Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

7 Trang < 1 2 3 4 > »  

· [ ] ·

 Chánh Niệm Không Như Bạn Nghĩ

Phó Thường Nhân
post Jul 13 2018, 04:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhân dịp bóng đá, thì cũng nói thêm một chút. Vì tôi không cá cược, nên khi xem bóng đá thường quan tâm tới tác động của chiến thuật chiến lược, cũng như các yếu tố liên quan tới văn hoá hơn.
1- Về chiến thuật, các đội bóng hiện nay chủ yếu sử dụng chiến thuật 4-4-2, sân chơi như vậy chia làm ba tầng : hậu vệ - Trung vệ - tiền đạo. Cách bố trí này làm cho hàng phòng thủ mạnh hơn, vì về bản chất nó là phòng thủ. Có thể vì thế mà nhiều trận đấu tỉ số thấp. Nhưng trong trận đấu nó có thể biến hoá thành đội hình 4-3-3 (khi một trung vệ lao lên tấn công), và vào lúc kịch điểm có thể thành 4-2-4 (khi có tới 2 trung vệ lên tấn công). Nhưng gần đây, ví dụ điển hình là đội Pháp, nó có thể đưa hậu vệ lên tấn công, như vậy vào thời điểm đó sân chơi có thể có hình thái 2-4-4, hay 3-4-3. Cách đưa hậu vệ lên tấn công này, bắt buộc hậu vệ phải có thể lực tốt, vì bao gần như hết cả chiều dài sân.Đồng thời bắt buộc hậu vệ phải đa năng. Vì vai trò chính của hậu vệ là phá bóng, chuyền bóng chứ không phải làm bàn. Việc đưa hậu vệ lên tấn công này, cũng khiến đối thủ rối loạn hơn. Vì bình thường đội bóng nào cũng giao vai trò kèm người cộng với bao sân (một khoảng sân) cho mỗi cầu thủ. Nhưng thường người ta chỉ kèm tiền đạo, chứ không thể kèm hậu vệ. Vì thế hậu vệ thường tự do hơn. Một điểm nữa là hàu hết các tiền đạo nổi tiếng, được tung hô, sẽ được huấn luyện viên cho xem kỹ , để khi kèm người sẽ bắt được vở (cũng có lẽ chính vì thế mà nhưng cầu thủ danh tiếng, lúc thi đấu khiến người xem có cảm giác là được tung hô nhiều hơn thực tài), trong khi ít ai bắt mánh được hậu vệ.
2- Quan hệ đồng đội – cá nhân. Tất cả các đội tuyển quốc gia đều là các cầu thủ được tập hợp lại vào mùa thi đấu. Mỗi cầu thủ lại thường là cầu thủ xuất sắc của đội câu lạc bộ của mình, vì thế cái ego của họ rất lớn. Không kể họ cũng không quen thi đấu chung, và nhiều khi báo chí tung hô bừa bãi để bán giấy, càng làm trầm trọng quan hệ giữa các cầu thủ với nhau, gây bất đồng. Chính vì thế trong quá khứ đã từng có sự chọn lựa lấy một câu lạc bộ làm chính, rồi bổ sung các cầu thủ đội khác vào để giữ được « gia phong đồng đội ».
Nhưng đồng đội chung không đủ, vì vào thời điểm làm bàn, hay hậu vệ phá bóng, điêù này hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật cá nhân, cũng như «cảm nhận tức thời cơ hội » của cầu thủ. Điều này thì đồng đội có thể tạo điều kiện, nhưng điểm cuối cùng vấn là cá nhân. Vì thế hình thức thể thao ê kíp này, cho người ta một bài học triết học rất lớn giữa quan hệ cá nhân và tập thể, tự do và kỷ luật. Sự quyết định cá nhân và tinh thần đồng đội.
Đồng đội và cá nhân cũng cần phải có « con chim đầu đàn », đó là một hay một số cầu thủ có khả năng tạo ra nhịp độ cho trận đấu, kiến thiết bóng. Thường mỗi đội bóng chơi được phải có ít nhất một người ví dụ Eden Denazard (Bỉ) hay Luca Modric (Croatie). Hiện tại đội Pháp không có một nhân vật như thế (kiểu như Zidan trong quá khứ) mà có nhiều hơn (Pogba, Umtiti)
3- Vấn đề thể lực. Do các cầu thủ càng ngày càng đa năng, và phải bao cả sân, nên vấn đề thể lực cực quan trọng. Có thể nói chiến thuật 2-4-4 có thể thiên biến vạn hoá được, cũng nhờ cầu thủ có thể lực để bao sân. Và vì trong nhiều trường hợp, sự phản công trong lúc đối thủ chưa kịp hay không kịp rút về (ví dụ bàn thắng cuối cùng của trận Bỉ-Nhật), càng đòi hỏi mỗi cầu thủ có tiềm năng của một vận động viên điền kinh cự ly 100m, với khả năng gia tăng tốc độ cao (như trường hợp làm bàn của Pogba).
4- Với những nhận xét trên, trận đấu làm tôi thú vị nhất là trận đấu Bỉ-Nhật. Ở đây người ta có thể thấy rõ nét sự đối kháng quan niệm Đồng đội – Cá nhân cực kỳ rõ nét, do văn hoá của hai đội. Các cầu thủ Nhật chơi rất đồng đội, nhưng họ chỉ làm được bàn khi cá nhân quyết định. Ngược lại họ bỏ lỡ cơ hội (không có nhiều lắm) khi người này cứ chuyền cho người kia.
Đội Bỉ có lẽ đã tìm được điểm thăng bằng giữa tinh thần đồng đội và cá nhân. Nhưng họ chỉ có thể thắng được đội Nhật nhờ thể lực, khi vào phút chót, các cầu thủ Nhật không còn sức để chạy ngược về bảo vệ khung thành.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 13 2018, 09:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chủ nhật này sẽ là chung kết bóng đá. Vậy dự đoán 2-1 Pháp thắng xem có đúng không. Vì nhìn trên giấy tờ thì khả năng Pháp thắng được là lớn. Vì
1- Có lẽ từ năm 1998, chưa lần nào đội tuyển Pháp có dàn hậu vệ tốt như lần này.
2- Dàn Trung vệ của Pháp, tức là cái bản lề dẫn bóng từ hậu vệ lên tiền đạo cũng xuất sắc với Pogba, Umtiti, Mbapé, dù không có một con chim đầu đàn kiểu Zidan, hay Modric. Nhưng lại có nhiều cầu thủ làm được việc đó.
3- Đội tuyển Pháp lần này có vẻ khắc phục được cá tính cá nhân riêng lẻ, vốn là bản tính của văn hoá Pháp. Các cầu thủ dù có nhiều người nguồn gốc nhập cư, và phần lớn đều đá cho các câu lạc bộ nước ngoài, nhưng bản sắc văn hoá Pháp này dù sao cũng thấm vào họ qua môi trường sống và giáo dục. Vì họ đều qua hệ đào tạo thể thao của Pháp.
4- So về thể lực đội Croatie cũng bất lợi hơn, do thời gian nghỉ giữa hai trên đấu ngắn hơn đội Pháp. Vào hiệp phụ trận Croatia – Anh, các cầu thủ Croatie đã thể hiện sự kiệt sức. Trong suốt cả giải bóng đá, đội này cũng là đội đá khá nhiều hiệp phụ và phạt đền, điều tiêu hao thể lực không ít.

Mặc dù thế, đội Pháp cũng có yếu điểm. Đó là tinh thần phập phù, lúc lên lúc xuống, bốc đồng. Đây cũng là bản sắc văn hoá Pháp. Vì nó phập phùng thế, nên nếu thắng do bốc lên được thì tỉ số sẽ rất cao (như trận vô địch Pháp-Brazil 3-0), nhưng nếu thua thì nó sẽ nản, xuống dốc ngay tức khắc.
Một điểm nữa, tương đối vô lý khó lý giải, là thường thường khi nào Pháp « gáy nhiều » (vì biểu tượng nước Pháp dù sao cũng là con gà trống) trước khi thi đấu, cứ tưởng là thắng thì sẽ thua. Nhưng làn này không thấy báo chí Pháp gáy nhiều lắm.

Mặc dù bất lợi hơn Pháp, đội Croatia lại có tinh thần đồng đội cao, và tâm lý của ê kíp khá ổn định. Mà bằng chứng là những hiệp phụ dai dẳng mà đội Croatia đều vượt qua được. Ngoài Modric, đội này cũng có những tiền đạo xuất sắc như cầu thủ mang áo số 7, hay người ghi bàn trận với Anh vừa qua.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jul 15 2018, 06:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em cũng dự đoán Pháp thắng, nhưng đó là chiến thắng của người châu Phi, vốn chiếm đa số trong đội bóng hiện tại


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 15 2018, 09:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó: tôi k buồn cười vì chuyện bác phân tích yếu tố văn hóa xã hội, mà vì bác bị thiếu nhiều tin nên đưa ra một số kết luận chưa đúng

Ví dụ:
4-4-2 bây giờ k phổ biến như xưa nữa, bây giờ, 4-3-3, 4-5-1, trở nên phổ biến hơn. Vai trò của trung phong bây giờ cũng k còn quan trọng như trước nữa. Những nhận định của bác về Nam Mỹ và Châu Âu cũng k hoàn toàn chính xác

Trận Brazil thua Pháp 3-0 k phải vì Pháp bốc, mà vì Brazil bị xìu. Bây giờ thì mọi thông tin đã quá rõ ràng, Ronaldo bị động kinh ngay ngày sát trận và phải vào bệnh viện. Nhiều cầu thủ Brazil còn tưởng là Ronaldo đang chết. Các bác sĩ Pháp đã phát hiện ra anh bị tim, họ cũng nhận ra việc điều trị của các bác sĩ trước đó cho Ronaldo chưa chính xác.

Những chuyện đó gây ảnh hưởng tâm lý, và đặc biệt làm xáo trộn mạnh chiến thuật của Brazil, vì nếu có Ronaldo sẽ chơi kiểu khác, không có sẽ chơi kiểu khác. Đội Brazil k kịp điều chỉnh chiến thuật, phần lớn vì lý do nội bộ ban lãnh đạo Brazil tranh cãi xem có nên cho anh chơi k?
Bình thường, nếu là cầu thủ khác (dù là ngôi sao), thì câu trả lời luôn là không, vì nếu cho anh chơi thì chẳng khác gì Brazil chấp 1 người, vì Ronaldo k đủ điều kiện thể lực và chấn thương. Nhưng Ronaldo là siêu sao thuộc dạng nằm trong số xuất sắc nhất trong toàn bộ lịch sử bóng đá thế giới (cùng hàng với Pele, Maradona, etc.), không cho anh chơi trận chung kết sẽ gặp rắc rối cực lớn với nhà tài trợ (hãng Nike) và người hâm mô. Bác sĩ của đội Brazil đã nói: "nếu không cho Ronaldo chơi mà chẳng may Brazil có sơ sẩy gì thì tôi không về được Brazil nữa".
Chính những tranh cãi liên tiếp sát ngày của nội bộ ban lãnh đạo Brazil đã dẫn đến việc đội Brazil chơi như một đội quân ô hợp trong trận chung kết, và đúng là gần như chấp người thật. Ronaldo hầu như ít di chuyển, và các siêu sao Rivaldo, Leonardo, Dunga hầu như đều độc lập tác chiến, k liên hệ nhau. Ông chủ khách sạn đội tuyển Brazil ở có kể rằng, bình thường vẻ mặt đội Brazil luôn rất tự tin vui vẻ trước mỗi trận đấu, còn lần này trước khi ra trận chung kết thì mặt họ giống như đang trở về sau khi bị thua.
Ngay đến năm 2006, Pháp quyết tâm cao độ và chơi với 120% khả năng (như Zidane nói), còn Brazil năm đó yếu hơn so với chính họ năm 1998 với nhiều cầu thủ có tuổi, lại chơi dưới sức và không quyết tâm (vừa vô địch xong 2002), lại không thèm chuẩn bị kỹ (các cầu thủ còn đi bar thâu đêm ăn nhậu trước khi gặp Pháp), mà Pháp cũng chỉ thắng được có 1-0. Không phải Pháp cứ bốc lên là thắng được cao đâu.


Umtiti là trung vệ nhưng Pogba là tiền vệ. Đội bóng chơi theo kiểu chim đầu đàn, dựa trên số 10 thường là Pháp trước đây hoặc Argentina. CHứ những đội bóng khác như Đức, Brazil, Italy k dựa vào cá nhân. CHú ý là Pélé k phải linh hồn đội Brazil, điều này nhìn thấy rất rõ khi nhìn brazil chơi, và dù k có ông ta (ví dụ năm 62 khi ông chấn thương) thì BRazil vẫn vô địch. Ronaldo cũng k phải linh hồn đội Brazil, chỉ là do việc xảy ra sát nút trận đấu + những tranh cãi của ban lãnh đạo vì những lý do ngoài bóng đá (bóng đá ngày nay là vậy), dẫn đến họ bị rối loạn chiến thuật. Brazil năm 94 (vô địch), 98 (á quân), 2002 (vô địch), hay tất cả những năm trước đó đều k có số 10. ĐỘi Đức 82 (á quân), 86 (á quân), 90 (vô địch) cũng k dựa trên số 10. Tương tự với Italy năm 2006 (vô địch), 2000 (á quân Euro), 1982 (vô địch), etc.
Tóm lại, đội bóng k nhất định cần phải có chim đầu đàn về chiến thuật, chỉ có 1 số đội bóng mới chơi kiểu thế.

Việc hậu vệ lên tấn công không phải là hiếm có, mà nó đã có từ lâu. Brazil là đội bóng có khái niệm hậu vệ tấn công, chính là hai hậu vệ biên công thủ toàn diện, lên xuống tấn công, k chỉ hỗ trợ các tiền đạo tiền vệ, mà họ còn xâm nhập trực tiếp vòng cấm và ghi bàn. Những hậu vệ biên xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá thế giới có rất nhiều là đội Brazil như Alberto, Jorzinho, etc. mà gần đây nhất là Cafu và Roberto Carlos.
NHững đội bóng khác cũng học theo nhưng k ai được xuất sắc như Brazil. Phải đợi đến năm 1998 thì đội Pháp mới làm được với Thuram và Lizarazu. Nhưng cũng chỉ 2 năm sau, vẫn đội Pháp đó nhưng vào tay HLV khác thì đội Pháp đã k làm được.
Năm nay, đội Pháp có vẻ bắt đầu phần nào khôi phục lại

Trung vệ cũng hay lên tham gia tấn công, đặc biệt là những tình huống đá phạt góc, nhưng vai trò của họ sẽ thiên về phát động tấn công, chứ k thâm nhập sâu như các hậu vệ biên



Ngoài ra còn một số điều khác

@NVT2002
Có nhiều cầu thủ gốc Phi k có nghĩa là chiến thắng của bóng đá Phi, vì chiến thuật, triết lý, tư tưởng đều là của Pháp. Những cầu thủ Phi cũng được đào tạo của Pháp

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jul 16 2018, 01:36 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 16 2018, 05:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Không, muốn xem lối đá châu Phi da đen (vì các nước Bắc Phi Ả rập lại khác nữa), thì phải xem các đội Sê nê gan,Ca mơ run, Ni giê ria a. Còn đội tuyển Pháp, các cầu thủ này là đại diện cho bóng đá Pháp, cách chơi của Pháp. Họ là người gốc nhập cư, nhưng sinh ra ở Pháp. Các cầu thủ nổi nhất như Mbapé, Pogba còn là dân vùng Paris, sinh sống ở ngoại ô Paris. Họ sinh trưởng ở đây, đặc biệt học hành ở Pháp, từ phổ thông cho tới bóng đá. Như vậy cả tư duy văn hoá và chuyên môn đều là tư duy Pháp. Không kể huấn luyện viên, toàn bộ bộ sậu về y tế, thể lực, sức khoẻ, kỹ thuật ..đều là Pháp.
Trước huấn luyện viên hiện tại, Didier Deschamps, huấn luyện viên cũ của đội tuyển Pháp trước Laurent Blanc, cũng có lần nói rằng các cầu thủ da đen chủ yếu chỉ có lối chơi thể lực. Và điều này dấy lên một phong trào phản đối theo hướng « political corect » trên báo chí, nhưng nó không ngăn cản người ta có định kiến ngầm rằng bóng đá Pháp bị châu Phi hoá, chỉ có kiểu « đầu óc ngu si , tứ chi phát triển », tức là chơi không thông minh, hùng hục trâu bò là chính. Thực ra đây là một định kiến, ngay với bóng đá châu Phi.
Còn hiện tại, nếu nhìn những cầu thủ Pháp chơi, dù là mầu da nào thì họ cũng đều rất thông minh láu cá. Là một đặc điểm của người Pháp. Các cầu thủ da đen lại đem thêm một điều nữa đó là thể lực, tốc độ. Thể ịưc, tốc độ cộng với sự láu cá khéo léo, đã dẫn tới việc đội tuyển Pháp làm rất nhiều bàn thẳng chủ yếu bằng phản công, tiếp cận khung thành đối phương trước khi đối thủ rút về kịp. Vì thế dù trong một trận đấu, Pháp làm chủ bóng ít hơn, ngay như trận chung kết vừa rồi, họ vẫn dứt điểm được.
Tất nhiên, trong xã hội Pháp việc chấp nhận người nhập cư là người Pháp, cũng có định kiến. Vì thế mới có câu chuyện, Yanis Noah, là một cầu thủ tenis Pháp nổi tiếng vào thập niên 90, bố người gốc Ca mơ run, mẹ gốc Thuỵ điển tuyên bố rằng. Khi nào mà tôi thắng thì tôi được coi là người Pháp, khi tôi thua thì bị coi là ..châu Phi. Nhưng điều này không ngăn cản Yanis vẫn được dư luận Pháp coi là người được yêu thích nhất. Còn tất nhiên, với những người cực hữu Pháp,thì người Pháp chỉ có thể là người da trắng. Nhưng cho tới giờ thì họ vẫn là thiểu số.
Nhưng không chỉ có bóng đá, mà văn hoá Pháp luôn có hình thức tận dụng sức mạnh bên ngoài. Vấn đề dòng máu không phải là cực kỳ quan trọng, mà vấn đề là văn hoá. Trong quân đội Pháp chẳng hạn, lính Lê Dương vẫn là lực lượng ê lít của lục quân giống như đặc công của VN, mà cấu thành của nó chủ yếu là người nước ngoài.
Trong công cuộc xâm lược thuộc địa ở VN, hay cả trong kháng chiến chống Pháp, tỉ lệ người nước ngoài trong quân đội Pháp rất lớn. Nhưng nó vẫn là Pháp.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 16 2018, 08:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Đúng rồi, Umtiti về vốn liếng thì là Trung vệ. Nhưng hôm qua bị đuổi xuống làm hậu vệ, cạnh Hernandez. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là bản lề của đội Pháp được chuyển xuống hậu vệ. Hậu vệ không chỉ phá bóng, phòng thủ mà còn phải kiến thiết bóng để tấn công, vai trò này là vai trò của các cầu thụ Trung vệ. Do Hậu vệ Pháp thành bản lề, mà Trung vệ lại thành ..tiền đạo. Còn tiền đạo của Pháp, mũi dùi tấn công là Olivier Giroud, thì chỉ là con bù nhìn rơm để câu đội bạn chạy theo. Không biết là bù nhìn rơm thật do được phân công, hay là do trình độ yếu kém. Cách sắp xếp này phù hợp với sở trường của đội Pháp từ 3,4 trận đấu cuối trở lại. Tức là lấy phòng thủ làm chính, nhưng nhân cơ hội phản công nhờ vào tốc độ của Mbapé, Pogba, Griezman. Vốn là sở trường được phát hiện ra trong qua trình thi đấu. Bóng được phát từ hậu vệ. Chính vì hậu vệ thành trung vệ, mà hôm qua đội Pháp phòng thủ hở. Chứ không được chặt chẽ như các trận trước.
Tỉ số là 4-2, nhưng thực ra là 2-1 mới đúng, vì mấy bàn còn lại như là trò cười. Vụ thủ môn Pháp bị cướp bóng, thì có lẽ trong World Cup hạn hữu lắm mới gặp, vì nó quá A ma tơ. Cũng như hài kịch đánh đầu vào lưới đội nhà của Croatia. Hai bàn này coi như lại quả lẫn nhau. Còn bàn phạt 11m thì dù có đúng, nó vẫn không phải là bàn thắng vẻ vang.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 16 2018, 10:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Cấu trúc 4-4-2 hay 4-3-3 là những cấu trúc cổ điển trong chiến thuật bóng đá. Chiến thuật 4-3-3 rất thông dụng, và được coi là chiên thuật hài hoà giữa tấn công và phòng thủ. Chiến thuật 4-4-2 thì rõ ràng là nặng về phòng thủ. Nhưng do sự chuyển dịch của cầu thủ, và sở trường của cầu thủ được huấn luyện viên đưa vào sân, mà nó sẽ biến báo đi. Ví dụ nếu một cầu thủ sở trường là tiền đạo, được đưa vào vị trí trung vệ của đội hình 4-4-2, thì điều đó có nghĩa là đội hình sẽ thành 4-3-3. Như vậy nếu để ý « chuyên môn » của cầu thủ, so với vị trí anh ta được đặt vào, thì ta có thể thấy được chiến thuật của huấn luyện viên. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào tài năng của cầu thủ trong từng trận. Nhưng từ giữa những năm 90 (trước đó thời Pê lê thì tôi không rõ, vì không xem), với sự xuất hiện của đội tuyển Hà lan, với chiến thuật « toàn đội tấn công, toàn đội phòng thủ », thì sự biến hoá chiến thuật trên sân cỏ càng thú vị. Với điều kiện các cầu thủ phải đa năng, và có đủ thể lực để bao sân. Hiện tại nếu những điều kiện này được đảm bảo, thì sự biến hoá của thế trận không còn cứng nữa.
Vì cần cầu thủ đa năng, nên có thể vì thế mà bóng đá Pháp lên ngôi (đây là giả thiết của tôi). Vì từ trên dưới 20 lại đây, Pháp có một hệ thống trường đào tạo bóng đá rất tốt. Các cầu thủ rời khỏi đây hầu hết đều đầu quân cho các câu lạc bộ nổi tiếng. Cái huyền thoại bóng đá của đứa trẻ con chân đất, đá bóng đầu đường kiểu Pê lê, không còn là thực tế. Vì thế điều nghịch lý là Pháp không phải là nước có văn hoá đá bóng phổ cập (giải bóng trong nước của Pháp bình thường), mà bóng đá lại mạnh. Văn hoá đá bóng là của châu Mỹ la tinh, nhưng cái nền văn hoá đá bóng nhân dân kiểu « khắp nơi ca hát » này, không còn là điều kiện tạo ra các cầu thủ tài năng.
Về truyền thống, giáo dục của Pháp (ngay cả kỹ sư, hay nghiên cứu khoa học) nó rất trọng cơ bản và đa năng. Còn sau khi ra đời ông chuyên về cái gì thì là do « nhân duyên » công việc tạo ra. Với sân cỏ cần vận động viên đa năng, thì tất nhiên là nó khớp với một sự giáo dục đa năng.
Như vậy không phải truyền thống văn hoá bóng đã đã khiến Pháp trở thành quán quân, mà là vì hệ thống giáo dục cơ bản. Các câu lạc bộ châu Âu mạnh, lại là điều kiện nữa, để bóng đá phát triển ở châu Âu (Tây Âu). Trong khi bóng đá Nam Mỹ thì lụn bại, vì không có được hai cơ sở trên (giáo dục, và câu lạc bộ). Chính vì thế mà tôi mới nói là sau châu Âu, chỉ có châu Á là có điều kiện để làm những điều này.
Nhưng câu chuyện về hậu trường bóng đá Brazil dùng để giải thích cho thất bại của họ thì cũng được, nhưng với tôi, thì những chuyện đó nơi nào cũng có, vì bóng đá cũng là Business. Cái mà Nam Mỹ thiếu bây giờ là các lò đào tạo, cũng như các câu lạc bộ mạnh.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 16 2018, 11:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bac Pho, ngay nay 433 va 451 quay tro lai thay the cho 422 la co ly do cua no day bac

Con ve he thong dao tao bong da, co ve nhieu nguoi nghi rang Brazil va Argentina dua tren bong da duong pho. Thuc ra khong phai dau, do chi la cac cau chuyen to ve thoi, hay dung ra la xuat than cua ho la the. Nhung tat ca cac sieu sao cua Brazil, Argentina deu duoc dao tao tu nho, cuc ky cong phu va tap luyen vo cung vat va. Neu bac xem he thong dao tao cua ho, dac biet cach thuc ho tap luyen, thi se hieu vi sao cac cau thu cua ho co trinh do ky thuat cao hon han cac cau thu chau Au. Ban than he thong do dao tao do cung huong ve cai day, vua de phat huy suc manh to chat co the, vua vi loi ich kinh te. Nhung cai nay dai dong, nen toi khong tien noi. Nam My co le kem hon chau Au o chien thuat, nhung su chenh lech cung k lon. Cau Lac Bo manh k dong nghia doi tuyen quoc gia manh, cai nay la logic rat lau trong bong da tu xua den nay. Ban than Phap, Ha Lan, Duc cac cau lac bo tu lau van la yeu so voi mat bang chung chau Au (Duc thi chi co duy nhat Bayern Munich la ngoai le), nhung doi tuyen quoc gia cua ho luon manh tu xua den nay

So luong nuoc Nam My it hon han so voi chau Au, vi the nen so luong quota cac doi bong duoc tham du WC so voi EU cung it hon han. Ma Nam My thi cung chi co Brazil va Argentina la quan tam den bong da, dac biet la BRazil, chu cac nuoc khac khong may quan tam dau. Vi the k the lay so luong cac doi bong de danh gia duoc laugh.gif
Voi so luong it hon han nhu the, viec cac doi Nam My vao vong trong it hon chau Au la duong nhien, va no da xay ra rat nhieu lan, tu rat lau trong qua khu, chu chang co gi la. Tham chi nam 1994, vao tu ket thi chi con duy nhat Brazil va 7 doi chau Au, nhung dieu do khong ngan can Brazil vo dich.

Toi noi chuyen hau truong Brazil nam 98 va 2006, de giai thich rang, khong phai Phap boc len la thang dam dau. Ho boc len, nhung doi thu cua ho gap su co nhieu nua. Cai vu vua roi k phai la business binh thuong dau, quoc hoi va canh sat Brazil da phai dieu tra xem hang Nike co thao tung can thiep vao ban lanh dao doi tuyen Brazil khong, de ap luc cho Ronaldo thi dau tran chung ket ngay ca khi anh ta khong du dieu kien. Nhu the la da chap nguoi roi con gi



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 16 2018, 03:25 PM)
@ltbk,
Cấu trúc 4-4-2 hay 4-3-3 là những cấu trúc cổ điển trong chiến thuật bóng đá. Chiến thuật 4-3-3 rất thông dụng, và được coi là chiên thuật hài hoà giữa tấn công và phòng thủ. Chiến thuật 4-4-2 thì rõ ràng là nặng về phòng thủ. Nhưng do sự chuyển dịch của cầu thủ, và sở trường của cầu thủ được huấn luyện viên đưa vào sân, mà nó sẽ biến báo đi. Ví dụ nếu một cầu thủ sở trường là tiền đạo, được đưa vào vị trí trung vệ của đội hình 4-4-2, thì điều đó có nghĩa là đội hình sẽ thành 4-3-3.  Như vậy nếu để ý « chuyên môn » của cầu thủ, so với vị trí anh ta được đặt vào, thì ta có thể thấy được chiến thuật của huấn luyện viên. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào tài năng của cầu thủ trong từng trận. Nhưng từ  giữa những năm 90 (trước đó thời Pê lê thì tôi không rõ, vì không xem), với sự xuất hiện của đội tuyển Hà lan, với chiến thuật « toàn đội tấn công, toàn đội phòng thủ », thì sự biến hoá chiến thuật trên sân cỏ càng thú vị. Với điều kiện các cầu thủ phải đa năng, và có đủ thể lực để bao sân. Hiện tại nếu những điều kiện này được đảm bảo, thì sự biến hoá của thế trận không còn cứng nữa.
Vì cần cầu thủ đa năng, nên có thể vì thế mà bóng đá Pháp lên ngôi (đây là giả thiết của tôi). Vì từ trên dưới 20 lại đây, Pháp có một hệ thống trường đào tạo bóng đá rất tốt. Các cầu thủ rời khỏi đây hầu hết đều đầu quân cho các câu lạc bộ nổi tiếng. Cái huyền thoại bóng đá của đứa trẻ con chân đất, đá bóng đầu đường kiểu Pê lê, không còn là thực tế. Vì thế điều nghịch lý là Pháp không phải là nước có văn hoá đá bóng phổ cập (giải bóng trong nước của Pháp bình thường), mà bóng đá lại mạnh. Văn hoá đá bóng là của châu Mỹ la tinh, nhưng cái nền văn hoá đá bóng nhân dân kiểu « khắp nơi ca hát » này, không còn là điều kiện tạo ra các cầu thủ tài năng.
Về truyền thống, giáo dục của Pháp (ngay cả kỹ sư, hay nghiên cứu khoa học) nó rất trọng cơ bản và đa năng. Còn sau khi ra đời ông chuyên về cái gì thì là do « nhân duyên » công việc tạo ra.  Với sân cỏ cần vận động viên đa năng, thì tất nhiên là nó khớp với một sự giáo dục đa năng.
Như vậy không phải truyền thống văn hoá bóng đã đã khiến Pháp trở thành quán quân, mà là vì hệ thống giáo dục cơ bản. Các câu lạc bộ châu Âu mạnh, lại là điều kiện nữa, để bóng đá phát triển ở châu Âu (Tây Âu). Trong khi bóng đá Nam Mỹ thì lụn bại, vì không có được hai cơ sở trên (giáo dục, và câu lạc bộ). Chính vì thế mà tôi mới nói là sau châu Âu, chỉ có châu Á là có điều kiện để làm những điều này.
Nhưng câu chuyện về hậu trường bóng đá Brazil dùng để giải thích cho thất bại của họ thì cũng được, nhưng với tôi, thì những chuyện đó nơi nào cũng có, vì bóng đá cũng là Business. Cái mà Nam Mỹ thiếu bây giờ là các lò đào tạo, cũng như các câu lạc bộ mạnh.
*




--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 17 2018, 05:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Ta đang đi vào lĩnh vực hậu trường của bóng đá, để xét đến khía cạnh kinh tế, xã hội, chính trị của nó.
Tất nhiên là các cầu thủ được tuyển từ lúc còn bé, và được huấn luyện. Điều này đúng cho tất cả các loại hình thể thao, nghệ thuật kiểu « gánh hát » (hay câu lạc bộ) này ở bất cứ đâu. Có nghĩa là mỗi gánh hát (hay câu lạc bộ) tuyển thiếu nhi về dậy. Tôi cố tình để chữ gánh hát vào đây, không phải để lạc đề mà để nói tới hình thức tuyển mộ của nó, vì một rạp xiếc, một gánh tuồng, hay một gánh (CLB) bóng đá, cách tuyển mộ đều giống nhau về truyền thống.
Vậy ở Pháp có gì đặc biệt hơn. Đó là từ đầu thập niên 80, Pháp đã tạo ra trung tâm quốc gia bóng đá. Trung tâm này không phụ thuộc vào một đội bóng, mà là lò đào tạo tuyển thủ toàn quốc. Tất cả các sao bóng đá Pháp đều từ đây mà ra. Các cầu thủ trong đội tuyển Pháp, sau khi đi từ đây ra thì nhập vào các CLB nổi tiếng ở Châu Âu (thực ra là Tây Âu thôi, chứ Đông Âu không có gì). Tại sao các CLB này lại nổi tiếng và lắm tiền nhiều của như vậy. Hãy thử tìm hiểu cái mô hình business cuả nó.
Sự phát triển của bóng đá, để trở thành một dạng lễ hội quần chúng bột phát như hiện tại, liên quan đặc biệt tới sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng. Đầu tiên là radio (vào những thập niên 30,40,50) rồi sau đó là truyền hình. Các trận đấu bóng đá trở thành nội dung chủ yếu của các kênh truyền thông. Một hãng truyền thông hiện tại nếu có giá, thì phải có các licences truyền các loại hình thể thao này.
Sự phát triển của truyền thông này, đã khiến nó trở thành cái vếc tơ (vector) hữu hiệu để quảng cáo bán hàng, mà mỗi vận động viên là một dạng người mẫu trá hình. Từ đó dẫn tới việc các hãng « bảo trợ » hay « tài trợ ».
Chưa hết, các CLB (đặc biệt ở Tây Âu) còn trở thành một dạng kinh tế ảo. Mà mỗi cầu thủ nổi tiếng giống như « khúc gỗ xưa đỏ » mà ở VN hay buôn lậu, thực ra không có giá trị thực tế mà chỉ có giá trị đầu tư ảo, để « fix money », mà kẻ mua cuối cùng là người chịu chết thay, cho cả dây chuyền. Ở đây, vấn đề không phải là giá trị thực tế của cầu thủ, mà là cái « bong bóng tài chính » mà họ có thể đảm nhận.
Về mặt kinh tế, bóng đá châu Mỹ la tinh không đủ mạnh ở ba cái chân trên, nếu so với Tây Âu, do kinh tế Nam Mỹ chủ yếu vẫn là kinh tế của những nước đang phát triển, và không làm chủ công cụ tài chính. Chính vì thế mà bóng đá Nam Mỹ đi xuống và sẽ đi xuống. Và cũng chính vì thế mà tôi nói bóng đá châu Á sẽ lên, mặc dù về thể lực châu Á (xét phần da vàng) là yếu kém.
Hình thái kinh tế thể thao ở Tây Âu này, chỉ có Mỹ và Nhật là có, nhưng chúng lại ở lĩnh vực khác, ví dụ, ở Nhật là Bóng chầy, Sumo. Ở Mỹ là bóng chầy, bóng rổ. Sở dĩ ở Nhật có bóng chầy giống như Mỹ, vì Nhật ảnh hưởng Mỹ. Chính xác hơn, Nhật đã nhập khẩu cái hình thức kinh tế thể thao này, rồi áp dụng vào ngay cả thể thao truyền thống (là Sumo).
Tất nhiên bóng đá không thể trở thành một big business, nếu nó không được người dân hưởng ứng, như một hiện tượng xã hội (không phải là thể thao, tôi nhấn mạnh, vì xem bóng đá uống bia, không thể hiện tinh thần thể thao, mà chỉ là một dạng lễ hội dân gian. Nó là sinh hoạt văn hoá) Và từ đây ta lại thấy có hiện tượng sử dụng nó về mặt chính trị xã hội. Cái này thì tôi sẽ nói tiếp sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 17 2018, 09:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên ltbk có nói chuyện sự can thiệp của hãng Nike vào cấu thành ê kíp của Brazil, khiến huấn luyện viên không có quyền tự do thay cầu thủ theo ý muốn (Ronaldo), vì Ronaldo là cái bảng quảng cáo sống cho Nike ở trên sân cỏ, giống như ở một số nơi, người ta thấy có bảng quảng cáo sống (tức là người ta đeo bảng đi lại quảng cáo ở phố đi bộ đông người). Nó đă trả tiền rồi, thì có kèm điều kiện, sống chết cũng phải ra sân, không thì có nghĩa là huỷ hợp đồng. Tôi nói ở đây chỉ là dạng nhắc lại điều ltbk nói, nhưng những câu chuyện dạng này không phải là hiếm.
Nhưng ảnh hưởng chính trị xã hội cũng có. Tôi sẽ lấy ngay dẫn chứng Pháp. Vào năm 1998, khi Pháp được World cup lần đầu, sự đa dạng sắc tộc trong đội tuyển Pháp lập tức được đưa lên như một ví dụ của sự thành công, một dạng nước Pháp mới. Vì trong đội tuyển có cả người gốc Ả rập (thực ra thì là người Béc be, một sắc dân thiểu số ở Bắc Phi) là Zidan. Có da đen như Thuram, rồi có da trắng như huấn luyện viên hiện tại của đội tuyển Pháp bây giờ, lúc đó là đội trưởng. Và người ta gọi đó là ê kíp ba mầu giống như mầu cờ Pháp.
Nhưng cái ước mơ đó hiện tại không là hiện thực. Vì từ năm 98 đến nay, thế giới có rất nhiều biến động. Và ở Pháp, không ít thì nhiều hồi giáo trở thành miếng đất mầu mỡ cho khủng bố.
Đội tuyển Pháp lần này chủ yếu chỉ còn hai mầu (tính những vận động viên ra sân, chứ còn trong dự bị vẫn có người Ả rập). Khi chọn đội tuyển lần này, có một cầu thủ không được gọi đến, đó là Benzema. Một cầu thủ gốc Ả rập. Và câu chuyện này cũng ồn ào một thời gian. Tất nhiên Benzema không được như Zidan. Và anh ta cũng đã từng tham gia đội tuyển Pháp, nhưng thực tế cũng không xuất sắc. Nhưng trong đội tuyển Pháp hiện tại, có Olivier Giroud, được ở vào vị trí « mũi tên vàng », nhưng chơi cũng không khá hơn. Suốt giải chẳng làm được bàn nào, dù là tiền đạo chủ công chính hiệu con nai vàng. Nếu mà so với Benzema thì đâu có hơn. (Benzema cũng đá ở vị trí này)
Ngược lại đội tuyển Pháp lại chơi đồng đội hơn trong giải này. Như vậy việc không đưa Benzema vào đội tuyển là hợp lý. Nhưng đấy là bây giờ thắng nhìn lại thì thấy thế, chứ nếu mà thua thì câu chuyện lại ồn ào trở lại.
Hôm qua, ngay cả tổng thống nhiệm kỳ trước của Pháp, cũng kêu gọi nước Pháp đoàn kết, theo như hình ảnh của đội bóng. Như vậy việc tận dụng vào chính trị vẫn còn nguyên đó. Có điều giữa thực tế xã hội và hình ảnh của đội bóng khác nhau. Và đây cũng là điều hạn chế của việc dùng thể thao vào mục đích chính trị.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

7 Trang < 1 2 3 4 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC