Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 28 29 30 31 32 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

Phó Thường Nhân
post May 28 2018, 05:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #291

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Mải nói chuyện Nga,UK, Triều Tiên, có câu chuyện này cung thú vị để giành cho ai quan tâm tới chính trị EU cũng như muốn hiểu biết thực sự về thể chế đa nguyên đa đảng. Đó là câu chuyện chính trị Ý.
Nước Ý là một nước đặc biệt ở châu Âu, vì là một nước không có thuộc địa, vì thế người Ý không có tư duy thực dân.Nhưng nước Ý cũng là nước có nền kinh tế mạnh thứ 3 ở lục địa châu Âu sau Đức và Pháp. Điều này đã có từ quá khứ, chứ không phải bây giờ. Điểm này đã khiến nước Ý là nước đầu tiên gặp phải khó khăn về kinh tế, nếu có một cuộc khủng hoảng xâỷ ra. Bởi vì Pháp có thể trông chờ vào thuộc địa (trước là thuộc địa chính trị, nay là thuộc địa ngầm ở châu Phi), nước Đức thì khoẻ hơn. Vì thế, có thể coi Ý như cái cặp nhiệt độ về hệ thống chính trị ở Tây Âu, vì khi gặp khó khăn, nhất định phải tìm được hình thái chính trị phù hợp. Vì thế chính ở Ý đã xuất hiện chủ nghĩa phát xít đầu tiên trên thế giới (1922), và phải đến năm 1933 thì chủ nghĩa này mới xuất hiện ở Đức.
Với những gì đang xẩy ra ở Ý, thì người ta có thể nói là nước này không hổ danh là cái cặp nhiệt độ chính trị. Vì hiện tại liên minh lên cầm quyền ở Ý là một liên danh giữa chủ nghĩa dân tuý (populisme) và chủ nghĩa địa phương, nhưng có mầu phát xít. Một liên danh kiểu này chưa bao giờ tồn tại ở châu Âu từ sau đại chiến II (1945). Nó là dấu hiệu của sự khủng hoảng. Nhưng lần này nước Ý có còn đóng vai trò con cú báo điềm gở cho chính trị châu Âu như nửa đầu thế kỷ XX không ?
Dường như là không. Bởi vì thủ tướng mới của Ý, vừa tuyên thệ ngày 23/05 , thì 48 tiếng đồng hồ sau, ông ta đã phải từ chức, vì không lập được chính phủ. Bởi vì tổng thống Ý đã không chịu thông qua việc bổ nhiệm bộ trưởng tài chính. Người có thể dẫn Ý tới việc rời bỏ EU.
Như vậy là nước Ý không dân chủ. Bởi một vị tổng thống có thể phủ quyết ý nguyện của dân thông qua là phiếu. Nhưng đây cũng chính là dân chủ thực sự trong thực tế được thực hiện ở những nước phương Tây có hình thái dân chủ điển hình. Trong thực tế, không có một nước phương Tây có dân chủ như trong lý thuyết. Tức là nó luôn có vua. Chỉ có điều vì nó không ở vào những hoàn cảnh đặc biệt, khiến vua phải thò mặt ra. Nói một cách khác, dân chủ của nó là một dạng dân chủ hạn chế, hoạt động trong một cái khung. Và dân chủ ở đây không phải là quyền của dân. Dân chỉ đóng vai trò trọng tài qua lá phiếu để tránh cho các nhóm lợi ích tư bản đánh lẫn nhau, là một cách, một cơ chế để các nhóm này thoả thuận. Và các nhóm tư bản cũng phải chấp nhận luật chơi này thì nó mới hoạt động được. Còn trong trường hợp tự nhiên do “tai nạn lịch sử”, cuộc bầu cử phản ánh thực chất xã hội, như ở Venezuela, thì nó sẽ đánh nhau ngay.
Vậy tại sao ở Venezuela lại đánh nhau. Đó là vì bản chất là phiếu. Ở Venezuela, chế độ đại nghị tư sản đa nguyên đa đảng đã hoạt động từ thế kỷ XIX. Nhưng nhân sự của nó không ra ngoài nhóm da trắng thiểu số. Thực ra buổi ban đầu, chỉ có người có của mới được đi bầu. Trong trường hợp này, người bầu và người có thể ứng cử đã thuộc một nhóm lợi ích. Nên chuyện « tai nạn lịch sử » như ở Venezuela không xẩy ra.
Sự việc phức tạp hơn, từ sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước theo chế độ này mở rộng số lượng người đi bầu. Về nguyên tắc ai cũng có thể ứng cử, ai cũng có thể đi bầu. Vậy làm sao định hướng được là phiếu chỉ vào tay các nhóm lợi ích tư sản. Điều đầu tiên là quá trình chọn lọc, sau đó là tuyên truyền. Và ngay cả trong trường hợp này, để cho chắc cờ, khỏi bị tuột tay, giai cấp tư sản đã đặt ra một loạt các cơ chế không thông qua bầu cử, có quyền cao hơn lá phiếu. Ví dụ hội đồng bảo vệ hiến pháp, hay toà án hiến pháp tối cao. Hay một vị trí « vua » : Vua thật (như ở Anh), hay vua giả (tổng thống).
Còn tại sao ở Venezuela, « tai nạn lịch sử », chế độ tư sản bầu lầm người xảy ra. Đó là bởi vì chế độ của nó không chắc, và đồng thời cái đế bầu cử của nó người nghèo nhiều quá. Vì thế nếu thực sự theo lá phiếu, thì xẩy ra tai nạn lịch sử, tức là ông Hugo Chavez, hay ông Nicolas Maduro hiện tại nắm quyền. Nhưng việc nắm quyền của những ông này lại đẩy đất nước vào thảm cảnh bất ổn định, vì đấu tranh giai cấp, giai cấp tư sản Venezuela không thể chấp nhận được.
Nếu ta nhìn vào nước Nga hiện tại, thì cũng thấy điều đó. Hiện tại Putin là vua. Nhưng vị trí vua này can thiệp nặng nề vào hoạt động của nhà nước hơn. Và đó cũng là bằng chứng để nói cái chế độ « đa nguyên đa đảng » mà người Nga nhập khẩu không chạy. Tại sao ? vì Nga làm gì có giai cấp tư sản có nhận thức đúng về vai trò của nó. Sự tan ra của Liên Xô chỉ làm nẩy sinh ra một đống tài phiệt, một dạng mafia « không có niềm tin, bất chấp pháp luật » (sans foi ni loi). Ở VN người ta có thể « may mắn » gặp được những dạng này, đó là những đại gia xuất phát từ Liên Xô cũ, thông qua cách ứng xử cách kinh doanh của họ.
Kết quả « có vua » là điều kiện để « dân chủ » có thể hoạt động được trong các nước theo hình thái đại nghị tư sản. Và hai điều này mâu thuẫn với nhau nếu đi tới tận cùng của cái lý, hay là chấp nhận sự nhồi sọ của các học thuyết tư sản coi dân chủ như một sự thể hiện quyền dân mà không có phê phán phân tích. Và đặc biệt nó không phải là chế độ công bằng, mang lại quyền lợi cho tất cả mọi người dân, chỉ vì họ « được đi bầu ».


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 29 2018, 05:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #292

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chưa đầy 24 giờ sau khi tổng thống Mỹ tuyên bố huỷ cuộc gặp mặt với « chairman Kim » Tổng thống Hàn quốc đã gặp ông Kim ở Bàn môn Điếm. Sự nhanh nhẹn linh hoạt của hai bên thể hiện đúng cái chữ mà tôi dùng cho hai bên : conivence, người ta có thể hiểu là hợp cạ, âm mưu cùng nhau. Mặc dù nếu nhìn trên lý thuyết thì Bắc và Nam Hàn đối kháng nhau. Nhưng có vẻ cả hai tìm cách hợp tác để bắt chẹt Mỹ. Trong hình ảnh cuộc gặp mặt giữa hai bên, lần này là ở phía Bắc giới tuyến, trong phần lãnh thổ của Bắc Triều tiên, ông Kim đã ôm hôn ông Mun chặt chẽ theo đúng truyền thống của phe XHCN cũ, và kẻ xấu mồm thì có thể coi nó như cái hôn tử thần (Baiser de mort) giữa Gobarchev và ông Hô nếch cơ, tổng bí thư đảng CS Đông Đức cũ. Nhưng chắc lần này là để cả hai bên đều sống, chứ không ai giết được ai. Hình ảnh đưa ra của cuộc gặp gỡ, chỉ có bốn người. Trong đó phía Hàn quốc không thể thiếu mặt nhân vật đứng đầu CIA Hàn quốc. Nếu người ta biết rằng, CIA Hàn quốc đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình dân chủ hoá nước này, khi giám đốc CIA Hàn đã rút súng lục bắn chết Pắc Chung Hi, mở ra kỷ nguyên đa đảng, thì việc CIA Hàn hiện diện trong cuộc gặp mặt Bắc – Nam, là dấu hiệu cả hai bên đều rất muốn tiến gần lại nhau, chỉ vì còn bị Mỹ và TQ ngăn cản thôi. Về sức ép, thì rõ ràng sức ép Mỹ lớn hơn sức ép TQ (Mỹ là người chỉ huy quân đội Hàn quốc, là nước phong toả kinh tế Triều tiên, còn TQ thì chỉ ủng hộ Bắc Triều Tiên cầm chừng để bảo vệ mình, sử dụng Bắc Triều Tiên như con tốt thí). Cho nên nếu Mỹ đồng ý thoả thuận để dỡ bỏ phong toả kinh tế một cách nhanh chóng, không dở thủ đoạn ép người ta bỏ trước, còn mình thích thì làm, tráo trở, thì rất có thể Mỹ sẽ được cả hai nước Triều Tiên. Ngược lại nếu Mỹ không hiểu điều đó mà lại vẫn tìm cách bắt chẹt, thì vai trò TQ sẽ lớn lên, vì Bắc triều Tiên không thể không dựa lưng vào TQ. Có lẽ Trump và Pompeo, Ngoại trưởng Mỹ hiện tại, nhưng lại là trùm CIA trước, hiểu được điều đó đặc biệt là ông Pompeo, nhưng hệ thống chính trị Mỹ có hiểu không thì không rõ. Cho đến nay thì vấn đề mập mờ trong khái niệm « trừ bỏ vũ khí hạt nhân » vẫn còn đó : Bắc Triều Tiên bỏ vũ khí hạt nhân, hay toàn bộ vũ khí hạt nhân trên bán đảo này (tức là cả của Mỹ) cũng phải bỏ, cũng như cách từ bỏ ra sao. Ngược lại THAAD thì không thấy nói tới. Như vậy việc « quay trở về » bàn hội nghị này, nếu Mỹ khéo, thì sẽ tạo điều kiện bất lợi cho TQ về lâu dài. Nhưng về mặt hình ảnh, người ta có thể thấy trong câu chuyện này, Triều Tiên có lợi thế hơn là Mỹ cho đến khi ..thực sự biết điều kiện thoả thuận đạt được của hai bên là gì, và từ đó các con bài chơi tiếp theo của hai bên ra sao.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 29 2018, 07:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #293

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.342
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.867$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



My tam hoan ap dung cac bien phap trung phat moi voi Trieu Tien de cho thuong dinh

My to ra that vong voi quyet dinh An Do se mua S400 cua Nga, nhung noi hien nay se khong ap dung trung phat voi An Do, nhung lo ngai se anh huong toi viec cung cap may bay cho An Do

Bai bao duoi noi ve viec My muon xay nha may nhiet dien khi dot o Vietnam. Khong biet co phai chieu "cho den ban dau" cua My k? Vi My dang muon ban khi dot hoa long da phien dat do cua minh. Hic, mua khi dot hoa long da dat, mua tu My thi cang dat nua.
Bai bao duoi, ong nay phia tren ca ngoi cong nghe nhiet dien khi dot My, noi My la anh ca so voi cac nuoc khac nhu Phap, Duc, Nhat trong linh vuc nay. Phia duoi lai noi co nhieu nuoc co trinh do ngang voi My la sao?


http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/vi...-nhung-3359020/

Việt Nam hợp tác nhiệt điện khí với Mỹ: Tin cậy nhưng...
Sự có mặt của nhà đầu tư Mỹ vào Dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2 là cơ hội rất tốt để Việt Nam dần thay thế công nghệ cũ...



Việc tập đoàn AES muốn đầu tư vào Dự án Nhà máy Nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2 được các chuyên gia cho rằng đây có thể là cơ hội để Việt Nam thoát dần khỏi công nghệ lạc hậu, tiếp cận công nghệ cao, hiện đại hơn, nhưng để thay thế nhiệt điện than thì chưa dễ.

PGS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam đánh giá, sự có mặt của nhà đầu tư Mỹ vào Dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2 là cơ hội rất tốt để Việt Nam dần thay thế công nghệ cũ, lạc hậu, từng bước tiếp cận với một nền công nghệ cao, hiện đại, mang lại hiệu quả cao hơn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cùng với đó vị chuyên gia cũng đưa ra nhiều cảnh báo…
Đáng tin cậy nhưng phải chặt chẽ

PV: Thưa ông, lãnh đạo Tập đoàn AES (Mỹ) sau khi thu xếp vốn đầu tư cho Nhiệt điện Mông Dương 2 cùng kho cảng khí hóa lỏng thì họ tiếp tục đề xuất với Chính phủ Việt Nam mong muốn được đầu tư vào Dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2 cũng theo hình thức BOT. Việc xuất hiện nhà đầu tư Mỹ vào thị trường nhiệt điện Việt Nam là rất mới lạ, ông có bình luận gì về hiện tượng này?

PGS Trương Duy Nghĩa: Ở đây có hai vấn đề. Trước hết, tôi xin phân tích từ góc độ kỹ thuật. Về công nghệ, kỹ thuật, cá nhân tôi đánh giá sự xuất hiện của nhà đầu tư Mỹ vào lĩnh vực nhiệt điện của Việt Nam là thông tin rất tốt. Mỹ hiện đang là cường quốc đứng đầu về điện và cả nhiệt điện. Bao gồm cả sản lượng và chế tạo sản xuất điện.

Nếu so sánh với Trung Quốc, Mỹ là bậc thầy, so với Pháp, Nhật, Đức... Mỹ vẫn được coi là anh cả trong lĩnh vực này. Tiêu chuẩn kỹ thuật của Mỹ trong lĩnh vực này cũng đang là tiêu chuẩn chung được cả thế giới áp dụng. Như vậy, xét về mặt kỹ thuật và chuyên môn, sự tham gia của nhà đầu tư Mỹ vào nhiệt điện khí Việt Nam là rất đáng tin cậy.

Riêng Dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2, đây là dự án đã có từ 10 năm trước và sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG nhập khẩu).

Trên thực tế, xu hướng phát triển nhiệt điện khí được thế giới đánh giá có nhiều ưu điểm lớn như: suất đầu tư thấp hơn đầu tư nhiệt điện than; thời gian xây dựng nhanh hơn; diện tích sử dụng đất ít, chỉ có nhà máy, không cần kho bãi chứa tro, xỉ như nhiệt điện than... Vì thế, tại Mỹ, tỉ lệ sản xuất nhiệt điện khí rất lớn, lên tới 30%. Tuy nhiên, đầu tư nhiệt điện khí ở Mỹ có giá rất rẻ, do Mỹ có được hệ thống ống dẫn khí trực tiếp từ mỏ khí vào nhà máy sản xuất điện.

Ở Việt Nam, chúng ta cũng có nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ đã tận dụng được nguồn khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ, sau đó tận dụng được khí ở mỏ Nam Côn Sơn. Hay nhà máy điện Cà Mau sử dụng được khí từ mỏ PM3 nên đem lại lợi nhuận rất lớn cho nhà sản xuất.

Còn tại dự án Sơn Mỹ 2, chúng ta vẫn phải nhập khẩu khí, không có cách nào khác. Trong trường hợp phải nhập khẩu nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG nhập khẩu) thì nhiều khả năng giá thành sản xuất điện tại Việt Nam cũng sẽ có giá rất cao, cao hơn khoảng 4 lần so với Mỹ (tại Mỹ giá khí khoảng 2,8 USD/1 triệu BTU, giá nhập khẩu LNG là khoảng 10,2 USD/1 triệu BTU).

Mặc dù vậy, ở các nước sản xuất nhiều điện đều phải có nhà máy điện khí nhằm đáp ứng các thời điểm phụ tải cao. Vì thế, có nhiều nước như Nhật, dù phải nhập khí hóa lỏng với giá rất cao, giá điện đắt nhưng vẫn phải xây dựng nhà máy điện khí.

Tại Việt Nam, đồ thị phụ tải điện cũng nhấp nhô, không ổn định, do đó vẫn cần có nhà máy nhiệt điện khí để cấp cứu những thời điểm cao điểm, đặc biệt vào mùa khô, thủy điện thiếu nước để phát điện.

Vấn đề thứ hai, về hình thức BOT, tôi cho rằng đề xuất này phải được tính toán, cân nhắc rất thận trọng. Vì khi đã đầu tư theo hình thức BOT, Việt Nam sẽ phải chịu trách nhiệm bảo lãnh đầu ra cho sản phẩm điện của nhà máy, mà doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào, sản xuất ra. Tức là, chúng ta sẽ bị phụ thuộc vào giá bán của nhà đầu tư. Nếu bán rẻ chúng ta được lợi, bán đắt nền kinh tế trong nước phải chịu thiệt hại. Việc này Việt Nam phải lường trước để có phương án ứng xử cho phù hợp.

Theo tôi, để tránh rủi ro, chúng ta nên tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư cho phù hợp. Việt Nam có thể lựa chọn 1 trong 4 quốc gia được thừa nhận đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất nhiệt điện như Mỹ, Đức, Nhật và Pháp. Khi tổ chức đấu thầu, nhà đầu tư nào có chính sách đầu tư phù hợp, giá thành hợp lý, kỹ thuật, công nghệ bảo đảm, chúng ta sẽ chọn.

PV: Việt Nam đang rất thiếu điện, nhưng nhiệt điện than nhập công nghệ lạc hậu của Trung Quốc với nguyên tắc ham rẻ đã tác động xấu đến môi trường, điều này dư luận đã nhiều lần lên tiếng, các chuyên gia cũng cảnh báo đừng để Việt Nam là bãi rác công nghệ của Trung Quốc và đến nay, Việt Nam cũng đã phải nói không với những dự án thủy điện, nhiệt điện nhỏ và vừa…

Đây có phải là nguyên nhân khiến tập đoàn AES xúc tiến đầu tư nhiệt điện khí với công nghệ cao vào Việt Nam để chiếm lĩnh và thay thế dần nhiệt điện than công nghệ thấp, thưa ông? Về phía Việt Nam, sự hợp tác này mở cho chúng ta những cơ hội gì?

PGS Trương Duy Nghĩa: Tôi rất chia sẻ với những lo ngại phát triển nhiệt điện than bằng công nghệ thấp, lạc hậu của Trung Quốc. Mối lo trên là thực tế và Việt Nam hiện vẫn đang phải đối diện với những nguy cơ ô nhiễm môi trường, những mối lo về sức khỏe, bệnh tật cũng như những tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế, xã hội do các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu gây ra.

Có thể điểm ra các nhà máy như nhiệt điện than Uông Bí (được xây dựng những năm 74-75); các dự án nhiệt điện trực thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đều sử dụng công nghệ lạc hậu của Trung Quốc, lại có công suất rất nhỏ.

Tôi lưu ý, trong đánh giá dự án thì ngoài dựa vào chỉ tiêu thiết kế kỹ thuật thì còn phải đánh giá được chất lượng của thiết bị. Tôi lấy ví dụ, một dự án có thể đạt được tất cả các chỉ tiêu về thiết bị nhưng chưa chắc đã đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng của thiết bị đó.

Điều này khiến chúng ta lo ngại nhiều hơn ở các dự án sử dụng công nghệ, thiết bị của Trung Quốc. Vì là quốc gia phát triển nhanh, phát triển vượt bậc và đã đạt được nhiều thành tựu về cả khoa học, công nghệ, phát triển kỹ thuật... nhưng bản chất của những thành tựu đó lại không có được nền tảng truyền thống bền vững. Vì thế, Trung Quốc có thể sản xuất được các thiết bị đủ tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng xét về độ bền của thiết bị thì không thể so sánh với các nước khác.

Cá nhân tôi từng được tới thăm nhà máy phát điện tại thành phố Thạch Gia Trang, thủ phủ của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Nhà máy này được sử dụng tổ máy 600MW do Mỹ đầu tư. Trong tổ máy có sử dụng trục nghiền than của Mỹ, thời gian làm việc là 2,5 vạn giờ mới phải thay. Sau khi được thay bằng trục của Trung Quốc thì thời gian làm việc chỉ kéo dài được 5.000 giờ (đạt 20%) độ bền so với sản phẩm của Mỹ. Điều này cho thấy, độ chịu mài mòn của thiết bị Trung Quốc so với thiết bị của Mỹ là rất kém.

Tương tự, các ống thép của các lò hơi áp suất cao, cũng được Trung Quốc tuyên bố thực hiện theo tiêu chuẩn của Mỹ, nhưng công nghệ thực hiện có theo được Mỹ hay không lại là chuyện khác. Vì thế, sự có mặt của nhà đầu tư Mỹ tại Dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2 là cơ hội rất tốt để Việt Nam dần thay thế công nghệ cũ, lạc hậu, từng bước tiếp cận với một nền công nghệ cao, hiện đại, mang lại hiệu quả cao hơn cho nền kinh tế.

Vấn đề còn lại chúng ta phải cảnh giác trong việc thực hiện ký kết hợp đồng với các nhà đầu tư Mỹ, đặc biệt là các cam kết trong sử dụng công nghệ cao, tránh tình trạng “dự án đeo mác Mỹ nhưng lại mang ruột Trung Quốc”. Mỹ đầu tư nhưng lại sử dụng công nghệ Trung Quốc là không ổn.

Chúng ta từng có bài học tại nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3, đây là dự án của nhà đầu tư phương Tây, nhưng trong quá trình thực hiện lại yêu cầu sử dụng thiết bị Trung Quốc tại một số hạng mục. Khi thực hiện thẩm định báo cáo, chúng tôi đánh giá chất lượng của các thiết bị này còn thấp hơn cả tiêu chuẩn của Việt Nam. Cuối cùng đề xuất đã bị bác, không cho phép triển khai.
Khó chủ động, lo phụ thuộc nguồn cung

PV: Nhiều người lo ngại, nếu mở rộng phát triển nhiệt điện khí, chúng ta sẽ gặp phải một vấn đề tương tự như việc phát triển nhiện điện than, đó là nguồn nhiên liệu. Thưa ông, với tiềm lực khai thác như hiện nay của Việt Nam, liệu có khả năng thay thế các dự án nhiệt điện than đang tồn tại bằng nhiệt điện khí hay không? Trong kịch bản phải nhập khẩu khí hóa lỏng để chạy điện, Việt Nam phải lường trước những hệ lụy gì? So sánh với việc phải nhập than, cái thiệt và cái hơn là gì?

PGS Trương Duy Nghĩa: Như đã phân tích ở trên, hiện nay Việt Nam chưa chủ động được nguồn khí và phải đi nhập. Việc nhập khẩu khí như đã nói sẽ có nhiều vấn đề, thứ nhất là giá thành đắt, thứ hai là bị phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Về giá thành, tôi không cần nói lại nữa, nhưng rõ ràng với mức giá nhập khẩu khí hiện nay, Việt Nam phải chấp nhận giá điện cao, thậm chí cao hơn gấp 2 lần giá điện sản xuất từ than. Việc này là rất rõ ràng và Việt Nam phải tính toán vì khi giá điện quá cao sẽ tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất của toàn nền kinh tế và đời sống của người dân.

Hiện nay, mức giá bán lẻ bình quân đang ở mức 1.600 đồng/kw/h, nếu tăng gâp đôi sẽ là 3.200 đồng/kw/h, với mức giá này người dân và doanh nghiệp có chịu được không? Nếu không bán với giá cao thì Nhà nước và ngành điện có bù lỗ được không?

Vì thế, về trước mắt tôi cho rằng chưa thể nghĩ tới việc nhiệt điện khí sẽ thay thế được các dự án nhiệt điện than. Phát triển nhiệt điện khí thời điểm này vẫn chỉ là phương án nhằm bù đắp cho giờ cao điểm, thời điểm thiếu điện mà thôi.

ấn đề tiếp liên quan tới nguồn nhập khẩu khí. Sự khác biệt rất lớn giữa nhập khẩu than và khí là than đã khai thác lên, không bán được sẽ bị ứ đọng, không có kho chứa. Vì thế, dù không muốn, những nước đang khai thác than với trữ lượng lớn như Indonesia cũng phải bán cho Việt Nam với giá rẻ. Trong trường hợp này, Việt Nam có lợi, vừa nhập được nguồn nhiên liệu giá rẻ, lại vừa không lo bị phụ thuộc về nguồn cung.

Tuy nhiên, nhập khẩu khí thì cũng giống như dầu mỏ, vừa khan hiếm lại dễ bị ép giá. Trước hết, phải khẳng định nguồn khí ở Việt Nam là rất khan hiếm, có nhưng trữ lượng không lớn. Các nước xung quanh chúng ta cũng không có nguồn khí mà chủ yếu phải nhập khẩu từ các nước Trung Cận Đông, đường vận chuyển dài, khó bảo quản, khai thác lại khó khăn.

Chính vì những đặc tính như vậy, nên việc nhập khẩu khí cũng sẽ chịu tác động rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, việc nhập khí sẽ rất khó khăn. Đây là vấn đề Việt Nam cũng phải lường trước.




--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 29 2018, 07:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #294

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.342
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.867$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chưa thể thay thế nhiệt điện than

PV: Một lo ngại khác là việc Việt Nam chuyển sang nhiệt điện khí với quy mô lớn sẽ làm mất đi lợi ích của những nước muốn xuất khẩu công nghệ nhiệt điện than và cả nhiên liệu này sang Việt Nam. Ông chia sẻ như thế nào với những lo ngại này? Nếu thực sự quyết tâm, Việt Nam nên có cách thức như thế nào để việc chuyển đổi không gây sốc và nhận lại những sự đáp trả tiêu cực?

PGS Trương Duy Nghĩa: Như tôi đã nói, phát triển nhiện điện khí không thể coi là chiến lược nhằm thay thế nhiệt điện than được. Đây chỉ là giải pháp để cấp cứu giờ cao điểm.

Hơn nữa, cũng không thể dùng nhiệt điện khí để thay cân bằng năng lượng chung của hệ thống điện. Cân bằng năng lượng chung vẫn phải sử dụng nhiệt điện than là chính. Nếu thay thì chúng ta phải chấp nhận giá điện cao.

Về lo ngại công nghệ Trung Quốc, tôi có thể bảo đảm, tới nay Việt Nam rất hạn chế nhập khẩu công nghệ của các nước công nghệ chưa cao, như Trung Quốc, có thể nói gần như không còn. Vì thế, chúng ta có thể yên tâm về việc này.

Vấn đề tôi lo ngại hơn là Việt Nam đang thiếu hẳn một ngành công nghiệp chế tạo nhà máy điện, đây là một yếu kém ghê gớm của Việt Nam. Mỗi năm Việt Nam cần khoảng 10 tỷ USD để xây dựng nhà máy điện nhưng lại không hề có ngành chế tạo công nghiệp điện, rất kỳ lạ.

Đến ngay cả các nước nhỏ như Hungari, Czechoslovakia còn có các nhà máy công nghiệp chế tạo điện mà Việt Nam không có là một sai lầm lớn mà tôi đã lên tiếng, đã nói rất nhiều mà gần như không ai hiểu lời tôi nói.

PV: Trở lại với hợp tác giữa Việt Nam và AES, ông có cho rằng, trong viễn cảnh này, cả AES và Việt Nam đều có lợi, Việt Nam được lợi trước hết là môi trường sạch, công nghệ cao và quan trọng hơn là phá thế độc quyền công nghệ Trung Quốc; còn AES có được thị trường mới với nhiều ưu đãi? Đây có được coi là bước đột phá tích cực hướng tới tương lai công nghệ cao không, thưa ông?

PGS Trương Duy Nghĩa: Tôi phải khẳng định lại, phát triển công nghệ nhà máy nhiệt điện khí, nhà máy nhiệt điện công nghệ cao không có nghĩa Mỹ là quốc gia độc quyền và duy nhất trong lĩnh vực này. Rất nhiều nước hiện nay cũng có công nghệ và trình độ ngang ngửa Mỹ.
Thứ hai, tôi đã nói nhiệt điện khí không thể đảm đương được chức năng thay thế nhiệt điện than vì nền kinh tế không cho phép làm việc này.

Thứ ba, không vì như thế mà có thể nói công nghệ nhiệt điện khí sẽ làm cho công nghệ nhiệt điện than bị lạc hậu và các nước xuất khẩu công nghệ nhiệt điện than vào Việt Nam là yếu kém đi. Chúng ta chỉ không nhập khẩu công nghệ nhiệt điện than lạc hậu của Trung Quốc nữa, chứ không thể không sử dụng công nghệ nhiệt điện than.

Vì thế, cũng không nên quá lo lắng Việt Nam bị phụ thuộc vào công nghệ Trung Quốc mà phải chấp nhận chọn công nghệ lạc hậu. Chúng ta đã thấm đòn và thấu hiểu bài toán "của rẻ là của ôi" rồi, chắc chắn chúng ta không mắc phải sai lầm đó nữa.


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 29 2018, 11:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #295

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái ông Trương duy Nghĩa này nói sai rồi. Lập luận lòng vòng mà không chỉ ra được điều gì đang xẩy ra trên thế giới, cách hành xử của người ta. Vì không có tầm nhìn nên như thế.
Hiện nay trên thế giới có các dạng năng lương sau :
1- Nhiệt điện Than
2- Nhiệt điện khí
3- Điện nguyên tử
4- Thuỷ điện
5- Điện pin mặt trời, sức gió
Trong đó nếu xét theo « bảo vệ môi trường » (tôi để trong ngoặc kép để nói nó là một thủ thuật marketting vì người ta có thể hiểu điều này theo nhiều kiểu khác nhau, theo các chuẩn khác nhau) hiểu theo việc không xả khí các bon níc (CO2) làm nóng khí quyển và ô nhiễm không khí thì nhiệt điện Than là bẩn nhất. Thuỷ điện là sạch nhất, thứ đến điện khí, điện gió rồi mới tới điện nguyên tử.
Nếu tính về kinh tế(tức là hiệu quả sản xuất trên 1KW) thì điện than là rẻ nhất.
Nếu tính về độ nguy hiểm, phức tạp về công nghệ thì điện nguyên tử là đáng sợ nhất.
Nếu tính về giá thành cao, ít hiệu quả kinh tế nhất là điện gió, pin mặt trời.
Tất cả các hình thức trên đều có lợi và hại. Và ở trên thế giới, các nước phương Tây, tuỳ theo họ sử dụng cái gì, năng lượng nào mà có chính sách chính trị hướng theo điều đó.
Một nước muốn bảo đảm an ninh để phát triển, thì phải tự chủ được về năng lượng. Lĩnh vực này cũng quan trọng như nông nghiệp. Tự chủ có nghĩa là ít phụ thuộc vào nhập khẩu nhất, hoặc nhập khẩu thì phải bảo đảm được nguồn nguyên liệu không bị ảnh hưởng (hoặc ảnh hưởng ít nhất) từ bên ngoài.
Tôi sẽ lấy hai ví dụ để thấy điều đó.
1- Nước Đức. Hiện tại nước Đức đã từ bỏ công điện hạt nhân (mặc dù khoảng 20% điện nước này vẫn là từ hạt nhân), mà hướng tới năng lượng sạch tức là sức gió (là chính) rồi pin mặt trời. Mặc dù vậy, nguồn cung cấp năng lượng điện lớn nhất ở Đức vẫn là Than đá, thậm chí là linite (tức là một loại than bùn nâu, có hàm lượng than rất ít) và hiển nhiên là ô nhiễm nhất (nếu hiểu theo khí thải CO2). Tại sao Đức lại làm thế. Bởi vì điện nguyên tử Đức không làm chủ được nguồn nhiên liệu, và họ cũng không thể giữ lại để sử dụng vào chế tạo vũ khí (Uranium dùng trong nhà máy điện là 10%, nhưng cứ lọc tiếp tới 90% thì dùng làm bom được), trong khi nguồn điện này rất nguy hiểm, nếu có sự cố, mà nước Đức thì diện tích nhỏ, mật độ dân đông (bằng 2/3 VN và có số dân gần bằng Đức 80 triệu, VN :90 triệu). Điện gió ở Đức ngày càng tăng, nhưng không ổn định, vì điện không trữ được. Vì thế điện than đá, than nâu vẫn là năng lượng chủ lực ở nước này, bất chấp nó ô nhiễm hơn. Còn về khí đốt, dầu mỏ, Đức chủ yếu nhập từ Nga, và với các dòng chẩy North Stream, thì Đức càng ít phụ thuộc vào các nước trung gian hơn (ví dụ UK). Quan hệ về năng lượng của Đức với Nga là ổn định, bất chấp việc hai bên đánh nhau trang dành ảnh hưởng ở UK. Và Đức không ký với Mỹ hiệp định FTA cũng chỉ vì không muốn phụ thuộc vào khí đốt Mỹ.
2- Nước Pháp. Từ khi có khủng hoảng dầu lửa 1973, thì nước Pháp chuyển sang dùng điện hạt nhân. Nhưng Pháp làm chủ hoàn toàn kỹ thuật. Và điện hạt nhân là cửa đầu tiên để Pháp làm bom nguyên tử. Một công đôi việc. 2/3 số lượng điện ở Pháp là điện nguyên tử.
Chính vì thế mà Pháp là nước cổ vũ « bảo vệ môi trường » quyết liệt, đặc biệt là chống nhiệt điện, để lùa các nước khác dùng điện hạt nhân, điều mà Pháp có thế mạnh. Cũng chính vì lobby hạt nhân mà các loại năng lượng mới kiểu như sức gió phát triển chậm.
Ở Pháp không có nguyên liệu nguyên tử. Nguyên liệu nguyên tử Pháp lấy ở Mali, là một nước thuộc địa cũ, nhưng hiện tại Pháp vẫn kiểm soát được.
Qua hai ví dụ trên, tôi có thể lấy nữa, ví dụ Ý, hay Nhật hay Mỹ. Nhưng tựu chung vấn đề nó lớn hơn việc công nghệ sạch hay bẩn, cũ hay mới. Nhưng chuyện này chỉ là cái cớ nói cho vui thôi. Cái chính là nó phải là sản xuất nội địa (để kiểm soát được và bảo đảm an ninh năng lượng), đồng thời nó phải có hiệu quả kinh tế. Bởi giá điện mà đắt, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức cạnh tranh hàng hoá của nước đó trên thị trường thế giới.
Ở VN, chuyện này nó còn kèm thêm một điều nữa, liên quan tới những nước đang phát triển, khác với Đức , Pháp tôi nói ở trên. Đó là « cái bẫy ngoại tệ ». Cái bẫy ngoại tệ là gì, các nước đang phát triển gặp phải nó khi muốn sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu, nhưng công nghệ lại phụ thuộc. Có nghĩa là sản phẩm bán ra bằng tiền nội địa (ví dụ VND), nhưng tiền chi trả bảo dưỡng, nhập máy móc công nghệ lại là tiền nước ngoài (ví dụ Đô la). Trong trường hợp này cái thu của ông không thể trả được cho chi, tại sao, vì khi chuyển đổi VND lãi ra đô la để tiêu, ông chuyển thế nào. Sự chuyển đổi này là do tiền ngoại tệ ông có khi xuất khẩu.(tức là VND nộp vào nhà nước, rồi nhà nước lấy ngoại tệ có được bằng xuất khẩu ví dụ tôm cá, cà phê, từ đó mà đổi cho ông, chứ ông khonog chi trực tiếp được) Kết quả ông thành cái bẫy tiêu thụ ngoại tệ mà không cân bằng được. Đây là điều giải thích tại sao Brazil thi hành chính sách thay thế sản phẩm nhập khẩu không thành công, còn Hàn quốc hay TQ thì làm được, vì họ chủ yếu hướng và xuất khẩu để lấy mỡ nó rán nó, rồi cướp công nghệ mà tiếp cận thị trường nội địa.
Bây giờ hướng cho ông EVN nhập cả công nghệ lẫn nguyên liệu (trả bằng đô) để sản xuất điện tính bằng VND. Vậy khác gì ông Brazil làm chuyện này từ thập niên 70 ở thế kỷ trước để rồi chết, nợ một đống, và luôn được gọi là xứ sở của tương lai mãi mãi, còn hiện tại thì không bao giờ có.
Thực sự tôi hơi ngạc nhiên là một ông PTS mà nhìn sự việc thiển cận như vậy. Nhất là những chuyện như thế đã xẩy ra trên thế giới, chỉ cần mở mắt nhìn chứ nó có phải là cái gì mới đâu.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 29 2018, 11:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #296

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy, cái quyết định của công nghệ năng lượng VN là nguyên liệu phải làm chủ được. Rồi từ đó mới tính chuyện công nghệ. Chứ không thể nêu lý do công nghệ cao, để tạo bẫy nhập khẩu nguyên liệu là chết.
Thực sự ở VN chỉ có nhiều than đá. Vậy thì nếu là nhiệt điện thì làm nhiệt điện than đá, nhưng chọn công nghệ tốt nhất. Cho đến nay năng lượng than đá vẫn rẻ nhất, cho nên giả sử có chọn công nghệ đắt tiền, giá thành đầu ra chắc vẫn có hiệu quả kinh tế. Một trong những quyết định đầu tiên của chính phủ Trump là khôi phục năng lượng than đá, không phải là không có lý do.
Còn lấy cớ hiện đại, để nhập khẩu một ngành công nghiệp hoàn toàn dựa vào nhập khẩu, điều mà ngay những nước đứng đầu thế giới nó còn chẳng dám làm (Mỹ, Pháp, Đức). Mà ông lại gân cổ lên biện hộ được thì cũng giỏi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 31 2018, 04:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #297

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để mở rộng tầm nhìn, ta nên xét thêm một số điều nữa. Ngoài những điêù tôi nói ở trên có thế coi là cổ điển. Nguyên tắc của nó là : nguyên liệu ở đâu, có tự chủ được không, sản xuất tính theo tiền nào. Từ đó mới suy ra định hướng phát triển (ngày xưa ta gọi là kế hoạch). Đây là vấn đề chiến lược, liên quan tới tính sống còn của một đất nước. Cái câu chuyện này thực ra một đứa trẻ con cũng biết (không cần học vị PTS hay TS). Nhưng cũng bởi thế mà những « nước lớn » nó cũng tìm cách phá, bởi vì đây là tiến trình xâm thực bình thường. Cách phá của nó thế nào :

1- Đưa ra những điều khoản luật pháp, và dần chuyển đổi chúng vào luật quốc tế, để từ dó mà hướng kinh tế các nước đang phát triển đi vào con đường phụ thuộc, không tạo được thị trường nội địa, kinh tế chỉ là cái cỗ máy hút nhập khẩu, vay nợ. Lấy ví dụ như Pháp. Bằng cách hò reo về vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, Pháp nhằm vào tạo một cái khung cưỡng chế bắt các nước khác sử dụng năng lượng sạch (theo định nghĩa của Pháp, trong đó năng lượng hạt nhân là « sạch »), từ đó tạo lợi thế kinh tế. Tịu chung, nước nào mạnh về mảng nào thì mảng đó sẽ được coi là sạch là chuẩn. Tất nhiên nó có cả yếu tố khách quan khoa học, nhưng yếu tố này được biến báo đi, thổi phồng..phục vụ cho mục đích kinh tế, xâm thực. Nó là một dạng « ăn cơ chế » ở mức độ cực cao big business. Vì thế các nước nghèo cứ nghèo khổ mãi là thế, dù có đủ các thể loại đảng, các kiểu dân chủ. Nhưng dân có được gì đâu. Như vậy khi hoạch định chính sách năng lượng phải để ý tới vấn đề này. Bởi người ta có thể dùng nó để lấy cớ ép thuế lên hàng mình sản xuất. Câu chuyện cá ba sa là dạng như vậy, mặc dù nó không trong lĩnh vực năng lượng.

2- Ở VN thời bao cấp, có việc kế hoạch hoá kinh tế. Tất nhiên việc kế hoạh hoá này có nhiều thiếu sót, ví dụ chỉ định lượng kiểu theo phong trào. Bây giờ nếu nói tới kế hoạch hoá, thì các bác sẽ nhẩy tưng tưng lên, chê là cổ hủ. Nhưng họ không biết rằng, trong quan hệ quốc tế hiện tại, những nước nghèo, đang phát triển như VN cũng bị « kế hoạch hoá », « định hướng ».. chứ nó không phải là phát triển tự do. Tất nhiên về mặt giấy tờ lý thuyết dậy từ Havard đến Yale hay princeton (tôi chỉ lấy mấy cái trường nổi tiếng của Mỹ, nhưng nó là điểm chung cho tất cả), không ai nó dậy thế cả. Mà chỉ « tự do muôn năm ». Nhưng đó cũng chỉ là lý thuyết để cho mấy ông được nó nhồi sọ ở đó, đi ra ngoài trưng cái bằng lên mà hô theo. Kế hoạch hoá của nó nằm trong chính sách cho vay. Không biết có ai trong này đã đi vay tiền chưa. Nếu đã đi vay, thì người ta thấy ngay là ngân hàng là kẻ quyết định có cho vay hay không, và từ đó hướng tới định hướng kinh tế. Bởi vì các nước nghèo không thể có tiền tích luỹ để phát triển, mà bắt buộc phải vay. Hiện tại hệ thống ngân hàng nào cho vay mà ít định hướng nhất. Tôi nói ra chắc các bác sẽ ngạc nhiên. Câu trả lời : TQ. Tất nhiên, nếu đã vay như thế, thì phải mua hàng TQ, công nghệ TQ. Cũng như vay vốn ODA Nhật thì phải dùng hãng Nhật, công nghệ Nhật. Nhưng vì hiện tại TQ trở thành công xưởng của thế giới (nếu tính trên toàn thế giới, thì giai cấp công nhân ngày càng tăng, nhưng nó tăng chủ yếu ở TQ, VN, .. nhưng không tăng ở phương Tây), vì thế ngay cả trong các giải pháp kỹ thuật ngoài TQ cũng vẫn có đồ của TQ.
Như vậy ngoài vấn đề nguyên liệu, nội lực, nó còn có vấn đề liên quan tới nguồn vốn, tới các mánh lới luật pháp mà các thị trường lớn đưa ra (EU, USA..) để định hướng sự phát triển có lợi cho họ nhất.
Như vậy các nước đang phát triển phải biết cách tránh và « lượn ra », thì mới phát triển được. Trong những nước phát triển trên toàn thế giới, VN là một nước đang còn giữ được nhiều đòn bẩy để « lượn ra » nhất. Chính trị VN độc lập, quân đội không phải loại yếu, hệ thống chính trị tinh vi, một phần lớn lực lượng sản xuất vẫn còn trong sự điêù khiển của nhà nước..Vì thế đừng có ù lỳ, người ta bảo gì nghe nấy, rồi lại tưởng là tiến bộ, phát triển.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 1 2018, 06:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #298

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.342
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.867$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ve nang luong, lai co bai nay nua moi choang

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/binh...en-phi-3359176/

Malaysia nói sẽ có ng phải chịu trách nhiệm vu MH17 nhưng không nên chĩa mũi dùi vào nga, và chưa đủ bằng chứng để cáo buộc nga. Australia và Hà Lan đã tới gặp Bộ Ngoại giao Mã Lai chất vấn.

An Do tu choi nghe theo My trung phat Iran, noi rang An Do chi theo lenh trung phat qua lien hop quoc chu khong phai cua mot quoc gia. HIen An Do cung co nhieu du an duong sat o Iran, va la doi tac nhap khau dau lon cua Iran

An Do cung da quyet dinh mua S400 cua Nga. My tuyen bo tam thoi chua co y dinh trung phat An Do

Nha bao Nga Babchenko song o Ukraine, thuong chong Nga, bi Ukraine tuyen bo da chet, nay lai song lai. Mat vu Ukraine noi rang da dan canh nhu vay de canh bao ve Nga. Hien cac truyen thong phuong Tay nhu CNN, NBC, Reuters da bi ho nang vu nay, sau khi da dua tin ram ro. [B]Phia Nga noi khong ro day la mot phan cua mot ke hoach lon, hay chi la mot am muu boi xau Nga
. Cac nha phan tich cung k ro day co phai la dau da noi bo cua Ukraine khong, vi ca ngoai truong, thu tuong Ukraine deu da len an Nga va dua vu "am sat" nay len LHQ.

Nga va Tho Nhi Ky dang ban bac mo rong duong ong Tho Nhi Ky den Bulgary

Tong thong Duc (cuu ngoai truong) Frank-Walter Shteinmaier yeu cau Ukraine phai ngung viec chi trich viec Duc tham gia du an Dong Chay Phuong Bac 2. Phia Ukraine lo ngai minh se mat don bay chinh tri khi dong chay phuong bac 2 duoc hinh thanh[/B]

"Các bạn không nên chỉ trích chúng tôi. Thậm chí nếu khi chúng tôi nói về dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 tức là chúng tôi cũng nói về tương lai và an ninh năng lượng của Ukraine. Các bạn nên thấy rằng Đức nỗ lực để đảm bảo quá cảnh khí đốt qua lãnh thổ Ukraine. Để làm điều này, chúng tôi đang tiến hành các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) và tôi hy vọng sẽ mang lại kết quả", ông Shteinmaier nói.


Không hiểu sao Thổ gan thế nhỉ? Đã mua S400, xây dòng khí Thổ Nhĩ Kỳ, mua điện hạt nhân từ Nga, giờ lại dám cùng Nga thanh toán bằng đồng nội tệ riêng của nhau, điều mà EU cũng chỉ dám làm hạn chế với Nga. TQ thanh toán nội tệ với Nga thì không lạ, nhưng Thổ mà lại dám thế?

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy các dự án năng lượng chung
Ngày 2/6, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đã có cuộc điện đàm, tập trung thảo luận về việc thúc đẩy các dự án năng lượng chung.

Trong cuộc thảo luận được phía Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng, hai nhà lãnh đạo đã bàn thảo nhiều vấn đề xoay quanh quan hệ thương mại-kinh tế song phương, xúc tiến các dự án năng lượng chung, bao gồm dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ và nhà máy năng lượng hạt nhân Akkuyu.

Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan có liên quan của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác song phương trên một loạt các lĩnh vực.

Chỉ cách đây vài ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng đã điện đàm, thảo luận vấn đề hợp tác kinh tế, năng lượng. Hai bên đều bày tỏ sự hài lòng trước tiến triển của các dự án nhà máy năng lượng hạt nhân Akkuyu và đường ống khí đốt tự nhiên Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ. Hai bên cũng nhấn mạnh việc sử dụng đồng nội tệ trong thương mại song phương./.

http://vov.vn/the-gioi/nga-va-tho-nhi-ky-t...hung-769746.vov

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jun 3 2018, 03:03 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 3 2018, 06:15 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #299

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.342
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.867$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vụ đặc khu kinh tế Vân Đồn, quốc hội đang muốn chủ trương cho TQ thuê trong 99 năm. Không hiểu thế nào?
Tin đồn của lề trái là TQ sẽ đem dân của họ vào sống, lợi nhuận đem về nước, có luật lệ riêng, k cần theo luật VN, k cần quan hệ và hòa nhập vào dân bản địa, thậm chí có thể thành lập lực lượng (hoặc đưa vào) an ninh hay quân đội vào đóng ở khu Vân Đồn, không rõ sao? Nhưng nếu đúng vậy thì k được. TQ chỉ có thể được đầu tư tiền bạc, công xưởng, có thể có nhân công TQ nhưng cũng phải thuê nhân công VN, và phải theo luật VN, lực lượng an ninh và quân đội dĩ nhiên phải của VN, và nộp thuế đầy đủ, lợi nhuận có thể đem 1 phần về TQ nhưng cũng phải dùng 1 phần tái đầu tư ở VN.

Vấn đề bây giờ là quy chế thế nào?


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 6 2018, 07:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #300

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái câu chuyện đặc khu này nó có nhiều vấn đề, và cách nhìn nhận, sử lý của chính phủ và nhà nước cũng có vấn đề. Vấn đề đầu tiên là tâm lý. Ở đây có hai điều. Việc để thời hạn thuê đất có thể lên tới 99 năm, bất luận bản chất nó thế nào, không thể không khiến người ta nghĩ tới những nhượng địa mà thực dân phương Tây đã từng làm ở châu Á, cụ thể là TQ. Và đây là vấn đề mất chủ quyền. Ông bộ trưởng nào đó (ông ấy có tên, nhưng trả lời bao biện khiến tôi không muốn nhớ tên), lại nói rằng vấn đề đặc khu được chuyển thành «vấn đề chống TQ », mà cố tình lờ đi rằng, hiện tại chỉ có TQ là nước có thể xuất vốn nhiều nhất, và tất nhiên khả năng TQ, người TQ sẽ đầu tư vào nhiều nhất là tương đối rõ ràng, rồi từ đó không có cách trả lời thoả đáng càng chứng tỏ sự yếu kém của chính phủ, của chính mình, và từ đó dẫn tới việc người dân nghi ngờ khả năng quản lý, giải quyết vấn đề mà đặc khu đặt ra. Từ đó càng giúp thêm lề trái chắp thêm cánh, tha hồ mà đặt ra những hiểm nguy nói như đúng rồi. Càng làm câu chuyện rối mù lên về mặt dư luận. Trong khi thực tế, lề trái hay đặt chuyện và bịa đặt.
Thực ra để thời hạn thuê đất 99 năm là quá dài. Gần hai thế hệ, trong khi bản thân chính phủ hiện tại chưa chắc có được kế hoạch 5 năm. Về mặt nhà nước, biến động thế giới khiến người ta khó có thể tiên đoán việc gì xẩy ra 10 năm sau. Như vậy ở đây đúng là tiềm ẩn nhiều hiểm nguy, mà trong thực tế không ai có thể đo đoán được. Rất may mắn là đặc khu là tự ta đặt ra, chứ không phải như nhượng địa kiểu Hồng Công, Ma cao là do thế lực bên ngoài ấn định vào, nên có thể đặt ra luật để khắc chế nó. Ví dụ. năm ngoái Obama đã bỏ lệnh cấm vận vũ khí với VN. Nhưng ngay cả khi bỏ, để mua được vũ khí Mỹ cũng rất lằng nhằng, phải được các kiểu uỷ ban quốc hội của Mỹ thông qua. Không kể các vấn đề kỹ thuật khác, ví dụ như lắp ghép nó với hệ thống sẵn có ở VN như thế nào. Bản thân những chuyện đó đã làm cho việc mua vũ khí Mỹ trở thành vấn đề nan giải. Nhưng chưa hết. Vừa rồi Quốc hội Mỹ đã đưa ra lệnh trừngphạt Nga, trong đó bất cứ nước nào mua vũ khí Nga cũng nằm trong tầm ngắm của luật này. Như vậy nó đã trung hoà cái luật Mỹ bán vũ khí cho VN, biến tác động của việc này gần thành số không. Tất nhiên, do nhu cầu chính trị, quân sự, Mỹ có thể đặc cách cho VN, giống như Mỹ đã đặc cách cho Ấn độ. Đây là cách giải quyết có thể sử dụng, nếu vẫn muốn nằng nặc giữ 99 năm. Câu trả lời của thủ tướng Phúc đi theo ý này, có nghĩa là vấn đề 99 năm là đặc cách phải thông qua thủ tướng. Và tất nhiên ông ấy có vòng theo một câu nữa, để nói rằng thủ tướng không thể tự quyết định mà phải thông qua quy trình. Và như vậy, cái cách giải quyết này lại không đủ. Bởi sao ? bởi cho tới nay, trong luật pháp VN chưa có quy trình để có thể lật đổ thủ tướng một cách hợp hiến. Điều này tôi đã nói từ 7,8 năm nay. Nhưng cho đến này điều này chưa có. Kết quả một dạng « vua Lê chúa Trịnh » như thời thủ tướng Dũng có thể xẩy ra. Và trong trường hợp này, thì giải quyết ra sao. Khi một mình ông thủ tướng « đì » cả chính phủ, nhà nước, Đảng.
Như vậy vấn đề không phải là « 99 năm », mà cái cơ chế nào quản lý nó, trung hoà những hiểm nguy nó có thể đưa lại mới quan trọng. Nếu cái cơ chế đó, được ghi rõ ràng vào luật chứ không phải nói miệng, hay thông tư văn bản vớ vẩn, rồi lại « đánh mất » như mấy vụ nhà đất Sài gòn vừa rồi, thì ô kê.
Tất nhiên có nhiều cách, nhưng tôi chỉ tiếp tục tư duy của thủ tướng Phúc. Có nghĩa là nếu là gia hạn 99 năm, thì thủ tướng phải quyết định, và thủ tướng chỉ quyết định được khi quốc hội thông qua. Nếu có cả cơ chế, thủ tướng có thể bị lật đổ, nếu trái lệnh thì cái câu chuyện 99 năm này ổn.
Tiếp tới, để mở rộng tầm nhìn tôi sẽ nói về vấn đề đặc khu nói chung, từ đó suy ra đặc khu VN, cũng như những nghi ngờ xem nó có đúng không.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 28 29 30 31 32 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC