Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Một chút hỏi thăm về Thiền

superego
post Apr 21 2002, 09:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Unregistered









Bác nguyenducquyzen thân mến.

Bác nói về thiền hay lắm. Lý luận rất sâu sắc. Nhưng chỉ có một chỗ mà em không hiểu.

Bác dùng cái hiểu của bác vào việc gì. Em không nghĩ khi mình thu thập và thấm thía được ngần đó triết lý mình lại có thể lên mạng vứt nó vào những chỗ thị phi như vậy. Chắc bác biết chuyện Phật qua sông chứ. Có thể khi NGỘ người ta khác chăng. Tất nhiên em hoàn toàn bác bỏ ý kiến những người NGỘ phải tóc tai trùm đầu hay ăn mặc rách rưới. Hoàn toàn không như vậy. Nhưng em vẫn quả thực không hiểu được cái Sở đắc của bác đạt đến mức nào???
Em : Chỉ là một sinh vật, một con vờ trong vũ trũ này. Cái bon chen của nó có, hoặc không có ý nghĩa không quan trọng.
Hơn nữa em cũng chưa hề đọc một dòng kinh phật chính qui nào mà em chỉ biết qua nó dưới dạng được phân tích lại dưới dạng triết học vì vậy hiểu biết không khỏi có phần nông cạn. Mong bác giành chút thời gian chỉ giáo cho em.
Kính thư: Hoàn toàn ý định nghiêm túc không có chút đùa cợt mỉa mai nào. Nếu không em xin mạn phép Mail cho bác. Ý bác sao???
Không biết cái Mail trên này bác có xài không hay chỉ là hộp thư để đăng ký vào FR thôi???



Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 22 2002, 09:49 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



[quote author=Superego link=board=9;threadid=172;start=0#921 date=1019397913]
Bác dùng cái hiểu của bác vào việc gì. Em không nghĩ khi mình thu thập và thấm thía được ngần đó triết lý mình lại có thể lên mạng vứt nó vào những chỗ thị phi như vậy. Chắc bác biết chuyện Phật qua sông chứ. Có thể khi NGỘ người ta khác chăng. Tất nhiên em hoàn toàn bác bỏ ý kiến những người NGỘ phải tóc tai trùm đầu hay ăn mặc rách rưới. Hoàn toàn không như vậy. Nhưng em vẫn quả thực không hiểu được cái Sở đắc của bác đạt đến mức nào???
Em : Chỉ là một sinh vật, một con vờ trong vũ trũ này. Cái bon chen của nó có, hoặc không có ý nghĩa không quan trọng.
Hơn nữa em cũng chưa hề đọc một dòng kinh phật chính qui nào mà em chỉ biết qua nó dưới dạng được phân tích lại dưới dạng triết học vì vậy hiểu biết không khỏi có phần nông cạn. Mong bác giành chút thời gian chỉ giáo cho em.
[/quote]

Những vấn đề đó bác sẽ tự biết sau khi đã biết được thiền đích thực là gì!

[quote]
Kính thư: Hoàn toàn ý định nghiêm túc không có chút đùa cợt mỉa mai nào. Nếu không em xin mạn phép Mail cho bác. Ý bác sao???
Không biết cái Mail trên này bác có xài không hay chỉ là hộp thư để đăng ký vào FR thôi???
[/quote]

Cái mail đó là mai em xài thường xuyên quynguyenduc@vol.vnn.vn , bác có thể liên hệ qua mail, hay trực tiếp lên trên này cũng được, tuỳ ở bác, với em thì như nhau.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Superego
post Apr 22 2002, 10:00 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Unregistered









QUOTE
Những vấn đề đó bác sẽ tự biết sau khi đã biết được thiền đích thực là gì!


Bác trả lời vậy thì em đâu cần hỏi làm gì nữa ???

Hay bác lại cho là
Nói là không nói
Không nói tức là nói.???



Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 22 2002, 06:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



[quote author=Superego link=board=9;threadid=172;start=0#923 date=1019444425]
[quote]
Những vấn đề đó bác sẽ tự biết sau khi đã biết được thiền đích thực là gì!
[/quote]

Bác trả lời vậy thì em đâu cần hỏi làm gì nữa ???

Hay bác lại cho là
Nói là không nói
Không nói tức là nói.???


[/quote]

Vậy tại sao bác không hỏi em: làm thế nào để có thể biết được Thiền đích thực là gì?

Tại sao bác không tìm hiểu về vấn đề đó?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Superego
post Apr 23 2002, 04:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Unregistered









:-* Bác có tài liệu nào về thiền không. Phương pháp thực hành ấy. Mail cho em với. Quí hoá quá. Thanks!!!!!!



Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 23 2002, 05:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



[quote author=Superego link=board=9;threadid=172;start=0#952 date=1019554448]
:-* Bác có tài liệu nào về thiền không. Phương pháp thực hành ấy. Mail cho em với. Quí hoá quá. Thanks!!!!!!

[/quote]

Thiền có nhiều loại lắm! bác muốn hỏi đến tài liệu về loại thiền nào?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 25 2002, 06:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Câu 1: Phân biệt các phương pháp Thiền. Tọa thiền và thiền định có gì khác nhau và giống nhaụ

Trả lời:

Thiền có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng ta có thể phân loại nó ra thành các loại sau đây:

1- Cách phân loại thứ nhất là phân loại theo mục đích tu Thiền, có hai loại:

- Loại thứ nhất là tu Thiền nhằm mục đích thóat khổ.

- Loại thứ hai là tu thiền nhằm vào các mục đích khác với mục đích thoát khổ. Ví dụ như tu thiền để có sức khỏe, tu thiền để có thần thông, tu thiền để được định tâm, tu thiền để kiếp sau được trở lại làm người, hay sanh thiên....

2- Cách phân loại thứ hai là phân loại theo oai nghi của thân thể, có hai loại là:

- Loại thứ nhất: Thiền trong thân động, như thiền trong đi, đứng, làm việc,....

- Loại thứ hai: Thiền trong thân tĩnh, như nằm (còn gọi là ngọa thiền), hay ngồi (có nhiều kiểu ngồi khác nhau như ngồi bán già, kiết già, ngồi theo kiểu nhật, ngồi xếp bằng,....). Còn gọi là tọa Thiền.

3- Cách phân loại thứ ba là phân loại theo sự động tịnh của tâm, có hai loại là:

- Loại thứ nhất: Thiền tịnh tâm, không cho sanh tâm, không khởi tri giải, hiểu biết, nói năng, suy nghĩ,... Còn gọi là thiền chỉ (nói theo định nghĩa trong Kinh điển nam tông, còn định nghĩa về “thiền chỉ” theo kinh điển Bắc tông thì lại khác)

- Loại thứ hai: Thiền động tâm, cho sanh tâm, cho khởi tri giải, hiểu biết, nói năng suy nghĩ,.... Còn gọi là Thiền quán, ví dụ như quán Vô thường, quán 12 nhân duyên, quán Tứ diệu đế,... Đây không phải là thiền quán theo định nghĩa của Kinh điển bắc tông, cũng không phải là loại Thiền quán của Nam tông ngày nay là thiền minh sát tuệ, hay Tứ niệm xứ, thuộc về chi phần Chánh niệm trong Bát Chánh đạo (ngày nay rất ít người biết đến loại Thiền này, hầu hết mọi người đều chấp vào kiến giải: thiền là phải tịnh tâm, không cho sanh tâm).

4- Cách phân loại thứ tư là phân loại theo cảnh trụ tâm, có hai loại là:

- Loại thứ nhất: Thiền trụ cảnh, nghĩa là tác ý giữ tâm trụ vào một cảnh nhất đi.nh. Ví dụ như trụ vào một câu niệm Phật, trụ vào một điểm, trụ vào chỗ tĩnh lặng, trụ vào chỗ không trụ, vvv

- Loại thứ hai: Thiền không trụ cảnh , nghĩa là không tác ý giữ tâm trụ vào một cảnh nhất định, mà để cho tâm trụ trên tất cả các cảnh, không ngăn ngại, cảnh tới không bỏ, cảnh chưa tới không tìm cầu. Lưu ý cần phân biệt thiền không trụ cảnh, với thiền “trụ vào chỗ không trụ” là một loại thiền trụ cảnh, mà xưa nay người ta vẫn lầm tưởng đó là vô sở trụ.

5- Cách phân loại thứ năm là phân loại theo sự tác ý, có hai loại là:

- Loại thứ nhất : có tác ý tu tập Thiền.

- Loại thứ hai: không tác ý tu tập Thiền nhưng lúc nào cũng tu, còn gọi là tu vô tu. Pháp Thiền này người hành giả chỉ có được nhờ Ngộ Thiền (Ngộ sâu pháp sống với Ông chủ), chứ không thể dụng tâm ý thức để thực hành theo đươ.c. Nó còn được gọi là sống tùy duyên, vô sự, tâm bình thường là đạo,...

6- Cách phân loại thứ sáu là phân loại theo sự dụng tâm ý thức (hành theo kiến giải), có hai loại là:

- Loại thứ nhất : có sự dụng tâm ý thức để tác ý tu tập Thiền (hành theo kiến giải).

- Loại thứ hai: không có sự dụng tâm ý thức để tác ý tu tập Thiền (không hành theo kiến giải). Còn gọi là Thiền vô sở trụ, hay Tâm không. Loại Thiền này có được là nhờ Ngộ.

Sự khác nhau giữa tọa thiền và thiền định là:

- Tọa Thiền là để chỉ riêng cho các loại Thiền trong tư thế ngồi: như Kiết già, Bán già, hay ngồi kiểu Nhật, xếp bằng.

- Thiền định là để chỉ chung cho tất cả các loại Thiền bao gồm cả đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, chạy nhảy, làm việc,....

(Còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 25 2002, 06:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



(Tiếp theo)

Câu 2: Minh triết phương đông có đặt vấn đề: Ta là ai, từ đâu đến, đến để làm gì, sẽ trở về đâu, Quý đạo hữu có quan điểm như thế nào về vấn đề nàỷ

Trả lời:

Tuy rằng nói ra thành nhiều vấn đề như Ta là ai, từ đâu đến, đến để làm gì, sẽ trở về đâu, nhưng cốt lõi thì cũng chỉ có một, vấn đề Ta là ai cũng đồng nghĩa với vấn đề ta từ đâu đến? cũng đồng nghĩa với vấn đề đến để làm gì? cũng đồng nghĩa với vấn đề sẽ trở về đâu. Tuy ngôn ngữ biểu hiện có khác nhau, nhưng thực chất ý nghĩa của chúng chỉ có mô.t.

Những câu hỏi đó chỉ có ý nghĩa, chỉ có giá trị đối với những người tu hành, theo quan điểm của triết học phương đông. Theo quan điểm của triết học phương đông thì ta sẽ không biết mình là ai, nhu cầu tìm hiểu về ta, nghĩa là tìm hiểu xem: Ta là ai? từ đâu đến? đến để làm gì? sẽ trở về đâu? mới phát sinh trong tâm ta , còn gọi là nghi tình. Do cái nghi tình này mà khi đủ nhân duyên sẽ dẫn đến Ngộ. Nhờ đó mà phá được chấp thân.

Nhưng việc đi tìm hiểu về những vấn đề này, mới chỉ giúp ta có được sự phá chấp đối với chấp thân, chứ chưa phá được chấp tâm một cách hòan tòan. Chấp tâm có nhiều tầng mức cao thấp khác nhau, Việc Ngộ ra ta là ai? chỉ giúp phá được chấp tâm trong những lớp trên bề mặt của tầng ý thức mà thôi. Để tiếp tục phá chấp tâm trong những tầng sâu hơn, vi tế hơn, thì ta còn phải đi tìm hiểu thêm về nhiều vấn đề khác nữa.

Còn đối với những người không theo quan điểm của triết học phương đông, cho rằng cái thân này là ta, thì tất cả những câu hỏi nói trên đều trở thành vô nghĩa. Ta là ai? - Ta là cái thân này! Ta từ trong bụng mẹ sinh ra! Sau khi chết là hết, từ cát bụi trở về với cát bụi! Ta đến để sống và làm việc....

Câu 3: Cảm nhận về bài thơ “Cư trần lạc đạo” của đệ nhất tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hòang.

Cư trần lạc đạo
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

Dịch:

Ở đời vui (lạc) đạo thả tùy duyên
Hề đói thì ăn, mệt ngủ liền
Trong nhà có báu thôi chạy kiếm
Lặng lòng đối cảnh, chẳng hỏi thiền.


Trả lời:

Kiến giải này cho thấy Ngài vẫn chưa hiểu sâu về Thiền. Chỗ tới của ngài là sống tùy duyên, hay còn gọi là vô sự, tâm bình thường là Đa.o. Nhưng với chỗ nhận này, ngài vẫn còn bị rơi vào trong vòng kiến giải của tâm ý thức (kiến giải sống tùy duyên), còn bị rơi vào dụng tâm (dụng tâm sống tùy duyên). Thiền của ngài chưa được trùm khắp, vãn còn ngăn nga.i. Cụ thể như sau:

ở đời vui đạo thả tùy duyên - Còn thiếu sót chỗ chẳng tùy duyên! Nếu không tùy duyên thì có còn vui không?

Hề đói thì ăn - Không có cơm ăn thì sao?

Mệt ngủ liền - Chưa được chỗ: mệt chẳng ngủ!

Trong nhà có báu thôi chạy kiếm - Còn thấy có báu, chưa quên! Còn chấp Tâm (báu)!

Lặng lòng đối cảnh, chẳng hỏi thiền.-Nếu hỏi Thiền thì lòng chẳng còn lặng nữa sao?

Tôi xin làm một bài kệ đối lại như sau:

ở đời vui đạo chẳng tùy duyên
Đói đến chưa ăn, mệt chẳng phiền
Của báu trong nhà đừng vọng tưởng
Lặng lòng đối cảnh cứ hỏi thiền!


(Còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 25 2002, 06:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



(Tiếp theo)

Câu 4: Phân tích bài thơ Mộng của HT Thích Thanh Từ, cho biết chủ thể trong đó là aỉ

Trả lời:

Phân tích bài thơ Mộng của HT Thích Thanh Từ:

Mộng
Gá thân mộng,
Dạo cảnh mộng,
Mộng tan rồi,
Cười vỡ mô.ng.
Ghi lời mộng,
Nhắn khách mộng,
Biết được mộng,
Tỉnh cơn mô.ng.


Bài thơ chẳng có gì để phân tích!

Gá thân mộng Cái gì gá thân mô.ng? Có gá sao?
Dạo cảnh mộng Cái gì dạo? có dạo sao?
Mộng tan rồi, cười vỡ mộng Nếu mộng tan thực sự thì làm gì có vụ cười? Nó là sản phầm của tình thức, của mộng!
Ghi lời mộng Chỉ có người còn mộng mới ghi!
Nhắn khách mộng Có khách mộng sao? Còn có chủ khách!
Tỉnh cơn mộng Chưa thực tỉnh đâu!

Tóm lại đây chỉ là những kiến giải học được từ trong kinh sách, chưa thực là của mình, do máy tâm ý thức hoạt động mà ra!

Cho biết chủ thể trong đó là aỉ

Câu trả lời thì chỉ có một, nhưng có nhiều cách trả lời tương ứng với nhiều tầng mức khác nhau.

Cấp 1: Chủ thể trong đó chính là người mộng hay còn gọi là Chân tâm. (biểu đạt bằng ngôn ngữ văn tự)
Cấp 2 : Chủ thể trong đó chính là người viết và người đọc bài thơ. (biểu đạt bằng ngôn ngữ văn tự)
Cấp 3: Cá bơi trên mây (chỉ thẳng - vô ngôn)
Cấp 4: Chủ thể trong đó chính là người mộng hay còn gọi là Chân tâm (chỉ thẳng - vô ngôn)
Cấp 5: Rõ ràng trước mắt! (chỉ thẳng - vô ngôn)
Cấp 6: Chỗ nào không có chủ thể? (chỉ thẳng - vô ngôn)

(Còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 25 2002, 06:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



(Tiếp theo)

Câu 5: Vua Trần nhân Tông đã lãnh đạo đất nước 2 lần đánh thắng quân Nguyên Mông - như vậy có phạm giới sát sinh không? Nếu phạm giới thì tại sao ngài tu hành vẫn thành đạỏ

Trả lời:

Với câu hỏi ngài có phạm giới cấm sát sinh không thì chưa thể trả lời chính xác được! Bởi vì phải có thọ giới thì mới có phạm giới! Vào thời điểm ngài lãnh đạo hai cuộc kháng chiến đó, ngài có thọ giới sát sinh không? Hoặc nếu trước đó ngài có thọ giới cấm sát sinh, thì khi đó ngài có xả giới đó ra không? Ta không biết những dữ kiện này, nên không thể khẳng định được một cách dứt khóat là ngài có phạm giới cấm sát sinh hay không?

Nếu ngài có thọ giới cấm sát sinh, và trong thời gian lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, mà ngài không xả giới cấm này, thì ngài mắc tội sát sinh là cái chắc.

Về câu hỏi: nếu phạm giới thì tại sao ngài tu hành vẫn thành đạo?

Thành đạo ở đây phải được hiểu theo nghĩa nào?

- Nghĩa thứ nhất: Đã hòan tòan đạt Đạo, diệt trừ tận gốc rễ tham sân si không có dư tàn, đoạn diệt hòan tòan 10 kiết sử Giới cấm thủ, thân kiến, nghi pháp, tham, sân, tham sắc, tham vô sắc, trạo cử, kiêu mạn, và vô minh.

- Nghĩa thứ hai: đã sáng đạo (hay còn gọi là kiến đạo), tức là đã chứng ngộ được con đường Bát chánh đạo, con đường duy nhất để dẫn đến thóat khổ, mà đức Phật đã nêu bày ra. Ngoài nó ra không còn một con đường thứ hai nào nữa đẻ dẫn đến đạt đạo, giải thóat.

- Nghĩa thứ ba: Đã sáng được ý Tổ sư, tức là đã chứng ngộ được pháp Tâm không, hay còn gọi là pháp Tâm vô sở trụ.

- Nghĩa thứ tư: đã chứng ngộ được pháp sống tùy duyên. (tương đương với kiến giải của ngài trong bài cư trần lạc đạo)

- Nghĩa thứ năm:.....vvvv

Vậy ta cần phải biết sự thành đạo của ngài là thành đạo theo nghĩa nào, và ở vào thời điểm nào?

Nếu là ngài đã thành đạo theo nghĩa thứ nhất, nghĩa là đã hòan tòan đạt Đạo, diệt trừ tận gốc rễ tham sân si không có dư tàn, mà sau đó vẫn còn sát sanh, thì đó là điều không hợp lý.

Còn nếu ngài đã thành đạo theo nghĩa này mà sự thành đạo xảy ra sau này, thì chẳng có gì lạ cả. Trong lịch sử có ghi lại trường hợp của ngài Vô Não trước đó đã giết 999 người mà sau đó tu vẫn đạt đạo đắc Alahán đó thôi.

Thực ra giá trị của việc giữ giới chỉ là tạo duyên để cho ta được an tâm mà thôi. Nhờ tâm có an, thì mới có định; nhờ có định, mà trí tuệ mới có sức mạnh để phá vô minh. Nếu giữ giới mà tâm ta không an, hoặc tâm ta đã an sẵn rồi, thì việc giữ giới cũng bằng thừa.

Nếu trong thời gian kháng chiến mà Vua Trần nhân Tôn đã đắc được giới tâm, phá được giới cấm thủ, thì việc giữ giới chẳng còn quan trọng đối với ngài nữa trong việc tu hành đi đến thành đa.o.

Nếu sự thành đạo của ngài không phải là thành đạo theo nghĩa thứ nhất, mà là thành đạo theo các nghĩa thứ hai, ba, bốn,... thì càng không có gì khó hiểu. Khi ngài đã thành đạo này nghĩa là ngài đã biết rằng ta không phải là cái thân này, thì làm gì có chuyện sống chết ở đây. Chuyện sống chết đã không có, thì làm gì có chuyện sát sanh. Và chuyện sát sanh đã không có thì làm gì có giới cấm sát sanh. Giới cấm sát sanh đã không có, thì làm gì có việc giữ giới cấm sát sanh. Việc giữ giới cấm sát sanh đã không có, thì làm gì có vụ phạm giới cấm sát sanh (Đây gọi là phá giới cấm thủ). Mà đã không có vụ phạm giới, thì nó chẳng có trở ngại gì, trên con đường đi đến chứng đắc những quả vị cao hơn. Ngài có tu thành đạo là chuyện bình thường.

(Hết)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC