Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

13 Trang « < 8 9 10 11 12 > »  

· [ ] ·

 Một Số Bài Viết Thú Vị Từ Facebook

Phó Thường Nhân
post May 19 2021, 10:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #91

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hì hì, nếu tính quán quân xin tài trợ thì bác Hồ đâu có phải là nhất. Ông bạn viết trên kia nhầm rồi. Nếu tính chỉ số đầu tư trên lãi xuất kinh doanh, thì trong lịch sử hiện đại VN, người đoạt giải nhất phải là Ngô Đình Diệm.
Ông này chưa cần mở mồm xin, Mỹ đã tài trợ, thế mới giỏi. Vừa sang tới Mỹ gặp hồng y giáo chủ Speeman (chẳng biết viết tên có đúng không), vừa mới quỳ xuống, chưa kịp nói hết câu “Giê Xu ma lại chúa tôi”, đã được hồng y giáo chủ Mỹ đút ngay cái thìa bạc vào mồm. Bác Hồ chỉ được hai ông sĩ quan quèn, hàm đại úy của tiền thân CIA là OSS cho mấy hòm lựu đạn, với súng lục thì ăn thua gì. Viết thư cho tổng thống Mỹ, thì bị nó vứt vào thùng rác.
Lại nữa. Họ Ngô chẳng làm gì cả, mà đến năm 1954, có cả nửa đất nước. Chẳng đánh nhau tí nào với Pháp mà lại được tiếng quốc gia. Hục hặc tranh ăn với chính quyền Nam triều, bị nó cho về vườn thì lại được gọi là yêu nước. Trong khi bác Hồ lặn lội rừng núi, quần xắn móng lợn, vất vả, thì họ Ngô tóc chải va dơ lin bóng mượt, com lê , cà vạt trắng toát, không phải động tay động chân làm cái gì, lại được ông em tôn là Găng đi của Việt Nam.Oai như cóc
Nếu mà so chỉ số đầu tư trên lợi nhuận, thì họ Ngô xin sponsor giỏi hơn nhiều bác Hồ chứ, nói theo ngôn ngữ đời thường bây giờ, thì trong chuyện này “bác Hồ chỉ là cái đinh”. Mà bác cũng dại, xin tài trợ đã được ít, mà không biết trích ra một ít, bồi bổ cho bản thân. Nếu xin tài trợ, thì ít nhất đầu tiên phải nghĩ tới mình chứ, cũng phải béo mũm như họ Ngô thì mới có lý chứ.
Chính vì thế sponsor đâu có phải là quyết định, nếu làm một việc gì đó, mà quay đi quẩn lại kế sách cũng chỉ tính xin sponsor thì là cái loại gì ?
Với tôi, điều đặc biệt nhất của bác là một nhà Nho cách mạng. Bác như người chuyển tiếp giữa thế hệ Nho giáo cũ tới chủ nghĩa Mác-Lê nin. Vì thế chủ nghĩa Mác-Lê nin ở Vn là sự kế tiếp của đạo Nho thời trước. Bác sử dụng chúng nhuần nhuyễn tới mức, với người bình thường, cứ tưởng bác nói chuyện cũ mà thực ra là chuyện mới. Chuyện mới mà cứ như là truyền thống. Thế mới thú vị.
Một điều nữa là bác không tham quyền cố vị, chẳng khác gì vua Trần Nhân Tông thời xưa.
PS. Chuyện Ngô Đình Diệm gặp giáo chủ Mỹ là đúng, phần chi tiết là tôi bốc phét ra cho vui, nhưng ý nghĩa của nó vẫn đúng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 20 2021, 09:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #92

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tán phét thêm một tí về cái bài viết ở trên. Tự nhiên trong vòng mấy ngày mà NVT và Thiên lang đã đưa được ví dụ đầy đủ, điển hình về “Vịt cừu yêu nước” và nhận thức chính trị của họ. Vì thế nhân đây tôi cũng tán phét một tí như là một nghiên cứu xã hội học nho nhỏ.
Ông bạn viết cái đoạn về bác Hồ ở trên có lẽ ở Mỹ, “vịt cừu” ở Mỹ chủ yếu có từ sau năm 1975, chứ trước đó rất ít. Một phần là những nhân sự của chính quyền Sài gòn cũ. Tinh thần của họ mạng nặng định kiến, đây là những định kiến bắt nguồn từ tuyên truyền của Sài gòn hồi trước, được họ xào lại, và họ có kinh nghiệm vì là nhân sự của chính quyền này. Với họ “tinh hoa của chính trị”, như chính quyền Sài gòn cũ đã thực hiện là đi tìm một ông chủ để làm tay sai. Điều này được người viết chuyển thể linh hoạt văn hoa thành tìm sponsor. Từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu đều thế thôi. Vì thế họ lắp luôn cái lô gics này khi nói về những người khác, ví dụ ép vào nó cho Bác Hồ. Điều này cũng có tác dụng là làm “cân bằng hai bên”, xóa mờ đi tính chất tay sai của họ. Vì nếu theo cái lô gics này, thì hai bên đánh thuê cho hai sponsor khác nhau, tất cả đều làm tay sai. Cũng chính vì thế, nếu găpj một nhân sự chính quyền SG cũ, thì họ sẽ luôn nói “Nga Xô, Trung Cộng” giúp Bắc Việt. Ở đây yếu tố trợ giúp bên ngoài trở thành yếu tố chính, một điều nữa là họ cố gắng nói miền Nam và miền Bắc khác nhau, như là hai nước. Trong khi cách mạng miền Nam có toàn dân tham gia. Không có chuyện Nam Bắc gì cả.
Chính vì có tư duy làm tay sai kia, mà họ nghĩ rằng (suy ra rằng), bác Hồ có được uy tín, là vì bác lừa bịp được những người tham gia cách mạng để họ tin theo bác vì bác được một ai đó chống lưng. Cũng giống như họ theo Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu này xưa. Cũng giống như ở miền Nam, vùng kiểm soát của Sài gon cũ, ông tướng nào mà được Đại Sứ Mỹ để ý tới, thì có thể leo lên, lật đổ, nắm quyền. Vì thế bằng chứng được “Mỹ thương” rất quan trọng, là điểm chính danh của họ. Ở đây họ gán ghép vào Bác Hồ cũng theo cái lô gics này.
Nhưng việc này là hoàn toàn sai. Những người đi theo bác Hồ là vì độc lập dân tộc, bác có uy tín là vì tài năng. Không ai đi theo vì bác có bằng chứng là được “Mỹ chống lưng”, hay ai đó chống lưng,lại còn chỉ là hai ông đại úy quèn thì càng giống truyện cười Trạng Quỳnh. Cuối cùng đây chỉ là câu chuyện “suy bụng ta ra bụng người” mà thôi
Một điều thú vị nữa cũng nên để ý. Cái câu chuyện này có hai nguồn. Nguồn chính là hai nhân vật của Mỹ này xì ra(trong các sách lịch sử Mỹ viết). Và trong trường hợp đó, họ phải nêu cao vai trò quan trọng của họ, chính vì thế, theo suy diễn của họ, thì việc bác chụp ảnh chung với họ, có nghĩa là bác muốn dùng họ để chính danh. Trong thực tế, nếu không có bác Hồ, thì hai nhân vật này của Mỹ cũng chìm vào quên lãng như bao “anh lính Mỹ” thôi. Vậy ai lợi dụng ai để đánh bóng mạ kền đây.
Thế theo tài liệu VN, có chuyện này không. Có chứ ? tôi có đọc nó trong các hồi kỳ nếu tôi nhớ không nhầm là của bác Võ Nguyên Giáp hay Chu văn Tấn. Nhưng họ chỉ nói vài dòng thôi, và nếu ta không để ý thì không thấy, vì với họ những điều này không phải là cực kỳ quan trọng, và không ai bám vào đó để từ đó có “niềm tin” vào Bác Hồ.
Như vạy họ sai trong nhận định về Bác Hồ vì cái lô gic tay sai của họ, vì đánh giá quá cao một sự kiện, mà sự kiện này lại không được nhìn tổng thể, và nhân thể cũng bôi nhọ được Bác Hồ nữa, vì hóa ra cuối cùng Bác Hồ chỉ là một anh làm chính trị láu cá, chuyên lừa người. Cái hình ảnh “chính trị gia” này cũng chính là hình ảnh chính trị gia Sài gòn ngày trước mà họ có kinh nghiệm, rồi cứ theo đó họ nhìn vào người khác.
Như vậy cái nhìn của họ về Bác Hồ, với tôi, nói nhiều tới tầm nhìn, tầm hiểu biết, nhân cách, quan niệm chính trị của họ, chứ không nói gì được về Bác Hồ.
Bổ xung thêm là câu chuyện của Bùi Quang Chiêu ủng hộ cách mạng cũng là fake. Ông này là một dạng Phạm Quỳnh ở trong Nam. Nếu Bùi Quang Chiêu có gặp bác Hồ thì cũng chỉ có một lần, đó là lúc Bác đi làm đầu bếp để xuất dương. Lúc này Bùi Quang Chiêu cũng đi Pháp, vì thế gặp nhau trên tầu. Nhưng một ông thì ở toa hạng nhất, còn Bác thì ở toa hạng ba. Hai người nói chuyện với nhau, nhưng đường ai nấy đi. Còn tại sao Bùi Quang Chiêu biết bác, vì bố bác Hồ là Phó Bảng, từng làm quan cho Nam Triều. Nói Bác Hồ là con một nhà Nho nghèo thì đúng, nhưng không đủ, vì thực ra bác là con nhà Nho khoa bảng. Tức là nhà nho nghèo nhưng không phải là dạng nhà Nho bình dân. Vấn đề tại sao cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc lại không làm việc cho Nam triều nữa cũng làm tốn khá nhiều giấy mực và không hoàn toàn xác định được: yêu nước từ quan, phạm lỗi trong khi đảm nhiệm chức vụ, ..hai điều này có thể liên quan tới nhau, nhưng cũng có thể không liên quan tới nhau. Chỉ có một điều là khi cụ Nguyễn Sinh Sắc vào trong Nam sinh sống, thì vẫn được người dân kinh trọng (lúc ấy không ai biết Bác Hồ là ai, nên sự kinh trọng này không phải là từ bác tạo ra)
Hồ Tùng Mậu, Phạm Hồng Sơn .. đều là những danh nhân cách mạng và được công nhận. Trong sử Vn đều có ghi cả.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 20 2021, 10:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #93

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở Pháp “vịt cừu” rất đa dạng, vì lịch sử VN từ thế kỷ XIX đến nay đều có gì đó gắn với Pháp, VN từng là thuộc địa của Pháp. Vì thế có một dạng vịt cừu rất đặc biệt, đó là họ không thích chế độ miền Nam, nhưng ngược lại lại nghĩ họ phải được về VN làm quan mới chuẩn. Tại sao lại có dạng vịt cừu buồn cười thế này.
Cái này thì phải lộn lại lịch sử nước Pháp sau đại chiến thế giới hai, khi phong trào xóa bỏ thuộc địa (decolonization) dâng cao vào quảng thập niên 50,60. Lúc này Pháp trảo trả độc lập cho các thuộc địa, và rút kinh nghiệm các cuộc chiến ở An giê ri, ở VN, Pháp biết là không thể giữ thuộc địa kiểu cũ. Như vậy cần làm thế nào để “ra đi mà vẫn ở lại”. Điều dở của Pháp, đó là ở các thuộc địa Pháp, không có một tầng lớp tư sản có thể gần gũi Pháp, vì Pháp là một đế quốc bóc lột theo kiểu tài chính, đánh thuế. Như vậy Pháp phải cấp tốc đào tạo một tầng lớp trí thức có văn hóa Pháp, để rồi Pháp đưa họ về làm “lãnh tụ” ở các thuộc địa cũ, lúc này trở thành các nước độc lập.
Chính vì thế mà Pháp có một chính sách cấp học bổng rộng rãi, sẵn sàng chấp nhận sinh viên thuộc địa vào các đại học khác một cách đặc ân (kiểu chính sách ở Vn với con em thương binh liệt sĩ). Điều này khác hẳn với thời kỳ trước, khi mà chính sách ngăn cản, tạo trắc trở để không đào tạo trí thức thuộc địa, sợ họ chống lại là chủ yếu.
Như vậy với người dân thuộc địa, thì rõ ràng một trí thức được đào tạo ở Pháp có một chất lượng nào đó, hơn hẳn ở thuộc địa. Điều này đã có từ trước. Bây giờ những người này lại được Pháp đưa về làm quan chức ở quê hương bản quán, thì cái tâm lý “ta cực giỏi về nước phải làm quan” là nghiễm nhiên.
Điều này xẩy ra rõ rệt ở các thuộc địa Pháp ở châu Phi. Và có những nhân vật vong bản tới mức phải coi họ là người da trắng, có cái vỏ đen, như một loại củ cải mà tôi thấy bán ở chợ. Ví dụ như Buốc ghi ba (Tuy ni di) Hay Săng go ( Sê nê gan), Bô phu ê (bờ biển Ngà). Nhưng với VN cũng có. Đây là thời Ngô Đình Diệm, và không ít các sinh viên học ở Pháp này về miền Nam làm tổng trưởng (tương đương với cấp vụ, cục ở ngoài Bắc), hay bộ trưởng, .. trong hệ thống chính quyền miền Nam, thế chỗ người Pháp ra đi.
Câu chuyện này tới nay vẫn tiếp tục trên thế giới. Ví dụ, hôm nay đọc báo VN thì mới biết tổng thống Armenia có quốc tịch Anh. Ở Giê óc gia, thì bộ trưởng ngoại giao, thực ra là người Pháp gốc Armenia, và trước đó bà ta đã làm ở bộ ngoại giao Pháp. Trong bộ ngoại giao Pháp, bà ta chỉ là nhân viên quèn cỡ trưởng phòng, về Armenia thì thành bộ trưởng.
Trong tầng lớp Vịt cừu VN này, không phải ông nào, bà nào cũng về miền Nam cũ được, vì có thể họ không chạy được chức, vì miền Nam cũng loạn lạc. Do không có về miền Nam, họ không có tâm lý như những người là nhân sự cũ của miền Nam sang Mỹ kia “căm thù cộng sản”, nhưng ngược lại tâm lý ta là giỏi, ta là người tài luôn tồn tại.
Cái đoạn mà trong cuốn sách họ viết về Trần Đức Thảo, nhồi nhét vào mồm ông những câu chuyện kiểu ông Trần Đức Thảo gặp Bác Hồ ở Pháp năm 46, nói với Bác xin về VN để xây dựng đất nước “hơn Liên Xô, TQ” kia là thể hiện cái tư duy đó. Nó cũng là truyện cười Trạng Quỳnh. Ông có biết về Liên Xô, TQ cũng là trên giấy, qua tuyên truyền của Pháp. “Đụng hàng” ngay Bác Hồ ở LX từ năm 1924, vật lộn với các kiểu tình huống cụ thể, mà lại đòi chỉ vẽ cho người ta. Đúng là quá tiếu lâm.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thiên Lang
post May 31 2021, 02:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #94

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Theo tôi thì bác Phó không nên gọi Việt Kiều là "vịt cừu". Bác không sợ thế hệ du sinh sau này gộp luôn bác với họ và cũng gọi bằng một cái tên nào đó rất là cliché.

Nhân việc tìm tư liệu về ông Nguyễn Ngọc Giao, bởi ông này có liên quan đến ông Trần Đức Thảo. Tôi tìm được một bài phỏng vấn ông của một thanh niên Mỹ (gốc Việt). Có khá nhiều chi tiết liên quan đến câu chuyện của thế hệ du sinh thời đó.

(diễn đàn không cập nhật giờ các thẻ hỏng hết)
(@click here)

Thời gian cuộc trò chuyện gần 3 tiếng, nên tôi tóm tắt cho bác nào không đủ kiên nhẫn nghe hết:

- Ông Nguyễn Ngọc Giao sinh 1940 tại Bắc Ninh, lớn lên ở Hà Nội và theo gia đình di cư vào Sài Gòn năm 1954.
- đỗ thủ khoa tú tài và du học năm 1958 theo tài trợ của chính phủ VNCH.
- tham gia hoạt động du sinh ủng hộ miền Bắc nên bị cắt học bổng.
- học Toán với thầy là Laurent Schwartz. Ông thầy này sau này chính là người, ông Giao ngỏ lời, để giúp ông Trần Đức Thảo khi ông Thảo muốn theo phe tự do.
- được về miền Bắc và đi thăm vĩ tuyến 17 theo diện du sinh yêu nước (1970).
- ông Giao có một người 1 người anh tên là Quỳnh học sĩ quan sau phục vụ cho hải quân của VNCH.
- bố ông Giao đã được ông Ngô Đình Nhu dạm hỏi để chọn ông Giao làm con rể.
- hồi ông Giao mới sang học có 2 quán ăn ưu đãi một quán của phe Quốc Gia, quán kia tên là Quán Cụ Hồ. Quán cụ Hồ là một trong những nơi để phía miền Bắc tuyên truyền với du sinh từ Việt Nam sang.
- ông Giao ngả theo phe miền Bắc xuất phát từ sự ý thức chống thực dân đế quốc, và bị thuyết phục bởi ảnh hưởng của cụ Hồ. Ông Giao tin cụ Hồ là người yêu nước và chế độ miền Bắc không phải là tay sai của khối cộng sản.
- trong thời gian đàm phán hiệp định Paris ông Giao có nhận phiên dịch cho ông Lê Đức Thọ
- ông Giao kể lại chuyện du sinh tại Pháp Nguyễn Thái Bình, một người đi từ miền Nam nhưng theo phe miền Bắc, bị CIA thủ tiêu khi bay về Sài Gòn 1972.
- vì hoạt động chính trị chống Mỹ, ông Giao bị Mỹ cấm cửa nên không sang để thăm ông anh trai. Mãi 1995 mới được phép sang Mỹ.
- 1982 ông Giao thay đổi lập trường sang trung lập, không theo Quốc Gia, không theo Cộng Sản.
- 1990 cùng viết tư gửi về Việt Nam đòi dân chủ, bị ông Lê Đức Thọ tuyên bố:"thằng Giao phải cẩm cửa nó 10 năm"
- ông Giao giải thích vì sao du học sinh từ miền Nam sang Tây Đức học lại thay đổi tư tưởng, theo miền Bắc. Là do họ nhìn trên tivi thấy Mỹ ném bom miền Bắc Việt nam. (Tôi - Thiên Lang - nhớ lại câu hát :"khi con đi qua khắp nẻo đường, nghe quê hương chìm trong khói bom". Có lẽ câu hát thể hiện cái cảm xúc của sinh viên miền Nam ở Tây Đức)
- vì sinh viên miền Nam theo phe miền Bắc nhiều quá nên chế độ Cộng Hòa đệ nhị (ông Kỳ) không cho sinh viên sang Pháp học nữa. Chỉ cho sinh viên sang Mỹ học.
- tàu Hải Hồng được cả thế giới đưa tin đi từ Hồng Kông đi tị nạn, tàu này đón nhiều người thuyền nhân Việt Nam ở biển Vũng Tàu. Nhưng thực tế 2/3 người tị nạn trên tầu là người Hồng Kông. Họ đi vì lo HongKong sẽ bị trao lại cho Trung Quốc. Truyền thông thế giới đưa tin như thể là tất cả là người Việt tị nạn.
- ông Giao làm tổng biên tập báo Đoàn Kết tại Pháp từ 1978. Báo này theo quan điểm phê phán miền Bắc, phê phán nhưng không ly khai.
- 1991 ông Giao bỏ báo Đoàn Kết tham gia báo Diễn Đàn, tờ báo độc lập chấp nhận thảo luận dân chủ, bàn về vấn đề của Việt Nam.
- 2001 ông Giao về Việt Nam lần đầu, gần đây ông Giao đã về Việt Nam vài lần nữa, nhưng ông biết có công an theo dõi. Ông Giao có xin làm hộ chiếu Việt Nam theo chính sách Việt Kiều của Nhà Nước nhưng chưa được cấp.
- theo ông Giao hiện không có sách lịch sử Việt Nam một cách thực sự, tất cả các sách vở của hai phe hiện nay theo ông Giao đều không đáng tin. Ông nói: "Việt Nam là một dân tộc không có trí nhớ".
- nếu được làm lại từ đầu ông Giao sẽ theo nghề viết sử. (un militant)
- quan niệm về chế độ thực dân: ông Giao thấy Việt Nam còn may hơn Algerie, vì lòng căm thù của người Việt không sâu đậm như người Algerie. Thậm trí người Pháp còn có cảm tình với người Việt khi người Việt chống Mỹ.
- ông Giao kể lại chuyện phiên bản tượng thần tự do, người Pháp tặng người Mỹ, người Pháp làm thêm bản nhỏ mang sang Việt Nam đặt ở tháp rùa. Tượng này quay đít vào nhà thờ lớn. Theo ông Giao vụ này thể hiện sự chống đối phe cấp tiến với bảo thủ của chính giới Pháp.
- trong một bài viết "một chút duyên nợ", ông Giao còn kể mẹ của ông suýt lấy ông Trần Đức Thảo, nếu như vụ se duyên hồi đó thành công.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Thiên Lang: May 31 2021, 03:12 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 11 2021, 11:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #95

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@thienlang,
Ở Pháp người gốc việt nam rất đa dạng. Trường hợp như ông Giao chỉ là một thể loại. Nếu nhìn từ khía cạnh lịch sử, thì lịch sử VN rất đặc biệt. Đặc biệt nhất là từ thời buổi giao thời với phương Tây. Người ta có thể đánh giá nó, viết về nó, như một sự rơi rụng về tư duy, để còn lại .. người VN ở VN. Vì thế, nhận xét của tôi thế này.
Sự hình thành và tồn tại của dân tộc VN là một dạng tồn tại rất đặc biệt, vì sau mỗi lần bị phụ thuộc biến thành thuộc địa, nước Vn lại vùng dậy từ tro tàn, từ người dân bình thường. Và từ người dân bình thường xuất hiện trở lại Elite (trí thức) cho thời mới.
Điều này xuất hiện ngay từ đầu. Vào thời hồng hoang của lịch sử dân tộc, tức là thời Bà Trưng, Bà Triệu. Sau hai cuộc khởi nghĩa này, thì giới thượng lưu, trí thức, quý tộc bộ lạc ở VN đã bị tiêu diệt hết. Khởi đầu của nó ở Bắc Bộ, Giao chỉ (khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40), rồi phải tới 200 năm sau, thì quý tộc ở vùng Cửu Chân (tức là Bắc trung bộ ngày nay) mới bị nhà Hán tiêu diệt hết.
Mặc dù thế, trong giới trí thức được đào tạo bởi nhà Hán, lại có một tầng lớp người trở thành lãnh tụ cho một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc về sau ( Dương Diên Nghệ, Ngô Quyền). Vì sử cũ không có nhiều và rõ ràng, nên bây giờ người ta không còn nói tới những người Giao chỉ, Cửu Chân .. thành người Hán, thành một bộ phận của TQ, muốn Giao Chỉ, Cửu Chân là bộ phận của TQ.
Tới thời nhà Minh xâm lược Đại Việt, nhà Minh cũng đã bắt tất cả quý tộc nhà Trần, tức là trí thức VN thời đó về TQ, những tưởng số phận Đại Việt kết thúc vào lúc đó, và VN thành một bộ phận của TQ. Nhưng một lần nữa trí thức Vn lại được tái tạo lại từ người thường. Lê Lợi là một thủ lĩnh người Mường, các tướng ta của ông cũng là dân thường. Một bộ phận trí thức cũ đã đi theo ngọn cờ này, điển hình là Nguyễn Trãi hay Trần Nguyên Hãn. Số phận cá nhân của họ rất oan trái, nhưng họ đi theo tiếng gọi của dân tộc. Nhưng cũng có những thể loại trí thức khác đi theo TQ, nếu họ chỉ nghĩ đến họ. Sử hiện tại còn ghi lại, ví dụ, khi Lê Lợi đánh thành Nghệ An, thì thành này là do “ngụy quân” theo nhà Minh, do Lương Nhữ Hốt cầm đầu đóng giữ. Cuộc kháng chiến chống nhà Minh không chỉ đánh quân Minh, mà còn có cả ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng sau này, phần này không được nói tới.
Khi Pháp xâm lược VN, rồi kháng chiến chống Pháp, Mỹ, câu chuyện này lại quay trở lại. Cuộc kháng chiến giành độc lập cho dân tộc vào thời hiện đại cũng là của người dân thường (được trình bầy dưới dạng khoa học hơn là liên minh công nông) và của trí thức theo cách mạng. Đã có trí thức theo cách mạng, tức là có trí thức .. không theo cách mạng. Bình thường các nhóm này sẽ rơi rụng đi, hòa tan vào dân chúng các đế quốc xâm lược VN, khi các chế độ này tan đi, bị tiêu diệt nhưng thời hiện tại có nhiều điều mới hơn:
1- Do sách vở rất nhiều, đặc biệt sách vở của những nước xâm lược VN, nên các thể loại trí thức rơi rụng này để lại nhiều sách vở, tư duy hơn thời trước (thời bà Trưng bà Triệu, thời nhà Lê)
2- Do VN cùng chung sống trong một thế giới mà các nước này đóng vai trò rất lớn, khiến do ảnh hưởng văn hóa mềm, người VN ở VN đánh giá các dạng trí thức này cao hơn.
3- Do đánh đồng ÂU HÓA(europanisation) là HIỆN ĐẠI HÓA(modernization) hay công nghiệp hóa (Industrialisation) nên người VN ở VN đánh đồng dạng trí thức này là “yêu nước”.
Ở đây tôi sẽ điểm ra mấy dạng trí thức rơi rụng này.
1- Trí thức là tay sai của thực dân, nhưng lại tự vẽ mình là quốc gia. Nhưng phải hiểu quốc gia theo họ là thế nào. Quốc gia với họ là mâu thuẫn tranh ăn với chủ thực dân, chứ không phải là giành độc lập thật sự. (Phạm Quỳnh, Ngô đình Diệm, ..)
2- Trí thức đi vào ngõ cụt. Đây là những người đi theo những con đường không thể dẫn tới giải phóng dân tộc, và hoạt đông của họ có hại cho cuộc đấu tranh giai phóng dân tộc. Troskisme là thuộc loại này.
3- Trí thức “giữa đường đứt gánh”. Ví dụ như Phạm Duy.
4- Trí thức có cảm tình theo phong trào. Đây là dạng các ông Việt kiều viết báo đoàn kết mà thiên lang nói tới. Vào thời điểm ở phương Tây có phong trào chống chiến tranh ở VN, thì các ông ấy “ủng hộ miền Bắc”. Nhưng trong thâm sâu, họ vẫn là loại dân chủ tư sản Pháp. Đến khi phe XHCN tan rã, thì theo thời, họ lại đòi “dân chủ”. Tình cảm của họ theo mốt thời thượng của xã hội Pháp.
Sự rơi rụng của trí thức này là chuyện bình thường, và một nước như VN còn có may mắn là có sự rơi rụng này. Chứ còn như ở châu Phi, thì chỉ có loại trí thức kiểu “tiến hóa” (évolué) mà tôi nói ở trên thì
Số phận đất nước càng thê thảm.
Hiện tại tôi đang đoc một cuốn sách viết về bà Ang San Sung ky, tất nhiên là sách của Pháp viết trước khi có phong trào chửi rủa bà ta sau vụ người Rodinga, cho nên nó đánh bóng mạ kền là chính, do tuyên truyền. Dù sao cũng thấy nhiều điều thú vị. Do ở Miến Điện, lực lượng giành độc lập dân tộc là lực lượng quân sự mà Nhật xây dựng bỏ lại sau đại chiến (tương đương với Trần Trọng Kim ở VN), cho nên nó đi theo hai hướng : độc tài quân sự và âu hóa. Độc tài quân sự là chính quyền quân sự gốc ở Miến (bắt đầu bằng tướng Ne Win), còn âu hóa là bộ phận tư sản âu hóa mại bản mà bà Kỳ là một dạng. Cả gia đình bà này đều được các chính quyền quân sự ở Miến tạo điều kiện (do là con của lãnh tụ cao cấp là Ang San), nhưng rồi lại quay trở lại cắn xé lẫn nhau. Như vậy điều quan trọng là phải có một tầng lớp Elite gắn bó với đất nước, chứ không thể sử dụng Elite mại bản. Muốn có Elite dân tộc thì phải đào tạo được trong nước và đồng thời người trí thức cũng phải có nhận thức dân tộc, “đổi hệ quy chiếu” mà tôi nói tới.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, các trí thức VN được phương Tây đào tạo theo cách mạng, nhiều người trả giá rất lớn bằng cuộc sống của chính họ, vì họ có kiến thức, trung thành, nhưng lại không có lý lịch tốt, vì thế nhiều khi bị “trù dập”. Trước họ Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn cũng có những vấn đề như thế. Với tôi, họ là những tấm gương lớn nhất. Họ thực sự là trí thức, không phải là “vịt cừu”.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thiên Lang
post Jun 27 2021, 11:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #96

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi đưa thêm thông tin về một số chi bộ đảng cộng sản Pháp ở Đông Dương hồi đó, để mọi người thấy một cái nhìn đa dạng về quan điểm chính trị của các thành phần trong nước, ngoài nước hồi đó.

Hồi sau chiến tranh thế giới II, trong hàng ngũ của Pháp có nhiều người theo quan điểm Mác-xít. Ít nhất là có hai chi bộ cộng sản. Một là chi bộ do ông Georges Boudarel tổ chức ở Sài Gòn, lúc đó ông này đang làm giáo sư triết tại trường nữ sinh Marie Curie. Hai là chi bộ do ông Erwin Borchers tập hợp những lính lê dương người Áo, Đức theo quan điểm Mác-xít. Như vậy hồi đó ý thức hệ trở thành một sợi dây quan trọng kết nối con người ta. Vì cuối cùng cả Georges Boudarel, Ewin Borchers và vài lính lê dương khác nữa đều đi theo Việt Minh.

Và rồi cũng chính vì mâu thuẫn trong quan điểm chính trị mà đội ngũ bộ đội mắt xanh mũi lõ này bỏ về nước hồi năm 1964. Theo tôi nguyên nhân là do thay đổi trong xu hướng của cộng sản quốc tế khi đó, và cụ thể là vụ nhân văn giai phẩm ở trong nước. Cũng có thể do chính người cộng sản Việt Nam muốn giải tán đưa họ về Châu Âu.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 28 2021, 03:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #97

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em đang đọc dở cuốn "Đặng Tiểu Bình". Hóa ra hồi đó các nhân vật CS Trung Quốc nổi danh như Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và nhiều người khác đều tụ tập ở Pháp để thành lập ra các chi bộ CS, rồi hoạt động đấu tranh chống CNTB. Đúng là Pháp là mảnh đất màu mỡ để CS phát triển. Và chính ra phải gọi là cái nôi của CM mới đúng!


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 28 2021, 03:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #98

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đúng vậy, trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Đặc biệt trong kháng chiến chống pháp, có người Pháp, người châu Âu, người Nhật tham gia Việt Minh. Họ được gọi là người Việt nam mới, có tên tiếng việt, và họ cũng nói được tiếng việt, có người lấy vợ con người Việt nam. Khoảng những năm 60, phần lớn họ đều hồi hương. Số lượng rất nhỏ, đếm trên đầu ngón tay, và lý do họ tới với Việt Minh cũng khác nhau.
Với những người Nhật, đây là phản ứng về đạo đức ứng sử của họ. Khi Nhật thua trận, có một số tự tử, còn một số khác không chấp nhận về nước như một kẻ thua trận. Chính vì thế mà họ theo Việt minh. Họ được sử dụng như những chuyên gia huấn luyện quân sự. Vào khoảng những năm 70, họ cũng hồi hương về Nhật. Người lính Nhật nổi tiếng nhất kiểu này không phải là ở VN, mà ở Philipine. Người này còn ở trong rừng cho đến gần đầu thập niên 80, và mặc dù được đại sứ quán Nhật ở đây kết hợp với chính quyền Phi kêu gọi nhiều lần, cũng không .. ra hàng. Cuối cùng khi ông ta về Nhật, thì cũng không sống được với xã hội Nhật hiện tại mà sau đó lại sang Phi hay sang Brazil sống. Tôi không nhớ rõ. Vào lúc Nhật Hoàng vừa từ chức ở Nhật sang VN thăm, tôi thấy báo VN cũng nói là Nhật Hoàng có gặp vợ, con cái của một số người Nhật này. Vì lúc họ về Nhật không mang vợ con theo, không rõ là Nhật không cho phép vào, hay VN không cho phép đi vào thời điểm đó.
Còn người Âu, thì vì họ là lính Lê Dương. Pháp có luật cho phép tù binh chiến tranh của mình chuộc tội bằng việc đi lính Lê Dương, vì thế trong hàng ngũ lính Lê Dương của Pháp sang VN có người Đức, người Cờ roát (Croitia, một bộ phận của Nam tư cũ). Có một số người sang hàng Việt minh và tham gia phía ta.
Lúc tôi học tiếng Pháp ở Aliance Française, trong lớp học cũng có một người, mà bố người ấy là lính lê dương theo Việt minh, hồi hương về Nam Tư, tiếc là lúc đó tôi không có để ý để khai thác tài liệu hơn thì cũng thú vị. Mà giả dụ muốn làm cũng không làm được, vì tiếng tăm ú ớ cũng khó.
Cũng có những người Pháp, do họ là người cộng sản hay tiến bộ, cũng tham gia Việt Minh. George Boudarel là một người như thế, ông ấy không phải là người duy nhất. Họ về Pháp không phải vì mâu thuẫn gì với chính phủ VN, mà vì hai điều. Đó là vào năm 1965, Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, điều kiện sống khó khăn hơn, họ cũng không muốn ở lại Vn nữa. Điều quan trọng nhất là vào thời điểm ấy, nhà nước Pháp ân xã cho các người Pháp như vậy, nên họ mới có thể về Pháp được. Đây là lý do chính để họ về Pháp.
Tôi cũng có một quyển sách, do một người Pháp hồi hương như vậy viết. Thời làm cho Việt Minh, ông ấy làm cho đài tiếng nói Việt Nam, phần Pháp ngữ, có thẻ nhà báo, từng theo phái đoàn Việt Nam sang dự hội nghị báo chí quốc tế vào thập niên 50 ở Hung.
Việc được nhà nước gốc của họ ân xá, là điều kiện chính để họ hồi hương. Điều này đúng với Pháp, Nhật, v.. v..
Ông Boudarel về Pháp dậy ở trường Paris VI, trường Jussieu. Nhưng thỉnh thoảng ông ấy lại bị các lực lượng phái hữu, lôi ra chỉ trích, kiện tụng. Đặc biệt là nhóm tù binh Pháp, bị bắt trong chiến dịch Điện biên Phủ.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 28 2021, 04:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #99

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai sang Pháp như một dạng “xuất khẩu lao động”. Nếu tôi nhớ không nhầm, thì có một tay đại gia người TQ tìm được một cái mánh, tức là đưa người sang để lao động rồi đi học. Chính vì thế mà cả hai ông này đều đã từng làm công nhân ở nhà máy sản xuất ô tô Renault. Cũng chính thời gian ở Pháp mà họ theo chủ nghĩa Mác. Cũng không rõ hai ông này có học gì không.
Paris là một trung tâm văn hóa về chủ nghĩa Mác ở Tây Âu. Công xã Paris vẫn được coi như là điểm khởi đầu của việc “giành chính quyền về tay công nhân”. Năm nay 2021 cũng là ngày kỷ niệm 150 công xã Paris (1871), nhưng bọn Pháp cũng chẳng làm gì, mà chỉ kỷ niệm rầm rộ 200 năm ngày sinh Napoleone.
Ngược lại có một quyển sách điều tra về số người bị giết chết trong thời kỳ công xã Paris này, lại trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất. Tôi cũng mua nó làm kỷ niệm và để xem. Tác giả là một nhà toán học, và bà ta đã cặm cụi vào trong các nghĩa trang của Paris điều tra các ghi chép, sổ sách của nó. Kết quả số lượng người tham gia cuộc nổi dậy này bi giet chet khoảng chừng 40000 người. Trong đó một nửa được chôn trong các hố chôn người tập thể, còn lại được chôn ngay dưới lòng đường.
Câu chuyện công xã Paris này còn có một điều thú vị nữa, mà người ta hay bỏ qua. Đó là sau khi chính phủ tư sản Pháp dẹp tan công xã này, một số lượng lớn người bị bắt bị Pháp đưa đi đầy ở Tân đảo (Nouvelle Caledonia), và ở An giê ri. Nhưng sang đây, họ lại trở thành .. thực dân.
Công xã Paris bị tiêu diệt vào tháng 5 năm 1871, đúng vào mùa Xơ ri. Vì thế người ta mới mường tượng những quả xơ ri này giống như những giọt máu của những người nổi dậy bị sát hại. Và có bài hát “mùa xơ ri”, (le temps de cerises). Yves Montand, một danh ca của Pháp vào những năm 50, cũng hát bài hát này. Nó là một trong số hiếm những bài hát cách mạng Pháp cung với bài hát về du kích quân (hymme de partisane) ra đời trong đại chiến thế giới II, khi nước Pháp bị Đức chiếm đóng. Cũng được Yves Montand hát.
Văn hóa mác xít ở Pháp còn nở rộ tới đâu thập niên 70, nhưng giai đoạn cuối này thì nó có nhiều phần Mao ít, chỉ trích Liên Xô. (Pôn pốt sang Pháp học vào thời kỳ này) Hiện nay thì không còn gì. Chỉ còn là cái rơ móc của Mỹ.
Khoa học nhân văn của phương Tây hiện nay chạy sang Mỹ. Nhưng nó lại hướng thao một cái cửa hoàn toàn khác, thiên về kiểu “gender theorie” (tức là con người có thể tự chọn giống đực, giống cái, giống trung, .. theo mình muốn bất chấp tự nhiên), rồi sự tương đối về văn hóa, xóa bỏ “bất bình đẳng nam nữ”, kiểu không thể gọi “droit de l’home” (tiếng việt dịch là quyền con người) mà phải gọi là droit de la persones, vì từ l’home ở đây là chỉ giống đực, như vậy là bất bình đẳng, kiểu như thế, ..


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thiên Lang
post Jun 28 2021, 11:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #100

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Việc ông Georges Boudarel về nước theo tôi là vì quan điểm chính trị. Cách giải thích của bác Phó đơn giản quá. Cũng chính vì lần ra ông Nguyễn Ngọc Giao mà tôi tìm ra một loạt các bài báo của ông này có liên quan đến cả Boudarel.

https://nguoidothi.net.vn/nguyen-ngoc-giao-...xuan-22212.html

Có lẽ nhận định của ông Giao đúng khi cho rằng ông Boudarel về châu Âu là do bất đồng quan điểm của nội bộ phong trào cộng sản quốc tế. Vì lúc đó cũng là thời điểm chủ nghĩa xét lại đang lên ở Liên Xô. Mãi năm 1967 tổng thống De Gaull mới ký luật ân xá. Việc một loạt những người da trắng của Việt Minh rời đi gần như cùng một thời điểm (1964) rõ ràng là do bị sức ép. Ông Boudarel có lẽ không thể ở Việt Nam nên mới phải tạm sang Tiệp Khắc làm ở nhà xuất bản Thế Giới, rồi mấy năm sau, khi được ân xá mới về lại Pháp.

Trong bài dưới có kể việc đưa tro cốt ông Boudarel về nước theo ước nguyện. Tôi cũng mới xem trên VTV4 có một phóng sự về việc này. Tôi tin là còn rất nhiều khía cạnh mà VTV4 không nói hết ra, nên lịch sử giai đoạn này vẫn chưa thể rõ ràng. Mấy người gồm ông Giao, ông Nguyễn Duy (nhà thơ), bà Trương Tuyết Mai (nhạc sĩ) có mặt để thực hiện nghi thức dải tro xuống ông Bé và sông Hồng. Bởi trong phần tâm sự của ông Boudarel có nói một chặng đường đi bộ lịch sử của ông ấy khi thoát ly theo Việt Minh. Hồi đó ông ấy đã phải đi bộ 6 tháng từ sông Bé ra miền Bắc để nhận nhiệm vụ tại trại tù binh Pháp.

https://nguoidothi.net.vn/di-cot-nha-su-hoc...-nam-22626.html



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

13 Trang « < 8 9 10 11 12 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC