Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang < 1 2 3 > 

· [ ] ·

 Truyện Thơ Cổ Tích

Phó Thường Nhân
post Feb 15 2017, 12:28 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Hoàng Yến,
Theo như tôi hiểu thì mỗi người đến với đạo Phật đều có lý do riêng tư, và từ cái lý do này mà cảm nhận đạo Phật của mỗi người khác nhau. Ví dụ, lý do đó có thể như “truyện tình Lan điệp” mà nhạc vàng vẫn nhai nhải (đây là câu truyện đi tu vì tình yêu trắc trở, một trong những chủ điểm lớn dẫn người ta tới phật giáo). Đạo Phật cũng trọng tiếng nói của riêng từng người, nó không phải là sự bắt buộc, tôi không hiểu vì lý do gì mà Phan Việt đến với đạo Phật, nên không thể nói những gì cô ấy viết là đúng hay sai. Nếu tôi có thể nói thì chỉ có mấy nhận xét như thế này thôi:
Về những nhận xét với giới “tinh hoa” (chắc là dịch từ Elite). Giới tinh hoa có thể hiểu là giới trí thức. Và giới trí thức thường được coi như những người dẫn đầu xã hội, chỉ đường cho xã hội. Và cũng có thể hiểu là tự Phan Việt cũng nhận mình nằm trong số này.
Nhưng với tôi, vì tôi theo chủ nghĩa Mác –Lê nin nên tôi không có khái niệm tinh hoa, vì chủ nghĩa Mác định nghĩa con người theo giai cấp. Trí thức không phải là một giai cấp, họ có thể đứng về phía chủ sở hữu, cũng có thể đứng về phía giai cấp công nhân, cũng có thể đại diện cho một cộng đồng (như theo chủ nghĩa dân tộc, hay một cộng đồng tôn giáo, …), họ cũng có thể vọng ngoại..v..v..Điều duy nhất mà giới trí thức có điểm chung đó là sử dụng chất xám để sinh sống. Nhưng điều đó với tôi không phải là đặc trưng của tinh hoa. Vì sao ??
Vì một phần rất lớn, số đông trí thức gắn liền với khoa học kỹ thuật, quản lý. Không một nhà nước nào tồn tại được bây giờ mà không cần trí thức loại này. Hiện nay chỉ số phát triển, trình độ công nghệ của một nhà nước, một xã hội, gắn liền với số lượng trí thức khoa học này được đào tạo thế nào, chất lượng ra sao, thu nhập của họ thế nào. Số lượng trí thức này càng đông đảo, thu nhập càng cao thì chất lượng xã hội dân sự ở đất nước đó càng tốt. Như vậy nếu trí thức càng đông đảo, càng chiếm số đông trong lực lượng sản xuất, dịch vụ (tức là không phải « tinh hoa » số ít) thì càng tốt.
Cũng có một bộ phận nữa của trí thức mà công ăn việc làm gắn liền với lĩnh vực truyền thông (TV, báo, đài.), với văn hoá (văn học, nghệ thuật).. và thường người ta coi những người này là « tinh hoa », vì họ tác động vào dư luận, vào xã hội dân sự, truyền bá kiến thức..v..v.. Nhưng thực sự họ cũng không phải là tinh hoa, mà chỉ là một tầng lớp người sinh sống bằng các lĩnh vực này thôi. Họ nhiều khi chỉ là con rối tuyên truyền một lối sống, một tư duy. Cái lối sống tư duy này là sự phản ứng văn hoá của một xã hội với trình độ sản xuất của xã hội đó, cũng như ý tưởng của những ông chủ thực sự, đó là những người nắm công cụ sản xuất trong xã hội này. Điều này đúng cho tất cả mọi xã hội, từ Tây đến Ta. Bởi bản thân họ cũng bị đầu độc bởi chính tuyên truyền mà họ tạo ra, và những sách vở họ tạo ra cũng phải được bộ máy truyền thông đăng tải thì họ mới « tinh hoa » được. Lấy ví dụ rõ rệt nhất là những người tham gia vào những trò chơi trên truyền hình. Chỉ hôm trước hôm sao họ thành « nổi tiếng », vì được nhiều người biết tới, nhưng họ chỉ là con rối cho một trò chơi truyền thông chứ đâu có gì đặc biệt.
Nhưng bây giờ, do tồn tại các mạng xã hội, kiểu Twitter, facebook.. mà sự « nổi tiếng » này không nhất thiết phải qua kênh chính thống là đài, báo.. và đây chính là nội dung sự than phiền của Phan Việt về sự thất thế của tinh hoa, chỉ vì họ mất cái độc quyền « nổi tiếng » mà thôi.
Tất nhiên cũng có « tinh hoa » thật. Với tôi đó là những danh nhân. Ví dụ như Lê nin, Bác Hồ, Trịnh công Sơn, Nguyễn Đình Thi, Lưu hữu Phước, Bùi xuân Phái..v..v.. Nhưng đó là số cực ít trong lịch sử loài người và mỗi dân tộc..và họ không tạo ra một giai tầng xã hội. Một điểm nổi bật cuả « tinh hoa » theo định nghĩa này, là sự đóng góp của họ trong lịch sử.Lịch sử và thời gian là người tuyển chọn « tinh hoa », chứ nó không phải là một giai tầng xã hội được định nghĩa bằng bằng cấp và sự có mặt trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật.
Vì thế có gì mà phải than phiền là « tinh hoa » đã đoán sai Trump lên làm tổng thống hay Brexit, vì « tinh hoa » này đâu có phải là tinh hoa mà chỉ là những nhóm người có khả năng lũng đoạn media thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 15 2017, 11:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Về phật giáo, có lẽ là chiêm nghiệm và tâm sự của Phan Việt trong bài viết này. Tôi hơi ngạc nhiên vì Phan Việt nói tới cái tôi. Trong phật giáo không có cái tôi (mà người ta gọi là vô ngã). Nếu có thể nói một cách tổng quan, thì nhân sinh quan của đạo Phật coi ta không có cái tôi, và quá trình tu tập đạo phật dù là môn phái nào cũng là để bỏ cái tôi, xa lìa cái tôi, coi cái tôi không tồn tại.
Vì chúng ta đang ở thời mạt pháp, là thời mà xã hội đi ngược với đạo Phật, trong cách ứng sử sinh hoạt quản lý, như tôi đã từng nói khi trao đổi với nvt ở một chủ đề khác, ta cũng nên hiểu từ bỏ cái tôi là cái tôi tâm lý, là những tâm lý do cái tôi tạo ra. Như tự ái, chạm nọc, kiêu ngạo, đánh giá bản thân quá cao.. rồi từ đó dẫn đến hằn học, giận dữ, căm ghét..Nhưng thứ mà người ta có thể từ bỏ. Và nếu người ta từ bỏ được, thì bản thân chất lượng cuộc sống của chính người đó sẽ được nâng cao hơn. Hoàng Yến có thể thể nghiệm cái này rất dễ dàng khi tức giận hay cáu kỉnh, dừng lại một phút để xem nguyên nhân nào tạo ra nó. Nếu thấy nó là do chạm nọc cái tôi tạo ra, thì hãy nghĩ rằng nếu cái tôi đó không tồn tại, thì chuyện đó không xảy ra, và nếu từ đó cơn giận dữ như không có đế , không có điểm bám rơi xuống đất làm mình cười xoà. Thì đó cũng chính là một cách bỏ cái tôi theo phật giáo chứ không có gì khác cả.
Quá trình rơi bỏ cái tôi tâm lý này tưởng là dễ nhưng lại cực khó. Và cũng đừng có nghĩ rằng, một người tu tập đạo phật lâu năm, ngay cả khi khoác áo cà sa mà bỏ được nó, vì nhiều khi cái tôi nó biến chuyển đi một cách tinh vi hơn, chứ không phải mất đi. Không kể có người càng học phật lâu, thì cái đó càng to lên.
Thông thường trong phật giáo người ta thường hay lý luận, con người tạo nên bởi tứ đại :nước, khí, lửa, đất. Và chính vì nó được tạo lập như thế mà không có bản thể, và vì không có bản thể nên nó không có bản chất. Bởi không có bản chất nên nó là vô ngã.
Trong xã hội hiện đại, mỗi người đều được xã hội (như gia đình, nhà trường, công sở) rồi nhà nước (công dân, quyền lợi) gắn cho một cái tôi để quản lý.Cái tôi đó chính là giấy tờ, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, tên tuổi..và trăm thứ ràng buộc khác. Chính vì thế mà thời đại hiện đại là thời mạt pháp. Vì cách thức quản lý , sinh hoạt của nó dựa vào cái tôi. Trong khi đạo Phật khuyên người ta bỏ cái tôi. Hai cái điều này là ngược nhau.
Cũng chính vì thế mà tôi mới nói là bỏ cái tôi tâm lý, chứ ta trong đời thường không thể bỏ cái tôi được xã hội nhà nước tạo ra. Và nếu bỏ nó thì lại là nguy hiểm, thành một dạng ba phải như tôi đã nói trong các chủ đề khác.
Trở lại bài viết của Phan Việt, nếu hiểu rằng ta không có cái tôi, cảm nhận chiêm nghiệm không có cái tôi, thì những gì cô ấy nói tới « cống hiến » nó hiện ra rõ ràng đúng như cô ấy cảm nhận. Nhưng có làm được đúng thế không thì lại là chuyện khác. Nhưng cảm nhận được như thế thì đã là tốt rồi. Vì với đạo phật là « làm không mục đích » mới chính là mục đích.
Nếu có thể nói với Phan Việt, thì tôi có thể nói gì với cô ấy, trong quá trình tìm hiểu phật giáo. Lời khuyên của tôi có lẽ là « hãy đọc kinh đi » và chiêm nghiệm nó. Với cô ấy, đọc kinh có lẽ không phải là điều khó khăn, vì cô ta có vốn xã hội học là nghề của mình, lại là một nhà văn. Hiện tại ở VN có rất nhiều nhà văn, nhưng có lẽ không có nhà văn nào có một cái xương sống triết học, để làm cái đế nhân sinh quan cho các tác phẩm của mình. Điều này khiến tác phẩm của họ không có chiều sâu, và họ cũng không thể nhập vai để viết những gì khác ngoài kinh nghiệm bản thân. Nhưng nếu nhà văn chỉ có kinh nghiệm bản thân, thì đến lúc nào đó sẽ hết mạch. Nhà văn cũng đồng nghĩa với « thợ chữ », người đi săn tìm chữ nghĩa. Kinh phật sẽ mở cửa cho người ta cả một vốn từ vựng khổng lồ của ông cha ta, trở về với cội nguồn. Vì kinh chữ nghĩa lý cuả kinh phật , cũng chính là công cụ tư duy của tổ tiên người việt ít nhất đến thể kỷ XIX. Còn những gì chúng ta dùng hiện nay, ngôn ngữ tiếng việt hiện đại chỉ có từ thế kỷ XIX, do sự nhập khẩu từ phương Tây.
Có những người tìm hiểu phật giáo mà viết văn. Như ông Cao Xuân Thuần, nhưng tôi đọc những gì ông viết lại chán vì ông ta không phải là nhà văn. Ngược lại nhà văn việt nam mà có tâm hồn phật giáo, thì hiện tại chưa có.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Hoang Yen
post Feb 17 2017, 07:05 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Irreplaceable Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 3.531
Tham gia từ: 5-August 03
Thành viên thứ: 1.187

Tiền mặt hiện có : 510.305$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cảm ơn bác Phó rất nhiều, bác viết rất cẩn thận và chu đáo, tôi phải đọc qua đọc lại và chiêm nghiệm thêm những điều bác viết. Quả thực tôi quan tâm đến bài viết này vì tôi rất quý mến Phan Việt. Trong suy nghĩ của tôi thì đi tu lại là một sự bỏ cuộc và xa lánh, bỏ những việc đang làm và xa lánh cuộc đời. Nếu đa số những người trí thức chọn lối đi này thì sao nhỉ?

Phan Việt ngày xưa viết những đoạn văn ở diễn đàn này, khi ấy còn là VNE, giọng văn rất trong sáng và có chuẩn mực, khi ấy PV còn trẻ. Sau đó cô có viết truyện ngắn và được giải, rồi cô viết tiểu thuyết Một mình ở châu Âu và Xuyên Mỹ. Tôi đọc hết những truyện ngắn và tiểu thuyết của cô ấy. Dù có điểm không đồng tình ví dụ như PV coi ly dị là một nỗi bất hạnh, tôi thì không coi như vậy, ly dị chỉ là một sự lựa chọn không tiếp tục sống với ai đó, còn mình vẫn là mình. Tuy vậy đọc sách của PV thì tôi cảm thấy cô đã thu xếp để vượt qua mọi chuyện rất ổn. Thế rồi tôi đọc được bài trên, tôi thấy xao xuyến trước một người phụ nữ bỗng chốc bỏ hết mọi thứ để vào chùa. Có điều gì đó như không thỏa đáng ngay cả khi cô ấy rời bỏ một cách nhẹ nhàng như vậy những cái mà cô ấy theo đuổi bao nhiêu năm. Có thể lúc nào đó tôi sẽ hỏi cô ấy trực tiếp.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 17 2017, 08:34 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Feb 15 2017, 11:27 PM)
Về phật giáo, có lẽ là chiêm nghiệm và tâm sự của Phan Việt trong bài viết này. Tôi hơi ngạc nhiên vì Phan Việt nói tới cái tôi. Trong phật giáo không có cái tôi (mà người ta gọi là vô ngã). Nếu có thể nói một cách tổng quan, thì nhân sinh quan của đạo Phật coi ta không có cái tôi, và quá trình tu tập đạo phật dù là môn phái nào cũng là để bỏ cái tôi, xa lìa cái tôi, coi cái tôi không tồn tại.



Đây là một trong những nhận thức sai lầm cơ bản của bác Phó, khiến bác không hiểu được Thiền Tông.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 17 2017, 11:18 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Hoang Yen @ Feb 17 2017, 07:05 AM)
Cảm ơn bác Phó rất nhiều, bác viết rất cẩn thận và chu đáo, tôi phải đọc qua đọc lại và chiêm nghiệm thêm những điều bác viết. Quả thực tôi quan tâm đến bài viết này vì tôi rất quý mến Phan Việt. Trong suy nghĩ của tôi thì đi tu lại là một sự bỏ cuộc và xa lánh, bỏ những việc đang làm và xa lánh cuộc đời. Nếu đa số những người trí thức chọn lối đi này thì sao nhỉ?

Phan Việt ngày xưa viết những đoạn văn ở diễn đàn này, khi ấy còn là VNE, giọng văn rất trong sáng và có chuẩn mực, khi ấy PV còn trẻ. Sau đó cô có viết truyện ngắn và được giải, rồi cô viết tiểu thuyết Một mình ở châu Âu và Xuyên Mỹ. Tôi đọc hết những truyện ngắn và tiểu thuyết của cô ấy. Dù có điểm không đồng tình ví dụ như PV coi ly dị là một nỗi bất hạnh, tôi thì không coi như vậy, ly dị chỉ là một sự lựa chọn không tiếp tục sống với ai đó, còn mình vẫn là mình. Tuy vậy đọc sách của PV thì tôi cảm thấy cô đã thu xếp để vượt qua mọi chuyện rất ổn. Thế rồi tôi đọc được bài trên, tôi thấy xao xuyến trước một người phụ nữ bỗng chốc bỏ hết mọi thứ để vào chùa. Có điều gì đó như không thỏa đáng ngay cả khi cô ấy rời bỏ một cách nhẹ nhàng như vậy những cái mà cô ấy theo đuổi bao nhiêu năm. Có thể lúc nào đó tôi sẽ hỏi cô ấy trực tiếp.
*



Chuyện một người xuất gia thì theo em làm bình thường, không có gì là tự dưng cả. Đó là một quá trình chuyển hóa từ từ. Người ta âm thầm tìm hiểu về Phật Pháp qua một thời gian dài, trong khi vẫn tiếp tục các hoạt động xã hội khác. Đến một lúc nào đó nhận thấy Phật Pháp có giá trị hơn những thứ kia thì xuất gia, thế thôi! Chả khác gì chuyện một người dừng hết các hoạt động xã hội để vùi đầu vào phòng thí nghiệm hoặc thư viện để nghiên cứu học tập cả.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 17 2017, 04:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Hoàng Yến,
À, tôi không nghĩ là cô ấy đi tu đâu, có lẽ bởi vì cô ấy viết không rõ ràng khiến mọi người hiểu lầm thôi. Theo truyền thống phật giáo Nam Tông, tức là phật giáo ở Thái lan, thì người ta có thể lên chùa đi tu một thời gian, rồi lại trở về làm người bình thường. Đây thực sự là một nét đẹp của truyền thống phật giáo này, và các chùa Đại Thừa ở Vn có lẽ nên học theo. Ví dụ mở những khoá học tu , một vài tuần vài tháng cho người thường, điều đó vừa giúp truyền bá phật giáo, giúp nhà chùa có kinh phí, không phải nhất thiết trông vào hành lễ, cúng bái..dẫn đến lạm phát mê tín mà lại hoàng hoá được phật pháp.
Thường thì ở các nước theo phật giáo Nam tông, đứa trẻ khoảng bẩy tám tuổi được đưa lên chùa đi tu khoảng ba tháng. Trong thời gian đó trẻ con là sư, được học giáo lý căn bản của phật giáo, đồng thời học chữ viết. Nhưng bất cứ ai cũng có thể lên chùa tu một thời gian, rồi về.Khi đọc bài báo thì tôi hiểu thế này. Phan Việt muốn được nghe lời dậy của thầy cả ở một cái chùa mà cô ấy nói trong bài báo. Nhưng luật chùa của họ không cho phép mò mẫm vào làm như thế. Vì làm thế thì loạn, chùa chứ có phải là cái chợ đâu. Không kể cô ấy còn là nữ. Vì thế họ coi chuyện đó chỉ được chấp nhận nếu đi tu tạm thời. Và như vậy thì phải cắt tóc. Có vậy thôi.
Đối với Phan Việt đó là một cuộc trải nghiệm. Với nhà chùa thì họ coi đó là hình thức tu tạm thời. có vậy thôi chứ không có gì là khủng khiếp cả. Điều « khủng khiếp » với cô ấy có lẽ là việc phải cắt tóc, và cô ấy đã vượt qua được cái mặc cảm (trong nhà phật gọi là chấp) ấy, khiến cô ấy có một cảm giác « giải phóng ». Và cô ấy viết về cái ấy.
Trong phật giáo Đại thừa, là nhánh phật giáo của người Kinh ở VN, tức là chúng ta, không có hình thức tu tạm này, mà nó lại có cách tổ chức khác là cư sĩ. Chữ nhà phật gọi là Ưu bà tắc (nếu là đàn ông), Ưu bà di (nếu là nữ). Cư sĩ thì tu tại gia. Tức là chịu nhận thập giới, ngũ giới nhưng không vào chùa ở, mà tụng kinh ăn chay ở nhà. Họ cũng có thể xuống tóc, nhưng thường thì không.
Hiện tại, từ sao đại chiến thế giới thứ hai, do sự quan tâm của người phương Tây với Thiền Tông Nhật bản, khiến nhiều người phương Tây sang Nhật cũng muốn vào chùa tập thiền. Vì thế nhưng chùa theo tông phái này ở Nhật mới mở ra những lớp học Thiền, và nó cũng trở thành một hiện tượng du lịch. ở châu Âu, Mỹ, Canada..từ khi có sư Tây tạng chạy loạn sang, họ mở chùa, và cũng mở các lớp « nhập thất » (tức là một dạng tu tạm) từ 3 tháng tới 3 năm, trong khi theo truyền thống (vì phạt giáo Tây Tạng cũng là phật giáo Đại thừa) thì nó không có.
Còn với tôi, thì tôi không phải là sư, cũng không phải là cư sĩ. Không giống ai. Tôi học phật giáo chỉ để cho mình có được một nhân sinh quan phật giáo, một lối sống phật giáo, để hộ mệnh, an tâm.. nâng cao chất lượng cuộc sống (nhà phật gọi là thoát khổ). Tôi nói thế không phải để khoe mình, mà để giúp mọi người có thể định vị được tôi ở đâu trong thế giới phật giáo, mục đích của tôi tìm hiểu phật giáo làm gì, để hiểu chính xác điều tôi nói hơn khi tôi bàn về phật giáo.
@NVT,
Thiền chỉ là một bộ phận trong quá trình tìm hiểu phật giáo của tôi thôi. Còn tôi quan niệm thế nào thì đã viết theo bài kệ của nhà sư Huệ Nguyên, bên chủ đề tôn giáo.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Hoang Yen
post Feb 20 2017, 01:10 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Irreplaceable Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 3.531
Tham gia từ: 5-August 03
Thành viên thứ: 1.187

Tiền mặt hiện có : 510.305$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó viết vậy chắc đúng rồi, có lẽ chỉ là một thời gian trải nghiệm ngắn của PV thôi, tóc lại dài ra theo thời gian. Chúc cho PV làm được những điều cô mơ ước!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 20 2017, 06:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vì Hoàng Yến có nói về văn chương của Phan Việt, mà ở đây cũng là nơi nói về văn chương, nên tôi cũng nhân thể bàn thêm cho vui. Sách của Phan Việt tôi cũng đọc một quyển, nếu nhớ không nhầm tên, thì nó là « nước Mỹ, nước Mỹ ». Tôi đọc nó cũng đã lâu, nên không thể phân tích chi tiết. Thường khi đọc sách, khi có quyển nào hay, thì tôi thường nhớ nó dưới dạng đại ý, cảm nhận để sử dụng về sau, hoặc lúc cần thì có thể tìm lại, đọc lại. Nếu là người đọc sách chuyên môn, thì thường người ta phải làm thẻ, để ghi lại những điều đáng chú ý. Nhưng tôi chỉ đọc chơi, nên không làm đến mức chuyên nghiệp như thế. Lý do khiến tôi đọc nó, là vì « nó rơi vào tay tôi », nhưng không phải vì thế mà khiến tôi đọc, mà là sự tò mò, muốn hiểu xem nước Mỹ qua con mắt một người sinh viên VN, được sinh hoạt giáo dục « dưới mái trường XHCN » giống như bản thân mình, nghĩ gì thấy gì về nước Mỹ, như cái tên của quyển sách nói. Và quả thật quyển sách đã không làm tôi thất vọng. Nó không chỉ nói về nước Mỹ chung chung, mà là sự trải nghiệm của một sinh viên qua cuộc sống đời thường ở Mỹ, vì mặc dù nó là một tập truyện ngắn, có truyển chỉ một vài trang viết kiểu chấm phá, nội dung nói chung của nó khá là tự sự bản thân (authobiographic). Đặc biệt có những truyện đôi lứa, thì khả năng là câu chuyện bản thân có vẻ rất rõ nét.
Văn của Phan Việt sắc sảo, và bút pháp hiện đại, giống như những truyện đương đại ở châu Âu (và châu Mỹ). Nội dung cũng vậy, không tránh né cả những chuyện « mây mưa vần vũ » trai gái, thâm chí có cả đoạn lúc vào giai đoạn nóng bỏng, cột buồm không dựng lên được. Điều khiến tôi chú ý là hình ảnh các chàng trai VN được dựng lên quá là ốm yếu. Bản thân tôi cũng là con trai VN, biết cái giống mình thích chém gió, ảo tưởng..v..v.. nhưng bị lôi ra viết thì không ai thích. Đặc biệt, có truyện, nếu nhớ không nhầm là truyện tương đối dài, thì tôi có cảm tưởng người bạn trai giống như con chuột bạch của phòng thí nghiệm, bị Phan Việt mổ xẻ, quan sát như một object dưới con mắt rất phẫu thuật. Như tôi đã nói ở trên, vì nó khá là tự sự bản thân, nên tôi cảm thấy rất thương hại bạn trai của cô ấy, vì chắc chắn chẳng ai thích hình dáng mình lại trở thành ..nhân vật điển hình trên sách vở. Chính vì thế mà tình đoàn kết đồng giới khiến tôi ..không đọc thêm quyển nào của cô ấy nữa.
Khi đọc sách, thông thường tôi chú ý đến hai điều đó là thủ pháp nghệ thuật và nội dung. Tôi không phải người quan niệm « nghệ thuật vị nghệ thuật » mà là người quan niệm « văn dĩ tải đạo ». Mà trong đó chữ VĂN (tức là nghệ thuật) phải tải được chư ĐẠO (là nội dung, hàm ý). Nếu chỉ được chữ ĐẠO mà không có VĂN, thì nếu hay nó là quyển sách triết, hay bài phóng sự, nếu dở nó là tờ truyền đơn (bây giờ ở VN gọi là ..tờ rơi). Nếu mà có VĂN mà không có ĐẠO, thì trước sau cuối cùng nó cũng đi vào luẩn quẩn hư vô rồi bế tắc.
Văn đàn VN hiện tại, theo đánh giá của tôi là bế tắc. Hiện tại không có tác phẩm hay. Trước đây khi bắt đầu thời « cởi trói », các nhà văn VN hồi đó đùng đùng phẫn nộ coi « sự bị chỉ huy » là điều khiến họ không ra được tác phẩm hay, nhưng bây giờ không còn sự chỉ huy, hay đúng hơn là bị thị trường chỉ huy sách họ đâu có hay hơn. Thời bao cấp, nhà văn nhà thơ được trọng vọng, vì quan niệm họ là « kỹ sư tâm hồn », tác phẩm của họ phải có mục đích giáo dục quần chúng. Chính vì cái điều đó mà họ được trọng vọng, nhà văn như một ông lớn, uy tín rất lớn. Nhưng ở vào vị trí ông lớn này, họ lại cắn lại bàn tay nuôi họ,coi họ « không có tự do nghệ thuật ». Bây giờ kinh tế thị trường, nhà văn đâu còn là ông lớn, vì xã hội tôn thờ « doanh nhân » hơn, người ta cũng không cần ông làm « kỹ sư tâm hồn » để tạo dựng ra con người mới nữa, thì ông sống dở chết dở.
Gần đây, khi về VN, tôi thường ra hiệu bán sách cũ, để tìm sách văn học thời bao cấp. Bởi vì với tôi, về mặt nghệ thuật các tác phẩm đương đại ở VN thua xa nó về thủ pháp nghệ thuật, cấu trúc tác phẩm. Những tác phẩm thời đó, được viết rất công phu, và không có chuyện « mỳ ăn liền ». Còn nếu nói về nội dung, nhiều điều truyển tải không còn đúng với quan niệm hiện tại, nhưng nó có quan niệm và có ĐẠO. Và với tôi, người rất thích lịch sử, thì những quyển sách mà nội dung « quá đát » không quan trọng, vì tôi luôn đặt nó trong không gian lịch sử để tìm hiểu. Thậm chí những điều quá đát về nội dung còn làm tôi mỉm cười thú vị.
Bây giờ, người ta không thể đòi hỏi văn học bị quản lý như trước, thì bản thân người viết văn phải có triết thuyết của chính mình. Triết thuyết không phải là xu thời, thấy người ta chửi bới thì mình cũng phải chửi theo để có mầu trí sĩ, mà là có một nhân sinh quan thế giới quan của riêng mình.
Một điều nữa là không viết « mỳ ăn liền ». Mỗi con người về mặt nhận thức thường tương đối là bền vững, ít có người nào « thay đổi như chong chóng », như vậy về lâu dài, nhà văn phải có khả năng thâm nhập, tìm hiểu, đóng vai.. chứ nếu chỉ dựa vào authobiograpic, « viết cho chính mình », thì đến lúc nào đó cũng thành nói lại. Cũng chính vì thế mà một nhà văn hay, cũng là một nhà văn có một thế giới tưởng tượng của chính mình, để các nhân vật của mình ngụp lặn, trôi nổi trong đó. Văn học là tưởng tượng, mà yếu tố « phản ánh thế giới hiện thực » chỉ là cảm hứng ban đâu. Có những nhà văn như thế ở VN, ví dụ Phan Tứ. Thế giới nhân vật của ông ấy rất phong phú, từ chiến sĩ quân tình nguyện bên Lào, tới hội ngộ tình duyên Bộ đội du kích…mà trong bất cứ khung cảnh nào ông ấy cũng rất nhuần nhuyễn,nhậy cảm. Cuộc đời ông ấy làm sao có thể có tất cả cái đó, nó chỉ là sự nhập vai..nhưng thông qua các nhân vật của mình, người ta có thể thấy hình mẫu « con người lý tưởng », sự « tưởng tượng lãng mạng » của nhà văn.
Để kết thúc, tôi cũng phải nói lại một tí. Ở trên, tôi có nói là uất ức vì đồng cảnh nên không đọc truyện của Phan Việt nữa là đùa thôi. Ngược lại nhà văn phải vượt qua được hình mẫu authobiograpic, mang đời tư của mình ra bán, và phải có triết thuyết, thì là nói thật nghiêm chỉnh.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Hoang Yen
post Feb 21 2017, 08:00 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Irreplaceable Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 3.531
Tham gia từ: 5-August 03
Thành viên thứ: 1.187

Tiền mặt hiện có : 510.305$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó đọc thử truyện của Nguyễn Bình Phương xem sao, đây là review của tôi trên FB về cuốn Mình và họ của Nguyễn Bình Phương:

"Đã đọc xong Mình và Họ, vài suy nghĩ về cuốn truyện này:

1. Bi kịch của một gia đình dòng họ bắt đầu từ bi kịch chiến tranh của đất nước, người anh khi phải rời bỏ gia đình để đi lính đã rơi vào trạng thái trống trải hoang mang và những diễn biến khắc nghiệt của chiến tranh đã khiến anh khi trở về bị điên. Người em cố sức kéo người anh ra khỏi cơn mê hoảng đánh tàu nhưng thất bại, muốn đi tìm hiểu xem chiến tranh kinh khủng thế nào khiến cho anh mình thành ra như vậy. Nhưng chính người em cũng sống bi kịch đời mình, làm thủ thư thích đọc sách mà kết giao với người tình buôn ma tuý, giết người, khi bị công an bắt thì tự sát. Kết cục người mẹ của gia đình, người có cha làm phỉ, từng bị đi tù vì buôn hàng quốc cấm, trở về cố gắng chăm sóc người anh cũng không được, sẽ nhận lấy chiếc ba lô vật còn lại duy nhất của người em, cả hai đứa con trai đều chết, một người vì điên, một người tự sát, hai đứa con ấy tên là Thuận và Hiếu.

2. Những gì thực sự xảy ra luôn thoát ra khỏi sự kiểm soát chính thống, như cú nhảy của Hiếu xuống vực để không bị bắt bởi công an do nghe theo người anh dặn đừng để bị bắt (bởi địch). Tờ báo CAND như là một sự hiện diện của chính thống xuất hiện dày đặc trong truyện nhưng rốt cục cũng chỉ là nơi ghi lại vụ này vụ kia. Người công an điều tra về vụ đào trộm và chặt tay xác chết bị sét đánh còn nói biết là ai rồi nhưng cứ để một thời gian lâu lâu cho ... vui. Đối diện với báo CAND là hình ảnh mây, mây lúc đẹp lúc không cũng xuất hiện khắp truyện nhưng hồn nhiên hơn cả tâm trạng người. Mọi thứ vùng núi rừng biên ải mờ ảo hoang hoang tuột ra khỏi sự kiểm soát của chính thống, cả cuốn tiểu thuyết này dường như cũng thoát ra được và tồn tại theo cách riêng của nó.

3. Có một điều gì đó được giữ nguyên, trọn vẹn từ thế hệ này sang thế hệ kia thông qua những câu chuyện về thổ phỉ, chiến tranh, một thứ bản năng sinh tồn chứa đựng cái ác không phân biệt bằng biên giới, không có chính tà, cái ác diễn ra khi nó cần phải diễn ra, như người đàn bà cắt đầu mười bốn tên lính tàu, cũng người đàn bà ấy đâm thủng lá lách một người trêu ghẹo mình rồi lại vác người ấy băng rừng đến trạm xá, cũng chính người đàn bà chung thủy ấy chịu tiếng tăm "ăn thịt người" không rõ ràng...

4. Một người đàn ông cô đơn giữa bốn người đàn bà, anh làm tình với ba trong họ (trong đó có một cuộc loạn luân với người chị dâu sinh ra một đứa con chết yểu với tâm thế vừa có lỗi vừa muốn giúp anh trai mình) và tiếp tục thiết kế mối thứ tư có thể là phù hợp với anh hơn cả, cho dẫu tất cả bọn họ chẳng bao giờ thuộc về anh hoàn toàn, anh sống bên lề cuộc đời họ tạo nên những cơn ghen tuông trong họ, điềm nhiên với cách họ kiếm tiền, gây tội và rốt cục chính anh cũng vì chuyện gây ra bởi họ mà dẫn đến việc tự sát. Đàn bà có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời anh mặc dù anh đã phủ nhận điều đó đôi khi. Nhưng rốt cục chẳng người đàn bà nào hiểu thấu anh và bi kịch đời anh, ngay cả khi anh đã chết.

5. Truyện hay, có thể đọc đi đọc lại ko chán trừ một vài chi tiết lạc đàn hơi ngớ ngẩn, như khi nhắc đến nhạc Trịnh. Những câu chuyện về biên giới và chiến tranh biên giới sẽ còn được lưu truyền mãi qua cuốn sách."



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 21 2017, 06:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Hoang Yen,
Để tôi tìm đọc, rồi có gì cũng sẽ viết review, cảm nhận. Chưa đọc quyển sách, nhưng từ review của HY với đọc mấy bài trên mạng khen ngợi nó, lúc đi « truy lùng » truyện thì hình dung tưởng tượng nó giống như một dạng hợp kim trộn lẫn kiểu nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, và ..phim của Trần Anh Hùng, bộ phim gì xem lâu quên mất rồi, bộ phim làm sau « mùi đu đủ xanh », trong đó có cảnh cứa cổ người trong phim rồi máu phun ra như cắt tiết gà ở Sài gòn. Không biết có đúng không ???


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang < 1 2 3 >
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC