Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang < 1 2 3 > 

· [ ] ·

 Khi Tu ThiỀn CỦa PhẬt NghĨ GÌ VỀ LÝ BÁt NhÃ

Phó Thường Nhân
post Nov 29 2016, 11:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Một trong những vấn đề tôi gặp là vấn đề ngôn ngữ. Tôi nói vài ví dụ cơ bản, để chứng minh rằng ngôn ngữ khác nhau có thể dẫn tới đạo khác nhau. Ví dụ từ passion được dùng trong tiếng Pháp thay cho từ Tham (trong Tham Sân Si). Điều này làm tôi cực kỳ thắc mắc, vì từ passion không chỉ có nghĩa xấu, mà còn có nghĩa tốt, vì người ta có thể hiểu nó như nhiệt thành. Sau nay, trong những sách gần đây hơn, thì người ta dịch chính xác hơn Tham là Avidité. Chính vì dịch Tham là passion, mà người ta mới quan niệm phật giáo là thờ ơ, trốn đời, sống lờ nhờ…
Một chữ nữa khi tôi đọc về Thiền. Trong Thiền có hai khái niệm cực quan trọng, là cái đế của tông này, theo tôi hiểu đó là KHÔNG (VÔ) và CHẤP. Khái niệm CHẤP, tiếng pháp dịch là attachement. Từ này có nghĩa là ràng buộc. Nhưng CHẤP không phải là ràng buộc, nó vừa có nghĩa như chọn lựa vừa có nghĩa như định kiến. Kết quả, nếu bằng tiếng việt, dùng từ CHẤP, thì người ta tiến tới dễ dàng khái niệm VÔ-NHỊ , BẤT NHỊ(vì nó là không chọn lựa) là cái đế của NGỘ, và nó dựa vào chữ KHÔNG. Ngược lại non-attachement (là từ tương đương của VÔ NHI), thì không thể hiện được điều này.
Một từ nữa cũng đặt vấn đề đó là từ NHÂN DUYÊN, tiếng pháp là production conditionnée. Bản thân cái cụm từ này đã được nặn ra cho phật giáo, vì thế đọc người ta đã khó hiểu. Nó thể hiện được từ NHÂN (được coi là điều kiện : conditionnée), nhưng từ production thì không thể hiện được từ DUYÊN, tức là hiện tượng để các NHÂN gặp được nhau. Phật giáo, khi nói tới sự tồn tại hình thành của một sự vật thì có hai phần phần 1-điều kiện (cái giống như lô gíc chủ nghĩa Mác), 2- Hiện tượng là thời điểm để các điều kiện gập nhau mà tạo ra sự vật. Nếu đi xa hơn nữa, thì người ta còn thấy không chỉ nhân duyên tạo nên sự vật, mà sự tồn tại của nó còn phụ thuộc vào CĂN – TRẦN – CẢNH, hiểu đơn giản là công cụ để nhận biết (CĂN) phụ thuộc vào chủ quan, điều kiện không gian nhận biết (TRẦN), và cái NHÂN DUYÊN trên kia tương đương với CẢNH, có thể coi như sự vật “khách quan” (tôi để khách quan trong nguặc để nói lên tính tương đối của nó).
Như vậy tiếng pháp người ta dịch sai. Tôi không rõ, có thể vì họ dịch từ tiếng phạn hay pali, thì nghĩa nó như thế. Và việc dịch này phụ thuộc vào sự hiểu biết đạo phật của người dịch nữa. Nhưng từ đây nó chỉ ra một điều rằng, nhận thức phật giáo ở VN phụ thuộc vào ngữ nghĩa của từ Hán Việt, và việc chọn những từ Hán –Việt này lại là nhận thức của các nhà sư dịch kinh.
Chính những điều này đã khiến tôi chọn lựa cách tiếp cận bằng tiếng Việt là chủ.
Tôi sẽ nói tiếp tôi nhận được gì từ Thiền, và tại sao tôi lại từ Thiền tới tịnh độ và Thiên Thai.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 30 2016, 10:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Điều tôi cảm nhất được ở Thiền (hiểu nghĩa ứng dụng đời thường) đó là định tâm. Cái định tâm này giúp khi làm việc mình tập trung, không bị những suy nghĩ tâm lý do Tham sân si cản trở. Một điều tôi cảm được nữa ở Thiền đó là vô chấp (hiểu đời thường là không định kiến), khiến mình mềm dẻo linh hoạt trong việc sử lý sự việc. Một ví dụ. Trước một vấn đề hỏng hóc của máy móc, mà trách nhiệm của tôi phải chữa, thì định tâm giúp cho tôi không bị phân tán tư tưởng suy nghĩ phải đối phó với cấp trên của mình ra sao, người làm cùng thế nào, gạt được sự quấy rầy của khách hàng để tập trung vào công việc. Vô chấp giúp tôi có cái nhìn tổng quan sự việc, tìm nguyên nhân hỏng hóc. Vì nhiều khi mình tưởng hay khẳng định (chấp) nguyên nhân là ở A thì nó lại ở B. Càng chấp càng sai, vì thế phải vô chấp mà lùi ra, mở rộng tầm nhìn rồi từ đó mới có thể xác định vấn đề. Tất nhiên định tâm, hay vô chấp không thể thay thế chuyên môn. Đây không phải là việc “úm ba la tìm ra con gà chết”, nhưng định tâm, vô chấp giúp cho tôi tỉnh táo hơn, vững tin hơn để giải quyết công việc.
Định tâm hiểu theo kiểu tập trung tư tưởng có thể dẫn ta tới nhiều điều thú vị nữa. Mọi người có thể làm một thí nghiệm rất đơn giản, ví dụ ăn cơm tập trung, ăn chậm, nhai kỹ, không nói, không suy nghĩ vẩn vơ (đây cũng là một bài tập thiền cơ bản) thì sẽ nhận được mùi vị miếng ăn hơn là vừa ăn vừa coi tivi, đầu óc hoảng loạn.
Nhưng Thiền không phải chỉ có thế. Mà nó còn là một cách cảm thụ. Ví dụ, đi chơi, ta nằm lăn ra đất, ngẩng mặt lên nhìn tầng xanh, trong khoảng khắc, thấy thế giới vũ trụ mênh mông, mình như hoà tan vào đó. Đấy cũng là cảm giác Thiền , vì nó như là vô ngã. Không còn cái tôi nữa. Chính cái vô ngã tan biến mình này, là một cảm nhận nghệ thuật. Thiền như vậy cũng dính tới cảm giác nghệ thuật, dù cảm giác này ngược lại quan niệm nghệ thuật của phương Tây. Ở phương Tây, từ thé kỷ XVIII, thì nó cứ đào sâu đục sâu vào cái Ngã (cái tôi) để tự sự mà cảm nhận nghệ thuật, chứ không lấy cái sự hoà đồng kia làm chủ thể.
Thiền cũng tạo cho tôi cảm giác hoài cổ, nghệ thuật hoài cổ, khi du lịch đi chơi, qua những di tích, người ta có cảm nhận về vô thường, về sự biến đổi. Cảm giác hoài cổ này không phải chỉ riêng đạo Phật, mà nó còn có cả trong đạo Nho (luân lý mà tôi cũng chịu ảnh hưởng), nhưng ở nhà Nho là hoài cổ như là hoài cổ. Còn với phật giáo thì hoài cổ là cảm nhận biến đổi, vô thường.
Tất nhiên những cảm nhận, và bài học ấy xảy ra một cách tự nhiên, vì nó tự ngấm vào mình, khi tìm hiểu Thiền, lúc nào không biết, chứ không phải lúc gặp những hoàn cảnh như vậy (làm việc, sinh hoạt,đọc sách, đi chơi..) tôi phải mang Thiền luận ra tụng để tìm đáp án.
Thiền hiện tại có hai dạng. Hoặc là Tào Động (Soto tiếng Nhật), hay Lâm Tế (Linji tiếng Nhật). Tào động thì lấy ngồi Thiền, dứt đoạn suy nghĩ. Còn Lâm Tế thì trọng công án. Ưng dụng thiền Tào động của tôi rất dễ dàng, có thể thực hành ngay khi đi Metro, chỉ cần ngồi im, lưng thẳng ,vai thẳng, mắt khép hờ, tĩnh lặng, dứt đoạn suy nghĩ để cho các giác quan của mình tự cảm nhận thế giới bên ngoài, cảm giác thân thể đầu óc như ngôi nhà trống mà cảm giác bên ngoài ùa vào như gió vào nhà trống, không bị ngăn cản bởi tư duy, suy nghĩ của chính mình. Cách này có thể làm mình chống mệt mỏi rất hiệu nghiệm. Nếu ai làm thử thế, thì sẽ thấy là các giác quan của mình rất nhậy bén, dù không chủ ý tập trung. Cách thiền kiểu này, nhà Nho cũng dùng, người ta gọi là tĩnh toạ. Ở VN, đi lại chủ yếu bằng phương tiện cá nhân, thì khó tận dụng thời gian di chuyển để làm kiểu này. Nhưng người ta có thể ngồi thiền như thế ở bất cứ đâu, không nhất thiết phải khoanh chân bằng tròn.
Còn nếu Thiền kiểu Lâm Tế thì đọc công án, hoặc tự mình tạo ra công án. Công án thực ra là một kiểu tập thể dục tư duy. Trong đó chủ điểm của nó không ngoài :khổ, không, vô thường, vô ngã, vô chấp.. nó là sự chiêm nghiệm nhân sinh quan phật giáo. Trước đây, khi tôi đọc bập ngay vào công án, tôi có cảm giác không hiểu gì. Thực ra là không phải. Lý thuyết của nó nằm trong Trung quán luận, trong kinh Duy ma cật, kinh Kim cương.. Nếu ai đọc những kinh sách đó trước, thì thấy công án như là bài tập ứng dụng, để mình hiểu thêm, thấm thía thêm các luận điểm của Thiền Tông, chứ nó không phải là bài học ứng sử để bắt chiếc như con khỉ, con vẹt. Điều mà người ta hay nhầm.
Thiền cũng có thể hiểu như ứng sử tự nhiên, chân thành không tính toán, hồn nhiên như trẻ thơ. Điều mà trưởng thành, người ta rất khó làm, vì bị nhiễm tính phải luôn đối phó.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Dec 2 2016, 09:35 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 29 2016, 04:03 PM)
Một trong những vấn đề tôi gặp là vấn đề ngôn ngữ. Tôi nói vài ví dụ cơ bản, để chứng minh rằng ngôn ngữ khác nhau có thể dẫn tới đạo khác nhau. Ví dụ từ passion được dùng trong tiếng Pháp thay cho từ Tham (trong Tham Sân  Si). Điều này làm tôi cực kỳ thắc mắc, vì từ passion không chỉ có nghĩa xấu, mà còn có nghĩa tốt, vì người ta có thể hiểu nó như nhiệt thành. Sau nay, trong những sách gần đây hơn, thì người ta dịch chính xác hơn Tham là Avidité. Chính vì dịch Tham là passion, mà người ta mới quan niệm phật giáo là thờ ơ, trốn đời, sống lờ nhờ…
Một chữ nữa khi tôi đọc về Thiền. Trong Thiền có hai  khái niệm cực quan trọng, là cái đế của tông này, theo tôi hiểu đó là KHÔNG (VÔ) và CHẤP.  Khái niệm CHẤP, tiếng pháp dịch là attachement. Từ này có nghĩa là ràng buộc.  Nhưng CHẤP không phải là ràng buộc, nó vừa có nghĩa như chọn lựa vừa có nghĩa như định kiến. Kết quả, nếu bằng tiếng việt, dùng từ CHẤP, thì người ta tiến tới dễ dàng khái niệm VÔ-NHỊ , BẤT NHỊ(vì nó là không chọn lựa) là cái đế của NGỘ, và nó dựa vào chữ KHÔNG. Ngược lại non-attachement (là từ tương đương của VÔ NHI), thì không thể hiện được điều này.
Một từ nữa cũng đặt vấn đề đó là từ NHÂN DUYÊN, tiếng pháp là production conditionnée. Bản thân cái cụm từ này đã được nặn ra cho phật giáo, vì thế đọc người ta đã khó hiểu. Nó thể hiện được từ NHÂN (được coi là điều kiện : conditionnée), nhưng từ production thì không thể hiện được từ DUYÊN, tức là hiện tượng để các NHÂN gặp được nhau.  Phật giáo, khi nói tới sự tồn tại hình thành của một sự vật thì có hai phần phần 1-điều kiện (cái giống như lô gíc chủ nghĩa Mác), 2- Hiện tượng là thời điểm để các điều kiện gập nhau mà tạo ra sự vật. Nếu đi xa hơn nữa, thì người ta còn thấy không chỉ nhân duyên tạo nên sự vật, mà sự tồn tại của nó còn phụ thuộc vào CĂN – TRẦN – CẢNH, hiểu đơn giản là công cụ để nhận biết (CĂN) phụ thuộc vào chủ quan, điều kiện không gian nhận biết (TRẦN), và cái NHÂN DUYÊN trên kia tương đương với CẢNH, có thể coi như sự vật “khách quan” (tôi để khách quan trong nguặc để nói lên tính tương đối của nó).
Như vậy tiếng pháp người ta dịch sai. Tôi không rõ, có thể vì họ dịch từ tiếng phạn hay pali, thì nghĩa nó như thế. Và việc dịch này phụ thuộc vào sự hiểu biết đạo phật của người dịch nữa. Nhưng từ đây nó chỉ ra một điều rằng, nhận thức phật giáo ở VN phụ thuộc vào ngữ nghĩa của từ Hán Việt, và việc chọn những từ Hán –Việt này lại là nhận thức của các nhà sư dịch kinh.
Chính những điều này đã khiến tôi chọn lựa cách tiếp cận bằng tiếng Việt là chủ.
Tôi sẽ nói tiếp tôi nhận được gì từ Thiền, và tại sao tôi lại từ Thiền tới tịnh độ và Thiên Thai.
*


"CHẤP" là từ ngữ thông thường. Đúng gốc là "Kiết Sử" nghĩa là "Bị ràng buộc" hạy bị "trói buộc".
Có 10 kiết sử, bao gồm 5 Hạ phần kiết sử và 5 Thượng phần kiết sử.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Dec 2 2016, 09:37 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 30 2016, 03:10 PM)
Điều tôi cảm nhất được ở Thiền (hiểu nghĩa ứng dụng đời thường) đó là định tâm. Cái định tâm này giúp khi làm việc mình tập trung, không bị những suy nghĩ tâm lý do Tham sân si cản trở. Một điều tôi cảm được nữa ở Thiền đó là vô chấp (hiểu đời thường là không định kiến), khiến mình mềm dẻo linh hoạt trong việc sử lý sự việc. Một ví dụ. Trước một vấn đề hỏng hóc của máy móc, mà trách nhiệm của tôi phải chữa, thì định tâm giúp cho tôi không bị phân tán tư tưởng suy nghĩ phải đối phó với cấp trên của mình ra sao, người làm cùng thế nào, gạt được sự quấy rầy của khách hàng để tập trung vào công việc. Vô chấp giúp tôi có cái nhìn tổng quan sự việc, tìm nguyên nhân hỏng hóc. Vì nhiều khi mình tưởng hay khẳng định (chấp) nguyên nhân là ở A thì nó lại ở B. Càng chấp càng sai, vì thế phải vô chấp mà lùi ra, mở rộng tầm nhìn rồi từ đó mới có thể xác định vấn đề. Tất nhiên định tâm, hay vô chấp không thể thay thế chuyên môn. Đây không phải là việc “úm ba la tìm ra con gà chết”, nhưng định tâm, vô chấp giúp cho tôi tỉnh táo hơn, vững tin hơn để giải quyết công việc.
Định tâm hiểu theo kiểu tập trung tư tưởng có thể dẫn ta tới nhiều điều thú vị nữa. Mọi người có thể làm một thí nghiệm rất đơn giản, ví dụ ăn cơm tập trung, ăn chậm, nhai kỹ, không nói, không suy nghĩ vẩn vơ (đây cũng là một bài tập thiền cơ bản) thì sẽ nhận được mùi vị miếng ăn hơn là vừa ăn vừa coi tivi, đầu óc hoảng loạn.
Nhưng Thiền không phải chỉ có thế. Mà nó còn là một cách cảm thụ. Ví dụ, đi chơi, ta nằm lăn ra đất, ngẩng mặt lên nhìn tầng xanh, trong khoảng khắc, thấy thế giới vũ trụ mênh mông, mình như hoà tan vào đó. Đấy cũng là cảm giác Thiền , vì nó như là vô ngã. Không còn cái tôi nữa.  Chính cái vô ngã tan biến mình này, là một cảm nhận nghệ thuật. Thiền như vậy cũng dính tới cảm giác nghệ thuật, dù cảm giác này ngược lại quan niệm nghệ thuật của phương Tây. Ở phương Tây, từ thé kỷ XVIII, thì nó cứ đào sâu đục sâu vào cái Ngã (cái tôi) để tự sự mà cảm nhận nghệ thuật, chứ không lấy cái sự hoà đồng kia làm chủ thể.
Thiền cũng tạo cho tôi cảm giác hoài cổ, nghệ thuật hoài cổ, khi du lịch đi chơi, qua những di tích, người ta có cảm nhận về vô thường, về sự biến đổi. Cảm giác hoài cổ này không phải chỉ riêng đạo Phật, mà nó còn có cả trong đạo Nho (luân lý mà tôi cũng chịu ảnh hưởng), nhưng ở nhà Nho là hoài cổ như là hoài cổ. Còn với phật giáo thì hoài cổ là cảm nhận biến đổi, vô thường.
Tất nhiên những cảm nhận, và bài học ấy xảy ra một cách tự nhiên, vì nó tự ngấm vào mình, khi tìm hiểu Thiền, lúc nào không biết, chứ không phải lúc gặp những hoàn cảnh như vậy (làm việc, sinh hoạt,đọc sách, đi chơi..) tôi phải mang Thiền luận ra tụng để tìm đáp án.
Thiền hiện tại có hai dạng. Hoặc là Tào Động (Soto tiếng Nhật), hay Lâm Tế (Linji tiếng Nhật). Tào động thì lấy ngồi Thiền, dứt đoạn suy nghĩ. Còn Lâm Tế thì trọng công án. Ưng dụng thiền Tào động của tôi rất dễ dàng, có thể thực hành ngay khi đi Metro, chỉ cần ngồi im, lưng thẳng ,vai thẳng, mắt khép hờ, tĩnh lặng, dứt đoạn suy nghĩ để cho các giác quan của mình tự cảm nhận thế giới bên ngoài, cảm giác thân thể đầu óc như ngôi nhà trống mà cảm giác bên ngoài ùa vào như gió vào nhà trống, không bị ngăn cản bởi tư duy, suy nghĩ của chính mình. Cách này có thể làm mình chống mệt mỏi rất hiệu nghiệm. Nếu ai làm thử thế, thì sẽ thấy là các giác quan của mình rất nhậy bén, dù không chủ ý tập trung. Cách thiền kiểu này, nhà Nho cũng dùng, người ta gọi là tĩnh toạ. Ở VN, đi lại chủ yếu bằng phương tiện cá nhân, thì khó tận dụng thời gian di chuyển để làm kiểu này. Nhưng người ta có thể ngồi thiền như thế ở bất cứ đâu, không nhất thiết phải khoanh chân bằng tròn.
Còn nếu Thiền kiểu Lâm Tế thì đọc công án, hoặc tự mình tạo ra công án. Công án thực ra là một kiểu tập thể dục tư duy. Trong đó chủ điểm của nó không ngoài :khổ, không, vô thường, vô ngã, vô chấp.. nó là sự chiêm nghiệm nhân sinh quan phật giáo. Trước đây, khi tôi đọc bập ngay vào công án, tôi có cảm giác không hiểu gì. Thực ra là không phải. Lý thuyết của nó nằm trong Trung quán luận, trong kinh Duy ma cật, kinh Kim cương.. Nếu ai đọc những kinh sách đó trước, thì thấy công án như là bài tập ứng dụng, để mình hiểu thêm, thấm thía thêm các luận điểm của Thiền Tông, chứ nó không phải là bài học ứng sử để bắt chiếc như con khỉ, con vẹt. Điều mà người  ta  hay nhầm.
Thiền cũng có thể hiểu như ứng sử tự nhiên, chân thành không tính toán, hồn nhiên như trẻ thơ. Điều mà trưởng thành, người ta rất khó làm, vì bị nhiễm tính phải luôn đối phó.
*


Bác Phó có thâm nhập về Thiền, nhưng tiếc là bác tự giới hạn mục đích của mình trong việc học Thiền, nên không thể đạt đến đỉnh cao của Thiền.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 5 2016, 06:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@QuyZen,
Bác nhận xét rất chính xác. Tôi bắt đầu « ngâm cứu » Thiền từ lâu, bắt đầu từ cuối thập niên 80, thế kỷ trước. Đây không phải là một công cuộc học hành để thi lấy điểm, hay để khoe, mà để chiêm nghiệm cho chính mình.Vì thế tôi ngâm cứu, rồi lại dừng để chiêm nghiệm, rồi lại tiếp. Đại khái giống như kiểu người nghiện thuốc lá, không thể cai, còn tại sao nghiện thì không biết, có thể là vì nhân duyên. Tất nhiên cái so sánh này là rất chấp, nhưng nó đúng là như thế. Thiền đồng hành với cuộc đời. Như vậy thời gian « ngâm cứu » nó thì lâu, nhưng không phải là học. Tôi cũng không định một chương trình, kiểu như người ta học đại học phật giáo ở VN. Kinh phật, sách luận lý đến với tôi từ từ, tuỳ duyên, tuỳ hoàn cảnh. Cách « học phật » của tôi rất giống quá trình dịch kinh ở TQ, khi đạo phật thâm nhập vào Đông Á. Hiện nay, nhờ có internet, mà người ta có thể trong một thời gian cực ngắn, tải về rất nhiều kinh sách phật giáo. Nhưng với tôi vẫn không chịu học « có hệ thống », vì với tôi, nhân duyên và chiêm nghiệm rất là quan trọng. Đây là một điểm khiến phật giáo khác tất cả các đạo khác trên thế giới, đó là nó không có sự bắt buộc, vì là nhân duyên, và cũng không thể cưỡng bức , vì nó là chiêm nghiệm, bậc cao hơn của chiêm nghiệm là NGỘ. Hai điểm này vừa là điểm sáng của Phật giáo, vừa là yếu điểm của nó.
Trở lại với Thiền nói riêng. Mặc dù theo nó lâu thế, tôi cũng không dám nói là mình NGỘ,chỉ có được những giây phút thăng hoa. Và không phải tôi tự ý đặt cho mình giới hạn, mà thực ra vì mình chỉ chiêm nghiệm được chừng đó. Điều đó khiến tôi đi tới các tông phái khác, như Tịnh độ, Pháp Hoa, nhưng không có chuyện bỏ Thiền. Với tôi trong phật giáo không bao giờ có đối kháng. Và nếu tôi có phê phán gì Thiền, thì không phải Thiền tông có yếu điểm, mà sự chiêm nghiệm của chính mình có yếu điểm. Tức là do nhân duyên của chính mình thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 5 2016, 10:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi nói tại sao tôi đi tới Tịnh độ, tôi tóm tắt trước hai cái khái niệm mà người ta hay hiểu sai trong Thiền khi áp dụng vào đời thường.
Khi Thiền nói VÔ CHẤP thì nó không phải là BẤT CHẤP hiểu theo nghĩa đời thường, tức là coi thường luân lý lễ nghĩa ứng sử, làm loạn tùng bậy. Nó có tác dụng không làm người ta không mắc kẹt vào những nghi lễ này một cách hình thức mà không hiểu bản chất tại sao lại làm thế. Vì cái bản chất này quyết định cái nghi lễ được đặt ra, cái đạo đức mình phải theo.
Khi Thiền nói KHÔNG (VÔ) thì không phải là ngược với có. Mà nó là bản thể của SẮC (nghĩa là hình tướng). Thiền nói riêng , đại thừa nói nói chung là một loại triết học hiện tượng, trong đó SẮC là hiện tượng, KHÔNG là bản thể. Khi sự vật chưa xuất hiện vì chưa có NHÂN DUYÊN thì nó là KHÔNG. Khi nó có NHÂN DUYÊN để xuất hiện thì là SẮC. Ví dụ kiểu thô sơ cho dễ hiểu. Hai người đang giận nhau mà cơn giận chưa bùng nổ thì là trạng thái KHÔNG, nhưng có nhân duyên để bùng nổ, ví dụ nhân dịp đám dỗ, uống rượu say sưa rồi bung thả những điều ấm ức bùng ra thành cơn giận thật sự thì nó là trạng thái SẮC. Đám giỗ là NHÂN (điều kiện xuất hiện), uống rượu say sưa buông thả là DUYÊN. Tiềm năng cơn giận khi chưa có nhân duyên là KHÔNG (vì KHÔNG xẩy ra), cơn giận là SẮC (hiện tượng).
Còn tại sao tôi nói là ví dụ thô sơ, vì cái KHÔNG trong đại thừa còn to hơn cái không mà tôi dẫn làm ví dụ trên. Cái KHÔNG này người ta chỉ chiêm nghiệm được khi NGỘ, khi mà không còn cái tôi (vô ngã), không còn chấp (vô chấp), và đồng thời nhận dạng được vạn vật là luôn biến đổi là hiện tượng (vô thường). Sự chiêm nghiệm này không phải là lô gíc, không thể dùng suy luận, cũng không phải là cảm giác. Nó chỉ hiện ra được lúc người ta vì một trạng thái tâm lý nào đó, dứt được dòng suy nghĩ, vượt lên trên. Ông Suzuki, gọi nó bằng tiếng Anh là intution, có thể dịch là linh cảm. Nhưng tôi không cho là đúng.
Vì thế để học được Thiền thì cách tốt nhất là có thầy, và cách học là một cuộc đối thoại Thầy –Trò, trong một khung cảnh mà người ta có thể có điều kiện quên cái tôi (Ngã). Một ví dụ là các Thiền Viện Nhật bản, trong đó nội quy nó rất chặt chẽ, mục đích là làm người ta có điều kiện quên cái tôi. Chẳng những Thiền viện dùng cách đó, mà ngay cả quân đội cũng dùng cách đó. Vì thế kỷ luật Thiền Viện có cái gì đó như kỷ luật quân sự. Kế đó đối thoại Thầy trò cũng không phải là hội thoại, mà có thể dùng hành động, tác động trực tiếp, làm trò « giật nẩy mình tỉnh mộng », tức là dứt dòng suy nghĩ lô gíc mà NGỘ.
Khi tôi chiêm nghiệm phật giáo, vì là « cư sĩ tự xưng », nên tôi không thể có những điều kiện tối ưu ở trên. Không kể khi học qua sách vở, thì nhất định phải tư duy. Học Thiền, tôi không có được điều kiện « dĩ tâm truyền tâm », « bất lập văn tự », nhưng điều mà chỉ có đi tu mới có được và cũng phải có duyên gặp được Thầy thật, thầy tốt. Điều mà trong thế giới hiện tại hơi hiếm.
Tất nhiên, có trường hợp tự NGỘ được. Nhưng nó đặt ra vấn đề là phải có người CHỨNG. Trong điều kiện « cư sĩ tự xưng », tôi cũng không thể có điều đó.
Như vậy, điều kiện sinh hoạt bình thường, điều kiện « cư sĩ », đã là điều ngăn cản tôi tiếp cận Thiền tối ưu nhất.
Một điều khác, là người thích sách vở, tôi là người thích tư duy. Đã tư duy phải dùng tới ngôn ngữ.Ở đây cái tố chất của chính tôi, ngăn cản tôi tiếp cận thiền tối ưu nhất, vì tôi luôn thông qua phương tiện tư duy.
Cái cách tiếp cận « bất ngôn » này, cũng không phải là điều đặc biệt của riêng Thiền, mà nó là của chung những người làm nghệ thuật, yêu nghệ thuật, ví dụ kiến trúc sư, hoạ sĩ, nhạc sĩ.. vì họ có thể cảm nhận trực tiếp không thông qua ngôn ngữ, vì công cụ của họ là âm thanh, không gian, mầu sắc…
Vì thế Thiền cũng ảnh hưởng tới cảm thụ nghệ thuật.
Với những hạn chế của tôi ở trên, Thiền còn dẫn tôi tới một điều hại nữa là « ba phải » (đây là mặt hại của vô chấp dùng sai), trong đời không phải lúc nào ba phải cũng tốt. Chính vì thế mà tôi nhận thấy, để cho Thiền có thể phát huy tác dụng với chính mình, trong điều kiện của tôi, thì nó phải có cái gì đó làm khung. Rồi trong cái khung đó mới dùng Thiền. Chứ không dùng Thiền làm khung được. Cái khung ấy, tôi tìm thấy trong Nho giáo.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 5 2016, 11:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi chưa bao giờ nói tới Nho giáo ở trong làng ven, nhưng thời gian tôi tìm hiểu Nho giáo cũng đồng thời với Phật.Khi tôi còn bé, ở với ông bà, vì hồi đó là chiến tranh chống Mỹ phải đi sơ tán. Bà tôi thờ Phật, nhưng những quy định, ứng xử trong nhà là do ông đặt ra theo đạo Nho. Cả ông bà tôi, có lẽ không ai đọc kinh phật hay đọc tứ thư của đạo Nho. Người duy nhất đọc có lẽ là ..tôi, và là sau này, khi tôi đã lớn. Nhưng trước khi đọc, tìm hiểu có ý thức, thì tuổi thơ của tôi in đậm hành vi ứng xử của đạo Nho, và tâm linh của đạo Phật. Tôi đã biết đến Nho Phật trước khi có ý thức. Tôi chắc , trường hợp của tôi không phải là ngoại lệ đặc biệt.
Khi bắt đầu tìm hiểu, tôi đặt ra nguyên lý « Tâm Phật, Thân Nho » hay là « Trong Tâm dĩ Phật, xử thế tuỳ Nho ». Phật là bản chất, Nho là ứng xử, hành vi. Nho làm khung cho Phật. Khi ứng xử theo Nho thì lấy tâm đạo Phật làm gốc.
Điều này cũng không có gì là đặc biệt. Một lần tôi về Vn, lúc lang thang ở chùa Thiên Mụ, Huế, tôi tình cờ mua cuốn sách giới thiệu ngôi chùa. Chùa Thiên Mụ là chùa quan trọng từ thời chúa Nguyễn. Và theo tác giả, chúa Nguyễn đã cư xử với đạo Phật theo hình thức « Cư Nho, Mộ Thích » (sống trong đạo Nho, yêu thích đạo Phật). Một hình thức kết hợp giống như tôi nói ở trên nhưng có phần trọng Nho hơn, vì chúa chỉ « thích » đạo Phật thôi chứ không lấy đạo Phật làm TÂM.
Khi ông Ngô Đình Diệm xây dinh độc lập. Những chấn song trang trí bên ngoài của nó là hình gióng trúc. Theo cái quan niệm người quân tử là « dóng thẳng lòng không » (dóng thẳng là chính trực, một tính chất của nhà Nho, còn lòng không là TÂM KHÔNG, tức là phật). Ngô đình Diệm theo đạo Thiên chúa, dù ứng sử cũng có phần Nho giáo, còn ruột ông ta là Thiên chúa, nhưng Nho Phật vẫn đan xen vào nhau, một cách vô thức, thông qua ý tưởng của người kiến trúc sư.
Nói thế để chứng minh rằng Nho Phật, đặc biệt là phật giáo Đại thừa đan xen nhau. Phật giáo Đại thừa hầu như không bao giờ tồn tại như một tôn giáo duy nhất. Nó bao giờ cũng đi cùng hoặc Bà la môn giáo (khi vào Đông Nam Á) hay sống cùng với đạo Nho (ở Đông Á).
Với tôi, đây là điều giải thích, tại sao phật giáo Đại Thừa trọng HUỆ (tức là trí tuệ) mà ít để ý tới lập nguyên tắc đạo đức (GIỚI), vì những điều này đã được Bà la môn giáo, hay Nho giáo làm. Điều mà phật giáo Đại thừa làm, là thức tỉnh lương Tâm, để những nguyên tắc này không chỉ là hình thức, mà thực sự là sự chiêm nghiệm, giác ngộ.
Đến đây thì các bác có thể hiểu là tại sao ở ĐNA, từ thế kỷ XV, phật giáo lại là phật giáo Nguyên Thuỷ, trong khi trước đó từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XV thì đạo phật ở đây là Đại Thừa. Bởi vì từ thế kỷ XV, đạo Bà la môn bị tuyệt diệt, nó có nguyên nhân nhưng tôi không nói ở đây, vì quá xa chủ đề. Đạo Bà la môn tuyệt diệt, vì thế Đại thừa cũng đổ theo, vì chỉ có phật giáo nguyên thuỷ, với giới luật chặt chẽ là khả dĩ thay thế được. Nhưng ở Đại Việt, thì điều này không xẩy ra, vì xã hội được Nho giáo quy định chặt chẽ. Có một thời Nho giáo độc tôn ở Vn, đó là sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi. Nhưng chỉ sau 2 đời vua, thì đạo Nho dù là triết thuyết chính trị của nhà nước, cũng không còn độc tôn, dẫn đến sự hưng thịnh trở lại của Đại thừa, nhưng không còn là hình thức Thiền Tông mà là tịnh độ.
Ngày nay, Nho giáo đã tuyệt diệt như là một triết thuyết chính trị, nhưng tư duy, tâm lý của nó vẫn phảng phất trong xã hội, trở thành một bộ phận của văn hoá ứng xử vô thức. Sự tệ hại, tha hoá đạo đức ở VN ngày này cũng có nguyên nhân một phần là trong công cuộc thay đổi, đổi mới, phát triển kinh tế, người ta đã đánh rơi mất những giá trị Nho giáo trong văn hoá ứng sử. Vì thế đã học Phật, thì phải biết cả Nho nữa nó mới đầy đủ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Dec 6 2016, 09:00 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó đã từng nói về Nho giáo ở langven rồi mà, nhiều chỗ lắm.
Thí dụ 1 chỗ (@click here)


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Dec 6 2016, 10:41 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Dec 5 2016, 11:39 AM)
@QuyZen,
Bác nhận xét rất chính xác. Tôi bắt đầu « ngâm cứu » Thiền từ lâu, bắt đầu từ cuối thập niên 80, thế kỷ trước. Đây không phải là một công cuộc học hành để thi lấy điểm, hay để khoe, mà để chiêm nghiệm cho chính mình.Vì thế tôi ngâm cứu, rồi lại dừng để chiêm nghiệm, rồi lại tiếp. Đại khái giống như kiểu người nghiện thuốc lá, không thể cai, còn tại sao nghiện thì không biết, có thể là vì nhân duyên. Tất nhiên cái so sánh này là rất chấp, nhưng nó đúng là như thế. Thiền đồng hành với cuộc đời. Như vậy thời gian « ngâm cứu » nó thì lâu, nhưng không phải là học. Tôi cũng không định một chương trình, kiểu như người ta học đại học phật giáo ở VN. Kinh phật, sách luận lý đến với tôi từ từ, tuỳ duyên, tuỳ hoàn cảnh. Cách « học phật » của tôi rất giống quá trình dịch kinh ở TQ, khi đạo phật thâm nhập vào Đông Á. Hiện nay, nhờ có internet, mà người ta có thể trong một thời gian cực ngắn, tải về rất nhiều kinh sách phật giáo. Nhưng với tôi vẫn không chịu học « có hệ thống », vì với tôi, nhân duyên và chiêm nghiệm rất là quan trọng. Đây là một điểm khiến phật giáo khác tất cả các đạo khác trên thế giới, đó là nó không có sự bắt buộc, vì là nhân duyên, và cũng không thể cưỡng bức , vì nó là chiêm nghiệm, bậc cao hơn của chiêm nghiệm là NGỘ. Hai điểm này vừa là điểm sáng của Phật giáo, vừa là yếu điểm của nó.
Trở lại với Thiền nói riêng. Mặc dù theo nó lâu thế, tôi cũng không dám nói là mình NGỘ,chỉ có được những giây phút thăng hoa. Và không phải tôi tự ý đặt cho mình giới hạn, mà thực ra vì mình chỉ chiêm nghiệm được chừng đó. Điều đó khiến tôi đi tới các tông phái khác, như Tịnh độ, Pháp Hoa, nhưng không có chuyện bỏ Thiền. Với tôi trong phật giáo không bao giờ có đối kháng. Và nếu tôi có phê phán gì Thiền, thì không phải Thiền tông có yếu điểm, mà sự chiêm nghiệm của chính mình có yếu điểm. Tức là do nhân duyên của chính mình thôi.
*


Chào bác Phó.
Tôi cũng không định một chương trình, kiểu như người ta học đại học phật giáo ở VN. ----> em không ủng hộ cái lối học này vì nó chả có chút ý nghĩa gì cả. Chỉ là một loại đời trong đạo.
Theo em thấy bác học theo lối nghiên cứu và ứng dụng.
Cách học của em cũng gần tương tự của bác, nhưng em có điểm khác bác là em xác định mục đích ngay từ đầu và việc học, nghiên cứu Thiền, Phật pháp là nhằm mục đích đó. Do vậy em không dừng lại ở chỗ nghiên cứu xem họ dạy cái gì mà em còn hướng đến chỗ làm rõ sự thật của vấn đề là như thế nào? ---> Cái này là tự em giải quyết, Kinh, Sách, Thầy, Tổ chẳng giúp gì cho em được. Khi đã rõ sự thật, thì em biết những điều là Thầy, Tổ nói, hay kinh, sách viết đó, nó đúng chỗ nào? nó sai chỗ nào? Cách học của em là vậy. Không đi với lòng tin mà phải đi với sự rõ biết



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Dec 6 2016, 11:55 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Lúc đầu em tìm hiểu Phật Pháp bằng cách xây dựng nên các mô hình logic trong đầu óc. Những mô hình này sẽ kết nối được các khái niệm và logic của Phật Pháp thành một hệ thống giúp em hiểu được Phật Pháp. Nhưng mà sau một thời gian thì em nhận ra là cái mà mình xây dựng được cũng chỉ là của người khác, chả giúp ích được gì cho mình trong cuộc sống.

Theo em cách duy nhất để hiểu được Phật Pháp là phải trở thành nhà phát minh, đi phát minh lại những thứ mà người khác đã phát minh ra rồi. Bởi vì người ta không có cách nào để truyền được cho nhau cái thực hiểu bằng con đường ngôn ngữ. Vì vậy mỗi người muốn thực hiểu thì chỉ có mỗi cách đi từ số 0, tự khám phá lại kiến thức bằng năng lực của bản thân thôi.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Dec 6 2016, 10:17 PM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang < 1 2 3 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC