Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Kinh Ngụy Tạo (tham Khảo)

DinhLangVen
post Nov 18 2016, 05:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 17
Tham gia từ: 4-November 16
Thành viên thứ: 111.162

Tiền mặt hiện có : 647$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Các bác có ý kiến gì kinh ngụy tạo không? các bác thử xem bài viết này xem.


Kinh ngụy tạo - Phần 1
(Gs Kyoko Tokuno, Đại học Washington)



Lời giới thiệu:

Kính thưa quí bạn Phật tử cùng những bậc thiện tri thức,

Hôm nay tôi nói chuyện “nhạy cảm” và là ý kiến cá nhân. Các bạn có đọc thì hãy tin ở chính mình.

Nếu chúng ta đọc qua chuyện kiếm hiệp kỳ tình của Kim Dung thì chúng ta thấy nghề võ được dạy qua cái gọi là bí kíp. Đó là quyển kinh sách hay những câu dạy bằng miệng. Kẻ nào may mắn có trong tay bí kíp thượng thừa và theo đó mà tập luyện, thì có thể trở thành thiên hạ vô song.

Thí dụ bí kíp võ thuật dấu trong thanh Đồ Long Đao được nhiều anh hùng võ lâm tranh giành cướp giựt. Cũng vì chuyện tranh giành mà người có bí kíp thật sửa đổi nó đi cho sai phần nào rồi làm bộ đánh rơi vào tay đối thủ.

Người nhận được bí kíp giả cố công khổ luyện ngày đêm cuối cùng không chết thì cũng ngất ngư. Tiếc cái công luyện tập cả đời để rồi trở về với tay không mà có khi còn tầu hỏa nhập ma vì cái bí kíp giả ác ôn kia.

Vậy thì chuyện nghề võ tưởng tượng có liên quan chi tới đạo Phật đâu? Thưa nó cũng y chang. “Nước lạ” đưa kinh giả qua cho Phật tử Việt Nam tu theo. Có người mỗi ngày lạy 200 cái, rồi tụng niệm van xin suốt ngày, liệu đó có phải đó là những gì của đạo Phật trên 2000 năm trước không.

Xưa nay các bạn thấy vài ba lần tôi nhắc chuyện “Phật giáo” “nước lạ” mang qua xúi giục làm những chuyện trái giáo lý đạo Phật, nay tôi tình cờ gặp bài nầy nên gởi biếu các bạn bài nầy hoàn toàn đúng đắn và đáng tin của một giáo sư đại học Washington với đầy đủ tham khảo để quí bạn có quan tâm thì đọc như là một lời nhắc nhở.”

Huỳnh Chiêu Đăng


Giới chuyên môn Tây Phương dùng chữ APOCRYPHA - KINH ĐIỂN NGỤY TẠO để gọi văn học Phật giáo phát triển ở nhiều khu vực Á châu giả mạo những văn bản Phật giáo có gốc từ Ấn độ. Mớ bong bong của ngụy thư có nhiều nét chung, nhưng chúng không bao giờ thống nhất bằng cùng một kiểu mẫu (style) văn học hay cùng một nội dung.

Kinh điển ngụy tạo (Apocrypha) có đặc điểm chung là một loại văn học, vốn thuộc về các tôn giáo bản xứ, nhưng lại tự cho mình có nguồn gốc hoặc mối liên hệ với Phật giáo Ấn Độ. Điều này đòi hỏi phải đặt ra nhiều mức độ khác nhau về tính hợp chuẩn và độ tin cậy khi tham khảo nội dung của kinh điển. Một vài kinh ngụy tạo, đặc biệt của Phật giáo Đông Á, mạo nhận nó chính là giáo pháp của Đức Phật - Buddhavacana (Word of the Buddha) tức tự mạo nhận nó là KINH (Sutra). Kinh ngụy tạo đôi khi cũng tự mạo nhận là lời luận giảng về kinh từ một vị thày có tiếng tăm (hoặc có khi cũng vô danh) của Phật giáo Ấn Độ, tức nó tự mạo nhận là LUẬN (Sastra). Một số kinh ngụy tạo tuyên bố xuất phát từ tuệ giác của các đấng giác ngộ ở Ấn Độ hoặc là người được truyền thừa tuệ giác đó từ một dòng phái chính thức, ví dụ như trường hợp “các bộ Thánh Thư Quí Báu” (Gterma) của Tây Tạng cho là đã được dấu kín và rồi được khám phá lại bởi những người đủ cơ duyên. Một số kinh ngụy tạo được soạn thảo theo văn phong kinh điển kiểu kể chuyện, ví dụ như trường hợp bộ “Tiền thân Đức Phật” (Jataka) của khu vực Đông Nam Á. Như vậy cái phân biệt kinh ngụy tạo với Phật học bản xứ là kinh ngụy tạo luôn tuyên bố hoặc cố ý ám chỉ rằng nó xuất nguồn từ Ấn Độ. Sự tạo ra các văn bản ngụy tạo có mối liên hệ với bản chất của các bộ kinh Phật thật trong từng mỗi truyền thống. Các bộ kinh Trung Quốc hay Tây Tạng có nội dung luôn “để mở” hay “bỏ ngõ” với mục đích cho phép sự tiếp tục thêm vào dễ dàng các bản kinh mới từ Ấn Độ qua nhiều thế kỉ. Không còn nghi ngờ gì nữa, một tình huống như vậy đã tạo cảm hứng cho ý muốn tân trang các bản kinh và khích lệ sự sáng tạo ra các bản kinh gọi là kinh ngụy tạo. Kinh Pali của vùng Nam và Nam Á, trái lại đã được “cố định” rất sớm trong lịch sử, điều này khiến khó có thể thêm vào đó những nội dung nào khác.

Những đặc điểm chung ở trên đem đến một chỉ dẫn cho chức năng và mục đích của kinh ngụy tạo: Tích hợp tư liệu Ấn Độ vào những nội dung bản địa – đó có thể là tôn giáo, văn hóa xã hội, hoặc chính trị - bằng cách ấy nó xóa bỏ ý niệm rằng làm đồng hóa Phật giáo rất khó hoặc là không thể. Tác quyền trong văn bản truyền thống chính thức được mặc nhiên công nhận và thông qua để làm cho tôn giáo địa phương trở thành dễ hiểu đối với con người đương thời của vùng đất mới, nơi Đạo Phật được đưa vào. Thực tế lịch sử cho thấy, một vài văn bản giả đã đóng vai trò làm nhân tố phát triển nền văn hóa Phật giáo cục bộ địa phương, khi nó trở thành một phần của văn bản trong hay ngoài của kinh điển thực. Không phải tất cả kinh giả chỉ thuần túy nhằm mục đích phổ biến Phật giáo. Ví dụ, vài kinh giả Trung quốc đều cố ý đồng hóa những phong tục và cách thực hành tôn giáo có tính cục bộ địa phương bằng cách mạo nhận đấy là giáo pháp của Đức Phật. Những ví dụ đó cho thấy (sức mạnh từ) thẩm quyền của thánh điển đã khiến sản sinh ra mảng văn học vượt ra ngoài giáo pháp thực sự của Đạo Phật, đồng thời tạo ra một loại hình văn bản thể hiện những nội dung tôn giáo cục bộ địa phương.

Trong bộ sưu tập các kinh giả, phải nói “kinh dị” nhất là các kinh giả của Đạo Phật Đông Á. Các kinh này mạo nhận cấp bậc cao nhất của truyền thống Ấn Độ bằng cách tự nhận là lời nói của chính Đức Phật. Hiển nhiên khi kinh ngụy tạo mạo nhận là thánh điển, nó không thể không bị phát hiện bởi các nhóm bảo thủ hay tự do trong cộng đồng Phật tử. Trong thời kỳ trung cổ các kinh giả trở thành đối tượng bị khinh bỉ nhưng ngược lại chúng cũng đã trở nên công cụ và lực lượng vật chất làm biến đổi ý nghĩa của Phật giáo.

Như vậy kinh ngụy tạo của đạo Phật Trung quốc là hình ảnh thu tóm tất cả sự phức tạp xung quanh các vấn đề lịch sử, lý lịch và chức năng của nó bao gồm một lãnh vực rộng hơn trong kinh điển Phật giáo.



(Theo http://mot-goc-nhin-ve-phat-giao-dai-thua.blogspot.com/)




Bài viết này được sửa chữa mông má bởi DinhLangVen: Nov 18 2016, 06:12 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 18 2016, 11:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ồ, hiểu kiểu này thì kính sách nào chẳng là nguỵ tạo. Tất, từ kinh thánh thiên chúa, đến kinh cô ran hồi giáo, rồi kinh phật nguyên thuỷ. Tại sao lại thế, vì tất cả những nhân vật tạo ra các tôn giáo không ai viết sách. Từ ông Giê su đến ông Mô ha mét hay phật Thích Ca không ai viết , mà phần nhiều là đệ tử thu thập , rồi ghi chép lại. Thời gian được ghi chép cách lúc các vị này mất cả trăm năm.
Điều sai lầm thứ hai là về cách thức tiếp cận. Kinh sách tôn giáo là tập đại thành của tất cả các tác giả theo tôn giáo ấy viết ra. Ví dụ, trong Thiên chúa giáo, những bức thư của thánh Pôn viết đều được coi như kinh, tập hợp vào trong kinh tân ước. Thế bởi ông Pôn không phải là ông Giê Su, thì cái đó là nguỵ tạo à. Vì thế điều tác giả nói là linh tinh.
Nói riêng vềphật giáo đại thừa thì thế này. Đại thừa tồn tại ở Ấn độ, phát triển từ những giáo điều cuả phật Thích Ca, và sự phát triển này kéo dài cả ngàn năm, trước khi nó được truyền vào TQ. Các nhân vật vĩ đại của Đại thừa là những vị như Long Thọ, Thế Thân, Vô trước.., các vị này rõ ràng không phải là phật Thích Ca, ai cũng biết thế, nhưng sách của họ vẫn là kinh điển, nên có gì là đặc biệt.
Khi vào TQ, thì phật giáo có phát triển không ? Có. Phát triển thế nào, tức là có những đại đức hoà thượng ở TQ phát triển. Nhưng tông phái lớn nhất của phật giáo Đại thừa đều được sáng lập ở TQ:
Thiền, Tịnh độ, Pháp Hoa.
Cũng có những kinh chỉ có ở TQ, nhưng điều đó tương đối hiếm, ví dụ kinh Tứ thập nhị chương, vì sao bởi kinh này là do người ta tóm gọn những nội dung phật giáo như một dạng sách giáo khoa có 42 điều cho đệ tử ở TQ, vì thế tất nhiên nó không thể tồn tại ở Ấn độ. Kiểu như sách giáo khoa giảng chủ nghĩa Mác ở VN được coi là không phải sách của chủ nghĩa Mác vì nó không tồn tại ở Đức, không phải là Mác viết, lý luận như thế thì là dở hơi còn gì.
Một điều nữa, trong kinh đại thừa khi nói tới Phật, thì đó không phải là phật Thích Ca, mà tất cả các nhân vật đã đắc đạo thành phật.
Đạo phật, phải nhìn nhận trong sự phát triển. Phật tử hiện nay tiếp nhận tất cả truyền thống ấy, nó là di sản quý báu, và đến lượt mình lại phải phát triển cho đời sau. Tôn giáo là sống động, chứ đâu phải là cái nguồn chết, đóng chứng chỉ “original”.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
DinhLangVen
post Nov 20 2016, 10:00 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 17
Tham gia từ: 4-November 16
Thành viên thứ: 111.162

Tiền mặt hiện có : 647$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Cần xét lại kinh điển

Đây là câu chuyện của thầy Thích Chân Tính chủa Hoằng Pháp "nhức nhối" vê kinh A Di Đà có phải là "ngụy tạo" hay không


(@click here)








Bài viết này được sửa chữa mông má bởi DinhLangVen: Nov 20 2016, 10:29 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 21 2016, 09:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái chủ đề nguỵ tạo này cũng thú vị, vì thế tôi viết thêm ở đây. Ở đây tôi chỉ để cập tới vấn đề “nguỵ tạo” của kinh Đại thừa nói chung so với kinh Phật nguyên thuỷ. Vì nó có rất nhiều điều thú vị đáng nói tới về đạo Phật. Còn cái yutube kia tôi không nghe được, nên không rõ thầy kia định nói gì về tịnh độ và liên quan tới kinh nào.
Ở trên người ta đã so sánh kinh Đại thừa ở TQ như dạng các bản tân ước “nguỵ tạo” Apocript. Từ ngữ này mà dịch là nguỵ tạo thì không ổn, nhưng tôi không tìm được từ dịch chính xác, nên sẽ nói về bản chất của tân ước apocript thế nào, thì mọi người cũng hiểu được.
Trong kinh Thiên chúa giáo, phần tân ước, có bốn bản tin lành (Evangiles) của 4 đệ tử của Giê Xu, đó là bản của Ma thiêu, Giắc, Lúc và Giăng. Nhưng vào thời điểm đó, có rất nhiều bản tin lành khác, cũng ghi lại những hoạt động, hành xử, châm ngôn của chúa Giê Xu. Cho đến bây giờ có hai bản nổi tiếng nhất là của tô ma và của Ma ri. Từ khoảng những năm 50, tình cờ người ta phát hiện ra nhiều bản tin lành khác mà khảo cổ tìm được trong vùng biển chết. Các bản tin lành này không có gì là nguỵ tạo, tức là làm giả cả. Mà nó origine 100%. Chỉ có điều nó bị nhà thờ thiên chúa kiểm duyệt, nên không đưa vào kinh thánh. Nếu đạo Thiên chúa mà là đạo Phật, thì tất cả các bản tin lành này sẽ đều được coi là kinh. Nguỵ tạo ở đây, như vậy không phải là giả, mà là bị kiểm duyệt loại bỏ. Tôi có cả kinh thánh, lẫn hai kinh Apocript nói ở trên. Hai cái bản kinh này, cấu trúc hơi giống kiểu quyển Luận Ngữ của đạo Nho, tức là nó ghi lại những lời chúa Giê Xu nói, hơi khác với 4 tin lành chính thống có mô tả hành xử của Chúa. Còn tại sao nó không được chọn thì bởi vì nó cho người ta thấy gia đình Giê Xu có nhiều con, bản thân Giê Xu có thể có vợ, quan hệ giữa ông Giê Xu và bà Ma đơ len (tức là một gái lầu xanh đi theo ông Giê Xu mà thành thánh). Những điều này ảnh hưởng tới những nguyên tắc của đạo Thiên chúa. Ví dụ, nếu bà Ma ria mà có nhiều con, thì rõ ràng chúa Giê Xu là người thường, và bà Ma ria không thể có trinh mà lại đẻ được con. Nếu chúa Giê Xu mà có gia đình, thì tại sao lại cấm thầy tu lấy vợ, Nếu gái lầu xanh mà thành thánh được, thì vấn đề “gái ngoan hiền nhu ma xơ” trong thiên chúa sẽ ra sao..v..v..
Ở trong phật giáo không có sự kiểm duyệt này. Vì thế không có kinh sách nào của Phật bị loại bỏ bởi kiểm duyệt, bởi đạo Phật không có một hệ thống hành chính chung, kểm duyệt những điều đó cho một quyền lực kiểu giáo hoàng, có thể mang người ta lên dàn hoả. Trong lịch sử đạo Phật cũng có những đại hội phật giáo để chuẩn hoá kinh điển, nhưng nó rất thưa thớt, không có hệ thống. Quan trọng nhất là đại hội một (từ đó mà tạo nên đại tạng nguyên thuỷ) và đại hội hai (từ đó mà có đại tạng đại thừa). Trong đại tạng đại thừa cũng bao trùm cả đại tặng nguyên thuỷ, nói cách khác đại tặng nguyên thuỷ là một bộ phận của đại tạng đại thừa.
Với người thường, một phật tử thông thường, người ta cũng có thể phân biệt kinh Đại thừa với nguyên thuỷ rất dễ. Kinh nguyên thuỷ thường bắt đầu bằng câu : “Ta nghe như vầy” (vì đó là lời thuật của ngài Ananda). Còn kinh đại thừa thì không có. Kinh nguyên thuỷ được thuyết ở Vườn Nai (lục uyển), kinh đại thừa được thuyết ở núi Linh Thứu. Trong kinh nguyên thuỷ thì người nghe là người thường. Còn trong đại thừa thì bao gồm cả “người, trời, rồng, ..”
Điều khiến người ta có thể đánh giá kinh đại thừa là nguỵ tạo, bởi nó cũng được viết dưới dạng đối thoại giữa phật Thích Ca và các đại đệ tử như ngày Xá lợi phật (Saliputra) hay là ngài Ma hà Ca diếp, hay là ngày Mục kiện liên.. Với khảo cổ học, người ta có thể xác định được là Đại thừa ra đời khoảng 500 sau khi Phật Thích Ca (đời thường) nhập tịch. Như vậy, Phật Thích Ca không thể nói được, nếu hiểu theo quan niệm “trăm năm trong cõi người ra”. Nhưng trong tôn giáo người ta không hiểu thế.
Phật Thích Ca tịnh diệt vào lúc 80 tuổi chỉ là hoá thân, ngược lại báo thân, rồi Pháp thân thì còn mãi mãi. Nếu không thì đã không có việc đi tu theo đạo Phật để thoát khỏi sinh tử. Trong kinh Pháp Hoa có cả một phẩm (một chương) nói về điều này. Theo đó thì Phật Thích Ca tồn tại vĩnh hằng với thế giới trần thế loài người, chỉ khi nào thế giới trần thế này không còn tồn tại, thì việc đó mới hết. Vì thế bất luận tuổi thọ người đời là bao nhiêu. Nói cách khác, nếu hiểu phật Thích Ca chỉ sống được đến 80, thì trong thực tế người ta không tin vào đạo Phật mà tin vào khoa học thông thường, hệ quy chiếu là khoa học thông thường, phê bình kiểu ngoại đạo. Chính vì thế mà phật giáo, hay các tôn giáo khác là tôn giáo, vì vấn đề đầu tiên là niềm tin. Như tôi đã nói, niềm tin trong tôn giáo cũng như tiên đề trong toán học. Trong toán học, nếu người ta công nhận hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau thì có hình học ơ cơ lít, nếu không thì nó lại là dạng khác. Trong tôn giáo cũng vậy, Nếu không tin đức mẹ đẻ con còn trinh, thì không phải là theo đạo Thiên chúa. Mặc dù đời thường làm sao có ai đẻ con mà còn trinh. Tương tự như vậy với phật giáo.
Trong thực tế, đạo phật dung hoà rất nhiều trong vấn đề kinh điển so với các đạo khác như Thiên chúa, Hồi giáo. Với các đạo khác, Kinh có tác dụng giống như một bộ luật thần thánh để ràng buộc, để trừng phạt, cưỡng bức. Để justify (biện hộ) cho sự cưỡng bức ấy thì người ta cần Kinh có giá trị đặc biệt, được quan niệm như lời chúa Trời nói, để dựa vào đó mà trừng phạt, mà giải thích các hiện tượng như sự trừng phạt của chúa Trời, khiến con chiên khiếp sợ. Ngược lại Kinh trong phật giáo là công cụ để giác ngộ, không có cưỡng bức. Sự trừng phạt trong Phật giáo là tự mình làm ra, vì nghiệp của chính mình, không có ông Phật nào trừng phạt cả. Vì không thể dùng kinh phật để biện hộ sự trừng phạt, nhân danh sự trừng phạt, bao biện cho trừng phạt mà thái độ đi tìm chính xác lời Phật nói không phải là điều quan trọng nhất. quan trọng nhất là NGỘ, kinh là công cụ giúp người ta giác ngộ.
Điển hình nhất là tông phải Thiền. Thiền vốn chủ trương “bất lập văn tự”, nhưng sách vở của Thiền sư để lại thì cực nhiều. Tại sao một tông phái không cần sách cần kinh trong chủ trương mà lại lắm lời thế, bởi vì những sách vở này có thể giúp người học Thiền NGỘ được. Và quả thực nó là tài sản rất quý giá của ai muốn tham kiến Thiền Tông.
Hiện nay kinh sách Đại thừa có ba nguồn chính, đó là nguồn Tây Tạng, nguồn Trung quốc, nguồn Ấn độ. Số lượng kinh, nội dung giữa ba tạng này gần như trùng nhau, không có sai lạc gì lắm. Có kinh chỉ còn nguồn TQ, có kinh chỉ còn nguồn Tây tạng. Bởi đạo phật đã biến mất ở nơi xuất phát điểm của nó là tiểu lục địa Ấn độ. Hiện nay cũng có người Ấn độ theo đạo Phật, nhưng điều này chỉ bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ XX, khi mà một bộ phận người Ấn, chủ yếu là đẳng cấp hạ đẳng nhất từ bỏ đạo Ấn, mà lấy đạo phật để thoát khỏi sự phân biệt đẳng cấp của xã hội.
Dòng phật giáo nguyên thuỷ (còn gọi là tiểu thừa, hay Nam Tông) hiện tồn tại ở Thái, Lào, Cam pu chia, Nam bộ VN, Miến điện, đảo Srri lanca.. cũng không phải là truyền thừa trực tiếp từ Ấn độ từ đầu tiên. Khởi điểm, phật giáo toàn Đông Nam Á là đại thừa. Người Khơ me lúc xây tháp ăng co là theo phật giáo Đại thừa. Phật giáo nguyên thuỷ chỉ vào ĐNA từ thế kỷ 14, tức là đồng thời với triều đại nhà Lê ở VN. Ở VN lúc đó thì có sự chuyển biến từ phật giáo sang Nho giáo. Ở Sri Lanca, đảo quốc ở cạch Ấn độ, thì đạo phật Nam tông ở đây lại được truyền vào từ Thái Lan, từ khoảng thế kỷ XVI. Như vậy không phải cứ ở Ấn độ, thì phải nguyên thuỷ hơn, original hơn.
Tóm lại, người ta có thể thấy rằng nhà học giả chê Đại thừa là nguỵ tạo kia vấp phải hai sai lầm:
1- Ông ta đã căn cứ vào tư duy Thiên chúa để so sánh, trong khi bản thân cũng không thấy bản chất nguỵ tạo của thiên chúa, khác với phật giáo.
2- Ông ta đã lấy kiến thức khoa học thông thường để phân tích, ông ta không có chữ tín trong phật giáo.
Đấy là tôi không kể cái tâm lý “ghét TQ” thể hiện trong sự phê phán, trong khi đại tạng kinh Trung Hoa lại là đại biểu quan trọng bậc nhất của Đại thừa,không thể bỏ qua.
Trong tư duy đầy rẫy mặc cảm tâm lý như thế, thì làm sao mà đúng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 21 2016, 11:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vì tôi có nói tới vấn đề quan trọng nhất của Phật giáo là giác NGỘ, nên tôi thêm vào đây mấy lời bình về những phong trào phật giáo nguyên thuỷ như của Thầy Thích Thông Lạc. Việc có một phong trào tìm hiểu phật giáo nguyên thuỷ như vậy rất là tốt, nhất là trong tình trạng hiện nay ở VN, mê tín, dị đoan rất nhiều. Cái sự mê tín dị đoan ấy bắt nguồn từ chính nhu cầu tâm linh của người dân. Trong một nền kinh tế thị trường, mà điều kiện sống bấp bênh, thì nhu cầu tâm linh rất lớn, vì nó giúp người ta an tâm, tĩnh tâm hơn, tin tưởng hơn .. nhưng mặt yếu của nó là không tạo ra một hệ thống ứng sử đạo đức, như một giới hạn lương tâm của mỗi con người. Trong khi đó một tôn giáo nhất định phải tạo cho nó một cái đế đạo đức, tự vấn lương tâm, ngoài niềm tin tôn giáo. Hiện nay ở VN, tôi nghĩ nhà thờ Thiên chúa giáo làm điều đó tốt hơn là đạo Phật.
Tôi không ở trong Nam, mỗi lần về thăm quê thì ở ngoài Bắc là chính. Tôi có cảm tưởng là chùa có rất nhiều nghi lễ rườm rà, có nhiều phần kiểu đạo lão hơn là phật giáo chính thống. Chính vì thế, chùa nào khai thác được cái nhu cầu này thì xung túc, còn chùa nào không có điều đó thì nghèo. Giá trị của sự tín ngưỡng này cũng không phụ thuộc vào giá trị lịch sử của ngôi chùa. Khi tôi lên thăm chùa Vĩnh Nghiêm, cách Hà nội không xa cảm giác này rất rõ. Chùa Vĩnh Nghiêm là tổ đình của Thiền Tông Trúc lâm thời Trần, thời kỳ này vai trò của nó có lẽ cũng giống như chùa Quán Sứ ở Hà nội bây giờ. Là di tích lịch sử văn hoá, cũng là nơi cất chứa các bản in đại tạng kinh VN. Có lẽ là ngôi chùa duy nhất có mộc bản ở VN. Nhưng ngôi chùa rất tĩnh lặng, hoàn toàn không có cảnh tấp nập của du khách, không có tín ngưỡng. Điều đó nói lên rất nhiều chất lượng tín ngưỡng ở VN, vì nó chỉ dừng lại ở mức độ “giao lưu thương mại” với thần linh (tức là người ta cầu khấn mong được bảo hộ, và nếu được thì có tạ ơn, nhưng không đặt chuẩn mực gì về đạo đức lương tâm cho người cầu xin cả).
Như vậy một phong trào kiểu phật giáo Nguyên thuỷ có thể giúp xã hội được điều này. Nhưng điều đáng tiếc là lại có hiện tượng bài xích các tông phái khác, tự cho mình là duy nhất đúng vì là “nguyên thuỷ”. Tôi cũng không rõ cuộc tranh cãi này đi tới đâu, nhưng có điều nếu đi theo cái lô gíc ấy, thì không còn là phật giáo nữa. Vì sao ? kinh phật như tôi nói ở trên, bất luận là Đại thừa hay nguyên thuỷ, cái mục đích của nó là khiến phật tử giác ngộ, từ giác ngộ mà có một thế giới quan, nhân sinh quan phật giáo. Cái nhân sinh quan thế giới quan này không những làm người ta an tâm, mà còn có giá trị đạo đức (HẠNH). Mà những cái HẠNH này sẽ dẫn tới hướng thiện.
Tôi không hiểu khi bài xích các tông giáo khác, thì làm sao điều đó dẫn tới NGỘ, vì làm điều này chỉ dẫn tới kiêu ngạo, làm cho cái tôi to lên. Mà trong trường hợp ấy không thể NGỘ, vì NGỘ trong đạo Phật phải dựa vào vô ngã.
Ở trên, tôi đã phê vấn đề “nguỵ tạo” kinh Đại thừa theo đúng như một phật tử đại thừa, lấy phật giáo Đại Thừa làm hệ quy chiếu. Nhưng một người VN có thể có nhiều đạo một lúc. Bây giờ tôi sẽ sử dụng
Duy vật lịch sử để phân tích xem sao. Vì Kinh đại thừa xuất hiện muộn hơn kinh nguyên thuỷ mấy trăm năm, vậy khả năng nó được đức phật Thích Ca lịch sử (là Hoàng tử đi tu) nói ra không thể khả thi (hiểu kiểu đời thường), vậy nhất định nó phải được các học giả phật giáo sống vào thời kỳ đó viết ra. Một trong những học giả nổi tiếng nhất là ngài Long Thọ (Nagarijuna). Ngài là người ra thuyết trung luận, đồng thời cũng được coi là tổ sư, trong hệ thống truyền thừa của hầu hết các tông phái Đại thừa. Vai trò của Long Thọ đối với phật giáo đại thừa rất quan trọng, không khác gì vai trò Mạnh tử với đạo Nho, Thánh Pôn với Thiên chúa.
Phật giáo đại thừa đã mang vào trong phật giáo nhiều tư duy của đạo Bà la môn. Ví dụ quan niệm phật tính có thể được coi như Atman, phần linh thiêng của trời đất nằm trong mỗi con người, còn phật có thể coi như Brahman. Nhưng không vì thế mà nó đi khỏi đạo phật, nó chỉ là mức độ nâng cao, tổng quát hoá những điều mà phật Thích Ca lịch sử đã nói. Khi vào Trung quốc, đạo Phật lại chịu ảnh hưởng của đạo Lão với khái niệm vô, được coi như tính không (sunyata) nhưng nó cũng không đi ra ngoài đạo phật. Chính xác hơn, phật giáo nguyên thuỷ , được mở rộng, nâng cấp với những background hiểu biết khác nhau của các học giả (Ấn độ giáo ở Ấn, Lão giáo ở TQ) tạo ra Phật giáo Đại thừa ngày nay.
Trong suốt thời gian phát triển như thế, trong đạo phật luôn có những điều bất biến như : khổ, không, vô thường, vô ngã, vô chấp.. đi xuyên suốt, nhưng tuỳ tông phái mà nó nhấn mạnh điểm này hay điểm khác. Tóm lại đã là phật tử thì nên dựa vào những chủ điểm ấy mà giác ngộ, chứ không nên ngồi cãi nhau xem ai là người nguyên thuỷ hơn mà quên đi sự giác ngộ của chính mình cho mình.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 22 2016, 08:40 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em lại trích một đoạn trích của bác Quyzen trên FB, cũng chủ đề có liên quan

http://www.chuabuuchau.com.vn/chuong/quang...ng-tu_5206.html

Cái này cũng đang đúng với ngày nay: "dần dần các tu sĩ đã trở nên lười biếng, không giữ gìn giới luật và coi việc tu hành như một nghề nghiệp hướng dẫn tinh thần cho quần chúng hơn là tu thân cầu giải thoát. Tệ hại hơn nữa, các nghi thức hành lễ để suy gẫm lời Phật dạy đã biến thành cúng vái, xin xỏ, lên đồng, nhập cốt, giải đáp là số tử vi, bùa chú thư phù…Các tinh hoa Phật pháp được cất giữ không mang ra giảng dạy mà chỉ đề cao hình thức bề ngoài. Các tu sĩ không chịu tu học mà chỉ đặt trọng tâm vào việc sắc tướng như kêu gọi Phật tử xây chùa, đúc tượng để được phước. Truyền bá những chuyện mê tín hoang đường để lôi kéo tín đồ thay vì giúp họ tu hành để được giải thoát giác ngộ. Họ còn cho phép các tu sĩ được lấy vợ và được thừa kế tức là nếu cha là Lạt Ma thì con đương nhiên cũng thành Lạt Ma khỏi cần tu học."


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 22 2016, 06:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Nếu xét theo tín ngưỡng truyền thống, thì ở VN là tam giáo đồng nguyên (Phật Lão Nho, trong thực thế là Phật Thần Nho, vì đạo Lão thực ra là một loại thần đạo, chứ cái khía cạnh tu tiên của đạo Lão thì ở VN không có, nếu nó có thì cũng chỉ tồn tại trong cộng đồng người Hoa, rồi với thời gian thì nó biến thành Chùa. Điển hình là chùa người Hoa ở chợ lớn còn thờ Thiên Mụ, vốn là một thần linh của đạo Lão). Tam giáo đồng nguyên này có những địa điểm thờ cúng sau: Chùa (Phật), Đình (Thần), Đền (Thần), Miếu (Thần), nếu Văn Miếu thì là đạo Nho, rồi Phủ (đạo Mẫu, thực ra cũng là loại thờ thần).
Những địa điểm thờ cúng này được “phục vụ” bởi sư (Chùa), Từ (ông từ bà từ ở Đền, Đình, Miếu, Phủ),Văn Miếu thì là nho Sĩ (tư văn).
Trong cái hệ thống tín ngưỡng truyền thống này, ngày nay nó đã sứt mẻ nhiều, không con nguyên vẹn. Trong đó cái còn nguyên vẹn nhất có lẽ là chùa với hệ thống sư sãi có tổ chức, có hệ thống. Đạo Nho thì hoàn toàn tuyệt diệt, nhân sự cũng không còn, vì không còn có thi cử kiểu nho giáo, ở VN là từ năm 1915. Văn Miếu cũng không còn, chỉ còn duy nhất Quốc Tử Giám ở Hà nội, nhưng hầu như không ai biết đó cũng là đền thờ đạo Nho, mà chỉ biết đến nó như trường đại học đầu tiên ở VN. Mặc dù vậy đạo Nho còn để lại một truyền thống đạo đức ứng xử, và một số đặc trưng tín ngưỡng như bói tử vi, xem tướng (mà đạo Nho chung với đạo Lão). Còn trong hệ thờ thần, thì có tổ chức nhất là đạo Mẫu, rồi tới các sinh hoạt cộng đồng lễ hội liên quan tới Đình, Miếu. Nhưng những lễ hội này là xuân thu nhị kỳ chứ không phải ngày nào cũng được và nó mang tính cộng đồng (thờ thành hoàng, anh hùng dân tộc, ..)
Ở ngoài Bắc, còn có điểm đặc biệt nữa là sự thẩm thấu của đạo Mẫu vào chùa, thành Tiền Phật, Hậu Mẫu. Điều này xẩy ra vào khoảng đầu thế kỷ XX. Khi có truyền thuyết là mẫu Liễu Hạnh bị Phật Bà tóm được trong một trận đại chiến (na ná kiểu chuyện Tôn Ngộ Không đại nào thiên cung), phải quy phục sự từ bi.
Như vậy nếu nhìn lại, thì chỉ có chùa là điểm đến của tâm linh cá nhân, và chùa, ít ra là ngoài Bắc cõng tất cả những hình thức tín ngưỡng của Thần đạo, của tâm linh vì chỉ ở chùa mới còn địa điểm và nhân sự để làm điều này. Điều này cũng nên để ý. Bởi nếu nhà chùa chỉ là chùa dành cho Phật giáo, thì 2/3 tín ngưỡng của người Việt bị xoá bỏ khỏi mặt đất.
Không kể, hiện nay quá trình công nghiệp hoá ở VN sẽ dẫn tới quá trình đô thị hoá. Quá trình đô thị hoá này sẽ tạo ra thị dân. Thị dân là lớp người mà ràng buộc cộng đồng kiểu làng xóm, càng ngày càng giảm, tiến dần tới tâm linh cá nhân. Điều này càng làm cho nhu cầu tâm linh “trực tuyến” cá nhân nhiều hơn.
Trong một nền kinh tế thị trường, thì nhà chúa cũng là một địa điểm kinh doanh “nhu cầu thần linh”, và nhà chùa có tồn tại được không cũng phụ thuộc vào việc kinh doanh này. Vì người ta không thể sống bằng khí trời và nước lã. Tất nhiên có nhiều chùa được nhà nước quy vào là “di tích lịch sử”, nhưng trong trường hợp ấy, nếu không có sinh hoat tâm linh, thì nó chỉ còn là những bảo tàng khô khan.
Nhưng điều tôi nói trên đây vừa hợp với nhau vừa căng với nhau. Tôi không phản đối nhà chùa làm những hình thức nghi lễ ngoài phật giáo, vì nơi đây là cái cửa cuối cùng để văn hoá VN truyền thống tồn tại. Nó cũng là hình thức đáp ứng được nhu cầu tâm linh của một xã hội đô thị, tạo cơ sở vật chất để đạo Phật phát triển. Nhưng khi làm những điều đó, nhà chùa có lẽ không nên quên giáo dục cho dân chúng phật tử những kiến thức cơ bản của phật giáo để vượt qua được cái chuyện “kinh doanh tâm linh kia”, tiến tới một nhận thức đạo đức, theo kiểu mưa dầm thấm lâu.
Chính trên cái quan niệm này, mà tôi vừa đồng ý với những điều thầy Thích Thông Lạc làm, nhưng cách làm thế cũng không ổn, vì nếu cứ cho là điều Thầy làm là thắng thế, thì cái đạo phật VN nó sẽ là một thứ dở ngô dở khoai, truyền thống cũng chẳng còn mà hiện đại cũng là hiện đại rởm. Đúng như cái câu dân gian nói:
“chẳng phải ngô, chăng phải ta
Đầu thì trọc lốc, áo không tà”
Còn tại sao thế thì tôi giải thích sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 26 2016, 12:16 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để trả lời và giải thích cái nhận xét của tôi về phật giáo nguyên thuỷ đối lập với phật giáo đại thừa, vì cái bản chất của vấn đề là ở đó, mà những người như thầy Thích Thông Lạc chỉ đem gói nó lại, trưng bầy mẫu mã đem bán (nếu dùng hình ảnh thương mại hoá của kinh tế thị trường mà nói), hãy dùng biện chứng lịch sử để xem xét sự phát triển của đạo Phật ở VN thì ít nhiều có thể thấy được câu trả lời.
Phật giáo mà hiện nay ta có ở VN là hệ quả của một quá trình phát triển, được gọi là phong trào chấn hung phật giáo xuất hiện ở VN và TQ vào thời đầu thế kỷ XX. Vào thời điểm đó, châu Á đảo lộn, sức mạnh của các nước phương Tây khiến người ta phải suy nghĩ lại về văn hoá truyền thống, trong đó có phật giáo. Ở VN, lúc đó là thuộc địa Pháp, nó là phản ứng với những điều sau:
1- Sự truyền bá của đạo Thiên chúa, đặc biệt là ở VN , vốn là thuộc địa Pháp
2- Việc nghiên cứu các vốn cổ châu Á, trong đó có phật giáo của các học giả phương Tây.
3- Việc các trí thức châu Á giới thiệu đạo Phật với phương Tây (ví dụ Suzuki viết về Thiền, hay Lâm ngữ Đường viết về Nho giáo TQ).
Sự truyền bá đạo thiên chúa, khiến người ta thấy rằng phải cải cách phật giáo, từ bỏ các lễ nghi hình thức mà đi vào nghiên cứu kinh sách, tổ chức lại phật giáo một cách chặt chẽ hơn lấy Thiên Chúa giáo làm hình mẫu, và cũng là đối thủ cạnh tranh.
Việc có các tác phẩm của các học giả phương Tây về phật giáo tạo ra điều tự hào về phật giáo, để người ta thấy rằng phật giáo cũng có giá trị nếu không tương đương thì cũng nghiêng ngửa Thiên chúa vốn được Pháp sử dụng như cái cớ xâm lược qua “tự do truyền đạo” và được coi là chính đạo.
Cũng có các tác giả gốc châu Á, viết sách bằng tiếng Anh, để giới thiệu văn hoá truyền thống châu Á. Suzuki chẳng hạn, đã sang Mỹ giảng dậy về Thiền học. Còn Lâm ngữ Đường người TQ, dù theo đạo Thiên chúa, qua các tác phẩm của mình đã giới thiệu “lối sống Trung hoa”, trong đó có quan niệm tôn giáo.
Dấu ấn của phong trào này vẫn còn có thể nhận thấy ở VN. Ví dụ, chùa Quán Sứ ở Hà nội, các câu đối trên cổng đều viết bằng chữ Quốc Ngữ. Các chùa ở miền Nam chỉ để thờ duy nhất Đức Phật (Thích Ca ??). Nhiều tượng, ví dụ tượng phật bà quan Âm, được đưa ra sân chùa dầm sương dãi nắng, giống như tượng chúa ở trong các khuôn viên nhà thờ.
Việc đổi mới phật giáo này, cũng dựa vào những kiến thức mới, như phương pháp luận lịch sử, hay nghiên cứu kinh phật bằng tiếng phạn (Sancrite).
Phong trào chấn hưng phật giáo này đã mang lại bộ mặt Phật giáo như ta thấy ngày nay ở VN. Trong Nam, ảnh hưởng của nó lớn hơn, còn ngoài Bắc thì ảnh hưởng ít hơn, đồng thời sự phát triển phật giáo ngoài Bắc còn bị gián đoạn bởi một thời gian độc tôn chủ nghĩa Mác (1954-1986). Kết quả dẫn đến việc phật giáo ngoài Bắc có phần truyền thống hơn (vì bề dầy của lịch sử phật giáo ở đây, cũng như ảnh hưởng ngắn hạn của phong trào chấn hưng phật giáo). Khi tôi nói truyền thống hơn nó cũng chỉ đúng với một số chùa, ngược lại do giai đoạn độc tôn chủ nghĩa Mác đã lấy đi không ít nhân sự phật giáo (vì không có sư kế nghiệp, hoặc chùa bị dùng vào việc khác, nếu không phải là di tích lịch sử được xếp hạng), đã dẫn đến nhân sự phật giáo yếu kém hơn. Trong giai đoạn mở cửa, đổi mới đầu tiên vào năm 1986, nhân sự phật giáo hồi sinh nhờ vào phật giáo trong Nam. Đây là cảm nhận của riêng tôi, nhưng tôi nghĩ nó không sai khác lắm với sự thật.
Đến giờ thì có lẽ không có sự khác biệt giữa phật giáo trong Nam và ngoài Bắc nữa. Người ta có thể nhìn thấy điều ấy trong kiến trúc các chùa mới ở ngoài Bắc, cũng như sự thống nhất giảng dậy Phật giáo.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 26 2016, 12:17 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhưng phong trào chấn hưng Phật giáo cũng có những yếu điểm của nó. Đó là lòng tự hào được các học giả phương Tây nói tới, đã khiến người ta không để ý là nhưng học giả này nghiên cứu phật giáo như người ta học toán, học văn, học sinh vật..Phật giáo không phải là hệ quy chiếu của họ, không phải là lối sống của họ, không phải là niềm tin của họ. Hệ quy chiếu của họ là Thiên chúa giáo. Kết quả cái đánh giá của họ là ngoại đạo, và cái hay cái dở của Phật giáo mà họ nói, phải đánh giá từ vị trí nhìn của họ. Một ví dụ. Các học giả phương Tây rất thích Thiền Tông, và sách vở của họ nói về tông phái này rất nhiều, vì so nó với Thiên chúa trọng kinh sách thì thật đặc biệt. Nhưng Thiên Tông không phải là tông phái cơ bản ở VN, ngay cả TQ. Họ thích Thiền Tông vì so sánh nó với Thiên chúa. Vấn đề hệ quy chiếu này có thể so sánh như việc hỏi một người đầu bếp chuyên làm pizza (phương Tây) về chuyện làm phở (phương Đông). Người làm bếp chuyên về pizza sẽ phân tích , đánh giá (cả khen lẫn chê) dựa trên kinh nghiệm họ làm pizza. Và nếu tệ hơn nữa, hỏi họ kinh nghiệm làm phở theo họ khuyên, thì ta sẽ có một loại phở là “pizza nước” với bánh phở bằng bột mỳ, và gia vị như hành hoa, hoa hồi, sẽ được thay bằng cà chua, ô liu. Cái món đó có thể ngon, nhưng nó không phải là phở.
Ngược lại với những trí thức châu Á, quảng bá phật giáo cho người phương Tây như Suzuki thì sẽ vấp phải chuyện gì. Đó là chuyện phải tìm tương đương. Phải hạ phật giáo xuống để người ta hiểu. Một ví dụ. Ai đã đọc quyển Thiền luận của Suzuki, thì thấy nó có gì đó không phải là Thiền (nếu người đó đã đọc và tìm hiểu về Thiền bằng tiếng Việt hay chữ Nho). Người ta thường nhận xét Suzuki viết như thế vì ông ấy thực ra là theo tông Pháp Hoa, nhưng với tôi, điều đó xẩy ra vì ông ta phải đi tìm tương đương, điều nó không tồn tại ở văn hoá phương Tây.
Điều cuối cùng nữa là ngôn ngữ, cách dịch. Khi các học giả phương Tây đọc sách Phật, thì họ phải tìm đến điều tương đương với họ là Thiên chúa. Nhiều từ phật giáo được dịch ra tương đương bằng các ngôn từ Thiên chúa. Ví dụ trong tiếng Pháp, một người ta dịch nghĩa ngộ như bienheureux (là một đẳng trong thiên chúa), hay gọi là illuminé (có nghĩa là thức tỉnh, nhưng cũng có thể là thằng điên, ấm đầu). Chữ “vô thượng” trong “vô thượng chính đẳng chính giác” ở kinh pháp hoa, được dịch là “không cao”, thực ra là vô nghĩa. Vì vô thượng ở đây có nghĩa là cao tuyệt đối không có gì cao hơn, “vô thượng chính đẳng chính giác” có nghĩa là giác ngộ tới đẳng cấp cao nhất, nhưng nếu đọc bản kinh pháp Hoa tiếng pháp thì người ta sẽ không hiểu.
Cách đây cả mấy chục năm, khi tôi bắt đầu tìm hiểu đạo phật có ý thức, do không có tiếng Việt, vì hồi đó làm gì có internet, nên phải dùng sách tiếng Pháp. Tôi đã khốn khổ vặn óc để xem họ định nói gì. Sau này khi tôi bắt đầu tìm được sách bằng tiếng Việt, thì tôi mới hiểu được rõ ràng.
Hiện nay do sự đan xen văn hoá, khiến những đánh giá “ngoại đạo” có khi lại được chính các nhà sư châu Á bập lấy mà không suy xét. Cái quan niệm coi phật giáo nguyên thuỷ đúng hơn phật giáo Đại thừa cũng là một dạng như thế. Nếu nghiên cứu đạo phật như học toán lý hoá, thì rõ ràng đạo phật nguyên thuỷ đúng hơn. Vì phật thích ca là nhân vật lịch sử, có thể xác định được ngày sinh tháng đẻ, có ngày mất. từ đó mà có thể coi ba tạng của kinh phật nguyên thuỷ là do phật Thích Ca thuyết giảng là thật. Nhưng cái nhìn “duy vật” ấy đã mặc nhiên lấy hệ quy chiếu là kiến thức sinh vật học thông thường, với bằng chứng con người không thể sống quá trăm năm làm chính, chứ đâu có lấy giác ngộ làm chính.
Một hệ quả nữa của cái nhìn sai lạc này, là đánh giá kinh phật qua các kinh tiếng Phạn. Trong khi kinh phật Đại thừa có một quá trình dịch thuật 1000 năm. Nhưng người dịch là những nhà sư thông thuộc cả hai nền văn hoá (Ấn và Trung Hoa), và đặc biệt họ là những nhà sư. Phật giáo là hệ quy chiếu của họ.
Ở VN, phật giáo và Nho giáo là những ý thức hệ thay đổi căn bản ngôn ngữ tiếng Việt. Bằng chứng, nhiều từ khoa học hiện đại trong khoa học xã hội và tự nhiên được dịch ra tiếng việt thông qua từ vựng hán việt, chứ không thể dịch thẳng từ tiếng phương Tây do cấu trúc ngôn ngữ. Ví dụ tâm lý (psychologie). Psycho là một từ Hi lạp chỉ trạng thái linh hồn được dịch là TÂM (một khái niệm phật giáo). Học thuật về Trạng thái linh hồn(psychologie) được dịch là “cái lý của Tâm”, cái “lô gíc của Tâm”. Như vậy nó chỉ là tương đương, vì tâm không phải là trạng thái linh hồn. Những ví dụ như vậy có rất nhiều. Như vậy cách học phật hay nhất với người Việt là học bằng tiếng Việt và kinh Hán Việt, chứ không phải là vòng vèo tìm kinh phật nguyên thuỷ bằng tiếng phạn rồi cầy cục dịch lại, để rồi vẫn rơi vào từ vựng hán việt một cách vụng về hơn. Nói cách khác, kinh đại thừa bằng chữ Nho là cái đế của phật học VN. Nếu không biết chữ Nho, thì có thể tiếp cận nó qua từ vựng hán việt.
Đến đây thì mọi người có thể hiểu tại sao tôi nói cách học phật kiểu Thầy Thích Thông Lạc có thể dẫn tới “Tây chẳng phải Tây, Ta chẳng phải Ta”.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 28 2016, 11:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong chủ đề Kinh nguỵ tạo này, tôi nghĩ đã viết đủ, nếu không tình cờ đang đọc cuốn “phật giáo từ Ấn độ tới Trung quốc” của ông Daikasu Ikeda. Nên viết tiếp một tí, vì Ikeda cũng nói tới vấn đề “khoa học” với Phật giáo. Daisaku Ikeda là người đứng đầu hội phật giáo Nhật Soka Gakai, theo tông phái của Nhật Liên Tông. Nhật liên Tông là một tông phái theo kinh Pháp Hoa , một biến dạng của tông Thiên Thai ở Nhật. Ở phương Tây thì các hội kiểu này được chính quyền nó coi như một dạng giáo phái. (Vì tất nhiên nó phải ủng hộ Thiên chúa). Chính vì thế khi Ikeda viết về lịch sử phật giáo, thì đó là cái nhìn độc tôn kinh Pháp Hoa, cũng như ông ta đề cao các hội phật giáo của cư sĩ, vì bản thân Soka Gakai cũng là một kiểu tổ chức này. Nhưng trong khi trình bầy lịch sử nhà Phật, thì ông ấy cũng vấp phải những “nhận xét khoa học” về đạo Phật như đã nói trong chủ đề này. Nhưng khác với quan niệm của tôi, dùng kinh phật giải thích lịch sử phật, thì ông ấy lại biện luận rằng kinh Đại thừa là do Phật Thích Ca lịch sử nói ra thật, nhưng chìm ẩn trong dân gian mãi về sao mới được ghi chép lại, vì chúng không được các sư sãi trong đại hội đầu tiên chọn lọc, do không vừa ý họ. Nói cách khác, các kinh đại thừa lưu truyền trong dân đến mấy trăm năm, do bị kiểm duyệt. Cách nhìn ấy cũng không thể vặn vẹo được, mà vẫn có lô gíc. Tôi lấy ví dụ này để nói rằng, trong điều kiện mà không có tư liệu, thì cách nghiên cứu “khoa học kiểu phương Tây”, thực ra chỉ là một cách suy đoán, vặn vẹo tuỳ theo hệ quy chiếu cuả tác giả. Và cái gọi là khoa học của phương Tây thực ra chỉ là một kiểu vặn vẹo, dựa theo nhận thức của những người không tin. Ngược lại nếu tin, như ông Ikeda thì kiểu vẹo nó lại khác. Nhưng ông Ikeda có nói một điều làm tôi để ý và đồng ý. Đó là ông ấy nói rằng, ngay ở Nhật hiện tại, dù là nước có truyền thống phật giáo, nhiều người Nhật cũng nghĩ rằng cách suy luận kiểu phương Tây là đúng, vì họ không chịu tìm hiểu đạo Phật, có nghĩa là ngay cả nhiều tác giả Nhật, vẫn có thể trở thành người tuyên truyền cho những sự sai lạc này. Một điều nữa, có lẽ giá trị nhất đối với tôi, là Ikeda đề cập tới cuốn luận trong đại tạng kinh Pali nói tới cuộc tranh luận của nhà sư Nagasena và vua Milinda, một ông vua gốc người Hi lạp ở Ấn độ thời cổ đại. Đây là tác phẩm được dùng làm phép nhập môn cho phật giáo nguyên thuỷ ở Sri Lanka, là một quyển luận viết bằng tiếng Pali. Tại sao nó giá trị, bởi những câu hỏi của vua Milinda, chính là tuân theo cái lô gíc phương Tây (vì Hi lạp là gốc của triết học phương Tây) và cách trả lời của nhà sư Nagasena là cách trả lời của phật giáo. Trong cuốn luận có tới 260 câu hỏi, và đọc xong các câu trả lời người ta cũng có kiến thức cơ bản của phật giáo nguyên thuỷ và phật giáo nói chung cũng như cách trả lời cho lô gíc “khoa học” của phương Tây.
Mặc dù Ikeda nhận xét về người Nhật như thế, nhưng ta vẫn có thể xếp thứ tự “độ tin cậy” theo trình tự: Kinh điển phật giáo luận thuyết bằng tiếng Việt, bằng chữ Nho trước, rồi đến sách dịch từ tiếng Nhật (hay của các học giả của những nước có truyền thống phật giáo), thứ đó mới tới sách của các tác giả phương Tây, hay sách viết cho độc giả phương Tây. Nhưng trong mọi trường hợp, nên tìm hiểu hệ quy chiếu của họ ở đâu, như tôi nói về ông Ikeda ở trên.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC