Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

42 Trang « < 39 40 41 42 > 

· [ ] ·

 Tham Nhũng, Chính Trị, Dân Chủ, Đổi Mới Ii..., trên giời và dưới biển

NguoiVN
post Jan 1 2007, 04:36 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #401

Irreplaceable Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 3.804
Tham gia từ: 15-October 02
Thành viên thứ: 472

Tiền mặt hiện có : 112.186$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



nước nhà giờ ai cũng đồng ý là trên dưới loại xạ lung tung ben, nói một đằng làm một nẻo. Mấy đồng chí chống cộng ở hải ngoại thì cũng kô hơn gì. Cũng là tập hợp các phần tử hết hạn sử dụng và lung tung xà ngầu mỗi thằng một kiểu kô đâu vào đâu. Dân chủ đa đảng bi giờ là rinh thêm một đống cứt nữa về bỏ trước nhà, 2 đống bự tổ chẳng thúi in lên làm sao các thế hệ 8x, 9x có thể lớn đuoc

nước mỹ có được nhân quyền và một hệ thống luật bảo vệ quyền tự do ngôn luận như hiện nay kô phải đơn giản vì đọc mấy cuốn on liberty bla bla mà là một quá trình đấu tranh dai dẳng của những người thông minh, có tiền của, có đầu óc , có niềm tin vào những giá trị đó
nước mỹ cũng có thời thằng nào nói xấu tổng thống là bị bắt bla bla, chứ kô phải một bước tiến tới trời

em có một thời gian dài nói chuyện với các phần tử phản động trong làng ven, em kô hiểu là thù cộng sản kiểu gì mà phải chơi các Vi xi nhí tàn bạo như vậy, kô biết dc chí Mìn bì giờ bị làm sao rồi, hiện nay là ông xốt
thiệt tình, dân việt có ở đâu cũng lũng củng nội bộ phe đảng đâm chém, đấu đá nhau

phái nào cũng bất tài cả, thôi thì tha cho con cháu nó yên ổn học tập, cải tạo đầu óc để giúp gia đình thoát khỏi đói nghèo đi các bác.


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Black
post Jan 15 2007, 08:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #402

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 11
Tham gia từ: 21-April 06
Thành viên thứ: 2.416

Tiền mặt hiện có : 635$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Mời các bác vào Diễn đàn X-cafe:
(@click here)
Diễn đàn có nét tương đồng Thảo luận bên ttvnol và tất nhiên là không đến nỗi thiếu lửa như forum làng ven. boxing.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
soctettoc
post Feb 2 2007, 05:35 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #403

Elite Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 1.408
Tham gia từ: 30-December 05
Thành viên thứ: 2.234

Tiền mặt hiện có : 246.281$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Chính sách chống tham nhũng mới nè: Điều chuyển ngay cán bộ khi có dấu hiệu tham nhũng

"Ngày 1/2, tại cuộc họp công bố quyết định của Thủ tướng về thành lập Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng, Chánh văn phòng Vũ Tiến Chiến cho biết, những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng sẽ bị thay thế ngay cả khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan chức năng."

Tớ thấy biện pháp này rất chuối. Nghe qua thì có vẻ quyết tâm lắm, nhưng lại không thực sự giải quyết được vấn đề. Nếu một ông sếp nào đấy bị tố cáo tham nhũng, thì ban thanh tra phải đến điều tra, nếu đúng thì đưa ra pháp luật để xử lý nghiêm, sai thì cứ để người ta làm việc tiếp. Vấn đề là ban thanh tra phải công minh, và pháp luật phải nghiêm. Chứ chính sách này có thể dẫn tới 2 hậu quả: một là sếp tham nhũng thật, chưa điều tra gì đã "điều chuyển" sang chỗ khác, hoặc thậm chí thay thế, thì khác nào trốn tội; hai là sếp ko tham nhũng, bên dưới hay xung quanh thiếu gì người ghen tức, viết một cái thư tố cáo, thế là đủ để ông ta mất chức no.gif


--------------------


I try to take one day at a time
but sometimes several days attack me at once


Don't speak
I know what you're thinking



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Feb 3 2007, 08:17 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #404

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Đọc bài của Sóc mới nhớ đến anh Đào Ngọc Dung yêu quý của chúng ta (hy vọng Sóc chưa vào Đảng, còn Đoàn thì chắc chắn rồi dry1.gif ). Anh ý không phải là 'có dấu hiệu' mà là rõ ràng vi phạm pháp luật (quy chế thi cử) thế nhưng chả có bị làm sao cả mà còn được điều chuyển ra phụ trách khối đảng bộ hay đoàn thể gì đó ở nước ngoài sp_ike.gif

Tớ còn biết có bác Phó Tổng Quỹ tín dụng TW bị phốt bật đi một thời gian (điều chuyển) giờ còn làm... to hơn (lại... điều chuyển read.gif )


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Jun 20 2019, 04:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #405

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em câu lại chủ đề này lên để chuẩn bị viết một trả lời tiếp, nhân lúc đang nhàn rỗi

QUOTE(yuyu @ Apr 20 2006, 06:53 AM)
Đọc topic này có thể có một nhận xét chung là lập luận của bác Phó bị rối loạn. Sở dĩ rối loạn vì anh Phó chỉ có một mục đích là biện minh cho chế độ toàn trị hiện hành nên lập luận lươn lẹo, mâu thuẫn nhau, nói tóm lại là rối loạn.
Về chi tiết thì những bài lập luận vạch trần những ngụy biện của bác mà tôi đã viết trước kia, cũng như một số phản biện sắc xảo mà Olypic mới viết trong này đã nói rõ rồi.

Tôi chỉ xin nhấn mạnh mấy ý  sau :
- Quan niệm về Nhà Nước của bác Phó bị rối loạn, mâu thuẫn và lươn lẹo.
Nói chung thì bác có quan niệm xấu và sai lầm về vai trò của nhà nước giống như quan điểm của Marx, Lénine mà các thế hệ học sinh Việt  Nam từng bị bị nhồi sọ, nghĩa là quan điểm Nhà Nước là bạo lực, là công cụ đàn áp giai cấp. Quan điểm này sai lầm bởi nó phiến diện, nó chỉ phản ánh được một mặt, một giai đoạn nào đó của Nhà Nước trong lịch sử xã hội loài người, chứ nó không phản ánh đúng được bản chất thực sự, vai trò thực sực của nhà nước ( Phiến diện, cực đoan là một trong những sai lầm cơ bản của học thuyết Mác-Lê).
Thực chất thì ban đầu Nhà Nước sinh ra để phục vụ nhu cầu của xã hội con người, tức là phục vụ nhân dân. Do đó bản chất của Nhà Nước là Tốt. Nhưng trong quá trình phát triển phức tạp của xã hội, nhà nước đã dần dần bị một hoặc một nhóm cá nhân hoặc một tập đoàn người chiếm đoạt, thao túng ....do đó vai trò của nhà nước, trong một số thời kỳ lịch sử và ở một số nơi nhất định, trở thành một công cụ bạo lực để bảo vệ quyền lợi của một nhóm người này, đàn áp một nhóm người khác.
Cũng do đó có nhiều lý thuyết, nhiều cuộc cách mạng xảy ra nhắm sửa chữa những khuyết điểm này của nhà nước, ngõ hầu làm cho Nhà Nước trở lại đúng với vai trò tốt đẹp đích thực của nó là sinh ra để phục vụ nhu cầu của nhân dân ( đây cũng chính là Lý Tưởng Dân Chủ mà tôi sẽ nói sau ).
Chỉ duy nhất có học thuyết Marx và đồ đệ của ông cho rằng bản chất của Nhà Nước là Xấu và không thể cải sửa được, cho nên tư tưởng Marxism đi đến chỗ cực đoan là xoá bỏ Nhà Nước, xây dựng một xã hội Utopia không nhà nước, không giai cấp....
Bao giờ đi đến đó thì không ai biết, nhưng trong giai đoạn " quá độ" , Marx và đồ đệ trao chính quyền vào tay giai cấp vô sản, mà các vị này tin rằng bản chất là Tốt bẩm sinh và Tốt vĩnh viễn, dẫn đến đại họa cho nhân loại, khiến cho hậu thế gọi Marx là "con quái vật" và Lê Nin bị so sánh với trùm khủng bố Ben Laden.... Những điều này quá rõ, chúng ta không cần bàn nữa.

Tuy nhiên, nếu chấp nhận bản chất Nhà Nước là Tốt và nếu hiện tại nó Xấu, thì có thể cải sửa để trở thành Tốt được, thì ra một nhẽ.

Hoặc nếu chấp nhận bản chất Nhà Nước là Xấu và không thể cải sửa được, phải xoá bỏ, thì cũng ra một nhẽ.

Đằng này, lập luận của bác Phó là lươn lẹo giữa 2 quan điểm đó.

1/ Khi bàn về mối quan hệ giữa Nhà Nước và Xã Hội Dân Sự, anh Phó đánh đồng vai trò tương đương nhau giữa 2 phạm trù này, bằng cách đưa ra quan điểm " tương sinh - tương khắc ".
Thực ra không có chuyện tương đương. Nhà Nước chỉ là nô bộc của Nhân Dân. Nhà Nước sinh ra để phục vụ nhu cầu của Nhân Dân. Ngoài ra không có nhiệm vụ nào khác.
Nghĩa là phải lấy Nhân Dân làm nền tảng. Nếu Nhà Nước nào không phục vụ được nhân dân thì dẹp nhà nước đó, để tạo ra nhà nước khác.
Nói cách khác Nhân Dân là Mục Đích, Nhà Nước chỉ là Phương Tiện. Người ta có thể thay Nhà Nước như thay áo, nhưng không thể thay Nhân Dân được, dù chỉ một lần.

Do đó không làm gì có chuyện " tương sinh-tương khắc", để rồi lập lờ " đôi khi xã hội dân sự làm yếu nhà nước " hoặc " không có xã hội dân sự nào tồn tại thiếu nhà nước ", dẫn đến đổi trắng thay đen là "Nhà Nước là Mục Đích sống còn ". "Phải bảo vệ Nhà Nước, dù có phải Hy Sinh Nhân Dân ".
Khỏi phải nói, ngụy biện đánh đồng tương đương vai trò " Nhà Nước - Nhân Dân " rõ ràng che dấu ý đồ đằng sau, nhằm biện minh cho chế độ Độc Tài hiện nay, chống lại phong trào Dân Chủ Hoá chế độ.
2/ Tuy nhiên, khi nói về Lịch Sử Việt Nam thế kỷ 20, anh Phó lại có quan điểm NHân Dân trên hết một cách đáng ngạc nhiên. Đó là khi anh nói về " công lao giành Độc Lập của Đảng cộng sản Việt Nam ".
Đây là chỗ lươn lẹo về lập luận.
Nếu coi Nhà Nước là mục đích , Xã Hội Dân Sự chỉ là phụ thuộc và phải có nhiệm vụ làm nhà nước vững mạnh ( nếu không thì dẹp xã hội dân sự ) thì tại sao lại kể công đảng ta dẹp nhà nước Thực Dân ?
Đối với Xã Hội Dân Sự, đối với Nhân Dân thì Nhà Nước Thực Dân và Nhà Nước cộng sản có gì khác nhau ? có lẽ chỉ có sự khác nhau về mầu da, mầu tóc, mầu mắt quan cai trị, chứ còn đối với họ, bọn quan lại nào cũng vẫn là giai cấp thống trị và thậm chí bọn thống trị Thực Dân còn tốt hơn bọn thống trị Cộng Sản vì chúng còn để nhân dân ta có nhiều quyền tự do hơn và tất nhiên chúng không gian ác bằng....?

Tất nhiên không thể lập luận như trên được !
Nhất định chúng ta phải công nhân một Lẽ Phải là Nhân Dân là Chủ. Nhà Nước chỉ là Nô Bộc của họ. Nhân Dân có quyền thay đổi Nhà Nước, giành lấy Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ.  Đó là Chân Lý không ai có thể phủ nhận được.

Vậy tại sao anh Phó lại đánh đồng vai trò Nhà Nước - Nhân Dân bằng lập luận " tương sinh - tương khắc " ở phần 1 ?
Đấy rõ ràng là một sự lươn lẹo.
Sự lươn lẹo này chỉ nhằm một mục đích duy nhất là biện minh cho tính chính đáng và sự tồn tại của chế độcĐộc Tài hiện nay.
Khi chế độ này chưa nắm quyền thì anh coi việc lật đổ chế độ cũ là một việc làm chính đáng, thậm chí là công lao. Nhưng khi chế độ này đã nắm quyền rồi, thì anh lại cho rằng mọi đòi hỏi Dân Chủ Hoá ( chưa nói lật đổ, mới chỉ hơi động chạm đến sự độc quyền ) anh lại cho rằng Nhân Dân phải hy sinh quyền lợi của mình cho Nhà Nước ?.

Rõ ràng ở đây ta thấy nếu Nhà Nước ta là Tốt là có công lao giành Độc Lập cho dân tộc, cho đất nước thì không có lý gì lại không mang lại Tự Do, Dân Chủ cho Nhân Dân.
Nhược bằng nếu Nhà Nước ta là Xấu, là một bọn lưu manh, lừa đảo, lợi dụng chiêu bài giành Độc Lập và khát vọng Tự  Do của Nhân Dân, để độc cướp chính quyền, thì lại càng không có lý do gì để biện minh và chống lại phong trào Dân Chủ Hoá.

Vì thế tôi mới bảo lập luận của bác Phó là rối loạn.
*




--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Jun 20 2019, 04:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #406

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Quote nốt cả đoạn này cho đủ tư liệu

QUOTE(yuyu @ Apr 20 2006, 07:59 AM)
Một trong những điều tâm đắc mà bác Phó thường nhai đi nhai lại dạo gần đây, ( và các bộ óc tha hoá trí tuệ có lẽ cũng khoái trá )  trong lúc đuối lý, khi biện minh cho chế độ độc tài, đó là quan điểm "Dân Chủ chỉ là phương tiện ". Điều này dẫu không bác bỏ được Dân Chủ, thì ít ra cũng hạ thấp vai trò của Dân Chủ và mở đường lươn lẹo, để khi bí có thể vứt " phương tiện " này đi !

Trước hết Phương Tiện và Mục Đích chỉ có tính tương đối. Tuỳ không gian, thời gian, tuỳ người mà cùng một thứ có thể lúc này, chỗ này, người này là Phương Tiện, nhưng ở lúc khác, chỗ khác, người khác, lại là Mục Đích. Hoặc cũng có thể cùng một thứ, vừa là Mục Đích vừa là PHương Tiện.
Ví dụ " Xe Hơi, Nhà Lầu ", đã từ cả trăm năm trước và cho đến nay vẫn là Mục Đích cuộc đời của rất nhiều người Việt. Mặc dù, rõ ràng nó chỉ là một phương tiện. Ngoài ra đối với một số khác, nó vừa là Phương Tiện vừa là Mục Đích. Khi một Phương Tiện có giá trị rất cao, hoặc là cái đích tột cùng, dĩ nhiên nó cũng là Mục Đích.

Dân Chủ cũng vậy.

Tuy nhiên ở đây tôi không nói về tính tương đối của Phương Tiện và Mục Đích. Ở đây tôi muốn nói đến một sự nhầm lẫn về ngôn từ và khái niệm.

- Trước hết khái niệm "Dân Chủ - Démocratie " là một Danh Từ xuất xứ từ tiếng Hy Lạp Demokratia, mà chiết tự ra có nghĩa là " Quyền Lực Nhân Dân".
Đây là một Lý Tưởng, tức là một Mục Đích của xã hội Loài Người từ rất lâu đời.
- Còn "Chế Độ Dân Chủ - Régime Democrate " chữ Dân Chủ dùng như một trạng từ hay tính từ, thì là một thể chế chính trị, là những cơ cấu, tổ chức xã hội,  tức là những phương tiện  Phương Tiện để thực hiện Mục Đích Dân Chủ hay lý tưởng " Quyền Lực Nhân Dân ".

Khi lẫn lộn giữa Lý Tưởng Dân Chủ và Phương Tiện Nhà Nước Dân Chủ là không hiểu rõ thấu đáo ý nghĩa của khái niệm này hoặc cố tình lẫn lộn nhắm mục đích hạ thấp vai trò của Dân Chủ, biện minh cho sự tồn tại của chế độ Độc Tài.

1/ Vì sao Dân Chủ là một Lý Tưởng ?
Trước hết, mọi người đều công nhận Tự Do là một chân lý, một lý tưởng của con người. Tuy nhiên Tự Do không chỉ có ở con người mà còn có ở con vật. Tự Do là một đặc ân bẩm sinh mà Thượng Đế đã ban cho Chúng Sinh.
Nhưng nếu chỉ có Tự Do thuần tuý, tuyệt đối, thì điều đó sẽ dẫn đến mất Tự Do, vì đó là thứ Tự Do "mạnh được yếu thua ", thứ Tự Do " Cá lớn nuốt cá bé "...Tóm lại đó là thứ Tự Do " Luật Rừng ", nghĩa là thứ Tự Do chỉ có lợi cho những kẻ mạnh để tước đoạt tự do của những kẻ yếu.
Con Người đã thoát khỏi thế giới Con Vật, dĩ nhiên không thể chấp nhận một lý tưởng Tự Do " Luật Rừng " như vậy. Do đó hình thành một Lý Tưởng cao hơn, đó chính là Dân Chủ.
Dân Chủ chính là Lý Tưởng Tự Do ở mức độ cao nhất, văn minh nhất.
Dân Chủ là một sản phẩm Nhân Tạo. Dĩ nhiên Dân Chủ - từ nghĩa gốc của nó là "Quyền Lực Nhân Dân " là một Lý Tưởng đã xuất hiện từ khi con người sống thành xã hội có tổ chức đủ về số lượng và chất lượng để hình thành một Nhân Dân, một Nhà Nước và một Quốc Gia - nghĩa là có từ rất lâu đời.
Lý tưởng này hình thành một cách rất tự nhiên, bởi vì trong quá trình thoát thai khỏi loài vật, con người phải sống tập trung thành một xã hội đủ đông về số lượng để hình thành một Nhân Dân trước hết, rồi do nhu cầu, người ta mới thành lập Nhà Nước và sau cùng hình thành một Quốc Gia.
Do đó Nhân Dân bao giờ cũng là nền tảng của một Quốc Gia và Nhà Nước chỉ là một cơ chế sinh ra theo nhu cầu của Nhân Dân.
Đã từng có những thời kỳ rất dài trong lịch sử có Nhân Dân mà không có Nhà Nước. Đó là thời Tiền Sử. Ngược lại sau này có những "Chính Phủ Lưu Vong" , nghĩa là một Nhà Nước không Nhân Dân. Nhưng rõ ràng nếu Nhà Nước này không đại diện thực sự cho quyền lợi của một Nhân Dân nào đó, thì đó chỉ là một Nhà Nước Ma, Nhà Nước Ngụy, một cái xác không hồn.

Vì thế "Quyền Lực thuộc về Nhân Dân " nghĩa là Dân Chủ là một Lý Tưởng đã có từ rất lâu đời, từ khi mới hình thành Nhà Nước. Nó chỉ bị biến dạng đi, bị thao túng, lợi dụng sau này, khi chính trị đã trở thành một nghề mang lại nhiều lợi lộc và Quyền Lực trở thành niềm đam mê của một số người. Dân Chủ vì thế chẳng có gì mới, trái lại chỉ là sự phục hồi một lý tưởng xưa cũ, phục hồi bản chất tốt đẹp vốn có của Nhà Nước khi mới hình thành ở buổi bình minh của lịch sử.
2/ Dân Chủ không phải chỉ là sản phẩm của phương Tây.
Mặc dù thực tế là chế độ Dân Chủ thô sơ đã hình thành ở Hy Lạp Cổ Đại từ thế kỷ V trước CN và chế độ Dân Chủ hiện đại được xây dựng ở phương Tây từ cuối thế kỷ 18, nhưng đó không phải là đặc sản phương Tây.
Trước hết, nếu tính về niên đại thì có thể nói chế độ Dân Chủ thô sơ đã hình thành trước tiên ở Trung Quốc và có ghi chép rõ ràng niên đại trong lịch sử, đó là vào năm 841 trước công nguyên, dưới thời Chu Lệ Vương. Lúc đó vì vua Lệ Vương hoang dâm vô đạo, nên nhân dân Tây Chu đã nổi loạn, chiếm cung điện, đuổi nhà vua và điều chưa từng có trong lịch sử đến lúc đó là họ đã bầu một người tên Cộng Bá Hoà lên làm "Giám Quốc", tức nguyên thủ quốc gia, nhưng vị này không xưng vương. Vì thế chế độ đặc biệt, không có vua, kéo dài 22 năm này, các sử gia thời cổ không biết gọi là gì đã phải lấy tên riêng của vị giám quốc mà gọi là "Chế Độ Cộng Hoà ".  Sau này, từ tên riêng Cộng Hoà đã trở thành danh từ chung để dịch từ République vì Montesquieu lần đầu tiên định nghĩa là " chế độ République là chế độ mà chủ quyền thuộc về nhân dân ".

Tất nhiên "chế độ Cộng Hoà "chỉ là một biến cố ngẫu nhiên trong lịch sử. Một vị nguyên thu quốc gia được nhân dân bầu lên một cách tự phát lúc đó, chứ chưa có một lý luận hay học thuyết nào về Dân Chủ.
Tuy nhiên người đầu tiên trên thế giới nêu lên những luận điểm cơ bản về Dân Chủ cũng không phải một triết gia Tây phương mà chính là Khổng Tử và đồ đệ của Ngài là Mạnh Tử.
Có thể nói Học Thuyết Khổng Tử xây dựng trên nền tảng một chữ Nhân.
Đó là một chân lý. Con Người phải là trung tâm điểm, là nền tảng của mọi học thuyết tư tưởng của mình chứ không thể là ai khác hay cái gì khác. Điều này cũng tương tự như tư tưởng humanisme của Hy Lạp Cổ Đại.
Chính từ tư tưởng Nhân Bản chủ đạo này mà Khổng Tử lần đầu tiên phát ngôn một chân lý bất hủ " Dân Vi Bang Bản " ( Dân là Gốc của Nước ).
Phải có Người mới có Dân, phải có Dân mới có Nước, phải có Dân, có Nước mới có Vua.
Đó chính là những nguyên tắc cơ bản của Lý Tưởng Dân Chủ thô sơ.
Sau này trên nền tảng cơ bản đó, Mạnh Tử tuyên bố rõ ràng hơn trong câu nói nổi tiếng :
" Dân Vi Quí, Xã Tắc thứ chi, Quân Vi Khinh " ( Dân là quí, xã tắc là thứ yếu, vua là thường )

Mạnh Tử không những đề cao vai trò Nhân Dân, coi thường vai trò của Vua, mà còn tán thành việc Nhân Dân thể hiện quyền lực của mình trong việc phế truất, loại trừ những hôn quân vô đạo. Sách Mạnh tử có chép đoạn khi vua Tuyên Vương hỏi ngài về việc " bề tôi giết vua Trụ....ngài đáp không có chuyện giết vua, chỉ có chuyện giết một kẻ tàn tặc "
Do đó có thể nói Khổng, Mạnh chính là 2 nhà tư tưởng đầu tiên của nhân loại đã phát biểu những nguyên lý nền tảng của một chế độ Dân Chủ, đó là " Nhân Dân là gốc và là cao quí, trên mọi thể chế chính trị " và "Quyền Lực thuộc về Nhân Dân ".
Đó cũng chính là ý nghĩa của danh từ Hy Lạp Demokratia mà sau này đã trở nên phổ biến toàn thế giới:  Dân Chủ - Democracy, Démocratie, v.v....

Sau này, trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm. Lý Tưởng Dân chủ thực sự được hoàn thiện từ cơ sở triết học, xã hội học, chính trị học,  kể từ phong trào Phục Hưng -Renaissance, thế kỷ 15,16 và nhất là phong trào Khai Sáng, thế kỷ 17, 18 với những tên tuổi đi vào lịch sử như Montesquieu với "Tinh Thần Luật Pháp" , Rouseau với "Khế Ước Xã Hội " và nhất là cách mạng Pháp 1789 với " Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền "  và Jeffeson với "Tuyên Ngôn Độc Lập " 1776, với những chân lý bất hủ có giá phổ quá toàn nhân loại như Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái và các Quyền Tự Do Cơ Bản v.v...nền tảng của các giá trị Dân Chủ Tây Phương, cũng tức là của Nhân Loại.
Sau này Abraham Lincohn đã tuyên bố một lý tưởng bất hủ có thể nói tiêu chuẩn của mọi chế độ Dân Chủ, đó là một "Nhà Nước của Dân, Do Dân, và Vì Dân ".

Các chế độ Cộng Sản Stalin sau này, dù thật hay giả,  cũng lấy Dân Chủ làm Mục Đích. Thậm chí các chế độ Quốc Xã Hitler hay Khmer Đỏ Polpot cũng lấy tiêu chí là Dân Chủ.
Ngay nước ta, sau CM-8-1945 cũng lấy quốc hiệu là Dân Chủ-Cộng Hoà và ngày nay đảng ta vẫn lấy mục đích là 12 chữ vàng " Dân giàu, Nước Mạnh, Xã Hội Công Bằng, Dân Chủ, Văn Minh ".
Điều này thực ra chủ tịch Hồ Chính Minh đã nêu ngắn gọn và súc tích, mạnh mẽ hơn, trong Di Chúc của mình, viết rõ Mục Đích cuối cùng của chính thể Việt Nam phải là xây dựng một đất nước " Dân Chủ và Giàu Mạnh "...
Điều đó chứng tỏ
Dù Đông hay Tây, dù cổ hay kim, Dân Chủ là một Lý Tưởng đã có từ rất lâu đời và phổ biến trên toàn thế  giới.
Dân Chủ cũng là Mục Tiêu của hầu hết các quốc gia, nếu không muốn nói là của tất cả các quốc gia trên thế giới ngày nay. Nhiều nước còn lấy Dân chủ làm Quốc Hiệu hoặc khẩu hiệu, tiêu chí để phấn đấu.

Tất nhiên để đạt đến lý tưởng " Nhân Dân Làm Chủ " cần phải có Phương Tiện, cơ chế. Đó chính là chế độ Dân Chủ mà nói đúng hơn là Dân Chủ - Pháp Trị, đó cũng chính là mô hình mà nhiều nước trên thế giới đi theo, từ những nước tiên tiến nhất như Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản ....đến những nước lạc hậu nhất như Cambodia, Afghanistan....

Đó chính là mô hình chính trị đa nguyên - đa đảng - một trong những điều kiện tối cần để có một chế độ dân chủ, để thực hiện lý tưởng Dân Chủ " Quyền Lực Dân Dân ".
Ngoài ra , tuyệt nhiên không có một mô hình nào khác, khả dĩ thực thi được lý tưởng " Quyền Lực Nhân Dân ".
*




--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Jun 20 2019, 04:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #407

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em viết bài này để bàn về lý thuyết tổ chức nhà nước và các đảng phái chính trị.

Như chúng ta đã biết, buổi bình minh của loài người thì chưa có nhà nước. Lúc đấy mỗi một cộng đồng chỉ có một người đứng đầu, có thể gọi là tù trưởng, rồi tiến bộ hơn nữa thì là vua. Theo như cách nhìn hiện nay, thì mọi xã hội đều bắt đầu bằng chế độ độc tài. Dưới chế độ này thì cuộc sống của toàn dân phụ thuộc vào ý chí cá nhân của một người. Nếu người đó tốt, thì dân chúng được hưởng lợi, còn người đó xấu thì kết quả sẽ ngược lại. Ưu điểm của chế độ này là tính đơn giản và hiệu quả, định quyết việc gì là quyết rất nhanh, không phải bàn cãi hay bầu bán lằng nhằng. Nhược điểm là xui nhiều hơn hên, vì người đứng đầu dễ vớ phải ông lởm khởm hơn là người tốt. Có thể nhìn lại lịch sử để thấy không thiếu tấm gương minh quân hiền vương, nhưng cũng rất nhiều bạo chúa tàn ác, hoặc những ông bất tài...

Sau đó, khi xã hội phát triển, người ta dần nhận ra ưu tiên lớn nhất của xã hội là đem lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân, đúng như lý thuyết dân chủ mà bác yuyu đã nêu trên. Vì vậy, một thể chế thứ hai được phát triển, gọi là thể chế cộng hòa, tức là quyền lực của đất nước sẽ nằm trong tay một nhóm người, thay vì 1 người độc tài như trước. Nhóm người này sẽ do nhân dân bầu ra để đại diện cho mình, cốt để lấy trung bình cộng cái sự tốt xấu của nhiều người thay cho tính hên xui của 1 người lãnh đạo duy nhất. Tuy nhiên, vì xã hội có nhiều nhóm người, có những quan điểm khác nhau trong việc mưu cầu hạnh phúc, nên lại phải sinh ra các đảng phái chính trị. Đó là những tổ chức đại diện cho những tầng lớp hoặc hội nhóm khác nhau trong xã hội, để tiến đến vị trí lãnh đạo đất nước. Mỗi đảng sẽ đại diện cho một nhóm người khác nhau, tuyên bố cương lĩnh hành động... và tùy từng lúc sẽ có quyền ít nhiều trong "ban lãnh đạo" đất nước khác nhau.

Trong số các đảng phái chính trị, có một đảng mà chúng ta thường quan tâm bàn luận nhiều nhất, đó là đảng Cộng Sản. Đảng này có nhiều tính chất khá khác biệt với các đảng còn lại như sau:

1- Luôn yêu cầu được độc tài lãnh đạo đất nước (chuyên chính vô sản). Thay vì độc tài cá nhân thì đây là hình thức độc tài tập đoàn, của một nhóm người.
2- Không bao giờ thắng cử thông qua một cuộc bầu cử dân chủ, mà đảng CS sẽ lên lãnh đạo bằng cách dùng bạo lực
3- Kinh phí hoạt động của đảng CS thực sự là một dấu hỏi, vì đảng CS đại diện cho công nhân, thì chẳng nhẽ công nhân bỏ tiền ra góp cho đảng làm kinh phí?

Em sẽ bàn tiếp trong bài viết sau


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Jun 20 2019, 05:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #408

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(tiếp)

Do được độc tài, nên khi lên lãnh đạo đất nước, thì đảng CS cũng có những ưu điểm của chế độ độc tài đã nói ở trên:

- Nếu định tiến hành chiến tranh, thì sẽ tiến hành vô cùng mạnh mẽ
- Nếu định phát triển khoa học quân sự, thì sẽ phát triển vượt bậc (thí dụ Triều Tiên)
- Nếu định phát triển kinh tế, thì sẽ phát triển như vũ bão (thí dụ Trung Quốc). Nhiều nhà kinh tế tư bản rất ngạc nhiên khi dưới chế độ CS ở TQ mà đất nước lại có sự phát triển kinh tế thần kì như vậy. Không hề có một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, nhưng chỉ cần có quyết tâm chính trị, thì toàn xã hội sẽ hoạt động theo đúng guồng quay mà đảng CS đề ra.

Vậy đến đây, nhiều người sẽ hỏi là liệu chế độ CS có đem lại hạnh phúc cho nhân dân hay không? Câu trả lời cũng không nằm ngoài lý thuyết độc tài mà em đã nhắc tới ở bài trước: vẫn là sự hên xui. Nếu tập đoàn lãnh đạo là tốt, thì đất nước sẽ phát triển theo hướng tốt, và nếu tập đoàn là xấu thì theo chiều ngược lại.

Nhìn chung thì một xã hội phải phụ thuộc vào ý chí của một cá nhân hay một nhóm các cá nhân là rất rủi ro. Muốn có dân chủ, tức là quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, cuộc sống của dân thế nào là do dân quyết định, thì nhà nước phải là pháp quyền. Khi đó, toàn bộ xã hội sẽ hoạt động một cách tự động theo pháp luật, chứ không phải theo cảm xúc của những người có quyền. Đảng CS lãnh đạo là không thích hợp trong trường hợp này.


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 20 2019, 06:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #409

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root,
Tôi còn không nhớ là có chủ đề này, và tất nhiên không còn nhớ mình đã nói những gì. Nên cứ bình luận ở đây, coi như là ý của tôi vào thời điểm hiện tại. Nhưng tôi không nghĩ là tôi sẽ nói ngược lại những điều đã viết từ trước, có lẽ ý tưởng chỉ rõ ràng hơn tôi.
Rất gần đây thôi, khi tôi về VN chơi, ngồi tán phét, cũng có người nói với tôi rằng, chế độ một đảng như ở VN là không phù hợp, chỉ một hai đại hội nữa thôi là ta sẽ có một chế độ kiểu đa đảng như Mỹ vì nó là tiến bộ xã hội, dân chủ bla bla gì đó. Đây là một người đã về hưu, hoàn toàn làm cho nhà nước , chứ không phải là lề trái có nòi.. điều đó phản ánh một điều là xu hướng nhận thức này rất lớn trong xã hội. Nó có thể coi là phản ứng của xã hội với những tiêu cực mà người ta gặp phải, nó cũng là sự thể hiện của mốt suy nghĩ đương đại, giống như vào thập niên 60 của thế kỷ trước, thì mốt suy nghĩ là cộng đồng tập thể..
Cái bí hiểm của cái nhận thức này là phải hiểu dân chủ là gì, và quan trọng nhất là nó thể hiện trong thực tế thế nào, chứ không phải là định nghĩa của nó trong sách. Vì hiểu nhầm điều này mà người ta hay quy cho các nước phương Tây là dân có quyền, thực ra điều đó là sai. Ở các nước phương Tây, tức là ở những nước có thể coi là dân chủ điển hình quyền lực nhà nước nằm trong tay các nhóm độc quyền, tài phiệt xuất phát từ giai cấp tư sản, vào thời điểm hiện tại đặc biệt là tư bản tài chính. Giai cấp tư sản là giai cấp sở hữu công cụ sản xuất. Dân chủ ở phương Tây là hình thức chê dấu đi cái sự độc quyền này, qua lá phiếu bầu của dân. Và điều này cũng mới có từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Trong khi chủ nghĩa tư bản đã tồn tại cả 500 năm.
Việc phổ thông đầu phiếu này có được là do họ có thể “manipulate” dư luận, và mặc dù thế, nó vẫn có những cơ cấu cứng của nhà nước thâm sâu để chỉnh lý những “sai sót” khi hệ thống bầu cử của nó không đi theo đúng đường.
Với tôi chế độ đại nghị tư sản trong thực chất là chuyên chính của giai cấp tư sản, không có gì khác. Trong trường hợp chế độ của nó không bị đe doạ, thì nó dân chủ. Khi bị đe doạ cho sự sống còn thì nó thành phát xít.
Như vậy nói một nhà nước phương Tây là một nhà nước của toàn dân, quyền dân là hoàn toàn không phải.
Khi một người VN sang gặp một chế độ xã hội như ở phương Tây, thì do trực giác, do không nghiên cứu thâm sâu xã hội của nó, cơ cấu quyền lực của nó, lập tức bập vào tuyên truyền ..thì nó mới ra thế. Và tất nhiên media phương Tây đóng góp một phần lớn vào điều này.
Tất nhiên, người ta không thể không phủ nhận sự phát triển của các xã hội này, sự tuân thủ pháp luật của nó..v..v.. và tất cả những điều này được gán cho hình thái nhà nước “đại nghị đa nguyên đa đảng” tạo ra. Trong khi trong thực tế, nó là hệ quả của một quá trình công nghiệp hoá lâu đời, một phần là sự bóc lột của nó trên thế giới trong quá khứ, cũng như là sự đấu tranh của người lao động từ hàng trăm năm nay.. mà hình thái nhà nước hiện tại của nó là hệ quả, không phải là nguyên nhân. Nói cách khác, ở VN nếu muốn có hình thái nhà nước này, thì nó phải có cấu trúc xã hội như một nước phương Tây, một truyền thống văn hoá như phương Tây, ..v..v..Còn nếu không có những điều đó, thì không thể ứng dụng được.
Điều quan trọng nữa là không những VN không có những điều kiện này, mà còn vì phương Tây sử dụng nó như một phương tiện can thiệp. Giống như đạo Thiên chúa được sử dụng như lá bài tự do tôn giáo thời thế kỷ XIX, trong khi người ta đều thấy rõ bây giờ là đạo Thiên chúa không hơn gì đạo phật, đã tồn tại từ trước và không có gì là kém hơn. Chính việc sử dụng “dân chủ” để can thiệp này càng bóp méo hệ thống chính trị này khi nó được xuất khẩu sang các nước ngoài phương Tây.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 20 2019, 08:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #410

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Không biết tôi đã nói chuyện này chưa, nhưng nếu đã nói rồi thì nhắc lại vậy. Vì tôi ở Pháp mà lại không mấy mặn mà lắm với cái thể chế đa nguyên đa đảng mà nước Pháp là một điển hình, vậy thì phải nói thế nào về sự mâu thuẫn này.
Trong thực tế. Tôi là người bảo vệ thể chế đa nguyên đa đảng ở Pháp, và chỉ ở Pháp thôi. Tại sao ? vì với tôi đa nguyên đa đảng không phải là giá trị tuyệt đối mà toàn thể loài người phải hướng tới, nó chỉ là một cách thức quản lý xã hội trong một nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở một giai đoạn nhất định trong văn hoá phương Tây. Nước Pháp đã tạo ra giá trị này trên cơ sở lịch sử văn hoá sự phát triển của họ, không phải bị ai áp đặt, hay lề trái bán nước buôn vào. Thể chế này gắn liền với nước Pháp, người Pháp như CNXH và Đảng cộng sản với dân tộc VN. Chính vì thế mà tôi ủng hộ nó ở Pháp. Nhưng tôi không ủng hộ việc mang nó đi rao giảng, cưỡng ép ở nơi khác.
Nếu có một giá trị cơ bản đúng cho cả loại người, điều đó có lẽ là chủ nghĩa xã hội. Nhưng ngay cả trong trường hợp này tôi cũng không nghĩ là các phỏm (forme) của chủ nghĩa xã hội ở mọi nơi mọi chỗ phải giống nhau về hình thức. Hình thức của nó lại phụ thuộc vào lịch sử, văn hoá từng nơi.
Với VN, hình thái nhà nước hiện tại hoàn toàn phù hợp với lịch sử văn hoá điều kiện phát triển của VN. Với tôi, điều này còn là lợi thế của VN so với các nước thuộc thế giới thứ 3 khác. Nói cách khác, chế độ một đảng như ở VN phù hợp với các nước đang phát triển hơn là thể chế đa nguyên đa đảng của phương Tây. Đáng tiếc rằng đa số các nước Á-Phi-Mỹ la tinh khác bị chi phối phải dùng cái hệ thống đa đảng này.
Khi tôi nói phù hợp không có nghĩa là thể chế là tuyệt hảo không phải làm cái gì. Vì bất cứ thể chế nào cũng phát triển theo cái lô gíc của nó, trong khuôn khổ của nó. Đa nguyên đa đảng của phương Tây hay chế độ một đảng ở VN cũng vậy, vì nó phải cập nhật. Và điều đó diễn ra trước mắt ta. Nhưng không có chuyện đa nguyên đa đảng đưa vào VN sẽ chữa được những thiếu sót của hệ thống một đảng VN, mà nó sẽ còn làm trầm trọng thêm, nát bét thêm, vì đưa thêm nhiều căn bệnh khác mà hệ thống một đảng khắc chế được nó.
Hiện nay, có thể nói một cách buồn cười rằng, chưa chắc hệ thống nhất đảng sẽ phát triển thành đa đảng, mà ngược lại có khi hệ thống đa đảng sẽ chuyển dần sang phỏm một đảng. Tất nhiên trong trường hợp này, ở phương Tây nó vẫn là đảng của giai cấp tư sản. Tại sao ? Đây chính là do toàn cầu hoá.
Trước khi có toàn cầu hoá, mỗi nước, nếu độc lập thật sự (đây là trường hợp của các nước phương Tây phát triển), thì mỗi nước hoạt động như một hệ thống khép kín, phát triển do đấu đá lẫn nhau trong nội tại xã hội mà ra. Trong trường hợp đó đa đảng phản ánh, cấu trúc các lực lượng quyền lực trong xã hội kín đó. Nhưng trong trường hợp xã hội mở, toàn cầu hoá, thì mâu thuẫn nội tại giữa các nhóm tư bản nội địa vẫn nhỏ hơn mâu thuẫn của chúng với các nhóm tư bản ở các nước khác. Từ đó dẫn tới phải thống nhất lực lượng. Cái đế để cho đa đảng hoạt động không còn nữa. Ta có thể nhìn thấy điều này ngay ở Mỹ, với việc Trump làm tổng thống. Trump thực ra không thuộc đảng nào, ông ta ghi tên vào đảng cộng hoà chỉ để lợi dung cơ chế lưỡng đảng của Mỹ mà thôi.
Ở Pháp hiện tại cũng có khủng hoảng về vấn đề “đa đảng” này. Vì trong thực tế những đảng “được phép cầm quyền”, chúng đều giống nhau, giống như kiểu một bát phở có hành hay không có hành. Sự khác nhau này thực sự không còn là khác nhau mà chỉ còn là thuật marketing.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

42 Trang « < 39 40 41 42 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC