Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

9 Trang « < 5 6 7 8 9 > 

· [ ] ·

 Hồ Chủ Tịch Trong Hồi Ký Hoàng Tùng

Mìn
post Jun 12 2005, 06:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #61

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 139
Tham gia từ: 11-June 05
Thành viên thứ: 1.796

Tiền mặt hiện có : 1.639$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :





--------------------
Đi qua nhà nhỏ
Thấy đôi liễn đỏ có bốn chữ vàng
Thạnh suy anh chưa biết chớ thấy nàng anh vội thương user posted image



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mìn
post Jun 13 2005, 02:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #62

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 139
Tham gia từ: 11-June 05
Thành viên thứ: 1.796

Tiền mặt hiện có : 1.639$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Đây là 1 đoạn trong Hồi ký nói trên của ông Hiên , theo phong cách " nghe nói " , "có tin " , " nghe đồn " ... devil2.gif laugh.gif laugh.gif

" TC (* ) sau khi rút lui khỏi cuộc đọ sức với LĐT vào chân tổng bí thư, buồn bã ngồi nhà. Ông qua đời vì chấn thương não trong một cú ngã ở cầu thang. Có tin ông bị LĐT sai tên bảo vệ ông, người của TGH, hạ sát. Tên này lẽ ra phải đi sát ông từng bước, nhưng đã để ông ngã khi có một mình. Vết thương ở gáy có thể do mép bậc thang gây ra, mà cũng có thể do một vật bằng gỗ khác đập vào. Việt Nam nghèo cái gì thì nghèo nhưng không nghèo tin đồn. Chẳng biết hư thực ra sao "

---------
(*) : Tớ viết tắt cho nó đỡ " nhạy cảm" , chắc các bác cũng dễ dàng đoán được tên những người ấy

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Mìn: Jun 13 2005, 03:00 PM


--------------------
Đi qua nhà nhỏ
Thấy đôi liễn đỏ có bốn chữ vàng
Thạnh suy anh chưa biết chớ thấy nàng anh vội thương user posted image



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tiểu Vũ
post Jun 15 2005, 09:56 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #63

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.307
Tham gia từ: 28-March 04
Thành viên thứ: 1.415

Tiền mặt hiện có : 15.037$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Bác nào chuyển chủ đề của tớ vào mục Người Việt Nam này thế? Mục này để tôn vinh những người Việt mà tên tuổi ngày càng toả sáng theo thời gian (@Bu), rứa mà ba phần tư là để các bác cãi nhau xem cụ Hồ nói tiếng Anh bồi hay tiếng Anh trên bồi một tẹo (chỉ thế thôi, muốn nói được y chang như dân bản xứ phải có năng khiếu thiên bẩm, hay chí ít cũng dăm mười năm sống ở xứ người ta). Tóm lại là đầu Ngô mình Sở rồi đấy w00t.gif


--------------------
Ngày nối ngày qua tin biền biệt
Bụi đường chen lấm ánh tà dương



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
SyncMaster
post Jun 15 2005, 10:04 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #64

Pang...


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 5.214
Tham gia từ: 21-July 04
Đến từ: Cuba
Thành viên thứ: 1.594

Bình chọn :



QUOTE(Tiểu Vũ @ Jun 15 2005, 02:56 AM)
Bác nào chuyển chủ đề của tớ vào mục Người Việt Nam này thế? Mục này để tôn vinh những người Việt mà tên tuổi ngày càng toả sáng theo thời gian (@Bu), rứa mà ba phần tư là để các bác cãi nhau xem cụ Hồ nói tiếng Anh bồi hay tiếng Anh trên bồi một tẹo (chỉ thế thôi, muốn nói được y chang như dân bản xứ phải có năng khiếu thiên bẩm, hay chí ít cũng dăm mười năm sống ở xứ người ta). Tóm lại là đầu Ngô mình Sở rồi đấy w00t.gif
*



Báo cáo bác TV tôi chuyển vào đây vì tôi nghĩ nó ở mục này phù hợp hơn và dễ nhìn hơn, vì ở bên kia sau một thời gian không có post mới nó bị tụt dần xuống dưới hơi khó tìm.


--------------------
Quan san muôn dặm một nhà
Năm châu bốn bể đều là anh em.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 15 2005, 04:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #65

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để chủ đề này vào đây đúng quá rồi còn gì nữa. Còn chuyện nói tiếng bồi hay không bồi thực ra là một cách tìm hiểu, đánh giá sự kiện cho chính xác. Trước khi tôn vinh thì điều đầu tiên là phải trung thực với lịch sử đã. Chứ nếu không thì sẽ có 2 việc xẩy ra. Việc thứ nhất là thần thánh hoá. Việc thứ nhì là "xỉ vả hoá". Cả hai điều đều tệ hại như nhau cả.

Đối với một nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ thì việc tôn trọng lịch sử không phải là điều cực kỳ quan trọng. đơn giản là do họ không tham gia làm ra lịch sử. Người ta chỉ cần quan tâm đến tác phẩm của ông ta có còn tồn tại theo thời gian không. Tác phẩm còn thì tác giả còn. Tác phẩm mất thì tác giả mất. Nhưng với một người làm chính trị thì tác phẩm của họ chính là lịch sử. Vậy không thể bỏ qua xem ảnh hưởng của họ tới lịch sử tới mức độ nào, vì không ai làm được lịch sử một mình.

Như vậy đã liên quan tới lịch sử chính trị, thì tên tuổi sẽ còn mãi. Không thể bỏ được. Ngoại trừ người ta không học lịch sử nữa. Ngược lại toả sáng, vinh danh thế nào thì lại không phụ thuộc vào họ mà phụ thuộc vào nguời đời, và số phận của họ mà lịch sử giành cho nữa.

Tóm lại một nhân vật lịch sử sẽ chịu khổ đau hơn nhiều một danh nhân bình thường.Nhưng đáy cũng là số phận của một danh nhân.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tiểu Vũ
post Jun 16 2005, 11:48 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #66

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.307
Tham gia từ: 28-March 04
Thành viên thứ: 1.415

Tiền mặt hiện có : 15.037$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Vị trí cụ Hồ được đặt ở đâu đương nhiên phải trên sự khảo sát ý kiến của nhiều người, trước hết là các chuyên gia lịch sử. Trong bối cảnh hiện nay không tránh khỏi ảnh hưởng của những yếu tố phi lịch sử, điều đó là tất nhiên. Mọi chuyện hồi sau sẽ rõ ràng hơn. Tôi chỉ thấy cách chúng ta tôn vinh Bác trong topic này hơi "ngộ nghĩnh" thôi laugh1.gif


--------------------
Ngày nối ngày qua tin biền biệt
Bụi đường chen lấm ánh tà dương



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
SyncMaster
post Jun 20 2005, 03:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #67

Pang...


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 5.214
Tham gia từ: 21-July 04
Đến từ: Cuba
Thành viên thứ: 1.594

Bình chọn :



Tôi nghĩ ta nên chia ra làm hai mảng, Bác Hồ - Chính trị giaBác Hồ - Nhà văn hoá thì hay hơn, chứ cứ gộp cả lại thế này thì hơi khó theo dõi. Vừa rồi chủ yếu các bác đề cập đến mảng Nhà văn hoá là chính, trong khi đó nhiều người cho rằng chính khía cạnh chính trị gia của Bác mới là hay.

Háo hức chờ mãi, cuối cùng chủ đề lại dừng lại no.gif


--------------------
Quan san muôn dặm một nhà
Năm châu bốn bể đều là anh em.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Bùm chíu
post Jun 23 2005, 08:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #68

Ơi bông hoa hường ngát hương của đời anh,hãy đợi anh bên bờ mương trong một buổi sớm đầy sươn


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 324
Tham gia từ: 23-June 05
Thành viên thứ: 1.829

Tiền mặt hiện có : 827$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Nhân khi bác Khải sang Mỹ lại nhớ đến cụ Hồ với người Mỹ ngày trước , có cái link này :
http://www.rationalrevolution.net/war/amer..._in_vietnam.htm


--------------------
Đêm nay anh ngồi đó
Đêm nay anh ngồi đây
Ngồi đây và ngồi đó
Nhớ lại cuộc tình to ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
biendep
post Jun 28 2005, 03:32 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #69

Hay té ghế do cười vật vã
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 2.873
Tham gia từ: 14-November 03
Đến từ: chi bộ Ba Lê
Thành viên thứ: 1.293

Tiền mặt hiện có : 107.365$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Tớ thấy ko có gì phải nghi ngờ về khả năng ngoại ngữ của bác Hồ cả, đúng là ko nên lấy thước đo của bản thân để suy luận ra khả năng (hay hạn chế của người khác) vì mỗi người có chỉ số IQ khác nhau, năng khiếu khác nhau, khả năng trí nhớ, suy luận, cảm nhận ... khác nhau. Có rất nhiều ví dụ cho chuyện học ngoại ngữ, tớ ở Paris chứng kiến nhiều người Tàu làm trong nhà hàng hoặc ngồi tính tiền trong siêu thị biết nói 3,4 thứ tiếng là chuyện quá bình thường ( tiếng Tàu là tiếng mẹ đẻ của họ ko tính nhá, họ nói sõi tiếng Việt như người Việt, tiếng Campuchia, tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Pháp). Ví dụ như tớ thấy, khi tớ ở VN học tiếng Anh thì nói sõi tiếng Anh, học và làm việc ở Pháp lại phải nói sõi tiếng Pháp, rồi trong trường bắt buộc phải học thêm 1 ngoại ngữ thứ 2 thì lại phải học thêm Tây ban nha, và phải học cho ra trò để thi oral và thi viết mấy kỳ liền. Như vậy bản thân tớ sau 3 năm ở nước ngoài thì cũng có thể nói được, viết được, đọc được 3 ngoại ngữ, vậy bác Hồ phiêu bạt đến tận 30 năm ở các nước thì chuyện bác thông thạo ngoại ngữ thiết nghĩ là chuyện ko việc gì phải nghi với ngờ cả. Đúng là khi nhìn và đánh giá 1 con người đã thuộc về lịch sử thì nên nhìn đại cuộc, ko nên nhìn và moi móc những điều tủn mủn vụn vặt và lấy hạn chế của bản thân áp đặt lên khả năng của người khác read.gif


--------------------
Bình yên để sóng nâng niu bờ, chờ nghe tình vỗ lên tim mình ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Sep 6 2005, 05:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #70

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Để có thể hiểu được vì sao chủ tịch Hồ Chí Minh đang từ họ Nguyễn và sau rất nhiều lần thay tên, đổi họ, đã lấy họ Hồ làm họ chính thức của mình, chúng ta có thể đọc thêm Trong Cõi của sử gia Trần Quốc Vượng.
Dưới đây là trích đoạn phần cuối của tiểu luận của Trần Quốc Vượng:

Cũng đã có dăm cuốn sách nói về gia thế cụ Hồ Chí Minh, nhưng câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết.
Chỉ là lời truyền miệng dân gian, ở Kim Liên, Nam Đàn, ở một số người gốc Nghệ hiện sống tại Hà Nội và nhiều nơi khác trên mảnh đất Việt Nam. Nếu trong Folklore, có hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là "lan truyền" (de transfest folklorique) thì từ lâu câu chuyện này cũng đã lan truyền từ làng Kim Liên ra khắp huyện Nam Đàn rồi khắp tỉnh Nghệ Anh rồi rộng ra hơn nữa... Nhưng phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này phải nói là hạn hẹp. Vì người ta sợ động chạm đến cụ Hồ. Một cái sợ vô nghĩa (insignifiant) nhưng người ta cứ gán cho nó cái ý nghĩa chính trị giả tạo. Vì như bà Trịnh Khắc Niệm viết trong cuốn trong cuốn tiểu truyện bằng tiếng Anh "Life and Death in Shanghai, đã được phiên dịch ra tiếng Việt, ở xã hội "xã hội chủ nghĩa", cuộc đời của các lãnh tụ cộng sản được coi là "bí mật quốc gia".
Nhưng đây không phải là chuyện cụ Hồ, tuy cũng có dính dáng đến cụ Hồ. Mà vì đây là chuyện cụ thân sinh ra cụ Hồ, cụ Nguyễn Sinh Huy, mà cũng là chuyện truyền miệng thôi, nghĩa là thuộc phạm trù giai thoại, Folklore, chứ không thuộc phạm trù lịch sử, như tôi đã nói từ đầu bài này.
Người dân Kim Liên đồn rằng Nguyễn Sinh Huy không phải là thuộc dòng máu mủ của họ Nguyễn Sinh làng này. Mà là con của một người khác: ông đồ nho - cử nhân - Hồ Sĩ Tạo.
Cử nhân Hồ Sĩ Tạo thuộc dòng họ Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (đây là quê gốc của Hồ Quý Ly, nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, đây cũng là quê gốc của anh em Tây Sơn thế kỷ XVIII, vốn họ Hồ ở xứ Nghệ, đây cũng là quê hương Hoàng Văn Hoan, người đồng chí thân cận một thời của cụ Hồ Chí Minh, được cụ Hồ giao phụ trách công tác đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa thời kháng chiến chống Pháp và là Đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa, hiện sống lưu vong ở Trung Hoa, có viết một tài liệu lịch sử làng Quỳnh Đôi, quê ông. Bà vợ nhà văn lớn Đặng Thái Mai - người một thời làm Viện trưởng viện Văn Học - là Hồ Thị Toan, cũng thuộc dòng họ Hồ này ở làng Quỳnh Đôi). Khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ trước (thế kỷ XIX) cử nhân Hồ Sĩ Tạo có thời gian ngồi dạy học ở một nhà họ Hà, người làng Sài, cùng một xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, với làng Sen (Kim Liên). Đó là một nhà nghệ nhân dân gian, trong nhà có "phường hát ả đào".
Nhà họ Hà có cô con gái tên là Hà Thị Hy, tài hoa, nhan sắc, đàn ngọt, hát hay, múa khéo, đặc biệt là múa Đèn (đội đèn trên đầu, để đèn trên hai cánh tay, vừa hát vừa múa mà dầu trong đĩa không sánh ra ngoài) nên người làng thường gọi là cô Đèn. Người ta thường bảo: má hồng thì mệnh bạc (như Đặng Trần Côn viết mở đầu khúc Chinh Phụ Ngâm "hồng nhan đa truân" - gái má hồng nhiều nỗi truân chuyên. Hay như Nguyễn Du than thở giùm người đẹp tài hoa trong truyện Kiều "chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau", "rằng hồng nhan tự thuở xưa, cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu"). Vả ở thời ấy, dưới chế độ quân chủ nho giáo, lấy Tứ Dân (Sĩ, Nông, Công, Thương) làm gốc, người ta vẫn xem thường nghề ca xướng và con nhà ca xướng ("xướng ca vô loài"). Cô Đèn Hà Thị Hy tài hoa nhan sắc là thế mà rồi ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được chồng. Mà trong nhà thì lại luôn có bậc văn nhân: ông cử Hồ Sĩ Tạo. "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" là lẽ thường theo tâm lý dân gian, huống chi là giữa văn nhân - tài tử - giai nhân. "Trai tài gái sắc" mà! Và cô Hà Thị Hy bỗng dưng "không chồng mà chửa". Mà ông cử Tạo thì đã có vợ, có con rồi! Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề, sỉ nhục hạng gái "chửa hoang", hạng "gian phu dâm phụ". Để tránh nỗi nhục cho con gái mình và cho cả ông cử Tạo đang làm "thầy đồ" được hết sức kính trọng trong nhà mình, họ Hà phải bù đầu suy tính...
Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xã có ông Nguyễn Sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà góa vợ (bà vợ trước đã có một con trai - Nguyễn Sinh Thuyết - và người con trai này cũng đã có vợ). Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn Sinh Nhậm đến điều đình, "cho không" cô Hy làm vợ kế ông này - như một người con gái xướng ca, quá lứa, lỡ thì, lấy ông già góa vợ - mong ém nhém việc cô gái đã "to bụng".
Công việc rồi cũng xong. Cô Hy ôm bụng về nhà chồng, có cưới, có cheo cẩn thận. Việc phạt vạ của làng không thể xảy ra. Nhưng cô gái tài hoa nhan sắc thì bao đêm khóc thầm vì bẽ bàng, hờn duyên tủi phận. Và ông lão nông dốt nát tuy được không cô gái đẹp nhưng cũng buồn vì đâu có đẹp đôi, lại cắn răng chịu đựng cái tiếng ăn "của thừa", "người ăn ốc (ông cử Tạo), kẻ đổ vỏ (cụ lão nông Nhậm)". "Miệng tiếng thế gian xì sầm", ai mà bịt miệng nổi dân làng. Mà trước hết là lời "nói ra, nói vào", lời chì chiết của nàng dâu - vợ anh Thuyết - vốn nổi tiếng ngoa ngoắt, lắm điều. Ông Nhậm đành cho con trai và vợ anh ta ra ở riêng, và mình ở riêng với bà vợ kế.
Chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đã sinh nở một mụn con trai, được ông đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, lấy họ ông mặc dù ông biết rõ hơn ai hết đó không phải là con ông, con nhà họ Nguyễn Sinh này. Nàng dâu ông càng "tiếng bấc, tiếng chì" hơn trước, vì ngoài việc bố chồng "rước của tội, của nợ", "lấy đĩ làm vợ" thì nay còn nỗi lo: người con trai này - được ông nhận làm con - lớn lên sẽ được quyền chia xẻ cái gia tài vốn cũng chẳng nhiều nhặn gì của một gia đình nông phu thôn dã. Việc ấy xảy ra vào năm Quý Hợi, đời vua Tự Đức thứ 16 (1863).
Vì trọng tuổi, lại vì lo phiền, vài năm sau cụ Nhậm qua đời và cũng chỉ ít lâu sau đó, bà Hy cũng mất. Nguyễn Sinh Sắc trở thành đứa trẻ mồ côi. Lên bốn, về ở với người anh gọi là "cùng cha khác mẹ" mà thật ra là "khác cả cha lẫn mẹ", cùng với bà chị dâu ngoa ngoắt, khó tính, lúc nào cũng chỉ muốn tống cổ cái thằng "em hờ" của chồng này đi cho "rảnh nợ".
Không cần nói, ta cũng hiểu Nguyễn Sinh Sắc khổ tâm về tinh thần, khổ cực về vật chất như thế nào trong cái cảnh nhà Nguyễn Sinh như vậy. Ta cảm thấy vô cùng thương xót một đứa trẻ mồ côi sớm chịu cảnh ngang trái của cuộc đời. Bên ngoại thì ông bà đều đã mất, họ Hà chẳng còn ai chịu cưu mang đứa trẻ có số kiếp hẩm hiu này.
May có ông tú đồ nho Hoàng Xuân Đường, người làng Chùa (Hoàng Trù) gần đó, xót thương đứa trẻ, dù sao cũng là hòn máu rơi của một nhà nho khác, lại có vẻ sáng dạ, nên đã đón về làm con nuôi, cho ăn học. Và đến khi Nguyễn Sinh Sắc 18 tuổi, ông bà đồ họ Hoàng lại gả cho cô con gái đầu lòng - Hoàng Thị Loan - mới 13 tuổi đầu, cho làm vợ, lại làm cho căn nhà tranh ba gian ở ngay làng Chùa, để vợ chồng Nguyễn Sinh Sắc ở riêng.
Ta dễ hiểu vì sao Nguyễn Sinh Sắc gắn bó với họ hàng làng quê bên vợ - làng Chùa - hơn là với làng Sơn "quê nội", quê cha "hờ". Con cái ông, từ người con gái đầu Nguyễn Thị Thanh, qua người con trai đầu Nguyễn Sinh Khiêm (tục gọi ông cả Đạt) đến người con trai thứ Nguyễn Sinh Côn (hay Nguyễn Tất Thành - sau này là Nguyễn Ái Quốc rồi Hồ Chí Minh) đều được sinh ra và bước đầu lớn lên ở làng Chùa bên quê Mẹ hay là quê "ngoại". Khi cụ tú Hoàng (Hoàng Xuân Đường) mất, vợ chồng con cái Nguyễn Sinh Sắc lại về ăn ở chung với bà đồ (tú) Hoàng. Các cháu đều quấn quít quanh bà ngoại.
Qua giỗ đầu cụ tú Hoàng, Nguyễn Sinh Sắc đi thi Hương khoa Giáp Ngọ và đậu cử nhân (1894). Ông được nhận ruộng "học điền", ruộng công của làng Chùa chia cho những người có học (nhằm khuyến khích việc học) để học thêm - chứ không phải nhận ruộng học của làng Sen. Khoa thi Hội Ất Mùi (1895), ông thi trượt.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Người Việt Nam · Bài mới tiếp theo »
 

9 Trang « < 5 6 7 8 9 >
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC