Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Làm thơ như giải Toán của NTL

Webmaster
post Feb 1 2002, 05:08 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Unregistered









Lời động viên của E. A. Poe

Sự kém cỏi của văn học Việt Nam, theo tôi, chủ yếu xuất phát từ quan niệm sai lầm cho rằng văn chương là tiếng nói của tình cảm, rằng viết văn chính là cách giải toả bức xúc. Chẳng khác nào văn chương là một thứ chất thi vậy! Kết quả là ai cũng thấy viết văn là dễ. Người ta nhầm lẫn văn chương với việc ghi chép những tình cảm có thực và kết án trí tưởng tượng của người viết ("Nhà văn nói láo, nhà báo nói phét". Người ta nhầm lẫn giá trị của văn chưng với sự ám chỉ hoặc bất mãn ("tớ vừa viết xong một cái, gai lắm, chắc chắn không in được!"). Các nhà thơ thì mơ mộng hơn, chỉ sau vài câu tán tỉnh tầm phào đã có đủ bức xúc để làm thơ tặng cho người đẹp!
Thực ra nói viết văn là một cách giải toả tâm sự cũng không phải là sai với tất cả mọi người. Nhưng giải to là một chuyện, văn chương lại là chuyện khác. Về tình cảm cũng vậy. Mọi văn bản được viết ra đều mang tình cảm của người viết, dù là vui, buồn hay lãnh đạm. Nhưng tình cảm là thứ đương nhiên có. Tôi không nghĩ rằng một người nông dân ít học, dù nghèo tiền, lại nghèo tình cảm hơn một học giả hay một nhà thơ danh tiếng. Tình yêu của chàng nông dân chắc chắn cũng không kém nồng nàng hơn. Nhưng khi họ mô tả tình cảm của mình, kết quả lại khác nhau hoàn toàn. Nếu người nông dân - tôi không đề cập đến những thi sĩ khoác áo nông dân - chỉ viết được những dòng chữ vụng về, thậm chí ngây ngô thì vị học gi có thể có một bài mô tả khúc chiết, còn ở nhà thơ là những dòng thơ - rất có thể là những dòng thơ hay, hay thậm chí là những dòng thơ bất hủ, như những câu sau của Chế Lan Viên:
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết...
Cái gì làm nên sự khác nhau ấy? Chắc chắn đó không phải là tình cảm mà là cách thức diễn tả tình cảm đó. Nhưng cái gì quyết định hình thức? Chắc chắn đó là trí tuệ, hay nói đúng hơn là những mức độ khác nhau của trí tuệ, cái mà chúng ta vẫn quen gọi là tài năng.
Vậy liệu chúng ta có thể mô tả quá trình sáng tạo đó không? Theo tôi, và ít nhất là với riêng tôi, hoàn toàn có thể: viết văn thực chất là giải một bài toán tối ưu.
Một bài toán nhiều biến: Một hôm, vì những lý do khách quan và chủ quan nào đó, ngẫu nhiên nhưng cũng hoà trộn với ít nhiều xu hướng cá nhân, tôi đột nhiên muốn bày tỏ một triết lý, một câu chuyện, một tâm sự hay một cảm giác mơ hồ... Nói cách khác, tôi lờ mờ đặt ra một cái đích thẩm mỹ. Bài toán đặt ra là làm sao để đạt được cái đích đó. Kinh nghiệm, tri thức và trực giác ở thời điểm đó mách bo tôi lựa chọn một hình thức: văn vần hay văn xuôi, dài hay ngắn. Giả thiết rằng vào thời điểm ấy tôi chọn truyện ngắn, tôi sẽ có toàn quyền lựa chọn số lượng nhân vật cũng như đặc điểm của họ mà tôi cảm thấy là phù hợp nhất: nam hay nữ, đẹp hay xấu, trẻ hay già, sống ở thành thị hay nông thôn... Rồi tôi lại có thể chọn tiếp, cũng vẫn tuân theo chỉ dẫn của trí óc vào thời điểm đó: họ gặp nhau như thế nào, họ yêu nhau hay ghét nhau. Nếu họ yêu nhau, mối tình ấy may mắn hay trắc trở...Bản chất của tất cả quá trình này giống như công việc của những người đi rừng: họ vừa đi vừa mở lối để tìm con đường tối ưu để tới đích cuối cùng. Và cũng như người đi rừng, quyết định của nhà văn không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi anh ta bị lạc. Đôi khi anh ta sa đà vào việc săn thú, tìm cây quả hay thậm chí bị cuốn hút bởi những ý thích đỏng đảnh nhất thời. Đôi khi anh ta cũng nản chí và hoảng sợ, cm thấy đích phải đến quá xa mà mình lại quá nhỏ bé trước cái mênh mông đáng sợ của rừng già. Và trong không ít trường hợp, khi đã đi được nửa đường, nhà văn nhận thấy mình đã chọn nhầm đích hoặc đột nhiên muốn chọn một cái đích khác. Và thế là tác phẩm ra đời không còn giống như những gì anh ta hình dung khi mới bắt đầu.
Mười năm rồi tôi là người đi rừng như thế. Những cuộc đi rừng, với tính chất phiêu lưu và bí hiểm của nó, luôn luôn hấp dẫn lúc ta xốc ba lô lên vai. Nhưng càng đi, khó khăn, nguy hiểm càng nhiều. Đã nhiều lần tôi bỏ cuộc. Đã nhiều lần tôi lạc đường. Đã nhiều lần tôi chọn nhầm đích. Nhiều lần tôi đến đích, nhưng hoá ra đó chỉ là một xứ xở khô cằn mà những người đi trước đã đến, đã khái thác hết những gì có thể khai thác được và đã bỏ đi. Thật buồn là kinh nghiệm, nỗi lo sợ và thói lười biếng luôn có xu hướng dẫn ta đến những nơi như thế. Thật hạnh phúc cho kẻ nào gii được bài toán : biết chọn đích phải đến, đến được nơi đã chọn nơi có mỏ vàng ròng. Kẻ đó chính là thiên tài.
Mười năm rồi tôi đi rừng và nghĩ về những chuyến đi của mình. Rất nhiều người phản đối tôi. Nhưng một lần tôi may mắn được gặp Edgar Allan Poe. "Nghệ thuật là sản phẩm của trí tuệ" - Poe nói thế. Cuộc gặp gỡ ấy với tôi là một hạnh phúc lớn lao. Poe, con người kỳ lạ của những truyện ngắn và bài thơ kỳ lạ, đã động viên và ủng hộ tôi từ hàng thế kỷ trước lúc tôi cất tiếng chào đời./.

Ngô Tự Lập.



Go to the top of the page
+
Webmaster
post Feb 1 2002, 05:09 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Unregistered









Nguyễn Văn Thọ
Trao đổi văn chương

Viết văn có hẳn là giải bài toán tối ưu ?

Đã lâu nay, những câu hỏi: Văn chương Việt nam có kẻm cỏi không? Kém như thế nào ?. Lấy cái gì để so sánh sự hơn kém? Tất cả còn là một vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau. Và thật ra, văn học hay các bộ môn khoa học xã hội khác, sự phát triển của nó phụ thuộc nhiều yếu tố. Có những yếu tố tưởng như duy tâm, không tuân theo quy luật tịnh tiến đều mà có những chu kỳ nhất định của phát triển và bùng nổ (1). Không thể sốt ruột, một sớm một chiều, đòi hỏi một dân tộc, một cộng đồng có bước thăng tiến như đường thẳng toán học. Trộm nghĩ, Nga cũng vậy, Mỹ cũng thế và Việt Nam thì tất nhiên rồị
Tác giả Ngô Tự Lập, trong bài Lời Động Viên Của E.A.Poe (2) cho rằng, sự kém cỏi của văn chương Việt Nam “chủ yếu xuất phát từ những sai lầm cho rằng văn chương là tiếng nói của tình cảm, rằng viết văn chính là cách giải tỏa bức xúc” là một cái nhìn chưa rõ ràng nên bất cập, thiếu tổng quát.
Trước hết ở nước ta, dòng chảy văn chương chưa hẳn là đa dạng, nhưng về hình thức và nội dung của nhiều tác phẩm đã công bố thì thấy rằng, không phải đa số các nhà văn viết chỉ do nhu cầu tình cảm. Dù là tình cảm thì dứt khoát không thiếu dấu ấn trong các tác phẩm văn chương. Đặc biệt là giới trẻ hôm nay, xu hướng tách rời những vấn đề bức xúc nhạy cảm của xã hội trong văn chương chiếm số đông. Cho nên có thể nói, những tác phẩm văn chương đưng đại, có những tác phẩm sáng tác ra bị liệt vào kém cỏi, còn từ những góc chiếu khác, (Không nên dùng từ Chủ yếu gán ghép vào một việc không phải là chương của văn chương.) Và có thể xuất phát từ duy tri thức, ý trí, kỹ thuật mà thiếu hẳn linh hồn cuộc sống. Điều này có thể chứng minh ở ý kiến sơ kết một năm cuộc thi truyện ngắn của nhà văn Khuất Quang Thụy trong bài viết của Kỳ Phong(2), đại ý những người viết trẻ chưa có tác phẩm xuất sắc viết về người lính, thiếu vốn sống của người lính và nặng về tìm tòi kỹ thuật.
Viết văn là công việc hết sức cá nhân. Nó có thể xuất thân từ những bức xúc tình cảm dồn nén mà bỗng dưng một người cầm bút và trở thành nhà văn. Nhưng có thể nó từ một là sự tự nhiên như thượng đế sinh ra muôn loài, có người thích nghề nông, cầm cầy; người thích nghề viết, cầm bút.
Chuyện sáng tác văn chương hay nghệ thuật nói chung đương nhiên là sản phẩm mang tính trí tuệ. Nhưng Trí Tuệ ở đây không biết NTL hiểu theo nội dung nào mà đưa ra gi thiết giải toán tối ưu thì e rằng đã vô tình đẩy nội dung “trí tuệ” vốn rộng lớn nghiêng về nội dung hạn hẹp của từ tri thức.
Một người nông dân bình thường tất nhiên bình thường có tình cảm như một người nghệ sỹ: lòng yêu và ghét trước một hiện tượng thiên nhiên hay xã hội. Nhưng cái khác nhau giữa hai con người là sự rung cảm, cung bậc rung cảm. Trước một hiện tượng cung bậc rung cảm giữa hai con người đã có sự khác nhau rồi. Giữa người nông dân và người nghệ sỹ tính khác biệt lại càng rõ nét, vì vậy một con người đa cảm, ta cũng hay nói: anh ấy (chị ấy) có tâm hồn nghệ sỹ. Điều nữa là, người nghệ sỹ biết cách biểu thị tình cảm bằng ngôn ngữ nghệ thuật hơn người nông dân là cái lẽ đương nhiên vì tính chuyên của họ khác nhau mức độ với công việc cụ thể. Tính thường trực xúc cảm của người nghệ sỹ cũng nổi trội hơn người nông dân là cái chắc. Nhưng không phải vì thế mà cho rằng tri thức là chìa khóa vạn năng mở vào cánh cửa nghệ thuật nói chung và viết văn nói riêng. Nếu như vậy , thì tất cả những người ở các trường tổng hợp văn viết văn hay hơn những người không được học văn. Nhưng thực tế thì số nhà văn nổi tiếng nhất, có phong cách đậm đà nhất hầu như không học trường đại học văn.
Đề cao chìa khóa Trí Tuệ (theo cách hiểu nào đó của NTL), anh viết: “Viết văn thực chất là giải bài toán tối ưu(4).” Đấy là một cách hiểu máy móc và thiếu tính tổng quát khi nhìn vào một nghề nghiệp. (Và thực chất không thể phân định rạch ròi các ảnh hưởng của từng yếu tố vào một công việc sáng tạo trong tư duy trừu tượng như viết văn được, cho là bỏ đi tính ngẫu nhiên có thể có, nhất là vai trò của vô thức tuy hạn hữu nhưng ở vài trường hợp, vài nhà văn lại mang lại những kết quả bất ngờ lớn lao không lường được)
Lấy ví dụ, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết thơ từ lúc bé tí. Chắc chắn về mặt trí tuệ, hiểu theo cách Ngô Tự Lập, Trần Đăng Khoa khi ấy không có tư duy logich máy móc lập trình bằng một giáo viên toán trung học. Nhưng một ngàn giáo viên trung học dạy toán, có tư duy lập trình, ngàn năm không đẻ ra câu thơ:
-Tiếng rơi rất mỏng như là ri nghiêng.
Trần Đăng Khoa sau khi nổi tiếng đi học Nga, được vào trường nổi tiếng nhất khối XHCN đào tạo. Trở về nước, anh đi xuống đơn vị chiến đấu và thực tế sống của người lính tràn trề. Bấy nay anh vẫn làm thơ và thơ anh vẫn hay, nhưng trong tất cả các bài thơ của anh khi đã qua trường, có bài thơ nào với những câu thơ xuất thần như khi thiếu thờỉ.Tôi chắc chắn rằng, TĐK hôm nay, lý thuyết lập trình và vốn sống đầy mình chứ không phi là cậu Khoa ngây thơ, nhìn thế giới quanh cậu cái gì cũng là những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu nữa. Có phải chăng, ở đây chính tính chất trí tuệ sơ cứng, tính lập trình chưa phải quyết định tính sáng tạo cái mới, cái hay của người cầm bút. Điều gì đã giết dần bản năng nghệ sỹ thơ mộng của thần đồng?
Nói về nghề viết, quá trình sáng tác một tác phẩm văn xuôi (thơ cũng vậy thôi), thực chất là cấu tạo một văn bản. Xuất phát từ một ý tưởng nào đó, hoặc từ một bức xúc nào đó, nhà văn có thể hoạch định cho mình một phưng án tối ưu và đi tìm cách giải bài toán ấỵ Nhưng sự thật là, khi cầm lấy bút, do nhiều yếu tố tác động, nhà văn có khi không chủ quan chi phối được ngòi bút của mình. Có điều gì đấy như vô thức, mà thực chất là tiếng nói của tâm hồn kết cấu và hình thành từ nhiều yếu tố đã lái tác phẩm theo những cảm hứng đặc biệt mà có khi không ý thức chủ quan được. Điều này, người ta thường nói là nhập thần. Với thơ thiên hạ hay có câu Làm thơ và Thơ Làm.
Một văn bản văn chương khác văn bản toán học ở chỗ nữa là tính người và bản sắc cá nhân của con người. Chính vì thế, khi giải một công trình toán học, người Itali cũng như người Amerika, người Việt cũng như người India, quá trình giải mã không (dấu vết) mang tính người. Văn bản toán học nói chung vô cảm, cho dù tác giả của nó có xuất phát điểm từ một tình cảm vô cùng lớn lao nào đó. Nhưng một văn bản văn chương, ít nhiều bao giờ cũng phản ánh tính người. Hơn thế nó còn có thể cho biết anh là aỉ sống ở đâu, sắc tộc màu da gì? Những điều ấy không phụ thuộc vào tư duy máy móc, lý tính.
Công việc viết văn tất nhiên có sự chi phối rất ngặt nghèo của trí tuệ. Đó là tính chất nghề nghiệp khi thao tác biểu đạt. Nhưng cái hồn văn chưng, bản ngã, phong cách nhà văn được cấu thành không chỉ là kết quả như tư duy toán học. Tư duy trìu tượng có lối đi riêng của nó và không có thể lập trình giải mã một hay N nghiệm. Nó là kết quả của nhiều tập hợp mà trong đó sự đan trộn giữa trạng thái tình cảm, tâm hồn của nhà văn được kết hợp nhuần nhuyễn với phương pháp biểu đạt. Dù là ngôn ngữ chữ viết hay ngôn ngữ thanh âm, hoặc hình khối, màu sắc.
Nhà phê bình văn học Đặng Tiến tại Pháp, gần đây, khi nói về hai thi sỹ Nguyễn Bính và Bùi Giáng có dẫn ra nhiều câu thơ rất độc đáo của hai thi sỹ này và cho rằng đó là những câu thơ lơ ngơ, vô thức. Ông trích những câu thơ hay của hai người nhưng bảo chưa tuyệt phẩm, vì có người khác viết cũng hay như thế. Cũng theo ông, “thiên tài (nghệ thuật) không phải là không bắt chước ai mà là không ai bắt chước được.”(5) Điều ấy cũng giống như khi Nguyễn Duy đến Đức, biểu diễn nghệ thuật đánh tiết canh vịt với bạn bè và các fan của mình, nửa đùa nửa thực bảo: “Nghề này thì dạy và học được, nhưng tớ có cái nghề có dạy cũng không học được.” Vậy, con đường vào rừng đi săn của Ngô Tự Lập không thể là con đường cứ có trí tuệ là có thể khá hơn, săn thú to và nhiều hơn. Vào rừng , trí tuệ chỉ giúp cho người thợ săn kỹ thuật tiếp cận thú, kỹ thuật bắn thú, kỹ thuật luồn rừng đến nhanh một điểm, còn gặp thú hay không, thú to hay nhỏ đâu phụ thuộc vào trí tuệ của anh thợ săn Ngô Tự Lập?
Đề cao trí tuệ, Ngô Tự Lập nên đặt hãng Microsoft trang bị cho hội nhà văn ở ta mỗi một nhà văn một máy lập trình, chắc nền văn chương Việt nam đỡ đi những sáng tác yếu kém(!)
Để kết thúc bài viết này, tôi không có ý nghi ngờ câu đã dẫn từ E.A.Poe của NTL. EA.Poe nói câu ấy trong dãy văn bản như thế nào. Hoặc là trở lại điều tôi suy nghĩ bấy nay, kể cả Lập và Tôi lẫn ông E.A.Poe: “Trong vòm trời này chỉ có hai người đúng tuyệt đối 100% mà thôi. Đó là thượng đế và người điên.”

Nước Đức, xuân 2002

1-Sự nóng vội của một vài người trước các bước đi của xã hội, không chỉ riêng văn chương, tôi cho rằng, nguyên nhân là chưa ý thức một cách đầy đủ khái niệm ngắn về thời gian giữa kiếp sống của cá nhân với kiếp đời một giai đoạn văn chương và vũ trụ. Điều này tương tự như chưa nhận thức được tiếng vỗ của một bàn tay mà thôi.
2-Tia Sáng - Hà Nội. Số xuân năm 2002. Ngô Tự Lập : Lời Động Viên Của E.A.Poe
3- Văn Nghệ Trẻ- Sự Tìm Tòi Của Những Người Trẻ Chưa Tới- Số 51/2002- Kỳ Phong thực hiện
4-từ câu lập thuyết này, tôi nghi ngờ sự chuyển dịch do Ngô Tự Lập với câu dẫn của E A Poe. Chữ “Trí Tuệ” của E A Poe ở đây có thể không thể hiểu như tri thức của N T Lập để lập thuyết Giải Toán Tối ưu này chăng. Hay là chữ Trí Tuệ ở đây, bao hàm ý nghĩa như Huệ Năng - Nó rộng lớn hơn nhiều trong nghĩa giải toán mang nội dung hạn hẹp của tri thức?
5-Đời Và Nhạc Trịnh Công Sơn- Đặng Tiến - Porum Paris số 107/2001.
2098 chữ



Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC