Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang < 1 2 3 4 > »  

· [ ] ·

 Bàn về Trần Đức Thảo và triết học...

Phó Thường Nhân
post Jun 4 2004, 04:35 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi bàn tiếp về học giả Trần Đức Thảo, có lẽ tôi phải khẳng định trước vài điều. Thứ nhất tôi khâm phục sự chân thành tới mức ngây thơ của ông. Đó là một điều cực kỳ đáng quý. Thứ nhì tôi khâm phục sự uyên bác của ông. Điều này thì phải đặt trong điều kiện, tôi không có dịp tìm hiểu hết, chính xác những gì ông viết, nhưng gì ông sáng tạo thêm trong chủ nghĩa Marx (vì ông là người Mác xít). Điều thứ 3, sự đối sử với ông có thể coi là tàn nhẫn, việc ông không được sử dụng, trọng dụng có lẽ là một điều đáng lên án. Đấy là nói xuôi chiều, theo xu hướng thời nay « à la mode ». Bây giờ tôi xin nói ngược, hoàn toàn theo suy nghĩ chủ quan của tôi.
Theo tôi , ông Trần Tây quá. Có thể gọi là ông Tây An nam được. Từ « Tây An nam » ở đây tôi không dùng với nghĩa xấu, cũng không có ẩn ý. Nó chỉ nói lên một điều rằng ông đã hấp thụ 100% văn hoá Pháp, suy nghĩ tư duy như người Pháp, lãng mạng như người Pháp, thậm chí còn triệt để hơn cả người Pháp. Sự ngây thơ của ông có thể bắt nguồn từ đây. Bi kịch của cuộc đời ông có lẽ cũng một phần bắt đầu từ đây. Ông tình nguyện về VN, nhưng không hiểu rõ thực tế VN, cũng không thể thích ứng được. Giả sử ông làm như học giả Hoàng Xuân Hãn thì có lẽ hợp hơn. Sự Tây hoá của ông còn thể hiện trong trí thức của ông không có sự bắc cầu « Đông-Tây ». Ông hoàn toàn không quan tâm gì đến văn hoá dân tộc, ngay cả dưới khía cạnh triết học là chuyên môn của ông. Thông thường trí thức VN bao giờ ũng có đoạn « về nguồn », đó một quá trình suy tư trăn trở băng một cách này hay cách khác người ta có gắng chuyển tải, phát triển các nhận thức, các khái niệm văn hoá truyền thống bằng cách cọ xát nó với văn hoá phương Tây được hấp thụ qua giáo dục. Nguyễn Đăng Thục, Cao Xuân Huy, Nguyễn Khắc Viện,… đều là những người như thế. Ở Trần Đức Thảo hoàn toàn không có điều đó. Cho nên kiến thức của ông giống như một miếng bíp tếch « à la parisienne » nằm giữa đống bánh cuốn, phở, bún bò, nem…nó đập ngay vào mắt người ta về sự L , nhưng có hợp khẩu vị không thì tôi không rõ. Cứ giả dụ nó hợp khẩu vị đi, thì cũng chỉ cho một nhòm rất nhỏ Âu hoá, chứ không thể ứng dụng rộng rãi được.
Thời ông sống, sôi nổi ở hai điều. Về mặt chính thống, thời 50,60 là thời đại người ta tôn vinh truyền thống văn hoá quần chúng, văn hoá dân gian ở ngoài Bắc. Bỏ ngoài những dụng ý chính trị, những cơ khổ của việc đi thực tế, đây cũng là một hình thức đăng đàn của một nguồn văn hoá vốn bị trí thức VN từ xưa do theo Nho hay theo Tây bỏ qua, coi thường. Ông Trần không có đóng góp gì trong đó.
Về mặt không chính thống, đây là thời kỳ Nhân văn giai phẩm. Phong trào này liên quan trực tiếp tới chuyên môn của ông Trần., vì ở một mức độ nhất định nó phê phán chủ nghĩa Marx, tôn vinh nhân văn. Nhân văn giai phẩm có lẽ là trào lưu tư tưởng nổi bật nhất trong 50 trở lại đây. Nhưng ông Trần cũng không có tiếng nói nào trong đó.
Thế cho nên với riêng tôi, học giả Trần đức Thảo chỉ L , chứ không hấp dẫn. Còn về mặt nhân cách, chân thành thì như tôi đã nói từ đầu. Xin ngả mũ kính cẩn cúi chào ông.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Ubu
post Jun 4 2004, 07:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Unregistered









Em đọc mấy bài giới thiệu trong bản dịch cuốn "Phenomenology and dialectical Materialism" của ông TĐT từ tiếng Pháp sang tiếng Anh thì thấy mấy người biên tập và phiên dịch trân trọng ông Thảo lắm. Cuốn sách này cũng được coi là cuốn "classic" về sự liên hệ/phối hợp giữa hai luồng ý thức hệ chính của tư tưởng phương Tây này. Mặc dù về sau người ta coi Sartre là một nhà văn lớn hơn là một nhà triết học, vì họ cho rằng tư tưởng của Sartre không có cái gì vượt ra khỏi những gì Heidegger đã viết (cộng thêm ít tư tưởng Phật giáo) thì có lẽ giá trị của ông Thảo vẫn còn có thể được công nhận bởi ông là người đầu tiên tìm cách kết nối hai luồng tư tưởng lớn này. Hiện nay - cho du Post-modern mà đại biểu là Derrida đang là mốt thì post-modern có lẽ cũng không thể thay thế được luồng chảy chính là chủ nghĩa duy vật biện chứng - theo quan điểm của Sartre chẳng ha.n.

------------
Sartre coi chau Au tu the ky 15 den nay chi co 3 he tu tuong ke tuc nhau- cac luong tu tuong chinh cua 3 thoi ky nay la:
Descartes + Locke, Kant + Hegel, Marx (co le cong them Nietzsche).



Go to the top of the page
+
yuyu
post Jun 4 2004, 11:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE
Cho nên kiến thức của ông giống như một miếng bíp tếch « à la parisienne » nằm giữa đống bánh cuốn, phở, bún bò, nem…nó đập ngay vào mắt người ta về sự L , nhưng có hợp khẩu vị không thì tôi không rõ. Cứ giả dụ nó hợp khẩu vị đi, thì cũng chỉ cho một nhòm rất nhỏ Âu hoá, chứ không thể ứng dụng rộng rãi được.


Tôi thấy suy nghĩ của bác Phó mới thật là "lạ " laugh1.gif Trần Đức Thảo là một triết gia Marxiste, dĩ nhiên là không quen thuộc với Việt Nam, nhưng nếu bác coi một ông da vàng mũi tẹt như Trần Đức Thảo là "Tây quá" ,như miếng "bíp tếch"cạnh "bát phở" thì mấy ông râu xồm, mũi lõ như Marx, Engels, Lénine ....là "miếng gì" đối với món Phở Việt Nam ? Vì thế, việc ông bị gạt ra rìa, không phải là vấn đề lạ lẫm, mà là vấn đề mọi người đều hiểu rõ, đó là "chuyên chính vô sản". Tất cả trí thức Việt Nam trong vòng 50 năm qua, nếu có dính đến " tạch tạch sè" - đều tùy mức độ, bị đẩy ra rìa. Những người còn họat động được, cũng tùy mức độ, ngành nghề mà sử dụng phần nào tài năng của họ, nhưng tuyệt đối không có ai ở chức vụ quan trọng hay có thực quyền cả ( vấn đề nhân sự này, thậm chí ảnh hưởng cả đến bậc tối cao ...)....Điều này thì ngành nào cũng thấy rõ....

QUOTE
Hiện nay - cho du Post-modern mà đại biểu là Derrida đang là mốt thì post-modern có lẽ cũng không thể thay thế được luồng chảy chính là chủ nghĩa duy vật biện chứng - theo quan điểm của Sartre chẳng ha.n.

Derrida(sinh 1930) được coi như mở màn cho khuynh hướng Giải Cấu Trúc ( Deconstruction ) từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Bây giờ cũng lạc hậu rồi.
Gọi là mode cũng chả phải, nhưng khuynh hướng đang đang chế ngự tri thức, học thuật thế giới hiện nay mà người ta thường gọi là Hậu Hiện Đại ( Postmodernism) phải kể đến người khởi xướng là Francois Lyotard (sinh 1924).
Một cách tình cờ, cả Derrida và Lyotard đều là các triết gia Pháp ( tất nhiên Derrida gốc Do Thái, mk lại Do Thái ! laugh1.gif ) và đều chủ yếu lập thuyết từ địa hạt ngôn ngữ, văn chương. Cái khác nhau chính giữa hai người, có lẽ là trong khi Darrida là người chịu ảnh hưởng của các triết gia Đức như Nietzsche, Heidegeger, Freud ....thì Lyotard lại là người chống lại họ. Derrida thực ra vẫn còn đang được tranh cãi ở Hoa Kỳ, trong khi Lyotard thì từ lâu ( từ 20 năm nay ) đã được coi là kinh điển của PM. Lyotard được coi là đã tổng kết được thực trạng tri thức, tư tưởng phương Tây đương đại với đặc điểm chung là sự sụp đổ của tất cả các chuơng trình Siêu Tự Sự ( Super Narrative ) Vĩ Đại ( các học thuyết của Kant, Hegel, Marx ) và tất cả các học thuyết đao to búa lớn tương tụ, nhắm hứa hẹn chân lý hay sự công bằng vào cuối cuộc chơi. Theo ông, điều còn lại cho chúng ta chỉ là một đa phức mở hỗn tạp hay nói đúng hơn là những trò chơi ngôn ngữ. Học thuyết của Lyotard như vậy đã tấn công trực tiếp vào triết gia Đức, cũng đang nổi như cồn - Jurgen Habemas ( sinh 1929). vì ông này muốn đề cao các giá trị khai sáng và sự đồng thuận của lý trí.
Còn Dialectical materialism chỉ là tên do các triết gia Marxistes của Liên Xô đặt ra chứ bản thân Marx, Engels cũng không dùng. Câu hỏi " Vật Chất hay Tinh Thần, cái gì có trước ? " bây giờ lạc hậu rồi. Tương lai thế giới hiện nay đang vô định, mù mờ, khó có thể lại có chuyện quay lại với học thuyết này nữa...Chính Marx cũng dự đóan một tương lai triết học sẽ cáo chung...Vì thế nếu có muốn thì chỉ như một số triết gia hiện nay : Làm lại triết học mà thôi, chứ còn tương lai của nó không ai biết sẽ đi về đâu.. Vfi chúng ta đang sống trong một thời đại khủng hỏang của tri thức và khoa học, khi nó bất lực không tìm ra được chân lý tuyệt đối .
Quên mất, phải công nhận Trần Đức Thảo là triết gia có tầm cỡ thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông không lạc hậu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Malchik
post Jun 5 2004, 12:50 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Nhũn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.434
Tham gia từ: 13-December 03
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 1.317

Tiền mặt hiện có : 60.477$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Tôi thì cũng biết qua qua Trần Đức Thảo, chưa được đọc bất cứ những gì ông ấy viết, nhưng về bài viết của Khắc Thành thì các bác nhìn xuống dưới mà xem, viết năm 1958. Đặt vào hoàn cảnh lịch sử lúc đấy thì bài viết đó cũng là bình thường, khi mà bất cứ cái gì cũng bị đem ra săm soi... Bài viết ấy nó có giá trị nhất định trong khoảng thời đó, còn nếu bây giờ đem ra soi xét thì tất nhiên là ngu vãi...
Mà chẳng nói đâu xa, đến năm 2000 khi còn học đại học, được học chính trị, còn được dạy là bài thơ Lá diêu bông của Hoàng Cầm là phản động, cái lá Diêu bông ấy chính tác giả Hoàng Cầm đã thừa nhận là cái lý tưởng cộng sản, đảng là chị, dân là em... Tóm lại là chị cứ lừa em... Hoho miễn bình luận luôn...

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Malchik: Jun 5 2004, 12:53 AM


--------------------
Ngựa giong ruổi, lưng đeo cung tiễn...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 5 2004, 04:21 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



to yuyu,
1. À tôi ví học giả Trần Đức Thảo là miếng bíp tếch, vì chủ đề, chủ điểm của nó hoàn toàn Tây Âu 100%. Ví dụ Cụ Nguyễn Đăng Thục viết rất nhiều về Phật nhưng luôn xoi nó qua các kiến thức phương Tây, cụ Cao xuân Huy viết về đạo học (đạo Lão) với một cách phân tích phương tây, cụ Nguyễn Khắc Viện thì giới thiệu văn hóa lịch sử VN thông qua cái nhìn Marxist. Người ta làm thế vì họ nằm gối đầu trên 2 nền văn hóa. Bản thân tôi, chỉ là đọc chơi vớ vẩn cũng phải luôn luôn so sánh để tìm hiểu, vì mình vẫn kế thừa một cách ý thức hay vô ý thức văn hóa VN. Không thể bỏ được. Theo như tôi hiểu thì cụ Trần Đức Thảo rất giỏi về phenomelogie của Husserl, cái thuyết này rất gần với quan niệm Phật giáo. Nhưng cụ Trần Đức Thảo không viết gì liên quan về Phật cả. Cụ rất giỏi biện chứng Marxist, nhưng trong phong trào Nhân văn giai phẩm, liên quan trực tiếp đến việc phê bình Marxist, đặc biệt là quan hệ giữa Marxist và truyền thống nhân văn (ví dụ như cụ Phan Khôi là sự cọ xát giữa Marxist và Nhân văn Nho giáo), cụ cũng không có ý gì. Cái bóng của văn hóa VN, truyền thống của nó, có lẽ không ám ảnh cụ bao giờ. Như vậy không phải là ông Tây An nam thì là cái gì ?
2. Marxism có cùng một cái gốc, nhưng tuy trong từng nước, từng văn hóa mà nó sẽ khác nhau. Ví dụ, Marxism ở VN chịu ảnh hưởng rất lớn của chủ nghĩa dân tộc. Quan niệm đấu tranh giai cấp của Marx được chuyển thành đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ở VN làm gì có giai cấp công nhân (có lẽ chỉ có cụ Tôn Đức Thắng laugh1.gif ), nên nó phải chuyển qua nông dân. Bây giờ cụ Trần Đức Thảo đem cái chủ nghĩa Marx của Tây Âu về rao giảng thì làm gì không có sự lệch lạc.
To Bu,
Có lẽ Anh may mắn hơn là có thể đọc Trần Đức Thảo bằng chính ngôn ngữ ông sử dụng, vì sách của ông được viết bằng tiếng Pháp. Hôm nay đã đặt mua rồi, nhưng phải vài tuần nữa sách mới tới. Lúc đó nếu còn hứng sẽ tìm tòi phân tích. Nhưng không dám hứa trước. Diễn đàn có cái thích là thế, tự nguyện viết, tự nguyện chia xẻ, tùy hứng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Ubu
post Jun 5 2004, 04:48 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Unregistered









Tiếc thay là em tịt tiếng Pháp nên đành ngồi mò mẫm dịch tiếng Anh thôi, tất nhiên là đọc bằng bản dịch thì kém nhiều rồi. Nhưng có thể bản tiếng Anh cũng có một điểm lợi là ngôn ngữ hiện đại hơn. Em nhớ là anh yuyu viết trong một bài nào đó có nói rằng ông Thảo khi quay trở lại Paris thuyết trình bằng thứ tiếng Pháp cổ làm người nghe chán nên rất có thể đó là nhược điểm của bản gốc tiếng Pháp .v.v. Cũng đáng tiếc là chưa có ai dịch nó sang tiếng Việt. Có thể nếu hè này rỗi em sẽ chép lại bản tiếng Anh của nó lên thành file PS hoặc PDF để phổ biến cho thanh niên VN rồi đợi có chú nào có tài thì dịch nó ngược lại sang tiếng Việt sau. Vì bản tiếng Anh của nó đắt kinh hòang- gần 200$ cho 244 trang. Dù nó có lạc hậu rồi thì ít nhất giá trị lịch sử của nó cũng là không thể bỏ qua, ít nhất là đối với người VN và ít nhiều nó cũng là một cuốn sách tốt cho những ai học triết những năm đầu đại học- học về hiện tượng học và duy vật biện chứng.

Hôm nay em vừa nói chuyện với một anh VK ở Mỹ sang đây học thêm tiếng Đức, đang làm tiến sĩ về Hùng biện học (Rhetoric) theo hướng continental philosophy (tức là hứơng Đức- Husserl, Heidegger, Marx, không phải hướng Anh-Mỹ của bọn Wittgenstein) ở Berkeley. Ngành hùng biện học của anh ấy khác với hùng biện học truyền thống. Tức là nó là một dạng nghiên cứu giao thoa giữ triết học và văn học. Cụ thể là anh ấy nghiên cứu về cách dùng ngữ pháp, ngôn ngữ, từ ngữ của bọn Husserl, Heidegger để viết về triết- ví dụ phân biệt giữa "das Sein" và "das Seinende" (being và the being). Anh ấy có nói rằng ông Thảo thật sự rất giỏi. Thêm một điều nữa là anh ấy nói rằng Derrida rất nổi tiếng ở Mỹ. Hiện nay ở Mỹ Derrida là nổi tiếng nhất, còn ở Pháp thì ông này thuộc dạng "Bụt chùa nhà không thiêng".



Go to the top of the page
+
yuyu
post Jun 5 2004, 06:20 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE
Hôm nay đã đặt mua rồi, nhưng phải vài tuần nữa sách mới tới.

Bác Phó đặt mua ở đâu vậy, cho tôi địa chỉ nhé ? cheers.gif

QUOTE
Hiện nay ở Mỹ Derrida là nổi tiếng nhất, còn ở Pháp thì ông này thuộc dạng "Bụt chùa nhà không thiêng".

Không phải đâu, ở Pháp ông cũng nổi tiếng, nhưng khong gây tranh cãi và có sự khác nhau về tiếng tăm. Ở châu Âu, Derrida nổi tiếng như một đại diện cho triết học lục địa, hiện nay ông vẫn làm giám đốc của EHES (Séminaire sur les institutions philosophiques ) và giáo sư thỉnh giảng của nhiều đại học Mỹ. Nhưng ở khối Anh-Mỹ ông lại nổi tiếng như là triết gia trong lĩnh vực ngôn ngữ, phê bình văn chương và vẫnc òn gây nhiều tranh cãi. Những nỗ lực đầu tiên của ông cũng là hình thành một lý thuyết hiện tượng luận cho văn chương, dưới ảnh hưởng của Husserl. Mối quan tâm đặc biết của ông là liên hệ giữa triết học và ngôn ngữ . Tuy nhiên đánh giá những đóng góp của Derrida cho triết học vẫn còn đang trong vòng tranh cãi, điển hình là vụ tranh cãi sôi nổi ở đại học Cambridge năm 1992 trước khi ông được trao bằng tiến sĩ danh dự. Có một nhóm vẫn không nhìn nhận công lao của Derrida vì họ cho là không mới, mặc dù có sự song hành không thể chối cãi được giữa tư tưởng của ông và tư tưởng của Davidson, Quine và Wittgenstein.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 5 2004, 10:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



to yuyu,
Tôi mua sách qua mạng. Bác vào www.alapage.com, rồi tìm sách theo tên tác giả. Tapez TRAN DUC THAO không có dấu là nó ra ngay. Nếu bác ngại không muốn cho bọn nó số carte bleu, thì trả nó bằng cheque. Cụ Trần đức Thảo cũng chỉ có 1 quyển thôi, nên cũng dễ tìm. Một cách khác là sau khi tra tên sách, nhà xuất bản rồi, thì bác ghi lại, đem ra FNAC đặt. Bọn nó sẽ commander cho bác.
Đúng là Derrida không thiêng ở Pháp. Lý do thì có nhiều, từ ghen tị cá nhân, cho đến chủ điểm nghiên cứu của ông này. Derrida chuyên về phân tích ngôn ngữ, nên ông gần với triết học Anh-Mỹ hơn là triết học lục địa Tây Âu (Pháp Đức). Triết học ngôn ngữ là triết học chuyên môn, nặng về phân tích lô gic. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là phân tích một mệnh đề, đựợc thể hiện bằng ngôn ngữ, quy ra lô gics xem nó đúng hay sai, kiểu Wigensteins. Triết học Anh-Mỹ như vậy rất gần với lô gics toán học. Sở dĩ như vậy, vì triết học Anh-Mỹ không bao giờ đặt ra mục đính kiện toàn xã hội, và nếu nó đề cập tới vấn đề kiện toàn xã hội thì nhất định nó phải dính vào chủ nghĩa Marx. Điều mà nước Mỹ tự cấm nó. Thế cho nên tôi mới quan niệm Mỹ là Liên Xô lộn ngược laugh1.gif
Triết học của Tây Âu lục địa gần với xã hội học, nhân chủng học, triết lý tôn giáo, rồi phân tâm học hơn. Triết học Đức thì tôi không rõ lắm, nhưng ở Pháp thì nó gần như là sự đào sâu các mối liên hệ giữa điều kiện vật chất và ảnh hưởng của nó vào văn hóa xã hội. Chính vì khía cạnh này mà nó chịu ảnh hưởng rất nặng của chủ nghĩa Marx. Nhưng đây là chủ nghĩa Marx Tây Âu, dưới dạng triết học chứ không phải là hệ tư tưởng Marxist Nga (chủ nghĩa Lê nin), hay hệ tư tưởng Marxist TQ (chủ nghĩa Mao).
Như vậy quan niệm triết học giữa Anh-Mỹ một bên và Pháp-Đức một bên hoàn toàn khác nhau. Bản thân tôi thích triết học Tây Âu lục địa hơn, vì nó liên quan nhiều tới văn hóa, tôn giáo là những điều tôi quan tâm. Do phải chung sống với những người khác chủng tộc khác văn hóa, nên tôi luôn có tính tò mò xem họ nghĩ gì, hành xử ra sao, tại sao lại thế chứ không quan tâm tới việc bắt bẻ luận đề lô gics.
Một lần tôi cũng xem một chương trình truyền hình phỏng vấn Derrida. Ngươid Speaker rao truyền quản cáo là ai có cát xét thì phải ghi âm ngay, vì Derrida rất ít xuất hiện trên các hệ thống truyền thông. Nhưng lúc tôi theo dõi chương trình thì rất chán. Người Pháp thường có thói quen hỏi ý kiến các triết gia, kiểu như hỏi nhà tiên tri về các vấn đề thời sự nóng bỏng. Đây là quan niệm triết học lục địa nhập thế, dấn thân. Hỏi Derrida những chuyện đó thì có khác gì hỏi ... đầu gối.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Jun 6 2004, 04:20 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



À, tôi hỏi bác vì tò mò, tưởng có hiệu nào còn bán Trần Đức Thảo thôi, chứ tìm trên mạng thì không kể. Tôi thì chả mua làm gì, vì trong thư viện hiện vẫn có một cuốn Phénomélogie et Matérialisme Dialéctique của Trần Đức Thảo do Édition des Archives Contemporaines-EAC ra năm 1992 ( In lúc ấy chắc vì ông Thảo mới sang lại Pháp).
Nhân thể nói thêm, ông Thảo sở dĩ có vẻ xa lạ ở Việt Nam vì ông là triết gia duy nhất, lại chuyên mảng Biện Chứng thì mấy ai hiểu. Ấy là chưa kể ông toàn viết bằng tiếng Pháp và in ở nước ngoài thì đúng là ở VN lúc ấy chẳng ai biết thật. Còn ông Nguyễn Đăng Thục thì chuyên giảng về lịch sử triết học Á Đông, sau 54 đã vào Nam rồi, còn những ông Nguyễn Khắc Viện, Cao Xuân Huy thì tất nhiên không sánh được. Ông Thảo thì cỡ thế giới rồi, vì ngay cả một tạp chí triết học của bon Mỹ cũng đăng bài của Trần Đức Thảo, mà bọn nó đề nguyên si là Viet Cong Philosophy: Tran Duc Thao.
Tuy nhiên chuyện ông bị thất sủng, hay bị xa lánh, hoàn toàn không liên quan gì đến chuyện vì ông "lạ lẫm " hay "Tây quá " như bác đã giả thích vì lý do của nó thì quá rõ, ai cũng biết.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 6 2004, 04:49 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



À không, chuyện "lạ lẫm" hay "đặc Tây" là tôi muốn nói tới học thuật của ông. Còn chuyện đời ông thất sủng thì là do chính trị, chế độ. Nhưng có một phần gián tiếp của cái "đặc Tây" mà ra nữa. Vì hai lẽ.
1. Bây giờ thì không biết thế nào, vì tôi không sống ở VN, nhưng từ sau năm 54, ít nhất cho đến tận những năm 70, hầu như bất kỳ người nào đi học nước ngoài về đều bị nghi ngờ. Đi học tư bản về lại càng bị nghi ngờ nữa. Còn người nào có gốc văn hóa Pháp lại càng bị trù dập. Họ chỉ có thể làm việc trong các ngành dịch thuât, không bao giờ đựơc tin cậy. Trong nhiều trường hợp, đi học tư bản về rồi thì phải đi "khổ sai" ở đâu đó để bù vào đó, ví dụ sang Lào, sang Cam pu chia (hồi đó gọi là đi C đi Đ), hay phải vào những nơi khói lửa. Có lẽ để cho mùi vị học vấn tư sản nó nhạt đi laugh1.gif
2. Học giả Trần Đức Thảo vì "đặc Tây" mà không quan tâm đến văn hóa VN. Gọi là thất sủng, nhưng vị trí của ông vẫn khá lớn. Ông là trưởng khoa triết học chứ có phải là một anh nhân viên quèn đâu. Nếu ông để tâm đến văn hóa VN, thì có lẽ ông vẫn có thể viết để xuất bản được. Đây là trường hợp của Nguyễn Khắc Viện, Trần Từ. Còn tất nhiên ông chỉ quan tâm tới Hegel thì làm sao người ta muốn in, vì nó quá xa vời.
Còn nếu bọn Mỹ gội ông là "Việt cộng triết gia", thì chỉ chứng tỏ họ chẳng hiểu gì về Việt cộng cả, và nó cũng thật oái oăm cho số phận của ông.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang < 1 2 3 4 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC