Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Bà Giáo Đức Và Bài Học Cho Người Việt

chan_trau
post Jun 18 2011, 08:50 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Newbie


Nhóm: Ăn no vác nặng
Số bài viết: 7
Tham gia từ: 8-April 11
Thành viên thứ: 111.077

Tiền mặt hiện có : 552$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



- Một giảng viên người Đức sang Việt Nam đào tạo ngắn hạn về quản lý tại một cơ quan nhà nước. Bà rất ngạc nhiên khi học viên thường xuyên vắng và đi học muộn.

Phần việc giao phải hoàn thành trong lúc nghỉ trưa thì học viên đem tới lớp làm vào đầu giờ chiều. Bà giáo lo lắng thực sự trước hiện tượng bất thường nói trên.

Bà băn khoăn tự hỏi: Mình giảng tồi quá, hay trong quá trình học lỡ nói gì xúc phạm học viên, vốn dĩ rất khác với dân tộc bà về văn hóa.

Khi biết tâm trạng của bà, học viên cười thầm: Bà sẽ hết ngạc nhiên nếu sang Việt Nam lần thứ hai.

Lớp học với mươi học viên được tổ chức ở một cơ quan lớn và hiện đại nhất nhì thủ đô. Song cái ghế trong phòng học lại to quá khổ. Mỗi lần cần dịch chuyển để sử dụng máy chiếu hay bảng viết, bảng ghim… rất khó khăn. Bà đề nghị một cái ghế nhỏ và nhẹ nhưng cơ quan không có.

Bà cho biết, ở nước Đức, bàn ghế trong phòng học đều nhỏ, nhẹ…tiện cho việc di chuyển linh hoạt, tạo khoảng cách gần gũi giữa giảng viên và học viên chứ không to và nặng như ở… phòng học này.

Người Đức chú ý từ cái ghế trong phòng học. Nhưng ở Việt Nam, nhất là các cơ quan sống bằng ngân sách, thì cái ghế phải “hoành tráng” và bề thế mới tạo động lực phấn đấu chứ? Và đã ngồi vào rồi thì… chẳng ai muốn chuyển.

Động lực nào khiến chúng ta phấn đấu trong công việc? Để giúp học viên trả lời câu hỏi này, bà giáo người Đức vẽ lên bảng tam giác động cơ làm việc với 5 cấp độ. Đáy là nhu cầu tối thiếu (1- survival needs), tiếp theo là nhu cầu an toàn (2- safety needs), nhu cầu xã hội (3-social needs), nhu cầu được tôn trọng (4-Ego needs), trên đỉnh là nhu cầu toàn diện (5- Needs for self – realization).

Nhu cầu được học viên đánh dấu nhiều nhất là (4) và (5). Riêng nhu cầu an toàn (safety needs :công việc ổn định; chính sách của công ty rõ ràng, tin cậy; có lương hưu, bảo hiểm…) thì không có dấu tích nào.

Bà giáo ngạc nhiên vì nhu cầu này ở các nước khác được chú trọng. Rồi bà “ồ” lên một tiếng khi biết học viên trong lớp đều thuộc diện “long term contract” - hợp đồng dài hạn.

Trong phần “giải quyết mâu thuẫn”, bà giáo hỏi đỉnh điểm của mâu thuẫn dẫn tới điều gì? Học viên đưa ra nhiều câu trả lời nhưng không ai đề cập tới “thôi việc” hoặc “thuyên chuyển công tác”. Bà giáo đâu biết ở Việt Nam, người ta giải quyết mâu thuẫn tài lắm! Chẳng ai dại gì thôi việc, nhất là đang bám vào bầu sữa ngân sách.

Thú vị và đặc biệt nhất là bài tập có tên KABE. Học viên chia thành hai nhóm, mỗi bên giữ hai chữ cái (K.A) hoặc (B.E) và bí mật đưa ra các chữ cái K,A,E,B thông qua người thứ 3. Sự kết hợp hai chữ cái cho số điểm khác nhau. Mục đích cuối cùng của bài tập là làm thế nào hai nhóm có số điểm dương (+) nhiều nhất.

Bà giáo người Đức rất ngạc nhiên khi một nhóm bắt đầu có số điểm âm (-) nhưng quyết không thương lượng với nhóm kia để (cả hai) đừng tiếp tục (-) “sâu” hơn.

Kết quả vòng cuối cùng, một đội điểm (-) “nặng” và đội kia điểm (+) không cao. Một bài và học về thương lượng và đối thoại trên tinh thần win-win nhớ đời cho người Việt.

Ngô Thiệu Phong



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 18 2011, 11:07 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(chan_trau @ Jun 18 2011, 08:50 AM)

Động lực nào khiến chúng ta phấn đấu trong công việc? Để giúp học viên trả lời câu hỏi này, bà giáo người Đức vẽ lên bảng tam giác động cơ làm việc với 5 cấp độ. Đáy là nhu cầu tối thiếu (1- survival needs),  tiếp theo là nhu cầu an toàn (2- safety needs), nhu cầu xã hội (3-social needs), nhu cầu được tôn trọng (4-Ego needs), trên đỉnh là nhu cầu toàn diện (5- Needs for self – realization).

Nhu cầu được học viên đánh dấu nhiều nhất là (4) và (5). Riêng nhu cầu an toàn  (safety needs :công việc ổn định; chính sách của công ty rõ ràng, tin cậy; có lương hưu, bảo hiểm…) thì không có dấu tích nào.




Đoạn 5 cấp độ chính là các thang bậc nhu cầu của Maslow. Hôm nọ em nghe bác Quyzen bảo là: với người bình thường thì phải thỏa mãn ở các cấp thấp rồi mới có nhu cầu lên các cấp cao hơn. Nhưng với người tu hành thì có ngay mục tiêu ở cấp 5, nên tu rất thuận lợi laugh1.gif


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mimi
post Jun 20 2011, 09:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Senior Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 787
Tham gia từ: 2-September 09
Thành viên thứ: 10.800

Tiền mặt hiện có : 150.732$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Tùy hình thức công ty nữa. Các công ty tư nhân và nước ngoài xem việc đào tạo là nghiêm túc, vì họ bỏ tiền ( đúng ra là nhiều tiền ) ra nên họ rất tích cực. Như chỗ tớ làm, chú nào đi muộn là lãnh sẹo ngay. Nhân viên cũng coi các khóa đào tạo này là tốt, ít nhất cũng làm đẹp CV hơn

Chứ các bác nhà nước thì học làm mẹ gì, học xong cũng thế, tốn tiền nhà nước chứ có ảnh hưởng ai đâu.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
traingo
post Jul 5 2011, 12:44 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 176
Tham gia từ: 25-May 11
Thành viên thứ: 111.095

Tiền mặt hiện có : 17.528$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Những người thành đạt rao giảng thì gần như lúc nào cũng đúng, nhưng họ có dám bỏ qua hiện tại và bắt đầu từ tay trắng ở một nơi thật xa lạ, không có chút vốn (nói chung) gì không.
Mình đã một lần nghe tiếng gọi về xây dựng Tổ quốc và mình thấu hiểu, mỗi mảnh đất chỉ có thể một số cá thể là tồn tại vì thích nghi.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Thinkytail · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
4 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (4 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC