ông cứ phải viết về những cái xấu. Để nghĩ được như thế, rõ ràng họ phải quan niệm rằng nếu X có những cái tốt, thì ta không nên nói về những cái xấu của X. Gọi đây là quan niệm I. Vì mang quan niệm I trong đầu nên Vietimes không hiểu được tại sao Vương Trí Nhàn lại viết về những thói hư tật xấu của người Việt trong khi người Việt có những thói hay tính tốt. Nhưng quan niệm I rất ngớ ngẩn, vì nó cho phép ta lên án đại đa số các hành động phê phán, kể cả việc VieTimes phê phán Vương Trí Nhàn. Cụ thể, ta có thể hỏi tại sao VieTimes không nói về các "thói hay tính tốt" của Vương Trí Nhàn.

VieTimes bảo Vương Trí Nhàn rằng "dân tộc nào mà chẳng có những thói hư tật xấu". Một lần nữa, ý của họ rất rõ: ông cứ chê người Việt, nhưng dân nào mà chả có những cái xấu. Quan niệm làm nền tảng cho ý nghĩ này – quan niệm II – nói rằng ta không nên phê bình cái xấu của X nếu ai cũng có cái xấu. VieTimes tin vào chân lý của quan niệm II, và vì thế, họ không hiểu được tại sao Vương Trí Nhàn lại viết về thói hư tật xấu của người Việt trong khi rõ ràng là dân nào cũng có những thói hư tật xấu cả. Quan niệm II rất ngớ ngẩn, vì nếu nó đúng thì chẳng ai nên phê phán ai hết.

VieTimes nói "nếu như một dân tộc có quá nhiều tật xấu thì nó đã bị đồng hoá, tan biến từ rất lâu chứ không thể có một dân tộc Việt như ngày hôm nay". Vậy, VieTimes quan niệm là nếu X tồn tại thì X phải tốt, hoặc ít nhất là không được quá xấu. Gọi đây là quan niệm III. Vì tin vào quan niệm III nên VieTimes không hiểu được tại sao Vương Trí Nhàn lại bảo dân tộc Việt có nhiều tật xấu khi rõ ràng là nó vẫn đang tồn tại. Quan niệm III rất ngớ ngẩn. Có lẽ VieTimes không biết rằng sự tồn tại và phát triển của các loài, kể cả loài người, đều phụ thuộc phần lớn vào những tính chất khó mà gọi là "tốt" được: tham lam, hung dữ, mưu mô, ích kỷ, v.v. Vấn đề của loài người là làm thế nào để tồn tại được mà vẫn tốt, tức vẫn "tử tế, yêu thương, giúp đỡ, không vụ lợi", theo như lời của Vương Trí Nhàn. Vậy, tốt và tồn tại – khi ta hiểu "tốt" theo nghĩa quan yếu – không phải hai mặt của một đồng xu. Ngoài ra, những câu hỏi hiện lên lù lù trước mắt như liệu "dân tộc Việt như ngày hôm nay" và dân tộc Việt cách đây vài ngàn năm có phải là một không, hay liệu việc chúng ta mặc Âu phục, viết chữ Latinh, và dùng từ vựng 70 phần trăm gốc Hán có phải dấu hiệu của sự đồng hoá không, hình như không mảy may làm VieTimes bận tâm.

Khi Vương Trí Nhàn nói "Việt Nam xếp loại tham nhũng rất cao, đứng đầu thế giới", VieTimes đáp lại rằng "đó là những kẻ đứng ngoài Việt Nam để xếp hạng", và do "những người nước ngoài sống trong một thể chế chính trị khác, đời sống văn hóa khác" nên họ không thể biết được Việt Nam như thế nào, vì "một con cá chỉ bơi trong nước thì làm sao biết loài chim bay trên trời như thế nào". Quan niệm của VieTimes ở đây – quan niệm IV – là nếu không phải X thì đừng có nói gì về X, hay theo nguyên văn của họ thì "người ta đứng ở thế giới khác thì không thể đánh giá khách quan về một thế giới khác." Vậy nên "những kẻ đứng ngoài Việt Nam" tốt nhất là nên yên lặng. Sự ngớ ngẩn của quan niệm này quá rõ. Nếu thế giới bên ngoài không thể biết được Việt Nam, thì Việt Nam cũng không thể biết được thế giới bên ngoài, và vì vậy, Việt Nam cũng không thể biết được liệu thế giới bên ngoài có biết được Việt Nam hay không, và kết quả là chẳng ai nên nói gì hết. Nhưng VieTimes lại không nhất quán trong lập luận của họ. Một mặt, họ nghĩ rằng "người nước ngoài" không thể biết được Việt Nam, nhưng mặt khác, họ lại tin rằng họ, VieTimes, không những biết rõ Việt Nam, mà còn biết rõ rằng người nước ngoài không biết Việt Nam. Ta tự hỏi không hiểu VieTimes đứng bên bờ sông nào? Ngoài ra cũng phải thấy rằng VieTimes dùng từ "khách quan" một cách hết sức kỳ quặc, theo nghĩa là ta chỉ hiểu được X một cách "khách quan" khi ta ở trong X.

Những quan niệm tương tự có thể tìm thấy được ở nhiều đoạn khác trong bài phỏng vấn. Một ví dụ nữa là câu "lòng người như thế nào thì sẽ tràn ra ngoài miệng như thế đó", được VieTimes dùng với hàm ý rõ ràng là Vương Trí Nhàn phải xấu thì ông mới nhìn ra được cái xấu. Tôi xin để bạn đọc tự đánh giá mức độ trẻ con và lố bịch của cái "logic" này. Nói thật, tôi không tin VieTimes thực sự ngớ ngẩn như những gì họ nói. Tôi có cảm giác rằng trong bài phỏng vấn này, hoạt động não bộ của họ bị ảnh hưởng nặng nề vì lúc nào trong tai họ cũng văng vẳng "phải bẻ Vương Trí Nhàn, phải bẻ Vương Trí Nhàn…". Kết quả là nhiều lúc, VieTimes phát ngôn những câu nói của mình một cách tự động, máy móc, theo phương thức hô khẩu hiệu chứ không phải đối thoại. Hãy đọc đoạn văn hùng hồn sau đây của VieTimes, được ca lên để đáp lại nhận xét của Vương Trí Nhàn là "dân tộc Việt chưa nhận thức được mình".


Nếu [dân tộc Việt] không nhận thức được mình thì chúng ta sẽ không có những triều đại rực rỡ như Lý, Trần, Lê, sẽ không có những anh hùng hào kiệt, các vị anh quân của các triều đại. Nếu không nhận thức được thì sẽ không có các tác phẩm nghệ thuật kinh điển. Nếu không nhận thức được chúng ta sẽ không có cuộc sống ngày hôm nay. Nếu không nhận thức được thì dân tộc Việt không thể có một nền văn hoá như vậy.


Những câu trên có tiền giả định rằng chúng ta có những tác phẩm nghệ thuật kinh điển, có một cuộc sống tươi đẹp, có một nền văn hoá đáng tự hào v.v. Nhưng qua những gì Vương Trí Nhàn đã nói và viết, ta thấy rõ rằng ông không chia sẻ những tiền giả định này! Như vậy, việc VieTimes nói những câu trên để đáp lại câu "dân tộc Việt chưa nhận thức được mình" của Vương Trí Nhàn cho thấy họ hoàn toàn không hiểu thế nào là đối thoại. Giả sử A bảo với B rằng C học kém và có điểm thấp, nhưng B lại trả lời rằng nếu C học kém thì điểm của C đã chẳng cao như vậy, thì chúng ta sẽ kết luận rằng B có vấn đề: một là ngẫn, hai là nói mà không nghĩ. Tôi không (muốn) tin rằng các phóng viên VieTimes là những người ngẫn.

VieTimes trực thuộc VietNamNet, một tờ báo mạng mà tôi nghĩ rằng thuộc loại có tầm vóc tại Việt Nam. Tôi hy vọng rằng bài phỏng vấn này là một ngoại lệ đáng tiếc của VieTimes, và cả VieTimes lẫn VietNamNet sẽ có đủ tinh thần hiệp sĩ để xin lỗi Vương Trí Nhàn về cách hành xử mà ai cũng phải thấy là hoàn toàn thiếu chuyên nghiệp của họ đối với ông trong bài phỏng vấn ngày 02.11.07.

Boston, 03.11.07

Link:

(@click here)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Thị Anh: Nov 5 2007, 04:25 PM


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

7 Trang < 1 2 3 4 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC