Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Pháp “cho nhau ăn cỏ”

nguyenducquyzen
post Mar 8 2002, 07:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



   Pháp "Tâm không" hay pháp hành “Vô sở trụ”, là pháp hành (pháp dụng tâm) căn bản trong giáo pháp Bắc tông. Trong Thiền tông nó được gọi là pháp "Thiền". Còn trong giáo pháp nguyên thủy, nó được biết đến dưới tên gọi như lý tác ý, là pháp môn duy nhất để dẫn tới thiết lập Chánh tri kiến. Ðiều này đã được ghi chép rõ ràng trong Kinh điển Pàli như sau :

"Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ kheo, do pháp ấy, Chánh kiến chưa sanh được sanh khởi, hay chánh kiến đã sanh được tăng trưởng, này các tỷ kheo như như lý tác ý. Do như lý tác ý, này các tỷ kheo, chánh kiến chưa sanh được sanh khởi, hay chánh kiến đã sanh được tăng trưởng " (Kinh tăng chi bộ, tập 1, Một pháp, phẩm chủng tử, Tà kiến, tr. 41)

Ngoài ra pháp như lý tác ý còn có nhiều tác dụng khác như: đoạn tận nghi hoặc, làm cho các giác chi chưa sanh được sanh khởi, và đi tới viên mãn,...Ta có thể thấy rõ điều đó trong các đoạn kinh thuộc Kinh Tăng chi bộ, tập một, phần một pháp (Như lý tác ý chính là đặc tính của sự tác ý trong "Tâm không". Vì vậy pháp Tâm không còn được gọi là pháp như lý tác ý).

Vậy “Tâm không” là gì? hay “Thiền” là gì?

Trả lời câu hỏi này cho người khác hiểu, thông qua ngôn ngữ văn tự, không phải là một vấn đề đơn giản. Bởi vì muốn trả lời nó bằng ngôn ngữ văn tự, thì đòi hỏi người hành giả phải có một sự chứng ngộ thâm sâu về “Thiền” (tức là Tâm không). Còn để có thể hiểu được câu trả lời này, đòi hỏi người nghe cũng phải đạt đến sự chứng ngộ thâm sâu, tương đương với người trả lời, về nó. Còn nếu chưa chứng ngộ được, hoặc sự chứng ngộ về nó vẫn còn nông cạn, chưa rốt ráo, thì sẽ không thể nào trả lời được bằng ngôn ngữ văn tự. Và ngược lại nếu chưa chứng ngộ được pháp Tâm không thì người nghe sẽ chẳng hiểu gì cả, nếu có hiểu thì cũng chẳng hiểu đúng ý của người trả lời. Nếu người đó nghĩ rằng là mình hiểu được, thì đó cũng chỉ là một sự tưởng tượng của bản thân họ mà thôi. Nếu người nghe đã có chút ít sở ngộ về Thiền, thì sẽ không chấp nhận câu trả lời đó, vì họ chấp vào hiểu biết, vào nhận thức của bản thân, coi đó là chân lý, mọi điều khác đi là sai lầm. Những chỗ Tâm không mà họ chưa chứng ngộ, dĩ nhiên sẽ khác với nhận thức hiện tại lúc đó của họ, nên đối với họ, dĩ nhiên những điều đó là sai lầm, là không đúng.

(Còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Mar 8 2002, 07:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



(tiếp theo)

Muốn hiểu Thiền (Tâm không) thì ta phải nhận biết trực tiếp về nó qua trí hiện lượng, bằng sự thể nhập, bằng sự "sống" với nó. Ta không thể hiểu về nó thông qua tư duy, so sánh,...Tức là ta không thể hiểu về nó thông qua trí tỷ lượng, khi mà chưa sống được với nó. Mà muốn sống được với nó, thì trước hết ta phải ngộ được nó. Tức là, trước hết ta phải ngộ được pháp Thiền, hay còn gọi là pháp Tâm không.

Chính vì vậy, việc chứng ngộ pháp này có ý nghĩa đặc biệt, là then chốt trong việc tu hành, và nghiên cứu Kinh điển, của người hành giả theo Ðạo Phật, để đi đến đích giải thoát. Nhưng từ xưa đến nay, chưa có một ai, chưa có một lời dạy hay một bài viết nào, đề cập tới phương pháp thực hành để đi đến chứng ngộ pháp này, dưới tính cách lý luận cả. Mọi sự chỉ dạy đều mang tính cách chỉ thẳng, không qua lý luận. Vì vậy, chỉ những người đã chứng ngộ được nó, mới hiểu được, còn những người chưa chứng ngộ thì lại chẳng hiểu gì cả. Ðiều này không phù hợp với tinh thần nguyên thủy của đạo Phật, là ta chỉ làm điều gì, sau khi đã hiểu được ý nghĩa của nó. Nghĩa là ta hiểu rõ được tại sao việc thực hành như vậy, sẽ giúp ta chứng ngộ được tâm không. Ðó cũng là tinh thần, mà các nhà khoa học hiện đại, hay những người sống theo tinh thần khoa học, đòi hỏi. Nó cũng rất phù hợp với tinh thần chuộng lý luận, của những tâm hồn phương tây.

Trong bài viết này, tôi xin trình bày về phương pháp tập luyện, để đi tới chứng ngộ tâm không, theo tinh thần của Thiền tông, dưới tính cách lý luận, qua sự hiểu biết của bản thân. Phương pháp này đã được tôi tìm ra, trong quá trình tu tập theo tinh thần của Thiền tông. Bài viết này dựa trên kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong quá trình thực hành của bản thân, và kinh nghiệm trong quá trình trao đổi, giao lưu thông tin với bạn bè, để giúp nhau cùng tiến bộ trong tu tập.

(Còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Mar 8 2002, 07:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



(Tiếp theo)

Phương pháp tập luyện để đi tới chứng ngộ tâm không, theo tinh thần của Thiền tông, tôi xin được đặt tên là pháp “Cho nhau ăn cỏ”.

Sao gọi là pháp “Cho nhau ăn cỏ”?

Ðể tìm hiểu về pháp “Cho nhau ăn cỏ”, trước hết ta hãy tìm hiểu về pháp “Sống với Ông chủ” (hay “Sống với Tự tánh”; "sống với cái TA chân thật bất sanh bất diệt").

Vậy pháp sống với Ông chủ là gì?

Trước hết ta hãy tìm hiểu xem “Ông chủ” là gì?"

Ông chủ chính là người sai sử, là người chủ động tạo tác ra các hành (hành động, hoạt động về thân, khẩu, ý). Ðó chính là “Ta” là chủ thể nhận biết (nó không phải là cái Ta - đối tượng, mà ta vẫn nhận xưa nay), hay còn được gọi là “Chân tâm”( tức là cái tâm thực, chứ không phải là cái tâm sanh diệt mà ta vẫn biết). Nó có đặc tính không sanh diệt, không biến hoại, không thay đổi, không động chuyển, thường hằng bất biến,... Trong đạo Phật nó còn được gọi dưới nhiều tên gọi khác nhau như : Pháp thân, Phật tánh, Tự tánh, Phật, Tự ngã,....

Ta vốn là chủ thể nhận thức, chứ không phải là đối tượng bị nhận biết." Vì vậy ý không thể nhận biết, không thể truy tìm được. Ngôn ngữ không thể gọi tên, không thể diễn đạt được(Vì ta vừa gọi tên cho nó, thì ta đã biến nó thành đối tượng mất rồi - ngôn ngữ cũng là đối tượng bị nhận biết, nó chỉ có thể diễn đạt được những gì nằm trong vòng bị nhận biết mà thôi). Khi ta vừa khởi tâm đi tìm, hay tìm hiểu về nó là sai rồi. Khi ta gọi nó dưới các tên gọi khác nhau như : ta, Tự ngã, Phật,...thì đó là sai rồi. Nhưng vì nhu cầu trao truyền thông tin, nên ta tạm thời giả lập nó thành đối tượng để đặt tên, và diễn đạt, nhưng phải nhớ đó chỉ là giả lập mà thôi, không phải thực lập. Và các tên gọi đó không phải là chính nó.

Khi ngộ ra được điều này, tức là ta đã phá chấp thân và phá chấp tâm về phần ý thức, thuộc về lớp thô trên bề mặt của sự nhận thức. Nó chưa đủ sức giúp cho ta Giải thoát (Vì còn chấp kẹt về phần ý , thuộc lớp tế bên trong, của sự nhận thức). Nhưng nó cũng giúp cho ta phát hiện ra được rằng, xưa nay ta sống không phải với ông chủ, với chính mình. Mà là ta sống với sự nhận thức điên đảo, sai lầm. Ðó là sự nhận thức cho rằng cái sắc thân tứ đại này là ta, cái tâm sanh diệt (thọ, tưởng, hành, thức) này là ta. Ta sống với sự nhận thức sai lầm đó, và bị nó lôi kéo. Ðó gọi là sống với vọng tưởng. Sau khi nhận ra được điều này rồi, thì ta cần phải trở về sống với chính mình, sống với ông chủ, xa rời vọng tưởng.

(Còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Mar 8 2002, 07:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



(Tiếp theo)

Nhưng như thế nào thì được gọi là sống với chính mình, sống với ông chủ, xa rời vọng tưởng?

Nhận ra được điều này không phải là đơn giản, và ở đây không thể dụng "tâm ý thức" để sống với Ông chủ (Vì chính bản thân việc dụng "tâm ý thức", là sản phẩm của việc sống với vọng tưởng, xa rời Ông chủ). Mà ở đây ta cần phải "Ngộ" được pháp "Tác ý sống với Ông chủ". Thậm chí không phải là ngộ một lần, mà là ngộ nhiều lần, trong một thời gian khá dài, mới có thể đi đến chứng ngộ pháp hành này một cách trọn vẹn, và sâu xa được (Khi ta chứng ngộ được pháp "Tác ý sống với Ông chủ" một cách trọn vẹn, và rốt ráo, thì được gọi là chứng ngộ pháp "Tâm không", hay pháp "Không").

Bước đầu tiên trên con đường đi đến chứng ngộ pháp "Sống với Ông chủ", là ta phải ngộ được pháp môn, mà các Thiền sư phương tiện giả lập ra, để chỉ ra Ông chủ cho chúng ta. Ðó là pháp môn "Chỉ đông nói tây", hay "Ðập cỏ rắn động", "Cách vách thấy khói biết có lửa", "Nhìn lá rung biết có gió", "Nhìn quạt quay biết có điện",...Nội dung của nó như sau: Ta không phải là một đối tượng bị nhận biết, nên tuyệt đối không thể thấy được "ta". Nhưng ta lại biết là có ta, tại sao vậy?

Ðó là nhờ tác dụng của ta. Tác dụng đó là tạo tác ra các hành.

(Còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Mar 9 2002, 08:41 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



(Tiếp theo)

Vậy hành là gì?

Ðức Phật dạy :

"Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi nên gọi là hành" (Kinh tương ưng bộ, tập 3, Chương 1 Tương ưng uẩn, năm mươi Kinh ở giữa, Phẩm những gì được ăn, bài Kinh Ðáng được ăn, tr.162)

Hành có thể do ta chủ động tạo tác, hoặc cũng có thể bị khởi lên do nghiệp lôi cuốn. Khi Ông chủ khởi ra tác dụng hành, thì hành đó bao giờ cũng là hành do ta chủ động tạo tác, nên ta làm chủ được hành này. Còn những hành bị khởi lên do nghiệp lôi, thì ta không làm chủ được.

Tác dụng hành của Ông chủ gồm thân hành, khẩu hành và ý hành. Trong Kinh Tương ưng bộ, tập 4, bản dịch của HT Thích Minh Châu ấn hành năm 1993, Chương 7 Tương ưng Tâm, bài Kinh Kàmabhù, tr. 459, có đoạn ngài Tôn giả Kàmabhù nói và giải thích về các hành như sau:

[i]"Hơi thở vô, hơi thở ra, này gia chủ, là thân hành. Tầm và tứ là khẩu hành. Tưởng và thọ là ý hành.
..............................................................................................................................................................................................................................
5) - Vì sao, bạch thượng tọa, thở vô thở ra là thân hành? Vì sao tầm và tứ là khẩu hành? Vì sao thọ và tưởng là ý hành?
- Thở vô thở ra, này Gia chủ, thuộc về thân. Các pháp này liên hệ đến thân; do vậy thở vô thở ra là thân hành. Trước phải tầm cầu, tư sát, này Gia chủ, sau mới phát lời nói; do vậy, tầm và tứ là khẩu hành. Tưởng và thọ thuộc về ý. Những pháp này liên hệ đến tâm; do vậy, tưởng và thọ là ý hành."


Như vậy thọ và tưởng là ý hành; truy tầm, hay truy tìm (tầm) và tư sát, suy nghĩ, tư duy,vvv là khẩu hành; còn thân hành là các hành động, hoạt động của thân.

Trong ý hành thì :

Thọ là pháp do nghiệp làm sanh khởi là chủ yếu. Những người bình thường, ít có khả năng chủ động tạo tác ra thọ. Chỉ có một số ít người do công phu rèn luyện đặc biệt mới có khả năng này ( như các nhà thôi miên chẳng hạn). Vì vậy việc khởi "hành" không bao gồm việc chủ động tạo tác ra "thọ".

(Còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Mar 9 2002, 08:50 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



(Tiếp theo)

Còn Tưởng là sự nhận biết hay sự tri giác, thì có nhiều lớp. Ta có thể phân nó thành 3 lớp theo hai nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất là sự nhận biết có năng - sở.

Sở tức là cái bị biết, là đối tượng bị nhận biết của 5 giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; cụ thể là sắc, thanh, hương, vị xúc.

Ðã có cái bị biết thì phải có "cái biết". "Cái bịết" chính là Năng, tức là kiến, văn, giác, tri.

Ðặc điểm của sự nhận biết có năng sở, là ta có thể nhớ lại sự nhận biết này, thông qua việc nhớ lại sở.

Trong nhóm này có hai lớp tưởng là :

Lớp 1 : Nhận biết có năng sở, có khởi ý, không khởi niệm.
Lớp 2 : Nhận biết có năng sở, có khởi ý, có khởi niệm.

Nhóm thứ hai là sự nhận biết không năng sở.

Ðặc điểm của sự nhận biết không năng sở, là vì không có sở, nên ta không thể nhớ lại sự nhận biết này, thông qua việc nhớ lại sở.

Nhóm này có ba lớp tưởng như sau :

Lớp 1 : Nhận biết không năng sở, không khởi ý.
Lớp 2 : Nhận biết không năng sở, có khởi ý, không khởi niệm.
Lớp 3 : Nhận biết không năng sở, có khởi ý, có khởi niệm.

Trong 5 trường hợp này thì

- Trường hợp thứ nhất : "Nhận biết có năng sở, có khởi ý, không khởi niệm" là pháp do nghiệp làm sanh khởi là chủ yếu. Những người bình thường, ít có khả năng chủ động tạo tác ra tưởng này. Chỉ có một số ít người do công phu rèn luyện đặc biệt mới có khả năng này (như các nhà thôi miên chẳng hạn). Vì vậy việc khởi "hành" không bao gồm việc chủ động tạo tác ra tưởng này - tức là sự Nhận biết có năng sở, có khởi ý, không khởi niệm.

- Trường hợp thứ ba : "Nhận biết không năng sở, không khởi ý" hoàn toàn là sản phẩm của nghiệp. Ta không có khả năng chủ động, trực tiếp tạo tác tưởng này.

- Còn lại ba trường hợp còn lại, là những pháp vừa có thể do nghiệp làm sanh khởi, lại vừa có thể do ta chủ động tạo tác ra. Ðây chính là những pháp thuộc ý hành mà ta cần phải chứng ngộ, và thực hành. Chứng ngộ đến đâu thì dụng ra được đến đó.

(Còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Mar 9 2002, 08:55 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



(Tiếp theo)

Khẩu hành gồm hai pháp là truy tầm và tư duy. Hai pháp này là những pháp vừa có thể do nghiệp làm sanh khởi, lại vừa có thể do ta chủ động tạo tác ra. Ðó là những pháp mà ta cần phải chứng ngộ, và thực hành. Khi chưa chứng ngộ được chúng thì ta không thể dụng ra được.

Thân hành là các hoạt động của thân thể, bao gồm cả việc nói năng làm phát ra âm thanh. Ðây là những pháp đễ nhận ra nhất, nên cũng là những pháp được ta chứng ngộ đầu tiên. Trong ví dụ ở phần trên, Câu trả lời "ba cân gai" cho câu hỏi "Phật là gì?", tác giả đã dùng thân hành là hành động nói, để chỉ ra Phật.

Hai pháp hành : ý hành và khẩu hành là những pháp hành nhận thức, thuộc về trí tuệ, khởi hành tức là khởi trí tuệ. Còn thân hành thì không phải là pháp hành trí tuệ, mà đó chỉ là những hoạt động thân thể thuần túy. Việc chứng ngộ ý hành và khẩu hành, có một tầm quan trọng vô cùng trong tu tập, vì đó là những pháp thuộc về trí tuệ, có công năng phá chấp, quét sạch vô minh, đạt đến Giác ngộ, Giải thoát.

Các Thiền sư đã lợi dụng các tác dụng này, để chỉ ra Chân tâm. Thay vì chỉ trực tiếp Chân tâm - là điều vĩnh viễn không bao giờ làm được, họ lại phương tiện chỉ Chân tâm một cách gián tiếp, thông qua tác dụng của Chân tâm (ở đây ta có thể thông qua tác dụng của Chân tâm, mà biết đến Chân tâm,Cũng như thông qua lá cây rung, mà ta biết tới gió vậy). Vì phương pháp này không cần tới sự trình bày của ngôn ngữ văn tự, nên được gọi là "chỉ thẳng", chứ không phải là chỉ thẳng thực sự.

Ví dụ:

"Tăng hỏi : Phật là gì?
Sư đáp : Ba cân gai."


Nếu ta chạy theo ý nghĩa của "ba cân gai" thì sẽ chẳng thấy chỗ chỉ Phật của Sư. Ta phải thấy Phật, nơi tác dụng nói : "ba cân gai", hoặc nơi tác dụng nghe : "ba cân gai" thì mới trúng. Thông qua các tác dụng này mà Phật được hiển lộ.

(Còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Mar 9 2002, 09:04 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



(Tiếp theo)

Sau khi đã nhận ra được ông chủ, ta qua bước thứ hai là ngộ pháp "Sống với ông chủ". Vì thấy Ông chủ không có nghĩa là ta đã biết cách sống với ông chủ.

"Sống với Ông chủ" nghĩa là ta "Sống với sự thấy Ông chủ" - không thấy cảnh, và "Sống với sự làm chủ các hành động tạo tác của Ông chủ" - tự tánh lưu xuất.

"Sống với sự thấy Ông chủ" thì ta không khởi tác dụng khẩu hành, và thân hành, Riêng ở giai đoạn này là không khởi tưởng (tức không khởi nhận thức, không khởi trí tuệ), không thấy cảnh, nên không bị cảnh lôi, không bị ngôn ngữ (là một loại cảnh) lôi kéo. Nếu ta bị cảnh lôi, bị ngôn ngữ lôi, tức là ta bị cảnh, bị ngôn ngữ lường gạt, do ta thấy cảnh, quên mất ông chủ, gọi là bị "ăn cỏ". Ðây là sự "Sống với Ông chủ" trong tĩnh. Tĩnh vì không khởi khẩu hành, và thân hành.

"Sống với sự làm chủ các hành động tạo tác của Ông chủ" thì ta khởi tác dụng khẩu hành, và thân hành. Khi đó ta luôn sống trong hành động, suy nghĩ một cách tỉnh giác, chủ động, không bị nghiệp lôi (Lưu ý rằng mọi sự dụng tâm để sống tỉnh giác, chủ động, không để bị nghiệp lôi, đều không phải là "Sống với sự làm chủ các hành động tạo tác của Ông chủ". Vì sự dụng tâm đó là sự dụng tâm của ý thức, là sản phẩm của vọng tâm sanh diệt, nên không thể hợp với Ông chủ được. ở đây cần phải có một chữ "Ngộ" thì mới trúng), ta không đặt mục đích trên lời nói, hành động của mình, mà ta chỉ có một mục đích duy nhất là : "Sống với Ông chủ". Ðây là sự "Sống với Ông chủ" trong động. Ðộng vì có khởi khẩu hành, và thân hành.

Trong Thiền sư Trung hoa có nhiều chỗ ghi chép lại cách mà các Thiền sư sử dụng để kiểm tra, và hướng dẫn môn đệ của mình chứng ngộ được pháp này. Ví dụ như trường hợp sau:

"Ngài Ðặng ẩn Phong đến chỗ Nam tuyền Phổ Nguyện, thấy chúng tăng đang tham vấn, Nam tuyền chỉ tịnh bình bảo:
- Bình đồng là cảnh, trong bình có nước, chẳng được động đến cảnh, đem nước đến cho lão Tăng.
Sư bèn nắm tịnh bình đem đến trước mặt Nam tuyền đổ nước "


ở đây Nam tuyền tạo cảnh, cốt để tìm xem có ai không bị lời nói (cảnh) của ngài lôi kéo hay không? Nếu người nào đã ngộ được pháp "Sống với Ông chủ" sẽ hiểu được chỗ dụng tâm này của ngài Nam Tuyền. Hành động của ngài Ðặng ẩn Phong cho thấy ngài không bị cảnh lôi. Nghìa là ngài đã ngộ được pháp này.

(Còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Mar 9 2002, 09:14 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



(Tiếp theo)

Sau khi đã ngộ được pháp "Sống với Ông chủ", ta qua bước thứ ba là chứng ngộ pháp "Bảo nhậm chỗ thấy Ông chủ", và chứng ngộ được Ðại dụng của Ông chủ.

Ngộ được pháp "Sống với sự thấy ông chủ", không có nghĩa là ta đã biết cách bảo nhậm sự thấy ông chủ một cách liên tục, miên mật không gián đoạn. Mà trên thực tế, có nhiều chỗ ta đang bị ăn cỏ (cảnh lôi) mà không tự biết, lại cứ tưởng nhầm rằng mình vẫn đang bảo nhậm.

Ví dụ :

Sư nói :
- Bây giờ ông hãy chú ý, tập trung tinh thần nắm thật chắc Ông chủ nhé, chắc chưa?
Vị Tăng trả lời :
- Chắc!
Sư nói :
- Ông mới buông.


ở đây ta thấy vị Tăng trả lời "chắc!", vì nghĩ rằng mình đang giữ chắc Ông chủ, đâu biết rằng ngay đó mình đang bị Thiền sư lường gạt, chạy theo câu hỏi "chắc chưa?" của ngài. Nghĩa là vị Tăng bị Thiền sư cho "ăn cỏ".

Ðây là một ví dụ để chỉ ra chỗ bị ăn cỏ vi tế, mà nếu công phu của ta nông cạn, thì không dễ gì nhận ra nổi. Trong thực tế, còn có nhiều chỗ bị ăn cỏ vi tế hơn, sâu xa hơn nữa. Vì vậy nhiệm vụ của ta là phải phát hiện tất cả các loại "cỏ" khác nhau đó. Chỉ khi nào ta đã biết được toàn bộ cỏ, thì khi đó ta mới có khả năng thoát khỏi sự lôi kéo của ngoại cảnh một cách hoàn toàn. Thời điểm mà ta biết được toàn bộ cỏ, là thời điểm ngộ được pháp "Bảo nhậm chỗ thấy Ông chủ".

Nếu gặp được thiện tri thức chỉ dạy thì khả năng chứng ngộ pháp "Bảo nhậm chỗ thấy Ông chủ" sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Còn nếu không có duyên được gặp thiện tri thức, thì cũng có một pháp môn, mà do việc thực hành pháp môn đó, từ từ cũng sẽ dẫn ta tới chỗ chứng ngộ pháp "Bảo nhậm chỗ thấy Ông chủ". Pháp môn đó là pháp "Cho nhau ăn cỏ".

Khi chứng ngộ được pháp "Bảo nhậm chỗ thấy Ông chủ", là ta mới chỉ chứng ngộ được hoàn toàn pháp "Tĩnh" mà không khởi trí tuệ (tưởng). Ta còn phải chứng ngộ được hoàn toàn pháp "Ðộng", và pháp "Tĩnh" mà có khởi trí tuệ (tưởng) nữa. Chì khi đó mới được gọi là chứng ngộ được pháp "Tâm không".

Pháp "Tĩnh" mà có khởi trí tuệ, tức là pháp tĩnh mà ta có khởi ý hành. An trú vào pháp này, tức là ta không sống trong "ta biết...", "ta hiểu..." .

Pháp "Ðộng" là pháp "Sống với Ông chủ", khi ta khởi ra khẩu hành, và thân hành.

Pháp "Tĩnh" mà có khởi trí tuệ, và pháp "Ðộng", gọi chung lại là pháp "Sống với sự làm chủ các hành động tạo tác của Ông chủ". Không phải ai cũng chứng ngộ được hoàn toàn pháp "Sống với sự làm chủ các hành động tạo tác của Ông chủ" ngay lần chứng ngộ đầu tiên. Thông thường ta chỉ có thể chứng ngộ được một phần tác dụng của Ông chủ, nghĩa là chứng ngộ được một phần pháp "Sống với sự làm chủ các hành động tạo tác của Ông chủ" ngay lần chứng ngộ đầu tiên, mà thôi. Sau đó nếu tiếp tục nỗ lực tu tập để tiến lên một cách đúng pháp, dần dần ta sẽ chứng ngộ thêm được các tác dụng khác nữa của Ông chủ, và đi đến chứng ngộ hoàn toàn (toàn phần) các tác dụng của Ông chủ, nhờ đó ta sẽ chứng ngộ thêm được các phần khác của pháp "Sống với sự làm chủ các hành động tạo tác của Ông chủ", và đi đến chứng ngộ hoàn toàn (toàn phần) pháp "Sống với sự làm chủ các hành động tạo tác của Ông chủ". Ðây là thời điểm ta chứng ngộ được đại đụng của Ông chủ và đạt được "Ðại dụng". Tác dụng của Ông chủ chính là tác dụng hành. Chứng ngộ "Ðại dụng" chính là chứng ngộ được trọn vẹn các tác dụng hành của Ông chủ.

(Còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
post Mar 10 2002, 10:28 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10




Nhóm:
Số bài viết: 0
Tham gia từ: --
Thành viên thứ: 0

Nói bậy: (0%) -----


Bác cứ gửi tiếp lên đi, cái Topic này không bị khoá gì đâu. ;)



User is offline
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC