Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

13 Trang « < 5 6 7 8 9 > »  

· [ ] ·

 Một Số Bài Viết Thú Vị Từ Facebook

NVT2002
post Aug 26 2020, 05:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #61

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tác giả Maxwell Phan, FB: Điểm vài nét về các cha già dân tộc Hoa Kỳ

Các cha già này thực ra không được già lắm, cha Thomas mới 33, cha John thì 39 suýt đầu 4, cha James 18 vừa đủ tuổi uống rượu, cha Alex thì 21 tính cả tuổi mụ.

Tham dự ký tên vào bản tuyên ngôn độc lập thần thánh còn có các cháu Thomas Y, Deborah, James A, Sybil L,... vân vân độ tuổi 12-16, mà sau này một số nơi vẫn gọi các cháu là cha già dân tộc. Cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ thường gọi là cha già lập quốc cho đỡ đụng hàng, chứ thực ra 2 tên gọi này đều chỉ chung một khái niệm.

Bonus thêm về cha già dân tộc 33 mùa khoai Thomas, chủ của 600 nô lệ, với tuyên bố mọi người sinh ra đều bình đẳng, tất nhiên là trừ dân da đen và da vàng.

Thomas cưới em họ của mình là Martha. Bố vợ của Thomas, tức ông rể già dân tộc, John W cũng là một tay buôn nô lệ khét tiếng. Ông hiếp dâm một nô lệ da đen của mình - Betty, và đẻ ra Sally (Nghĩa là, Sally là em vợ và em họ của Thomas, đồng thời cũng là nô lệ của Thomas theo thừa kế).

Cô vợ loạn luân Martha không sống được lâu, thọ 34. Trước khi vợ lâm chung, Thomas bịn rịn hứa trong nước mắt sẽ không bao giờ tái hôn. Chứng kiến lời hứa lúc đó có mặt cả cô em Sally 10 tuổi.

Khi em vợ - em họ - bé gái nô lệ Sally tròn 14 tuổi, Thomas bắt đầu hiếp dâm cháu, và dần dần có 6 đứa con chung với Sally. 6 đứa này cùng gần 70 đứa khác & những người mẹ nô lệ của chúng, vừa là con đẻ mà đồng thời cũng là nô lệ của cha già Thomas.

Ảnh: Shannon LaNier - Cháu 6 đời của Thomas - cha già loạn luân, ấu dâm số 1 của dân tộc Hoa Kỳ. Một ông chủ nô lệ luôn luôn lo lắng cho quyền bình đẳng của con người.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 27 2020, 08:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #62

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chắc người viết facebook ở trên muốn nói tới Thomas Jefferson, người được coi là tác giả của bản tuyên ngôn độc lập Mỹ. Thực ra ông chỉ là một người tham gia, nhưng có đóng góp chủ yếu nên bản tuyên ngôn này được coi là của ông.
Như những nhân vật chính trị khác, ngay cả Oa sinh tôn, họ đều là chủ nô. Những điều mà Jefferson làm trong đời tư là chuyện bình thường cuả giới chủ nô.
Bổ xung một chút cho tác giả đoạn viết. Việc ông ta lấy em họ không phải là loạn luân. Trên thế giới luật lệ truyền thống về quan hệ loạn luân khác nhau theo từng nền văn hoá. Ở phương Tây, hai anh em họ có thể lấy nhau. Nhưng phải cách một thế hệ, không được hai thế hệ liên tiếp. Điều này hiện nay ở phương Tây không còn, nhưng trong hồi giáo vẫn còn. Bản thân tôi cũng được chứng kiến, vì tôi trước có một đồng nghiệp là người Tuy ni di, anh ta lấy em họ mình.
Trong những luật lệ mà giới chủ nô đặt ra, việc quan hệ tình dục với nô lệ không phải là chuyện cấm, và đứa trẻ sinh ra là nô lệ chứ không phải là người trong gia đình. Việc giao cấu này có thể giúp tăng ..gia sản, vì đưa trẻ sinh ra sẽ là nô lệ. Chủ nô còn có thể mang nam nữ nô lệ đi giao cấu với nhau (kiểu như ở VN mang lợn đực đi thụ tinh lấy giống tốt), hoặc giao cấu với nô lệ. Người viết nói rằng cô sally là em họ là không phải, vì trong đầu Jefferson, cô ta chỉ là một nô lệ, việc cô ta có một phần dòng máu của Jefferson không có ý nghĩa gì cả. Ngoại trừ được chủ nô « giải phóng » (affranchi).
Chế độ nô lệ ở Mỹ thời này cũng không khác gì mấy chế độ chủ nô thời Hi lạp , La mã. Thậm chí còn dã man hơn, vì nó công nghệ hơn, khoa học hơn, và có nhiều công cụ kỹ thuật áp chế hơn.
Điều thú vị là phương Tây vẫn tuyên truyền rằng truyền thống dân chủ của họ bắt nguồn từ Hi-La, thực ra nó là fake. Nguồn gốc dân chủ phương Tây có lẽ đến từ truyền thống các bộ lạc German (Đức) thì đúng hơn. Nhưng bất luận nó tới từ đâu, nó cũng không giải quyết được vấn đề bình đẳng.
Đối với người Việt nam, hay gốc VN thì ta không hiểu được điều này. Bởi vì trong lịch sử châu Á không có giai đoạn nô lệ kiểu châu Âu (chủ yếu là Tây Âu theo truyền thống Hi – La). Và chế độ nô lệ chỉ dừng lại ở hình thức gia nô. Chế độ này cũng đã bị xoá bỏ khi nhà Trần sụp đổ, cách ta đã 7,8 thế kỷ.
Vấn đề dòng máu thì lại càng khó hiểu hơn, vì ta theo nho giáo. Phương Tây theo quan niệm La Mã, gia đình không có ý nghĩa dòng máu mà có ý nghĩa pháp lý. Lấy một ví dụ. hiện nay khi một đứa trẻ con ra đời, thì bố « chính danh » của nó không phải là người bố « sinh vật », mà là người đầu tiên công nhận đứa trẻ là con. Bản thân tôi cũng biết trường hợp thế này. Cũng một người đồng nghiệp cũ (ông này còn lai VN nữa) có một đưa con nhưng không phải con anh ta hiểu kiểu VN, mà khi hai người lấy nhau, cô ta đã có bầu nhưng chưa sinh. Lúc sinh ra, thì anh ta đã công nhận đứa trẻ là con, và như vậy người bố « sinh vật » kia không có nghĩa gì cả.
Từ khi đế quốc La Mã tan rã, nhà thờ cơ đốc giáo lên ngôi quản lý xã hội chủ yếu thông qua quan lý tình dục, nên xã hội phương Tây có gì đó giống như xã hội phương đông truyền thống, nhưng nó vẫn không có nhận thức tâm lý dòng máu (liên quan tới thờ cúng tổ tiên), vì thế quan niệm của La Mã vẫn còn đến ngày nay.
Nếu để ý nữa, thì người ta có thể thấy ngay bản tuyên ngôn độc lập Mỹ cũng là nguyên tắc pháp lý này. Câu đầu tiên của nó là « We are American people .. » rồi gì gì đó, cũng là một định nghĩa pháp lý. Người Mỹ được định nghĩa như một status (trạng thái) pháp lý chứ không phải dòng máu, vì nếu theo dòng máu thì họ đều là người Anh.
Như vậy để hiểu tư duy của các khai quốc công thần Mỹ thì phải hiểu tâm lý, lô gíc của nó. Họ đòi bình đẳng, và cho là có quyền bình đẳng với những người có cùng một chế độ pháp lý như họ, được đặt dưới cái tên « american people » , chứ không phải là tất cả mọi người đều bình đẳng.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 1 2020, 09:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #63

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhân câu chuyện Jefferson này, tôi cũng tán phét mở rộng thêm một chút, để cho ai thích tìm hiểu chứ còn để làm buzz trên mạng xã hội, hay thích nói ngược, thì không cần, vì họ cần tin giật gân hơn là sự thật.
Khi 13 thuộc địa của Anh đòi độc lập vào năm 1776 ở Bắc Mỹ thì trong những nhân vật khai quốc công thần tham gia vào cuộc đấu tranh dành độc lập này có nhiều chủ nô. Bởi lúc đó Mỹ vẫn còn là một thuộc đia nông nghiệp, di dân của Anh. Các chủ nô này, dù tham gia vào phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (tức là sản xuất để kiếm tiền lãi, tích luỹ tư bản qua kinh tế thị trường) nhưng lại sử dụng lối quan hệ sản xuất nô lệ-chủ nô, chứ không phải lối quan hệ làm công ăn lương.
Chính vì thế, ngay khi có tuyên ngôn độc lập, và các hiệp ước liên minh 13 thuộc địa này với nhau, thì đã xẩy ra tranh cãi về vấn đề nô lệ. Kết quả, là hiệp ước liên minh các thuộc địa này có hai điều có đi có lại.
1 điều là công nhận thể chế liên bang, tức là một sự liên minh rất chặt chẽ của các thuộc địa (giờ được gọi là bang) với nhau. Đã vào thì không thể ra ly khai, vì không có điều khoản ly khai.
Nhưng một điều khác lại nhượng bộ cho chế độ nô lệ được tồn tại ở các bang miền Nam trong một thời gian 20 năm. Và sau đó thì các bang này phải chuyển đổi thể chế.
Mặc dù có điều khoản thứ hai này, vào đầu thế kỷ XIX (tương đương với lúc Vua Gia Long lên ngôi, thống nhất đất nước ở VN), đến thời hạn, các bang miền Nam vẫn là chế độ nô lệ. Và các chế độ này vẫn tồn tại .. 60 năm sau tức là tới khi có nội chiến Mỹ (Civil War) 1861-1865.
Mâu thuẫn bùng nổ bởi từ đầu thế kỷ XIX, Mỹ bắt đầu bành trướng sang vùng miền Tây, và có vấn đề là các bang mới lập ra sẽ theo chế độ nào chế độ nô lệ hay tư do. Chính sự mâu thuẫn này làm bùng nổ chiến tranh. Vì thế các bang miền Nam đã ly khai, sau khi không tìm cách xoá bỏ được thoả thuận ban đầu, tức là nếu theo hiệp ước ban đầu thì tất cả các bang mới phải có chế độ tự do (free stat) không theo chế độ nô lệ. Ngược lại các bang miền Nam muốn chế độ này là do bang mới, khi gia nhập liên bang (Union) tự quyết định. Vì thế khi 9 băng miền Nam Mỹ li khai thì nó gọi là confederation (tức là liên minh lỏng lẻo giữa các bang, thích thì ở không thích thì đi), trong khi nhà nước Mỹ là liên bang (federation) có tính ràng buộc.
Tại sao câu chuyện lại trở nên gay gắt gần 80 năm sau, bởi vì lúc này ở Mỹ đã có công nghiệp hoá, và về mặt kinh tế chế độ nô lệ chi phí tốn kém hơn trong sản xuất mà không hiệu quả bằng quan hệ sản xuất làm công ăn lương. Ở đây sự tiến bộ của việc giải phóng nô lệ gắn liền với tiến bộ của lực lượng sản xuất. Cuộc giải phóng nô lệ da đen ở Mỹ cũng cùng thời gian với việc bãi bỏ chế độ nô lệ trên toàn thế giới, chứ không phải là một điều đặc biệt.
Cũng phải nói là ngay cả Lincoln, khi nói giải phóng nô lệ tức là họ có thể làm công ăn lương, nhưng không vì thế mà có quyền lợi chính trị, hay xã hội gì cả. Không còn nô lệ không có nghĩa là công dân, và giả dụ là công dân thì cũng không bình đẳng. Trong những bài viết, diễn thuyết của Lincoln nói rất rõ điều này. Chính sách của Lincoln gần giống với chính sách « tư phát triển độc lập » kiểu các chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi ngày trước hơn là coi người da đen là công dân bình đẳng. Nói một cách khác, chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi ngày trước hoàn toàn có thể là một version của kiểu giải phóng nô lệ này.
Phải đợi đến những năm 60 của thế kỷ trước, tức là 100 năm sau nua, thì quyền công dân với người da đen mới thật đầy đủ. Nhưng từ đó họ lại vấp phải sự phân biệt văn hoá, kinh tế.
Điều buồn cười là lực lượng giải phóng người da đen ở Mỹ từ chế độ nô lệ lại là đảng cộng hoà. Lincoln là đảng cộng hoà. Còn lực lượng bảo vệ chế độ nô lệ, lại là .. đảng Dân chủ.
Từ thập niên 60, thì đảng Dân Chủ lại là đảng ủng hộ quyền công dân của người da đen, thông qua các đời tổng thống như Kennedy hay Johnson, và hiện tại cũng vậy.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Sep 3 2020, 11:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #64

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em chỉ có ý kiến về việc kết hôn giữa anh chị em họ. Nếu mà thuộc loại trong 1 đời thì ở VN hiện nay cấm, hay nói khác là anh em con chú bác ruột thì cấm lấy nhau. Nhưng mà, ở Trung Quốc có trường hợp của Giả Bảo Ngọc- Lâm Đại Ngọc (Hồng Lâu Mộng), là anh em họ vẫn lấy nhau trong cùng một đời. Tóm lại chỉ cấm mỗi anh chị em ruột lấy nhau.

Tuy nhiên, nếu cách một đời, như bác Phó nói ở trên, thì ngay cả VN hiện tại cũng không cấm. Ví dụ bố em với bố bác Phó là anh em ruột, thì đến đời con của em và con của bác là được lấy nhau thoải mái nhé sp_ike.gif

Tham khảo tại đây https://vietnamnet.vn/vn/ban-doc/cach-tinh-...-hon-95522.html

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Sep 3 2020, 11:19 AM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 3 2020, 10:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #65

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Về việc này ở VN thì tôi không rõ. Nhưng tôi cũng vào xem cái link của nvt dẫn. Cảm nhận của tôi thế này, là muốn biết đúng sai theo truyền thống, thì phải lôi các luật ít ra từ đời nhà Nguyễn xem. Cảm tưởng của tôi (không có minh chứng) thì quan niệm dân gian kia đúng hơn. Còn tại sao luật Vn giờ lại thế, vì nó ít nhiều cóp pi theo phương Tây. Luật dân sự của châu Âu giời là chuẩn của ta, vì ảnh hưởng văn hoá mềm, một phần lớn quan niệm luật lệ hiên tại là có từ thời Pháp, rồi tới thời ảnh hưởng Liên Xô, giờ là phương Tây nói chung, toàn là Tây cả..(trước thì vì là thuộc địa, sau vì XHCN, tiếp tới giờ là hội nhập toàn cầu hoá) Vì thế muốn biết truyền thống thế nào thì phải theo sử, có bằng chứng lịch sử, chứ không mang luật bây giờ làm chứng được (nếu muốn tìm hiểu về truyền thống chứ không phải ứng dụng luật pháp đương đại). Pháp luật thời nay không có gốc từ truyền thống bản địa.
Còn ngoại lệ lấy lẫn nhau trong họ hàng, thì không phải tìm tới TQ, mà đời nhà Trần, hoàng tộc nhà Trần cũng cho phép con cháu họ gần lấy lẫn nhau, có khi còn là bắt buộc. Nhưng điều này chỉ đúng cho quý tộc nhà Trần thôi. Nó có nguyên do chính trị, vì nhà Lý mất ngôi vì vua Lý Thần Tông không có con trai, và công chúa Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh. Nhà Trần muốn tránh chuyện này.
Trên thế giới , các pha ra ông (Pharaon) Ai cập cũng có tục Anh lấy Em gái ruột, mà mục định có lẽ cũng tương tự kiểu nhà Trần, nhưng nó được phủ thêm một lớp mầu thần bí là các Pharaon là người Trời, không phải người thường.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 3 2020, 11:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #66

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Câu chuyện họ tộc này cũng thú vị. Ở trên tôi có nói tới việc nên tham khảo luật thời phong kiến để biết truyền thống, nhưng chắc chắn là nếu cùng họ thì đến đời F5 là lấy nhau được, tại sao ? vì không còn thờ tổ tiên riêng biệt, có tên tuổi nữa, như tôi đã nói tới trong chủ đề « con gái có được thờ bố mẹ không », như vậy là đủ xa để dù cùng họ cũng như là ngoại tộc.
Từ khi đổi mới ở Vn, phong trào khơi dậy văn hoá truyền thống rất lớn. Nhưng thực ra phải nói đó là các phong trào « kế thừa truyền thống » thì đúng hơn. Đối với tôi, thực ra nó là một sự tái tạo lại, qua những gì còn lại chứ không phải là truyền thống đúng như thời trước. Thực ra ở bất cứ nên văn hoá nào cũng có sự tái tạo để cập nhật, ngay cả đối với một nước bảo tồn truyền thống tốt như Nhật. Vì thế điều này diễn ra ở Vn không có gì là lạ, nhưng do lịch sử dân tộc rất khốc liệt thời hiện đại, mà mảnh vụn nhiều hơn, phải tái tạo nhiều hơn thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Oct 1 2020, 12:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #67

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Quên chưa copy bài này, về vai trò của Trosky đối với cách mạng. Vẫn tác giả Trung Tran Lam - FB

QUOTE
Họ- những ngày này 100 năm trước 🙂
Tháng 8 năm 1991- khi đứng trên xe tăng chĩa nòng vào những người cộng sản thủ cựu  âm mưu lật đổ Tổng thống đầu tiên và  duy nhất của Liên Xô- Gorbachov, có lẽ ông Boris Ensil cũng không kịp nghĩ rằng-ông đã kết liễu một quốc gia hùng mạnh  vinh quang và cay đắng- bằng đúng cái cách mà nó khởi sinh: Bằng những nòng đại bác.
Năm 1917- Duma quốc gia Nga- kiểu như quốc hội bên ta, có chừng 15 đảng phái. Chế độ nghị viện dân chủ kiểu phương Tây  sau cách mạng lât đổ Sa hoàng  tháng 2 năm đấy,  dẫn đến kết cục  công việc chủ yếu của những tinh hoa quốc gia của nước Nga- là cãi nhau. Họ cãi nhau trong khi binh lính Nga chết hơn 2 triệu, bị thương  5 triệu trong cuộc  huyết chiến với người Đức và đế quốc Áo Hung- sử gọi là WW1. Cãi nhau trong khi công nhân, binh lính chết đói và nông dân gào thét đòi dân cày có ruộng.
Trước hoàn cảnh đấy, các chính đảng lại tiếp tục họp và cãi nhau, cho đến khi có 1 người.” Thấp lùn, đầu to, tròn hói, cổ rụt mắt bé, mũi tẹt, mồm rộng”. Ilyich Ulyanov, trốn từ Phần Lan về trên chuyến tàu hỏa do nước Đức bảo vệ nghiêm ngặt. Ông ta nói, đại ý: Họp làm đếch  gì họp lắm thế, ai có súng, người đấy có chính quyền- đấy chính là định nghĩa của danh từ chính trị học phức tạp sau này: “ Chuyên chính vô sản”.  Lê nin  nói thế trong khi súng ống của ông thât sự cũng không có bao nhiêu. Ông chỉ có một ít binh lính, thủy thủ ở Petrograd. Và Lev Trotsky.
“ Không ai tin chính phủ Bolshevik có thể tồn tại quá 3 ngày- ngoài Lê-nin, Trotsky và binh lính của họ ở Petrograd”.
Là Chủ tịch ủy ban Cách mạng thành phố Petrograd - Trotsky  vừa là người kêu gọi,  vừa là người lãnh đạo binh lính, thủy thủ ở thủ đô Petrograd bắn đại bác hù dọa Cung điện Mùa Đông nơi chính phủ hợp pháp của nước Nga lúc đấy đang trú ngụ.  Xong Petrograd, Trosky ra lệnh cho Xích vệ- nã pháo vào điện Kremlin ở Maxcova - bàn thờ tổ tiên của nước Nga- hành động làm hầu hết các đảng phái khác sững sờ và phẫn nộ quyết liệt chống lại. Khi  binh lính  hi sinh- Trotsky gầm lên :” Mỗi  chiến sĩ  cách mạng bị giết- sẽ có 5 tên phản cách mạng phải đền tội”.  Một đạo quân ô hợp không được huấn luyện, chỉ có nhiệt tình và bị thu hút bởi khả năng hùng biện và ý chí sắt đá của những người Bolshevik kiệt xuất như Trosky cộng với viễn cảnh- cách mạng thành công thì nông dân sẽ có đất và công nhân sẽ có bánh mì, đã cho ra đời nước Nga xô viết.
Lê nin- là thiên tài cách mạng khi ông chỉ ra bí quyết để thành công đó là: Thù trong phải xử- giặc ngoài tính sau.  Sau ngày 7-11, để tập trung sức đối phó với những người Nga khác không muốn nước Nga đỏ tồn tại, Lê nin đã  bội tín với Anh và Pháp, đồng minh của Nga , để ký  một hòa ước kỳ lạ với Đức, quốc gia đang thất bại  rõ ràng trên chiến trường châu Âu: hòa ước Brest-Litovsk:  Nhường 6 lãnh thổ của mình, bồi thường 6 tỷ  đồng vàng cho kẻ- sắp thua- cuộc. Đó có thể là cú lại quả hợp lý của Lê nin với Đức- nhà tài trợ chính cho ông và phái Bolshevik  thực hiện cách mạng tháng 10.
Sắc lệnh Hòa bình là sắc lệnh đầu tiên Lê nin ký với tư cách Chủ tich hội đồng ủy viên Nhân dân- Hòa bình để rút ra khỏi thế chiến I- với 2 triệu binh lính Nga tử trận, và để bắt đầu 1 cuộc nội chiến kéo dài 5 năm- với số người hi sinh của hai bên chính và phản- là tương đương- khoảng 1,8 triệu.  Nói cách khác, nước Nga lúc đấy rút khỏi một cuộc đại chiến với tư cách người thua cuộc- để lao vào cuộc đại chiến khác- đẫm máu không kém.
Người  thành lập- huấn luyện, lãnh đạo  đạo quân Hồng quân Xô viết thủa ban sơ ấy- không ai khác, vẫn là Trotsky.
Nước Nga xô viết chính thức tồn tại  năm 1923 sau  khi đánh tan Bạch vệ và các lực lượng phản cách mạng khác trong cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn.  Lê nin chỉ còn sống thêm 1 năm nữa. nhưng vẫn  có đủ thời gian làm mọi việc  để tạo cho nước Nga  đỏ nguồn cảm hứng và năng lượng chạy thêm 60 năm nữa với tư cách là một siêu cường.
Đồng sự xuất chúng của ông- Lev Trosky:  Năm 1922 được coi là người kế vị Lê nin.  Năm 1928 bị khai trừ ra khỏi Đảng- bị tuyên bố tử hình vắng mặt năm 1936 sau khi ông tiên đoán, với bộ máy quan liêu như thế này- trước sau gì Liên Xô cũng sụp đổ và quay lại chủ nghĩa tư bản,  Năm 1941, ông bị đập vỡ sọ bằng rìu khi ẩn náu ở Mexico, khi cuồng vọng thành lập một Hợp chúng quốc Châu Âu xã hội chủ nghĩa vẫn còn dang dở.
Nếu  ông thay thế Lenin, điều gì sẽ xảy ra: Liên Xô sẽ huy hoàng rực rỡ hơn- hay sẽ là 1 cuộc huyết chiến nữa với châu Âu để thực hiện chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới như triết thuyết của ông. Chúng ta không thể biết được.
Người  hạ thủ Trotsky - lại là 1 ông có tên vần In khác: Xít- ta-lin 🙂.. Người đàn ông có đôi ria mép trứ danh mà trẻ con Việt nam ai cũng thuộc tên ngay từ khi mới lọt lòng- như lời nhà thơ Tố Hữu thú nhận :” Tiếng đầu lòng con gọi- Xít-ta-lin” chứ không phải  Ba, ba, me, me  như xuyên tạc. Khi ông chết năm 1953 - một nửa Việt nam khóc với volume lớn hơn 1000%: “ Thương mình thương một thương Ông thương mười”. Ông  là một câu chuyện phi thường khác.
Lịch sử Liên Xô/Nga 100 năm - chính ra dễ thuộc nếu học bằng tên: 4 ông IN  và 3 ông ỐP :-):
Khai sinh nhờ ông  6 Lenin- chiến thắng  Hitle  nhờ ông đại đại nguyên soái  Zukov  và trở thành siêu cường nhờ ông đại độc tài Stalin. Rung rinh vì ông Khrushov,  và  sụp đổ vì ông Gorbachov. Dọn dẹp nhờ ông Elsin và tái sinh nhờ ông In còn lại đang còn sống- Putin 🙂
.
Không  mấy ai nhớ đến Trotsky- người hùng đích thực của Cách mạng Tháng 10 Nga.
(Một người dân tộc chủ nghĩa ở  Việt nam khi qua Liên Xô những năm 20, thấy  đươc vận mạng của một quốc gia- đôi khi cũng nằm ở cái tên, nên đã cũng đặt tên Liên xô của mình, bằng vần In 🙂.
Nguồn:
• 10 ngày rung chuyển thế giới – 1919 -John Reed
• Cuộc cách mạng bị phản bội.- 1936 Lev Trosky- (Bản dịch của những người Đệ tứ Việt nam tại Pháp.
• Thơ Tố Hữu 🙂
• Wi-Ky-Phê.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 1 2020, 05:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #68

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vừa poste nhầm cho chủ đề thời sự ở đây, nên vừa phải xoá đi. Vì thế chưa định viết ở chủ đề này, nhưng cũng phải viết mấy dòng.
Nvt có vẻ khoái xem nhưng thứ này nhỉ. Công nhân người viết viết dí dỏm, có thể gọi là có văn phong (style) ,và nội dung cũng thú vị, vì nó FAKE toàn diện. Nó cũng thú vị ở chỗ đây là cô đọng sự tuyên truyền của phương Tây về cách mạng tháng mười và cũng cô đọng được tuyên truyền của VN cộng hoà cũ.
Có gì tôi sẽ viết tiếp sau, để cho các bác đọc « thuộc bài » tuyên truyêng phương Tây lẫn VN cộng hoà cũ đã.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 16 2020, 05:28 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #69

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vì tôi bận không có thời gian viết, nên bây giờ mới viết ở chủ đề này. Hi vọng là những ai đọc đã « nhiễm độc » đầy đủ, thì thuốc giải độc mới có giá trị, và tất nhiên nó cũng chỉ có giá trị với người muốn giải độc, chứ còn không muốn thì có thuốc cũng vô tác dụng.
Khác với Đức Phật, trong kinh Pháp Hoa bầy ra những cách khác nhau (tức là các tông phái khác nhau) để giác ngộ con người, tôi không có đủ tài năng kiểu như vậy, mặc dù cũng là phật tử, nên chỉ nói điều gần với sự thật hơn thôi.
Điều đầu tiên là sự sai lệch về cách mạng tháng mười. Cách nói của người viết coi nó như một kiểu cướp chính quyền trên đầu súng (qua một dạng đảo chính tàn bạo), của một nhóm người không có bao nhiêu thực lực. Một điều thứ hai nữa là tác giả nói ở Nga lúc đó có tới 15 đảng phái, nhưng vẫn thua một nhóm người thiểu số, vì họ tàn bạo hơn, « chính quyền trên đầu súng ».
Ở đây có sự kết hợp hai dạng fake. Dạng đầu tiên là hạ thấp cách mạng tháng mười (coi nó như một cuộc đảo chính), cách thư hai là giải thích « đa nguyên đa đảng » như một thứ « ăn không ngồi rồi » vô tích sự, nhưng đồng thời qua đó nói lên sự tàn bạo của dạng nhà nước khác ra đời không theo mô hình này. Nếu hiểu theo một kiểu lắt léo hơn, thì có thể thấy bất cứ dạng nhà nước nào không theo dân chủ tư sản, thì sẽ là một nhà nước tàn bạo, và thực ra qua đó đã chính danh cho dạng nhà nước dân chủ tư sản này. Thực ra có một nhân vật chính trị khác, thủ tướng Anh Winston Churchill nói hay hơn nhiều, ông ta nói đại khái « nhà nước dân chủ tư sản là nhà nước ít dở nhất trong các dạng nhà nước », như vậy người viết lắt léo cài đặt cũng không vượt qua được cái tâm lý này, mà cũng dễ hiểu thôi, vì không cần nói tới tâm trạng cá nhân, chỉ cần đọc các sách sử phương Tây, tuyên truyền của họ, thì sẽ dẫn tới nhận thức này.
Vu cáo cách mạng tháng mười là một cuộc đảo chính tàn bạo của thiểu số, là tuyên truyền của phương Tây từ khi có cách mạng tháng mười. Đối với tuyên truyền phương Tây cuộc cách mạng thật sự là cách mạng tháng hai cùng năm, lật đổ chế độ Sa hoàng, tức là một cuộc cách mạng tư sản. Còn cách mạng tháng mười cùng năm thì lại được coi là đảo chính của một thiểu số.
Thế nào là đảo chính. Đảo chính là một cuộc lật đổ biến động chính trị, thay đổi người, nhưng không thay đổi chế độ hệ thống. Điển hình nhất là các cuộc đảo chính ở Thái lan cạnh nước ta, mỗi một lần đảo chính là thay đổi chính phủ, nhưng chế độ vẫn tồn tại. Đây là hiện tượng điển hình của các nước áp dụng chính thể đa nguyên đa đảng phương Tây khi không hợp điều kiện. Một hình thức nữa là chạy lòng vòng từ dân chủ ra độc tài rồi quay lại, bởi độc tài cũng chính là hiện tượng chữa chạy chế độ đa nguyên đa đảng không có điều kiện để hoạt động như ở nơi sinh ra nó là phương Tây. Nếu không thích đi đâu thì có thể lấy ngay dẫn chứng trong lịch sử VN hiện đại. Cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm do Mỹ giật dây các tướng lĩnh miền Nam chính là một cuộc đảo chính điển hình, giết nhà Ngô, nhưng không vì thế mà thay đổi nhà nước, cũng như vượt khỏi bàn tay kiểm soát của Mỹ. Điều thú vị là dưới chế độ miền Nam cộng hoà trước đây, sau năm 1963, thì cuộc đảo chính này được gán cho từ cách mạng, và ngày giết Ngô Đình Diệm thành ..quốc khánh.
Nếu nhận thấy thế, thì người nào theo dõi quan tâm tới các sự kiện ở nước Nga vào thời điểm này, sẽ thấy cuộc cách mạng tháng hai 1917, thực ra là một cuộc đảo chính. Vì Sa hoàng ra đi, nhưng bộ máy nhà nước của nó còn nguyên.Ngược lại cuộc cách mạng đính thực, chính là cách mạng tháng mười.
Chính phủ ra đời từ cuộc cách mạng (đảo chính này), chính quyền Kerensky đã không thực hiện được nguyên vọng của người dân khi họ lật đổ chế độ Sa hoàng, đó là hoà bình, ruộng đất , và bánh mỳ. mà vẫn tiếp tục chiến tranh, vì nước Nga vay nợ các đồng minh (chủ yếu là Pháp), và quyết tâm « trả nợ Pháp, thực hiện nghĩa vụ đồng minh » hơn là quan tâm tới số phận người dân.
Đây là nguyên do quan trọng nhất dẫn tới cách mạng tháng mười tiếp theo, hiểu được nó thì người ta cũng hiểu được cả hoà ước Brest-Litov, hiểu được tại sao Bạch vệ thất bại trong nội chiến, và cũng hiểu được tại sao Trosky thất sủng và bị loại bỏ khỏi chính trường Nga, cũng như có thể hiểu được sự chìm nổi của nước Nga về sau, cũng như vai trò của Staline.
Như vậy chuỵện gì sẽ xẩy ra nếu hoà bình, ruộng đất và banh mỳ được chính phủ Kerensky thực hiện, thi sẽ không có cách mạng tháng mười, và cách mạng tháng hai của Nga sẽ kết thúc giống như cách mạng Mexico xuất hiện cùng vào thời điểm, muộn hơn một chút (1919). Ở Mexico cũng có nội chiến, nhưng giai cấp tư sản cùng địa chủ ở đây đã liên minh với nhau dựng ra chê độ ..một đảng : đảng cách mạng lập hiến (PRC : parti revolutionaire constitutionnel), công nhận nhiều quyền lợi của công dân, tiến hành cải ruộng đất, ..
Nói tới cách mạng tháng mười, biểu tượng của nó là việc cướp cung điện mùa Đông ở Leningrad (lúc này và hiện nay được gọi là Saint Petersbourg). Nhưng nó chỉ là biểu tượng, vì việc cướp chính quyền Kerensky diễn ra ở khắp nước Nga, dưới sự lãnh đạo của đảng Bôn Xê vích. Nếu có một cuộc cách mạng nào là cuộc cách mạng thật sự thì chính là nó, chứ không thể có gì khác. Nói một cách khác, cách mạng tháng mười là cuộc cách mạng điển hình. Nó vừa có tổ chức, vừa có sự tham gia tự nhiên của người dân (chủ yếu là công nhân, nông dân và binh lính). Điều này giải thích tại sao, với một số lượng nhân sự hạn chế, đảng Bôn Xê vích thành công, vì có sự tham gia của quần chúng. Điều này giống như cách mạng tháng 8 ở VN. Điều xảo quyệt của phương Tây khi trình bầy nó đã tách rời cái bộ phận tổ chức ra khỏi dân, để trình bầy nó như một dạng thiểu số. Trong thực tế không thể có cách mạng tháng mười nếu không có việc công nhân tự lập ra các xô viết, nông dân cướp ruộng đất của quý tộc, binh sĩ chống lại sĩ quan sa hoàng bỏ về. Điều tuyệt vời của cuộc cách mạng này là đảng Bôn Xê vích đã đi theo đúng chiều của lịch sử, vì mặc dù có sự tham dự tự nhiên của người dân, không có tổ chức, không có chính sách đúng đắn, không đi theo đúng chiều của lịch sử, hợp lòng dân thì không thể thành công.
Điều này cũng khiến cách mạng tháng mười khác cách mạng TQ hay cách mạng Cu ba, ở đây mới thật là « chính quyền trên đầu súng », nhưng là một tổ chức đầu tranh vũ trang lớn, không phải là kiểu áp sát, khủng bố, như kiểu hồi giáo hiện tại
Cách mạng VN bắt đầu bằng cách mạng tháng 8, giống cách mạng tháng mười, nhưng kết thức của nó lại qua đâu tranh vũ trang, do sự can thiệp của Pháp, Mỹ. Như vậy nó sự kết hợp cả hai.
Cách mạng tháng mười là khởi điểm cho một cuộc nội chiến (nội chiến thực sự, chứ không phải như lề trái ở VN cố tình biến kháng chiến chống Pháp, Mỹ như một dạng nội chiến để tô son trát phấn cho hình ảnh của mình), và bản thân điều này đã nói tới bản chất của nó là một cuộc cách mạng,vì đảo chính chỉ lật đổ chóp bu, thì làm sao có nội chiến, do cấu trúc quyền lực cũ vẫn còn đó chỉ « đổi chủ ».
Nói cách mạng tháng mười lật đổ một đám đảng phái (15 đảng) ngồi nói phét lại càng không hiểu thực tế của hệ thống đa nguyên đa đảng. Hệ thống đa nguyên đa đảng ngồi trên một nhà nước thâm sâu không thay đổi, với những công cụ quyền lực cứng :quân đội, toà án, an ninh, dựa trên một cái đế giai cấp tư sản. Câu chuyện ở nước Nga sau cách mạng tháng hai, sinh ra cái đống đảng phái cãi vã kia không phải là hình ảnh của một nhà nước đa nguyên đa đảng, nó là biến chứng của hệ thống đa nguyên đa đảng không chạy, không hoạt động được. Còn thực sự quyền lực cứng của nó vẫn có, nhưng như cái thân, bị cắt khỏi cái đầu. Chính vì thế khi cách mạng tháng mười bùng nổ, thì cái đầu của nó bị cắt, nhưng cái thân của nó vẫn giẫy dụa, gây ra nội chiến những 4 năm rất quyết liệt. Vấn đề là tại sao chính quyền Kerensky lại bị thế, tại sao nó bị cắt khỏi cái thân nhà nước thâm sâu không điều khiển được.
Câu chuyện nó là như thế này. Khi cách mạng tháng 2 bùng nổ, thì mặc dù Sa hoàng phải thoái vị, bộ máy nhà nước cứng vẫn nằm trong tay các lực lượng quý tộc, địa chủ. Lực lượng này muốn phục hồi Sa hoàng, ngược lại nhà nước tư sản thì không muốn. Nhưng cả địa chủ và tư sản đều muốn tiếp tục chiến tranh, điều này đi ngược lại nguyện vọng người dân khi người ta làm cách mạng tháng hai.Cùng một lúc, do kinh nghiệm thất bại trong cách mạng năm 1905 cách đó không bao lâu, một cuộc cách mạng thất bại, đã dẫn tới việc công nhân tự lập ra các hệ thống tự quản, được gọi là Xô viết (từ đó mà có tên Liên Xô về sau). Sự mâu thuẫn giữa tư sản và quý tộc cũ, đã dẫn tới việc quân đội phản cách mạng định tiến quân về Leningrad để lật đổ chính quyền Kerensky, và để bảo vệ, chính quyền này lại phải cầu cứu các Xô viết. Chính vì thế mà cái đầu của nhà nước tư sản mới ra đời bị cắt khỏi cái thân quyền lực thâm sâu của nhà nước, khiến nó bất lực do chúng tự mâu thuẫn với nhau. Vì thế cách mạng tháng mười bắt đầu vào việc chiếm cung điện mùa Đông 1917, và chỉ kết thúc khi nội chiến kết thúc vào năm 1922, khi nhà nước Liên Xô ra đời (đây là cách chia khúc của tôi, dựa trên sự thay đổi cấu trúc xã hội). Hiện nay đây không phải là cách chia trong sách vở, vì giai đoạn này được cắt khúc làm nhiều đoạn theo kiểu biên niên, cách mạng tháng mười, nội chiến, chương trình kinh tế mới NEP, ..
Đến đây thì tôi đã chỉ ra hai cái Fake của người viết, đó là việc hạ giá cách mạng tháng mười như một dạng tiếm quyền bằng bạo lực của một thiểu số. Điều thứ nhì tác giả lờ đi, hay có thể không hiểu đó là nhà nước đa nguyên đa đảng kia cũng có bạo lực, thậm chí còn bạo lực quyết liệt, nhưng do mâu thuẫn nội bộ của nó, do tính phản động của nó mà nó bị rối loạn, đồng thời bạo lực không dẫn tới đâu, do thiếu một tư duy chính trị tiến bộ, chứ không phải nó thánh thiện, ngây thơ ..không có tí bạo lực nào nên bị tiêu diệt bởi những người tàn bạo hơn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 20 2020, 05:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #70

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp câu chuyện,
Nói về thiên tài của Lê nin, mà chỉ nói được rằng ông đã ký hiệp định Brest-Litov để « diệt thù trong trước, giặc ngoài sau » cũng là fake. Và đây cũng là tuyên truyền của phương Tây.
Tuyên truyền này muốn nói rằng hoà ước Brest-Litov mà chính quyền Sô Viết ký với Đức là sự phản bội của Nga, vì Nga rút khỏi cuộc chiến, và hiệp định này là sự lại quả của Lê nin để trả công nước Đức đã giúp Lê nin và các nhân vật Bôn Xê Vích khác đang lưu vong ở Thuỵ sĩ, lúc cách mạng tháng hai nổ ra. Đức đã chở Lê nin và các đồng chí của mình về Nga xuyên qua Đức, vì lúc này chiến tranh đã cắt đứt hoàn toàn giao thông Thuỵ sĩ với Nga. Việc bôi nhọ Lê nin là tay sai của Đức đã được chính phủ Kerensky thực hiện, trước khi tuyên truyền này trở thành chính thống ở phương Tây. Năm 2017, kỷ niệm 100 cách mạng tháng mười, kênh truyền hình Pháp Arte, cũng chiếu phim dựng lại câu chuyện này với tuyên truyền này.
Trong thực chất, câu chuyện đầu đuôi nó như sau. Trước khi đại chiến 1 nổ ra, thì quốc tế thứ 2 bao gồm các đảng xã hội dân chủ ở châu Âu, trong đó có đảng Bôn Xê vích Nga đã họp đại hội và thống nhất khẩu hiệu chống chiến tranh đế quốc, biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Đây cũng là ý tưởng của Lê nin. Nhưng các đảng xã hội dan chủ ở Tây Âu đã không làm điều này, mà ủng hộ nhà nước mình tham chiến. Ở Pháp có người theo chủ trương này là Jean Jaurès (người được coi là cha đẻ của đảng dân chủ xã hội Pháp) thì bị ám sát chết. Sau chiến tranh, thì tất cả các đảng xã hội dân chủ này đều thấy mình sai, và việc họ ủng hộ đại chiến là một việc sai lầm.
Trong tất cả các đảng xã hội dân chủ, chỉ có đảng của Nga là kiên trì điều này, nhưng Nga vẫn tham chiến, và khi tham chiến tất cả những ốm yếu, bất cập của chế độ Sa hoàng thể hiện ra, dẫn tới sự bất bình của người dân. Tất cả các mâu thuẫn ở nước Nga đều bùng nổ : mâu thuẫn giữa tư sản Nga và phong kiến Nga (quý tộc), mâu thuẫn giữa tư sản Nga với công nhân Nga, mâu thuẫn của nông dân Nga với quý tộc về ruộng đất, mâu thuẫn về cách quản lý xã hội. Nga trở thành yếu điểm của toàn bộ hệ thống tư sản châu Âu, vì nó vừa là phong kiến vừa là tư sản, vừa lạc hậu những cũng hiện đại, tư sản ít nhưng lại tập trung, và đặc biệt vai trò của tư bản nước ngoài (đặc biệt là Pháp) rất lớn. Người dân Nga một cổ hai tròng, vừa có quan hệ sản xuất phong kiến, vừa có quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Và thường trong trường hợp này thì nó là tổ hợp của hai cái xấu của hai phương thức sản xuất này hợp lại.
Khi cách mạng tháng 2 nổ ra, đây là một cuộc cách mạng bột phát, và trong thực tế, nếu giai cấp tư sản Nga và phong kiến Nga có cách giải quyết hợp lý, thì sẽ không có cách mạng tháng mười. Điều đầu tiên mà người Nga muốn là chấm dứt chiến tranh. Nhưng chính phủ Kerensky vẫn tiếp tục chiến tranh, vì là con nợ của Pháp và các nước phương Tây.
Vì thế việc Đức thoả thuận vớ Đảng Bôn Xê vích để đưa Lê nin về Nga đúng là có ý đồ nhằm vào phá chính phủ Nga sau cách mạng tháng 2, nhưng không có thoả thuận nào về việc này.
Câu chuyện Đức đưa Lê nin về Nga này rất giống một câu chuyện khác xẩy ra 70 năm sau, đó là câu chuyện giữa Pháp và giáo chủ Khô mê ni (I ran). Chính Pháp đã đưa giáo chủ Khô mê ni về I ran để tạo ra cách mạng hồi giáo. Nhưng chắc chắn không ai dám nói giáo chủ Khô mê ni là tay sai của Pháp, và cách mạng hồi giáo I ran là do Pháp tạo ra. Nó chỉ là một sự lợi dụng không thành công của Pháp.
Như vậy khi cách mạng tháng mười bùng nổ, dẫn đến việc hình thành chính quyền Xô viết, thì hiệp ước Brest-Litov là hệ quả của một tư duy có chiều sâu, là một nhãn quan cách mạng, không phải là một vấn đề chiến thuật hoà ngoài để diệt trong. Dù đúng là hiệp định này đã tạo ra điều đó. Hiệp định Brest-Litov vừa là tư duy của đảng Bôn Xê Vích, vừa đáp ứng yêu cầu của nhân dân Nga, và nó cũng là điều làm cho chính quyền Sô viết khác chính quyền Kerensky. Nếu không thì cách mạng tháng mười khác gì cách mạng tháng hai. Chỉ đổi chủ nhưng không đổi hệ thống. Và chính vì thế cách mạng tháng mười là cuộc cách mạng thực sự, đúng định nghĩa, không phải là loại cách mạng « treo đầu dê bán thịt chó », như loại cách mạng mà các tướng lĩnh miền Nam trước được Mỹ giật dây lật đổ Diệm. Gọi là cách mạng, nhưng thực chất chỉ là đảo chính để giành quyền làm tay sai cho Mỹ.
Cùng với hiệp ước Brest-Litov, chính quyền Xô viết còn làm rất nhiều điều khác, cùng xu hương này, ví dụ công khai và xoá bỏ các hiệp ước bí mật với Pháp, Anh, ..của chế độ Sa hoàng trước.
Sự phản ứng của các lực lượng Tư sản, địa chủ Nga với chính quyền Sô viết đã dẫn tới nội chiến, chứ không phải ngược lại.
Cũng chính vì hoà ước Brest-Litov thể hiện một nhận thức quan hệ quốc tế kiểu khác, đã dẫn tới sự kỳ quặc là hiệp định được ký trước khi Đức thua trận, trong khi nếu hiểu theo kiểu thông thường của ta thì làm thế là .. dại.
Một điều nữa cung nên để ý, là với tâm lý của người VN bây giờ, ta cũng không thể hiểu được đầy đủ về hiệp ước Brest-Litov, bởi vì cách mạng VN là cuộc cách mạng dân tộc, bảo vệ chủ quyền bảo vệ lãnh thổ. Điều này hoàn toàn khác với cảm nhận của người Nga vào thời điểm đó, khi đại chiến xẩy ra là do giai cấp phong kiến và tư bản Nga tạo ra, nó không phải là một cuộc chiến bảo vệ tổ quốc như cuộc chiến thế giới thứ 2 với nhà nước Xô viết sau này. Cho đến nay, dù chính quyền Nga hiện tại là bức tranh lộn ngược của Liên Xô về tư duy, họ vẫn gọi đại chiến thế giới II là chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Và mặc dù tâng bốc Sa hoàng, họ cũng không thể gán cho đại chiến I một cái nhãn đẹp đẽ được.
Ta phải hiểu sự khác nhau này.
(con tiep)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

13 Trang « < 5 6 7 8 9 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC