Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang  1 2 3 > 

· [ ] ·

 The War Phim Tài Liệu Nhiều Tập Của Mỹ, Cái nhìn của Mỹ về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu n

Phó Thường Nhân
post Sep 22 2017, 05:45 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Mất 3 buổi tối ngồi xem 9 tập phim truyền hình của Mỹ về “chiến tranh VN”, gọi theo cách của Mỹ. Còn đối với tôi, thì cuộc chiến tranh này vẫn là “kháng chiến chống Mỹ”, bất luận cả thế giới media phương Tây chỉ gọi nó là chiến tranh VN. Cùng một cuộc chiến, nhưng tên gọi khác nhau, cũng thể hiện cách nhìn nhận khác nhau. Cách gọi “chiến tranh VN” xoá nhoà đi điều quan trọng nhất của cuộc chiến, đó là nạn nhân là ai, chính nghĩa ở bên nào. Với cách gọi “chiến tranh VN”, người ta đã đánh đồng nạn nhân và kẻ xâm lược, rồi đi tới một nhận thức chung chung là “chiến tranh là man rợ, ai cũng là nạn nhân”, xa vào cái nguyên lý vớ vẩn kiểu như “vào chùa không dám đánh con muỗi vì là sát sinh, theo tư duy phật giáo, để rồi bị truyền bệnh sốt xuất huyết”. Với tôi, chiến tranh là điều bị bắt buộc, không ai muốn. Nhưng cũng chính vì thế không thể có sự lẫn lộn giữa kẻ xâm lược và người bị xâm lược.
Hãy tưởng tượng, trong tương lai, VN bị TQ bành trướng tiến đánh, thì các bác đang nỉ non theo cách nhìn lịch sử Mỹ, có đồng ý là VN và TQ đều là nạn nhân của “chiến tranh tàn ác” không. Tôi chắc rằng người ta sẽ nói không. Vậy điều đúng với TQ cũng đúng với Mỹ và bất cứ nước nào khác xâm lược VN. Việc có một bộ phận người Việt theo Mỹ (hoặc có bộ phận theo TQ rất có thể xẩy ra) không thể khiến người ta đánh đồng nạn nhân và kẻ xâm lược được. Trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược của TQ trong lịch sử VN, việc này đều xẩy ra. Ví dụ. Khi nhà Minh xâm lược VN, thì nó cũng dựng lên nguỵ quan, ví dụ như Lương Nhữ Hốt. Khi nghĩa quân Lê lợi đánh quân Minh, thì cũng đánh cả nguỵ quân, ví dụ khi đánh đồn Nghệ An, chứ không phải chỉ quân Minh. Kháng chiến chống quân Nguyên thì có Trần Ích Tắc. Khi Quang Trung đánh quân Thanh thì có một bộ phận chính quyền vua Lê. Điều khác duy nhất giữa các cuộc kháng chiến này và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đó là tài liệu còn ít, và tầng lớp nguỵ quan này huặc vị tiêu diệt, hoặc hoà vào dân bản địa TQ, không để lại dấu vết. Ví dụ, Nguyễn Lượng, một nhân vật kháng Thanh bảo vệ nhà Minh, mà các bác có thể đọc được trong dã sử kiếm hiệp TQ, có gốc là nguỵ quan người Việt mà ra. Ngược lại, cuộc kháng chiến chống Mỹ rất gần, tài liệu của đối phương cực nhiều, không kể “nguỵ quan” số lượng so với toàn dân VN thì nhỏ, nhưng do sống ở Mỹ, họ có điều kiện, có thời gian để “phục thù” bằng miệng, bằng bịa đặt, bằng giấy bút rất dễ dàng.

Không kể có những điều khác quan khác tác động vào. Ví dụ công cuộc đổi mới ở VN, được coi như sự phá sản về lòng tin với những gì là chính thống ở trong nước. Tư tưởng “đen thành trắng”, khiến người ta càng dễ bập vào, chấp nhận sự tuyên truyền đồ sộ, có hệ thống, bền bỉ..của media phương Tây. Chấp nhận nó để được thành ..chí sĩ.

Cuộc sống hiện tại, cũng khiến lớp trẻ thờ ơ với lịch sử hơn. Vì manga, k-pop, ..thú vị hơn.
Bộ phim tài liệu nhiều tập này, không hiểu tại sao nó lại được chiếu vào lúc này, vào thời điểm không phải là năm kỷ niệm các sự kiện được nói tới. Nó cũng được phát chiếu gần như đồng thời ở Mỹ, Đức, Pháp. Đây cũng là hiện tượng lạ. Có thể nó là điều “nhắn nhủ” của hệ thống media phương Tây với tổng thống Mỹ hiện thời trong quan hệ với Triều tiên không ? Tôi không rõ.
Bộ phim là cái nhìn của người Mỹ với cuộc chiến tranh. Và nếu tôi là người Mỹ, thì tôi có thể chấp nhận được nó. Bộ phim không phải chỉ nói tới chiến tranh VN, mà một phần lớn của nó nói tới sự vận động nội tại của nước Mỹ.

Cách dàn dựng của nó, thủ pháp nghệ thuật của nó cũng rất hấp dẫn, hiện đại, trung thành theo cách tư duy của người Anglo-saxon, thường sử dụng các ví dụ kiểu “điền dã”, “grass root”, để minh hoạ, chứ không đi sâu vào phân tích cấu trúc cuộc chiến. Cách thể hiện kiểu này phụ thuộc rất nhiều vào sự chọn lựa “nhân vật nào” của tác giả, chứ nó không phải là khác h quan. Sự chọn lựa nhóm cựu chiến binh Mỹ của họ, với tôi là tương đối chuẩn, thể hiện được toàn cảnh cái nhìn của người Mỹ, cũng như những uẩn khúc của phong trào chống chiến tranh ở Mỹ. Ngược lại sự chọn lựa các nhân chứng Việt nam, không đảm bảo được sự khách quan tương đối này.
Cách thức bình luận, cách chọn sự việc cũng không thể hiện được toàn cảnh, thực chất của cuộc chiến.
Tôi sẽ dần dần chỉ ra những điều theo tôi là khúc mắc này. Dù sao bộ phim cũng có một điều tốt, đó là nó hướng tới một quan hệ thân thiện hơn với VN. Không tạo rào càn tâm lý, chiến tranh tâm lý ngăn cản quan hệ Việt –Mỹ.

Còn người Mỹ hiểu theo kiểu Mỹ không phải là vấn đề. Vấn đề chỉ đặt ra khi là người Việt, mà lại nghĩ như người Mỹ thì mới là dở. Minh là người Việt, thì phải có cách hiểu của người Việt.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 26 2017, 09:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để bình luận cái bộ phim này, tôi sẽ nói theo chủ điểm. Những điểm đáng lưu ý. Chủ điểm đầu tiên tôi muốn nói tới là chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân vật bất khả kháng, khi nói tới lịch sử hiện đại VN. Bác Hồ đã đi vào lịch sử VN, như các vua nhà Trần, như Quang Trung, Lê lợi, ..Ngay cả đối thủ, kẻ thù, cũng không thể bỏ qua, và bắt buộc phải công nhận.Từ đó mà có nhiều thái độ. Thái độ đầu tiên thường là thoá mạ, bôi xấu.. Đây chính là hình thức tuyên truyền của Sài gòn ngày xưa, rồi tiếp tới thái độ lợi dụng, rồi kiểu “khen mà là chê”.
Từ khoảng chục năm trở lại đây, thì thái độ lợi dụng thường được thể hiện bằng cách tách rời chủ tịch Hồ Chí Minh và sự việc cách mạng VN. Lấy Bác Hồ đối ngược với Đảng, với các nhân vật lãnh đạo khác, ví dụ trong phim này là ông Lê Duẩn. Một hình thức tương tự như vậy cũng được áp dụng cho ông Võ Nguyên Giáp. Và ở trong bộ phim này cũng thế.
Cách áp dụng ấy cũng đã được phương Tây dùng trong các trường hợp khác, ví dụ Đại tướng Giu cốp của Liên Xô. Theo đó Họ quy công trong chiến tranh thế giới thứ hai cho Giu cốp, ngược lại bôi đen Staline. Đồng thời, dựng lên những vấn đề Giu cốp bị “thất sủng” như thế nào.. Trong khi chiến thắng của Liên Xô là hệ quả của một sự tổ chức chỉ huy của Đảng cộng sản Liên Xô, tinh thần yêu nước của người Sô viết (trong đó có người Nga). Sự chỉ huy tài tình của Giu cốp là một phần đóng góp, nhưng không phải tất cả. Và nếu không có sự tổ chức của Đảng cộng sản Liên Xô, thì chiến thuật chiến lược của ông Giu cốp cũng không thực hiện được.
Cách làm này rất lợi, vì nó vừa có thể giải thích những điều không thể che dấu được, phải công nhận, đồng thời chia rẽ đối phương, vặn vẹo theo ý họ muốn nói.
Còn kiểu “khen mà chê” là thế nào. Ở đây họ dùng hai nhân vật, nhà văn Nguyên Ngọc và một bà Dương Bạch Mai nào đó. Một người là người VN, một người là người Mỹ gốc VN. Để cho ai không xem cái phim này, tôi nói ngắn gọn tóm tắt ở đây là họ nói gì. Theo bà Mai, thì chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra hình ảnh là một người không lập gia đình, cống hiến toàn bộ công sức cho đất nước. Còn theo ông Nguyên Ngọc, thì chủ tịch Hồ chí Minh đã lợi dụng tính cách văn hoá người Việt trọng tuổi già, nên ông đã để râu, rồi xưng là Bác, nhân đó mà lợi dụng sự kính trọng của người ta. Tóm lại theo cả hai người, thì chủ tịch Hồ chí Minh đã “dùng thủ thuật” để tạo nên sự kinh trọng cho mình. Và từ đó sẽ tạo cho người xem phim “phản cảm”, dù người làm phim không thể không công nhận chủ tịch Hồ Chí Minh được kinh trọng, và là một nhân vật bất khả kháng trong lịch sử VN hiện đại. Nhưng họ giải thích sự kinh trọng ấy bằng một cách bóp méo, sai sự thực.
Với bà Mai thì đó là chuyện thường, vì bà ta không bao giờ và chưa bao giờ là công dân của nhà nước VN hiện tại. Cuộc đời bà ta gắn liền với chế độ thực dân cũ, là bộ phận của nó. Vì thế cho nên, cảm nhận của bà ta là cảm nhận của một người Mỹ, người Pháp bình thường, dù bà ta nói tiếng Việt. Tôi nói rõ ràng ở đây là người Mỹ bình thường, chứ không phải là người Mỹ thông thái, hiểu biết, trí thức, có thể học hỏi được. Đây cũng là tình trạng chung của Việt kiều ở nước ngoài, trong khi ở trong nước hay gắn cho họ sự thông thái do có cái mác Việt kiều. Vì vậy thái độ của bà ta với lịch sử VN không có gì đặc trưng để mà nói tới cả.
Với ông Nguyên Ngọc thì đáng nói hơn. Vì ông ta là nhà văn, mà lại là một nhà văn cách mạng. Và với vị thế một nhà văn, tất hiên ông ấy cũng là người tìm hiểu văn hoá, thế tại sao tư duy của ông ấy cũng tụt xuống cái mức như một người Mỹ tầm thường kiểu như bà Mai. Phải chăng cái mác trí thức Việt kiều, của những người Việt kiều cực kỳ bình thường, một người Mỹ bình thường lại trở thành chân trời trí thức của trí thức VN trong nước bây giờ. Tôi không hiểu.
Tại sao tôi nói những điều bình luận về Bác Hồ là sai sự thực. Bởi cái lẽ nó thế này. Bác Hồ thực ra là một nhà cách mạng già. Khi cách mạng tháng 8 thành công năm 1945, Bác đã trên 50. Nhưng vào thời điểm này, Bác Hồ vẫn chưa là “cha già dân tộc”. Chuyện đó chỉ xẩy ra sao năm 1954. Lúc này Bác đã hơn 60 tuổi. Theo quan niệm Nho giáo, “lục thập bất đáo công đường” (sáu mươi tuổi thì không tới công đường nữa, tức là về hưu), thì bác già thật, chứ không phải là giả danh. Và việc gọi là “Bác”, thực ra là trẻ hoá. Chứ độ tuổi này, người ta có thể xưng “ông”. Tóm lại việc Bác Hồ để râu, được gọi là Bác, không phải là thủ thuật gì cả. Mà chỉ là phong tục tập quán VN bình thường. Giả dụ lúc ấy, mà bác Hồ muốn người ta gọi mình là “chú”, là “anh” ..thì mới là chuyện nực cười giống như bà già 60 mặc váy mini.
Theo như ông Nguyên Ngọc, Bác Hồ để râu, xưng Bác là để được mọi người kính trọng tạo hình ảnh. Nhưng tạo hình ảnh để làm gì ? bởi vì cũng vào thời điểm này, quyền lực trong Đảng được chuyển cho người trẻ hơn là ông Lê Duẩn. Chẳng nhẽ người làm chính trị tạo hình ảnh để mất quyền.
Bác Hồ là một nhà chính trị đặc biệt, chẳng những trong lịch sử VN mà cả lịch sử thế giới cũng không có nhiều. Với bác Hồ có thể có những nhân vật tương đương như Đờ Gôn (Pháp), Nasser (Ai cập), Sukarno (Indonesia), Găng đi (Ấn độ), Mustapha Kemal (Thổ). Những nhân vật cực lớn này, có nhiều người được coi là cha của dân tộc, ví dụ như Găng đi, hay Kemal, mà người Thổ vẫn gọi là Ataturk (Ata là cha, turk là người Thổ), dù lúc mất ông ta mới trên 50. Chính vì thế mà bác Hồ cũng được gọi là “cha già dân tộc”, nhưng danh hiệu này cũng rất ít khi được dùng. Tóm lại, sự kính trọng chủ tịch Hồ chí Minh, danh xưng là Bác thực ra không có gì là thủ thuật, ảo thuật, mà chỉ là sự kính trọng tự nhiên.
Cùng thời điểm này, ở VN, có hiện tượng tạo hình ảnh thật. Đó là ở miền Nam, với ông Ngô Đình Diệm. Vào cuối thập niên 50 (1955-1960), có sự chỉ đạo của Ngô Đình Nhu, tạo phong trào, “tôn vinh Ngô tổng thống”. Thời kỳ đó, vào rạp xem phim ở Sài gòn, trước khi xem phim phải hát bài tôn vinh Ngô Đình Diệm. Tuyên truyền của chế độ miền Nam, còn đi xa tới mức coi Ngô Đình Diệm là người “đánh Pháp, giành độc lập”. Trong khi chính quyền miền Nam là chính quyền kế thừa chính quyền thực dân Pháp, đồng thời vì Việt Minh mà Pháp mới phải rút, để Mỹ thế chân. Chứ Ngô Đình Diệm làm được cái gì.
Mặc dù được tuyên truyền dữ dội, ông Ngô Đình Diệm cũng không thể trở thành “cha già dân tộc” được, vì như tục ngữ nói. Có bột mới gột nên hồ. Thủ thuật tuyên truyền, dù xảo quyệt tinh vi thế nào cũng phải có thực chất mới chấp nhận được.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 28 2017, 08:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chủ điểm thứ hai tôi muốn nói tới là quan niệm thắng thua. Trong bộ phim tài liệu này, và các bộ phim khác của Mỹ hay phương Tây làm ra, thường làm cho người xem thấy nếu tính về từng trận đánh thì Mỹ luôn thắng. Nhưng tổng kết cuối cùng, không thể không công nhận lại là thua. Như vậy là nghịch lý. Hãy thử lập một công thức toán, gọi mỗi trận đánh là a, b,c. Nếu Mỹ thắng thì giá trị lớn hơn không (>0), nếu thua, thì nhỏ hơn không (<0), thì người ta sẽ thấy thế này.
a > 0, b > 0, c > 0, nhưng a+b+c <0. Để giải thích cái nghịch lý này, người ta thường đổ lỗi cho nội tình nước Mỹ, về phong trào chống chiến tranh ở Mỹ, về sai lầm khi tiến hành chiến tranh. Trong bộ phim này, tư duy nó cũng thế. Những dẫn chứng mà phim tài liệu Mỹ thường nói tới là cuộc tổng tấn công và nổi dậy năm 1968, rồi chiến dịch Quảng Trị vào mùa hè 1972, coi đó là những dẫn chứng điển hình về chiến thắng của Mỹ.
Ở đây tôi không tranh luận để tìm cách chứng minh VN luôn thắng, cái tranh cãi thắng thua này thực ra là chuyện trẻ con. Tôi hoàn toàn có thể chấp nhận Mỹ thắng năm 1968, rồi 1972, vì trong một cuộc chiến tranh, không thể có chuyện chỉ có thắng, mà phải có thua. Người ta vẫn nói “thất bại là mẹ thành công”. Nhưng vì là người theo dõi lịch sử toàn thế giới, không chỉ lịch sử VN. Tôi không khỏi so sánh cuộc chiến tranh của Mỹ ở VN, và các cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành sau đó. Ví dụ cuộc chiến tranh ở I rắc. Trong cuộc chiến tranh ở I rắc, Mỹ đã rút kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh ở VN, như tôi đã từng đề cập tới trong các chủ đề khác. Vì thế, tất cả những lý do mà theo Mỹ đã khiến họ thua ở VN, đều không có, đã được loại bỏ. Nhưng Mỹ cũng không thắng. Ở I rắc cũng không có những chiến dịch khổng lồ, để hai bên đấu lực như ở VN. Cuộc tái chiếm thành phố Falouja, có thể coi là một hình dạng mờ nhạt của cuộc tổng tiến công nổi dậy năm 1968, nhưng về quy mô thì không là gì.
Chính vì thế mà tôi mới đặt lại câu hỏi. Cái Mỹ gọi là thắng có thực là thắng không. Hay nói cách khác, phải chăng quan niệm thắng thua của Mỹ là sai.Quan niệm thắng thua của Mỹ là gì ? đó là quan niệm body count (đếm xác chết). Trong một trận đánh, nếu tỉ số đối phương chết nhiều hơn mình, và họ bỏ trận địa, thì đối với Mỹ nghĩa là thắng. Nhưng thực ra đó không phải là thắng,người chiến thắng là người chủ động, làm chủ được tình hình và lực lượng không bị tan rã. Người thắng là người chủ động đánh, chủ động rút, và lực lượng không bảo giờ bị tan rã tới mức không hồi phục được. Nếu nhìn nhận như thế, thì cái phép toán ở trên trở thành lô gíc. Bởi vì Mỹ không thắng năm 1968, cũng như không thắng năm 1972. Như vậy cái Mỹ gọi là thắng, thực ra là chỉ là thiệt hại của đối phương. Nó chỉ nói lên được tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh, sự hi sinh của người nhân dân VN, sự man rợ do vũ khí Mỹ gây ra. Chứ không phải là thắng.
Lấy ví dụ, trong bộ phim tài liệu này về năm 1968. Những hình ảnh được đưa lên chủ yếu là ở Sài gòn, Huế. Trong đó Sài gòn, chủ yếu là xung quanh Đại sứ quán Mỹ. Ở Huế là quanh thành cổ. Nó là những điểm nóng, nhưng không nói lên được bức tranh tổng quan. Đây cũng là hạn chế của kiểu phim tài liệu “kiểu Mỹ”, làm theo kiểu “điền dã”, “phỏng vấn” này. Vì nó lấy cái cây, che đi cái rừng.Thiệt hại của VN là rất lớn hơn 8 vạn chiến sĩ, du kích, đổi lại với thiệt hại của người Mỹ (400 người) Mỹ không tính thiệt hại của “đồng minh” Việt nam cộng hoà. (Đây là theo số liệu của Mỹ). Chính vì tính theo kiểu body count này, mà người ta dẫn tới kết luận là Mỹ thắng. Nhưng ngay sau đó, cũng chính trong bộ phim này cũng nói, bộ tổng tư lệnh Mỹ ở miền Nam đòi tăng thêm quân. Như vậy là chiến thắng kiểu gì. Vì nếu đã thắng, thiệt hại ít thế, thì sao lại phải tăng quân, tăng viện.
Trong bộ phim này cũng nói, điểm đỉnh của việc quân Mỹ tham chiến ở miền Nam là vào tháng tư năm 1969, lúc số lượng lính Mỹ ở VN đạt đỉnh cao nhất. Nói cách khác, “chiến thắng 1968” cách đó 1 năm rưỡi, không cải thiện tí nào thực trạng chiến trường có lợi cho Mỹ cả.
Với phân tích của tôi, cuộc tổng tấn công và nổi dậy năm 1968 có ý nghĩa đặc biệt, và là bước nguặt của cuộc chiến. Không phải vì như người Mỹ nói là họ thắng trên chiến trường nhưng thua vì chính trị trong nước, mà vì cách tiếp cận cuộc chiến thay đổi. Từ năm 1960, khi có đồng khởi, cho đến năm 1968. Kháng chiến chủ yếu là chiến tranh du kích, nổi dậy. Nhưng cách đánh này không đủ. Không đủ mạnh để làm chủ các đô thị, và giả dụ có giải phóng được, thì cũng chưa giữ được. Không giữ được, không đánh được, không phải vì chính quyền miền Nam được dân ủng hộ, mà là vì hoả lực và sự hiện diện của quân đội Mỹ. Và qu ả thực, chỉ có thể giải phóng đô thị, khi “Mỹ cút”. Thành phố đầu tiên được giải phóng là vào năm 1974, thành phố Phước Tuy (tôi nhớ tên không rõ) ở về phía Tây Ninh.
Từ năm 1968 đến 1972, điều quan trọng nhất là sự lớn lên của bộ đội chủ lực. Chiến dịch năm 1972 là chiến dịch đối đầu của bộ đội chủ lực là chính. Nhưng vào thời điểm này, bộ đội chủ lực vẫn bị áp chế bởi hoả lực Mỹ. Vì thế vấn đề giải phóng đô thị (ở đây là thành cổ Quảng Trị) không thực hiện được.
Thay đổi cách đánh này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nhãn quan quốc tế của nhà nước VN. VN được hai nước ủng hộ là chính : TQ và Liên Xô. Trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Mỹ, sự ủng hộ của TQ là chính. Vì nó vừa liên quan tới an ninh trực tiếp của TQ, và cũng vì Liên Xô muốn “chung sống hoà bình” với Mỹ, nên chỉ ủng hộ cầm chừng. Vào năm 1969, khi quan hệ Trung-Xô thành đối kháng, thì vai trò của Liên Xô với VN tăng lên. Không chỉ vì TQ tìm cách bắt tay với Mỹ, mà còn vì TQ không đủ sức để giúp VN trang bị quân đội chủ lực kiểu hiện đại. Không kể với cách mạng văn hoá, bắt đầu từ năm 1966 (kết thúc năm 1970), chiến lược của ngay quân đội TQ cũng là một dạng chiến tranh du kích.
Sự tin tưởng vào “chính quy hiện đại” kiểu Liên Xô, đã khiến cách nhìn nhận về TQ sai đi. Tất nhiên, người TQ đóng góp vào điều này là chính, vì họ đã bắt tay với Mỹ trên lưng VN. Nhưng có thể điều này đã đóng góp một phần khiến quan hệ quốc tế của VN từ chỗ “đa phương”, cân bằng giữa TQ và Liên Xô, lại ngả về phía Liên Xô, ít nhất là vể nhận định chủ quan của chính mình. Còn tất nhiên một quan hệ phải có hai phía, chứ không phải chỉ mình muốn là đủ.
Trở lại với câu chuyện thắng-thua Mỹ -VN. Với tôi Mỹ không thắng ở VN, dù là ở phương diện tổng quát(toàn bộ cuộc chiến) hay cục bộ (một trận đánh, một chiến dịch). Nhưng VN cũng không thắng Mỹ, mà chỉ đuổi được Mỹ đi thôi.Nói như bác Hồ nói là “đánh cho Mỹ cút”. Nếu VN mà thắng Mỹ, thì quân đội VN phải duyệt binh ở thủ đô Mỹ, lật đổ chính quyền Mỹ. Hiển nhiên điều đó không xẩy ra, vì cuộc chiến tranh của Mỹ ở VN là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của người Việt, không phải là cuộc chiến tranh xâm lược nước Mỹ của người VN. Ở đây không có Vietnam War, chỉ có kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà thôi. Một lần nữa, người ta không thể đánh đồng người bị xâm lược, và kẻ xâm lược được. Nhưng điều này, không thể đòi hỏi được ở người làm phim Mỹ, cho người Mỹ, mình chỉ xem ké để xem nó nói gì thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 3 2017, 10:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chủ điểm thứ Ba, tôi muốn nói tới là vấn đề Mỹ, VNCH, bản chất nhà nước VNCH.Từ sau năm 75 đến nay, đặc biệt trong lề trái, thường nói rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ là cuộc nội chiến, rằng bản chất cuộc chiến tranh là một dạng cuộc chiến uỷ nhiệm, trong đó “miền Bắc xâm lược miền Nam”, là Liên Xô đánh nhau với Mỹ bằng người Việt. Là chủ nghĩa cộng sản xâm lược. Bộ phim tài liệu này của Mỹ, dù là người Mỹ làm, cũng không dám nói như thế mà nó cho người ta thấy rõ ràng, là cuộc chiến bắt đầu bằng sự vùng dậy của nhân dân miền Nam, dù trong phim không nói lý do. Vì thế việc lề trái mập mờ với cái nhãn hiệu “nhà nước VNCH” làm như nó đại diện, hay quản lý toàn bộ miền Nam, từ vĩ tuyến 17 vào trong là không phải. Từ năm 1960, chính quyền miền Nam chỉ quản lý được 1/3 đất đai. Chủ yếu là các đô thị, đặc biệt là vùng Sài gòn chợ lớn. Củ Chi chỉ cách Sài gòn 30 km đã là vùng giải phóng. Còn sở dĩ làm sao mà chính quyền VNCH còn giữ được các đô thị đó là do sự hiện diện của nửa triệu quân Mỹ và tiền viện trợ Mỹ. Còn tại sao không giải phóng được đô thị, thì tôi đã nói ở trên, đó là hình thức tác chiến kiểu du kích, nổi dậy không thể giữ được đô thị trước một đối thủ giầu có về súng đạn, hoả lực. Gần 50 năm sau, cái thực tế ấy vẫn đúng. Ví dụ hiện tại, IS có tinh thần rất cao, nhưng không thể trụ được trước hoả lực của Mỹ ở Mô xun, hay hoả lực Nga ở Alep.
Chính quyền VNCH từ đâu mà ra. Thực ra nó là chính quyền thực dân Pháp để lại. Nó được Pháp thành lập vào năm 1948, sau chiến dịch tấn công lên Việt Bắc vào năm 1947 thất bại, Pháp đã dựng ra nó để có cớ nhận viện trợ Mỹ tiếp tục chiến tranh ở VN. Quốc trưởng (tổng thống) chính là Bảo Đại, một ông vua bù nhìn thời Đông Dương thuộc địa. Sau năm 1954, Pháp thất bại phải rút đi, thì chính quyền này được “đá lại” cho Mỹ, thực ra hai năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, thì Mỹ đã chi trả 60% chi phí cuộc chiến cho Pháp, nên có thể coi giai đoạn này là giai đoạn chuyển giao. Vì nó là công cụ xâm lược của Mỹ, dưới lý do chống cộng sản, nên lúc cần “chính danh” thì Mỹ đưa ra như một “đồng minh”, nhưng trong thực tế, thì chính quyền Sài gòn chẳng là gì đối với họ. Vì thế trong tất cả các phim tài liệu, sách vở, ngay cả phim thương mại, giải trí. Hình ảnh VNCH chỉ là đĩ điếm, má mỳ, quân đội Mỹ hoạt động ở miền Nam như chỗ không người không chủ (bởi họ là chủ). Để tìm hiểu, nên xem các phim mà Mỹ làm về sự tham gia chiến tranh của họ ở châu Âu, ngay cả khi họ vào đất Đức, tức là đối thủ của Mỹ, người ta cũng không bao giờ thấy những cảnh như thế. Ngay trong bộ phim này, sự thể hiện đó cũng rõ ràng. Bộ phim có nói những tình tiết rất thú vị. Khi Mỹ đổ quân vào miền Nam đầu tiên, vào năm 1965 ở Đà nẵng, chính quyền Sài gòn phải đọc báo Mỹ mới biết..quân Mỹ đang đổ bộ vào đất nước của mình. Hay lúc Mỹ rút, ký hiệp định Paris vào năm 1973, sự phản ứng của ông Thiệu không làm cho Mỹ dừng bước. Và khi Mỹ rút chỉ hơn 1 năm rưỡi sau, thì chính quyền miền Nam đổ. Điều lo ngại nhất của Nixon khi ký hiệp định Paris năm 1973, là chính quyền Sài gòn đổ quá sớm, khiến cái trò hề “nhà nước VNCH” lộ quá nhanh. Nhưng thái độ của Mỹ như thế, nói khá chuẩn bản chất cái nhà nước này thế nào.
Nhưng nếu chỉ quan niệm, nhà nước VN CH là bù nhìn thì không đủ, mà phải xem bản chất riêng của nó ra sao. Bởi vì trong nhiều trường hợp, một nhà nước gọi là bù nhìn, có thể thoát khỏi vị thế đó, nếu giai cấp, lực lượng được dựng lên là tiến bộ, vì cũng có những lực lượng tiến bộ, do tương quan lực lượng, quá yếu cũng không giành chính quyền được. Vì chính nghĩa không phải là bên thắng cuộc, như một nhân chứng VN được tác giả bộ phim mang ra là ông Huy Đức. Người ta có thể lấy dẫn chứng là nhà nước Cam pu chia hiện tại. Chính quỳên của ông Hun Sen, đầu tiên tồn tại được là có sự giúp đỡ của VN, nhưng khi VN rút đi, chính quyền Cam pu chia vẫn tồn tại, tìm lại được vị trí của mình trong thế giới. Đây là ví dụ điển hình của một nhà nước phụ thuộc, được dựng lên, trở thành độc lập. Tất nhiên người ta có thể lấy lý dó đó là do VN giúp đỡ nhân dân Cam pu chia một cách thật sự, không phải là một cuộc xâm lược, nhưng bản chất của những người tạo ra một chế độ cũng rất quan trọng. Bù nhìn hay không nó cũng nằm ở đây.
Về bản chất, chính quyền Ngô Đình Diệm là chính quyền của giai cấp phong kiến, được thực dân Pháp cưu mang giữ lại. Trong một nhà nước độc lập thời cận đại, giai cấp phong kiến không, dù có độc lập cũng đã là phản động, bây giờ ông lại là “chó giữ nhà” cho thực dân Pháp còn lại thì lại càng phản động hơn.
Thời đệ nhị cộng hoà, sau khi Ngô Đình Diệm bị Mỹ lật đổ, bản chất nhà nước là một nhóm quân phiệt,đứng đầu lực lượng vũ trang do Mỹ đặt ra, trang bị để đánh thuê cho nó. Tính tích cực của nó cao hơn tính chất phong kiến của thời Ngô Đình Diệm, nhưng nó cũng không phải là một nhóm vũ trang độc lập (giống như quân đội Pê ru, hay quân đội Ai cập, hay quân đội Miến, Thái, Indo..), mà vẫn chỉ là nhóm đánh thuê.
Chính sử ở VN hiện tại, chỉ đề cập tới nhà nước VNCH như một chính thể bù nhìn. Điều đó không sai, nhưng bỏ quên tính chất phản động do tính chất giai cấp của nó mang lại, thì lại thiếu. Chính vì sự bỏ quên này, mà cái bức tranh của nhà nước VNCH không đầy đủ, khiến người ta ngộ nhận là nếu nó còn tồn tại thì có thể như Hàn quốc, Đài loan.. chỉ vì lý do nó được Mỹ ủng hộ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 4 2017, 05:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi viết tiếp một số điều về VNCH, không có trong phim tài liệu Mỹ, để mọi người có cái nhìn hoàn chỉnh hơn. Tôi trở lại câu chuyện “Bác” của Bác Hồ, vì tự dưng nhân dịp Trung thu năm nay, chủ tịch nước Trần Đại Quang, cũng viết một bức thư gửi thiếu niên, nhi đồng toàn quốc. Bức thư ấy có thể gọi là bản cóp pi hoàn chỉnh cách viết của Bác Hồ ngày xưa, ngay cả cái câu cuối cùng cũng như vậy. Và tất nhiên chủ tịch nước Trần Đại Quang, xưng là Bác.
Tôi tất nhiên giờ không còn là “nhi đồng thối tai”, nhưng khi đọc bức thư ấy cũng không khỏi ngỡ ngàng. Về thực tế, chủ tịch Trần Đại Quang có thể xưng mình là Bác với nhi đồng, có thể xưng ông cũng được, vì ông đã vào đội tuổi 60, thế hệ 5X, không có gì là sai. Nhưng trong lịch sử chính trị VN, danh từ nhân xưng chung “Bác” đã gắn liền với Bác Hồ, thành danh từ nhân xưng riêng. Khi đọc bức thư gửi nhi đồng này. Tự nhiên tôi lại nhớ tới câu thơ của nhà thơ Tố Hữu viết về anh Nguyễn văn Trỗi. Trong đó có câu “Trước khi hi sinh Anh gọi bác ba lần”. Tự nhiên phì cười vì liên tưởng tới việc người ta có thể lầm tưởng chữ “Bác”, nói tới Bác Hồ, trong câu thơ được gán cho bác Trần Đại Quang, do tình trạng hiểu biết lịch sử yếu kém hiện nay ở VN,râu ông nọ cắm cầm bà kia, thì đúng là cười ra nước mắt (vì ngộ nghĩnh) . Tất nhiên có điều an ủi là hiện nay, để cập nhật lịch sử VN, giới “thời thượng” , “trí thức” thích sử dụng tài liệu Anh-Mỹ-Pháp một cách mù quáng hơn, thích nói ngược hơn. Nên khả năng nhớ thơ Tô Hữu lại viết về anh Nguyễn Văn Trỗi, thì xác xuất để chuyện đó xẩy ra cũng hơi kém, nên sự lầm lẫn khó xẩy ra. Nhưng qua câu chuyện này, tôi muốn nói lên một điều là. Không phải cứ tự xưng là Bác mà được. Sự tôn kinh chủ tịch Hồ Chí Minh, được gọi là Bác là do trong dân mà ra, khiến cái đại từ nhân xưng này thành một thứ đại từ nhân xưng riêng, gắn liền với chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là hiện tượng rất ít khi xẩy ra trong lịch sử VN và ngay cả lịch sử thế giới. Nó cũng giống như việc Mahama (đại hồn, đại thần) được dùng để gọi Găng đi, hay Ata (là cha) mà người Thổ gọi Mustapha Kemal mà tôi nói tới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã làm việc có ý nghĩa, đó là nối lại một truyền thống có từ đầu cách mạng tháng Tám, khi kế tục Bác Hồ viết thư cho nhi đồng. Nhưng nếu chọn được một cái phỏm kiểu khác, thì có lẽ thú vị hơn. Nhưng quả thật cũng khó. Vì nếu không xưng là Bác thì cách viết nào hợp lý. Chẳng nhẽ “chủ tịch nước ôm hôn các cháu” ??


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Oct 4 2017, 05:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đồng chí chủ tịch nước đau ốm đã lâu, cố gắng lắm mới xuất hiện một lúc vào ngày 2/9. Có nhiều tin đồn xuất hiện về chuyện vắng mặt của đ/c. Việc viết thư Trung Thu chắc do thư ký của đ/c chấp bút thôi!


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 4 2017, 10:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root,
Tôi không phải là người quan tâm bình luận thời sự, đặc biệt thời sự kiểu “nhìn qua lỗ khoá”. Tôi cũng không phải là fan cuồng kiểu phân tích, như các đài báo phương Tây vẫn sử dụng với các nước XHCN cũ, với Triều Tiên, rồi VN. Đối với tôi, kiểu phân tích ấy nhiều khi chỉ thể hiện một dạng bịp bợm, chiến tranh tâm lý. Việc các loại đài media kiểu đài RFI, BBC, châu Á tự do tiếp tục cái khuôn kiểu này từ thời chiến tranh lạnh chỉ chứng tỏ họ không bao giờ ngừng hoạt động tuyên truyền mà thôi.
Cách nhìn của tôi là qua phân tích cái khung, những điều kiện bắt buộc. Nếu mà là sự kiện, thì là sự kiện dài hơi, theo tinh thần duy vật lịch sử. Vì tất cả những nhận thức, thông tin này chính xác hơn, chuẩn hơn. Có ý nghĩa hơn. Cách phân tích ấy là của chủ nghĩa Mác – Lê nin.
Còn việc tôi bình luận có liên quan tới ông Trần Đại Quang là vì bức thư của ông “kiểu viết Bác Hồ, ngay cả cách xưng hô” trên báo lề chính bình thường, dưới khía cạnh văn hoá, nhân vì tôi bình luận về ông Nguyên Ngọc ở trên, nên viết ở đây.
Trước khi rút ra một chủ điểm tiếp theo, tôi viết tiếp một chút ở đây những điều bộ phim không nói tới về chính thể VNCH.
Bộ phim không đề cập tới chính thể này ra đời thế nào, Ngô Đình Diệm đã lên năm quyền ra sao, trong khi đó sự ra đời của chính thể này chính là Mỹ tạo ra. Tất nhiên người làm phim có quyền chọn lựa điều mình muốn nói, chính vì thế mà không bao giờ có sự khách quan trong lịch sử. Nếu lịch sử là khách quan, thì nó chỉ là một đống sự kiện lổn nhổn không đầu không đuôi. Để cho cái đống sự kiện khách quan này trở thành lịch sử, tức là một story (câu chuyện) thì phải gắn kết các sự kiện với nhau. Sự gắn kết này phụ thuộc vào nhận thức của tác giả, vì nó là sự đánh giá. Nhân thức này phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà tác giả nằm trong đó như : cộng đồng dân tộc, tôn giáo, ý thức hệ tư tưởng, kinh nghiệm sống cá nhân, kiến thức... Lịch sử càng gần với khách quan hơn, khi tác giả bỏ qua được quyền lợi cá nhân, có một phương pháp làm việc khoa học,..v..v..Nhưng khách quan hay không cũng không phải là chính nghĩa. Đã nói tới chính nghĩa tức là nói tới sự chọn lựa. Với người VN bình thường, như tôi chẳnghạn, thì chính nghĩa là nhìn lịch sử qua số phận, vận mệnh của cộng đồng dân tộc. Nhưng nhân vật nào làm cho cộng đồng VN mạnh lên, tồn tại, phát triển thì đó là chính nghĩa. Ngược lại thì là phi nghĩa. Vì thế không có chuyện lịch sử kiểu “bên thắng cuộc”. Thắng hay thua lịch sử cũng chỉ có một bên chính nghĩa. Vn là nước ảnh hưởng nhiều của Nho giáo. Nhà nho phân biệt điều này rất rõ. Chính nghĩa là Vương Đạo (đạo của vua), phi nghĩa là BÁ ĐẠO (đạo của cường hào ác bá). Bá đạo dù có thắng cuộc, có cường bạo cũng không có chính nghĩa.
Vào thời điểm chia cắt đất nước vào năm 1954, chính quyền miền Nam có rất nhiều lợi thế so với chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hoà ở miền Bắc. Nó thể hiện ở những điểm sau.
1- Trong kháng chiến chống Pháp, chiến trường chính là ở miền Bắc. Sự tàn phá ở miền Bắc nhiều hơn trong Nam.
2- Điều kiện thổ nhưỡng ở miền Nam cũng thuận lợi hơn miền Bắc. Ở miền Bắc, ngay cả bây giờ cũng vậy, việc phát triển kinh tế chỉ có thể trông chờ vào công nghiệp hoá, dịch vụ, sức lao động. Trong miền Nam điều kiện phát triển nông nghiệp thuận lợi hơn. Hiện nay với dân số 90 triệu người, thì Bắc Nam là như nhau lợi thế thời xưa không còn, nhưng vào năm 1954, khi dân số toàn VN chỉ có xấp sỉ 30 triệu, (miền Nam khoảng 14 triệu), thì nông nghiệp có thể là sức đẩy tích luỹ để công nghiệp hoá rất tốt ở miền Nam.
3- Miền Nam thừa hưởng cả một bộ máy nhân sự trí thức có sẵn từ thời thực dân. Những trí thức này, sau khi trừ bì chính sách đào tạo què quặt của thời thực dân Pháp vì được đào tạo chủ yếu về nhân văn ít trọng kỹ thuật, cũng vẫn là vốn quý để khởi điểm.
4- Nước ủng hộ miền Nam là nước Mỹ, với tiềm lực vô tận tính ở thời điểm đó. Lúc đó nước Mỹ chiếm tới Ba phần 4 ( 3 / 4) tổng sản phẩm kinh tế TOÀN THẾ GIỚI.
5- Khi hiệp định Giơ nép vơ được ký kết, thực ra nó không phản ánh tương quan lực lượng thực tế trên chiến trường mà nó phản ánh tương quan lực lượng trên toàn thế giới, giữa Liên Xô-TQ một bên, Mỹ-Pháp phương tây một bên. Nếu tính tương quan lực lượng trên chiến trường, thì vùng giải phóng phải tiến tới vĩ tuyến 13, tức là khoảng Bình định, Phú Yên. Thay vào vĩ tuyến 17, sông Bến Hải. Bởi vì gần như toàn bộ khu Năm (Quảng Nam Quảng Ngãi, Bắc Tây nguyên) là vùng giải phóng. Không kể các căn cứ địa ở U minh, ở miền Đông Nam bộ,.. Sau này khi kháng chiến bùng nổ, bắt đầu bằng đồng khởi năm 1960, thì những vùng kháng chiến cũ này lại trở lại thành vùng giải phóng. Chị ĐẶng Thuỳ Trâm có thể vào làm Y tá ở Đức Phổ (Quảng Ngãi), Củ chi có địa đạo, Mỹ tho là vùng giải phóng..thực ra chỉ là sự thể hiện lại tượng quan lực lượng trên chiến trường từ kháng chiến chống Pháp đã có. Nhưng điều này chỉ có từ năm 1960. Còn từ năm 1954, chính quyền miền Nam đã có quyền quản lý toàn bộ đất đai, từ vĩ tuyến 17 trở vào trong. Lợi hơn nữa. Với ràng buộc tập kết của hai bên, các lực lượng kháng chiến chống Pháp đã phải rút ra Bắc. Điều thuận lợi của chính quyền miền Nam này, không phải đánh đấm gì cũng có. Nhưng dùng được nó không lại là chuyện khác. Và chính vì nó không dùng được, mà sự phản động của chế độ này hiện ra.
Sự phản động này thể hiện như thế nào. Trước khi nói đến nó. Phải giải quyết một vấn đề trước nữa, đó là chính quyền miền Nam được Mỹ dựng lên, phải chăng tất cả chính sách của nó là Mỹ quyết định. Đặc biệt vào giai đoạn 1954-1960. Vì kháng chiến chống Mỹ chỉ bùng nổ thực sự vào năm 1960, với phong trào Đồng Khởi (viết tắt của Đồng thời khởi nghĩa trên toàn miền Nam)
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 6 2017, 11:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thời điểm đầu tiên, khi Mỹ bắt đầu tiếp quản chính quyền thực dân Pháp là lúc tất cả tay chân của thực dân Pháp, được Mỹ coi là không tin cậy, phải ra đi. Đầu tiên là Bảo Đại, ông vua bù nhìn, rồi đến các lực lượng giáo phái bao gồm Bẩy Viễn, Hoà Hảo, Cao đài. Và việc này được Ngô đình Diệm thổi lên là dân tộc, vì “đánh Pháp”. Trong thực tế, các lợi ích kinh tế của thực dân Pháp, ví dụ như đồn điền cao su, vẫn được giữ nguyên. Vào thời điểm 1955-1960, thì Mỹ chủ yếu giúp xây dựng lại quân đội miền Nam, thay thế tầng lớp sĩ quan Pháp rút đi (vì nó vốn là quân đội thuộc địa), bằng các tầng lớp sĩ quan người Việt. Các nhân vật như Thiệu,Kỳ, Minh “lớn”, Nguyễn Khánh, Chánh Thi..v.v..được đẩy lên. Họ vốn là sĩ quan trong quân đội thuộc địa Pháp, Nguyễn Văn Thiệu chẳng hạn, đã từng là tiểu đoàn trưởng, chỉ huy một tiểu đoàn người Việt (ta gọi là nguỵ quân), tham gia càn quét ở đồng bằng Bắc bộ trong kháng chiến chống Pháp. Sau này, số phận tầng lớp sĩ quan này cũng khác nhau, tuỳ theo quá khứ có gắn bó chặt chẽ quá với Pháp không. Vì thế Nguyễn Cao Kỳ không thể trở thành tổng thống được, vì đã từng lấy vợ Pháp. Tương tự như vậy với Nguyễn Khánh, rồi Minh “lớn”, người trở thành tổng thống cuối cùng của chế độ miền Nam. Việc trang bị lại quân đội thực dân Pháp để lại này, đã giúp Mỹ nắm trực tiếp quân đội miền Nam, qua mặt các “lực lượng chính trị” xung quanh gia đình họ Ngô, để đẩy nó lên trong thể chế được gọi là cộng hoà thứ hai ở miền Nam (thời tổng thống Thiệu). Vì thế bản chất chế độ của nhà Ngô là phong kiến. Còn bản chất cái cộng hoà thứ hai ở miền Nam là một nhóm tướng lĩnh được Mỹ nắm trực tiếp.
Chính vì thế trong giai đoạn đầu 1955-1960, chính sách xã hội ở miền Nam, thể hiện bản chất giai cấp của nó, vì ảnh hưởng chỉ đạo của Mỹ không lớn, nó chỉ cần ông chống cộng thôi. Chính chính sách xã hội của chính quyền miền Nam vào thời kỳ này đã thể hiện sự phản động của giai cấp nắm quyền, là địa chủ, dẫn đến sự vùng lên của nhân dân miền Nam.
Sự phản động quyết định nhất đó chính là cải cách điền địa ở miền Nam vào năm 1959. Theo đó, ruộng đất trong các vùng giải phóng cũ, phải trả lại cho địa chủ, đồng thời người nông dân phải hoàn lại tô thuế cho địa chủ trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (vì thời gian này, chính quyền cách mạng đã thực hiện giảm tô cho người nông dân).
Để hiểu câu chuyện này tôi sẽ so sánh nó với .. thời sự Việt Nam ngày nay, và sau đó so chính sách đó với những nước đang phát triển, tương đồng với VN vào thời điểm đó.
Cách đây mấy tháng có sự kiện ở Đồng Tâm,gần Hà nội, mà câu chuyện là tranh chấp đất đai giữa quân đội và nhân dân. Cách đây mấy năm có vụ ông Vươn ở Hải phòng. Hai sự kiện này có tính cục bộ, do giấy tờ địa phương lằng nhằng gây ra, chứ không phải là chính sách nhà nước. Mặc dù thế hai vụ này cũng nổi trội so với các rối loạn khác bởi tính chất vũ trang, bạo động của nó. Bây giờ hãy tưởng tượng mức độ của nó gấp 1000 lần như thế, vì là chính sách nhà nước, và nó động tới cỡ 1 triệu héc ta đất trên toàn lãnh thổ, chứ không phải chỉ vài chục héc ta, thì các bác sẽ thấy được sự rung động ở miền Nam khi có cải cách điền địa năm 1959. Ở miền Nam vào năm 1959, 80% dân là nông dân.
Khủng hơn nữa, là sau đó, chính quyền Ngô Đình Diệm đã trấn áp bằng khủng bố, mang máy chém xuống trị dân, với cáo buộc vu họ là cộng sản, với luật 10/59. Quả thật đúng là nông dân đã hưởng lợi ích do cách mạng tháng 8 mang lại, nhưng hãy thử xem ở những nước khác, thuộc thế giới thứ 3, chính quyền không có dấu vết cộng sản gì cả, họ làm thế nào với vấn đề ruộng đất.
Ở Ai cập, chính quyền Nasser, cũng vào thời điểm này chia lại ruộng đất cho nông dân. Ở Thái lan, dù không có chia lại ruộng đất thì chính quyền Thái cũng hạn chế sở hữu đất và giảm tô. Ở Thái chính sách này không được thực hiện triệt để, giữa các vùng miền Bắc Thái, Đông Thái, Trung Tâm Thái do sự phản ứng của địa chủ từng vùng này khác nhau, do chính quyền trung ương của nó không ép được, mà hậu quả dẫn tới bây giờ, đó là nguồn gốc sự chia rẽ áo vàng, áo đỏ hiện tại. Nhưng dù sao đi nữa, bất cứ là dạng chính quyền nào, dù là cộng sản hay dân tộc, người ta nhất định phải xoá bỏ giai cấp địa chủ. Chỉ có cách thức là khác nhau mà thôi. Ở miền Nam thì làm ngược lại. Củng cố địa chủ phong kiến.
Tính chất phong kiên của chế độ miền Nam còn thể hiện ngay vào bộ máy nhà nước. Về mặt hình thái, chế độ này là chế độ đại nghị tư sản, như các bác lề trái, chí sĩ, “đa nguyên đa đảng” hô hào đòi áp dụng vào VN hiện tại. Nhưng nó không hoạt động như thế mà bị khống chế, tê liệt bởi gia đình Ngô Đình Diệm, thông qua 4 người anh em, mà chức vụ không liên quan gì đến nhà nước này cả, không có chính danh. Như Ngô Đình Thục, được coi là lãnh chúa Nam Bộ, chỉ có chức vụ là giám mục ở Vĩnh long. Ngô đình Cẩn , lãnh chúa miền Trung thì tạo ra một hệ thống công an mật riêng. Ngô Đinh Nhu, và vợ chỉ là cố vấn của Ngô Đình Diệm, nhưng thực tế là điều khiển nhà nước. Còn một ông nữa, thì làm đại sứ ở Mỹ. Vậy tại sao một chế độ, về hình thái “tiến bộ” như thế lại sinh hoạt như một triều đại phong kiến. Với tôi, bởi vì cái đế để cho hình thái đại nghị này hoạt động không có.
Chính quyền miền Nam lúc đó có thể làm khác không ? Tại sao nó không giữa nguyên hiện trạng, thậm chí có thể mở rộng cái thành quả cách mạng tháng 8 này cho toàn bộ nông thôn miền Nam, còn tầng lớp địa chủ bị mất đất, mất tô thì nhà nước có thể bồi thường bằng tiền, và biến họ thành tư sản. Tôi nghĩ chính quyền Diệm hoàn toàn có thể vay tiền Mỹ làm điều này, và Mỹ có thừa tiền để cho vay, tại sao không làm.Người ta chỉ có thể giải thích bằng bản chất giai cấp. Và nếu Ngô Đình Diệm làm thế, thì ông ta và những người theo ông ta cũng là vĩ nhân, dù khởi điểm yếu kém. Nhưng nhà Ngô có làm được thế đâu, không những chỉ vu oan “việt cộng” cho dân thường, thực chất chỉ để cướp đất người ta mà lại còn phân biệt tôn giáo. Sự sụp đổ của chế độ Ngô đình Diệm khởi đầu bằng một việc lãng nhách. Đó là việc cấm người theo đạo Phật làm lễ phật đản, mà việc cấm này cũng không phải là theo luật lệ gì mà ra, mà chỉ vì các nhân sự là người công giáo, hoặc muốn nịnh Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Cẩn mà làm ra thế. Tức là nguyên cớ của nó hoàn toàn là phong kiến. Một thứ phong kiến hủ lậu


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 16 2017, 10:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sự tàn bạo của chiến tranh. Chiến tranh là tàn bạo, khốc liệt, bởi nó là giải pháp cuối cùng để giải quyết một mâu thuẫn. Trong khoảng thời gian 1945-1991, ở VN liên tục có một chuỗi chiến tranh: kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh chống TQ bảo vệ biên giới, chiến tranh lật đổ chế độ diệt chủng Pôn pốt ở Cam pu chia. Mỹ, Pháp, TQ, Khơ me đỏ đều tàn ác. Nhưng sự tàn ác và man rợ khác nhau. Tàn ác của Khơ me đỏ là man rợ kiểu trung cổ lạc hậu, tàn ác của TQ là thâm hiểm tỉ mỉ, do vì đồng chủng đồng văn hiểu biết văn hoá nhau, còn tàn ác của Pháp, Mỹ là tàn ác kiểu hiện đại, của các xã hội có điều kiện kỹ thuật tân tiến, của xã hội công nghiệp hoá. Về cơ bản sự tàn bạo của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là giống nhau, chỉ khác nhau có mấy điểm sau:
- Pháp hoàn toàn có nhận thức về sự tàn ác này, vì với bản chất thực dân, Pháp hoàn toàn hiểu những cớ chiến tranh của nó là sai. Ngược lại Mỹ lại hoàn toàn tin vào sự can thiệp của Mỹ ở VN, ít nhất vào thời gian đầu, là đúng.
- Thực dân Pháp cũng tra tấn người, đốt nhà, thực hành chính sách như Mỹ. Nhưng Pháp giấu đi, không bao giờ trưng ra. Ngược lại, media Mỹ lại được đăng tương đối thoải mái những sự việc này. Phải sau cuộc chiến tranh ở VN, Mỹ mới rút kinh nghiệm không cho media tiếp cận như vậy nữa. Vì thế tội ác của Mỹ ở Vn có bằng chứng hình ảnh rất dồi dào. Tất nhiên, do điều kiện kinh tế yếu hơn Mỹ, nên tội ác của thực dân Pháp không hiện đại, máy móc, cơ khí.. như tội ác của Mỹ ở VN.
Mặc dù vậy, tội ác chiến tranh của Mỹ ở VN cũng có những điều mà Pháp không có. Và đây là những đặc trưng của nó.
1- Sự tàn bạo bởi chính sách đếm xác chết. Như tôi đã nói ở trên. Tư duy điều khiển quân đội, tiến hành chiến tranh bằng cách đếm xác chết, đã khiến cho sự tàn bạo của lính Mỹ ở Vn tăng nhiều lần. Do chiến tranh không có giới tuyến, bất kỳ một người VN nào, dù là trẻ con, phụ nữ, cũng có thể là kẻ thù, cộng với tinh thần thương mại của người lính Mỹ mà việc thảm sát dân thường,rồi vu cho là Việt cộng, để tính vào body count lấy thưởng dễ dàng.
2- Cuộc chiến tranh mang mầu sắc phân biệt chủng tộc. Lính Mỹ ở VN có thể rất tàn bạo, vì đối diện với họ là một nền văn hoá khác, con người khác. Cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở Vn có mầu sắc như Mỹ tiêu diệt người da đỏ thế kỷ XVIII.
3- Cuộc chiến tranh mang mầu sắc xâm lược thuộc địa. Điều này thể hiện rất rõ trong việc sự hiện diện của lính Mỹ làm băng hoại xã hội miền Nam như thế nào, bằng việc tạo ra một nền kinh tế phục vụ cho sự ăn chơi của quân đội Mỹ. Chẳng phải chỉ ở Sài gòn mới có điều đó mà nó còn lây sang Băng cốc, Ma ni la.
4- Chiến tranh càng tàn khốc, dã man, khi lính Mỹ mất hết ảo tưởng “chính nghĩa”. Càng về giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh,sự dã man của quân đội Mỹ ngày càng tăng. Người ta có thể thấy điều này, trong những phim thương mại Mỹ dựng về VN, ví dụ Apocalyps now, mà ba điều tôi nói trên đây, được “thẩm mỹ hoá”.
Nhưng điều ở trên, người ta sẽ thấy rất rõ khi so sánh sự hiện diện của quân đội Mỹ tại VN, với sự hiện diện của họ ở châu Âu trong đại chiến một và hai.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 18 2017, 09:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sự dã man của quân đội Mỹ, được thể hiện một cách rất bình thường đời thường, như ăn uống thở hít. Trong bộ phim, có hai ví dụ gây ấn tượng với tôi nhất. Đó là hình ảnh “truyền hình trực tiếp” cảnh lính Mỹ đốt nhà, và vì ta là người Việt, mình có thể nghe trực tiếp những lời người dân kêu than, trong khi người Mỹ chỉ có thể nghe lời dịch, tường thuật. Những lời nói đó chứng tỏ rất rõ ràng Mỹ đang sát hại dân thường. Ví dụ thứ hai là lời thuật của một người lính Mỹ gốc Nhật,hiện tại là thẩm phán ở California. Anh ta kể rằng vì là gốc châu Á, nên xin cơm của người dân để ăn. Chính bởi vì xin cơm, và là người châu Á, anh ta mới phát hiện ra rằng cơm đang nấu cho rất nhiều người, và từ đó phát hiện ra hầm bí mật. Sau khi đã tàn sát những người trong hầm, lính Mỹ đã vứt xác của họ ra giữa đường, để xem phản ứng của người dân, và từ đó tìm bắt thân nhân của những người đã bị giết. Nếu việc giết hại người ta có thể chấp nhận được, vì là hai phía của chiến tuyến. Thì thái độ vừa ăn cơm của người ta, rồi lại giết người ngay được, đã chứng tỏ sự tàn ác đời thường của lính Mỹ.
Việc lính miền Nam, lính Mỹ buộc xác người kéo ra đường để thị uy và nhận dạng, trong văn học cách mạng nói rất nhiều. Người ta thường “buộc tội” văn học cách mạng tuyên truyền, nhưng trong phim này, lần đầu tiên có nhân chứng những chuyện đó là thật.
Người Mỹ tham chiến ở VN làm gì ? vì lợi ích gì ? ở VN ta thường so sánh với nguyên cớ xâm lược của thực dân Pháp. Nhưng cuộc xâm lược của thực dân Pháp và Mỹ khác nhau. Với thực dân Pháp, đó là công cuộc tìm kiếm thị trường, vì thế cuộc xâm lược của thực dân Pháp là “lấy mỡ nó rán nó”, bằng cách mỗi lần áp đặt được một hiệp định không bình đẳng với chính quyền nhà Nguyễn, thực dân Pháp lại lấy nhân lực, vật lực, cộng tiền bồi thường của nhà Nguyễn để tiếp tục chiến tranh. Với Mỹ, con bài của Mỹ là bàn cờ toàn thế giới. Lúc tham chiến, Mỹ không (chưa) thể thu lợi trực tiếp từ VN. Nhưng cuộc chiến tranh cũng mang lại lợi ích cho tổ hợp công nghiệp chiến tranh Mỹ, và tiền tổ hợp công nghiệp chiến tranh này thu được là bằng tiền thuế của người dân Mỹ. Nói cách khác, số tiền Mỹ tiêu vào chiến tranh này có thể coi là tiền tài trợ ngấm ngầm cho công nghiệp Mỹ. Là tiền chùa để công nghiệp Mỹ phát triển công nghệ. Bắt đầu là công nghệ chiến tranh, rồi sau đó chuyển sang dùng vào kinh tế dân sự.
Hầu như tất cả các hãng lớn, là xương sống của kinh tế Mỹ, đều cung cấp phương tiện chiến tranh cho quân đội Mỹ trong chiến tranh ở VN, mà điển hình “nổi tiếng” nhất có lẽ là hãng Monsanto (trước gọi là Dow Chemical), cung cấp thuốc độc da cam, mà thực chất là thuốc diệt cỏ dùng trong nông nghiệp có nồng độ cao hơn.
Chính vì công nghiệp chiến tranh ở Mỹ gắn liền với kinh tế, cho nên quân đội Mỹ được trang bị một cách thừa thãi nhất, phung phí nhất, hệ thống vũ khí cồng kềnh nhất. Vì nó là tiền chùa, càng tiêu thụ nhiều càng tốt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quân đội Miền Nam được Mỹ trang bị. Quân đội miền Nam cũng được tổ chức giống như một quân đội tiêu thụ. Quân đội kiểu này, chỉ có thể tác chiến khi có một nền công nghiệp hùng hậu đằng sau. Chính vì thế mà vào năm 1975, bỏ ngoài vấn đề tinh thần, quân đội VNCH có cực nhiều vũ khí, nhưng vẫn không tác chiến được vì không đủ. Vì để tác chiến phải có không quân. Lấy hoả lực không quân làm chính.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang  1 2 3 >
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC