Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang < 1 2 

· [ ] ·

 Nền giáo dục từ xa

koibeto81
post Dec 14 2002, 04:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 422
Tham gia từ: 2-May 02
Đến từ: Zimbabwe
Thành viên thứ: 85

Tiền mặt hiện có : 922$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Đào tạo từ xa không thể là giải pháp lâu dài


Xin trân trọng cảm ơn GS Nguyễn Cảnh Toàn đã có nhã ý đọc và trả lời bài viết của tôi. Trên quan điểm đối thoại xây dựng những người quan tâm đến giáo dục, tôi xin đóng góp thêm một vài ý kiến.

Thực ra GS Nguyễn Cảnh Toàn và tôi đều đồng ý rằng giáo dục từ xa (GDTX) là một bộ phận cần có của nền giáo dục quốc gia, và có lẽ chỉ khác ý về quy mô, mà căn nguyên là do đánh giá khác nhau về vai trò của GDTX. GS Nguyễn Cảnh Toàn cho GDTX một vai trò rất lớn có chức năng đối trọng và bổ khuyết cho giáo dục chính quy. Ông cho rằng giáo dục chính quy (trong tình trạng hiện nay) dẫn đến ỷ lại, không thể sửa chữa được, phải dùng GDTX để chữa bệnh ỷ lại (nhưng sau đó GS lại nói rằng giáo dục chính quy phải được coi là xương sống để tiếp cận với hiện đại, điều này có phần phản bác điều kia). Dưới đây, chúng tôi xin phân tích một số quan điểm của GS mà chúng tôi chưa nhất trí.

GS Nguyễn Cảnh Toàn lấy kinh nghiệm và thành quả thời chiến tranh đánh Pháp, Mỹ để chứng tỏ rằng ta có thể làm được những cái phi thường bằng những phương tiện khác người và, trong lập luận thấy rõ giáo sư đã đem mô hình tổ chức quân đội ra làm mô hình tổ chức nền giáo dục quốc gia trong đó GDTX đóng vái trò như bộ đội địa phương và dân quân du kích. Tôi e rằng lý lẽ này không có sức thuyết phục vì nó vừa phi lịch sử, vừa bất cập so với đặc thù công việc cũng như thực tế đời sống tâm lý xã hội và xu thế chính quy hóa trên mọi lĩnh vực của cuộc sống Việt Nam hôm nay.

Quả thật lịch sử Việt Nam đã nhiều lần chứng minh rằng người Việt có khả năng làm những việc vĩ đại làm cho thế giới sửng sốt : bắn rơi B52 bằng SAM 2, đuổi Pháp, Mỹ, chiến thắng Nam Hán, Tống, Minh, Nguyên Mông, đại phá 20 vạn quân Thanh. Những thành tích đó chứng tỏ dân Việt Nam ta có một chí hy sinh, can đảm, sáng tạo rất lớn, có thể làm những việc phi thường nếu được động viên, tổ chức. Tuy nhiên cần đền ý là tất cả những chuyện xuất sắc ở tầm vóc và quy mô tương tự trong thời bình. Không thiếu ví dụ cho thấy nhiều cố gắng động viên sự hy sinh đó trong thời gian bình, gần đây, đã dẫn tới sự tê liệt cả một hệ thống kinh tế trong thời gian trước Đổi Mới. Lý do cũng không có gì khó hiểu : khi Tổ Quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước của dân ta được phát huy cao độ và họ sẵn sàng hy sinh tất cả, tài sản, sinh mạng, tương lai cá nhân, để cứu nước. Dù có sai lầm thất bại, họ cũng sẵn sàng hy sinh tiếp cho đến chiến thắng cuối cùng. Họ sẵn sàng chia cơm sẻ áo với đồng bào trong gian khổ. Trong thời bình thì không thế, người dân trở lại với lối suy nghĩ thường ngày và động lực hành động của họ cũng không có gì là phi thường, họ nghĩ đến cơm ăn áo mặc, tương lai con cái, cũng như tất cả mọi người bình thường khác trên thế giới. Mọi điều kiện tâm lý xã hội để làm nên chiến tranh nhân dân hiện nay đã không còn được như xưa, ngoài các chương trình từ thiện ra, không thể dựa quá nhiều vào sức dân để làm việc nước như trước nữa. Mặt khác, trong tình hình chúng ta đầu tư hàng nghì tỷ đồng cho những dự án lớn không quan trọng bằng giáo dục, thì việc bắt đại đa số dân nghèo, dân ở vùng sâu vùng xa phải chấp nhận bỏ tiền ra để được hưởng nền giáo dục hạng hai là thiếu công bằng.

Có những dân tộc hay lãnh thổ thành tích chẳng có gì để hãnh diện trong những cuộc chiến trước đây, như Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, mà lúc hoà bình họ vượt hơn ta gấp bội. Trái lại, Indonesia là một quốc gia đã giành độc lập bằng một cuộc chiến đầy hy sinh đẫm máu như ta, thì sang thời bình thành tích phi thường trong cuộc chiến để làm vật thế chấp cho những dự án trong thời bình, có liên quan đến mở mang kinh tế, giáo dục v.v. mà phải áp dụng những luận cứ khách quan và khoa học, tránh duy ý chí. Còn quan điểm cho rằng không được coi GDTX là phụ vì giáo dục của ta là giáo dục Nhân dân, tổ chức GDTX cũng tương tự như phát động cuộc chiến tranh du kích trước đây, tôi xin miễn bàn vì tôi không thấy được sự tương đồng giữa chiến tranh du kích và GDTX.

Tôi nghĩ rằng GDTX có vai trò của nó trong những trường hợp nhất định và ở những phạm vi nhất định GDTX có thể dùng làm một biện pháp tạm thời trong những trường hợp cấp bách, bất khả kháng. Tôi xin hoan nghênh cố gắng rất đáng kể của GS Nguyễn Cảnh Toàn trong việc đào tạo 2000 giáo viên bằng GDTX trong thời kì 1977-1988. Đây là một trường hợp tiêu biểu mà GDTX cần được áp dụng, vì đó là trong một khung cảnh cực kỳ thiếu thôn, nhu cầu vô cùng cấp bách, không làm không được. Tuy nhiên thành công tới mức nào về mặt chất lượng thì khó xác định chính xác. Những thư cám ơn của học sinh cũng như nhận xét chung chung về GDTX như so với đào tạo chính quy thì "bên tám lạng, người nửa cân", "chưa nghe chê", "nhiều người khen" v.v.. không cho một hình ảnh chính xác về khả năng chuyên môn của những vị tốt nghiệp đại học hệ tại chức, chuyên tu, học tắt v.v.. có thể là trong nhóm đó không có những học sinh của GS Nguyễn Cảnh Toàn nhưng nó cũng cho thấy cái tiêu cực, cái hạn chế vủa GDTX nói chung).

Dẫu sao, trong tình thế lúc đó, GDTX là việc cần làm và GS Nguyễn Cảnh Toàn đã có đóng góp rất lớn. Nhưng để mở rộng thành một quốc sách thì không phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Hơn nữa, có nhiều công tác làm rất thành công trong giai đoạn thử nghiệm nhưng lại thất bại khi đem ra áp dụng đại quy mô. Khi thử nghiệm, công việc hầu như hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của một số nhỏ những người có nhiệt tình và khả năng (như GS Nguyễn Cảnh Toàn), nhưng lúc áp dụng ra toàn quốc thì vì thiếu người, thiếu kiểm soát và kiểm tra chất lượng nên mục tiêu dễ bị lệch lạc đi và tiêu cực xảy ra. Điều này đã xảy ra rất nhiều trong mọi lĩnh vực ở Việt Nam, thiết tưởng không cần nói nhiều. Ngay cả trong đào tạo chính quy, nếu chỉ lập ra một đại học nhỏ với khoảng dưới 200 sinh viên mỗi năm (tính trung bình 2000 sinh viên trong 12 năm) thì GS Nguyễn Cảnh Toàn cũng như nhiều người khác ở Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm cho nó thành một đại học có tiểu chuẩn quốc tế không kém gì Australia, Nhật Bản. Vậy mà tại sao nền giáo dục chính quy của ta đã (theo lời GS Nguyễn Cảnh Toàn) trở thành dở đến nỗi gây sự ỷ lại trong sinh viên, khiến cho thành quả không hơn gì những người thi trượt vào đại học mà học hàm thụ? Đó chẳng phải là tại quy mô quá lớn nên lượng đánh đổ chất hay sao. Chính GS Nguyễn Cảnh Toàn cũng đã nói vậy khi GS viết (về giáo dục chính quy ) là “làm nhiều thì bôi bác”. Làm sao để GDTX cũng đừng “làm nhiều thì bôi bác”, khi kinh nghiệm thực tế cho thấy khả năng bôi bác trong phương thức đào tạo chính quy, thậm chí thành những nhà bác học (theo lời GS Nguyễn Cảnh Toàn) thì có lẽ ta nên thi tuyển sinh viên vào GDTX trước và cho những người thi trượt đi học chính quy!

GS Nguyễn Cảnh Toàn có cho rằng giáo dục chính quy phải được coi là xương sống để tiếp cận với hiện đại. Nhưng bên cạnh đó, GS vẫn coi giáo dục chính quy là “vương giả” và tạo cho GDTX có một vị trí dường như tranh chấp trong cơ cấu nền giáo dục quốc dân. Điều đó vừa mâu thuẫn vừa lúng túng trong việc xác định một mục tiêu khả thi cho nền giáo dục nước nhà.

Để lập mục tiêu khả thi cho giáo dục quốc gia và đi tới những biện pháp hợp lý, ta nên nhìn vào kinh nghiệm mở mang của các nước khác trong thời bình và đừng sợ rằng học theo họ thì không bao giờ hơn họ. Chỉ trong vòng sáu năm sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt, và vẫn còn nguy cơ bùng nổ trở lại, Hàn Quốc đã liên tục chi tiêu từ 15 tới 25% ngân sách quốc gia mỗi năm vào giáo dục. Chính phủ họ đã chi tiêu như vậy mà không hề tiếc rẻ, họ không viện cớ rằng dân của họ vốn thông minh hiếu học và có truyền thống gắn bó gia đình để người lớn, người già giúp đỡ động viên con trẻ, tuy rằng Hàn Quốc cũng chẳng kém gì Việt Nam về những phương diện này và cũng có một truyền thống “hiếu học” hay “hiếu bằng cấp” (tuỳ theo quan điểm mỗi người) như Việt Nam. Họ tránh những biện pháp nhảy vọt, đi tắt, và lấy đào tạo chính quy làm chủ yếu. Năm 1966, tức là 13 năm sau chiến tranh, họ đạt 100% phổ cập trung học cấp một và 80% phổ cập trung học cấp hai. Ngày nay, gần 50 năm sau chiến tranh, họ đã có một hệ thống giáo dục chính quy tuiyệt vời cho toàn thể dân chúng. (Những số liệu này lấy từ tài liệu có tên Reviews of National Policies for Education : Korea” do OECD phát hành năm 1998).

Một nước đã phải lệ thuộc vào đế quốc như Hàn Quốc mà còn làm được như vậy, chẳng nhẽ dân tộc ta đã thắng Mỹ mà không làm được sao? Chiến tranh đã kết thúc 25 năm và kể về thời gian phát triển thì ta đi sau Hàn Quốc 22 năm, vậy thì có gì không thực tế đâu nếu ta cứ việc bình tĩnh và tuần tự theo đuổi những mục tiêu chính quy “vương giả” (chữ của GS Nguyễn Cảnh Toàn) trong giáo dục? Vấn đề là ngân sách giáo dục của ta vẫn quá thấo, 25 năm sau chiến tranh mà chỉ có 11% tổng ngân sách quốc gia. Chính phủ mới loan báo là sẽ nâng dần lên 15%, đây là một bước đầu đáng kể và là một biện pháp thực sự nghiêm túc, không chắp vá.

Để kết luận xin nói ngắn gọn như sau : GDTX có thể được coi là một giải pháp tạm thời trong một số địa hạt thích hợp để giúp giải quyết nhu cầu cấp bách của xã hội trong một vài năm, nhưng không thể coi là một giải pháp lâu dài và tương đương về tầm cỡ với giáo dục chính quy. Trọng tâm của chính sách giáo dục quốc gia vẫn cần phải đặt vào sự cải tiến giáo dục chính quy về chất và mở mang về lượng, mà trong đó phần chất cần quan quan tâm hơn lượng. Ta phải có một kế hoạch lâu dài và có những chỉ số rõ ràng chính xác, với những chỉ tiêu cụ thể : ngân sách quốc gia phải dành bao nhiêu phần trăm vào giáo dục nói chung (cần tăng 15-20% của tổng ngân sách quốc gia để tương đương với các nước trong khu vực hiện thời cũng trong thời gian phát triển của họ), cần chi tiêu bao nhiêu phần trăm vào GDTX và trong thời gian mấy năm, áp dụng GDTX vào những địa hạt nào, có thể thay GDTX bằng chế độ nào trong giáo dục chính quy không (chẳng hạn chỉ dùng GDTX cho những người học thêm để lấy bằng đại học thứ hai, hoặc có chính sách tài trợ giáo dục cho những người ở vùng sâu vùng xa đi học chính quy). Không có trước những kế hoạch và chỉ tiêu cụ thể và rõ ràng, sẽ có nguy cơ nhà hữu trách dùng GDTX để tránh né trách nhiệm, lấy Lượng thay cho Chất, lấy thống kê làm thành quả, vì GDTX mà làm ở quy mô lớn sẽ dễ bị lạm dụng để sản xuất những con số rất đẹp trên giấy tờ như ta thường thấy trong thời “làm láo báo cáo hay” (và nay vẫn còn hay thấy). Đó là chưa kể, mô hình GDTX dễ trở thành mảnh đất cho nạn mua bán bằng cấp phát sinh và phát triển, như bào Người Lao Động gần đây đã cho biết rằng trong mười lớp của Viện Đại học mở Hà Nội thì tám lớp có trường hợp văn bằng bất hợp pháp. Trong khi đó, những nhu cầu và yếu kém thật sự như ngân quỹ, chất lượng, phương pháp và trình độ sư phạm trong giáo dục chính quy không được để ý đúng mức.

GS-TS Phạm Quang Tuấn.


--------------------
All you have to do is fall in love



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Apr 6 2021, 10:16 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chủ đề này có từ 20 năm trước, nay lại phải câu lên để mọi người nhìn lại.
Nếu không có covid thì việc giáo dục từ xa khó lòng mà được chú trọng như ngày nay!
Xã hội muốn tiến bộ, nhưng lại bị kéo lùi bởi những tư tưởng bảo thủ. Những người sợ hãi xã hội tiến bộ, bởi vì sợ mất vị trí của mình!


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Thanh Niên · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang < 1 2
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC