Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Cầu Sao Giải Hạn Thiếu 50k Có được Không ?

Phó Thường Nhân
post Feb 18 2019, 09:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hôm nay khi vào đọc báo VN chính thống, thấy có câu chuyện sao giải hạn liên quan tới chùa Phúc Khánh, nên bàn loạn một chút về tâm linh.
Chùa Phúc Khánh với tôi không xa lạ, nó gần gũi với tôi từ tuổi thơ, vì nhà tôi ở vào khu vực Nam Hà nội. Cùng với chùa Phúc Khánh là chùa Bộc, gò Đống Đa, Lăng Hoàng cao Khải, Đại học Thuỷ lợi rồi chùa Láng.. Ở đây thủa xa xưa là đất các làng Láng (Thượng, Hạ, Trung), Khương thượng, là thập tam trại (13 trại khai hoang) thời nhà Lý, nên các chùa này là chùa làng, và về gốc gác là con cháu người Cham pa, bị vua Lý mang về như một dạng nông nô sau các chiến dịch chinh chiến với Chiêm Thành. Tôi sống ở đây, nhưng quê không phải ở đây, nên không thể tự coi mình là hậu duệ của người Chàm được. Nhưng không phải vì nó là chùa Làng, nên nó không quan trọng, vì hiện nay ta hay hiểu nghĩa « làng » như là chỉ có tính chất điạ phương. Trong thực tế, thời phong kiến chùa nào cũng là của làng cả,vì thế mới có câu « đất vua, chùa làng », ngoại trừ một số chùa được Hoàng Thân của triều đại đương đại lập ra (thường là các công chúa).
Suốt thời tuổi thơ bao cấp của tôi, thì chùa Phúc Khánh rất im lìm. Như đại đa số các chùa chiền vào thời kỳ này ở miền Bắc. Cửa chùa luôn đóng im ỉm. Nhưng không phải vì thế mà chùa không có vai trò quan trọng. Vì nó là một trong nhưng chùa ở ngoài Bắc tham gia vào phong trào cải cách Phật giáo vào nhưng năm 20 của thế kỷ XX dưới chế độ thực dân Pháp.
Từ lúc đổi mới (1986). Tín ngưỡng dần dần được khôi phục lại, và nếu tôi không nhầm, thì cũng ở đây, Tổng bí thư Đỗ Mười đã đến thắp hương, làm lễ.. và có thể coi đó là tín hiệu mở đầu « cởi trói » của nhà nước VN hiện tại trong lĩnh vực tôn giáo tâm linh, ít ra là ở ngoài Bắc.
Tất nhiên, nhà nước có cởi trói hay không, thì điều đó không quyết định được tâm linh của dân. Ví dụ, như chùa Vĩnh Nghiêm (nếu tôi nhớ không nhầm tên) ở phía Bắc Ninh, nơi còn chứa các mộc bản đại tạng kinh VN, là tổ đình của Trúc Lâm Thiền Phái thời nhà Trần. Vào trong sân chùa đầy rẫy các cây được các vị lãnh đạo trồng khi thăm chùa. Ý nghĩa lịch sử của nó cực kỳ lớn, vì là tổ đình lịch sử Trúc lâm cơ mà. Cảnh chùa cực đẹp. Nhưng khách vãng lai cực ít. Như vậy không phải cứ nổi tiếng về lịch sử thì linh thiêng.
Sự linh thiêng của chùa Phúc Khánh gắn liền với nhưng huyền thoại về sông Tô lịch, được sống lại vào thập niên 80, vừa đúng lúc « mở cửa, cởi trói », đồng thời cũng là lúc nạo vét sông Tô lịch, làm sống lại huyền thoại về sự trấn yểm của Cao biền (thời Bắc Thuộc, vào thế kỷ thứ 7) với thần sông Tô lịch. Làm người ta lo lắng. Trong huyền thoại lịch sử, sự trấn yểm của Cao Biền thất bại, bị thần Long Đỗ, tức là Thổ thần của Hà nội đập tan, và đấy là sự mở đầu về tâm linh cho việc giành độc lập của VN về sau (tâm linh, tư duy luôn đi trước thực tế, vì nó phản ánh nhận thức xã hội). Theo như người ta kể (tôi biết là do một người hay đi chùa Phúc Khánh kể lại nên không chắc độ chính xác, chỉ có thể coi là truyền thuyết hiện đại), thì vị sư ở chùa này đã có việc lập đàn trang cúng bái, để giải nạn, khiến việc nạo vét này an toàn. (Cũng nên nhớ là vấn đề nạo vét sông Tô lịch đã có từ lâu, hồi còn học phổ thông, tôi đã từng đi lao động đào sông ở đây).
Đệ tử của sư là người trụ trì chùa về sau này, chính là người đã làm cho chùa phồn thịnh như bây giờ. Và hiện tại nhà sư này còn đóng góp vào việc xây dựng những công trình phật giáo ở Yên Tử (làm tượng đồng..).
Việc tổ chức cầu an, giải mạng sao xấu có thể coi là « dấu ấn gien nê tíc (genetic) của chùa này. Mỗi lần về VN, tôi đều có ghé qua chùa, và có lần đã tham gia ngồi ở sân chùa vào một buổi tối nghe ông sư « giảng đạo », và đọc kinh tập thể. Ông này không phải là ông sư trụ trì (nếu tôi nhớ không nhầm thì sư trụ trì tên là Thuyết). Đây là điều thú vị với tôi. Đó là việc « giảng đạo » này cũng như vấn đề làm lễ giải hạn, trong thực tế không tồn tại trong hành lễ phật giáo truyền thống. Việc « sư giảng đạo » này là ảnh hưởng từ các chùa miền Nam ra. Và ở trong Nam nó cũng chỉ tồn tại từ những năm 60, vì nó bắt chiếc Thiên chúa giáo. Còn việc xem sao giải hạn thì là một tín ngưỡng từ đạo Lão, liên quan đến tử vi. Mà lô gíc của nó là số mệnh con người được quyết định bởi vị trí các vì sao, và sự tương tác của chúng với nhau. Tín ngưỡng này không chỉ có trong đạo Lão mà còn phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Từ thời Ba bi lon, văn hoá lưỡng hà ở Tây Á cũng có. Cũng từ tín ngưỡng này mà có lịch và các con giáp.
Nhưng việc biến nó thành một nghi lễ phật giáo không có gì là sai trái cả. Bởi vì tín ngưỡng là một thực thể sống động, như cái cây phải đâm chồi, nẩy lộc. Chứ nếu không thì nó là cái ..bảo tàng. Hiện nay, do tín ngưỡng phát triển, mà ở mỗi chùa mỗi đền đều đặt ra những lễ lạt khác nhau. Họ thường viện lý do truyền thống, nhưng thực ra nó là sự tái tạo tưởng tượng, suy diễn từ huyền thoại tâm linh (ví dụ việc lễ đền bà chúa Kho chẳng hạn).
Những lễ lạt này, ta có thể coi là một dạng thương mại tâm linh. Thoả mãn nhu cầu tâm linh của nhân dân.
Vậy có nên cấm chúng không. Với tôi là không, nhà nước, giáo hội chỉ cần đặt ra nội quy để các sinh hoạt tín ngưỡng này được tiến hành văn minh, không để gây tai nạn (hoả hoạn, trộm cắp,lừa lọc), và đặc biệt phải nhấn mạnh ý nghĩa đạo đức thẩm mỹ của nó, đừng để nó là một sự mê tín đơn thuần.
Tại sao lại thế. Bởi những hình thức này vừa có tính văn hoá, vừa là nguồn thu nhập cho nhà chùa. VN là một nước có truyền thống văn hoá lâu đời. Để bảo tồn phát triển nó nhất định phải có chi phí. Việc thương mại tâm linh giúp giải quyết được vấn đề này, chứ nếu không thì nhà nước phải cõng (thông qua ngân sách thuế khoá), mà nếu không cõng thì nó sẽ lụi tàn, thui chột.. Như vậy tín ngưỡng của dân lại giúp bảo tồn phát triển văn hoá thì còn gì bằng.
Không những nguồn thu nhập này giúp bảo tồn văn hoá, mà còn có thể làm các hoạt động phúc lợi xã hội khác, như bệnh viện, dưỡng lão.. Như vậy vấn đề không phải là cấm thương mại tâm linh, mà là quản lý nó « hướng thiện ».
Từ đây ta có thể tìm ra câu trả lời cho vấn đề « cầu an thiếu 50K không được làm ». Nhìn về mặt trực quan, người ta sẽ có tâm lý thấy việc này phản cảm, và lên án nhà chùa. Nhưng tôi thì nghĩ thế này. Một người lên chùa, họ phải biết họ muốn gì, và có sự lựa chọn. Ví dụ, nếu muốn cầu an mà không có tài chính thì không nhất thiết phải đòi bằng được một cuộc lễ. họ hoàn toàn có thể cầu trời khấn phật, dâng một cái lễ bình thường ..và mang nó về ăn. Ngược lại nếu họ muốn chùa làm lễ, thì phải sắm sửa đầy đủ. Làm sao có thể « thất lễ » rồi lăn đùng ra ăn vạ đòi nhà chùa « từ bi » làm cho mình. Điều quan trọng là nhà chùa có bắt buộc họ, kể cả các biện pháp tâm lý, để đòi hỏi không ? Nếu không có và người lên chùa có thể chọn lựa hình thái thể hiện tâm linh theo ý mình đâu có sao. Nhưng đã chọn lựa kiểu nào thì phải bảo đảm được nó, chứ đừng để thành chuyện « dở khóc dở cười » như thế này.
Cá nhân tôi, hầu như lần nào về VN cũng lên chùa Phúc Khánh một lần. Nhưng tôi chỉ đi làm lễ đơn giản, bỏ ít tiền cúng dường, kiểu « giọt dầu », « mưa dầm thấm lâu » ủng hộ nhà chùa thôi. Mỗi người đều có cái mệnh của mình.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 19 2019, 05:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em thấy bác cũng hay vãn cảnh chùa, cho em hỏi một câu là: Bác có biết tại sao chùa Hà lại không có sư trụ trì chăng?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 19 2019, 09:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tại sao chùa Hà không có sư. Tôi không biết. Tôi cũng không rõ hiện tại, việc phân bổ sư trụ trì ở VN của giáo hội ra sao. Việc này có lẽ cũng rất đời thường, như mọi vấn đề tổ chức khác trong xã hội.
Chùa Hà cũng là dạng chùa mới nổi, từ sau khi đổi mới ở ngoài Bắc. Tôi cũng đã từng đến viếng, nhưng cũng lâu rồi. Chùa này, theo tin đồn dân gian thì linh thiêng với dân văn phòng làm cho chính phủ (tức là cán bộ nhà nước) trong việc thăng quan tiến chức. Nhưng đấy là vào giai đoạn thập niên 90, giờ thì tôi không rõ.
Nếu tôi không nhầm thì thực ra đây không phải là chùa, mà là một ngôi đền. Mà nếu là đền thì không thuộc phạm vi quản lý của giáo hội Phật giáo, (có thể vì thế mà không có sư, nếu tôi không nhầm), mà là ở tổ chức địa phương. Ở VN trong phạm vi tín ngưỡng có nhiều hình thức khác nhau : Chùa, đền, điện, miếu, đình, phủ. Tuỳ theo đó mà pháp nhân quản lý cũng khác nhau. Ngoại trừ chùa, thì đền, miếu, đình, phủ..đều thờ Thần dưới các dạng khác nhau : Thánh, mẫu, thần, cô hồn, .. Nhưng vì ở VN các tín ngưỡng này giao thoa với nhau (việc cầu sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh là một ví dụ) và nhiều khi người ta cũng lẫn tên chúng với nhau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 20 2019, 06:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên, NVT có nhận xét tôi hay vãn cảnh chùa. Tôi không nghĩ rằng số lượng chùa chiền tôi đến vãn cảnh được là nhiều. Vì điều này phụ thuộc vào thời gian tôi có được. Đặc biệt tôi ít khi đến viếng được chùa chiền vào các dịp lễ hội. Nhân nói chuyện này, có một điều mà các chùa ở VN có thể làm, nó rất có ý nghĩa. Khi tới thăm Nhật, tôi thấy phật tử của họ hay tổ chức hành hương thăm các chùa. Mỗi người đều có một quyển sổ, đến mỗi chùa họ xin một con dấu đóng vào đó (giống như kiểu phát ấn đền Trần, có điều đây không phải là phát giấy rời mà đóng vào một quyển sổ), họ cũng có thể « xin chữ » , như tục lệ xin chữ đầu năm của ông đồ ở Văn miếu Hà nội (tất nhiên là người viết chữ đẹp). Đây là dịch vụ, giá của nó khoảng 500 Yên (tức là khoảng 3,5 euros, tức là khoảng 60,70K VND), đối với người Nhật thì không phải là đắt. Tất nhiên nếu VN mà làm thì giá phải rẻ hơn, vì phải tính theo sức mua của xã hội. Tất nhiên, mỗi nhà chùa phải tạo ra một con dấu đặc biệt, có thể gọi là ẤN, đặc trưng chứ không thể giống như dạng dấu má công quyền nhà nước.
Tất nhiên, người ta có thể tự đi. Ở mỗi chùa Nhật, người ta đều bán loại sổ này. Mình mua, rồi đi đến đâu xin ẤN tới đó. Vừa là hành hương, vừa là kỷ niệm.
Nhân nói chuyện chùa chiền này, tôi cũng « bật mí » cách « hành hương » của tôi. Với tôi có 3 loại chùa chiền mà mỗi loại đem lại cho tôi một cảm nhận tâm linh khác nhau, nhưng bổ xung cho nhau.
1- Chùa dân gian, tín ngưỡng. Đây là những chùa dạng như chùa Phúc Khánh, chùa Hà, Bia Bà (tức là cụm chùa, đình, miếu ở làng La Cả la Khê trong Hà đông cũ, giờ là Hà nội mở rộng). Ở đây cái tôi thu nhận được là tâm linh tín ngưỡng. Cái tín ngưỡng này là theo lô gíc dân gian.
2- Chùa lịch sử, địa danh lịch sử. Ví dụ như chùa Vĩnh Nghiêm vốn là tổ đỉnh của Thiền phái Trúc Lâm Yên tử đời nhà Trần. Ở đây tôi có cảm nhận tâm linh lịch sử.
3- Chùa sách vở. Ví dụ như chùa Quán Sứ, vì nó là trung tâm của giáo hội, đến đó tôi có thể tìm kiếm được kinh sách mình muốn tìm đọc.
Tất nhiên có nhưng địa danh, cụm chùa Tâm linh bao phủ, đan giao với nhau. Ví dụ khi tôi tới thăm cụm tâm linh Núi Sam ở châu Đốc, thì nó vừa có chùa dân gian tín ngưỡng (miếu bà chúa Sam), có lịch sử (miếu thờ Thoại Ngọc Hầu), vừa có chùa lịch sử chùa Tây An (nơi còn có mộ của phật thầy Tây An, người khởi sướng nhánh phật giáo Tứ Ân, hiếu nghĩa).
Chùa Quán sứ cũng vừa là trung tâm giáo hội, đồng thời cũng là chùa lịch sử, gắn với phong trào cải cách phật giáo vào những năm 20 ở ngoài Bắc


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 7 2019, 10:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái chủ để này tôi mở ra nhân có câu chuyện chùa Phúc Khánh, nhưng theo truyền thống làng ven, nói chuyện lai rai, bốc phét dây cà ra dây muống, thì có thể coi chủ đề này giống như chủ điểm về UK được biến thành bàn loạn thời sự, có điều nó sẽ là thời sự về văn hoá, lịch sử.. Hy vọng là các bác sẽ tham gia cho vui. Vì nó là chuyện thời sự văn hoá tâm linh, nên tôi muốn nói tới câu chuyện chuyển bát hương ở tượng Trần Hưng Đạo tại thành phố Hồ Chí Minh.
Câu chuyện này là một câu chuyện thú vị về quan niệm Ta - Tây về tâm linh, và sau đó nó có thể có một chút gì đó như chính trị nữa.
Là một người VN ở nước ngoài, việc ở những ngã ba ngã tư đường trên các thành phố, thường được người ta đặt các cụm tượng đài trang trí không phải là điều lạ mắt với tôi. Nhưng câu chuyện đầu tiên làm tôi suy nghĩ tới nó và đặt câu hỏi, đó là trong lần đi Nhật, tôi có tới Nara (Nại lương), là thủ đô Nhật thời Hoà an cỡ thế kỷ IV-IX ở Nhật bản. Trong công viên Nại lương, có một viện bảo tàng rất lớn, trong đó có rất nhiều tượng phật đẹp. Nhưng điều làm tôi để ý nhất, là lác đác đâu đó, tôi thấy có những bát hương. Điều mà trong một bảo tàng châu Âu, Mỹ không bao giờ có. Vào bảo tàng Louvre ở Pháp, ví dụ phần nói tới nghệ thuật tôn giáo châu Âu, đố ai tìm được một ngọn nến trước một bức tượng đức mẹ. Tất nhiên nó còn có phần bảo đảm an toàn chữa cháy nữa. Nhưng tại sao ở Nhật, họ lại có bát hương. Và điều đó khiến tôi giật mình tự hỏi phải chăng cái bảo tàng có gì đó trái chiều với văn hoá tâm linh phương Đông.
Một lần khác, khi về VN, lúc ra Côn Đảo, tôi có vào thăm các trại tù của Thực dân Pháp, được biến thành di tích. Và trong một phòng tù tập thể, giữa những bức tượng tù nhân được làm bằng nhựa hay đất tái tạo lại, cũng có một bát hương.
Như vậy giữa quan niệm Ta – Tây, vì bảo tàng thực ra là một ý tưởng của văn hoá phương Tây, nhằm bảo tồn những di sản lịch sử văn hoá, có một sự trái ngược về tâm linh. Với một người châu Á, dù là người Nhật hay người VN, do quan niệm vạn vật hữu linh, có một thế giới âm tồn tại song song với ta, mà điều bảo tồn di tích như những kỷ vật chết không thể tồn tại. Tức là ta không có tư duy bảo tàng. Bởi mỗi di vật ấy đều có linh hồn, sống động, tồn tại cùng ta. Người ta không thể tưởng tượng cái tượng phật bằng gỗ, chỉ là tượng gỗ, thể hiện tài năng của nghệ nhân vào một thời điểm lịch sử, mà còn có sức mạnh tâm linh. Tương tự như vậy, trong một phòng giam của thực dân Pháp, thì linh hồn của các liệt sĩ vẫn ở đâu đó với ta. Mặc dù hiện tại chỉ là tượng đất, chúng vẫn có hồn.
Còn tại sao ở châu Âu, Mỹ họ làm như vậy. Bởi với họ, những hiện vật này chỉ có tính lịch sử, bảo tồn bảo tàng. Tâm linh của họ là nhất thần đạo, chỉ có ông chúa. Vạn vật chỉ là vật chất để con người sử dụng, tàn phá, làm gì có linh hồn. Ngay cả người, khi chết rồi thì hồn về với chúa, hoặc xuống địa ngục vĩnh viễn, còn thân thể trở về với cát bụi. Như vậy khi họ dựng tượng ra giữa trời, thì chỉ là một dạng tri ân bình thường, chứ nó không có tâm linh ở đằng sau. Và tất nhiên không có chuyện thờ cúng.
Ở VN hiện tại cả hai dạng quan niệm này đồng tồn tại. Vì nước VN hiện đại cũng đã “Âu Hoá” bất kể đó là chính quyền bây giờ, hay là chính quyền miền Nam ngày xưa. Vì thế mới có chuyện mang Trần Hưng Đạo, rồi Thánh Gióng ra đứng đầu đường như thế theo kiểu phương Tây, vì đây là công trình của miền Nam cũ. Bởi nếu theo tâm linh VN truyền thống, thì chuyện này không thể xẩy ra. Nếu giả dụ đó là tượng một nhân vật lịch sử kiểu Nguyễn Trãi, Quang Trung..thì nó còn đỡ, ngược lại cả Trần Hưng Đạo lẫn Thánh Gióng không chỉ là nhân vật lịch sử mà còn là các thần linh trong hệ thống thờ cúng của người Việt. Trần Hưng Đạo cũng chính là Đức Ông, Đức Thánh Trần trong đạo Tiên Thiên Thánh Mẫu. Còn Thánh Gióng là nằm trong dòng tứ thánh bất tử cùng với Chử Đồng Tử/Tiên Dung, rồi Thần núi Tản Viên, Từ Thức. Cùng với tục thờ Thành Hoàng, đây là những bộ phận của Thần Đạo người Việt, tức là giống ShinTo của Nhật, mà người ta hay nhầm là đạo Lão, bởi vì trong điện thờ, nhiều khi có cả Ngọc Hoàng Thượng đế (tức là thần linh của đạo Lão). Thì việc này thật ra là rất phản cảm.
Như vậy, việc đặt bát hương trước tượng Ngài, rồi cúng bái là một thứ nửa ông nửa thằng. Không ra làm sao. Để giải quyết việc này, thì tốt nhất là phân định rõ ràng. Bát hương thờ cúng thì nên để ở đền ông, có bàn thờ tự đàng hoàng, có người chăm sóc (ông Từ). Còn với tượng của ngài đã đặt ngoài đường kiểu thế này, thì nên hiểu là tượng Trần Hưng Đạo lịch sử. Có tri ân ngài thì có thể đặt hoa, giống như quan niệm phương Tây. Đừng có lẫn lộn mà nó thành bệ rạc. Vì Ngài có phải là cô hồn đâu mà phải vất vưởng đầu đường xó chợ thế này.
Khi cái sự việc này được đưa ra, thì báo Thanh Niên mạng, có bài nói rằng ở nhiều nơi khác trong VN cũng có kiểu thờ lởm khởm này. Có thể ngụ ý là tại sao các tỉnh được thờ kiểu này mà ở TP HCM lại bỏ. Tôi thì hiểu thế này, TP HCM là thành phố lớn, nó là thành phố trẻ nhất những cũng già nhất ở VN. Trẻ nhất là vì tuổi đời nó không dài tính từ lúc thành lập thành phố Sài gòn dưới thời thuộc địa. Nhưng nó cũng già nhất về tuổi “văn minh phương Tây” ở VN. Một thành phố như thế thì phải đi đầu, chứ sao lại đi sau theo đuôi những nơi khác.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Mar 8 2019, 03:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em chỉ có một ý kiến là người phương Tây không hẳn đã theo nhất thần giáo. Trong 3 tôn giáo anh em là Do Thái, Thiên Chúa và Hồi Giáo thì chỉ có đạo Hồi là nhất thần, nên rất hay khích bác 2 đạo kia là "bọn đa thần giáo"!


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 8 2019, 07:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ các bác lại muốn tìm hiểu cả Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo và Do Thái giáo à ?
Cả ba đạo đều là nhất thần giáo, chỉ có điều sự cực đoan khác nhau mà thôi.
Họ là nhất thần giáo vì quan niệm và tin tưởng có một ông thần duy nhất (được gọi là Chúa,Giê hô va, hay A la) tạo ra thế giới, thường được gọi chung là creator (tiếng Anh). Tạo ra thế giới và điều khiển thế giới. Cái chữ “tạo ra” này rất quan trọng, vì như trong đạo Lão, có Ngọc Hoàng Thượng đế (mà mọi người biết tới với phiên bản táo quân ngày tết tồn tại cả mấy chục năm nay ở VN) dù có được coi là vị thần cao nhất, và ngay cả khi nếu người ta chỉ thờ mỗi ngọc hoàng thôi, cũng không thể là nhất thần giáo. Vì Ngọc Hoàng chỉ cai quản thế giới mà không tạo ra thế giới.
Một điểm khác nữa là quyển kinh thánh hay quyển Kinh Co ran (hồi giáo) hay quyển kinh Do thái (thực ra chính là kinh cựu ước của Thiên chúa giáo) được coi là lời của ông thần duy nhất kia “tiết lộ thiên cơ”, là linh thiêng. Điều mà ở phương Đông không có.
Bác Hồ, khi trong câu đầu của tuyên ngôn độc lập, có trích câu của tuyên ngôn độc lập Mỹ, và tuyên ngôn độc lập Mỹ lại nói tới ông nhất thần này (vì nó là truyền thống Thiên chúa giáo), bác đã dùng từ “tạo hoá” để chỉ creator. (chế tạo và biến hoá). Trong đó phần “biến hoá” là do ở phương Đông quan niệm thêm đặt vào theo kiểu kinh Dịch của đạo Nho, chứ thực ra nó chỉ là “chế tạo” thôi.
Còn độ cực đoan khác nhau là bởi cách thức và quan niệm tu hành. Với đạo cơ đốc giáo (catholics) thì họ quan niệm có 3 ngôi : Cha (tức là creator, chúa trời), con (là con ông ta tức là chúa Giê Xu), và thánh thần (tức là cái phần hồn của chúa đặt vào mỗi con người, sau khi nặn ra họ bằng đất sét, tức là chế tạo, giống như ta chế tạo cái ô tô). Như vậy ông Chúa vẫn là chủ thể lớn nhất.
Với tin lành thì họ chỉ tin vào chúa trời là chính (là một dạng phiên bản của Hồi giáo), và Hồi giáo cũng vậy. Hồi giáo cũng công nhận chúa Giê Xu và đức Mẹ Ma ria. Nhưng họ chỉ coi chúa Giê Xu là một dạng nhà tiên tri, như Moise, Daniel, ..chứ không phải là con chúa trời… còn Đức Mẹ cũng là người thường, nhưng người hồi giáo vẫn có tên dành cho con gái là Mariam (tức là Ma ria đọc theo âm ả rập).
Như vậy sự khác nhau chỉ là độ cực đoan trong nhận thức và cách thờ cúng tín ngưỡng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 20 2019, 08:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Báo lao động tiếp tục đăng một bài nữa về « hủ tục mê tín dị đoan » ở chùa Vàng Quảng Ninh, sau vụ « cầu sao giải hạn » ở chùa Phúc Khánh. Sự liên quan này không phải là tôi nói ra, mà ở cuối bài báo viết.
Hiện nay ở VN báo chí VN đã rất tự do, tôi muốn nói báo chí chính thống, hầu như không thua kém báo chí ở phương Tây. Còn tất nhiên phương Tây vẫn buộc tội là VN không có tự do ngôn luận, bởi sự tự do này không nhằm vào hướng gây rối loạn, bạo động, thất thiệt để họ lợi dụng được. Điều mà ở ngay phương Tây cũng cấm. Chính vì sự rộng rãi của báo chí này, mà tin tức của nó đưa sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Hoặc có yếu tố giật gân, chủ đề hấp dẫn để câu khách. Hoặc là nó bị mua trong một cuộc đấu đá giữa hai lực lượng nào đó. Báo chí được dùng làm công cụ đấu đá, chuẩn bị dư luận, đánh bóng mạ kền, PR .. v..v..Chính vì điều đó mà khi bình luận nóng kiểu này, người ta phải rất thận trọng. Ở đây tôi thấy thú vị, vì nó đụng đến một tập tục văn hoá được xử dụng để kinh doanh, và từ đó đặt ra câu hỏi. Tập tục nào có thể kinh doanh, mức độ thế nào, nên cấm không, cấm thế nào. Vì thế mà tôi bình loạn cho vui.
Việc người âm liên hệ tác động tới dương thế là một trong những đặc trưng của văn hoá VN. Với người Việt, thì thế giới âm là bản sao ngược của thế giới dương, đồng tồn tại. Điều này không chỉ đúng với người Kinh mà với tất cả các sắc tộc tạo ra dân tộc VN. Ví dụ, người Mường có câu « về đêm con chó là con gà ». Bởi vì đêm là thế giới âm, ban ngày là dương. Con gà gáy báo sáng, thì con chó sủa ban đêm cũng vậy. Với các đồng bào ở Tây nguyên, thì việc tang lễ, làm nhà mồ cũng thể hiện tư duy này. Điểm khác nhau chỉ là thời gian. Với người kinh thì sau 5 đời, người mất sẽ thành tổ tiên chung chung, còn với người Tây nguyên thì khoảng 3 năm, lúc bỏ mả là hết.
Không những trong văn hoá VN có thế giới âm bản như thế, mà còn có quan niệm vạn vật hữu linh. Tức là bất cứ sự vật nào, cây cối, cỏ hoa, đất đá, sinh linh, còn người..v.. v.. đều có hồn, hoặc có sự linh thiêng. Từ quan niệm này mà ta có thêm sức mạnh của thần linh. Có tục thờ thần. Có thần đạo, mà biểu hiện lớn nhất của nó là thờ thành hoàng, thờ Mẫu..
Do có văn hoá phật giáo. Thì ta lại có thêm quan niệm kiếp, nghiệp, bởi con người trôi nổi trong luân hồi cuộc sống hiện tại được định hình bởi các nghiệp, tức là các việc, các hệ quả tạo ra từ kiếp trước.
Tất cả những quan niệm này trộn lẫn với nhau, tạo thành những « lô gíc » tâm linh của người Việt, và nhiều lô gíc này trở thành truyền thống văn hoá, ví dụ việc thờ tổ tiên. Bởi nếu không có cái đế lô gíc tâm linh là tổ tiên tồn tại, có tác dụng giao thoa với ta, thì thờ làm gì. Và quả thật có nhiều người theo đạo khác không thờ, ví dụ Thiên chúa, Hồi giáo..(ở VN thực ra đồng bào theo thiên chúa vẫn thờ tổ tiên, vì sau đại hội giáo hội Vatican II, vào giữa những năm 60, Cơ đốc giáo đã chấp nhận điều này, nhưng người nào cực đoan, họ vẫn có thể không thờ, mà vẫn không sai với tín ngưỡng của họ)
Tương tự như vậy với các tập tục như thờ Mẫu, thờ Thành Hoàng.
Ở VN, từ thế kỷ XIX đến nay, đã có những hệ tư tưởng khác muốn « làm trong sạch, chống mê tin », với những ý đồ và nội dung khác nhau. Tôi kể ra đây.
1- Thiên chúa giáo. Với Thiên chúa giáo vào thế kỷ XIX, thì tất cả các tập tục này lẫn phật giáo, nho giáo đều là hủ tục. Nhưng mặc dù thế, Thiên chúa giáo ở VN không trở thành được tôn giáo số đông như thực dân Tây ban Nha làm ở châu Mỹ la tinh. Cách đây không lâu, khi về VN chơi, tôi có ghé qua thăm nhà thờ Đá Phát Diệm, và nhân đó vào tiệm sách (rất to) ở đây để tìm kiếm ít sách về Thiên chúa, do người Việt viết. Sách rất là phong phú. Tôi thấy cô bán hàng đang xem một cái video có lẽ youtube, trong đó một linh mục thiên chúa đang khuyên con chiên không nên sa vào các tập tục thờ cúng mà tôi nói ở trên, vì nó là « mê tín ».
2- Phật giáo cải cách. Đây là nói tới phong trào phật giáo cải cách bắt đầu từ trong thời thuộc địa, như một phản ứng của văn hoá bản địa với Thiên chúa giáo. Và thực dân Pháp cũng không ngăn cản, vì họ muốn dùng nó như đối trọng với Nho giáo, vì từ trong Nho giáo mà xuất phát các phong trào cách mạng. Tất nhiên Pháp cũng khuyến khích các loại « Nho đểu » mà Ngô Đình Diệm là một điển hình. Nếu Phật giáo cải cách có tác dụng tiến bộ, đưa Phật giáo thoát khỏi vị thế một tín ngưỡng dân gian, mang trở lại cái đế triết học, tu tập, nhân văn.. thì nó cũng bị vướng vào vấn đề giáo điều, muốn một thứ phật giáo « thuần tuý phật giáo, duy lý ». Một dạng phiên bản ngược của Thiên chúa giáo tưởng tượng (là đối thủ nó cạnh tranh). Trong trường hợp này, thì nó còn gì là văn hoá VN. Tại sao tôi lại nói là « thiên chúa giáo tưởng tượng », bởi vì nếu xét Thiên chúa chỉ qua sách vở thần học của nó, giống như các nhà sư cải cách đọc kinh lý thuyết mà không xét đoán tín ngưỡng, thì cũng như vây. Trong thực tế Thiên chúa cũng có mê tin của nó.
3- Chính quyền cách mạng. Điều này thì nhiều người biết, nhất là ai ở miền Bắc và nó cũng được lề trái thổi lên, coi như một dạng « sai lầm của cách mạng ». Tôi thì không nghĩ như vậy. Với tôi lúc đó (tức là thời điểm kháng chiến) không làm thế không được, vì phải thống nhất, quyết tâm trước kẻ thù mạnh hơn nhiều lần về sức mạnh vật chất. Cũng phải nói thêm rằng, mặc dù coi « tôn giáo là thuộc phiện », nhưng công trình tôn giáo lớn vẫn được bảo dưỡng, như một kỳ tích văn hoá. Nhưng ở đây nó lại đẻ ra một điều là, nếu bảo vệ như những di tích văn hoá, không còn tín ngưỡng, thì chúng trở thành bảo tàng tất cả, không còn sống động, không còn là cuộc đời. Chính vì tôi vừa là người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, đồng thời là phật tử, cũng là người yêu văn hoá, đặc biệt là văn hoá truyền thống, thì điều này làm tôi rất suy nghĩ. Điều đó cũng khiến tôi có một nhận thức tương đối mềm, rộng rãi với các khái niệm mê tín.
Cả ba lực lượng này đã đều « chống mê tín » vì những lý do khác nhau. Trong nhiều trường hợp, ví dụ như với Thiên chúa, hay phật giáo cải cách.. thì là một dạng thay mê tín này bằng mê tín khác.
Trong vấn đề của câu chuyện « chùa Vàng » mang lên, sai phạm với tôi, chủ yếu là hình thức, và sự sử dụng những lô gíc tâm linh này, cũng như cách lý giải nó. Và ở đây nó có sự đan xen lẫn nhau.

- Khi người ta nói người âm đòi người dương nộp tiền, thì đây không phải là phật giáo. Mà là tín ngưỡng quan niệm hai thế giới của người Việt. Nó cùng lô gíc với lên đồng trong đạo Mẫu. Người âm không thể dùng đồ vật của người dương, mà chỉ có thể dùng đồ vật biểu tượng thôi, vì thế mới có hàng mã, người rơm. Nếu người ta muốn nhân việc đó công quả cho chùa, thì còn có thể chấp nhận, nhưng phải nói rõ ràng, và không thể dùng hình thức đe doạ tâm linh dựa vào niềm tin của người ta để lừa bịp.

- Việc phán xét câu chuyện nghiệp trong vụ án hình sự ở Điện Biên, nếu có thật thì chuyện này không thể chấp nhận được, và toà án tỉnh Quảng Ninh có thể truy tố người này với tội trạng thoá mạ người khác. Đây không phải là câu chuyện về nghiệp,vì ở đây nó có điều bí ẩn thế này. Nghiệp báo là một nhận thức tâm lý trong phật giáo, nó đúng với phật giáo nguồn Ấn độ nhiều hơn là Phật giáo Đông Á (tức là nguồn gốc nguyên thuỷ, giống như phật giáo ở Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cam pu chia). Trong phật giáo Đông Á tất cả các tông, từ Tịnh độ, Pháp Hoa, tới Thiền.. điều này ít được quan tâm. Chỉ có phật giáo Ấn độ, với truyền thống văn hoá của họ rất trìu tượng, thì các khái niệm kiếp nghiệp dai dẳng mới quan trọng. Với phật giáo Đông Á, vốn quan niệm tu trong một đời, tu đời là một, hay khi chết lên cõi tịnh độ, thì vấn đề nghiệp không phải là lớn. Vấn đề nghiệp trong lịch sử phật giáo VN chỉ có vai trò quan trọng tới đời nhà Lý. Nhưng từ đời nhà Trần về sau, với Thiền,với Nho giáo, thì điều này chìm dần đi. Đây cũng là đặc điểm văn hoá Phật giáo VN. Nếu người nhà nạn nhân mà suy nghĩ như thế tức là quan niệm « nghiệp của em nó vậy », thì đây có thể là một sức mạnh tâm lý rất lớn, để họ vượt qua đau đớn vừa trải qua. Và điều này không thể thay thế một vụ sử án nghiêm túc. Nó có thể có tác dụng, vì ngay cả khi vụ án được sử công minh nhất, nó cũng không thay thế được cảm nhận đau đớn, tình cảm, vì lĩnh vực này là tâm lý, tâm linh của người thân không có một công lý đời thường nào an ủi được hoàn toàn. Ngược lại nếu là người ngoài dùng nó như một sự phán sử dửng dưng thì lại không được. Từ bi hỉ xả của phật tử để đâu ?

- Trong tất cả các tôn giáo, bất kỳ tôn giáo nào, nó cũng có những món « thuốc phiện » kiểu này. Ví dụ trong thiên chúa giáo. Khi gặp những điều khó khăn, thậm chí bị trừng phạt vì vi phạm pháp luật rõ ràng, con chiên vẫn có thể nghĩ họ đang bị « chúa thử thách niềm tin ». Hồi giáo thì đã là ngoại đạo tức là sai. Có điều dùng nó thế nào, lúc nào, có đúng nhân duyên điều kiện không thì phải tính. Chứ không thể nói linh tinh.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 22 2019, 12:01 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sư trụ trì chùa Ba Vàng đã công nhận sự việc là sai. Nhưng tiện đây tôi cũng nói thêm một chút về quan niệm NGHIỆP, vì ở một chủ đề khác, khi nói tới nhà Sư Thích Thanh Từ, tôi có nói tới « Tu là chuyển nghiệp » của thầy Thích Thanh Từ. Đồng thời ở chủ đề này, tôi lại nói trong phật giáo đại thừa Đông Á (Nhật, TQ, VN, Triều tiên, Hàn quốc), tức là những nước nằm trong văn minh Nho giáo, khái niệm naỳ không được coi trọng. Như vậy là mâu thuẫn nhau. Vì nếu nó đã không quan trọng, thì sao lại coi tu là chuyển nghiệp được. Nguyên nhân là phải hiểu nghiệp là thế nào, thế nào là chuyển nghiệp, chuyển nghiệp có thể làm bằng mua bán không ?

Nghiệp là hệ quả của các việc làm hiện tại và quá khứ, theo lô gíc nhân quả, nhân nào quả ấy. Điều này thực ra rất là khoa học. Nhưng nó lại trở thành tâm linh, khi người ta đặt nhân và quả không cùng trong một đời người, mà trải nó qua nhiều kiếp khác nhau. Người ta có thể nhận quả , của những việc làm từ kiếp trước. Và từ đây nó mở ra một cái cửa tâm lý, tâm linh rất lớn, vì không được chứng kiến nhân (nguyên nhân) ra sao, người ta chỉ có thể suy ngược từ quả. Nhưng đây chỉ là một sự suy đoán. Phật giáo nguyên thuỷ có những luận thuyết rất dài dòng về vấn đề này, và chia nó ra nhất nhiều ca khác nhau, theo đúng truyền thống văn hoá Ấn độ, chi li từng chi tiết, giống như kiểu thống kê kế toán.

Đối với NGHIỆP, người ta chỉ có thể có hai thái độ. 1 chấp nhận nghiệp, 2 có ứng sử để giảm nghiệp. Với điều 1 thì chấp nhận nghiệp bao hàm cả sám hối, với điều 2 thì giảm nghiệp, không có nghĩa là không còn nghiệp, xoá được nghiệp cũ, mà là không tạo ra nghiệp mới. Với phật giáo nguyên thuỷ, do quan niệm niết bàn là hết nghiệp, người ta thường ví đời người như chiếc đèn dầu, mà nghiệp là dầu trong bình, ngọn lửa là hành động để tiêu nghiệp. Ngọn đèn cháy hết dầu, giống như người tu hết nghiệp thì là vào Niết bàn, được giải thoát. Trong phật giáo đại thừa thì quan niệm này không có. Vì với người tu đại thừa, thì đèn hết dầu chỉ là hư vô, thực ra là « hầm sâu vô minh », không phải là Niết bàn. Niết bàn ở trong TÂM,ngộ được TÂM mà niết bàn. Chính vì thế nghiệp quan trọng với phật giáo Nguyên Thuỷ, nhưng ít quan trọng với Đại thừa, nhưng với Đại thừa, thì NGHIỆP lại là động lực hành động để tu, để phá vô minh. Và từ việc này đạt tới TÂM. Tôi sẽ lấy dẫn chứng bằng giải công án cho mọi người thấy. Nhưng ở trong cả hai, Đại thừa hay phật giáo Nguyên thuỷ, để tiêu nghiệp thì phải sám hối và hành động đạo đức (theo đạo đức phật giáo), chứ không thể mua. Nó không phải là thương mại. Tất nhiên nó có một cái cửa. Đó là khi người ta đóng góp công quả để phát triển, hoàng hoá phật giáo đúng đắn, ví dụ như dựng chùa, thì có thể coi là hành động đúng. Nhưng không bao giờ người ta có thể mua nghiệp được.

Ở các tôn giáo khác, vì họ là niềm tin nhị nguyên (tức là có chúa và có ta), thì cái khái niệm nghiệp này được coi là « sự an bài của chúa » (hay A la nếu là đạo Hồi).

Vào thập niên 80,90, ở VN có rất nhiều người đi xuất khẩu lao động I rắc, lúc đó I rắc còn là chế độ theo hướng XHCN dân tộc Ả rập, trước khi bị Mỹ phá tanh bành như bây giờ. Mặc dù thế dân sở tại rất sùng đạo. Họ theo đạo Hồi. Và không ít người Vn sang lao đông, rất ngạc nhiên là tại sao chó bị xe cán chết giữa đường mà người ta để mặc, hay người bị tai nạn, mà dân đi qua dửng dưng. Tại sao ? bởi chính cái quan niệm « an bài của A la » này. Họ quan niệm những việc đó là do chúa đã an bài rồi, nếu cứu vớt thì sẽ là ngược ý chúa.

Ở các nước theo đạo phật nguyên thuỷ cũng có tình trạng này. Đó là việc gì xẩy ra thì được coi là nghiệp. Giầu là nghiệp nghèo là nghiệp, từ đó cũng có tình trạng dửng dưng với hoàn cảnh, và từ đó không có thái độ « khuyến thiện trừng ác », mà lại trở thành « phù thịnh mà không phù suy ». Thấy người giầu thì bám vào, thấy người nghèo thì bỏ đi. Bất chấp Thịnh do đâu mà ra. Thái độ này ngược với thái độ của phật giáo đại thừa. Với phật giáo đại thừa có thiện có ác. Thiện mà suy thì vẫn là thiện, là vương đạo, được tôn sùng. Ác mà thịnh thì vẫn là ác là, bá đạo, bị phỉ nhổ. Không thể có chuyện lẫn lộn.

Chính vì thế mà phật giáo Đại Thừa, còn được gọi là Bồ Tát đạo, trong 6 ba la mật, tức là các điều người phật tử phải theo, thì ngay điều một đã là TỪ BI (tiếng phạn là karuna), tức là cứu người, nói nôm na. 6 ba la mật bao gồm : từ bi, trì giới, nhẫn nại, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Các môn phái đại thừa, tuỳ theo họ nhấn mạnh điều gì Giới hay Định, hay Tuệ mà khác nhau, nhưng cái từ bi này luôn luôn có. Điều từ bi này chính là một trong những nguyên tắc ứng sử để khỏi tạo nghiệp mới, giảm nghiệp cũ.

Nội dung của từ bi, vì tôi theo Thiền Tào động là chủ yếu(vì tôi không bỏ các môn phái khác), nên sẽ đưa kiến giải của thiền sư Đạo Nguyên (Dogen) nói về điều này. Nó bao gổm bốn điều

1- Bố thí. Bố thí đây không phải chỉ là vật chất tiền bạc, mà một lời khuyên đúng, một lý giải phật giáo đúng, cũng được coi là bố thí. Trong nhiều trường hợp, nếu bố thí tiền bạc không đúng, công quả không đúng cũng không được gọi là bố thí. Vì nội dung cuối cùng của nó là tiến bộ về phật pháp.
2- Lời nói chân thành. Đây là phần trùng với một bộ phận của thập thiện, như không nói bịa đặt, không nói dối, không tán láo …
3- Đối sử với mọi người như nhau, không phân biệt sang hèn hay quyền quý. Bởi ai cũng có phật tính, bình đẳng như nhau. Điều này là điều khác cơ bản với đạo đức Nho giáo, vốn phân chia theo từng thứ lớp tuỳ theo vị trí : cha mẹ, bạn bè, cấp trên, cấp dưới..
4- Từ bi, có lòng cảm thông, bởi vì không có cái tôi (vô ngã). Điều này cũng khác với tình thương trong thiên chúa giáo chẳng hạn có phân biệt người và ta.
Thiền sư Đạo nguyên nói như vậy, nhưng trong tiếng việt, thì điều đầu tiên trong 6 ba la mật này được gọi là Từ, Bi, Hỉ, Xả cũng là 4 điều. Ta có thể thấy Xả đúng với điều 1, Từ điều 4, Hỉ là điều 3 , còn điều 2 là Bi hay sao ?? cái này thì tôi không rõ, hiện tại vẫn có thể coi là « công án » (hiểu theo nghĩa rộng là câu hỏi chưa được trả lời với tôi).

Như vậy thái độ của một phật tử khi đối xử bên ngoài, đánh giá người khác, có thể tạm gọi là nhân sinh quan chính là 4 điều này. Còn Nghiệp thì của ai người ấy biết. Thậm chí người ta cũng không thể biết. Nó là một phép thuốc tâm linh, tâm lý « ta tự đối diện với chính mình » để sám hối, chứ không thể dùng để phán xét người khác. Nhưng người ta có thể hiểu rằng, nếu là phật tử mà hành động đúng theo 6 ba la mật, thì đó là cách tốt nhất để giải nghiệp. Bất kể là nghiệp gì.
Tiếp theo tôi sẽ nói Thiền tông nói tới NGHIỆP như thế nào
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 22 2019, 06:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hôm nay trên báo chí tiếp tục có nhiều bài viết về chùa này. Có nhiều thông tin thú vị, nhưng cũng nên hiểu là hiện nay câu chuyện này trở thành một câu chuyện « đánh hội đồng », đây là điều rất bình thường trong một thị trường báo chí, vì thế khi đọc chúng người ta phải có tâm lý, nhận thức « trừ bì » đi và đánh giá khách quan.

Trước khi nói tới Thiền tông quan niệm thế nào về nghiệp. Tôi phải chú giải mấy điều ở trên khi nói về các tôn giáo khác hay về phật giáo nguyên thuỷ. Khi tôi nói về các tôn giáo khác, tôi muốn nói ở đây không có tôn giáo nào « khoa học » hơn tôn giáo nào, để tránh vấn đề chụp mũ cho đạo Phật. Trong thực tế, nếu xét hoàn toàn đơn thuần về giáo lý, thì đạo phật thực ra là khoa học nhất. Nhưng tất cả các tôn giáo, khi đưa vào hiện thực,trong thực tế cuộc sống chúng chiếm lĩnh phần tâm lý, tâm linh.. của đời sống là những phần khoa học khó với tới, mà nếu có với tới thì có khi không có tác dụng. Ví dụ, với tin lành, đặc biệt là các phong trào « reborne » (tức là sống lại ở Mỹ, vì trong những phong trào này, bản thân người đã theo thiên chúa, đã được rửa tội, vẫn phải « rửa lại » vì thế nó mới là reborn, mỗi lần rửa là một lần tái sinh nhập đạo), thì các chức sắc của họ vẫn phủ nhận tuổi của quả đất mà khoa học đã chứng minh là có hàng triệu năm có chứng cớ đường hoàng, để khẳng định quả đất chỉ có 5000 năm, theo như họ suy ra từ kinh thánh. Điều khó tin như thế mà họ vẫn tin. Như vậy giữa khoa học và tâm linh có một khoảng cách. Nhưng người ta không thể bao biện lấy tâm linh phủ lên khoa học. Với tôi khoa học là điều kiện cần, tâm linh là điều kiện đủ. Tâm linh nói tới những vấn đề khoa học không giải quyết, nhưng không chống lại khoa học.

Khi tôi nói tới phật giáo nguyên thuỷ, nhưng yếu điểm của nó trong vấn quan niệm nghiệp, cũng chính là để cảnh báo kiểu phật giáo cải cách có từ thời thuộc địa, nhằm biến phật giáo thành một loại tôn giáo integrisme (giống như kiểu hồi giáo cực đoan, thiên chúa cực đoan..), tạo dựng lại phật giáo theo hình ảnh « đối thủ cạnh tranh » của nó là Thiên chúa. Theo đó, với tư duy « về nguồn », họ sẽ tìm cách áp dụng những nhận thức của phật giáo nguyên thuỷ mà phật giáo Đại thừa đã làm mềm đi trong quá trình phát triển (như dẫn chứng tôi nói ở trên : Từ bi làm mềm cái Nghiệp trong nhân sinh quan phật giáo), nhân sinh quan phật giáo Đại thừa theo Bồ Tát đạo, lấy cứu người làm chính, thay vì chỉ tu tập cá nhân (mô hình La hán) trong phật giáo nguyên thuỷ. Trong thực tế thì cần cả hai, trong chùa Đại thừa vẫn có tượng 18 vị La hán để nhắc nhở phạt tử tu tập cá nhân, nhưng Tu tập cá nhân để có đức cứu người, chứ không phải để cho tự mình lên niết bản. Và tất nhiên khi tu tập cá nhân không ổn thì không thể cứu người. Nhưng tu tập cá nhân không thì cũng không ổn. Không kể có những phần trìu tượng khác trong nhận thức triết học về TÂM về KHÔNG, khiến Đại thừa có nhiều chân trời mới hơn. Ngược lại yếu điểm của nó là đạo đức học (đây chính là phần tu tập cá nhân), vì nó dễ sa vào hư vô, trở thành lung tung đạo, là cái cửa biện minh cho các hành động sa đoạ hay mê tín.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC