Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Trích Một Bài Thơ Di Cảo Của Nguyễn Đình Thi

nangvang
post Dec 21 2007, 03:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 79
Tham gia từ: 13-March 04
Thành viên thứ: 1.405

Tiền mặt hiện có : 4.081$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Dưới đây là trích đoạn một bài thơ di cảo của Nguyễn Đình Thi viết ngày 18 tháng 4 năm 2003, trước khi qua đời, tại ngay giường bệnh (đang còn phổ biến rất ít ỏi trên mạng vì tác giả đã dặn lại con trai Nguyễn Đình Chính là chỉ phổ biên rộng rãi năm 2014!?)


..."Tất cả Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh, nhuốm đỏ
Tay tôi vương nhiều đồ bỏ
Nhiều giây nhợ tự buộc mình
Thôi! xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần tàn ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn
Mong anh em hiểu, đừng cười
Tôi gửi lại đây chìa khoá cửa nhà tôi đó
Ngổn ngang ... qua tạm cuộc đời ”...


(Nguồn: blog của Nhạc sỹ Tô Hải
http://360.yahoo.com/profile-OOJtmTcldKkPt5ZeWinmN12p

Không biết, liệu đã có ai ngoài ông con trai cố thi sỹ biết được đầy đủ toàn bài thơ này không nhỉ ?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Aha
post Dec 21 2007, 04:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 17
Tham gia từ: 18-December 07
Thành viên thứ: 3.881

Tiền mặt hiện có : 2.082$
Số tuần chưa đóng thuế : 3

Bình chọn :



Bài này mình thấy trên Thi viện. Gió bay cùng Mùa thu vàng và Núi xưa là ba bài thơ cuối cùng của Nguyễn Đình Thi.

Gió bay

Rồi hôm nào bỗng gió bay
Cái bóng ngoài kia đến đợi
Anh giật mình đứng dậy
Đến giờ rồi hôm nay

Trên tay cốc nhỏ không đầy
Uống chúc bạn bè ở lại
Anh chắt đời anh chắt mãi
Chút ngọt bùi chút đắng cay

Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình

Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn

Mong anh em hiểu đừng cười
Tôi gửi lại đây thìa khóa
Tất cả cửa nhà tôi đó
Ngổn ngang qua tạm cuộc đời

Tiếng đập cửa thình thình gọi
Anh cười vẫy
Xin chia tay
Lời ai văng vẳng
Hôm nào gió bay.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nangvang
post Dec 31 2007, 04:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 79
Tham gia từ: 13-March 04
Thành viên thứ: 1.405

Tiền mặt hiện có : 4.081$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(Aha @ Dec 21 2007, 04:29 PM)
Bài này mình thấy trên Thi viện. Gió bay cùng Mùa thu vàng và Núi xưa là ba bài thơ cuối cùng của Nguyễn Đình Thi.
*




Lan man đôi dòng ngày cuối năm về sự phản tỉnh của ba cây đa cây đề trong vườn thi ca cách mạng Việt Nam


Đọc những câu thơ gan ruột cuối cùng để lại trước khi từ biệt cõi tạm trần gian của Nguyễn Đình Thi qua bài Gió bay (cám ơn bạn Aha đã cung cấp cả bài) :

... “Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình

Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn ...”

những “bùn tanh”, “đồ bỏ”, “dây nhợ tự buộc mình”, “mọi lỗi lầm”, “những dối lừa khoác lác”, “ngu dại”... bất chợt liên tưởng đến mấy nhà thơ lớn khác và những bài thơ cuối cùng của họ.

Nói đến thi ca cách mạng Việt Nam, ngoài Nguyễn Đình Thi không thể không nhắc đến hai cái tên rất nổi tiếng khác là Tố Hữu và Chế Lan Viên, bởi họ vốn được coi là những đại thụ. Nhưng ở đây không bàn về những gì họ đã đóng góp cho nền thi ca nước nhà (đó là việc của các nhà nghiên cứu-phê bình văn học, vả lại người ta cũng đã làm quá nhiều rồi), mà chỉ muốn đề cập (qua một vài suy tư tản mạn) đến một góc còn ít được nói đến ở họ: sự phản tỉnh!

Hãy đọc một trong những bài thơ cuối cùng của Tố Hữu :


Anh bộ đội mua đồng hồ

Có anh bộ đội mua đồng hồ
Thiệt giả không rành anh cứ lo
Đành hỏi cô nàng, cô tủm tỉm
"Giả mà như thiệt khó chi mô!".


Chính bài thơ này đã khiến Phùng Quán (cháu gọi Tố Hữu bằng cậu ruột) nghĩ ngợi phân vân: ...“có lẽ nào một nhà chính trị, một nhà thơ từng trải, thông minh như cậu mà mãi cho đến lúc bước vào tuổi bảy mươi mới bắt đầu ngấm cái đòn-giả-thật ? Hay cậu đã ngấm từ lâu nhưng phải đến hôm nay, khi không còn hệ lụy gì nữa, mới có dịp bộc bạch với mọi người ?”
Ta không thể không đặt câu hỏi: điều gì đã khiến nhà thơ lớn đi đến kết luận: "Thằng Quán nó dại… mà cậu cũng dại…".

Còn đây là hai trong chùm ba bài thơ có giọng điệu phản tỉnh của nhà thơ Chế Lan Viên :

Bánh vẽ

Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp.
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Ðêm vui
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc...
Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt ?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm...

Tháng 8 năm 1991


Trừ đi

Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu ? Một nửa
Cái cần viết vào thơ, tôi đã giết đi rồi!
Giết một tiếng đau, giết một tiếng cười,
Giết một kỷ niệm, giết một ước mơ,
Tôi giết cái cánh sắp bay...trước khi tôi viết
Tôi giết bão táp ngoài khơi cho được yên ổn trên bờ
Và giết luôn mặt trời trên biển,
Giết mưa và giết cả cỏ mọc trong mưa luôn thể
Cho nên câu thơ tôi gày còm như thế
Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình.
Và thơ này rơi đến tay anh
Anh bảo đấy là tôi ?
Không phải!
Nhưng cũng chính là tôi - người có lỗi!
Ðã giết đi bao nhiêu cái
Có khi không có tội như mình !


Đến đây, lại bất chợt liên tưởng đến hồi ức về một nhân vật tiểu thuyết đã đọc từ thời cắp sách:

"Tôi đã tin ông như đã tin Chúa Trời. Nhưng Chúa Trời chỉ là tượng đất, đập một búa là tan, còn ông thì ông đã lừa dối tôi suốt đời."

Đó là lời phản tỉnh của chàng thanh niên Acthur (có biệt danh Ruồi Trâu - nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của nữ văn sỹ Ethel Lilian Voynich) viết trong lá thư gửi Đức Giám mục Mongtaneli khi biết một sự thật: ông chính là cha đẻ của mình.

Cùng có mẫu số chung cho cuộc đời là sự phản tỉnh, nhưng điểm khác biệt lớn nhất giữa họ là ở chỗ, chàng trai Acthur đã sớm nhận ra chân tướng của sự thật ngay từ khi còn rất trẻ, còn ba thi sỹ của chúng ta thì chỉ đến khi đã về già, rất già, thậm chí gần kề miệng lỗ mới có được sự phản tỉnh hoặc có đủ dũng khí để bộc bạch sự phản tỉnh ấy.

Như vậy há chẳng phải là điều đáng để ta phải suy ngẫm lắm sao ?
Và không thể không đặt câu hỏi : tại sao lại như vậy nhỉ ?
Có ai trả lời giúp tôi không ?

31-12-2007

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi nangvang: Dec 31 2007, 04:28 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
grass
post Jan 3 2008, 10:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Elite Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 1.375
Tham gia từ: 4-January 03
Thành viên thứ: 666

Tiền mặt hiện có : 64.223$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(nangvang @ Dec 31 2007, 11:25 AM)

Cùng có mẫu số chung cho cuộc đời là sự phản tỉnh, nhưng điểm khác biệt lớn nhất giữa họ là ở chỗ, chàng trai Acthur đã sớm nhận ra chân tướng của sự thật ngay từ khi còn rất trẻ, còn ba thi sỹ của chúng ta thì chỉ đến khi đã về già, rất già, thậm chí gần kề miệng lỗ mới có được sự phản tỉnh hoặc có đủ dũng khí để bộc bạch sự phản tỉnh ấy.


Có thể có nhiều người phản tỉnh sớm hơn nhưng họ không biết làm thơ rolleyes2.gif

Hoặc họ làm thơ mà tiếng nói của họ đã chẳng bao giờ đến tai chúng ta ohmygod.gif

Hoặc họ đang bị ném đá ở ngoài kia ohmygod.gif

Nói cho cùng, Việt Nam ơi của Lưu Quang Vũ cũng đã có khá sớm đấy thôi.

Việt Nam ơi

Những áo quần rách rưới
Những hàng cây đắm mình vào bóng tối
Chiều mờ sương leo lắt đèn dầu
Lũ trẻ ngồi quanh mâm gỗ
Lèo tèo mì luộc canh rau.

Mấy mươi năm vẫn mái tranh này
Dòng sông đen nước cạn
Tiếng loa đầu dốc lạnh
Tin chiến trận miền xa.

Những người đi chưa về
Những quả bom hầm hào sụt lở
Những tên tướng những lời hăm dọa
Người ta định làm gì Người nữa
Việt Nam ơi ?

Mấy mươi năm đã mấy lớp người
Chia lìa gục ngã
Đã tận cùng nỗi khổ
Người ta còn muốn gì Người nữa
Việt Nam ơi ?

Người đau thương, tôi gắng gượng mỉm cười
Gắng tin tưởng nhưng lòng tôi có hạn
Chiều nay lạnh, tôi nghẹn ngào muốn khóc
Xin Người tha thứ, Việt Nam ơi.

Tổ quốc là nơi tỏa bóng yên vui
Nơi nghĩ đến lòng ta yên tĩnh nhất
Nhưng nghĩ đến Người lòng tôi rách nát
Xin Người đừng trách giận, Việt Nam ơi.

Tôi làm sao sống được nếu xa Người
Như giọt nước đậu vào bụi cỏ
Như châu chấu ôm ghì bông lúa
Người đẩy ra tôi lại bám lấy Người
Không vì thế mà Người khinh tôi chứ
Việt Nam ơi.

Không vì tôi đau khổ rã rời
Mà Người ghét bỏ ?
Xin Người đừng nhìn tôi như kẻ lạ
Xin Người đừng ghẻ lạnh, Việt Nam ơi.

Người có triệu chúng tôi, tôi chỉ có một Người
Tất cả sẽ ra sao
Mảnh đất nghèo máu ứa ?
Người sẽ đi đến đâu
Hả Việt Nam khốn khổ ?
Đến bao giờ bông lúa
Là tình yêu của Người ?
Đến bao giờ ngày vui
Như chim về bên cửa ?
Đến bao giờ Người mới được nghỉ ngơi
Trong nắng ấm và tiếng cười trẻ nhỏ ?
Đến bao giờ đến bao giờ nữa
Việt Nam ơi ?


--------------------

Từ đó giữa đời anh
Có mùi hoa cỏ dại



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nangvang
post Jan 4 2008, 11:35 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 79
Tham gia từ: 13-March 04
Thành viên thứ: 1.405

Tiền mặt hiện có : 4.081$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(grass @ Jan 3 2008, 10:25 PM)
Có thể có nhiều người phản tỉnh sớm hơn nhưng họ không biết làm thơ  rolleyes2.gif

Hoặc họ làm thơ mà tiếng nói của họ đã chẳng bao giờ đến tai chúng ta  ohmygod.gif

Hoặc họ đang bị ném đá ở ngoài kia ohmygod.gif

Nói cho cùng, Việt Nam ơi của Lưu Quang Vũ cũng đã có khá sớm đấy thôi.
*


thumbup.gif ohnono.gif
Đúng quá ! ...

Nhưng không biết có phải chính vì thế mà Thi Sỹ Họ Lưu của chúng ta đã phải trả một cái giá quá đắt cho số phận của cả nhà mình không nhỉ ??? Mà thôi, có lẽ đó là một câu hỏi quá lớn, chẳng nên nhắc lại !

drunk.gif
Tiện đây, nhân dịp đầu năm mới 2008, chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho linh hồn bất tử của cặp vợ chồng cố thi sỹ yêu mến của chúng ta được phiêu diêu miền cực lạc. Chúc cho câu hỏi và cũng là ước mơ bỏng cháy của Thi Nhân ngày nào :

... “Người sẽ đi đến đâu
Hả Việt Nam khốn khổ ?
Đến bao giờ bông lúa
Là tình yêu của Người ?
Đến bao giờ ngày vui
Như chim về bên cửa ?
Đến bao giờ Người mới được nghỉ ngơi
Trong nắng ấm và tiếng cười trẻ nhỏ
? ”...

sớm có câu trả lời và vĩnh viễn trở thành hiện thực ! ... cheers.gif


@ Bạn Aha : Cái avatar của bạn coi bộ dễ thương quá ta ! Càng coi lâu càng thấy mắc cười : chắc phải tới 1001 phát / phút chứ chẳng chơi. Nhưng coi chừng tới hồi cao trào là dễ đứt lưỡi lắm đó nhe ! laugh1.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Jan 13 2008, 02:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



To nắng vàng: Ông Chính dĩ nhiên là còn giữ tất cả. Và kêu là khi nào mở di cảo của NDThi, có nhiều thứ... thối hơn cứt...
Còn bài thơ mới nhất ông Chính, con cụ Thi làm đây: Tân thời nhé! Đọc mà em hãi.


Nguyễn Đình Chính

Ngày chúa nhật thứ ba

ngày chúa nhật thứ ba thức giấc từ 5 giờ sáng ngồi bên cây đèn tây ban nha và chờ chờ
chờ chờ chờ chờ

chẹc chẹc
đêm qua nằm mơ ôm chặt người tình 8x trong nhà tắm
em yêu anh lắm 8x rên rỉ đây là mối tình đầu của em anh ơi em chết mất

chạy vội ra khỏi nhà tắm chỉ tích tắc thôi tích tắc trong giấc mơ tích tắc ngắn bằng một phần mười cái tích tắc tích tắc
quay vào đã thấy 8x quặp chặt đầu thằng đực trọc lóc trong chậu tôn đỏ choé
đỏ choé như màu cờ quấn quanh đít em vẫn xông ra phố hò hét

và em giương đôi mắt cân thị 4 lần cận thị dửng dưng vô cảm nhoẻn cười

canh bạc chết người cách mạng ái quốc dân chủ nhân quyền tự do
chọn nhà cái nhầm... cái lồn 8x
nhoen nhoét
chẹc chẹc



@tienve.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Thị Anh: Jan 13 2008, 02:13 PM


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nangvang
post Jan 14 2008, 09:49 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 79
Tham gia từ: 13-March 04
Thành viên thứ: 1.405

Tiền mặt hiện có : 4.081$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(Thị Anh @ Jan 13 2008, 02:11 PM)
To nắng vàng: Ông Chính dĩ nhiên là còn giữ tất cả. Và kêu là khi nào mở di cảo của NDThi, có nhiều thứ... thối hơn cứt...
Còn bài thơ mới nhất ông Chính, con cụ Thi làm đây: Tân thời nhé! Đọc mà em hãi.


Nguyễn Đình Chính

Ngày chúa nhật thứ ba ...



clap.gif
"Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm..."
Chẳng phải là một thi sỹ nào đó đã từng có một câu thơ như vậy và được đưa vào giáo khoa thư đó sao ? Đọc bài thơ mới của Chính, mình thấy cũng giàu cảm xúc, cũng có đủ chim bướm và... cũng được đấy chứ, có gì đâu mà hãi nhẩy! laugh1.gif

Nếu hãi thì có lẽ bài thơ này cũng của Chính (@click here) đọc thấy hãi hơn chăng :

nỗi buồn rách nát

ngõ nhỏ bùn và những con số hoang thai vạ vật trên tường vôi lở lói.
em ca ve lưng ngắn ê chề tụt khỏi xe ôm lũn cũn khua giầy cao gót vội vàng
vội vàng chạy trốn buổi sáng thanh thiên bạch nhật

và (zê) mi cũng thấy chói mắt không phải vì nắng
mới năm giờ bẩy phút sớm mùa đông thì làm đéo gì có nắng
chỉ có tiếng rao bánh mì ờ ớ ơ thằng xe đạp khoèo chân
ba cục cứt chó ngay trước mũi giầy

ảo giác trong đầu là thằng bé châu lục đen úp mặt vào cái lồn trâu cố mút lấy mút để
không không không phải thủ dâm như mi tri thức thanh cao thừa mứa chữ (zê) đêm qua úp mặt vào một cái lồn 8x
mi (zê)
chính mi
chính mi (đích thị zê) đúng cái lúc càm cạp mút chất nước thuỷ dâm thoả toả cơn khát
tình dục
đứa bé đen cũng càm cạp mút những giọt nước đái trâu cuối cùng. lê lết trườn ra khỏi cơn khát... nước
nước nước.
không mùi không vị hát hai ô
tiên sư nước.
đéo mẹ hát hai ô

và mi (zê) cũng thấy chói mắt không phải vì nắng.
mà vì ...
sáng nay tám gìờ (giờ đẹp) thắt cà vạt đỏ dận giầy đen đến phố bú đu nộp đơn xin vào hội nhờn vôi
từ chín giờ mười đến ba giờ rưỡi chiều (chạy xô) băng qua hội thảo chất trữ tình trong thơ hôm nay đến thẳng hội nghị bàn tròn mở rộng bàn về chất lượng siêu đẳng của gói thức ăn Z367 dùng cho chó phốc...
ốc ốc ốc
hội nhờn vôi hội ờn ôi
ôi ôi ôi

sớm tinh khôi
mi (zê)
nức lên
hồi hộp gọi ba lần

ba lờ ân huyền
lồn
(xò-ri)
leuleu.gif

... “Một sáng Chủ nhật cách đây không lâu, Nguyễn Đình Chính gọi tôi đến nhà thờ Tin lành ở phố Hàng Da. Tôi bị bất ngờ khi chứng kiến cảnh vợ chồng Chính đang làm lễ Báp-têm (Baptizòs), chính thức gia nhập đội ngũ những con chiên của Chúa”...

Đó là một thông tin cũng đáng biết để hiểu thêm về Nguyễn Đình Chính và cả người cha nổi tiếng Nguyễn Đình Thi nữa do Đạo diễn-Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn cung cấp qua bài viết hay trên báo TP (@click here) gần đây nhan đề “Có một ông bố như Nguyễn Đình Thi, cũng mệt lắm chứ !

sp_ike.gif

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi nangvang: Jan 14 2008, 11:53 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Jan 14 2008, 01:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Về quan niệm chống thói đạo đức giả, tôi rất đồng ý với anh Chính, nhưng khi triển khai việc ấy, thì không phải anh giỏi (Con hơn cha, nhà có phúc) mà đã tìm ra con đường đúng va hay, để nhiều người ( kể cả bạn anh) thông cảm và chia sẻ, ủng hộ. Ngay cả bài Tuấn viết, rất hay và cũng rất thâm khi đoạn cuối Tuấn chỉ ra, dầu quẫy đạo như vậy, Chính - với tâm lí mặc cảm vẫn ko thoát ra khỏi cái bóng cao lớn của ông Thi. Tôi còn nhận thức từ bài viết này thêm rằng, sự phê phán của Chính với bố đẻ mình, là hệ quả của chủ nghĩa duy tâm, coi cái gì cũng là thần thánh, tròn vẹn- mười phân vẹn mười, nên mới sinh ra vỡ mộng như thế. Nhà văn ngoại quốc thì tôi ko biết, nhưng trong đám văn nhân ở ta, hỏi ai viết ra cái gì cũng thơm, hay....Tôi biết, có nhiều nhà văn, nhà thơ khi tự ý thức, ko dám viết cái gì cũng in, và họ xếp lại ngăn kéo cái mà chính họ cho rằng: ko đóng góp gì cho nền văn học.

Trong cuộc sống người, Chính ở Làng văn là kẻ nóng nảy, thẳng thắn và trợn bạo, cái Dũng ấy cũng cần cho một người ở cái thời mà lắm kẻ cậy mình đi trước, hay dăn dậy, xoa đầu người khác một cách vô lối, khi mà chữ nghĩa tài năng cũng chỉ một dúm, nhất là họ ít đọc, hoặc ko đọc kĩ của người khác. Nhưng đôi khi cái Dũng, ko đúng chỗ, vượt qua biên độ, thì nó lại gần gũi với sự họat đầu, gần gũi với đám thị dân bất chấp mọi lẽ tự nhiên vốn sãn ở đời.

Ở cái tâm đạo của cuộc sống, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hồn nhiên mà sống, nhưng ko phải cứ hồn nhiên mãi, vì thế ở chỗ của kẻ sĩ phải có quá trình nhận thức mình, khi biết coi nó lớn và quan trọng hơn nhận thức người mà ứng xử. Có thế, nên người ta chia sự tiến hoá từ bản năng tới bản ngã rồi sau rốt là bản thể. Thái độ hung hăng vì bất lực với sự bất công và oái oăm của thực tại cũng cần thiết, vì nó góp phần lọai bỏ cái thói xấu trì trệ ở con ngừoi nói chung và xã hội ở ta nói riêng (dẫn trên) nhưng nếu không biết tìm ra lối đúng, thì lại sinh ra hoả ngục trong lòng mình. Tựa như đám lương Sơn Bạc mà thôi!

Chả thế, đạo có chính đạo và tà đạo. Văn chương cũng vẫn có lọai tử tế phụng sự cái đẹp, có lọai là sự phản kháng Lương sơn bạc, có loại dâm thư , quay về với hỗn mang. Bởi thực sự con người cổ đại tự nhiên hơn và vẫn bài tiết ( ỉa đái), ăn uống làm tình như ngày hôm nay nhưng khi tiến hoá thì nó biết thể hiện đúng chỗ hơn và biết tôn trọng đồng lọai hơn. Ví dụ, con vượn khi ngủ với nhau nó bất kể quanh nó ra sao...Con người khác, biết từ chỗ ỉa đái lung tung tới làm cái toilét kín đáo và đẹp cho mình như toilet của codet...

Thực ra những danh từ mà dùng của ông chính cũng ko có gì là xấu cả. Cũng như việc bài tiết chả hạn, sự làm tình chả hạn có gì là xấu. Nhưng những ai thích bài thơ này, cũng như ông Chính, hỏi có dám ị bậy, làm cái ấy thế thộn thệ trên đường phố ko? Tôi cho là sự bất lực, thiếu chữ, hay điên... mới làm vậy, chứ bố ai dám đọc thứ nghệ thuật này trước mặt một thiếu nữ vừa thì...Hay là nghệ thuật có thứ, đào một cái lỗ đọc vào đó thật to, để sau mọc một cây trúc rễ đen lên tua tủa.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tuongcuop: Jan 14 2008, 02:13 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nangvang
post Jan 24 2008, 11:27 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 79
Tham gia từ: 13-March 04
Thành viên thứ: 1.405

Tiền mặt hiện có : 4.081$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Lại xin trích ra đây một số ý kiến xác đáng về thơ và con người (tác giả) trong thơ Nguyễn Đình Thi của Hoàng Hưng, một nhà nghiên cứu - phê bình có tiếng hiện nay qua một bài viết mới đây có tiêu đề "Cuộc tranh chấp giữa con người nghệ sĩ và con người của đoàn thể trong thơ Nguyễn Đình Thi " (xem toàn văn (@click here) )


“ Khi đã ở cuối đường, người nghệ sĩ bỗng hoang mang nhìn lại chặng đường rất dài mình đã đi mê mải suốt đời, tưởng như được dẫn dắt bởi một ngôi sao Bắc đẩu không thể lầm lạc. Nay thì ông thấy nó chỉ còn là “một ánh xa” rất mơ hồ, huyền ảo:

Đã có mùa xuân đời tôi không nhỉ
Và đã có không cả một mùa hè
Tôi chỉ nhớ đã đi nhiều mê mải
Năm tháng đêm ngày theo một ánh xa
(“Mùa thu vàng”)



… Tổng kết đời mình, người nghệ sĩ không còn tự tin ở mình và nghệ thuật của mình:

Vâng tôi vẫn hai tay trần và túi rỗng
Không có được gì đắt giá tặng ông
Tôi còn vướng mấy câu thơ vô tích sự
Loay hoay mãi chưa xong
(“Giữa đường”)

Tôi không nói được mình đã trải đời
Không nói được mình đã hiểu người
Không dám nói mình đã biết yêu
Không dám nói mình đã biết sống
(“Tóc bạc”)

Thậm chí có những lúc bi quan đến mức ông tự nhìn lại con người mình bằng con mắt tối tăm khủng khiếp:

Em biết đấy - đời anh
Một mớ lòng thòng nhễ nhại
Chút ánh mờ
Khẽ thở
(“Cơn dông”)

Ông tự bôi bác mình hết mức, ta như thấy ông đấm ngực “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”:

Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình

Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn
(“Gió bay”)

Làm sao có thể hình dung lời tự thú thê thảm ấy thốt ra từ một cái miệng hào hoa của một người thành đạt bậc nhất trong văn nghệ Việt Nam hiện đại? Phải chăng trước tiếng đập cửa của Thần Chết, nhu cầu “xưng tội” để được nhẹ nhõm ra đi trở nên ám ảnh còn kinh khủng hơn áp lực “tự kiểm thảo” thời chỉnh huấn?

Thật đau lòng. Nhưng đúng là sau khi “xưng tội”, sau hết một Nguyễn Đình Thi bình tâm bước những bước cuối cùng trên cuộc đời này, ôm trong lòng “niềm thương đau im lặng” và tin ở “tình yêu đi mãi cùng ta”. Ra đi mà “mỗi bước vẫn bâng khuâng mỗi bước” (“Trời chiều”), mà lòng còn quyến luyến một “lời ai văng vẳng”.

Tiếng đập cửa thình thình gọi
Anh cười vẫy
Xin chia tay
Lời ai văng vẳng
Hôm nào gió bay.
(“Gió bay”)

Lời ai? Hôm nào? Gió gì bay? Đó là bí mật cuối cùng ông mang đi, không chịu chia sẻ, hay không thể chia sẻ. Đó cũng chính là bí ẩn nao lòng của nghệ thuật.

Và thế là, cuối cùng, Nguyễn Đình Thi đã ra đi trong tâm thế của một người nghệ sĩ, người của muôn đời. Ông đã được giải thoát.”


Nguồn : © 2008 talawas

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi nangvang: Jan 24 2008, 11:43 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NguoiVN
post Jan 24 2008, 11:50 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Irreplaceable Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 3.804
Tham gia từ: 15-October 02
Thành viên thứ: 472

Tiền mặt hiện có : 112.186$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



thích mấy đoạn thơ trích ở trên, Nguyễn Đình Thi phải ông viết con mèo và con chuột đánh nhau học lúc nhỏ kô bạn?


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC