Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Việt Nam , Tpp , Mở Cửa Hội Nhập, Bắt chiếc các giáo sư hàng đầu VN bàn loạn

Phó Thường Nhân
post Dec 2 2013, 08:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đại khái khi nào buồn tay, nhấn vào con chuột, để tìm chuyện cười thời sự thì tôi vào
Vietnamnet. Tự dưng hôm nay vào thì thấy một loạt bài đăng về kinh tế, xem các ông ấy
khuyên rồi bầy kế sách thì tôi chỉ thấy là sao nói giống các chuyên gia Liên Xô ngày xưa khuyên
Gorbarchev hay Elsine thế. Lại nhân vừa nói chuyện nước Hung, nên đặt ở đây cục gạch, cho bác nào thích bắt chiếc các ông ấy "bàn loạn" cho vui.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Dec 3 2013, 11:21 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Em lôi bài của bác Phó trong chủ đề "Đại tướng Võ Nguyên Giáp" lên đây để thảo luận cho phù hợp.
QUOTE(Phó Thường Nhân)
Nếu muốn biết cái « thuộc địa kiểu mới » đem lại lợi ích cho ai, thì bác cứ lấy tư duy của ông Lê nin nói rằng kẻ nào sử hữu công cụ sản xuất, tài chính kẻ đó là người lợi cuối cùng, vậy cứ đi dò theo, tìm hiểu xem ai là người nắm công cụ sản xuất- tài chính, cái đầu điều khiển công cụ sản xuất ấy nó nằm ở đâu, điểm đến cuối cùng của tiền lời, của giá trị thặng dư là chỗ nào thì sẽ thấy. Cái điểm đến cuối cùng của nó bao giờ cũng là một nhóm người, tức là chủ tư sản, thường được che dấu dưới cái tên chung chung là « thị trường ». Những ông chủ tư sản ấy dựa vào luật pháp của cộng đồng nào (hay nước nào), nghe theo luật pháp nước nào, thì cái cộng đồng ấy (nhà nước ấy) hưởng theo và ngược lai. Trong trường hợp khối euro thì hai nước lợi nhất là Pháp và Đức, và tư bản của hai nước ấy là cốt lõi. Nó có sự phân chia, Pháp chủ yếu có lợi về tài chính, còn Đức có lợi về công nghiệp. Bản thân Pháp Đức cũng mâu thuẫn với nhau, nhưng tư bản của nó vẫn nằm trên đầu các nước trong khối Euro. Sau đó trên lưng Pháp – Đức là các lợi ích của tài phiệt Anh-Mỹ, vì thị trường tài chính bây giờ là toàn cầu, và dựa trên đồng đô la. Còn người Hung, Đông Âu, Nam Âu còn nằm dưới nữa , là thuộc điạ không dẫy ra được. Mà có thay đổi chính phủ, hết đảng này lên đảng kia lên cũng vô ích. Vì sự kiểm soát nằm ngoài cái cơ chế này. Thế cho nên có cái điều nực cười là trong tuyên truyền của phương Tây, nó cứ nói đa đảng là thể hiện ý nguyện của dân. Nhưng đâu có phải. Trong những nước đang phát triển, thậm chí đã phát triển, nhưng tư bản trong nước bị ngoại hoá hết, thì đa nguyên đa đảng là cái dây dù đẹp nhất để trói những nước đó lại, hướng sự bất bình của dân vào một thứ bị bông, đấm thoải mái mà vô tác dụng.
Tất nhiên điều tôi quan tâm, và đến nay cũng không tìm được một cách giải thích hợp lý hoàn toàn là tại sao nước Hung lại sa vào cái bẫy đó trong khi rõ ràng nó không lợi cho người dân Hung. Kết luận của tôi là người ta đã quá tin vào cái bánh vẽ là EU, tức là thiếu nhận thức phản biện cái lợi cái hại khi tham gia EU. Nhưng thế không đủ, mà nhiều khi nó là cái thế nữa. Sai lầm của Hung còn bắt nguồn từ trước nữa, từ thời XHCN. Tôi cũng nói thêm là, trong EU cũng có những nước mà họ thoát được cái bẫy đó với mức độ thành công khác nhau là Tiệp, Slovak, Ba lan.
Và để thoát nó thì họ có 2 nhận thức tương đồng với nhau. Đó là eurosceptism (tức là không tin vào cộng đồng châu Âu, mặc dù tham gia) của Tiệp và chủ nghĩa dân tộc của Ba lan. Họ sử dụng nó khác nhau. Nhưng thôi để lúc khác nói.
Tóm lại, hiện tại trên thế giới, trào lưu tư tưởng chính vấn đến từ phương Tây, ngay cả khi nó khen hay nó chê. Và cái trào lưu tư tưởng ấy (kinh tế thị trường, tư hữu cá nhân, đa nguyên đa đảng..) nó có chiều là đem lại lợi ích cho những nước ấy trước, còn có đem lại lợi ích cho các đối tác không thì tuỳ sự ngu dốt hay khôn ngoan của người ta biết tận dụng điểm lợi, hạn chế điều hại, trong nhiều trường hợp thực ra là may. Ở VN, từ khi mở cửa đến nay có được nhiều điều may.Kiểu như « tái ông mất ngựa » trong câu truyện của Trang tử. Nhưng bây giờ đã tới giới hạn. Làm sao hạn chế được điều hại, nếu không có tư duy phản biện. Làm sao có tư duy phản biện nếu không có lý thuyết phản biện. Chủ nghĩa Mác Lê nin chính là cái lý thuyết để phản biện, bởi vì bản thân nó là một lý thuyết phê phán chủ nghĩa tư bản. Mà chủ nghĩa tư bản từ thời Mác đến nay, bản chất nó không thay đổi, chỉ có cách thể hiện khác nhau thôi.
Thái độ của tôi thực ra không khác gì thái độ một người đi mua hàng, mà người bán là phương Tây. Là người bán nó không thể chỉ cho bác cái xấu của món hàng nó định bán (chính sách kinh tế, hiệp ước, liên minh kinh tế..), nó phải bôi son trát phấn cho thật đẹp, cho thật mỹ miều thì mới câu được khách chứ. Như vậy phản biện được hay không, nhìn thấy cái hại (ngoài cái lợi) là ở mình, có dở hơi mà nó chỉ cho.
ví dụ nếu tôi cần nhà ở phải đi mua nhà. Tất nhiên tôi phải thẩm định, nhận xét xem chất lượng nhà thế nào, giá cả có phải chăng không, chứ làm sao tôi tin được hoàn toàn người bán. Vậy phải tìm cái xấu của nó, phản biện nó, để có sự thẩm định đúng. Để nếu thấy nó dở quá thì không mua. Nếu mua thì biết nó dở thế nào còn tìm cách sửa. Để khỏi phải trả giá đắt. Ngay trong trường hợp thế kẹt, phải chấp nhận, thì cũng còn biết được ngọn nguồn của nó, để tìm cách đối phó về sau.
Cái điều đơn giản ở trên bất cứ bà nội chợ, chị tiểu thương nào cũng thấy. Nhưng trí thức VN chưa chắc đã thấy.
Về chủ nghĩa Marx –Lê nin, tôi hiểu thế nào, thì tôi sẽ nói ở trong chủ đề nhận thức của NVT, coi như là lấy một ví dụ, tôi lấy mình là con chuột bạch thí nghiệm, để nhận thấy vai trò cá nhân ảnh hưởng thế nào tới nhận thức của cá nhân ấy, vì hiển nhiên dù có được đào tạo trong một cái khung chung, mỗi cá nhân đều rất khác nhau, dù có điểm chung nhau.
Với cụ Giáp thì điều tôi quan tâm là : cụ Giáp được cả người Việt lẫn cộng đồng quốc tế kinh phục, vậy cái lô gíc kính phục của quốc tế mà chủ yếu là các học giả phương Tây là gì. Vì ở các nước đang phát triển như Việt nam, tại sao có sự khâm phục ấy thì đã rõ. Họ khâm phục vì họ đặt được họ vào vị trí người VN, bản thân họ cũng phải chịu các thảm cảnh của chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Việt nam thì mới nếm mùi chủ nghĩa thực dân cũ thôi, chủ nghĩa thực dân mới nó mới chỉ bắt đầu,và vị nó còn ngọt lắm, vì thế vẫn còn điều kiện để khỏi sa vào. Chính vì thế chiến thắng của VN cũng là chiến thắng của họ. Với các nước phương Tây thì khác, vì họ là kẻ đối diện. Là đối thủ. Bản chất xã hội họ không thay đổi. Vậy cái lô gíc của sự kinh trọng ấy như thế nào ? và qua đó họ nhìn lịch sử như thế nào ? cái lô gíc ấy có đúng không ? có đủ không ? một người Việtnam có nên công nhận kiểu kính trọng ấy không ?
Sở dĩ tôi đặt những câu hỏi đó, vì phương Tây hiện giờ là điểm đến của trí thức VN. Càng ngày càng có nhiều người đã đang và sẽ được đào tạo ở phương Tây. Nhận thức của họ về xã hội phương Tây sé có quyết định về tương lai nước VN về sau. nếu họ về nước làm việc. Vì người nào làm gì cũng theo nhận thức của mình cả. Nếu trong khoa học tự nhiên, thì nhận thức có thể coi là khách quan. Nhưng nhận thức xã hội không bao giờ là khách quan. Nó bao giờ cũng phải được khúc xạ lại bởi nhu cầu quyền lợi của cộng đồng mình sống. Chính vì thế mà các nhà Nho Việt nam ngày xưa, ngoài khái niệm nho giáo nói chung, còn đưa thêm khái nhiệm QUỐC, nếu nho giáo Trung Hoa là khái niệm TRUNG QUÂN, thì các nhà nho VN thêm vào cái vế ÁI QUỐC.
Vậy nếu bây giờ, cứ giả sử mình là nhà Nho, Trung quốc là phương Tây (để ám chỉ cái soft power của nó trong thời hiện đại), thì cái điểm khúc xạ của mình ở đâu. Với tôi , cốt lõi nó là chủ nghĩa dân tộc, phương pháp phản biện là chủ nghĩa Mác – Lê nin.


Nói luôn cho nhanh, không còn mấy người nghiên cứu nghiêm túc mà lại thiếu công cụ định lượng vấn đề, kể cả trong xã hội học. Muốn biết lợi ích thiệt hơn, xu hướng diễn biến thế nào thì lại càng phải cân đong đo đếm tỉ mỉ. Ứng dụng nguyên lý nhiệt động học coi xã hội là một hệ thống mở, ngoài 4 chiều không thời gian ra còn có vô số chiều thuộc tính (properties dimension) như dân số, tổng cầu, thu nhập ...vv. Trên cơ sở phân tích đặc điểm của mỗi thuộc tính (chuyên môn gọi là các biến = variables), người ta sẽ dựng lên các mô hình tương tác, ví dụ:

http://users.math.yale.edu/~auel/courses/211s12/docs/sphereplane.png

Đồ thị trên là quan hệ giữa 1 mặt cầu và 1 mặt phẳng, mỗi mặt đại diện cho một biến nào đó), chúng có thể giao cắt, tiếp tuyến hoặc hoàn toàn tách biệt. Ở đây em lấy mặt cầu biểu thị cho quốc gia dân tộc còn mặt phẳng là quan hệ quốc tế. Nếu đất nước đóng cửa thì các vector, hay các dòng chảy chuyển động trong mặt cầu như kinh tế, khoa học kỹ thuật ....vv sẽ duy trì một quỹ đạo riêng, có thể rất ổn định song cũng trì trệ. Còn nếu có tiếp giáp hoặc giao cắt với mặt phẳng thì tầm truyền của các vector lớn hơn nhiều, đồng nghĩa với sự thay đổi nhanh, mạnh theo hướng gia tăng hỗn loạn.

Vậy thì "tư duy của ông Lenin" ở đây là gì? dưới một góc nhìn nào đó, ví dụ ở đỉnh mặt cầu thì người thấy thấy dòng chảy kinh tế (hoặc tài chính) có những trung tâm hấp dẫn mạnh (còn gọi là cực quyền lực = power poles). Đây là một góc nhìn khách quan về sự thật, và Lenin thấy rõ ràng đó là sự bất công khi một số lớn các phần tử của xã hội lại đóng góp và phục vụ cho một thiểu số may mắn nằm trong vùng cực!

Vấn đề là ở chỗ, khi tìm cách xử lý sự "bất công" bằng cách thức nào đó, ví dụ làm cách mạng để xé rách các vùng cực cũ, tạo nên dòng chảy đồng đều qua mọi phần tử thì điều ngạc nhiên cực lớn đã xảy ra: các dòng chảy lại không chịu phủ khắp diện tích xã hội mà sau một thời gian chúng lại quy tụ vào một số vùng trũng, tạo nên cực quyền lực mới, bất công mới! Góc nhìn của Lenin tuy đúng, nhưng lại không phản ánh được tất cả toàn cục của hệ thống xã hội. laugh.gif

Một số người khác thay vì chọn đứng ở một điểm nào đó gần bề mặt, đã chọn cách đứng lùi ra ở một khoảng cách đủ xa để có thể nhìn bao quát toàn bộ hệ thống. Họ phát hiện ra các dòng chảy không phải cố định mà có thăng trầm (power shifts) và hệ thống các nguyên nhân ban đầu đã tạo ra các kết quả vô cùng phức tạp và bất ngờ.

Loằng ngoằng vài câu về toán lý, giờ em xin nói về chuyện VN giao tiếp với thế giới. Xét về quy mô xã hội thì rõ ràng đất nước này nhỏ bé như một hòn bi so với quả bóng rổ là phương Tây (Bắc Mỹ+EU). Sự hội nhập của VN, do đó chỉ có diện tích giao cắt rất nhỏ với mặt phẳng (là một phần của quả bóng rổ), do đó thật khó hình dung về trung tâm quyền lực toàn cầu hóa lại nằm ở trên hòn bi. VN có thể lựa chọn giao cắt sâu để các dòng chảy toàn cầu lôi cuốn hết bề mặt của mình, hoặc giữ trạng thái độc lập tương đối (chỉ tiếp tuyến với mặt phẳng). Với quan điểm như của bác Phó, có lẽ thích hợp nhất là mô hình tiếp tuyến chứ chuyện đóng cửa biệt lập thì hoàn toàn không cần bàn đến nữa.

Nghỉ đã, bài sau sẽ trưng dẫn chứng về giao tiếp luật pháp và tổ chức xã hội trong một số tình guống cụ thể.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Dec 4 2013, 07:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Một người bạn của em mới có bài báo trên tạp chí Global Public Health miêu tả trạng thái hoạt động của các nhóm xã hội trong một lĩnh vực có hợp tác quốc tế mạnh mẽ đó là phòng chống HIV/AIDS. Nhận định có thể tóm tắt như trong bài này:
http://dienngon.vn/Blog/Article/doc-quyen-...g-chong-hivaids

Vậy chuyện này thì có liên quan gì đến kinh tế và mở cửa? Câu trả lời chính là sự chênh lệch giữa năng lực tổ chức - quản lý - thực hiện với nhu cầu, hay mong muốn của xã hội. Em muốn nhấn mạnh là "mong muốn của xã hội" gồm những mục tiêu rất cụ thể và lượng hóa được mức độ hài lòng của các thành viên. Chống HIV và làm giàu là 2 trong những mục tiêu đó mà xã hội VN khi mở cửa phải giải quyết sự chênh lệch, hay còn gọi là năng suất lao động của toàn hệ thống đang ở dưới mức có thể bù đắp cho tiêu dùng. Năng suất lao động cũng chính là điểm cốt lõi mà Marx - Engels đã tập trung phân tích về "Tư bản" mà cuối cùng các vị đó quy về "giá trị thặng dư của hàng hóa sức lao động" đã bị bóc lột, cho nên Chủ nghĩa Tư bản luôn đi kèm với bất công.

Điều đáng nói ở đây, vào lúc này sau gần 150 năm "Tư bản luận" ra đời, đó là Năng suất lao động do đâu mà có? Một cách máy móc thì bảo đó là chất lượng con người - và trên thực tế là tại Liên Xô và khối XHCN trước 1990, người ta đã cố gắng định nghĩa và hiện thực hóa mẫu "con người mới XHCN". Tiếc thay, quan điểm máy móc về con người đã tỏ ra sai lầm, tổ chức xã hội của những con người 'được giáo dục, được rèn luyện tư tưởng phục vụ cộng đồng XHCN' đã không bền vững như mong đợi. Thay vào đó là cách nhìn khác có tính tổng quát hơn, dựa trên một nguyên lý biện chứng cổ điển phát biểu như sau: Năng suất lao động cao là kết quả đột sinh từ chọn lọc những chu trình tổ chức - quản lý sản xuất rất khác nhau sao cho tổng giá trị tài sản toàn xã hội tăng trưởng dương.

Cái "tổng giá trị tái sản toàn xã hội" là một mục đích rất khó đo lường chính xác, song ý nghĩa của nó lại rất đơn giản: mọi người muốn giàu và cứ giàu mãi không ngừng bất kể đứng ở địa vị nào trong xã hội. Nó là tiếng gọi thiết tha của lòng tham, là động lực để con người làm việc và cộng tác trong một môi trường tự do cạnh tranh. Có vô số ý tưởng làm ăn ra đời mỗi ngày, phần lớn trong số đó thất bại, song có một thiểu số 'sống sót' và phát triển, tích tụ lại trong tổ chức kinh doanh, văn hóa tiêu dùng và cả cấu trúc thượng tầng xã hội.

VN đang ở vị trí thấp về năng suất lao động xã hội (mà hoạt động của các nhóm hành động chống HIV là một ví dụ). Khi mở cửa kinh tế thì hiển nhiên là muốn học hỏi kỹ năng để tăng năng suất (hiểu theo nghĩa rộng nhất là gồm cả phương tiện khoa học công nghệ lẫn tổ chức sản xuất kinh doanh). Thế nhưng học sinh lớp 6 thì không thể giải ngay bài toán bậc đại học, và cần một quá trình vừa học vừa làm thuê. Người dân bình thường thấy đủ ăn xài, năm sau khá hơn năm trước là hài lòng. Còn như bác Phó đánh giá: bị bóc lột, là thuộc địa ...vv thì rốt cuộc là có phải bác định "đi tắt đón đầu" để VN nhảy cóc qua cả một cấp học chăng?! laugh.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 4 2013, 10:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Với tôi diễn đạt bằng tiếng việt cho rõ ràng đã là điều khó, nên viết bằng toán thì chịu. Mấy mô hình toán học kiểu này có lẽ bác phải tìm ông Lê Bảo Châu.
Bất chấp cái mô hình nó là tiếp tuyến hay tiệm cận gì đó, kinh tế VN bắt buộc phải là kinh tế mở. Kinh tế thế giới nó thế không thể không theo. Nhưng mở thế nào để có lợi tăng lực mới là vấn đề, chứ còn mở cửa để thành thuộc địa kiểu mới thì dở hơi. Mà mở cửa để thành thuộc địa kiểu mới thì đầy rẫy, có lẽ là số lượng chính trên thế giới, thậm chí có nước trình độ phát triển hơn VN trong quá khứ :như Hung như Bun như Ru ma ni còn rơi vào.
Tôi định vào tìm mấy cái bài trong Vietnamnet để đưa link lên cho mọi người xem, nhưng tôi không tìm lại được. Vậy tóm tắt mấy điều tôi đọc rồi tìm hiểu :
1- Than phiền rằng vN dại đã đưa nguyên tác kinh tế nhà nước vào Hiến Pháp.
2- Theo các bác ấy thì phải tư hữu hoá toàn bộ nền kinh tế, và coi rằng những người bảo vệ
kinh tế nhà nước là do lợi ích nhóm gây ra.
3- Kinh tế nhà nước chiếm tỉ lệ nhỏ trong kinh tế quốc gia, nhưng thu hút nhiều vốn, nợ nhiều, tham nhũng chính vì thế phải xoá bỏ nó bằng tư hữu hoá. (Điển hình vinashin).
4- Kinh tế tư nhân là cạnh tranh nên có lợi và nó dẫn tới giảm giá (đây là điều các bác hay nói tới khi đề cập tới giá xăng, dầu, ga, điện)
Tôi không có mô hình toán học, tôi cũng không có số liệu, vì tôi là người thường, nhưng tôi được chứng kiến quá trình tư nhân hoá ở các nước tư bản phát triển (ví dụ Pháp, Anh), tôi tìm hiểu sự tư hữu hoá của các nước XHCN cũ, tôi theo dõi lịch sử các nước đang phát triển, tức là đa số các nước trên thế giới hiện nay, là những nước mà tôi rất thích tìm hiểu văn hoá, lịch sử của họ.Và từ đó mà tôi phân tích.
Trước khi « bình loạn » về những điều trên, để trả lời cái bài bác viết ngay trên này thì tôi nói thế này.
Cơ chế kinh tế thế giới hiện nay là cơ chế bóc lột, và chính vì cái bản chất của nó thế mà nó có chiến tranh, cướp bóc, trong đó cái bóc lột bằng giá trị thặng dư như ông Mác nói chỉ là một trong nhứng số đó. Hiện tại trên thế giới không có một cơ chế nào thay thế, và nó sẽ có trong tương lai không thì không rõ. Vậy trong cái thế giới bóc lột ấy, thì phải tự bảo vệ. Nếu xét về góc độ dân tộc, thì cái tư duy bảo vệ là chủ nghĩa dân tộc. Nếu là cá nhân thì nó phải là tư duy pháp quyền bình đẳng.
Tôi cũng là người chịu ảnh hưởng của đạo Phật. Theo đạo phật thì những điều gây nên đau khổ cho loài người là Tham, Sân , Si những nếu nhìn kỹ cái động cơ khiến xã hội hiện tại hoạt động, trên toàn thế giới, chứ không chỉ ở VN, thì nó lại chính là 3 cái điều ấy. Đó chính 3 cái động cơ làm cho thế giời này hoạt động, tồn tại. Chính vì thế bất bình đẳng là bản chất. Nếu vừa tầm thường hoá, nhưng đồng thời vừa triết học hoá nó thì tôi nói Tham chính là quyền lợi, nhận thức về quyền lợi. Sân là tất cả những gì liên quan tới tâm lý, tới văn hoá, lịch sử, tôn giáo, những điều « phi lô gíc » nhưng tác động tới ứng sử hành động của con người. Si chính là những nhận thức, những hệ thống tư duy mà người ta tiếp nhận qua giáo dục, chiêm nghiệm.
Thế giới hiện tại cho đến giờ vẫn là do phương tây cầm cái, ngay cả cái toàn cầu hoá, hội nhập hoá cũng là do phương tây khởi xướng, và một phần lớn nội dung của nó là quan hệ với các nước phương tây. Những hoạt động của họ là nhằm tăng cường cái Tham (quyền lợi) của họ. Và để cái Tham ấy dễ được chấp nhận, họ phải dúi cái Sân cái Si của họ cho mình. Cái Sân ở đây là đánh vaò tâm lý (ví dụ lợi dụng sắc tộc, tôn giáo, tính chất địa phương, lịch sử) để gây loạn, Si ở đây là dúi cho các bác cái tư duy đa đảng, đa nguyên, tư hữu .. để có cơ hội cướp bóc . Điều thú vị là bản thân những giá trị ấy không sai, nhưng không phải lúc nào cũng dùng được, nó phải có thời. Giống như đứa trẻ con, đang đói không thể khuyên nó thậm chí ép nó uống cà phê đặc. Cà phê đặc không phải là thuốc độc, và thực tế nó cũng ngon. Nhưng khi người ta đói, thì nên tìm đồ ăn hay uống cà phê.
Tóm lại trong một thế giới bóc lột thì phải tự bảo vệ, muốn tự bảo vê thì phải có nhận thức, nhưng nhận thức của mình. Tôi sẽ dùng cái nhận thức của mình (tức là đứng trên hai chân : dân tộc và chủ nghĩa Mác – Lê nin) để phân tích 4 cái điều tôi tóm tắt lại ở trên.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Fedora
post Dec 5 2013, 05:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 970
Tham gia từ: 25-August 05
Thành viên thứ: 1.928

Bình chọn :



Em yếu không dám ra gió, xếp đôi dép ngồi hóng các bác baby.gif


--------------------
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời.


http://img488.imageshack.us/img488/5472/catfi9.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 5 2013, 09:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Fedora,
Thì giống như ngồi vỉa hè « chém gió » thôi mà. Người nào cũng có thể có suy nghĩ riêng của mình, và trong cái xã hội kinh tế thị trường thì lại càng cần có nhận thức riêng.
Vì là ngồi vỉa hè, nên tôi sẽ sử dụng cái mô hình « đời thường, vỉa hè » để phân tích cái phần 1 ở trên. Có nghĩa là đưa kinh tế nhà nước vào hiến pháp là lợi hay hại.
Cái mô hình của tôi là « sau cơn mưa lớn nhà dột đi mua rau muống ». Chắc mọi người ai cũng nhận thấy, là sau mỗi kỳ bảo lụt, giá rau muống đều tăng, trong khi đáng ra nó phải giảm chứ ? vì mưa nhiều, rau muống lên tốt, thế tại sao giá nó lại đắt, không kể khi người ta do mưa lớn gặp cảnh bần hàn thì nó cũng phải giảm giá cho người ta chứ. Như vậy cái giá rau không liên quan tới đạo đức lẽ phải (càng nghèo càng bị bắt chẹt) và cũng không phải hoàn toàn do sản xuất, mà là do cái thế của người mua và người bán vào một thời điểm tạo ra. Cái thế này được đưa ra làm cớ để tăng giá. và trong nhiều trường hợp cái cớ này là cớ giả. Cái quy luật này chi phối hoàn toàn quan hệ quốc tế hiện tại, đặc biệt với các nước phương Tây, nhưng ngay cả đối với các nước khác thì nó cũng thế.
Bây giờ hãy làm phức tạp cái mô hình ấy lên một tí. Thêm vào 2 yếu tố. Nhà dột nhưng có bát hương đáng giá, là của nả của tổ tiên để lại và đứa con được cử đi mua rau, lại dính vào bệnh nghiện hút. Vậy chuyện gì sẽ xẩy ra ? Thằng bé kia sẽ thông đồng với thằng bán để nâng giá rau lên. Giá mớ rau thực tế chỉ có 3 đồng, người bán hô 4 đồng. Thằng bé kia có 3 đồng. Vậy đáng nhẽ phải mặc cả để giảm giá, nó sẽ đưa ra cái ý tưởng sáng ngời là thôi ta thoả thuận với nhau 5 đồng, để nó có cớ về đòi bán bát hương kia lấy tiền mua mớ rau muống. Nếu là gia đình tan nát không nghiêm, coi bát hương là đồ vứt đi, như không quản được con thì nó sẽ đem bán. Và sẽ bán rẻ. Vì nó cần tiền để mua thuốc chích. Nó đã vào cơn thì nó cần gì. Bố mẹ nó nó cũng bàn nói gì tới bát hương.
Trong trường hợp nhà còn có kỷ cương. Thằng con chích nghiện kia chưa bán hết được, kiểu vẫn còn luật lệ, lề thói, muốn bán bát hương kia thì phải có cả nhà cùng đồng thuận, có ý thức được bát hương đó là quan trọng, thì chuyện gì sẽ xẩy ra. Có nhiều khả năng khác nhau :
- Thằng bán rau kia thấy ngay khả năng đưa con hư kia đề nghị là bất khả thi. Nó sẽ đi lùi.
- Thằng bán rau kia ủng hộ bằng cách gây tác động, dư luận..ép bán thậm chí doạ nạt, kiểu « ăn rau muống thì ..nhà sẽ hết dột », hay kiểu « úi giời thế giới bây giờ ai nó còn thờ cúng mà giữ bát hương », và tất nhiên nó sẽ im đi khong noi là nếu thế thì nó cứ nhất định đòi mua làm gì.
- Nó sẽ không bán cho nữa, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không bao giờ bán. Vì rau muống nhiều để lâu cũng thối. Mình có thời, nó cũng có thời. Nếu lần này không mua được thì mua lần khác. Không phải thằng bán muốn gì cũng phải nghe theo lời nó.
- Nếu nhận thức được rằng « ăn rau muống nhà không hết dột », thì mua rau khác mà ăn, vì có phải có mỗi mình nó bán rau đâu. Mua rau cải có khi còn lãi, giá chỉ 1 đồng/ mớ thôi.

Bây giờ triết lý hoá, hàn lâm hoá cái câu chuyện kia lên, thằng con hư giống như lợi ích nhóm trong chính phủ VN. Gia đình kia là đất nước là toàn đảng toàn dân toàn quân, thằng bán rau kia là Mỹ. Nhà dột là TQ đe doạ. Mớ rau muống là TPP. Còn cái thuyết « ăn rau muống nhà hết dột » là luận điệu của các dạng Việt kiều lưu vong. « Bán bát hương đi vì thế giới nó thế » là các nghiên cứu của các học giả VN , mà vì họ tôi mở chủ đề này. kỉ cương gia đình là hiến pháp. Thì các bác sẽ chuyển cái câu chuyện chua chát, cười ra nước mắt kia thành thời sự chứ còn gì.
Nếu bàn luận kiểu nghiêm chỉnh, như viết chính luận trên báo nhân dân thì nó sẽ là thế này. Hiện tại ở VN có rất nhiều nhóm lợi ích, mà tư duy của nó rất khác nhau. Nguyên do vừa là quyền lợi thực tế, ích kỷ của chính họ,vừa là sự giằng xé ảnh hưởng của nhiều nước. Và sự thể hiện của nó sẽ là những hiệp ước, liên minh, ..mà VN sẽ ký hay không ký trong thời gian tới. Bằng cách đưa khối nhà nước vào hiến pháp, sẽ tạo thế mạnh về pháp lý để VN đàm phán, vì nó trở thành lợi ích cốt lõi. Không thể một phe nào đi đêm với « đối tác chiến lược X hay Y » để phá được. Ngay cả khi mua được quốc hội, cũng không thể làm, ngoại trừ sửa lại hiến pháp. Nhưng hiến pháp vừa sửa, không thể mang nó ra đập phá lần nữa.
Việc đưa khối nhà nước vào hiến pháp, về thực tế cũng phù hợp với tình hình kinh tế VN. Nó cũng phù hợp với những gì xẩy ra trên thế giới. Muốn hiểu rõ điều này, thì phải tìm hiểu xem khối tư nhân VN sức mạnh nó tới đâu, và cái này tôi sẽ phân tích sau. Ngay lúc này thì có thể nói, sở hữu tư nhân hay nhà nước ở VN lợi hại hai bên thế nào nó không rõ ràng. Với khối tư nhân nó còn tiểm ẩn nhiều hiểm hoạ, mà VN không khống chế được, vì nó liên quan tới những yếu kém của khối tư nhân VN.
Hiện nay VN đang đàm phán 3 hiệp ước TPP với Mỹ, FTA với EU, FTA với Nga và liên minh thuế quan, không kể cộng đồng ASEAN được quyết định vào năm 2015.
Bản thân VN bây giờ cũng đã nằm trong nhưng hiệp ước như WTO, các hiệp ước trao đổi tự do với TQ , ASEAN. Ngay trong việc sử dụng những hiệp ước đã có này, VN đã bộc lộ nhiều nhược điểm bất lợi. Ví dụ như WTO. Như vậy khi xem xét những hiệp ước mới kia, phải xem vị trí của nó thế nào với WTO đối với VN. Nó giúp VN giảm bớt những nhược điểm khi ứng dụng WTO, hay lại làm trầm trọng nó lên. Tóm lại việc đưa khối nhà nước vào hiến pháp, VN đã tăng sức mạnh phòng thủ hơn trong quan hẹ quốc tế trong điều kiện « Thù trong giặc ngoài », Giống như vua An dương Vương đưa Mỵ châu đi trốn, mà không biết đó là cái cánh tay (rắc lông ngỗng) của Trọng Thuỷ. Và hiến pháp, chính là Thần Kim Quy cảnh báo.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Dec 6 2013, 05:16 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhân bác Phó nói về EU, thì hình như hiện nay họ cũng đang làm trò đó với Ukraina.
Bắt Ukr vào EU, nhưng họ lại hạn chế hàng hóa của Ukr vào EU, ngược lại, cho Ukr vay tiền như bắt phải trả bằng Euro, và cũng k chịu đền bù thiệt hại khi Ukr vào EU và từ bỏ Nga (do khi đó Nga sẽ bán khí đốt cho Ukr với giá bằng giá thị trường, và đóng cửa với hàng hóa Ukr).
Bây giờ khi chính phủ của Ukr từ chối thì họ lại ủng hộ biểu tình ầm ĩ


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Dec 6 2013, 03:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Sorry các bác vì đã đưa một cách tiếp cận hơi trừu tượng, nhưng em có cơ sở để tin rằng nghiên cứu một đối tượng phức tạp như chủ đề kinh tế chính trị thì phải có những công cụ tương xứng thì mới phản ánh một cách đầy đủ và chính xác. Cũng vì thế mà đọc mô hình « sau cơn mưa lớn nhà dột đi mua rau muống » của bác Phó em thấy 3 điểm không thích đáng:

Thứ nhất, là mô hình mặc định một tình huống tạm thời và ngắn hạn chứ không phải là một quá trình có trước có sau. Bác Phó không đề cập đến nhà dột vì sao, mà khi nâng tầm hàn lâm lên quy mô quốc gia thì VN là ngôi nhà bị dột suốt 30 năm hòa bình.

Thứ hai, là mặc định một chủ thể đặc biệt hóa chứ không phổ quát. Chủ thể đặc biệt ở đây là gia đình có thằng con nghiện ngập chứ không phải tình trạng chung của các ngôi nhà bị dột như Nhật bản, Hàn quốc, Indonesia, Malaysia ...vv

Thứ ba, là suy diễn trực tiếp hành vi và động cơ của các vai kịch mà không chỉ ra những yếu tố phức tạp có thể làm thay đổi tình hình. Đây là lối tư duy đơn giản hóa mà rủi ro là phán đoán sai, giống như dùng mấy cọng cỏ hay mấy quân bài mà thiên văn địa lý chỗ nào cũng xem xét được.

Câu chuyện "kinh tế Nhà nước" (KTNN) rộ trên báo nhân dịp sửa Hiến pháp là thế này: trước khi Quốc Hội họp thì dư luận đã điều tiếng về khối doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và phê rằng vì từ Hiến pháp 1992 trở về trước, quy định KTNN là chủ đạo tạo căn cứ pháp lý cho ưu ái khối DNNN. Nói cách khác là từ xưa người ta vẫn hiểu với nhau rằng KTNN chính là DNNN, nhưng đến lần sửa Hiến pháp này, trước các bức xúc về DNNN, người ta vẫn đưa cụm từ KTNN làm chủ đạo - nhưng mang một ý nghĩa mới là bao gồm cả chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô, an sinh xã hội. Kết thúc kỳ họp, Hiến pháp được thông qua với câu đó (điều 51), nhưng thêm một số câu khác để làm rõ sự "bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật" của các thành phần kinh tế cũng như không quốc hữu hóa tài sản tư nhân.

Từ góc độ làm luật thì thấy rằng VN đã bảo vệ độc lập trong quản lý, điều hành kinh tế, đồng thời với cam kết tự do kinh doanh theo luật. Dĩ nhiên đây là động thái đúng đắn, song chiếu với mô hình đơn giản của bác Phó thì không phải ăn khớp tất cả. Xét riêng cam kết TPP, thì đổi chác giữa VN và khối (dự kiến) này không chỉ là lợi ích kinh tế mà còn là lợi ích an ninh, chính trị - dân dã là thằng bán rau cam kết sẽ ưu tiến bán rau cho nhà dột khi có mưa bão chứ không để chết đói. Cái cam kết này có thể có sức nặng cực lớn, như ví dụ Nhật bản đứng dưới ô hạt nhân của Mỹ mà phát triển bất chấp chuyện chưa ký hiệp định hòa bình với Liên Xô - Nga hơn 70 năm.

Hay một cái nữa là "công nhận nền kinh tế thị trường", đây là mong muốn của cả nước chứ chẳng riêng nhóm nào, mà quyền công nhận lại chẳng phải ai khác mà chính là 'thằng bán rau'. Lý giải cái mong ước này lại phải căn cứ vào hàng loạt nội dung luật pháp và xã hội quy tụ về chuẩn mực "văn minh" mà bọn bán rau đã tạo ra. Nói chính xác thì 'nhà dột' chỉ có rau ăn để khỏi chết đói nếu chịu giao dịch với nó, chứ còn bảo "không mua của nó thì mua của thằng khác" là sai. Bài học Myanmar còn đấy! còn Ukraina thì ở ngay cạnh Nga nên EU và Nga cùng trả giá cao để tấn công - phòng thủ chiến lược ...vv lại không phải cùng bối cảnh với VN.

Nói chung là có rất nhiều cái có thể làm mô hình đơn giản hóa của bác Phó bị lung lay. Trà đá vỉa hè vui vẻ thì không sao, nhưng nếu bác Phó đi làm chính trị gia thì dù quý mến bác em cũng hổng dám bầu ạ. laugh.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 6 2013, 06:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác không bầu cho tôi cũng là đúng, vì tôi không phải là chính trị gia. Cái ví dụ ở trên tôi đặt ra cũng một phần để trêu fedora, nhưng nó không sai, và tất nhiên nó không đủ. Nhưng tôi cũng nói thêm là ngay cả mô hình của WB hay FMI nó đưa ra cũng không đủ, và đằng sau những từ ngữ hoa mỹ, những mô hinh toán học phức tạp, nó vẫn là quyền lợi (không phải của người VN) được che dấu đi.
Việc đưa doanh nghiệp nhà nước vào hiến pháp, tại thời điểm này là đúng. Vì nó sẽ là cơ sở luật pháp cao nhất, cao hơn cả quốc hội, để người ta xét xem những hiệp định, hợp tác ..có cơ sở pháp lý không. Và tôi hoan nghênh điều đó. Lấy ví dụ đi đàm phán hiệp định FTA với EU hay TPP với Mỹ, hay FTA với nhóm liên minh thuế quan Nga, các đối tác kia đều thấy rõ, không thể ép VN đòi tư hữu hoá khu vực kinh tế nhà nước được, chứ nếu không đưa vào, mờ mờ ảo ảo chính là tạo cái cớ cho họ đánh. Vì cái thủ thuật không thể mạnh hơn cơ sở pháp lý. Nếu mà hiểu như các bác « chuyên gia cao cấp kia » thì có nghĩa là mình công nhân họ đúng mình sai, có quyền lợi mà không dám bảo vệ.
Trong cái ví dụ trên tôi có nói tới « thù trong », bởi vì thực sự VN có « thù trong », đó là lợi ích nhóm sẵn sàng bán rẻ quyền lợi nhà nước để có lợi riêng. Tại sao lại thế bởi vì cái khối tư nhân VN cũng như cái khung pháp luật VN chưa chặt, nên nhưng việc như thời Elsine ở Nga có thể xẩy ra. Và nó cũng đã từng có việc đó rồi đấy, ví dụ như vụ đòi xây đường tầu nhanh với một món nợ tương đương bằng PNB của cả nước, lúc đó nếu không có sự ngăn chặn của quốc hội, thì mọi việc sẽ ra sao ?
Hiện nay đang có một công trình mà theo tôi nó rất gần với Vinashin, đó là cái nhà máy lọc dầu ở Bình định, với vốn 40 tỉ đô của Thái. Tiềm lực nước Thái, tức là PNB của nó chỉ khoảng 300 tỉ. Làm sao một cái hãng của nó có thể đầu tư tới 40 tỉ. Ấn độ cho VN vay 100 triệu đã là to, Mỹ nói rã họng, nó mới cho 40 triệu để giải độc Dioxin ở Đà nẵng. Nước Pháp PNB 1800 tỉ mà chính phủ muốn có thêm 6 tỉ cũng còn khó. 30 năm kêu gọi đầu tư ở VN, toàn thế giới người ta mới đem vào 70 tỉ trong vòng 30 năm., tức là chưa được gấp đôi tiền đầu tư của công trình này.
Tôi thì tôi đoán thế này. Thực ra là các ông ấy muốn ăn cái tiền dọn bãi thôi, mà thằng Thái kia nó tham gia để câu mồi. Nó có thể thế này. Trước khi đầu tư thì phải đặt cơ sở hạ tầng, chi phí nghiên cứu, ..những cái đó chính phủ VN phải làm phải chi trả, và thổi to cái tiền đầu tư để có cớ thổi to cái chi phí dọn bãi ban đầu, để ăn trong đó. Sau khi ăn xong rồi, thì thằng Thái kia nó bảo không đầu tư, có sao đâu. Nhưng tiền dọn bãi thì đã chi, tiền cấu véo vào đó đã lấy. Tóm lại nó cũng không khác gì « kinh tế tượng đài », bầy ra việc để ăn.
Đây chỉ là giả thiết của tôi, nhưng các bác cứ chờ đấy, xem cái công trình ấy có ra đời không ? Đấy cũng chính là hình ảnh thằng con nghiện hút mà tôi đưa ra. Trong tình trạng ấy, thì việc đưa kinh tế nhà nước vào hiến pháp là đúng, giống như bát hương, là hương hoả của gia đình, không cấm thì thằng con nghiện nó sẽ bán ngay, vì mục tiêu cuả nó là trở thành những dạng như Khodorosky như ở Nga mà thôi. Bán để có quyền và có tiền. Có quyền để kiếm tiền và có tiền thì lại bôi trơn để giữ quyền.
Còn nếu nói về lâu dài, thì sở hữu nhà nước hay tư nhân không phải là điều quan trọng. Đối với quan niệm của tôi thì hai điều này có thể hoán chuyển cho nhau. Nhưng điều quan trọng nhất là tư nhân kia phải bảo vệ pháp luật VN, bảo vệ quyền lợi VN. Hiện tại thì tư nhân VN chưa làm được điều đó, còn tư bản nước ngoài thì câu trả lời rõ ràng là Không rồi. Ngược lại pháp luật VN cũng phải bảo vệ tư nhân VN, điều mà nó chưa làm được. Trong điều kiện ấy, thì chỉ có cách là giữ kinh tế nhà nước.
Tôi sẽ phân tích sâu hơn cái « bệnh tổ tông » của tư nhân VN để cho các bác thấy.
VN cũng không phải ở vào vị trí Miến điện, vì VN và Mỹ là bạn đồng hành khách quan.
Còn cái TPP thì không phải là hiệp ước phòng thủ chung. Hiện giờ Mỹ nó vẫn mời chào TQ vào. Có lẽ các bác tưởng tượng nhầm vì trong đầu các bác vẫn ảo tưởng là Mỹ nó sẽ bao các bác như Đài Loan, Hàn quốc. Nhưng trường hợp của Đài loan, Hàn quốc với Mỹ khác xa quan hệ Việt Nam - Mỹ.
Những cái này tôi cũng phân tích sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 6 2013, 10:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



ở VN , khi các bác chuyên gia khuyến nghị tư hữu hoá nền kinh tế, tức là giống như những gì FMI, WB khuyên các nước đang phát triển từ sau khi phe XHCN không còn tồn tại, thì mũi dùi chủ yếu được tập trung vào khai thác 2 khía cạnh : Tham nhũng và độc quyền giá cả. Thực ra để có một cái nhìn tổng thể, thì phải tìm hiểu hai vấn đề : 1- nếu tư nhân hoá, thì tham nhũng và độc quyền giá cả còn không ? 2-tư nhân VN, mạnh yếu ở chỗ nào. Kiểu nếu bầu Kiên trở thành tổng giám đốc của petrovn được tư hữu hoá, người dân sẽ được lợi gì ? và điều quan trọng hơn bầu Kiên lấy đâu ra tiền mà mua petrovn ?
Bây giờ tôi chỉ nói tới điểm mạnh yếu chung chung của khối tư nhân VN, như một quan sát viên bình thường, để xem khối tư nhân ấy đã đủ sức mạnh để nuốt cái khối kinh tế nhà nước chưa.
Mặc dù kinh tế tư nhân ở VN luôn tồn tại, nhưng tôi đặt điểm ra đời của nó vào năm 1986, lúc VN bắt đầu công cuộc đổi mới trong hoàn cảnh khối XHCN đang tan vỡ. Nó bắt đầu trong như tư duy « cởi trói », « bung ra ».. và những từ vựng này thể hiện rõ nhận thức của nó. Đó là muốn làm giầu phải lách luật phá luật. Ai biết lách biết phá thì sẽ giầu. Giầu không phải là do tích luỹ, do làm ăn, mà biết mánh lới phá luật. Tất nhiên không phải tất cả tư nhân đều như thế, nhưng nó là tư tưởng chủ đạo.
Hãy so sánh với tư bản pháp, tư bản Anh lúc nó ra đời khi có cách mạng tư sản ở những nước này. Họ đòi luật pháp, đòi phá bỏ ngăn sông cấm chợ, họ đòi thống nhất thị trường, thống nhất tiền tệ, hệ thống đong đếm… tức là đòi hỏi một hệ thống luật pháp dựa trên cơ sở pháp quyền. Nhưng cái đó không có một mảy may trong tư duy tư sản VN. Tư sản VN là lợi dụng, mạnh ai nấy ăn, đánh quả. Tất nhiên không thể so sánh giai cấp tư sản Pháp, Anh với tư sản VN, vì ở VN nó quá bèo bọt. Để các bác khỏi buồn, tôi cũng nói luôn nhưng cái tư duy này cũng không có trong giới tư sản của các nước XHCN đang tan rã. Ngay cả ở Liên Xô. Chỉ có điêù khác ở VN, là ở các nước này nó ra đời với tư duy cực đoan dân tộc. Điều mà ở VN không cần thiết, vì nhà nước VN đã là nhà nước dân tộc rồi. Tóm lại, nó chẳng thấy có sứ mệnh gì cả, ngoài phá và ăn. Trong cái tư duy phá luật này, nó cũng được « giúp đỡ » bởi hệ thống hành chính quan liêu, vì với hệ thống này, thì luật có để mà hành, để kiếm chuyện, để kiếm tiền. Cho đến nay, cái tư duy luật pháp kiểu này vẫn sống (với hệ thống hành chính luật vẫn là cớ để hành, với doanh nghiệp tư nhân phá luật vẫn là một trong những phương thức làm giầu, và cả hai thông đồng với nhau). Hiện nay trên báo lề phải VN, không thiếu câu khẩu hiệu « việc X, Y phải để thủ tướng quyết ». Tôi là người đứng ngoài nghe thấy thế mà khiếp. Nếu đã đúng luật thì cứ theo đó mà làm, thủ tướng cũng phải tuân theo luật. Cái câu cửa miệng đó khác nào nói , nếu không trả tiền cho bộ sậu của thủ tướng thì bye bye làm ăn. Ở đây tôi không dám nói là ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham nhũng. Tôi chỉ muốn nói lên cái tinh thần nhận thức ở VN thông qua cái câu mà có thể ở VN người ta thấy rất hợp lý, để chứng minh cho cái tinh thần phi luật pháp ở trên.
Từ năm 1986 đến nay, tôi chia sự phát triển của tư sản VN thành hai thời kỳ. Thời kỳ đầu từ đổi mới tới khi VN vào WTO Và giai đoạn từ khi vào WTO đến nay. Trong giai đoạn đầu, tư sản VN phát huy được tác dụng vì nó làm được hai điều : 1- huy động được vốn chìm vốn nổi ở trong xã hội, nhưng vốn này nằm ngoài quyền kiểm soát của nhà nước, để hướng vào sản xuất. 2-chiếm lĩnh những lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng mà nhà nước bất lực không làm được không với tới được.
Khi tôi nói vốn chìm vốn nổi là nói tới tiền kiều hối do Việt kiều gửi về, tiền buôn bán đen qua lao động xuất khẩu với các nước XHCN cũ, tiền buôn lậu qua biên giới, tiền tích luỹ trong dân (vàng bạc của nả cất giữ từ thời chiến tranh trong dân), tiền có được do xẻ đất, nhập nhằng tư hữu đất đai mang ra. Tất cả các vốn ấy đều nằm ngoài hệ thống ngân hàng.
Những đồng tiền ấy được hướng vào sản xuất tiêu dùng. Và ở đây lại có chuyện « tái ông mất ngưạ » như tôi nói ở trên. Đó là Embago của Mỹ đã mặc nhiên trở thành một hình thức bảo hộ thị trường, trong khi nhu cầu của đất nước sau chiến tranh lại cực lớn. Kết quả kinh doanh tương đối dễ dàng. Cứ có tiền đầu tư là có lãi.
Vậy làm thế nào để thu hút được tiền đầu tư. Phải chứng tỏ mình sang, mình giầu, phải bảnh.. tức là phải khoe. Việc đầu tiên trong đầu tư là khoe của. Bởi vì đã hút tiền qua tín dụng chợ đen, thì lấy gì chứng tỏ để người ta tin. Chỉ có qua tin đồn và nhìn vào hình thức sinh hoạt mà thôi. Chính vì thế mà có cái tư duy ngược đời tức là khi có vốn, dù là vay cũng cứ tiêu trước đã. Cái tiền tiêu không phải do lợi nhuận làm ra, vì đằng nào đầu tư nó cũng có lãi, việc gì mà sợ.
Lúc tôi về VN, đã lâu, có người nói với tôi. Phải kiếm con Camri(một mác xe xịn của Toyota) để đi thì người ta mới tin, làm tôi cực kỳ ngỡ ngàng. Chính cái tư duy ấy đã khiến người ta nghĩ : vay tiền có nghĩa là có tiền. Vay tiền và có tiền là như nhau.Chỉ cần vay tiền là xong, kinh doanh lời lãi hay thất bại không cần tính tới.
Chính hai cái tư duy : phá luật là làm giầu cộng với vay tiền là có tiền là hai tội tổ tông của tư sản VN. Phải mở nguặc nói không phải tất cả đều như vậy. Nhưng tôi tin chắc , các bác ở VN cứ nhìn ra xung quanh thì sẽ thấy. Không phải ai mình nhìn thấy họ giầu cũng là chính đáng, cũng như chưa chắc vì làm ăn thành công mà đang tiêu tiền vay mà thôi.
Hai cái điều này càng thể hiện mạnh "sức tai hại" của nó khi bước vào giai đoạn « WTO ».


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC