Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

42 Trang « < 38 39 40 41 42 > 

· [ ] ·

 Tham Nhũng, Chính Trị, Dân Chủ, Đổi Mới Ii..., trên giời và dưới biển

Mìn Trần
post Jul 22 2006, 02:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #391

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 240
Tham gia từ: 13-June 06
Thành viên thứ: 2.499

Tiền mặt hiện có : 2.647$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :



QUOTE(Agent Smith @ Jul 22 2006, 11:47 AM)
Quay lại chuyện quốc tính, nếu như cả Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên lẫn Tào Nhân, Tào Hồng đều được coi là họ hàng Tào Tháo, được mặc gấm đỏ để phân biệt với các tướng mặc gấm xanh khi thi bắn cung thì ngày nay cả ông Nguyễn Sinh Hùng lẫn ông Hồ Đức Việt đều là quốc tính, được mặc gấm đỏ trong Bộ Chính trị đó thôi.
*



Bác Xơmít kể sót rồi. Ngoài họ Nguyễn Sinh và họ Hồ ra thì còn có thêm họ Nông nữa w00t.gif ,đứng đầu BCT hẳn hoi nhé thumbup.gif . Tiện thể bác Xơ nhắc đến chuyện "quốc tính" thì mới nhớ sự sau. Người dân tộc Vân Kiều dọc miền Trung từ Quảng Bình vào tới Quảng Trị rồi Thừa Thiên- Huế đều mang họ Hồ cả. Hồi trước cụ Hồ nhà mình ban tặng cho dân tộc Vân Kiều họ Hồ mà. Khổ thân các đồng chí con cháu bác Hồ, mỗi dịp có phim phóng sự trên tivi là thấy mặt mày dáo dác thơ ngây rất tội nghiệp, bị mấy thằng cha đạo diễn nhét vào mồm mấy câu ơn Đảng ơn bác Hồ sụn cả vai, trẹo cả quai hàm. Người Vân Kiều rất ít học, đầu óc cực kỳ ngây thơ, cho nên lâu lâu đọc báo nghe đài lại thấy dăm anh họ Hồ vận chuyển thuê cả bao tải matúy từ Lào sang VN, bị công an bắt, ra toà và nhận án tử hình nhưng vấn chả hiểu sao mình phải chết.


--------------------
Xa Thi Mạn



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Fedora
post Jul 22 2006, 04:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #392

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 970
Tham gia từ: 25-August 05
Thành viên thứ: 1.928

Bình chọn :



QUOTE(Evil @ Jul 22 2006, 11:02 AM)
QUOTE(chanchu @ Jul 21 2006, 10:58 PM)
Oh, thanks langtu.
Ý tôi muốn nói là trong BCT hay trong các cấp lãnh đạo Đ xưa nay chứa chấp nhiều thằng cha chỉ giỏi lý luận suông, dek biết làm gì.
*



Chanchu nói thế không đúng. Lãnh đạo thì cái quan trọng là leadership, không nhất thiết phải giỏi một nghề hoặc chuyên môn gì cụ thể cả. Lý luận cũng được, vấn đề là 'tầm' như thế nào thôi.



Rất đúng, ví dụ bà Michèle Alliot-Marie, bộ trưởng Quốc phòng của Pháp là tiến sỹ luật và nghiên cứu về nhân chủng học.

http://www.defenselink.mil/photos/Jan2004/040115-D-2987S-020_screen.jpg


Cái ông đứng bên cạnh chắc chả ai lạ gì, là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trước hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và văn phòng.


--------------------
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời.


http://img488.imageshack.us/img488/5472/catfi9.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Jul 22 2006, 07:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #393

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(Agent Smith @ Jul 22 2006, 11:47 AM)
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, hoàng tộc của Tào Tháo gồm cả họ Hạ Hầu (họ gốc của bố Tào Tháo) và họ Tào (họ của người nhận bố Tào Tháo) làm con nuôi.
Không hiểu dòng Nguyễn Tất mà em Evil nói là dòng gì? Người ta cho rằng ông Nguyễn Sinh Sắc là con một thầy đồ Hồ Sĩ Tạo, từng đỗ cử nhân và ở dòng họ Hồ Quỳnh Lưu nổi tiếng mà người ta cho rằng có thể có quan hệ với cả Hồ Quý Ly và Hồ Thơm- Nguyễn Huệ.
Link trên BBC bài của ông Trần Quốc Vượng
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainm..._trongcoi.shtml. Cái
Còn chữ Nguyễn Tất trong mấy cái tên Nguyễn Tất Thành... thì Tất Thành, Tất Đạt đều là tên tự.
Quay lại chuyện quốc tính, nếu như cả Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên lẫn Tào Nhân, Tào Hồng đều được coi là họ hàng Tào Tháo, được mặc gấm đỏ để phân biệt với các tướng mặc gấm xanh khi thi bắn cung thì ngày nay cả ông Nguyễn Sinh Hùng lẫn ông Hồ Đức Việt đều là quốc tính, được mặc gấm đỏ trong Bộ Chính trị đó thôi.
*



Thế thì ông Trần Quốc Vương ông ý... không biết ạ sp_ike.gif Cái này có thể gọi là bí mật lịch sử mà em may mắn được biết rolleyes2.gif Sau năm 45 cũng đã có người về tìm hiểu về chuyện này nhưng người nhà Nguyễn Tất chối vì sợ bị liên luỵ. Sau đó cũng không còn ai truy cứu nữa.

Em đã vào Cao Lãnh thăm mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc và thực sự tấm ảnh trên mộ của cụ làm em hơi sốc vì nó giống hệt người nhà Nguyễn Tất mà em được biết (chỉ khác chút vì người kia có tật ở trên mặt). Nhưng ngày đó em còn bé quá, cũng chưa có công nghệ máy ảnh kỹ thuật số nên không chụp lấy hai cái ảnh để đối chiếu. Mọi người bảo ông bố của cái ông mà em biết còn giống hệt cụ Nguyễn Sinh Sắc cơ.

PS: Dòng Nguyễn Tất ấy ở Nam Yên chứ không phải Nam Thanh. Lúc trước em nhầm.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Evil: Jul 22 2006, 07:30 PM


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Vante_Sellenberg
post Jul 22 2006, 07:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #394

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.210
Tham gia từ: 28-October 04
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 1.620

Tiền mặt hiện có : 9.594$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :




Bạn Evil. Làm gì có dòng họ Nguyễn Tất. Cụ Nguyễn Sinh Sắc có 2 người con trai: Nguyễn Sinh Khiêm tự Tất Đạt, Nguyễn Sinh Cung tự Tất Thành leuleu.gif

Hoặc nếu có dòng họ Nguyễn Tất thì bạn Evil nói rõ ra thêm đi rolleyes2.gif


--------------------
Cả trong những lời nói dối
Sự thật đôi khi vẫn có ít nhiều.
Quả tình em nói không yêu,
Nhưng anh tin
Có thể em vẫn yêu anh một tí.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Jul 22 2006, 07:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #395

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(Vante_Sellenberg @ Jul 22 2006, 07:24 PM)
Bạn Evil. Làm gì có dòng họ Nguyễn Tất. Cụ Nguyễn Sinh Sắc có 2 người con trai: Nguyễn Sinh Khiêm tự Tất Đạt, Nguyễn Sinh Cung tự Tất Thành  leuleu.gif

Hoặc nếu có dòng họ Nguyễn Tất thì bạn Evil nói rõ ra thêm đi  rolleyes2.gif
*



Đúng rồi vì ông Nguyễn Sinh Sắc có được nhận họ đâu nên vẫn mang họ Nguyễn Sinh mà. Cái dòng họ Nguyễn Tất kia thì vẫn sinh sôi nảy nở bình thường thôi nhưng không phát. Chả có ai làm to hay thành đạt lắm đâu.

Ah, buôn chuyện ông anh bác Hồ tẹo cho vui. Ông đấy tính cũng hơi... mát mát (cả bà chị bác Hồ cũng... mát mát). Ông đấy ngày xưa nghèo lắm, có những lúc nghèo đến mức chỉ còn mỗi một cái quần để mặc. Ông ý cứ đi theo một bà (tên là bà Nho) bảo bà ý là mày lấy tao đi cho tao đỡ khổ rolleyes2.gif Bà ý về sau còn cứ kể mãi, còn trêu là tao ngày đấy mà đồng ý thì bây giờ khối đứa chết với tao sp_ike.gif Ông ý rất giống bác Hồ (tớ thấy mọi người bảo thế), đi ở ngoài truông bọn trẻ con reo là Bác Hồ, Bác Hồ, ông ý còn cười bảo là tao là... anh bác Hồ. Bà Nho kia thì chết lâu rồi, lúc mình bé tí tóc bà ý đã trắng hết như cước rồi, mình chỉ nhớ về bà ý có thế thôi. Ah, anh bác Hồ với chị bác Hồ không hợp nhau, ở với nhau là cãi nhau. Mọi người còn truyền miệng là khi ông ý muốn vào bếp còn bảo với bà chị ở bên trong là chị đã xong chưa? xong việc rồi thì ra để cho tui vào leuleu.gif

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Evil: Jul 22 2006, 07:39 PM


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mìn Trần
post Jul 22 2006, 07:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #396

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 240
Tham gia từ: 13-June 06
Thành viên thứ: 2.499

Tiền mặt hiện có : 2.647$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :



Hồi tớ vào Đồng Tháp rồi, tới thăm khu tưởng niệm nhà Nguyễn Sinh ở Cao Lãnh thấy trong ấy xây y chang ngoài HN, cũng ao cá, cũng mộ bà Hoàng Thị Loan, cũng nhà sàn ... Ấn tượng là ở Cao Lãnh có rất nhiều xe lôi, nhậu nhẹt te tua luôn. Cậu bé em họ thấy cá thích quá bèn lén nhét vào chai đem về SG, nhét vào nuôi ở bồn WC, cứ nhất quyết không cho mọi người giật nước laugh.gif


--------------------
Xa Thi Mạn



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 22 2006, 09:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #397

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.342
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.867$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Fedora @ Jul 22 2006, 09:36 AM)
QUOTE(Evil @ Jul 22 2006, 11:02 AM)
QUOTE(chanchu @ Jul 21 2006, 10:58 PM)
Oh, thanks langtu.
Ý tôi muốn nói là trong BCT hay trong các cấp lãnh đạo Đ xưa nay chứa chấp nhiều thằng cha chỉ giỏi lý luận suông, dek biết làm gì.
*



Chanchu nói thế không đúng. Lãnh đạo thì cái quan trọng là leadership, không nhất thiết phải giỏi một nghề hoặc chuyên môn gì cụ thể cả. Lý luận cũng được, vấn đề là 'tầm' như thế nào thôi.



Rất đúng, ví dụ bà Michèle Alliot-Marie, bộ trưởng Quốc phòng của Pháp là tiến sỹ luật và nghiên cứu về nhân chủng học.

http://www.defenselink.mil/photos/Jan2004/040115-D-2987S-020_screen.jpg


Cái ông đứng bên cạnh chắc chả ai lạ gì, là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trước hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và văn phòng.
*



Cần phải phân biệt rõ chính trị và kỹ trị. Nhưng người lãnh đạo, chẳng hạn các bộ trưởng, đặc biệt là những bộ như quóc phòng, ngoại giao, tài chính, nội vụ,...mang tính chính trị, những người lãnh đạo những bộ đó có nhiệm vụ điều chỉnh để bộ đó thực hiện theo hướng chính trị của e kip mình. Còn việc quản lý điều hành công việc trực tiếp đã có các nhà kỹ trị phía dưới lo. Ví dụ, như ngài Rôm sờ pheo của Mỹ, ông này thì điều binh khiển tướng gì, mục đích của ông ấy là ra lệnh cho các nhà kỹ trị phía dưới (tức các tướng lĩnh, các nhà chiến lược,...) hoạch định kế hoạch quân sự để tấn công và sau đó là kịch bản chiếm đóng Iraq, nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của ông ta cũng như cả bộ sậu của ông ta. Thế nhưng nếu là ông Gore hay Kerry lên chả hạn, thì bọ trưởng quốc phòng sẽ khác và lúc này, các nhà kỹ trị đó có thể lại nhận nhiệm vụ khác, không hoặc chưa đầu tư vào việc nghiên cứu tấn công Iraq vội, mà có thể là nghiên cứu, triển khai, bố trí quân đội ở đau đó, Đông Ti mo chẳng hạn laugh1.gif với nhiệm vụ bắt cóc phụ nữ bản xứ về làm vợ laugh1.gif , hoặc nghiên cứu triển khai bố trí tên lửa patriot ở...Bắc Cực cùng với Nga,......Tương tự như vậy với cái bà gì đó của Pháp, hình như bây giờ bà ấy đã thôi chức vụ này rồi thì phải, bà này thì không có tư tưởng chính trị riêng như Rôm sờ pheo hay thứ trưởng quốc phòng của ông ta, nhưng là người trung thành với quan điểm chính trị của Jacques Chirac (Tất nhiên, bộ quốc phòng là 1 bộ đặc biệt, nên ở những nước phải đương đàu với hiểm hoạ chiến tranh thường xuyên thì lãnh đạo Bộ thường sẽ là 1 vị tướng).

Tóm lại, những nhà kỹ trị kia mới cần thiết phải là những trí thức học giả, trình độ chuyên môn, quản lý cao. Ở nước ngoài, toàn thể bộ máy đã hoàn thiện, các cơ chế để tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, phát triển các nhà kỹ trị có năng lực (mà ta gọi là nhân tài đó) đều sáng sủa, vận hành trơn tru, còn các ông lãnh đạo kia đến đó là để ra lệnh cho các nhà kỹ trị đó tiến hành những hoạt động theo tư tưởng chính trị của ông ấy, vậy thôi. Vì vậy, cứ thấy ở nước ngoài, có ông lúc thì làm ở Bộ phát triển kinh tế, sau lại chuyển sang bộ nội vụ, từ bộ này chạy sang bộ nọ,...Ở VN, cái Bộ chính trị chính là làm nhiệm vụ về tư tưởng chính trị này, không phải là kỹ trị, nếu chanchu muốn thì cứ tìm hiểu tư tưởng chính trị của họ về các mặt, về kinh tế? về giáo duc? về văn hoá?, về đối ngoại?...để xem định hướng của họ, xem cái vision của họ, muốn đưa VN đi theo hướng nào?, tức là xem cái hình ảnh về nuóc VN tương lai trong đầu họ... Ở VN thì làm việc này có lẽ khó, vì các thông tin phần nhiều đều giáu kín, phần nhiều chỉ biết qua những tin đồn lượm.
Một nhà chính trị giỏi và tốt (gọi là tài và đức như em Sóc ấy laugh1.gif ) là phải có 1 tư tưởng chính trị đẻ phát triên đất nưóc phù hợp với hoàn cảnh, trinh độ xã hội của đất nuớc mình lãnh đạo cũng như phù hợp xu thế thời đại, và sau đó phải có khả năng thực hiện nó. Cái khả năng thực hiện của nhà chính trị này chính là ở chỗ: phải có khả năng để có thể leo lên nắm đưọc quyền lực (không nắm đưọc quyền thì cũng chả làm được cái gì), biết liên kết với ngưòi này, loại bỏ người nọ, dùng những người có thể giúp ích cho tư tưởng của mình và khi thấy họ không còn càn thiết nữa thì loại bỏ, biết lợi dụng ông này, lừa gạt ông kia, bảo vệ người mình cần, và loại bỏ những người cản đường, biết rút lui đúng lúc, biết tìm ra người kế thừa để đi tiếp con đường của mình...tóm lại là tất cả những thứ mà ta gọi là quyền thuật, và những phẩm chất đòi hỏi ở họ như khôn ngoan, khéo léo, gian giảo, mị dân, thủ đoạn, đểu giả, tàn nhẫn, ...đêu là không thể thiếu, và những cái này thì không có 1 trường nào đào tạo về bằng cử nhân, thạc sỹ hay tiến sỹ về nó đâu laugh1.gif Dến đây thì cũng thấy, đánh giá 1 nhà chính trị nào là tốt hay xấu là cực khó, vì thưc ra những gì họ làm chả khác nhau mấy, ông nào cũng đểu giả xảo trá tàn nhãn hết (có khác chăng là có ông giấu được và xây dựng hình ảnh đẹp về mình, còn có ông thì bị lộ ra thôi).

Ở trên tôi có nói đén cái phẩm chất biết rút lui đúng lúc, biết tìm ra người kế thừa để đi tiếp con đường của mình, cái này rất quan trọng đấy. Ví dụ như tổng thống Nga Putin hiện nay, ông ấy đã gây dựng thiết lập lên cho nước Nga 1 nền kinh tế văn hoá chính trị mới, xây dưng 1 viễn kiến, 1 lộ trình phát triển cho nước Nga trong thế kỷ 21, và nhiệm vụ của ông ấy bây giò là phải tìm đưọc người tiếp bứơc con đường của mình, đây là 1 việc rất khó vì chắc chắn các nước phương tây sẽ can thiệp để lái nuóc Nga đi theo hướng có lợi cho họ, rõ ràng là họ không khoái 1 nước Nga mà nhà nưóc, dân tộc được đề cao như tư tưởng của Putin. Vậy ông ấy phải làm thế nào? Cố nhiên nước Nga không phải là hạng chuối mắm để có thể xảy ra máy trò cách mạng cam, vàng, táo,...nhưng chắc chắn đây cũng không phải là 1 việc dễ dàng đâu
Vai trò của Putin cũng có thể ví như DeGaulle, người dã khai sinh ra nền đệ ngũ cộng hoà Pháp vậy.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jul 23 2006, 04:46 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Dec 12 2006, 01:44 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #398

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.342
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.867$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



http://vietnamnet.vn/thegioi/2006/12/642972/

Mỹ sẽ điều tra quan hệ của Abramovich với điện Kremlin

Các nhà chức trách Mỹ sẽ điều tra các mối quan hệ của tỉ phú Nga Roman Abramovich với điện Kremlin như một động thái cân nhắc an ninh quốc gia trước việc một công ty của Abramovich đấu thầu thu mua công ty thép Oregon của nước này.


Khặc khặc, nếu giả sử như có 1 mối dây liên hệ giữa Abramovich và Kremlin, và nếu như Abramovich đã thưc thay đổi, chuyển sang thành 1 tư bản dân tộc Nga (để không sa vào tình trạng của Khodokoski) thì vụ này vui thật. Trước đây Mỹ thông qua Yukos của Khodokoski để nhằm khống chế nguồn dầu mỏ và qua đó khóng chế toàn bộ nền kinh tế Nga (tất nhiên điều này rồi sẽ dẫn đến khống chế nền chính trị và nhà nước Nga), thì bây giờ xem ra Nga đang định làm 1 cái điều tương tự với Mỹ như Mỹ đã làm với họ chăng? Cho dù thép không phải là ngành trọng yếu của Mỹ.
Trước đây Mỹ cũng đã không cho phép công ty dầu của TQ mua lại công ty dầu của họ
Anh cũng đã từng điều tra về Abramovich khi ông này định mua câu lạc bộ Chelsea, và cũng đã từng ngăn cản việc công ty GazProm của mua lại 1 công ty khí đốt của Anh, hồi đó báo chí Anh kêu gọi "ngăn chặn sự xâm lược của Nga".

Hi Hi, khi các công ty của phương Tây làm những việc như vậy thì họ gọi là tự do, và ai chống lại thì họ gọi đó là chống lại tự do DC, nhưng khi người khác làm với họ thì lại gọi đó là "sự bành trướng" và hành động chống lại được coi là "chống lại sự xâm lược" laugh1.gif .Bolivia vừa mới quốc hữu hóa khí đốt thì Mỹ đã tuyên bố "cần xem xét lại nền DC của Bolivia" laugh1.gif

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Dec 12 2006, 01:49 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Dec 30 2006, 11:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #399

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



(Hôm nọ đi dự lễ thành hôn của một người bạn, có trong dự án công trình nghiên cứu LS này, tình cờ được giới thiệu về ông. Hôm nay, lượn BBC, lại thấy ông)


Những cơ hội bỏ lỡ và chặng đường phía trước


Giáo sư Đặng Phong
Giáo sư Đặng Phong có nhiều năm nghiên cứu về kinh tế Việt Nam
Năm 2006 đang khép lại với kỷ niệm 20 năm quyết định lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội VI theo đuổi chính sách Đổi Mới.

Giáo sư kinh tế Đặng Phong là chủ nhiệm một công trình nghiên cứu lịch sử kinh tế Việt Nam từ năm 1945 tới những năm 2000 hiện nay và ông tỏ ra lạc quan thận trọng về sự phát triển của Việt Nam cả về kinh tế, chính trị và xã hội trong thời gian tới đây.

Trong cuộc phỏng vấn ông Đặng Phong, người cũng là Chủ nhiệm Khoa Kinh tế của Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh, BBC đã mở đầu với câu hỏi về những lý do dẫn tới chính sách Đổi Mới của Việt Nam cách đây tròn 20 năm:

Nghe 25 phút phỏng vấn


Giáo sư Đặng Phong: Cái sự nghiệp Đổi Mới của Việt Nam không phải là 20 năm đâu. Nếu chỉ có 20 năm thì không nói hết Đổi Mới. Trước khi có Đổi Mới thì có hàng loạt những sự kiện dẫn tới Đổi Mới, đó là một lịch sử nữa, có thể nói đó là giai đoạn tiền sử của Đổi Mới.

Ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài nghiên cứu về Đổi Mới ở Việt Nam cũng đã nhiều, tôi xin nói những hiểu biết của tôi về lĩnh vực này.

Đổi Mới của Việt Nam bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Nó không bắt nguồn từ một sáng kiến của trung ương, hoặc của địa phương. Nó bắt nguồn từ một hiện tượng mà chúng tôi gọi là 'cai sữa'. Đó là hiện tượng từ sau 1975-76, Việt Nam đột ngột bị giảm sút các nguồn viện trợ từ bên ngoài vào.

Viện trợ của Mỹ cho miền Nam khoảng một tỷ đô la mỗi năm đột ngột chấm dứt. Viện trợ của các nước Xã hội Chủ nghĩa và các nước thế giới thứ ba cho Miền Bắc Việt Nam và sau này cho nước Việt Nam thống nhất cũng đột ngột giảm sút từ năm 1978. Cái giảm sút này không dễ nhìn thấy như viện trợ của Mỹ. Viện trợ của Mỹ hết là hết luôn. Viện trợ của các nước cho Việt Nam giảm sút theo nhiều cách khác nhau, trong đó có vấn đề giá.


Đổi Mới của Việt Nam bắt nguồn từ một hiện tượng mà chúng tôi gọi là 'cai sữa'.


Trước đây, phe XHCN viện trợ cho VN chủ yếu là cho không. Và cái phần cho phải trả nợ thì tính theo giá gần như cho không, đó là giá nội địa của Liên Xô. Từ 1978, Việt Nam bắt đầu tham gia Khối Cộng đồng Tương trợ Kinh tế thì tất cả tiền viện trợ đó phải mua của chính các nước XHCN theo giá mới, gấp bốn, năm lần giá nội bộ cũ. Do đó với một số tiền viện trợ tương tự như vậy, Việt Nam chỉ có thể mua được khoảng một phần ba số lượng hàng hóa. Do đó có một cuộc khủng hoảng thiếu trên tất cả các lĩnh vực, thiếu phân bón, thiếu xăng dầu, thiếu nguyên vật liệu, thiếu hàng tiêu dùng và rất nhiều thiếu khác.

Đó là yếu tố thứ nhất làm cho nguồn vào giảm sút. Yếu tố thứ hai là quan hệ quốc tế của Việt Nam với các nước trong khu vực. Cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc làm cho Việt Nam mất một phần rất lớn nguồn viện trợ của Thế giới thứ ba. Và cả mơ ước ba, bốn tỷ đô la tiền bồi thường chiến tranh của Mỹ cũng tan thành mây khói.

Tất cả những sự kiện đó đưa nền kinh tế Việt Nam tới một tình trạng như tôi nói - đó là 'cai sữa'. Không còn bầu sữa viện trợ nữa và người VN bắt đầu nhận thức ra rằng mình phải sống với cái mình làm ra. Và sống với cái mình làm ra là cả một vấn đề vì sau bao năm chiến tranh Việt Nam có sống với cái mình làm ra đâu.


Thời kháng chiến chống Pháp, có ai nghĩ tới tham nhũng đâu. Lương tâm có thể đưa con người vào trước lỗ châu mai, đâm vào xe tăng địch được thì làm sao phải tham nhũng.


Bây giờ phải sống với cái mình làm ra - đó là một sự khủng hoảng. Cái khủng hoảng đó làm cho cả thể chế kinh tế mà trước đây thấy là duy nhất đúng, là không thể sửa chữa được nay thấy là không được nữa. Nhà nước không cung cấp đủ vật tư cho nông dân, làm sao nông dân giao nộp thóc cho nhà nước theo đúng chỉ tiêu. Nhà nước không cung cấp nguyên vật liệu cho nhà máy, làm sao nhà máy sản xuất được. Người nông dân bắt đầu phải mua phân bón ở ngoài, mua thuốc sâu ở ngoài và khi họ đã phải mua những thứ đó ở ngoài làm sao họ có thể bán cho nhà nước theo giá quy định được nữa. Họ phải bán theo giá cao. Nhà nước không mua thì họ bán ra thị trường.

Bây giờ cũng đã 20 năm rồi nhưng nghĩ lại thời bấy giờ ông còn nhớ những sự kiện, những cách làm việc làm cho cả nền kinh tế rơi vào tình trạng rất khó khăn không?

Nhớ chứ. Một trong những nhiệm vụ chính của nhà sử học là phải nhớ. Tôi có rất nhiều thí dụ nhưng trong khuôn khổ chương trình của các anh, tôi có thể lấy một thí dụ. Đó là tp Hồ Chí Minh, nói đúng hơn là dạ dầy của tp HCM. Thành phố đó từ 300 năm trước đây chưa bao giờ thiếu gạo, sau khi giải phóng xong thì cái dạ dầy của người dân thành phố được giải phóng khỏi gạo.


Và sống với cái mình làm ra là cả một vấn đề vì sau bao năm chiến tranh Việt Nam có sống với cái mình làm ra đâu.


Đó là chuyện không thể tưởng tượng được. Vì theo kế hoạch quan liêu bao cấp, nhà nước độc quyền quản lý thóc gạo và cung cấp cho thành phố theo chỉ tiêu kế hoạch, 3,6 triệu con người thì có bao nhiêu cân gạo tính đủ. Nhưng bây giờ không mua được gạo của nông dân, Liên Xô và Trung Quốc không viện trợ gạo nữa, lấy đâu ra. Thành phố buộc phải lấy những hạt bo bo, là thứ mà Liên Xô viện trợ để chăn nuôi gia súc cho dân thành phố ăn.


Thuyền nhân Việt Nam ở Hồng Kông năm 1989
Những sai lầm trong chính sách sau 1975 khiến nhiều người bỏ nước ra đi

Đó là những chuyện không thể tưởng tượng được, mà những người lãnh đạo thành phố lúc đó không thể chập nhận chuyện đó được. Bây giờ làm thế nào? Họ đứng trước một sự lựa chọn: hoặc là chấp hành quy định của nhà nước là tiếp tục cho người dân ăn hạt bo bo, như bò, như lợn, hoặc là mua lương thực của người nông dân theo giá cao. Và họ đã quyết định phương án hai.

Ngân hàng của thành phố chi tiền, xe của quân đội giúp chuyên chở thóc gạo, công ty lương thực của thành phố mà đứng đầu là một người phụ nữ, mà nếu không phải là một người phụ nữ như bà đó thì khó làm được việc này vì bà đó vốn là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, bà đó đi xuống đồng bằng sông Cửu Long, mua gạo của địa phương theo giá cao, theo giá thị trường, bán cho nhân dân.

Về quy chế nhà nước, như thế là sai giá nhà nước. Nhưng về lương tâm người cộng sản, bà đó làm đúng vì bà đó đã lo cho cái dạ dầy của nhân dân. Và lúc đó những cơ quan trung ương trợn mắt nhìn. Làm như thế là sai nhưng để dân đói còn sai hơn. Đó là cuộc phá rào ngoạn mục. Chúng tôi thường dùng cái chữ là 'đi theo xe cứu thương, xe cứu hỏa để vượt đèn đỏ'. Đèn đỏ là những quy chế của nhà nước, nhưng đây là trường hợp đặc biệt, chúng tôi được vượt để cứu thành phố.

Nhưng cứu thành phố rồi thì những nơi khác họ thấy rằng 'Ô hay, tại sao chúng tôi phải tiếp tục bán theo giá thấp nhỉ. Và không ở đâu mua được theo giá cũ nữa. Cả nước đã áp dụng giá của Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh là 2,5 để cứu thành phố thay vì 0,52 đồng. Cuộc phá rào đó không chỉ cứu cái dạ dày của người dân thành phố mà còn cứu toàn bộ tầng lớp nông dân của cả nước Việt Nam khỏi giá quy định của nhà nước Việt Nam là 0,52 đồng. Tôi nghĩ đó là một ví dụ thú vị trong trăm ngàn ví dụ khác.

Và kết quả là gì, thay vì nhà nước trị tội bà giám đốc công ty lương thực thì sửa hệ thống giá của nhà nước. Chúng tôi thường nói đùa rằng thay vì xử lý người phá rào thì bây giờ sửa cái hàng rào. Đó là bước đầu của Đổi Mới.


Và Đổi Mới ở Việt Nam cũng diễn ra khi mà Tổng Bí Thư Lê Duẩn, khi đó qua đời vào tháng bẩy năm 1986, đây có phải là một trong những lý do làm cho Đổi Mới diễn ra nhanh hơn không hay kể cả còn Tổng Bí Thư Lê Duẩn còn hồi bấy giờ thì Đổi Mới vẫn là điều tất yếu sẽ phải xảy ra?

Để nghiên cứu về cuộc Đổi Mới ở Việt Nam thì tôi cũng phải tham khảo cái lịch sử chuyển đổi ở rất nhiều nước XHCN khác trong đó có Liên Xô và Trung Quốc. Và có một lần trong một cuộc hội thảo ở Mỹ với một nhóm bạn bè thân mật, tôi có nói một câu mà đến nay họ cứ hay nhắc lại vì họ cho thế là chuyện đúng, tôi không biết có đúng hay không. Nhưng nhiều khi cuộc đổi mới của lịch sử một dân tộc nó đi theo những chiếc xe tang.


Sự vắng mặt của ông Lê Duẩn là điều đáng buồn vì dù sao dân tộc Việt Nam cũng mất đi một chiến sĩ cách mạng lừng lẫy. Nhưng về mặt lịch sử của đổi mới kinh tế thì có lẽ sự vắng mặt của ông Lê Duẩn làm cho thông thoáng cái lộ trình Đổi Mới của Việt Nam.


Nếu không có cái chết của Stalin thì không có Đại hội XX. Nếu không có đám tang của Mao Trạch Đông thì liệu Đặng Tiểu Bình có làm được cuộc đổi mới ở Trung Quốc không? Tôi nghĩ là không. Việt Nam, tôi không hiểu rõ lắm về Tổng bí Thư Lê Duẩn, nhưng những gì tôi được biết trên những văn bản mà ông đó đã viết thì ông đó là một trong những người đại diện khá tiêu biểu của mô hình kinh tế cũ, với làm chủ tập thể, với đi lên sản xuất lớn XHCN.

Với những tư tưởng đó thì nước Việt Nam khó đổi mới. Nhưng ông Lê Duẩn bắt đầu ốm từ những năm 1985 và đến 86 thì ông đó ốm nặng và đến tháng bẩy thì ông đó qua đời. Sự vắng mặt của ông Lê Duẩn là điều đáng buồn vì dù sao dân tộc Việt Nam cũng mất đi một chiến sĩ cách mạng lừng lẫy. Nhưng về mặt lịch sử của đổi mới kinh tế thì có lẽ sự vắng mặt của ông Lê Duẩn làm cho thông thoáng cái lộ trình Đổi Mới của Việt Nam.

Nhưng ngay sau đó, sau khi Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh đưa ra những tuyên bố, những hành động rất cấp tiến, thì ông có nhận thấy trong những năm sau đó, cái bước tiến của Đổi Mới trong một chừng mực nào đó nó đã giảm đi và không còn có được cái tốc độ và cái quyết tâm của những ngày đầu?

Đúng, nếu xem xét sự phát triển của các dân tộc trên thế giới nói chung và so sánh với Việt Nam thì có thể thấy rằng sự nghiệp Đổi Mới của Việt Nam nó đi với những đột phá rất ngoạn mục nhưng sau đó nó có những bước tiệm tiến, tôi xin lỗi tôi dùng chữ nho, những bước tiệm tiến, điều chỉnh và tự kiềm chế trong rất nhiều lĩnh vực. Thì đó là đặc điểm sự nghiệp Đổi Mới của Việt Nam. Tại sao? Theo tôi nghĩ có rất nhiều lý do nhưng một trong những lý do rất quan trọng là chính những người đã xây dựng lên cơ đồ của mô hình kinh tế cũ lại chính là những người thực hiện công cuộc Đổi Mới.

Và bây giờ nhìn lại lịch sử của 20 năm vừa qua, ông có thấy ở những giai đoạn nào mà đáng ra Việt Nam đã có thể tận dụng những cơ hội để có những bứt phá xa hơn và rút ngắn thời gian cần thiết để đuổi kịp các nước ở trong khu vực?

Là một người nghiên cứu lịch sử, tôi có nhiều nuối tiếc lắm. Những sự mất mát về những cơ hội vàng của đất nước Việt Nam nhiều lắm. Cái người đánh mất đó, lúc thì phía bên này, lúc thì phía bên kia. Chứ cũng đừng có quy cho riêng người VN làm mất cơ hội.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/st...interview.shtml


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Thị Anh: Dec 30 2006, 11:29 PM

Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Dec 30 2006, 11:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #400

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Người Mỹ trước hết vào những năm 1944-1945 đã lỡ mất một cơ hội vàng để cứu VN khỏi chủ nghĩa thực dân, để bắt tay với chính phủ Hồ Chí Minh kiến tạo một nước Việt Nam độc lập, tự do, hòa bình. Tôi nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó còn gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ xin gửi để học kinh nghiệm của Mỹ để xây dựng đất nước Việt Nam. Hàng chục lá thư gửi cho Tổng thống Truman không được trả lời, người Mỹ đã quay đi và một cơ hội vàng đã đánh mất.

Rồi khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông Hồ Chí Minh không biết bao nhiều lần nài nỉ người Pháp trao độc lập cho Việt Nam và người VN sẵn sàng tạo điều kiện cho người Pháp kinh doanh ở đây, hoạt động ở đây, giáo dục ở đây, phát triển văn hóa ở đây, Việt Nam sẵn sàng đứng trong Khối Liên Hiệp Pháp. Đó là một cơ hội vàng nữa đánh mất không riêng cho Việt Nam mà cho cả nước Pháp. Nước Pháp đau đớn, đầy thương tích sau chiến tranh nếu lúc đó bắt tay với chính phủ Hồ Chí Minh để xây dựng Việt Nam thì nước Pháp đã khác lắm so với bây giờ và Việt Nam cũng đã khác lắm so với bây giờ. Không có cuộc Kháng chiến chín năm, không có cuộc kháng chiến với Mỹ 21 năm. Cơ hội đó đánh mất la do người Pháp.

Một cơ hội nữa là Tổng Tuyển cử vào năm 1956 theo quay định của Hiệp định Geneve. Ông Ngô Đình Diệm, rất đáng tiếc, ông ấy từ chối từ đầu đến chân. Ông ấy không chịu hiệp thương, ông ấy không chịu thực hiện tổng tuyển cử. Và ông ấy thực hiện không phải tổng tuyển cử mà tổng tàn sát trên toàn miền Nam.

Tôi mới đọc hôm qua một tài liệu, nói riêng ở miền Đông Nam Bộ có 21.000 đảng viên mà sau cuộc tổng tàn sát chỉ còn 9000. Nếu như có một tập thể nào, có một đội hình nào nhịn không đánh nhau để cho mười người người ta giết chín thì có ngồi yên được nữa không? Và cuộc chiến tranh bắt buộc phải nổ ra. Lẽ ra là hòa bình, thương lượng và tổng tuyển cử, và tôi nghĩ rằng ông Ngô Đình Diệm nếu tham gia tổng tuyển cử thì ông Hồ Chí Minh đã từng để cho Nguyễn Hải Thần làm thì ông Ngô Đình Diệm có lẽ cũng không đến nỗi nào.

Nhưng Ngô Đình Diệm đã chọn cái chết của hơn 90 phần trăm những người cộng sản và sau đó ông ấy trả giá bằng chính cái chết của ông đó và cuộc chiến tranh kéo dài. Cái đó là một cơ hội nữa đánh mất mà không phải thuộc chính phủ này. Sau khi chiến tranh kết thúc thì những cơ hội vàng cũng đã đến. Tôi nhớ những tài liệu tôi được đọc, vào khoảng năm 1977, chính phủ Mỹ muốn hàn gắn vết thương của bản thân nước Mỹ sau cuộc chiến Việt Nam đã giơ tay ra với Việt Nam, muốn thiết lập quan hệ ngoại giao, bình thường hóa quan hệ, và theo tôi nghĩ nếu lúc đó Việt Nam bắt tay với Mỹ, thì không phải đến bây giờ mới vào được WTO. Và cơ hội đó là trách nhiệm của phía người VN.

Rồi tôi nhớ rằng sau khi giải phóng miền Nam, một đội ngũ rất đông những trí thức, những nhà kinh doanh ở miền Nam gửi kiến nghị cho chính phủ, sau này tôi được đọc những kiến nghị đó, đề nghị phát triển kinh tế, đề nghị mở rộng quan hệ với các nước thế giới thứ ba và phương Tây và họ sẽ là cầu nối. Tôi có gặp một số phó Thủ tướng của chính phủ cũ còn ở lại, họ thiết tha muốn kiến tạo lại đất nước.

Nhưng cuộc cải tạo công thương nghiệp đã xóa sạch tất cả những ước vọng đó. Và một cơ hội vàng nữa cũng đã mất. Cái đó là phía những người hoạch định chính sách hồi đó, mà có thể nói tên những người đó ra. Trước hết là ông Đỗ Mười, lúc đó là Trưởng ban Cải tạo Công Thương nghiệp Trung Ương và tôi không nghĩ là ông Lê Duẩn không biết điều đó. Một cơ hội lớn nữa đã mất. Và bây giờ chúng ta trầy trật để hội nhập với thế giới và phải trả giá rất đắt. Tôi nghĩ rằng những điều kiện nước Mỹ đưa ra cho Việt Nam ngày hôm nay nó nghiệt ngã hơn rất nhiều lần những điều kiện mà chính phủ Carter đưa ra với VN hồi năm 1977.

Kể lại chuyện đó, tôi không có ý định oán trách ai, tôi mong rằng từ những bài học đó người Việt Nam phải rút kinh nghiệm cho thời gian sắp tới. Phải chống bệnh kiêu ngạo, chống bệnh chủ quan để nắm bắt kịp thời những cơ hội nếu không thì mình trả giá, trả giá và trả giá và sự trả giá đó đồng thời có nghĩa là sự tụt hậu.

Và thưa ông, nếu trong lịch sử gần đây thôi, theo ông ở những giai đoạn nào đáng ra Việt Nam đã có thể đẩy sự phát triển lên rất nhiều?

Nếu năm 1975-1976, theo tôi nghĩ, mà tôi vào Việt Nam ngay từ tháng Năm năm 1975, chúng ta chỉ cần thực hiện 50 phần trăm chính sách như hiện nay thôi thì Việt Nam đã khác lắm rồi. Đó là kinh tế nhiều thành phần, kinh tế thị trường, kinh tế mở với phương Tây, Việt Nam làm bạn với các nước trên thế giới.

Thứ hai, vào những năm 1980, đầu thập niên 80, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế do những sai lầm của chúng ta. Đổi Mới xong còn rất nhiều vấn đề lưỡng lự, nhiều vấn đề phải giải quyết. Đảng viên có được làm kinh tế không? Trời ơi, mười năm bàn chưa xong, đến bây giờ mới quyết định. Trong khi thực tế nó đã diễn ra rồi. Có vào WTO không? Tôi nhớ khi bà Madeleine Albright sang đây và tiếp theo đó là cuộc họp ở Auckland ở New Zealand, lẽ ra VN tham gia cái hiệp định thương mại với Mỹ từ lúc đó thì người Mỹ ký cả mười đầu ngón tay. Nhưng Việt Nam lưỡng lự, không ký và bây giờ phải ký với giá đắt hơn rất nhiều. Đó là điều đáng tiếc.

Và ông có tin là trong 20 năm tới, với cách giải quyết vấn đề như hiện nay, với nền chính sách như hiện nay thì VN có thể ở một vị thế thuận lợi để có thể phát triển nhảy vọt trong 20 năm tới?

Trước hết tôi phải nói rằng, tôi đi rất nhiều nước ở Mỹ, ở Châu Âu, ở Úc, tôi gặp rất nhiều người Việt Nam và họ đưa ra rất nhiều những chủ trương mà tôi thấy khó có thể chấp nhận được. Người Việt Nam khó chấp nhận lắm. Tôi thì sốt ruột và nuối tiếc cho những sự chậm trễ trong nước. Nhưng những chuyên gia nước ngoài đưa ra những gợi ý thì tôi thấy rằng đúng là ngồi ở sa-lông của họ, uống rượu whisky để hoạch định ra những phương án đó thôi chứ ở đây không ai chấp nhận chuyện đó được.


Cái con đường để đổi mới tiếp tục là làm sao tạo ra cho cái quyền lực đó nó có lợi ích trong sự đổi mới tiếp tục. Đó là bài toán.


Tôi nghĩ rằng con đường của nước Việt Nam sẽ là từng bước tiệm tiến đi trong ổn định nhưng chậm không đạt được tốc độ như nhiều người mong muốn. Vì chúng ta không thể ép cái hệ thống lãnh đạo Việt Nam hiện nay phải làm như chúng ta mong muốn. Vả chăng họ cũng có những lý do của họ và không những họ có lý do mà họ còn có quyền lực. Họ quyết định đi ở mức độ ấy.

Còn đứng ở ngoài hô hoán, phải thế này, phải thế kia, nhưng thử hỏi họ có lực lượng gì để áp đặt dân tộc này phải làm như họ muốn? Và cái dân tộc này liệu có nghe theo họ không?. Riêng tôi, tôi cũng cũng chẳng theo họ. Thà chờ đợi cái hệ thống hiện nay nó chuyển biến từng bước, nhưng là những bước tiến lên với tốc độ ngày càng nhanh hơn. Gần đây có thể thấy rõ một số lĩnh vực đã khởi sắc, đáng mừng. Và với tốc độ như thế thì tôi nghĩ rằng có lẽ chúng ta cũng không thể đòi hỏi thêm được. Chúng ta hãy chấp nhận.

Và trong giai đoạn sắp tới thì ông nghĩ là điều gì quan trọng hơn? Sức ép đòi hỏi có bước đi mạnh hơn từ bên trong hay sự thúc ép từ bên ngoài qua sự tham gia của VN vào nền kinh tế thế giới như Tổ chức Thương mại Thế giới?

Thực ra thì cũng không nên phân biệt cái gì là bên ngoài, cái gì là bên trong. Sức ép ở bên ngoài chỉ có ý nghĩa khi nó tạo ra lợi ích ở bên trong. Sức ép ở bên ngoài sẽ thông qua lợi ích ở bên trong buộc những xí nghiệp, những địa phương, những ngành phải chuyển đổi vì lợi ích của chính mình. Đó là tác dụng tích cực của sức ép từ bên ngoài. Ở bên trong điều đang ngại ngần nhất là những quyền lực cũ vẫn còn rơi rớt ở đây đó, cả ở cấp cao nhất tới cấp thấp nhất. Cái quyền lực đó đang là trở ngại cho sự phát triển và chuyển đổi. Rất nhiều cơ sở, rất nhiều lĩnh vực người ta chỉ chấp nhận sự chuyển đổi với điều kiện nó không vi phạm lợi ích của người ta.

Cái con đường để đổi mới tiếp tục là làm sao tạo ra cho cái quyền lực đó nó có lợi ích trong sự đổi mới tiếp tục. Đó là bài toán.

Cái vấn đề hiện nay người ta nói tới nhiều nhất, tôi nghĩ đó là vấn đề tham nhũng. Và một trong những điều người ta phàn nàn là người ta không ngại các quan chức chính phủ có vấn đề tư túi, này kia nhưng trong cái tham nhũng đó phải đẻ ra được những lợi ích, phải làm được những công việc xứng đáng, và điều này đang gây bức xúc. Theo ông, những gì đã tuyên bố, đã thực hiện cho tới nay có giải quyết được tham nhũng không?

Trước hết phải nói rằng những gì đã làm cho tới nay là rất tốt, là đáng khen nhưng chưa đủ. Cách đây 5 năm, 10 năm chắc không thể mơ ước có chuyện đưa một ông thứ trưởng, một ông bộ trưởng ra trước quốc hội, trên báo chí vì những chuyện dây dưa vào tham nhũng, đưa một ông tướng công an lên báo chí, bây giờ việc đó người ta đã làm được. Đó là một bước tiến rất lớn nhưng chưa cơ bản. Để chống tham nhũng phải làm thế nào cái lợi ích và tham nhũng ngược chiều với nhau.

Hiện nay trong nhiều lĩnh vực, lợi ích và tham nhũng thuận chiều. Làm thế thế nào để chúng ngược chiều, do pháp luật và do lương tâm nữa chứ. Đừng nghĩ rằng chỉ dùng pháp luật mà giải quyết được chống tham nhũng. Thời Hồ Chí Minh pháp luật rất sơ sài mà có tham nhũng đâu. Mà thời đó thiếu đói hơn rất nhiều. Có một vấn đề nữa đó là lương tâm. Lương tâm xã hội, lương tâm thời đại đang xuống cấp. Hiện nay xã hội chú ý quá nhiều về mặt pháp luật. Đúng, pháp luật và thể chế là rất cần thiết. Không thể có một quốc gia mà không có pháp luật nhưng cũng không thể có một xã hội mà không có lương tâm. Cái lương tri của xã hội là một khía cạnh rất quan trọng để hướng con người ta đi vào cái thiện. Cái này hiện ở Việt Nam rất yếu.

Trước đây thì nó quá mạnh. Thời kháng chiến chống Pháp, có ai nghĩ tới tham nhũng đâu. Lương tâm rất mạnh. Lương tâm có thể đưa con người vào trước lỗ châu mai, đâm vào xe tăng địch được thì làm sao phải tham nhũng.

Nhưng cái lương tâm đó cũng đừng có quy từng con người một họ có lỗi. Lương tâm đó đã bị một thời kỳ rất dài những thứ đạo đức giả, những thứ khẩu hiệu huyênh hoang làm người ta đổ vỡ về mặt lương tâm, người ta không tin vào cái gì nữa. Nhưng cũng đừng cho người ta làm người ta đổ vỡ về mặt lương tâm, người ta không tin vào cái gì nữa. Và bây giờ phải khôi phục lại. Và cũng đáng mừng là xã hội đang phục hồi. Chẳng hạn trong giáo dục, ý kiến rất nhiều và ý đó đang ngày càng mạnh lên là lương tâm, lương tâm và lương tâm. Đến một ngày nào đó lương tâm sẽ đè bẹp những lợi ích bẩn thỉu. Tôi chắc là điều ấy có thể xảy ra và phải chú ý tới điều ấy


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

42 Trang « < 38 39 40 41 42 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC