Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

13 Trang « < 11 12 13 

· [ ] ·

 Chùa Hiện đại, Tách từ topic Di tích cổ đất Việt

Phó Thường Nhân
post Apr 15 2008, 07:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #121

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@chitto,
Nhờ cái "click hier" mới vào xem blog của chitto. Chitto bảo là cái đền Đồng Cổ nằm trên đường Hoàng Hoa Thám là ở chỗ nào vậy. Gần phía Bưởi ??


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Chitto
post Apr 15 2008, 10:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #122

Sư cọ chùa mốc
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.904
Tham gia từ: 20-August 02
Thành viên thứ: 190



Đền Đồng Cổ "hiện tại" nằm trên đường Thụy Khuê, gần về phía Bưởi.

Chính do vị trí này mà có một số nhà nghiên cứu, khi đối chiếu với sử sách thấy không khớp (đền nằm ngay sát Hoàng thành), nên cho rằng Hoàng thành thời Lý phải nằm lệch về phía Tây, hoặc là đền đã bị di chuyển.

Nhân xem lại bài trước của Root, có cái chùa xây cái tháp cao có rất nhiều tượng phật bằng đồng, là chùa Bằng. Đó là chùa Bằng Sở, là một trong hai chùa đầu tiên tổ chức trường Phật học tại miền Bắc từ những năm đầu của phong trào chấn hưng Phật giáo (năm 1935). Chùa kia là chùa Phúc Khánh (chùa Sở).

Chùa Bằng và chùa Sở do đó được coi như hai cái nôi đào tạo tăng tài đầu tiên của miền Bắc, nổi tiếng vì hầu hết các vị sư nổi tiếng đều từng giảng dạy hoặc tu học ở đây.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Apr 16 2008, 01:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #123

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Cái đền Đồng Cổ này nằm quay mặt ra đường Thụy Khuê. Qua làng Hồ một chút, nhìn sang bên kia đường có một cái ngõ nhỏ. Đi sâu vào bên trong mới thấy đền.

Ngày xưa đền này có một con đường nhỏ nằm ven tường để leo lên đường Hoàng Hoa Thám, theo đường này cũng vào đền được. Lúc còn bé em nhớ là đường vào đền hai bên đều có cây, lát gạch. Đi mãi mới vào một khoảng đất để trống, trồng các loại cây, có một cây lan ta rất to. Leo mấy bậc thì lên sân, rồi đến đền. Nếu tính cả khoảng đất xung quanh thì đền khá rộng.

Sau này lớn có một lần em đi qua, thấy đất đai bị lấn, cảnh quan thay đổi nhiều không còn về âm trầm ngày xưa nữa nên từ đó cũng không quay lại.


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Nov 28 2019, 10:24 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #124

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hôm nay tình cờ em đi ngang qua ngôi chùa này, ở ngay HN.
Kiến trúc khá là khác biệt so với các chùa HN

http://quochoitv.vn/Videos/tren-nhung-neo-...i-ha-noi/230606

Một điều đáng ngạc nhiên là ngôi chùa trước khi cải tạo không hề có kiến trúc kiểu như vậy https://mytour.vn/location/1027-chua-long-quang.html

(@click here)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi root: Nov 28 2019, 10:33 AM


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 28 2019, 09:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #125

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hì hì,
Cho đến nay tôi vẫn ước mơ đi Tây Tạng, nhưng giờ ở Hà nội có chùa này rồi thì khỏi phải đi. Vừa đỡ bị lạnh cũng không sợ đi lên vùng núi cao bị hạ áp xuất ảnh hưởng tới sức khoẻ. (đùa một chút).
Xem cái hình chùa cũ thì có thể hiểu nó là một ngôi chùa đặc trưng thời thế kỷ XIX. Ngôi chùa cũ này có làm biến dạng một ngồi chùa trước đó không thì không rõ.
Còn ngôi chùa mới thì đúng là cóp pi kiểu chùa ở Nê pan, nhưng có lẽ vẫn còn một tí gì đó kiểu chùa VN, trong kiến trúc nhưng ngôi nhà bao xung quanh ngoài chính điện. Có thể những công trình phụ này không có trong một ngôi chùa ở những đất nước này. Vì thế mặc dù cóp pi nó vẫn là một sự lai tạo. Ngược lại, chính điện với hệ thống tượng thì đúng là cóp pi của mật tông, còn được gọi là kim cương thừa (Vajrayanna).
Nhìn ngôi chùa này (trên những ảnh, video mà root để link) dẫn tôi đến nhiều cảm nhận trái ngược nhau. Nhưng điều đáng nói nhất, nổi lên đó là mặc dù đạo Phật đã tồn tại ở VN tới hơn 1500 năm, nó không có được một sự phát triển liên tục, có tính kế thừa, mà luôn luôn là một sự phục hưng, chắp vá lại, không ăn nhập với nhau, phi truyền thống, giống như thăng trầm của lịch sử phật giáo ở VN.
VN là một đất nước chịu nhiều cuộc chiến tranh, vì thế vấn đề thư tịch cổ, ghi chép thất thoát nhiều. truyền thống thất lạc, không kể khí hậu nhiệt đới gió mùa càng khiến cho việc bảo quản văn bản khó khăn hơn. Vì thế mặc dù là một nước văn hiến theo Nho giáo, như Nhật bản, hai nước Triều tiên, TQ, .. tức là những nước trọng chữ văn tự, sách vở ở VN mai một rất nhiều. Vấn đề nhận thức truyền thống không rõ ràng.
Ngoài ra về phần Phật giáo nói riêng, thời điểm thịnh trị nhất của tôn giáo này ở VN là vào đời nhà Trần. Khi đánh thắng quân Minh xong, dưới triều đại nhà Lê, đặc biệt là thời Lê Thái Tổ (Lê Lợi), Lê Thánh Tông (tiếp sau), thì đạo Nho trở thành tôn giáo chủ đạo. Điều này đúng cho tất cả các nước trong thế giới Đông Á, bao gồm các nước văn hiến tôi kể trên. Trong trường hợp tích hợp tôn giáo này (Nho giáo là chủ đạo, Phật giáo là truyền thống), sự tích hợp của Phật giáo trong thế giới Nho giáo khác nhau tuỳ từng nước. Nơi Phật giáo bảo tồn được nhiều nhất, do có cái đế kinh tế mạnh, và thích ứng cao, đó là Nhật bản, vì thế cho đến ngày nay ở Nhật bản còn tồn tại gần đủ các tông phái phật giáo giống như TQ thời nhà Đường, tức là thời kỳ cường thịnh nhất của phật giáo ở TQ, tất nhiên người Nhật có phát triển thêm nhưng tông phái đặc biệt, ví dụ tịnh độ chính tông của Thân Loan, hay một nhánh của Pháp Hoa của Nhật Liên. Ngược lại ở TQ, VN, bán đảo Triều Tiên sự phát triển của Phật giáo khác nhau. Ở Triều Tiên, do triều đại Chô sơn thống nhất Triều Tiên sớm vào thế kỷ XV, rồi tồn tại liên tục tới khi bị Nhật xâm lược vào đầu thế kỷ XX, mà Phật giáo ở đây hoàn toàn bị đẩy ra rìa. Gần đây, khi tôi có sang Hàn quốc, thì điều ngạc nhiên của tôi là ở Sê un, hầu như không có chùa chiền. Và ngôi chùa đẹp nhất lại do .. Nhật bản xây vào đầu thế kỷ XX, khi Triều Tiên bị Nhật chiếm làm thuộc địa. Hiện nay, sau một thời gian Mỹ hoá lâu dài, Hàn quốc lại “phát hiện lại” văn hoá truyền thống. Vì thế các công trình cổ được khôi phục lại, nhưng chủ yếu là dựng mới, giống như dạng Disney Land sao chép lại nguyên bản để làm sân khấu vui chơi. Giống như kiểu dạng chùa Ba Vàng “(sự)tích cũ, thân(hình) mới”. Ở VN, bắt đầu từ thế kỷ XVI, do vấn đề cát cứ từ thời nhà Mạc, đến thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, mà đạo phật lại phục hưng trở lại, do cát cứ làm cho Nho giáo xuy yếu đi, vì vua chỉ còn là bù nhìn, trong khi trung tâm của Nho giáo chính là Hoàng đế(Vua). Cách sinh hoạt này được gọi là “cư Nho, mộ Thích” (sống với các luân lý đạo Nho đời thường, nhưng hâm mộ đạo Phật về tâm linh, giải thoát). Phải đến thời nhà Nguyễn, khi đánh đổ nhà Tây Sơn, thì nhà Nguyễn mới thiết lập chế độ Nho giáo tổng thể (thế kỷ XVIII-XIX), mặc dù thế Nhà Nguyễn vẫn tôn trọng truyền thống, nên các chùa chiền được khôi phục lại, bảo tồn. Đặc biệt Nhà Nguyễn tổ chức lại giáo đoàn, làm cho tổ chức phật giáo nghiêm minh hơn. Trong khi phục hưng, kiến trúc chùa nhà Nguyễn đã giữ lại những gì thời nhà Mạc, tức là cấu trúc chữ Đinh (giống như chữ T bây giờ), hay cấu trúc “nội công, ngoại quốc” (tức là trong sân là ba nhà chạy thành ba vạch giống như chữ công, và các toà nhà phụ bao quanh tường rào như chứ quốc. Chính vì chỉ có thời Lý Trần là đạo Phật cực thịnh nên tầng lớp trí thức Phật giáo của miền Nam cũ, mà nhiều sách vở cuả họ giờ đây đã được in lại, chỉ ra sức tung hô thời đại Lý, Trần mà lờ tịt đi lịch sử từ thời nhà Lê.
Khi thực dân Pháp xâm lược VN, biến VN thành thuộc địa, thì về chính sách văn hoá, Pháp cổ xuý cho đạo Thiên Chúa (chủ yếu là cơ đốc), cài đặt tín đồ theo đạo này vào hệ thống quan lại Nho giáo (nhưng là Nho đểu, mà gia đình Ngô Đình Diệm là một điển hình), đồng thời Pháp cũng không ngăn cản đạo Phật phục hưng. Vì thế phong trào phục hưng phật giáo từ khoảng đầu những năm 20 ở Đông Dương không bị Pháp ngăn cản, bởi lúc này lực lượng cách mạng chống pháp chủ yếu năm trong các nhóm người gốc gác đạo Nho hay là trí thức Pháp đào tạo (hiệu ứng ngược), nhiều khi là cả hai trong một người.
Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, thì không phải tất cả tăng sĩ phật giáo đều ủng hộ kháng chiến.
Khi hai miền chia cắt, thì phong trào phục hưng Phật giáo không còn ở ngoài Bắc. Còn ở trong Nam, do chính sách ủng hộ Thiên Chúa của chế độ Ngô Đình Diệm, mà dẫn tới phong trào phật giáo chống nhà Ngô. Nhưng cũng không nên hiểu rằng phật giáo miền Nam lật đổ được nhà Ngô, mà thực ra nó là cái cớ, và cũng là lý do Mỹ sử dụng để lật đổ Diệm (1963). Vào thời chế độ Nguyễn Văn Thiệu, thì mâu thuẫn của Phật giáo miền Nam với chính quyền này không còn.
Từ lúc VN thống nhất, đặc biệt là từ khi VN mở cửa, thì ta có thể coi là đang sống trong một thời đại mà phật giáo Vn phục hưng, do nhu cầu tâm linh của nhân dân tăng cao. Và xuất hiện một điều đặc biệt, đó là phật giáo từ miền Nam lại trở lại “phật giáo hoá” miền Bắc. Điều rất đáng ngạc nhiên, vì chính ở ngoài Bắc mới là “công nghệ nguồn”.
Tóm lại với mỗi lần phục hưng, thì đạo Phật VN lại có bộ mặt mới, phản ánh tư duy sao chép lại Phật giáo đương đại vào Phật giáo VN. Đợt hiện tại, ta có thể hiểu là đợt thứ 4: Lần 1 : Lý Trần, lần 2: thế kỷ XVI bắt đầu từ thời nhà Mạc, lần 3: chấn hưng phật giáo thời Pháp thuộc, và lần 4 là bây giờ.
Nói dông dài lạc đề một tý thế này, để ta có thể hiểu rằng, ở đây không có sự kế tục phát triển mà là đứt gẫy, chắp vá. cũng không phải là phục cổ phát triển liên tục, mà gốc gác, cách thức, tư duy của phật giáo hiện nay .. là một biến thái của phật giáo cải cách bắt đầu từ những năm 20, tiếp tục duy trì ở miền Nam (tiếp cận với văn hoá đô thị, kinh tế thị trường), rồi giờ lan ra toàn quốc.
Phật giáo kiểu mới này thực ra không có gì là cổ, mà là mới hoàn toàn. Trong nhiều trường hợp, nghi lễ của nó chỉ tồn tại từ những năm 40,50 thế kỷ trước, khi Phật giáo bắt chiếc theo Thiên chúa giáo, vì dù sao cũng là kinh doanh tâm linh. Mà thế giới hiện tại, với một xã hội thương mại đô thị hoá, thì đạo Thiên Chúa rõ ràng có truyền thống gốc gác để khai thác cái kinh tế “tâm linh thị trường” này hơn là phật giáo,(truyền thống đô thị hoá vốn có từ xưa ở châu Âu) vốn là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp, của làng xóm mà không phải là “chùa đô thị” như hiện nay.
Điều quan trọng cũng là nhận thức của sư sãi cũng như thị hiếu của phật tử nữa. Ví dụ, nếu cái chùa trên mà phục cổ lại như thời nhà Nguyễn vốn có, thì có lẽ dân lại không tới,chỉ là một dạng bảo tàng, không kể nếu nó không chuyển đổi tông phái (ví dụ trước là chùa tịnh độ, bây giờ thành kim cương thừa chẳng hạn) có khi lại “không ăn khách”.
Như tôi đã nói trong mục chùa Ba Vàng. Tôi không phản đối kiểu tâm linh mới này, bởi xã hội thay đổi, thì quan niệm tâm linh, cách hành xử tâm linh cũng thay đổi. Tâm linh cũng rất quan trọng với người Vn hiện nay, vì nó là thứ thuốc an thần (nếu biết cách sử dụng đúng) để tiếp cận xã hội thương mại, đô thị hoá hiện tại, để người ta có thể sống bình an hơn, “tâm hồn rắn chắc hơn để mà tiếp cận cuộc sống bấp bênh đương đại do kinh tế thị trường tạo ra”. Nhưng sau nó cũng có những câu chuyện khác mà tôi sẽ bình luận sau. Khi có hứng thì nói.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Tạp Chí Quác Quàng Quạc · Bài mới tiếp theo »
 

13 Trang « < 11 12 13
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC