Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang  1 2 3 > 

· [ ] ·

 Chiến Tranh Biên Giới Bảo Vệ Tổ Quốc 1979-1991

Phó Thường Nhân
post Feb 17 2016, 11:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chiến tranh biên giới năm 1979. Gọi là một cuộc chiến tranh, nhưng thật ra nó là tăng ba của một cuộc chiến tranh bắt đầu từ năm 1946, lúc toàn quốc kháng chiến chống Pháp và kết thúc vào năm 1991. Tăng đầu là kháng chiến chống Pháp, kết thúc bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ nép vơ năm 1954. Tăng hai bắt đầu vào năm 1959 kết thúc bằng chiến dịch Hồ chí Minh giải phóng Sài gòn thống nhất đất nước năm 1975, đây là kháng chiến chống Mỹ. Tăng ba bắt đầu năm 1979 kết thúc năm 1991 chống bành trướng TQ. Giữa ba tăng, có hai kỳ “nghỉ giải lao”: 1954-1959, 1975-1979. Gọi là nghỉ giải lao, nhưng nó là những giai đoạn đánh nhau âm thầm.
So với hai tăng đầu, cái tăng 3 này có nhiều điều đặc biệt, đó là nó kết thúc âm thầm hơn, không bằng một chiến thắng vang dội. Thậm chí nó còn bị nghi ngờ là có một thứ “hội nghị Thành đô” nào đó, mà cho đến bây giờ sự tồn tại của nó vẫn là điều không rõ ràng.
Cái tăng 3 này cũng là tăng mà ít được nói đến nhất. Không đơn giản bởi vì TQ là một nước láng giềng, VN bắt buộc phải chung sống, mà nó còn có điều đặc biệt là hai nước cùng theo một hệ thống tư tưởng, đã từng là đồng minh với nhau. Trước đây, người ta chỉ có thể nghĩ rằng chiến tranh là hệ quả của chủ nghĩa đế quốc. TQ là nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì không nằm trong đó. Tất nhiên người ta có thể giải thích làTQ đã phản bội chủ nghĩa xã hội, trở thành đế quốc. Nhưng có lẽ điều đó không đơn giản như vậy.
Một điều nữa, khiến một người yêu thích lịch sử như tôi rất ngạc nhiên, cách đây khoảng 10 năm, dư luận ở VN lại coi cuộc chiến tranh này như là một sự thua cuộc. Giống như kiểu ông Bảo ninh nhận xét về chiến tranh chống Mỹ, chỉ thấy mất mát mà không phân bịêt được phải trái thuộc về ai.
Một điều đặc biệt nữa, là cuộc chiến tranh này là cuộc chiến tranh của cả nước VN thống nhất. Không có người Việt nam cầm súng đứng về phía TQ.
Với TQ, cuộc chiến tranh này cũng có ý nghĩa lớn. Đó là cuộc chiến tranh dài nhất từ khi nhà nước cộng hoà nhân dân Trung hoar ra đời. Về mức độ và quy mô, nó chỉ kém chiến tranh Triều tiên. Trong khoảng thời gian hơn 10 năm này, cũng có tới nửa triệu binh lính TQ được “thử lửa”, là kinh nghiệm chiến tranh cuối cùng của nước này tính tới hôm nay. Và tất nhiên nó cũng ảnh hưởng tới phẩm trật, tăng tiến của đội ngũ sĩ quan TQ trong vòng 30 năm qua.
Như vậy việc tôn vinh cuộc chiến tranh này, như một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc là điều nên làm và phải làm. Và phải phân tích nó chính xác để cho chính người TQ cũng có thể hiểu được, chứ không thể phân tích theo kiểu “toàn dân VN chống toàn dân TQ”.
Cũng như các cuộc chiến tranh trước đó chống Pháp, Mỹ. Trong xã hội của họ cũng có những người dân tiến bộ không ủng hộ. Trong cuộc chiến tranh chống bành trướng TQ, không phải tất cả phe phái trong ĐCS TQ đều như vậy. Trong thực tế nó liên quan rất nhiều tới đấu đá phe phái ở nội bộ TQ.
Cuộc chiến tranh này là do phe phái Đặng Tiểu Bình đặt ra và nó có nhiều lý do:
1- Lý do đầu tiên là cuộc chiến tranh này sẽ giúp Đặng và phe ông ta loại bỏ hoàn toàn phe tả, là phe hậu duệ của cách mạng văn hoá. Đặng muốn chứng tỏ, TQ không có cách nào khác là phải chơi với phương Tây, học khoa học kỹ thuật của nó. Đánh VN, TQ đã chứng tỏ hoàn toàn không còn là một nước XHCN nữa. Và quả thật phe tả của ĐCS TQ đã bị phe Đặng loại hoàn toàn.
2- Lý do thứ nhì là đánh VN, Đặng đã trả ơn lại Mỹ, hình thành nên trục Mỹ-TQ để nhằm chống Liên Xô. Về mặt giấy tờ hợp pháp, người ta không thể tìm thấy bằng chứng nào Mỹ trực tiếp ủng hộ TQ đánh VN mà luôn can ngăn. Nhưng các hành động khác như thương mại, tài chính, .. TQ đã được Mỹ ủng hộ tích cực.
Nếu hiện nay ở TQ, những thành quả với TQ do Đặng và phe phái của mình tạo ra vẫn được coi trọng,thì những bất cập của nó với sự phát triển của TQ cũng được người ta bắt đầu nói tới. Bởi vì mặc dù phát triển, trong thực tế TQ vẫn là nước nghèo. Và sự phát triển không cân đối này, có thể làm tan rã TQ. Trong tình hình đó, TQ cũng sẽ đánh giá lại tác động của cuộc chiến tranh với VN, và cái nhìn của họ sẽ cân đối hơn. Hay nói tóm lại, nếu TQ bắt đầu đánh giá lại công trình của Đặng tiểu Bình (thừa nhận cả tốt cả xấu với xã hội TQ), thì cuộc chiến tranh với VN càng tỏ rõ tính vô lý của nó.
Khi tôi nói như trên, không phải là biện hộ cho TQ, mà đó là ví dụ để nói rằng không nên cho tất cả người TQ vào một rọ. Điều ấy không phản ánh thực tế.

Khi cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới nổ ra, báo chí VN đã phản ứng quyết liệt. Chỉ cho tới giai đoạn cuối thì nó mới giảm (1991). Việc làm đó của báo chí là đúng, nhưng về mặt lịch sử thì nó mất tính khách quan, vì đã ở trong chiến tranh thì phải tuyên truyền. Một trong những cái không khách quan ấy là bỏ chung tất cả chính sách của ĐCS TQ vào một rọ, bành trướng tính từ Mao trạch Đông trở đi. Điều đó hoàn toàn không đúng, vì rõ ràng trong kháng chiến chống Pháp, TQ thật sự giúp VN. Trong kháng chiến chống Mỹ, giai đoạn đầu từ 1959 đến 1965, TQ cũng giúp VN là chính, chứ không phải là Liên Xô, lúc đó còn đang trong giai đoạn “xét lại” muốn hoà bình với Mỹ. Bỏ chung vào một rọ, tự nhiên rơi vào bẫy của chính phe phái Đặng, giúp chúng xoá xổ những người TQ không đồng ý kiến dễ dàng hơn.
Mấy hôm nay đọc báo VN, thấy có những kỷ niệm giành cho những người đã hi sinh trong cuộc chiến tranh này, tôi rất mừng. Vì một khoảng “tương đối trắng” trong lịch sử VN hiện đại sẽ được trả đúng lại giá trị của nó. Nhưng người đã hi sinh vì tổ quốc được ghi ơn. Nhưng đây cũng là lúc nhìn nhận lịch sử nghiêm túc, và phải có cái nhìn sâu sắc chính xác, có như thế thì sự tri ân với những người đã mất mới đầy đủ.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Feb 18 2016, 02:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bài viết của bác Phó rất là hay, tuy nhiên em thì cho rằng nếu như không có sự kiện TQ hung hăng trên biển Đông trong thời gian qua thì nước ta cũng chả kỷ niệm rầm rộ ngày 17/2 làm gì


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 18 2016, 05:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root,
Ồ, nếu quan niệm lịch sử chỉ là biến số của thời sự thì thật là nguy hiểm. Vì thế khác gì lấy đầu làm chân. Trong thực tế thì lịch sử phải là cái đế, là kinh nghiệm, để từ đó người ta rút ra những bài học giải quyết những việc thời sự. Chứ không phải ngược lại là cần thì trưng lịch sử ra để biện hộ cho thời sự, làm như thế thì lịch sử sẽ méo mó. Lịch sử là những sự kiện được đánh giá sau một thời gian dài, có sự trầm lắng, gần với sự thật hơn, ít chịu áp lực của tâm lý hơn. Nếu giờ sử dụng lịch sử như công cụ của thời sự, thì nó không còn là lịch sử nữa, mà chỉ còn là kích động, tuyên truyền.
Như vậy bất luận quan hệ với TQ ra sao, biến động biển đông thế nào, thì lịch sử vẫn phải nói. Ngược lại thời điểm và cách nói người nói cũng cần để ý vì nó lại tác động ngược vào thời sự. Tôi nghĩ rằng hành động của chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên biên giới thắp hương cho các liệt sĩ là rất chuẩn, và đó là điểm sáng của nhiệm kỳ của ông. Tại sao tôi nói là chuẩn? bởi vì việc đó đúng với vai trò của chủ tịch nước. Bởi vì thời điểm rất tốt, Vào cuối nhiệm kỳ những điều ông Sang làm sẽ không ảnh hưởng lớn tới tính thời sự, đồng thời nó cũng như là những điều mà ông muốn gửi gắp lại cho nhiệm kỳ tiếp, đồng thời nó cũng chính là ..lịch sử không thể bỏ qua.
Ngược lại hãy giả dụ là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lên thắp hương thì sao. Lập tức câu chuyện sẽ thành một vấn đề thời sự, vì cái biểu tượng (symbole) của nó sẽ là “chống TQ” lịch sử sẽ bị lợi dụng bởi thời sự, tạo thêm điều bất lợi cho quan hệ hai bên. Đây chính là quan hệ tương tác giữa lịch sử và thời sự, vì lịch sử thực ra là thời sự buổi quá khứ tổng kết lại.
Để có thể hiểu chính xác chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc 1979-1991, thì phải nhìn thấy rõ nó là chiến tranh tự vệ, vệ quốc. đồng thời cũng phải chỉ ra đó là sai lầm của TQ, do phe phái đấu đá của nó tạo ra, chứ không hẳn hoàn toàn là “người TQ bành trướng”. Và trách nhiệm về phía TQ là nhóm của Đặng tiểu Bình, đường hướng chính trị của nhóm này, và những hệ quả của nó tạo ra cho đến nay. Đặng tiểu Bình sẽ luôn được lịch sử TQ tôn vinh, điều đó là tất nhiên, nhưng không phải vì thế mà ông ta chỉ làm điều tốt cho TQ. Và VN phải chỉ ra được cái điều xấu, cái mặt tối của những người này. Chỉ có thể như thế thì lịch sử mới gần sự thật.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 18 2016, 08:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp cái mạch viết trên. Khi đọc những bài về chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc 1979-1991, tôi thấy nổi lên một điều khiến phải suy nghĩ. Đó là người ta bệ nguyên những gì báo chí nói thời 1979 xào lại. Vào thời điểm đó, những điều đó là thời sự, nhưng bây giờ nó là lịch sử, thì cái nhìn của mình phải chinh xác hơn. Đã nói tới thời sự, thì thường nó có tính phiến diện, và bởi thời năm 1979, báo chí VN phải làm thế nào đó để “giải thích” được hành động của TQ. Từ đó dẫn đến hai việc không chuẩn xác, dẫn tới việc bỏ tất cả TQ vào một rọ như tôi đã nói ở trên.
1- Đó là vai trò của Mao trạch Đông, và cùng với nó là tư duy của cả Đảng cộng sản TQ từ khi ra đời. Ở đây “bành trướng” đã được gán cho toàn bộ ý thức hệ của Đàng cộng sản TQ.
2- Đã coi chủ nghĩa mao là không phải là một nhánh của chủ nghĩa Mác, và việc bành trướng cũng có tính di truyền do sự phản bội chủ nghĩa Mác này.
Để làm việc “giải thích” này, ở VN đã dùng hai loại tài liệu. Loại thứ nhất là những bài viết của báo chí phương Tây, mà tất nhiên cái nhìn của nó là học thuật tư sản. Lịch sử đảng CS TQ trở hành cái sân khấu để các nhân vật chính trị TQ (Mao, Đặng, Lưu, Bành, Chu..) đấu đá nhau về quyền lợi cá nhân y hệt như khi họ phân tích đảng cộng sản VN. Nhưng nếu mình đã không chấp nhận cách họ phân tích về VN, thì sao lại chấp nhận cách phân tích này về TQ.
Loại tài liệu thứ 2, ít được sử dụng hơn nhiều, đó là phê phán của Liên Xô với TQ. Lúc bấy giờ , tức là năm 1979, báo chí VN đầy việc phê phán mao ít (tức là chủ nghĩa mao maoisme), nhưng không ai nói mao ít là cái gì. Điều đó rất kích thích trí tò mò của tôi, lúc ấy còn là học sinh. Sau này khi tìm hiểu qua các tài liệu của Liên Xô, phương Tây, ..thì tôi thấy có nhiều điều mao ít cũng được sử dụng ở VN. Như vậy tại sao ở TQ thì nó là sai, ở VN thì nó..không sai. Một phần rất lớn cách thức giáo dục tư tưởng, cả hình thức hợp tác xã, tổ đổi công, nhà nước nhân dân cùng làm,..v..v.. là mao ít. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, và ngay cả khi chống TQ, cách thức giáo dục tư tưởng này rất lợi hại, nó đã góp phần bù đắp vào sự chênh lệch về hoả lực, về vũ khí..Như vậy là nó có tác dụng tốt. Rất may là ở VN lúc đó, người ta chỉ nói chống mao ít, mà không nói nội dung của nó là gì.
Những điều trên có thể chấp nhận vào thời điểm 1979-1991. Nhưng bây giờ mà vẫn lôi nó ra xào lại khi nói về cuộc chiến tranh này thì rõ ràng không ổn. Và về mặt khách quan nó cũng không đúng.
1- Thế nhất về Mao. Khi TQ đánh VN thì Mao đã mất (1976), và lý do tranh giành quyền giữa các phe phái sau khi Mao mất là một trong những lý do dẫn tới cuộc chiến. Khi Mao mất, theo di chúc của Mao, người nắm quyền sẽ là Hoa quốc Phong. Còn Đặng, thì không biết bao nhiêu lần đã bị Mao truất quyền đuổi đi. Và lên nắm quyền trở lại không phải vì kế tục Mao. Người nào có quyết định đánh VN. Đặng tiểu Bình. Vậy tại sao chỉ vin vào cái câu nói “tôi sẽ dẫn 400 triệu dân TQ xuống ĐNA”, để buộc tội ông ta. Vì thực tế nó xẩy ra như thế đâu. Không kể Mao đã tác động rất nhiều để Đảng CS TQ giúp VN. Chính ông Lê Đức Anh cũng nói rằng, khi gặp Mao khoảng năm 1965, chính Mao đã chỉ thị nóng cho chính phủ TQ đưa tiền đô cho VN để mua vũ khí ở Cam pu chia. Như vậy không chỉ vì một câu nói, mà nó không có hệ quả, mà xổ toẹt những việc thực thì là không phải.
2- Khi Đặng tiểu Bình lên, thì những gì là dấu ấn của ông Mao (mao ít) đều dần dần bị xoá bỏ ở TQ. Như vậy khi TQ đánh VN thì nó có còn mao ít nữa đâu (chính xác hơn, Đặng đã viện cớ cuộc chiến này, để loại bỏ những gì TQ thời mao). Thế có nghĩa là VN “chửi” cái điều vô hại cho mình, tiếp tay vô ý thức cho Đặng.
Khi tôi phân tích như trên, điều đó không có nghĩa là Mao và các đồng sự của ông không có ý định can thiệp vào nước khác, gây ảnh hưởng, ..Nhưng đó là chuyện bình thường của quan hệ quốc tế. Như vậy trong thực tế phải đánh giá cái thực tế, những gì đã xẩy ra, ..chứ không phải đã không thích người ta, có thù oán (có lý do chính đáng hay không) rồi cứ nói trùm nói lợp thì không phải. Cái đó chỉ là tuyên truyền. Rồi đến lúc nào đó sẽ há miệng mắc quai, vì đã tuyên truyền thì bao giờ cũng phiến diện.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 19 2016, 09:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tóm lại, cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc này phải được kỷ niệm, đưa vào giáo dục phổ thông như hai cuộc kháng chiến trước. Nhưng không nên xử dụng nó như một biến số của thời sự. Điều đó đi ngược với lịch sử. Ngược lại nên nhấn mạnh tính vô lý sai trái của nó, để bản thân người TQ có lương tri cũng thấy được.
Hiện tại quan hệ VN-TQ đã đủ độ nóng trong thời sự, nên càng không nên sử dụng một cách dễ dãi cuộc chiến tranh này để kích nó nóng thêm. Ngược lại nên nhìn nó theo hướng :
1- Tri ân những người đã hi sinh trong cuộc chiến tranh này để bảo vệ tổ quốc.
2- Chỉ ra cái sai của TQ trong cuộc chiến tranh đó, để cho họ thấy rằng trong tương lai nên có quan hệ hữu nghị hoà hảo thì tốt hơn cho cả hai bên.
Cái điều thứ 2 này tôi nói ra ở đây, chắc sẽ làm nhiều người “nhột” vì nó không đi theo chiều kích động, anh hùng bàn phím. Nhưng cái điều này rất quan trọng, để hai nước láng giềng có thể chung sống với nhau. Đây chính là cái tư duy mà tôi nói. “Có đánh nhau cũng phải giữ cửa để còn quan hệ lại, có thân thiết cũng phải đề phòng nó lật lọng”.
Khi nói như thế, người TQ có nghe không. Điều này thì không thể biết được, nhưng dù họ không nghe thì vẫn còn một cái cửa để họ có thể nghe, nếu muốn, để những người TQ có lương tri có thể sử dụng nó.
Khi đọc các phản hồi của bạn đọc trên những bài viết về chiến tranh biên giới này. Có nhiều ý kiến “phẫn nộ” là tại sao người ta có thể biết về các trận Bạch Đằng, Chi lăng, Đống đa, .. mà trong sách giáo khoa sử không có (hay sơ sài) về chiến tranh biên giới. Tôi không có sách giáo khoa sử phổ thông ở VN hiện tại, nên không thể nói gì được. Dù sao nó cũng đặt cho tôi câu hỏi. Vậy trong quá khứ, các cụ đã viết sử thế nào. Những cuộc kháng chiến chống Tống, Minh, Thanh này..được xử lý thế nào. Ai muốn tìm hiểu có thể tìm hiểu tương đối dễ qua các bộ sử VN (nó cũng không có nhiều): Đại Việt sử ký, Đại Nam thực lục, Đại nam liệt truyện, Đại Việt thông sử.. Khi tôi đọc các tác phẩm này, đọc đã lâu, nên tôi không thể nhớ chi tiết, nhưng cảm nhận thì vẫn còn nguyên. Cái nhận xét của tôi là, phần sử dành cho các cuộc kháng chiến chống các triều đại phong kiến TQ không nhiều, giỏi lắm được 1/4 (mà đấy là tôi đã rộng lượng). Lấy ví dụ đặc trưng. Trong Đại Việt sử ký,kỷ nhà Lê phần nói về kháng chiến chống quân Minh không chiếm hết sử triều Lê, ngược lại một phần lớn của nó liên quan tới việc chuyên quyền của Lê Ngân, Lê Sát, việc sát hại các công thần như Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi, nhưng khó khăn của chính quyền nhà Lê trong quản lý đất nước, ngoại giao khó khăn với nhà Minh, vấn đề Cham pa… Các quyển sử khác cũng như vậy. Nếu đọc các tác phẩm của Lê Quý Đôn, là một nhà bác học của VN cuối thời chúa Trịnh (Vân đài loại ngữ, Kiến văn tiểu lục..), thì người ta còn có cảm giác là học giả này quan niệm về nhà Thanh rất mờ nhạt. Cũng đơn giản bởi thời ông, trong suốt 300 là đánh nhau nội bộ giữa các tập đoàn phong kiến VN, và cuộc xâm lược của nhà Thanh xẩy ra về sau.
Như vậy so với sách sử thời nay, cả sách giáo khoa và nghiên cứu lịch sử nói chung, thì phần “kháng chiến chống xâm lược” trong cổ sử chiếm một phần nhỏ hơn nhiều. Lịch sử chiến tranh chiếm đa số chương trình học ngày nay, có lẽ là hệ quả của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử VN hiện đại chứ không phải là sử học theo quan niệm các cụ. Điều này không khiến các cụ kém yêu nước hơn người VN hiện đại mà nó lại mở cửa tâm lý để mềm dẻo xây dựng bảo vệ đất nước, tồn tại phát triển được bên cạnh TQ.
Thời phong kiến cũng không có giáo dục phổ thông, nên phần sách giáo khoa sử hiện tại, thực tế là áp dụng giáo dục theo kiểu phương Tây. Vậy trong môn sử ở phương Tây, nó có các khoảng trắng, tối mờ mờ không. Có chứ ? ví dụ ở Pháp. Lịch sử trong trường phổ thông rất ít đề cập tới vấn đề thuộc địa, giải phóng thuộc địa. Các cuộc đại chiến I, II cũng được họ đặt vấn đề lại, vì hiện nay tất cả các bên tham chiến trong hai cuộc chiến này đều nằm trong EU. Điều này không ngăn cản tâm lý người Pháp rất sợ và ghét người Đức. Nhưng không vì thế mà nó bệ nguyên cái đó vào lịch sử. Lịch sử là cái cầu là gốc để tìm hiểu và nâng cao nhận thức xã hội, chứ không phải nhằm vào gây hận thù. Đặc biệt là giáo dục phổ thông. Ngược lại không ai cấm những người yêu lịch sử tìm hiểu thêm bên ngoài sách giáo khoa. Cuộc đời đâu chỉ năm trong sách giáo khoa, vậy cũng đừng nên biến chúng thành một thứ công cụ nhất thời.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 22 2016, 09:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cuộc chiến tranh biên giới 1979-1991, có một giai đoạn “mở màn” ở biên giới Cam pu chia. Giai đoạn này bắt đầu từ ngay sau năm 1975, khi Pôn Pốt liên tục đưa quân đánh vào biên giới phía Tây-Nam. Vào giai đoạn 1977-1978, thì nó đã trở thành cuộc chiến tranh thực sự. Một cuộc chiến tranh không thể giải quyết được nếu không đưa quân vào lật đổ chế độ Pôn Pốt, vì Cam pu chia không chịu thương lượng ngừng chiến. Trên bề mặt, TQ ủng hộ hai bên đàm phán để giải quyết, nhưng cùng lúc TQ vẫn tiếp tục viện trợ, chi viện vũ khí cho chính quyền Pôn Pốt. Cùng lúc đó, quan hệ VN-TQ trở nên khó khăn hơn. TQ cắt viện trợ cho VN, tạo nên vấn đề “nạn kiều” (1978). Cách đây một vài năm, tôi có đọc ở đâu đó một quyển tiểu thuyết của một tác giả Việt kiều (hình như là Đoàn Minh Phượng), nói lên số phận của những người Việt gốc Hoa sống ở VN. Trong cuốn tiểu thuyết, tác giả dường như có nói lên việc có những người không liên quan gì tới chính trị cũng bị mời đi. Lúc đọc, tôi đã nghĩ “à, hoá ra bây giờ mới gớm nhỉ”. Trong thực tế, có lẽ nó hơi khác ở những điểm sau:
1- Nhiều người Hoa lúc đó cũng muốn đi, vì đời sống sau chiến tranh ở VN rất cơ cực. Khi họ ra đi, phần lớn Hoa kiều đều được phương Tây đón đi. Chỉ có một số rất ít về TQ. Lúc về đến TQ, họ được đi đi các vùng nông thôn xa xôi, nên nhiều người lại trốn ngược ra các trại tị nạn ở Hồng công, để đi khỏi TQ.
2- Hoa kiều (đặc biệt ở miền Nam, chủ yếu là thành phố HCM) muốn đi vì có cải tạo kinh tế tư nhân, tiểu thương. Người Hoa sống chủ yếu bằng buôn bán. Chính sách tập thể hoá này làm họ không có đất sống.
Như vậy vấn đề “nạn kiều” không phải là do người Hoa bị kỳ thị, mà đó là hoàn cảnh chính sách được áp dụng chung. Trong vấn đề nạn kiều này, có sự phối hợp giữa phương Tây và TQ. Vì nếu chỉ ra đi để về TQ, thì làn sóng “nạn kiều” này sẽ rất nhỏ.
Bản thân người Hoa về TQ cũng thấy không thể sống được, vì họ quá khác với người TQ. Ở Quảng châu, đã từng có vụ xô sát giữa Hoa kiều và người TQ bản địa, dẫn tới đánh bị thương cả con bí thư tỉnh uỷ Quảng châu lúc đó. Có xô xát như vây, bởi vì về đến TQ họ cũng bị kỳ thị, chính quyền TQ khi tuyên truyền thì nói một cách, sự đối sử một khi về đến TQ nó lại khác.
Khi đọc cuốn tiểu thuyết mà tôi nói trên, người ta có cảm nhận là người Hoa bị đuổi đi, bị vận động ra đi. Tôi không dám nói điều đó không có. Nhưng nó không phải là điểm khởi đầu, không phải tự nhiên mà ra. Người Việt gốc Hoa ở VN, thực ra là nạn nhân của chính sách ngoại giao TQ lúc đó. Thực ra thì cái cộng đồng người này cũng không thiệt vì bị “VN đuổi đi”, vì cũng nhờ có lý do đó , mà họ đã đến định cư ở các nước tư bản phát triển.
Điều đáng chú ý nữa, là nếu chính quyền TQ lúc đó quan tâm tới người Việt gốc Hoa như vậy, thì họ hoàn toàn lờ đi số phận của người Cam pu chia gốc Hoa, trong khi đó số phận của cộng đồng này rất là bi thảm. Bị đuổi khỏi nhà cửa, gia đình chia rẽ, phải đi lao động khổ sai đào mương đào cống vô ích (vì nó có theo kế hoạch kỹ thuật gì đâu, đào cho vui thôi). Ngay ở Pháp, tôi cũng gặp nhiều người là Hoa kiều ở Cam pu chia, và họ đều nói rằng, nhờ VN đánh Pôn Pốt năm 1979 họ mới thoát chết. Nhiều người đã sống ở các trại tị nạn tại VN, trước khi đi định cư.
Đến năm 1978, thì khả năng TQ đánh VN đã rất lớn. Tại sao lại thế bởi vì TQ có những tính toán sau:
1- Cuộc đấu tranh nội bộ ở TQ đã rất gay gắt. Bởi vì phái tả (đầu tiên là “nhóm 4 tên”, rồi Hoa quốc Phong) đã bị hạ, nhưng Đặng tiểu Bình và phe nhóm cuả ông ta chưa hoàn toàn thu phục được nhân tâm để thực hiện “4 hiện đại hoá”. Để thực hiện được chương trình này, thì phải chứng tỏ được TQ đã bị phái tả làm cho “nghèo nàn, lạc hậu”. một cuộc chiến tranh với VN sẽ giúp Đặng chỉ ra cái “nghèo nàn lạc hậu” ấy trong quân đội TQ thu phục nhân tâm để thực hiện “4 hiện đại”.
2- Năm 1975, Mỹ đã phải rút quân khỏi VN. Vùng ĐNA được coi như vùng trắng, TQ muốn nhân cơ hội ấy thay thế Mỹ. Nhưng để làm việc đó, TQ phải bọc nó dưới vẻ “giúp đỡ” Mỹ, thực hiện chính sách của Mỹ.
3- Mỹ rút khỏi VN, đang cay cú muốn trả thù. Vì thế muốn lợi dụng TQ.
Chính vì thế mà hình thành liên minh Trung-Mỹ. Một liên minh ngầm. Năm 1978, Đặng Tiểu bình đi Mỹ, và đã thông báo cho Mỹ ý định trừng phạt VN. Đây là điều cực kỳ đặc biệt, vì những dạng thông báo như thế, người ta chỉ dành cho đồng minh. Nhưng Trung quốc và Mỹ đâu có phải là đồng minh. Bằng việc làm đó, Đặng Tiểu bình đã chơi một ván cờ tuyệt hảo, và chính nhờ nước cờ ấy, mà quan hệ kinh tế Trung-Mỹ đạt đến được quan hệ như ngày nay.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 29 2016, 11:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới 1979-1991 khó có thể trình bầy nó độc lập mà không gắn liền nó với cuộc chiến tranh ở Cam pu chia. Và việc giải quyết được nó là một giải pháp trọn gói, trong đó tác động của tình hình thế giới vào TQ rất là lớn.
Về thực tế chiến trường, cuộc chiến ở biên giới phía Bắc này có thể chia làm mấy chặng. Chặng đầu tiên vào giai đoạn đầu kéo dài khoảng một tháng, từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1979. TQ đánh vào VN qua hai ngả chính (cũng như các lần xâm lược trước trong lịch sử): qua Lào cai (do quân khu Vân Nam tác chiến) và qua Cao bằng - Lạng sơn (quân khu Quảng Tây). Bị thất bại nặng, TQ rút quân qua biên giới và bây giờ bắt đầu một cuộc chiến tranh ở mức độ thấp, nhưng liên tục. Đến năm 1984 (hay 1983) cuộc chiến lại nổi lên quyết liệt, nhằm vào những cao điểm ở Hà giang (Vị xuyên) do phía VN chủ động. Sau đó cuộc chiến lại giảm tần xuất, cho tới lúc VN và TQ nối lại đàm phán với nhau năm 90-91, thì cuộc chiến kết thúc. Năm ngoái , 2015, trên báo quân đội nhân dân, có đăng những bài báo viết về sư đoàn 356, sau này giải tán,là sư đoàn đã tham chiến ở Hà giang. Cuộc chiến năm 84 này là hoà, và việc tác chiến ở Hà giang, chứ không phải về phía Lào cai hay Cao bằng có thể là tư duy không muốn mở rộng cuộc chiến, nếu cao danh nghĩa tự vệ của VN. Vì đây là vùng núi không có ý nghĩa thực sự về chiến lược. Nếu thực sự muốn đánh TQ thì phải nhằm vào Nam ninh (giống như Lý thường Kiệt ngày xưa) phía Lạng sơn. Chiến dịch năm 1984 như vậy chỉ là cánh phụ cho mặt trận Cam pu chia. Vì cùng thời gian này, VN cũng tổng tấn công ở Cam pu chia, đẩy lùi quân Pôn pốt đến gần biên giới Thái. Chiến dịch này không tiêu diệt được hoàn toàn Pôn pốt, nhưng cũng đẩy quân Pôn pốt vào thế không thể thắng. Lúc bấy giờ báo chí phương Tây có nói đến việc Vn lập hàng rào tre (so sánh với hàng rào sắt ngăn khối XHCN Đông Âu với Tây Âu). Nhưng được sự trợ giúp của Mỹ, TQ, Thái. VN không thể kết thúc được cuộc chiến vì Pôn Pốt có căn cứ ở đất Thái. Những trại tị nạn người Cam pu chia ở đây, trở thành nơi Pôn pốt và các phái khác của Cam pu chia tuyển quân.
Đáng chú ý là cũng khoảng thời gian này, Thái lan cũng đánh vào Lào, nhằm vào tỉnh nằm phía bờ bên kia của sông Mê công, phía trên Viên Chăn. Quân đội Vn đã trợ giúp quân đội Lào, đánh bại quân Thái. Ngược lại vào khoảng 1988 (tôi nhớ không chính xác), thì TQ đã chiếm một số đảo ở Trường Sa (trận Gạc ma). Lúc này, Hải quân LX ở Cam ranh vẫn án binh bất động.
Năm 1989 có nhiều biến động trên thế giới. Liên Xô sụp đổ, TQ bị phương Tây trừng phạt về vụ Thiên An Môn. Với TQ, mối lo ngại Liên Xô không còn nữa (lúc đó trong Đảng CS TQ phái nào muốn mang Liên Xô ra hù doạ để thân Mỹ cũng không được nữa), cùng lúc với vụ Thiên An Môn, TQ cũng trở thành đối tượng lật đổ của Mỹ. Đặng tiểu Bình đã về vườn, dù vẫn còn uy thế “thái thượng hoàng”. Nhưng điều đó đã khiến TQ lo ngại biên giới phía Nam của mình. Trên cơ sở đó mà họ chấp nhận đàm phán.
Về phía VN, càng về sau cuộc chiến càng mang lại nhiều bất lợi cho VN. Mặc dù được Liên Xô ủng hộ hết sức (cho đến khi Gorbarchev lên cầm quyền), cuộc chiến càng về sau càng mang tính chất một cuộc chiến uỷ nhiệm. Dù VN đã nhiều lần muốn thương lượng với TQ nhưng không được, cũng như các thương lượng với Mỹ. Trong điều kiện ấy, tính chất uỷ nhiệm tăng lên, vì không thể bỏ Liên Xô. Bản thân Liên Xô cũng làm nhiều điều khiến tính chất uỷ nhiệm tăng lên, ví dụ việc điều động máy bay ném bom chiến lược tới Cam ranh, và định mang cả bom nguyên tử vào. Người ta có thể đánh giá nó như sự trợ giúp tuyệt đối của LX, nhưng cũng có thể nói việc “thay đổi cán cân lực lượng chiến lược” ấy, càng khiến Mỹ-TQ liên minh với nhau. Sự sụp đổ của Liên Xô đã làm thay đổi cái nhìn của cả Mỹ, vì lúc này, cuộc chiến ở Cam phu chia không còn có ý nghĩa chiến lược nữa. Việc VN rút hết quân khỏi Cam pu chia năm 1989, đã đẩy TQ và Mỹ vào thế đấu nhau. Mỹ không thể chấp nhận Pôn pốt nắm quyền ở Cam pu chia, nhưng lực lượng theo Mỹ quá yếu để giành chính quyền ở đây, chính phủ Cam pu chia, sau 10 năm cũng có thế hơn, mạnh hơn. Kết quả TQ đành phải chấp nhận mất Khơ me đỏ và sự khôn khéo của Hun Sen đã loại nốt các nhóm thân Mỹ cũng như trung hoà được Si ha núc.
Tóm lại cuộc chiến đã kết thúc và VN có thể nói là đạt được điều mình muốn, nhưng nó có một vết đen còn lại cho đến giờ đó là vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 1 2016, 12:11 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Suy nghĩ thế nào về cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc 1979-1991. Đối với tôi nó có nhiều điều đặc biệt khiến người ta phải suy ngẫm.
Điều đầu tiên đó là cuộc chiến đấu của toàn nước VN thống nhất chống kẻ thù xâm lược. Và điều này phải được lịch sử Vn nêu cao. Nếu không nêu cao cuộc chiến đấu này, mà chỉ nói đến đánh Mỹ, đánh Pháp, thì nó thiếu đi một cái gì đó, có thể coi như là phiến diện. Khiến người ta, tức là lề trái có thể biện hộ cho việc theo Mỹ theo Pháp của họ. Kiểu ông theo TQ thì tôi theo Pháp Mỹ khác gì nhau. Trong khi đó, thực tế lịch sử lại rất khác. Hiện nay cả TQ, lẫn Mỹ, Pháp đều là đối tác, ở mức độ này hay mức độ khác. Như vậy không thể vì chơi với họ, mà một phần lịch sử VN phải để trắng. Nhưng ngược lại cũng không nên biến lịch sử thành yếu tố biện hộ cho thời sự.
Cuộc chiến tranh này cũng là bước ngoặt,vì hai cuộc kháng chiến trước là chống đế quốc giành độc lập dân tộc, cuộc chiến tranh này mang tính chất địa chính trị lớn hơn. Có thể nói chủ yếu là địa chính trị. Mà cái địa chính trị này thì không bao giờ hết.
Cuộc chiến tranh này cũng tạo nên một dạng “sụp đổ trong tư tưởng”, vì từ trước tới nay, TQ luôn được nhìn nhận như một đồng minh. Ông đồng minh này không phải không sớm nắng chiều mưa, nhưng dù sao vẫn là đồng minh. Và vì là đồng minh, vẫn có phái “thân TQ” (tôi để trong nguặc kép vì họ không phải là tay sai của nước này). Trong thời gian chiến tranh này, phái “thân Liên Xô” (tôi cũng để trong nguặc kép vì họ không phải là tay sai của Liên Xô) vươn lên, nhưng cũng để đẩy tình thế vào dạng rất bất lợi, khi cuộc chiến có dạng uỷ nhiệm như tôi nói ở trên.
Không kể hiện tại, khi nhìn lại lịch sử, nhìn thực chất vào chế độ Pôn pốt, người ta cũng có thể đặt ra câu hỏi, nếu năm 1979, VN không đánh thẳng vào Cam pu chia, mà chỉ giữ biên giới, thì với bản chất chế độ như vậy, có thể Pôn pốt sẽ tự sụp đổ do bắn giết lẫn nhau. VN có thể vì thế mà tránh được một cuộc chiến uỷ nhiệm không ?
Việc TQ thoả thuận được với Vn vào năm 91, cũng khiến người ta đặt câu hỏi, nếu lúc đó không đi với Liên Xô, thì có thể không có đánh nhau với TQ.
Để trả lời hai câu hỏi trên, tôi nói thế này. Thực tế vào thời điểm đó (1979) người ta không thể đoán được chế độ Pôn pốt tồn tại đến bao giờ. Cũng như sự thù hằn của tập đoàn này với VN rất là khó hiểu và có cái gì đó vượt qua sự duy lý thông thường. Không kể đến năm 1979 đã có cuộc chiến tranh biên giới 3 năm. Năm 1977, VN đã đánh sâu vào trong đất Cam pu chia rồi rút (ông Hun Sen có nhắc tới điều này đăng trên báo Vn gần đây). Nhưng sau đó Cam pu chia vẫn tiếp tục đánh vào đất Vn theo kiểu chiến tranh du kích. Mình đỡ chỗ này nó đánh chỗ kia. Biên giới Cam pu chia chỉ cách Sài gòn có 60km đường chim bay. Không thể để một trung tâm kinh tế quan trọng bậc nhất VN vào trong tầm ngắm của Pôn Pốt được. Như vậy bắt buộc phải đánh. Đây là không tính tới tính chất diệt chủng của chế độ này.
Còn việc TQ thoả thuận với VN vào năm 1991, thì không phải đơn thuần là họ tốt, mà điều kiện chiến lược trên thế giới bắt buộc TQ làm thế. Nếu những điều kiện ấy không có, thì chiến tranh có lẽ không chấm dứt. Trong những gì ông Lê Đức Anh hồi ký trên báo, có nói tới việc Giang Trạch Dân nói về việc sụp đổ của Liên Xô. Như vậy khi Liên Xô còn thì ông chống. Lúc Liên Xô đổ thì ông sợ. Chính sách cuả TQ như vậy là chính sách cơ hội,lợi dụng. Nhưng cũng phải nói họ lợi dụng khôn khéo.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Mar 17 2016, 11:54 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em muốn đề cập về một vấn đề lịch sử Biển Đông, nhân tiện chủ đề của bác Phó thì viết luôn. Hồi trước em vẫn nghĩ Hoàng Sa, Trường Sa là 100% của VN, nhưng gần đây, nhân việc VN làm kỷ niệm sự kiện Gạc Ma rầm rộ, em mới có thời gian ngồi lục lại các nguồn sử liệu trên mạng. Về Hoàng Sa thì chưa đọc kỹ nên không dám bàn, nhưng Trường Sa hóa ra là một quần đảo rất rải rác, đa số là đảo chìm hoặc đảo san hô. Khoảng cách giữa các đảo nhìn trên bản đồ có vẻ là nhỏ, nhưng nếu đi tàu biển thì từ chỗ nọ đến chỗ kia cũng phải mất vài tiếng đồng hồ chứ không ít.

Trước năm 75, chính quyền VNCH có đóng ở một số đảo, các nước khác như Mã, Phi, Đài Loan cũng đóng ở một số đảo khác. Sau khi bộ đội VN giải phóng Trường Sa thì cũng chỉ đóng ở những chỗ mà VNCN đóng trước đó. Nhưng từ 75 trở đi, VN lại cắm cờ thêm khá nhiều đảo nữa và phía TQ cũng bắt đầu đến đóng quân ở một số đảo mà trước đây chưa ai đóng. Thời gian này có hục hặc, nhưng chưa ai nổ súng. Và sự kiện Gạc Ma 1988 là như thế này: VN định xây một cái đảo chìm thành đảo nổi để cắm cờ tiếp. Khi chở vật liệu xây dựng ra thì TQ quây tầu (kiểu như Hải Dương 981 bây giờ) đề nghị dừng lại. Các bác biết kiểu chỗ đất tranh chấp mà một bên lại cố tình xây dựng công trình rồi đấy. VN không nghe, dẫn tới cãi cọ, va chạm và cuối cùng là bắn nhau. Đã động võ thì mạnh thắng yếu thua cũng là chuyện thường tình. Và khi VN thua thì cũng hết cách chiếm lại, bởi như em đã nói trên, khoảng cách các đảo khá xa nhau, hải quân của ta lại yếu có tiếng nữa.

Từ vấn đề này, chúng ta cũng có thể thấy lý do tại sao VN rất khó kiện TQ để đòi 100% chủ quyền quần đảo. Theo em, nếu ngã ngũ ra thì toàn bộ Trường Sa phải chia ra, nước nào đã đóng ở đảo nào thì sẽ được chủ quyền đảo đó. Tuy nhiên, phía TQ thì quá tham lam, đòi ăn cả cũng là một điều không thể.

Lại còn một sự kiện nữa, em cũng viết luôn vào đây. Đó là việc trị thủy sông Mê Kông. Nhiều người nghĩ là do TQ xây đập thủy điện chặn dòng, cố tình làm cho các nước hạ du bị hạn hán mất mùa. Em cũng hơi ngạc nhiên là tạo sao Lào, Cam, Thái... không thấy kêu la nhiều như VN, dù cùng chung 1 dòng sông? Có lẽ bài viết dưới đây sẽ phần nào lý giải nguyên nhân: http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/0...g_drought.shtml
http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe-thong-ti...-cho-dbscl.html


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 17 2016, 09:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái chuyện xả nước của TQ giúp VN thì phải ghi nhận đó là một thiện chí. Nếu mình thực sự khách quan. Còn tác dụng của nó đến đâu thì khó nói, vì tôi nghĩ nếu không có đập, thì vẫn bị hạn. Cái tổ báo BBC tiếng việt là dạng điển hình của lề trái. Bình về quan hệ VN-TQ nó chỉ thích làm trò “qua cầu rút ván”, xúi làm sao ông VN đánh nhau được với TQ là nó thích, vì thế là tạo điều kiện cho nó biến VN thành lính uỷ nhiệm của Mỹ.
Thái , Lào không kêu, bởi cả hai đều có lợi do thuỷ điện. Điện đấy Lào, Thái chia chắc với nhau, nước trữ thì họ hưởng, nên việc họ không kêu thì cũng đúng thôi. Chỉ có VN là thiệt nhất vì ở tận cuối nguồn, thứ đến Cam pu chia. Nhưng Cam pu chia vẫn còn đắp đập được (như vậy vẫn vừa có điện vừa có nước trữ), còn VN thì không.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang  1 2 3 >
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC