Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang < 1 2 3 

· [ ] ·

 Bùi Văn Nam Sơn, (đoạt Giải thưởng Tinh hoa dịch thuật 2006)

away
post Jan 15 2007, 02:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 57
Tham gia từ: 13-January 07
Thành viên thứ: 2.800

Tiền mặt hiện có : 903$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Đồng ý với những lập luận của bác Grass. Nhưng (tạm thời bỏ qua các nguyên tắc dịch thuật khô cứng) có một số điểm cần xét lại để biện minh cho việc lược dịch, phỏng dịch (không nói riêng về bác Lê):

- Để sách rẻ hơn trong một thời điểm nó cần phổ biến rộng nào đó mà người mua phần lớn là nghèo (ý của bác tao lao). Và dịch giả cũng thấy tiếc khi phải lược dịch, phỏng dịch.

- Việc lược dịch phỏng dịch một cách xuất thần có thể làm cuốn sách hay hơn, bớt những đoạn thực sự rườm rà, bịa thêm những đoạn tinh túy.

Có khi, sự lý giải cho việc lược dịch, phỏng dịch của dịch giả không khớp với cái nhạy cảm thôi thúc phải lược dịch, phỏng dịch bởi những lý do mà chính dịch giả cũng không nhận thức được. Đôi khi, nó là một sự nhạy cảm đúng. Dựa trên lý giải của dịch giả để phản bác chưa chắc đã phản bác đúng vào chất lượng của sách dịch.

Cuốn sách có mất hay hay hay hơn sau phỏng dịch, lược dịch? Cái này nhiều khi chỉ có thể tìm thấy câu trả lời khi đích thân đọc nguyên tác và phần phỏng dịch, lược dịch.

Về nguyên tắc, phỏng dịch, lược dịch là "xúc/xâm phạm" tác giả. Nhưng đôi khi, lén lút nhìn bằng con mắt giang hồ, có khi, nó lại là một đóng góp nâng cấp một mã nguồn lên cấp độ cao hơn, tinh túy hơn.

Đó là lí do, ngày xưa, có những câu chuyện mẹ em kể làm em như trực tiếp tham gia vào nó nhưng khi đọc bản chưa bị xuyên tạc, em thấy nó khô khan và em cảm giác như chính mẹ em mới là người viết truyện.

Em chỉ cực lực phản đối việc phỏng dịch, lược dịch những truyện gần như không kể được (như của Kundera).

Còn nhiều cuốn sách bác Nguyễn Hiến Lê dịch, nó là một phạm trù "văn học" khác mà có thể, có lúc, kinh nghiệm sống của tác giả chưa chắc đã bằng kinh nghiệm của dịch giả. Đấy là em giả dụ thế, còn thực hư, phải tự mình kiểm chứng và gần như chỉ có thể tự mình kiểm chứng.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi away: Jan 15 2007, 02:15 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mr. Smith
post Jan 15 2007, 05:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Thực ra việc tóm tắt lược dịch vẫn xảy ra với các tác phẩm lớn và dài, thường là với các sách cổ điển. Ví dụ tớ có cuốn tóm tắt Lịch sử sự sụp đổ của đế quốc La Mã của Gibbons bằng tiếng Anh, tuy là tóm tắt chỉ còn 1/4 nhưng cũng dày tới 1300 trang. Sách do nhà xuất bản có uy tín Penguin ấn hành.
Với các tác giả hiện đại mà còn thời hạn bản quyền thì tất nhiên việc lược dịch phải xin phép họ nhưng với những người đã chết và hết thời hạn bảo vệ bản quyền thì việc lược dịch hay trích dịch là do cân nhắc của dịch giả và nhà xuất bản.
Một quyển sách quan trọng mà cho tới giờ cũng mới chỉ xuất hiện dưới dạng trích dịch ở Việt Nam là Sử ký Tư Mã Thiên do Phan Ngọc dịch, chưa biết đến bao giờ mới dịch toàn bộ.
Riêng với sách văn học thì tớ không ủng hộ việc tóm tắt, có thể trích dịch nếu cuốn đó quá dài (ví dụ cuốn Đi tìm thời gian đã mất của Proust mới chỉ được dịch vài tập ra tiếng Việt), nhưng không nên dịch kiểu tóm tắt. Ngày xưa tớ đọc bản tóm tắt Hồng Lâu Mộng thấy chẳng ra sao là sao cả.
Về bác Nguyễn Hiến Lê, dù sao tớ cũng đánh giá rất cao sự cẩn thận, tận tụy, học rộng và sức làm việc kinh người của bác ấy, dù là đọc sách của bác ấy viết/dịch nói chung vẫn thấy là bác ấy dừng lại ở việc phổ biến kiến thức hơn là truyền bá các nghiên cứu sâu.


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Jan 15 2007, 05:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Bác Xờ mít nói vài hàng về ông Nguyễn Hiến Lê cũng trúng với ý tui. Ậy nhưng mà thui, chuyện ông Nguyễn hay chuyện lược dịch là chuyện lạc đề cái topic này.Thui xin bà con trở lại chuyện ông Bùi Văn giùm. Ngoài việc muốn biết thêm về tiểu sử, quá trình học vấn của ổng tui cũng muốn biết thêm hiện ổng mần nghề gì, sống ở đâu v.v. hay tui cũng muốn biết về chuyện cái quĩ dịch thuật mang tên ông Phan Chu Trinh hay tủ sách tri thức gì đó (nghe cũng mới mẽ nên cũng tò mò).



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Mar 5 2008, 11:00 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Link một số bài của Bùi Văn Nam Sơn:
http://amvc.free.fr/Damvc/GioiThieu/BuiVanNamSon/BVNSTab.htm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang < 1 2 3
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC