Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 200 Năm Ngày Sinh Của Các Mác, Bậc thầy vĩ đại để tìm hiểu thế giới tư bản

Phó Thường Nhân
post May 4 2018, 10:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ngày mai mồng năm tháng năm (song ngũ) là ngày kỷ niệm 200 năm ngày sinh Các Mác. Ngay ở Pháp là một nước tư bản điển hình, trên chương trình truyền hình của họ cũng có những bộ phim về Các Mác nhân ngày kỷ niệm này. Ở VN cũng có tổ chức, và ở TQ thì còn được tổ chức rầm rộ. Nhưng ở từng nơi cách nhìn về Mác tất nhiên khác nhau.
Với VN, TQ tư tưởng của Mác thông qua một tông phái (Mác – Lê nin) đã trở thành một bộ phận của lịch sử đấu tranh cứu nước không thể tách rời khỏi lịch sử dân tộc. Ở VN đó là chủ nghĩa Mác-Lê nin thông qua cách ứng dụng của Bác Hồ, và nhiều vị tiền bối khác như Trường Chinh, Lê Duẩn..Ở TQ thì ngay từ những năm 30 của thế kỷ trước, chủ nghĩa Mác đã có phiên bản TQ là tư tưởng Mao trạch Đông.
Với Lê Nin, Bác Hồ, Mao trạch đông, chủ nghĩa Mác đã được biến thành một trào lưu tư tưởng chính trị vĩ đại, khả dĩ tương đương với các học thuyết của chủ nghĩa tư bản phương Tây như liberalisme hay những học thuyết khác. Thông qua các vị tiền bối này, mà chủ nghĩa Mác trở thành một hệ thống chính trị đầy đủ.
Ở Tây Âu,thì chủ nghĩa Mác chủ yếu đóng góp cho phong trào công nhân, có tác dụng trong các đảng phái theo xu hướng xã hội dân chủ (đảng labour Anh, SPD Đức, Đảng xã hội Pháp) và đã có tác dụng thúc đẩy những tiến bộ xã hội làm cho xã hội Tây Âu có bộ mặt phúc lợi xã hội như ngày nay. Các đảng tôi dẫn ở trên hiện nay đã từ bỏ chủ nghĩa Mác vì họ là những đảng phái tư sản, nhưng những phân tích của họ vẫn ít nhiều có mầu sắc mác xít. Chủ nghĩa Mác với ngôn ngữ khái niệm nhân thức tạo ra (khái niệm giai cấp, giá trị thặng dư, quyền sở hữu, ..) đã trở thành cái vốn văn hoá nhận thức đại chúng. Có một phương Tây trước Mác và một phương Tây sau Mác. Nhưng họ cố gắng biến Mác thành một nhà xã hội dân chủ tư sản. Lấy Mác thời trẻ, đối kháng với Mác về sau. Phủ nhận sự tham gia chính trị của Mác vào phong trào công nhân châu Âu, đổ tội cho Ăng ghen, Lê nin đã làm ..hỏng tư duy Mác xít. Hoặc coi Mác chỉ là một học giả đơn thuần, hay xa vào những câu chuyện đời tư kiểu Mác có con với bà oshin giúp việc, Mác không kiếm đủ tiền nuôi vợ con, hay Mác và gia đình Mác xuất thân từ giai cấp quý tộc (vợ Mác) hay tư sản (gia đình Mác) hoặc phủ nhận chủ nghĩa xã hội không bao giờ có được...v..v..
Hiện nay nhưng tiên đoán của Mác về việc tập trung tư hữu, về sự suy giảm giá trị thặng dư, hay việc kiểm soát sự tàn phá của kinh tế tư bản (phong trào bảo vệ môi trường) ..vẫn là những điều trăn trở của một bộ phận trí thức tư sản tiến bộ ở phương Tây.
Với cá nhân tôi, Mác là một người thầy từ xa xưa. Từ lúc học phổ thông, qua tác phẩm tư bản luận tập một mà tôi tò mò đọc, đã khiến tôi có những nhận thức cơ bản về kinh tế vĩ mô, các khái niệm về tiền tệ, thị trường, kinh tế, lạm phát, sức lao động, tư hữu.. Không kể các tác phẩm triết học khác
Nhưng không chỉ có Mác mà các bậc thầy khác như Lê Nin, Ăng ghen cũng đóng góp không nhỏ vào nhận thức xã hội thế giới của tôi. Nếu nói về sự thích thú, thì tôi có lẽ thích Ăng ghen và Lê nin hơn. Ví dụ như Ăng ghen đã mở cho tôi nhiều chân trời mới về nhận thức : từ văn hoá, dân tộc học, đến quân sự..Cuốn “Nguồn gốc gia đình xã hội và nhà nước” của Ăng ghen đã tạo cho tôi một cảm nhận sâu sắc về sự liên hệ mật thiết giữa lịch sử, văn hoá, xã hội, kinh tế.. là những điều mà chủ nghĩa Mác nghiên cứu, liên kết chúng với nhau tạo ra một nhận thức tổng quan cho con người.
Vào cuối thập niên 90, trong một lần về VN, tình cờ đi qua một tiệm bán đồ đồng nát trong đó có bán cả giấy vụn. Tôi tình cờ tìm thấy được một cuốn tuyển tập của Lê nin nhà xuất bản sự thật in vào những năm 60, do thư viện một trường đại học ở VN lúc đó thanh lý bán đi, trong đó có những tác phẩm rất cơ bản của Lê nin, “căn bệnh ấu trĩ của chủ nghĩa cộng sản”, “nhà nước và cách mạng”..Tôi đã mua nó và cảm thấy rất ngậm ngùi khó tả. Đó là thời điểm mà tôi gọi là “thời kỳ đổ vỡ”. vì thế tôi thấy rất thú vị khi ở VN hiện nay, đã có những cuộc thi về chủ nghĩa Mác, vẫn có những ngày kỷ niệm. Bởi chủ nghĩa Mác-Lê nin thực sự là một bộ phận của văn hoá VN (với phiên bản VN) và nó thực sự là một hệ thống tư duy rất có giá trị (tất nhiên nó không phải là duy nhất) để tìm hiểu xã hội, thế giới đương đại.
Lúc Mác nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, đó là hình thái tư bản của thế kỷ 19. Lúc Lê nin bổ xung nó, đó là hình thái tư bản thời đế quốc thuộc địa (ví dụ cuốn: chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản).
Hiện nay chủ nghĩa tư bản lại biến thái nữa, và chủ nghĩa Mác hiện tại thiếu một cách tiếp cận chủ nghĩa tư bản tiền tệ (điều mà ngay thời Lê nin cũng chưa có, vì lúc đó tích luỹ tư bản thông qua vàng chứ không phải là tiền ảo. Đô la là tiền ảo). Những lý thuyết về tiền tệ đơn thuần thì các nhà nghiên cứu tư bản đã có như Hayes, Friedman, .. nhưng người nghiên cứu tác động của nó lên chính trị, xã hội.. điều mà Mác và Lê Nin đã làm, thì hiện tại chưa có.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post May 7 2018, 05:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



em sẽ gửi ý kiến sau, đánh dấu cái đã


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post May 8 2018, 02:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Từ tuần trước, khi VN kỉ niệm ngày sinh của Mác, thì các phương tiện thông tin đại chúng hay những diễn đàn mạng đã thảo luận rất nhiều về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Những vấn đề mà bác Phó đề cập ở trên cũng khá đầy đủ rồi, nên dưới đây em chỉ thêm một số ý.

Thứ nhất, là việc hiểu và truyền tải tư tưởng của Mác. Liệu có phải ai cũng hiểu đúng và truyền tải đúng hay không? Việc này cũng chả khác gì kinh Phật, khi Phật không còn tại thế, thì số truyền tải sai và hiểu sai chiếm đến 99%. Trong trường hợp chủ nghĩa Mác ở VN, em nghi ngờ là hầu hết các bậc lão thành cách mạng đều hiểu rất lơ mơ về tư tưởng của Mác. Các vị chỉ tận dụng Mác để làm cách mạng, tập hợp quần chúng đấu tranh giành độc lập thôi. Ngay cả HCM, có lẽ ông đã nhận ra nhiều nhược điểm nếu đi theo con đường CS, nên đã sớm viết thư cho tổng thống Mỹ vào những ngày đầu CM. Nếu mà lúc đấy TT Mỹ có một cái gật đầu thì thế nào nhỉ? Có khi VN lại đi theo chủ nghĩa Oa-sinh-tơn đến tận bây giờ. Người hiểu về tư tưởng của Mác gần như là duy nhất ở VN có lẽ chỉ là Trần Đức Thảo.

Thứ hai, chủ nghĩa Mác ở VN hiện nay đang trong tình trạng thế nào? Việc tìm hiểu về Mác, ca ngợi ông,... chỉ là do chính quyền tổ chức cho khối cơ quan nhà nước, đoàn thể hưởng ứng. Tiền tổ chức lấy từ tiền thuế của nhân dân, trong khi nhân dân thì thờ ơ, hoặc lên án nhà nước. Hầu hết các ý kiến trên mạng lẫn ngoài xã hội đều chửi Mác sai lầm, chứ không phải chửi bọn hiểu sai và vận dụng láo chủ nghĩa Mác. Một số ý kiến khách quan hơn, nói rằng nhờ Mác chỉ ra những mặt không tốt của xã hội tư bản, nên tư bản mới tự sửa sai và trở thành thống trị toàn cầu như hiện nay.

Và điều cuối cùng, nếu có một ai đó muốn thực sự tìm hiểu về Mác, thì cách duy nhất hiện nay là tìm lại những tác phẩm gốc của ông. Tự đọc lại để thấy tầm cỡ của một nhà triết học lớn là như thế nào. Phải đọc bản gốc để tránh những diễn giải méo mó của người đời sau viết lại về ông. Mặc dù ngày nay xã hội tư bản đã thay đổi, triết học Mác cần phải có những cập nhật để phù hợp với thời đại hơn, nhưng lịch sử không bao giờ có thể phủ nhận về ảnh hưởng của Mác đến hệ tưởng của toàn nhân loại!


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 9 2018, 05:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Phải cảm ơn NVT, vì đã tóm tắt một cách tổng quan những dư luận, tư duy trái chiều về Mác và chủ nghĩa Mác.
Tôi sẽ bổ xung ở đây một số điều, để làm rõ những chuyện này.
1- Ở VN hệ tư tưởng mà nhà nước VN theo, đồng thời cũng là hệ tư tưởng dẫn tới thắng lợi của cách mạng VN, giành lại độc lập dân tộc là hệ tư tưởng Mác-Lê nin. Nó không phải là hệ tư tưởng của Mác đơn thuần. Như tôi đã từng nói ở trong làng ven, nếu chỉ có Mác thì hệ tư tưởng này không vượt khỏi phong trào đòi quyền lợi cho công nhân ở Tây Âu. Nhờ có Lê nin mà hệ tư tưởng Mác xít mới thành hệ tư tưởng phổ quát như ngày nay. Uống nước nhớ nguồn. Bởi Lê nin phát triển chủ nghĩa Mác, tư tưởng của Mác, nên Mác mới được tôn vinh trên toàn thế giới. Chứ không thì ông cũng chỉ là một học giả và là người đóng góp về lý thuyết cho phong trào công nhân ở Tây Âu. Vì thế ở Tây Âu, ví dụ ở Pháp, Mác vẫn được các học giả tư sản tiến bộ tri ân. Và nếu ở Tây Âu, có hệ thống phúc lợi xã hội như ngày nay, là nhờ công đóng góp của chủ nghĩa Mác.
2- Những điều tôi nói ở số “1”, đã được Bác Hồ nhận thức từ năm 1920. Khi sang Pháp, ở cùng với cụ Phan Chu Trinh. Trái với cụ Phan, hay các nhân vật VN lẫy lừng cùng lứa : như cụ Phan Văn Trường, bác Hồ có tham gia vào đảng xã hội Pháp, tức là một đảng phái tư sản theo lý luận của Mác. Thậm chí bác còn biết cả ông Longet, con rể của Mác cũng là một nhân vật trọng yếu của đảng xã hội Pháp lúc đó. Nhưng chính lúc hoạt động trong đảng này, Bác Hồ đã thấy vấn đề thuộc địa, vấn đề độc lập dân tộc chỉ được đảng xã hội Pháp ủng hộ mồm, chứ bản thân họ vẫn có tính thực dân. Chính vì thế, theo hồi ký của chính Bác viết về sau, khi đọc luận cương về vấn đề thuộc địa của Lê nin, trong đó Lê nin yêu cầu, đòi hỏi phong trào công nhân quốc tế phải ủng hộ việc dành độc lập của các nước thuộc địa, bác đã khóc và nói với chính mình “đây là con đường giải phóng cho chúng ta”. Chuyện này xẩy ra trong một căn phòng trọ ở ngõ công poanh ở quận 5 Paris, khu nhà đó bây giờ không còn, nhưng chắc rất nhiều người Vn sang Paris chơi có thể đi qua chỗ đó mà không biết, vì nó gần rue Muftard có phố đi bộ ở Paris. Như vậy Bác Hồ theo chủ nghĩa Mác vì theo Lê nin, Bác theo Lê nin vì chủ nghĩa yêu nước.
3- Những điều mà Bác Hồ cảm nhận là đúng. Vì vào năm 1936, khi mặt trận bình dân Pháp thắng cử lên cầm quyền. Nước Pháp đã cử Va ren (Varenne), là một chính khách đảng dân chủ (tức là đảng theo Mác) sang Đông dương làm toàn quyền. Một trong những điều ông này làm là thả cụ Phan Bội Châu về Huế để quản thúc chứ không còn bắt giam, nhưng không vì thế mà chế độ thực dân Pháp ở VN được bãi bỏ. Thậm chí nó còn bóc lột kinh hơn. Mà đảng xã hội lúc đó cũng chỉ cầm quyền được 4 năm.
4- Cũng chính vì thế mà Bác Hồ là một trong những người ở trong đảng xã hội Pháp tách ra thành đảng cộng sản Pháp, sau khi có quốc tế thứ 3 (quốc tế cộng sản). Như vậy ta phải hiểu Mác ở VN là Mác – Lê nin. Ở VN không bao giờ nói Mác riêng, mà luôn là “cặp bài trùng” : Mác-Lê nin.
5- Từ năm 1930 đến 1945, thì hoạt động của đảng cộng sản Đông Dương chịu ảnh hưởng nhiều của quốc tế cộng sản. Nhưng từ năm 1942, khi Stalin giải tán quốc tế cộng sản, rồi chiến tranh thế giới thứ II, đã khiến đảng cộng sản đông dương hoạt động hoàn toàn độc lập, không còn chịu ảnh hưởng của bên ngoài, ngoại trừ sự tự nhận thức. Người ta có thể tính từ thời kỳ này đã có một hệ tư tưởng Mác xít VN, mà những người đóng góp cho nó là Bác Hồ, ông Trường Trinh, Võ Nguyên Giáp. Sau này thời kháng chiến chống Mỹ là ông Lê Duẫn. Tất nhiên không chỉ có những người này, mà còn có nhiều người khác. Vì học giả Mác xít ở Vn không ít, nhưng các tác phẩm thường được viết tập thể. Khi có Mác xít kiểu VN thì cũng có những người VN Mác xít giáo điều hay sách vở. Ta có thể kể ra một số : ví dụ ông Trần Văn Giầu, ông Trần Đức Thảo, có người lại theo kiểu Trung quốc, như cái ông viết cuốn “đèn cù đèn queo” gần đây, được lề trái tung hô rối rít. Như vậy cái câu nói mà NVT viết ở trên, nói là phải tìm thật sự Mác nói gì, để rồi nói đúng sai..chính là cái tư duy của các ông Mác xít sách vở, giáo điều này. Người học chủ nghĩa Mác, theo chủ nghĩa Mác để ứng dụng, để hành động, để từ đó mà có nhân sinh quan thế giới quan. Chính vì thế, vào thập niên 60, khi Bác Hồ nói chuyện với các sinh viên trí thức được cử đi học, bác có nói rằng “Đảng nhà nước cho các chú đi học để phục vụ cách mạng, không phải học để lấy trí thức mằng cả với Đảng”, chính là để nói đến việc học này.
Cái câu nói này của Bác không chỉ phù hợp cho người nào muốn tìm hiểu chủ nghĩa Mác Lê nin, mà còn có thể sử dụng để học bất kỳ một tôn giáo nào, hệ tư tưởng nào. Đó là không thể giáo điều mà phải hiểu cái thần của nó, cũng như ứng dụng được chúng trong hoàn cảnh cụ thể, chứ không phải ngồi so xem nó có đúng với sách vở không.
6- Chủ nghĩa Mác-Lê nin VN có đặc trưng gì. Đặc trưng của nó là đi tới chủ nghĩa Mác –Lê nin vì chủ nghĩa yêu nước đồng thời tiếp cận hệ tư tưởng này thông qua nhận thức Phật, Nho, đặc biệt là Nho giáo. Chính vì thế mà chủ nghĩa Mác –Lê nin VN có gì đó gần gũi với chủ nghĩa Mao (một hệ Mác Lê nin kiểu TQ).
Đặc trưng nữa có nó là một hệ tư tượng dựa trên liên minh công nhân, nông dân và trí thức
Đặc trưng nữa của nó là rất trọng vấn đề tuyên truyền giáo dục giác ngộ. Sức mạnh tinh thần được đề cao tương đương với sức mạnh vật chất cơ khí.
Tất nhiên đã là người theo chủ nghĩa Mác, thì ở VN cũng sử dụng hai công cụ triết học lớn của chủ nghĩa này, đó là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong văn hoá truyền thống, VN vì theo đạo Phạt đạo Nho, nên không có quan niệm có ông trời tạo dựng ra thế giới (Thượng Đế), mà quan niệm thế giới theo nhân duyên (phật giáo), hay có cái lý của trời đất , tức là quy luật vũ trụ (đạo Nho). Người VN theo truyền thống cũng rất trọng lịch sử, các bài học lịch sử, đây là ảnh hưởng của đạo Nho. Vì thế từ các hệ thống văn hoá truyền thống, việc tiếp cận hai công cụ này của chủ nghĩa Mác gần như tự nhiên.
Hi vọng rằng những điều trên, đã trả lời vấn đề chủ nghĩa Mác ở VN là gì, có phải chủ nghĩa Mác không.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 9 2018, 09:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ tôi sẽ phân tích một những nhân vật Mác Xít sách vở nói ở trên, để làm hiển lộ rõ hơn diên mạo Mác xít VN.
Người đầu tiên tôi muốn nói tới đó là giáo sư Trần Văn Giầu. Giáo sư Trần Văn Giầu có lẽ là người giỏi về biện chứng mác xít nhất ở VN. Khi mất đi, ông có ý nguyện và đặt một giải thưởng mang tên Trần Văn Giầu về học vấn. Tôi không rõ cái giải thưởng này còn tồn tại hay không. Chắc là vẫn còn. Ông có để lại một công trình rất công phu về sự hình thành và phát triển giai cấp công nhân VN thời Pháp thuộc, dài tới 4,5 tập (hay hơn nữa). Có lần tôi có được nhìn thấy một tập, định mua nhưng vì nó là tập giữa không đầu không đuôi, nên cuối cùng lại thôi. Dù sao thì cũng liếc qua một chút trong tiệm sách và dù chỉ chút ít thế thôi, tôi cũng khâm phục công sức của tác giả.
Ông Trần Văn Giầu khởi nguyên không phải là giáo viên (hay giáo sư) ngay từ đầu, mà ông là người đứng đầu xứ uỷ Nam kỳ, người đã lãnh đạo việc cướp chính quyền ở Sài gòn trong cách mạng tháng tám, và cũng là người lãnh đạo kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ trong những ngày đầu. Nhưng sau đó ông không còn giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính trị của nhà nước VN Dân chủ cộng hoà, một phần cũng do việc lãnh đạo của ông ở Xứ uỷ Nam kỳ không thành công cho lắm. Và điều này có lẽ liên quan tới học vấn Mác xít của ông, từ đó tác động tới việc đánh giá tình hình, không kể sự phức tạp của vùng Sài gòn-Gia định về mặt chính trị xã hội thời kỳ này.
Vào thời thuộc Pháp, nếu Bác Hồ là người cộng sản VN đầu tiên, vì bác tham gia vào việc thành lập đảng cộng sản Pháp, vào lúc mà phong trào cộng sản trên toàn thế giới chưa tách rời khỏi các đảng phái dân chủ tư sản, thì sau đó cũng có rất nhiều người Việt đi theo chủ nghĩa cộng sản trong thập niên 20-30, và bí mật rời khỏi Đông dương sang Liên Xô học. Ông Trần Văn Giầu là thuộc nhóm này (có thể kể thêm Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tâp,..và các người khác nữa).

Ở VN, do chính sách chia để trị VN thành 3 kỳ của thực dân Pháp, mà chế độ chính trị ba vùng cũng khác nhau. Cùng chế độ thực dân, nhưng khả dĩ nhất là vùng Sài gòn Gi a định, vì Nam bộ được Pháp coi là thuộc địa, nên chính sách của Pháp với Nam kỳ cũng thoáng hơn so với Trung kỳ (Nam triều) và Bắc kỳ (chế độ bảo hộ). Chính vì thế mà sách báo Mác xít tiếng Pháp cũng vào Nam Bộ sớm nhất. Kết quả người ta có thể trở thành Mác xít qua Pháp, Liên Xô. Tất nhiên là bí mật. Sau này thông qua cách mạng Trung quốc, mà có nhiều người Vn cũng tham gia (nổi tiếng hơn cả có thể kể tới tướng Nguyễn Sơn, người đã tham gia vạn lý trường chính của Hồng quân Trung quốc, lên tới chức Đại Tá, rồi sau được phong tướng ở cả VN và TQ), khiến có cả nguồn Mác xít đến từ TQ. Nhưng có lẽ chỉ có Bác Hồ là thu thập và có kinh nghiệm về chủ nghĩa Mác cả từ ba nguồn, vì Bác đã giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lê nin ở Pháp, hoạt động cho quốc tế cộng sản ở Liên Xô, Bác tốt nghiệp đại học phương đông ở đây, rồi lại hoạt động cho cách mạng TQ làm phiên dịch cho Bô rô đin là cố vấn quân sự tối cao cho Hồng quân TQ. Chính Bác cũng là người chỉ định Đại tướng Võ nguyên Giáp học kinh nghiệm quân sự cuả Hồng quân TQ. Nhưng Bác Hồ là trường hợp đặc biệt, ngược lại những người theo chủ nghĩa Mác khác thì chỉ có một nguồn, hay hai nguồn là cùng (từ Pháp, Liên Xô, TQ). Và từ đó dẫn tới sự giáo điều của họ, do không có được kinh nghiệm và cái nhìn tổng quan. Ví dụ như ông Hà Huy Tập, là một trong những tổng bí thư của đảng cộng sản Đông Dương. Trong một cuộc triển lãm về lịch sử Đảng, lúc Bác Hồ còn sống. Khi đến xem triển lãm, Bác có chỉ ảnh ông Hà huy Tập và nói “chú này ngày xưa phê bình bác dữ lắm”. Tất nhiên Bác không nói thêm là phê bình về cái gì. Nhưng có nhiều khả năng là phê bình vì quan niệm giai cấp. Sau này, dưới sự lãnh đạo của ông Hà HuyTập và xứ uỷ Nam kỳ, đã phát động khởi nghĩa Nam kỳ(1940). Nếu cuộc khởi nghĩa là một dấu son trong lịch sử cách mạng VN, thì sự thất bại của nó cũng nói lên cách nhận định tình hình sai lầm, nóng vội.
Trong lịch sử tư tưởng VN, có lẽ chỉ có chủ nghĩa Mác – Lê nin là được người Việt tự đi tìm về “tầm sư học đạo”, còn từ Phật giáo,đến Nho giáo đều có sự truyển tải của người nước ngoài vào VN, trước khi người Việt học theo.
Giáo điều nghĩa là thế nào. Đó là ứng dụng lý thuyết và nhận thức không phù hợp với thực tế. Trong trường hợp của ông Trần Văn Giầu, đó là việc đã không tổ chức được một mặt trận thống nhất các lực lượng chống Pháp ở Nam bộ, vì không nhận thấy tính chất dân tộc của cuộc kháng chiến là chính, vì chủ nghĩa Mác nếu hiểu kiểu giáo điều là một học thuyết về giai cấp. Nhưng ở VN đối kháng giai cấp thấp hơn đối kháng dân tộc, và lồng vào đấu tranh giành độc lập. Chính vì thế mà ông Giầu không sáng tạo được. Và chính vì thế, để sau này Pháp lợi dụng được các giáo phái như Hoà Hảo, Bình Xuyên. Một việc nữa mà lề trái cũng hay nói tới đó là việc xử tử Tạ thu Thâu, là người theo nhóm Tờ rốt kít (chuyện này thì chưa chắc đã sai, lúc nào không lười thì tôi sẽ nói sau, nhưng nó cũng minh chứng cho sự giáo điều này). Tất nhiên, bây giờ nói thì dễ, chứ làm lúc đó thì không phải là dễ. Không kể tình hình chính trị ở Nam bộ phức tạp cũng như tháng 8 tổng khởi nghĩa, thì tháng 9 Nam bộ đã kháng chiến. Thời gian để củng cố chính quyền không nhiều. Nhưng cũng chính vì nó phức tạp, mới cần có người giỏi. Điều mà ông Trần Văn Giầu không đảm nhiệm được.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 9 2018, 10:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi nói về ông Trần Đức Thảo. Tôi cũng nói thêm vài điều về quan hệ Bác Hồ với Mỹ. Hiện nay, trong sách báo chính thống cũng nói tới chuyện Bác Hồ viết thư cho tổng thống Mỹ, và không có hồi âm. Câu chuyện này có thể coi là một cơ hội quan hệ với Mỹ bị bỏ lỡ, do sai lầm của nước Mỹ.
Câu chuyện này cũng được nói lên trong cái bộ phim tài liệu của Mỹ, mà tôi có bình luận trong làng ven này. Theo như trong bộ phim, thì thư của bác Hồ gửi thông qua các nhân vật là tình báo của Mỹ, chìm nghỉm trong hồ sơ của CIA, mà không bao giờ đến tay tổng thống Mỹ.
Tất nhiên, câu chuyện này có thể bẻ lại, suy diễn như NVT viết ở trên, kiểu nếu bác Hồ mà quan hệ được với Mỹ, thì lịch sử VN sẽ có ý thức hệ tư tưởng như Mỹ. Điều này làm cho người ta nghĩ rằng lịch sử hiện đại VN chỉ liên quan tới một bức thư bị để quên, mà không tính tới tất cả hoàn cảnh xã hội, nhận thức, lịch sử, việc chủ nghĩa Mác vào VN phụ thuộc vào sự tình cờ ấy ..Điều rõ ràng là không đúng. Lịch sử có nhiều sự tình cờ, nhưng nó không bao giờ là tình cờ hoàn toàn, mà sự tình cờ chỉ là sự thể hiện cái cấu trúc ẩn chứa ở dưới. Khi người ta phân tích cái cấu trúc ẩn chứa ở dưới, thì thấy sự việc không còn là tình cờ nữa.
Vào thời điểm cách mạng tháng 8, trong chiến khu Việt Bắc có mặt 2 người Mỹ có nhiệm vụ giúp Việt minh. Họ giúp trong khuôn khổ Việt Minh giúp Mỹ các thông tin về Nhật, là nước đang chiếm đóng Đông Dương và là đối thủ của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ II. Việc Mỹ liên lạc được với Việt Minh là do có một phi công Mỹ bị phòng không Nhật bắn rơi, nhưng lại rơi vào vùng Việt Minh kiểm soát ở Việt Bắc. Và viên phi công này đã được Việt Minh đưa sang TQ an toàn (lúc đó còn là thời chính quyền Tưởng giới Thạnh). Mỹ từ lâu đã muốn tìm một đội quân thứ 5 ở Đông Dương để chống Nhật, nhưng tất cả các lực lượng mà Mỹ tìm được qua sự giới thiệu của chính quyền Tưởng toàn là loại hữu danh vô thực. Chỉ có Việt minh là có lực lượng thật sự, còn lại là tay sai Pháp hay Nhật.
Hiện nay còn ảnh Việt Minh đang làm một sân bay dã chiến để đón nhận đồ của Đồng Minh, gọi là sân bay cho oai, nhưng nó chỉ là một cái dải đất dài đủ rộng để máy bay cánh quạt nhỏ hạ xuống được. Đồng Minh (trong đó chủ yếu là Mỹ đã gửi cho Việt Minh hai hòm đạn, một ít vũ khí), trong thực tế sự giúp đỡ này không nhiều, nhưng được Việt Minh khuếch trương để lấy thanh thế.
Khi tổng khởi nghĩa tháng 8, Bác Hồ biết được ý định của Mỹ là muốn thâm nhập các thuộc địa của Pháp, Anh, Hà lan nên bác muốn tận dụng sự ủng hộ này để giữ độc lập. Tức là dùng Mỹ để chống Pháp.
Quả thật cũng có nước dựa được vào sự ủng hộ này. Ta có thể lấy để so sánh, đó là Indonesia. Ở Indonesia, Nhật đã lật đổ chính quyền thực dân Hà Lan vào năm 1940, dựng lên một chính quyền bù nhìn theo Nhật, dạng chính quyền Trần Trọng Kim ở VN. Không những thế Nhật còn trang bị cho nước này một đội quân đông tới 200000 người. Khi Nhật thất bại đầu hàng, thì chính quyền bù nhìn này trở thành độc lập. Lúc đó Hà lan muốn quay trở lại, nhưng nhờ có vũ khí, trang bị mà Nhật để lại các lực lượng Indonesia đã cầm cự với thực dân Hà lan từ năm 1945 đến 1948. Lúc này, nhờ sức ép của Mỹ ở LHQ và trực tiếp vào Hà lan (điều kiện để Hà lan có được Mỹ tài trợ trong kế hoạch mác xan tái thiết Tây Âu), nên Hà lan buộc phải công nhận độc lập của nước này. Việc Mỹ ủng hộ Indonesia giành độc lập, còn có một ý nghĩa nữa. Đó là trong thời gian chiến tranh 1945-1948 ở nước này, trong nội bộ lực lượng Indonesia có sự phân liệt giữa các lực lượng cộng sản và Hồi giáo. Vì lo sợ lực lượng cộng sản thắng thế mà Mỹ ủng hộ Indo độc lập. Nhưng phải đến năm 1965, sau cuộc đảo chính của Suharto, giết tới 1 triệu người bị tình nghi là cộng sản, vào năm 1965, Đảng cộng sản Indo là đảng có số đảng viên nhiều thứ nhì ở châu Á chỉ sau TQ, đảng viên còn nhiều hơn VN lúc đó (sự việc này đến nay được đề cập một cách hết sức mù mờ, dù các học giả phương Tây rất “khách quan”, tôi để trong ngoặc kép), thì Indonesia mới ngả hẳn về phương Tây. Qua trường hợp Indonesia, người ta cũng thấy rằng việc Mỹ ủng hộ một nước độc lập là không có. Nó chỉ ủng hộ trong trường hợp cực chẳng đã, không có giải pháp khác.
Cứ giả sử là Mỹ sẽ ủng hộ Việt Minh chống Pháp đi, thì việc độc lập của Việt minh chắc chắn không phải là điều Mỹ thích, mà nó sẽ phải tìm cách lật đổ, như Mỹ lật đổ chính quyền Indo năm 1965. Đấy là lý do ngay sau năm 1945, sau khi chết hụt, Ngô Đình Diệm đã được Mỹ cưu mang ngay mà không cần thư từ thăm hỏi gì Mỹ cả. Còn Mỹ giúp Việt Minh vào thời kỳ 1942-1945 chỉ là sự tạm thời.
Trong giai đoạn 1945-1950, trước khi Việt Minh được sử ủng hộ của Trung quốc, thì Mỹ cũng không làm gì để ngăn cản việc Pháp chiếm lại VN làm thuộc địa cả. Năm 1948, sau chiến dịch đánh lên việt Bắc thu đông 1947 bị thất bại. Pháp mới đành phải nặn ra chính phủ Bảo đại độc lập. Tiền thân của chế độ VNCH về sau, và Mỹ công nhận chính phủ này dù nó là bù nhìn.
Thế tại sao chính phủ Trần Trọng kim lại không thể vùng ra từ thế bù nhìn thành độc lập khi Nhật thất bại như ở Indonesia. Bởi vì chính phủ này ra đời rất muộn (tháng 3 năm 1945 mà tháng 8 Nhật đã hàng). Nhưng trong thời gian ngắn ngủi như thế, chính phủ này cũng đã kịp đồng loã với Nhật để gây nên nạn đói cùng năm khiến 1 triệu người chết (hiện nay theo các luận văn tiến sĩ Vn do Nhật tài trợ và cho bằng, thì con số này chỉ là mấy trăm ngàn, đúng sai thế nào thì còn phải xem cách tính toán và phương pháp tìm hiểu nghiên cứu). cũng chính vì thế mà chính phủ này không thể đứng được.
Vào năm 2017, Khi tổng thống Mỹ Obama sang VN, do được cố vấn rất tốt, ông này đã có một bài diễn văn rất dài ca ngợi tinh thần dân tộc của người Việt. Lúc đó cảm nhận của tôi là, thứ nhất lẽ phải đã được nói ra. Thứ nhì tại sao Mỹ lại không nói tới điều này vào năm 45 hay thậm chí năm 54. Nhưng Obama chỉ mấy tháng sau đã về vườn, và tổng thống mới của Mỹ lại có thái độ hoàn toàn khác. Như vậy ca ngợi tinh thần độc lập của người Việt, chỉ là ánh chớp loé lên một lần trong chính trường Mỹ rồi tắt.
Tóm lại, việc Mỹ bắt tay với Việt Minh là không thể có. Vì ngay từ đâu Mỹ đã chọn trong số tay sai của Pháp (Ngô Đình Diệm) làm tay sai cho mình. Cái cơ hội Mỹ ủng hộ Vn giành độc lập vào năm 1945 là không bao giờ có. Nói cho nó vui mà thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post May 10 2018, 09:26 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em đã đọc hết toàn bộ các bài viết ở trên. Nay em chờ bác viết nốt về ông Trần Đức Thảo và Tạ Thu Thâu.
Tình cờ lại nhớ đến bác yuyu, ngày hôm nay em mới biết bác ấy đặt nick theo tên của món chân gà!

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: May 10 2018, 04:48 PM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 16 2018, 05:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi viết về Trần Đức Thảo, thì phải “chui vào đầu Bác Hồ”, để xem điều kiện nào đã đưa đẩy Bác tới muốn tranh thủ Mỹ vào năm 1945, cũng như nước Mỹ mà Bác Hồ hướng tới là nước Mỹ nào. Ở trên tôi đã nói tới quan niệm của người Mỹ về VN và chứng minh “Mỹ không thể hợp tác”, Bây giờ phải có vế của phía ta thì mới đủ. Khi đã tìm hiểu kỹ lưỡng, thì người ta có thể thấy việc nói “nếu Mỹ ủng hộ VN, ủng hộ bác Hồ thì VN sẽ theo Mỹ” là một thứ suy diễn bịp bợm mà lề trái tìm cách bợm vào đánh lừa dư luận, không đúng sự thật.
Năm 1945 không phải là thời điểm quá xa trong lịch sử, nhưng hiện tại ít người đặt được mình vào hoàn cảnh VN lúc đó để nghiên cứu, vì khả năng áp dụng nhận thức điều kiện hiện tại để đánh giá là một hiện tượng tự nhiên. Chỉ có dùng phương pháp duy vật biện chứng , hay dùng nhận thức “nhân duyên”, thì người ta mới đánh giá được đúng thời điểm đó.
Vào thời điểm này, trên thế giới không có một nước nào độc lập, mà chỉ tồn tại các đế quốc phương Tây, Liên Xô, TQ tưởng giới thạch. Đức, Nhật đã bị đánh xụp. Ấn độ độc lập vào năm 1948. TQ Tưởng giới Thạch thì phụ thuộc Mỹ. Hệ thống XHCN kiểu cũ chưa hình thành. Liên Xô thì ở xa, và cũng không thể với tới VN. Cùng với VN, cũng có một số nước khác, như Indonesia tuyên bố độc lập vào năm 1945. Nhưng cũng như VN, không phải cứ tuyên bố độc lập là độc lập ngay, mà bắt buộc phải chiến đấu chống lại mẫu quốc cũ. Ở VN là Pháp, ở Indo là Hà lan. Vào thời điểm đó, một quan sát viên bình thường, không thể khẳng định VN có thể giành được độc lập không. Mà người ta sẽ thiên về hướng thực dân Pháp sẽ chiến thắng, nếu so sánh tương quan lực lượng. Đồng thời tinh thần người dân trong nước, tâm lý rất cực đoan. Đó là tâm lý nhất định phải đánh Pháp, nói đến chuyện quann hệ với Pháp ..thì về mặt tâm lý sẽ được coi là phản bội tổ quốc. Nếu so sánh ta có thể so sánh thì có thể so sánh với vấn đề biển đảo và quan hệ với TQ hiện tại. Về tâm lý, bây giờ bất cứ ai nói phải quan hệ với TQ sẽ được coi là ..có vấn đề. Về mặt tương quan lực lượng, rõ ràng TQ có tiềm năng vật chất hơn VN. Quan hệ với TQ hiện tại dù vậy vẫn còn đơn giản hơn tình hình VN vào năm 1945. Vì lúc đó còn có quân đội Tưởng đóng ở miền Bắc, và ở miền Nam, Anh là lực lượng đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật đã thoả thuận cho Pháp thay thế mình. Có nghĩa là Pháp đã bắt đầu công cuộc tái chiếm Đông Dương ngay vào tháng 9 năm 1945. Vậy Bác Hồ đã suy tính như thế nào.
1- Khẳng định đất nước VN là một dân tộc VN là một. Từ tháng 9, đã tổ chức các đội quân Nam Tiến (vào giúp kháng chiến Nam bộ), Tây Tiến (giúp kháng chiến Lào). Hiện tại việc Tây Tiến này còn được ghi lại trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
2- Tìm cách thương lượng với Pháp, để tìm một giải pháp ngoại giao hoà bình mở đường cho Pháp có thể rút lui mà vẫn bảo toàn được quyền lợi kinh tế ở VN.
3- Tuyên bố độc lập. Và cái mô hình độc lập, cái cớ độc lập dựa trên nguyên nhân giành độc lập của Mỹ vào năm 1776 chống đế quốc Anh. Người nào nghiên cứu tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ viết thì sẽ thấy rõ điều đó. Trong đó ngay từ dòng đầu tiên, đã là một câu trích dẫn trong tuyên ngôn độc lập Mỹ. Và cả bài tuyên ngôn về sau, là sự chứng minh tính dối trá của chế độ thực dân Pháp ở VN, điều dẫn VN tới việc đòi độc lập.
4- Trong giá trị được đưa lên của nhà nước VN dân chủ cộng hoà, là 3 giá trị “Độc Lập- Tự do-Hạnh phúc”. Đây chính là nội dung của chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn. Là học thuyết nhà nước của TQ Tưởng giới Thạch.
Những giá trị, nhận định của Bác Hồ đưa ra cho đến nay vẫn đúng. Cả từ nguyên nhân giành độc lập, tới câu khẩu hiệu “Độc lập – Tự do –Hạnh phúc”. Vì thế nó không đơn giản là tiểu sảo để tranh thủ các đối tác hiện tại vào lúc đó ( chế độ Tưởng ở lục địa TQ đã bị tiêu diệt sau này) có giá trị chiến thuật, mà nó có giá trị vĩnh hằng chiến lược. Chính xác hơn, Bác Hồ đã chắt lọc ra được trong lịch sử thế giới tinh hoa của nó, nhưng áp dụng với hệ quy chiếu VN. Ví dụ, với Tưởng chủ nghĩa Tam dân là lý tưởng, nhưng việc họ làm ở VN có còn theo lý tưởng đó không. Với Mỹ, hành động của Mỹ ở VN có còn tuân theo những giá trị mà bản thân nước Mỹ giành cho mình không.

Những chính sách này của Bác, không phải được dư luận, đặc biệt là các đảng phái không phải là Việt Minh ủng hộ, thậm hí được rêu rao là phản bội. Ví dụ các thoả ước ký với Pháp ở Đà lạt, ở Phông ten nơ bơ lô (Pháp) đều được các lực lượng này nói là phản bội dân tộc. Y hệt như luận điệu lề trái đối với vấn đề biển đảo. Có điều đặc biệt là khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, những lực lượng này lập tức theo Pháp để làm bù nhìn ngay tức khắc.

Để tranh thủ quan hệ với Mỹ, ngay từ năm 1943,1944 Bác đã tìm cách liên lạc với quân đồng minh ở Vân Nam (tức là người Mỹ). Nhưng hai nhân vật mà Mỹ cử vào vùng Việt Minh là hai nhân vật cấp thấp, làm nhiệm vụ kỹ thuật. Và sự ủng hộ của Mỹ với Việt Minh rất nhỏ. Những người này ( 2 người) rất có cảm tình với Việt minh (như trong hồi ký của họ đã viết). Và cũng qua họ mà Bác Hồ viết thư cho Tổng thống Mỹ. Hai người này là nằm trong lực lượng đặc nhiệm Mỹ (OAS) là tiền thân của CIA. Chính vì thế mà lá thư của Bác Hồ mới lưu lại ở trong lưu trữ của CIA mà không phải của bộ ngoại giao Mỹ. Vì nhưng người này là “cán bộ cấp thấp”, nên họ đã nói về nước Mỹ với những giá trị mà họ được “nhồi sọ” như nhận thức của một người Mỹ bình thường, đó là nước Mỹ ủng hộ độc lập của các dân tộc, giống như họ đã đứng dậy đánh đuổi đế quốc Anh. Nhưng trong thực tế, dưới chiêu bài ủng hộ độc lập, Mỹ đã tìm cách biến các nước “độc lập” này thành thuộc địa kiểu mới. Chính vì thế mà Mỹ không thể nào ủng hộ Vịêt Minh, ngay cả khi Bác Hồ đã giải tán cả đảng cộng sản Đông Dương. Bởi vì Mỹ không chỉ chống cộng (đây chỉ là một khía cạnh) mà Mỹ không ủng hộ sự độc lập thật sự. Ngược lại một sự độc lập giả hiệu, như chính quyền Ngô Đình Diệm thì Mỹ sẽ ủng hộ.
Tóm lại cái mà bác Hồ đề cao về Mỹ đó là những giá trị của cách mạng Mỹ năm 1776, chứ không phải là đế quốc Mỹ. Thực ra bác Hồ không ngây thơ chút nào, mà bác muốn lợi dụng mâu thuẫn Pháp-Mỹ, nhận thấy Mỹ muốn thâm nhập phá vỡ hệ thống thuộc địa Pháp. Nhưng nếu Mỹ có nhu cầu này thật, thì nó lại tiến hành bằng cách khác. Đó là lúc đầu ủng hộ Pháp(khi Pháp đã đồng ý lập một chính phủ bù nhìn vào năm 1948), rồi sau đó tìm cách hất Pháp đi, chiếm lấy quyền điều khiển chính quyền bù nhìn này (1954).

Hiện nay, những gì Bác Hồ mong muốn trong quan hệ với Mỹ đã trở thành sự thực. Nhưng bởi vì VN đã lớn mạnh để trở thành một đối tác (sau khi phải trải qua một cuộc chiến tranh 30 năm ..chống Mỹ). Hiện nay, một nước VN độc lập không còn là điều khó chịu với Mỹ, thậm chí Mỹ còn có thể nêu cao giá trị này, như Obama đã tuyên bố. Nhưng việc đưa VN vào quỹ đạo của mình, trở thành một con bài sử dụng vẫn còn nguyên. Ví dụ, việc Mỹ định thông qua các biện pháp “trừng phạt” các nước mua vũ khí Nga, nhân danh quan hệ Mỹ-Nga hiện tại. Hay việc Mỹ phạt từ con cá basa trở đi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post May 17 2018, 10:58 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ngày nay Mỹ chơi với VN có phần là vì Trung Quốc. Các nước có đường biên giới chung với TQ thì chả có ai yêu quý TQ cả (ngoại trừ Triều Tiên, là trường hợp đặc biệt). Lý do vì TQ lúc nào cũng có tư tưởng bành trướng, muốn đè các nước lân bang. Mỹ tận dụng cơ hội để làm mấy cái gai đâm vào sườn TQ. Đó là lý do Nhật, Hàn,... đặc biệt thích đầu tư vào VN, để làm VN mạnh hơn khiến TQ không thể rảnh tay trị mấy nước ở phía Bắc!


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 17 2018, 11:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Quan hệ VN-TQ, các bác sẽ có được lý thuyết trong chủ đề Xuân Thu – Chiến Quốc. Còn quan hệ giữa hai láng giềng thì bao giờ cũng phức tạp, nhất là khi có sự chênh lệch về kích thước như VN-TQ. Bây giờ trở lại câu chuyện ông Trần Đức Thảo. Lâu lắm rồi, tôi có nói tới ông (nếu không nhầm) trong một chủ đề liên quan tới thuyết hiện sinh của Jean Paul Sartres, vốn là một triết gia lớn của Pháp, đặc biệt nổi tiếng trong thập niên 50,70 ở Pháp. Nhưng bây giờ ảnh hưởng của ông này đã nhạt. Do có tranh luận với Sartres mà ông Thảo thành nổi tiếng (một trong những lý do, nhưng có thể coi là lý do chính). Vào thập niên 90, khi nhà nước VN cho ông Thảo xuất dương trở lại Pháp (đây là thời điểm mà phe XHCN và Liên Xô tan rã nên người ta cho rằng nhà nước VN muốn dùng ông Thảo để nối lại quan hệ với phương Tây. Không phải ông Thảo sẽ là một đại sứ bí mật có quyền gì đặc biệt, mà việc ông Thảo sang gặp lại các đồng nghiệp của ông cách đấy 30 năm, có tác dụng làm tan băng giá trong quan hệ VN với Pháp). Ông Thảo sang ở tại Le Verie, là khu nhà của đại sứ quán VN, nằm gần vườn Lúc xăm bua. Sau đó chỗ này trở thành đại sứ UNESCO của VN ở Pháp. Được một thời gian thì ông Thảo chết ở đây, và việc mang xác ông về VN cũng không đơn giản vì ông độc thân, không có gia đinh hay người thân để đứng ra làm tang lễ.
Qua ông Thảo, lề trái thường dùng như ví dụ để chứng tỏ hai điều. 1) đó là chủ nghĩa Mác sai. Và không còn gì là bằng chứng hấp dẫn hơn khi một người “Mác xít” (tôi để trong ngoặc kép) là ông Thảo thấy nó sai. 2) Qua ông Thảo thấy số phận trí thức VN “Tây học” được chính quyền ở Vn đối sử thế nào.
Thực ra những người nói những chuyện này, và cả những người khâm phục ông Thảo ở VN, có lẽ rất ít người đọc ông Thảo viết gì. Và giả dụ có đọc, thì cũng chưa chắc ..đã hiểu. Họ chỉ vin vào cớ ông Thảo tranh cãi với Jean-Paul Sartres, rồi ăn theo nói ông ấy “vĩ đại”, “trí thức”.
Nhưng nếu người ta chịu tìm hiểu một tý, thì có thể thấy rõ rằng ông Thảo không phải là người Mác xít. Ông ấy theo học triết học ở Pháp, và có chuyên môn là hiện tượng học (phenomenology), đặc biệt là về Husserl là một nhà triết học Đức. Jean Paul Sartes cũng là người theo về triết học hiện tượng Đức, và từ đó phát minh ra thuyết hiện sinh, tức là nó cũng nằm trong cái gia đình hiện tượng học này. Hiện tượng học thực ra rất giống Phật giáo hay Ấn độ giáo nhưng cụt đầu vì không đề cập tới luân hồi và giải thoát (do quan niệm thiên chúa và triết học Hi lạp La mã). Nó cũng giống như nhạc Jazz so với nhạc truyền thống châu Phi (ăn cắp nhịp điệu, nốt nhạc, cách chơi ..)
Cũng chỉ vì trong cuộc tranh luận, nếu tôi không nhầm thì về nguồn gốc của ngôn ngữ, mà ông Thảo đã vận dụng duy vật biện chứng để chứng tỏ ngôn ngữ xuất hiện do lao động, vì thế mà ông ấy có cái mác Mác xít.
Tóm lại nếu bảo ông Thảo hiểu Mác xít nhất, thì không khác gì bảo một ông đầu bếp Tây làm pizza dậy người Việt nấu phở. Mà chẳng những nấu phở lại đòi phải nấu đúng phở Bắc. Pizza có thể coi như triết học hiện tượng, phở là hệ tư tưởng Mác xít, còn phở Bắc là Mác-Lê nin.
Không kể triết học Mác xít không chỉ là triết học, mà là một hệ tư tưởng. Tức là nó gần với nhận thức tôn giáo hơn (chính xác hơn là nó có một cách sử dụng tương đồng). Người ta theo chủ nghĩa Mác vì nó là công cụ phân tích tìm hiểu thế giới, không phải là môn học lý thuyết. Bản thân Mác ngay từ khi còn trẻ, trong tác phẩm phê bình Feuerbach, người đầu tiên lộn ngược triết học duy tâm Đức thành triết học duy vật thông qua phê phán tôn giáo, Mác đã nói rằng triết học của ông nhằm vào thay đổi xã hội, không phải để giải thích xã hội.
Muốn tìm hiểu hay phân tích Mác xít Việt Nam, thì người ta phải tìm hiểu Lê nin, rồi sau đó là các nhà Mác xít VN như ông Trường Trinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp và tất nhiên Bác Hồ. Để hiểu nó hơn nữa thì phải tìm hiểu học thuyết Mao Trạch Đông. Trong những tác phẩm của Mao Trạch Đông có những tác phẩm rất xuất sắc ví dụ bàn về mâu thuẫn (nói về triết học), về dân chủ nhân dân mới (hệ thống chính trị), nghiên cứu về địa chủ ở Hồ Nam (kinh tế), các bài nói chuyện ở Diên An (nói về quân sự, về lập chiến khu, ..). Nhưng điều này đều ít nhiều liên quan tới Mác xít VN vì điều kiện văn hoá lịch sử hai nước tương đồng.
Ông Thảo làm gì có những thứ đó. Ông ấy chỉ có một chút vỏ duy vật biện chứng mà thôi.
Nhưng điều nói trên là để trả lời cho điều một.
Còn về điều hai. Ông Thảo có bị nhà nước VN trù dập hay không. Và tài năng của ông không được nhà nước sử dụng hay không.
Ở Pháp ông Thảo học về triết học. Nghành nghề ấy ngay ở Pháp, là con đường dẫn thẳng tới thất nghiệp. Tất nhiên ông Thảo nếu ở lại Pháp thì sẽ trở thành một giáo viên đại học, nhưng cũng không thể hơn. Về vN, cái nghề ấy của ông càng bí. Không thể nào mang cái mác đã nổi tiếng vì tranh cãi với Sartes mà sống được. Trong những giai thoại về ông, có câu chuyện ông ấy một hôm mang tất cả đồ đạc của mình vứt xuống sân cho người khác. Sống phiêu diêu như thế, nếu đẩy ông ấy tới chức vụ lãnh đạo thì tất nhiên không có tham nhũng, nhưng người làm việc trong viện hay cơ quan chắc cũng phải bị gậy đi ăn mày sớm. Có những trí thức mà trình độ chuyên môn của họ rất cao, nhưng điều này cũng làm cho họ xa rời đời sống thực tế. Ông Thảo thuộc loại này.
Khi nói tới ông Thảo, người ta chỉ nói tới thời điểm ông ấy tranh luận với Sartres, rồi về sau đoạn cuối đời. Nhưng cả giai đoạn ông làm ở VN thì không được nhắc tới. Trong thời kỳ này ông ấy cũng đã từng được mời sang Đông Đức và tiếp tục nghiên cứu về triết học hiện tượng, và được các học giả Đông Đức kinh trọng. Như vậy không có chuyện ông Thảo bị trù dập hay không được sử dụng đúng chức năng. Thậm chí ông ấy có lẽ còn được ưu ái hơn một trí thức bình thường. Còn cuộc sống của ông như vậy là do điều kiện khó khăn của tất cả trí thức và nhân dân (điều kiện chúng), và bản thân cách sống lối sống cuả ông (điều kiện riêng).
Thực sự mà nói, ông Thảo ở lại Pháp có lẽ có tác dụng tốt hơn với chính ông ấy và với cả nhà nước VN. Điều đáng quý và đáng kinh trọng là ông ấy đã về nước tham gia kháng chiến, cũng giống như một số việt kiều khác. Nhưng do chuyên ngành của ông ấy không đóng góp được hơn, thì cũng chịu thôi. Còn những loại lề trái nhìn vào sự nghèo khổ của ông Thảo, thì họ thực ra cũng chỉ là loại bị thịt chứ tư cách có gì để mà khoe khoang.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC