Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang « < 3 4 5 

· [ ] ·

 Sự Cố Với Tập "trần Dần Thơ" Của Nhã Nam

Phó Thường Nhân
post Mar 17 2008, 08:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #41

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@smith,
Không, tôi không than thân trách phận cho các trí thức thuộc thế giới thứ ba, vì nếu họ đúng là một trí thức của thế giới thứ ba thật sự thì tôi còn phải khâm phục và kính nể họ nữa. Còn chuyện khinh thường về vấn đề tài chính thì lại càng không.
Hiện tại ở VN người ta có thể sống tốt hơn ở nước ngoài và điều đó không phụ thuộc vào số lượng tuyệt đối của đồng tiền, nó phụ thuộc vào sức mua. Smith học về kinh tế, chắc hiểu rõ điều này hơn tôi. Như vậy nếu dựa vào income để phân biệt trí thức thế giới thứ 3 hay trí thức phương Tây thì không phải. Với tôi trí thức thế giới thứ 3 là những trí thức có thể kết hợp giữa văn hoá và điều kiện xã hội truyền thống của họ với những đòi hỏi của thế giới hiện đại. Để làm được việc đó thực ra rất khó, vì mọi điều kiện học tập, nghiên cứu của người ta đều không giúp người ta đi tới cái tư duy ấy, dù là ở VN hay ở nước ngoài. Tại sao ? (ở đây tôi chỉ nói về khoa học nhân văn, còn khoa học tự nhiên thì việc phân chia này ảnh hưởng không lớn).

1- Cái trụ cột của tư duy được cấu trúc suitable cho văn hoá phương Tây. Thế là thế nào ? Nó có nghĩa là tất cả những tư duy xã hội của các nền văn hoá khác không được coi như là những lô gíc universal. Bởi để lô gíc của nó là Universal thì những hệ tư tưởng này phải được coi là triết học. Hiện tại người ta coi là triết học tất cả những gì xuất phát từ văn hoá Hi lạp – La Mã. Nguợc lại tất cả những gì là tư duy của các văn hoá phi phương Tây khác được họ xếp vào phần tôn giáo, nhân chủng học, dân tộc học,.. trong khi đó, ngay chính cả triết học Hi -La và cả triết học phương Tây nói chung tại sao không thể coi nó là một bộ phận của nhân chủng học, dân tộc học, tôn giáo học phương Tây. Khi từ chối không đánh giá các văn hoá khác có triết học, tức là một hệ thống tư duy lô gíc phổ quát, thì cái nguồn tư duy duy nhất phổ quát (trong thực tế là đặc biệt của phương Tây) lại được coi là cội nguồn của tất cả. Đó là một điều phi lý. Nhưng ai đi học ngày nay, từ ở Vn đến nước ngoài đều chẳng bị mắc vào sự phân biệt này.

2- Những trí thức nguồn gốc ở các nước thế giới thứ 3, đặc biệt ở các nước Á – Phi không được tiếp xúc trực tiếp với các thông tin từ các nước cùng tình cảnh với mình, mà tất cả thông tin đều là « second hand ». Bởi vì sao ? Bởi vì vấn đề ngôn ngữ. Ví dụ một người muốn biết về châu Phi, tài liệu của họ là ở đâu nếu không phải là qua các tiếng Anh , Pháp,..Một ví dụ thú vị, nếu ai muốn tìm hiểu về Ấn độ, thì họ chỉ có thể tiếp xúc qua tiếng Anh, tức là « in conection » với khoảng 50 triệu người Ấn « Anh hoá », nhung toàn bộ những gì viết bằng tiếng Hindi, bao gồm cả 500 triệu người, không kể những tiếng nói khác, có ai biết..Ở Pháp, trên các quầy sách, khi họ nói tới « văn học Ấn độ » thì mình phải hiểu đó là phần văn học tiếng Anh, của người Ấn, nhưng tầng lớp người đã « Âu hoá ». Sự việc cũng tương tự như vậy với các vấn đề xã hội khác.

3- Hầu như không có một trí thức thế giới thứ 3 nào đến học hay sống ở một nước thế giới thứ ba. Giả dụ nếu trường hợp này xẩy ra thì họ cũng học những cua học kiểu phương Tây. Kết quả không một ai có thể nhìn một nước thế giới thứ 3 khác qua lăng kính mà phương Tây muốn người ta nhìn.Ngoại trừ những cảm nhận sinh hoạt hàng ngày.

4- Cuối cùng còn lại kinh nghiệm thực tế của chính nước mình. Và ở đây họ (những trí thức) lại vấp phải một vấn đề nữa, đó là giải pháp ăn sẵn. Trong tất cả những nước đang phát triển đều có các vấn đề xã hội. Nhưng do đầu óc hoàn toàn bị « switched » đánh giá sự việc theo phương Tây, mà người ta vô ngay lấy những giải pháp mà phương Tây đề ra sẵn. Nhưng giải pháp này trong trường hợp tốt nhất là phản ánh những định kiến của họ, trong trường hợp tệ nhất ( đây là trường hợp hay xẩy ra nhất, vì nó liên quan tới quyền lợi của họ) thì là những giải pháp không thích hợp.

Như vậy muốn là trí thức « thế giới thứ 3 » rất là khó, chứ không phải là dễ, vì người ta phải reinvente (tái tạo lại, sáng tạo lại) những điều mình học.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 17 2008, 10:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #42

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để giải quyết những điều tôi nói ở trên, người ta có giải pháp không ? Có chứ, tất nhiên rồi. Cách đơn giản nhất là lộn ngược nó lại và áp dụng cho văn hoá phương Tây những gì họ áp dụng cho văn hoá phương Đông, hay các nước thế giới thứ ba. Nếu tôi không nhầm thì ở VN đang có triển lãm ở nhà bảo tàng dân tộc học tại Hà nội về người Mnông Ga của nhà dân tộc học người pháp George Condominas. Ông ấy nổi tiếng vì đã học tiếng người Mnông sống với người Mnông để nghiên cứu người Mnông. Điều mà bất cứ người Việt nam nào ở nước ngoài cũng làm gần như thế. Ví dụ như tôi, nói tiếng Pháp sống với người Pháp, cũng như những người khác sống với người Đức, người Mỹ, người Anh, người Nhật, ...chỉ có điều duy nhất khác là mình nhìn họ với con mắt kính phục, coi văn hoá của họ là văn hoá thế giới trong khi nó cũng chỉ là một thứ văn hoá đặc biệt như văn hóa « Mnông Ga » mà thôi, còn ông George ông ấy không nhìn người Mnông như thế. Vậy thì hãy nhìn nó như thế, người ta sẽ thấy rất nhiều điều thú vị.

Để thoát khỏi cái tư duy phương Tây là trung tâm kia, thì phải lật ngược lại hệ quy chiếu. Đối với tôi Phật giáo đóng vai trò Hi lạp, Nho giáo đóng vai trò La Mã. Lịch sử văn hóa VN là hệ quy chiếu. Còn cái nhìn dân tộc học, nhân chủng học,.. của tôi là để dành cho Thiên chúa giáo, văn hoá phương Tây, lịch sử phương Tây.

Với cái lô gíc như thế, tôi hơi ngạc nhiên khi thấy cái bài kêu gọi của các trí thực VN kia. Trong đó có tên cả những người ở nước ngoài và ở trong nước. Với tôi cái điều positive là trí thức dám mở miệng. Đó là điều đáng mừng, còn cái điều negative là họ mở miệng theo « lô gíc BBC ». Tại sao họ không kêu gọi theo tinh thần pháp luật, củng cố pháp luật điều mà ở Vn theo tôi là rất cần, mà lại suy nó theo kiểu tự do ngôn luận, là cái bẫy mà người ta muốn họ rơi vào để rồi một lúc nào đấy nó sẽ được người ta dùng lại đập vào lưng mình, để cho công nhân, nông dân VN hứng hậu quả.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nangvang
post Mar 21 2008, 12:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #43

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 79
Tham gia từ: 13-March 04
Thành viên thứ: 1.405

Tiền mặt hiện có : 4.081$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 17 2008, 08:42 PM)
@smith,
Không, tôi không than thân trách phận cho các trí thức thuộc thế giới thứ ba...

*




Một con hổ đau, cả tầu hổ đều … gầm thét”.

Bạn thực sự không biết có câu phương ngôn này à khi cái avatar của bạn là cả một bầy hổ ???

Cái món tạp pí lù “ba mông” (3 ème monde) được mấy tay đầu bếp làng nhàng chế biến từ ngót nửa thế kỷ nay vưỡn chỉ như món “ngẩu pín”. Có thể nó "c’est de ton goût", nhưng với các tín đồ của nhiều tôn giáo và cả với nhiều người không tôn giáo khác thì nó vưỡn là món khó nhai và khó nuốt lắm !!!

Chí thức” ư …ử… ơ… ớ… á …

Ở nước Nam này bi giờ tiệt mẹ nó rùi nàm đếk gì còn giống “chí thức”, chỉ còn 2 giống sau thui :

- “chí phèo”, ra đời từ cái lò gạch bất hủ, nhớn lên bú chực, sau đi lượm ve chai rùi lượm banh để kiếm miếng, nay tập toẹ cầm gậy (đánh gôn), cưỡi mẹc và chỉ tay 3 ngón ;

- “chí ngủ”, chuyên ăn (cám) và ngủ cả ngày, chỉ biết ủn ỉn ;

và một loại con lai (chả biết đời F mấy) của hai giống trên, cứ gọi là “chí lơ ngơ”, đực rựa chẳng ra đực rựa, cái đĩ chẳng ra cái đĩ …

Thế đấy ! ???

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi nangvang: Mar 21 2008, 01:12 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
summoner131
post Mar 21 2008, 11:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #44

sức Bác bao la,sức ta có hạn


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 938
Tham gia từ: 14-August 02
Đến từ: Madain Sari
Thành viên thứ: 155

Tiền mặt hiện có : 65.627$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(nangvang @ Mar 21 2008, 05:01 AM)

Một con hổ đau, cả tầu hổ đều … gầm thét”.





Với câu nguyên bản : 1 con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Có 2 cách hiểu, 1 - con ngựa nào đó bị bệnh, bọn còn lại thương quá nên bỏ ăn. 2- 1 con bị bệnh, bọn còn lại theo bản năng hiểu rằng có thể mầm bênh là từ cỏ nên không ăn. 2 cách này đều là hiện thực khách quan (từ đó mới đúc kết ra thành thành ngữ) và không có ý xấu đối với con ngựa bị bệnh .

Câu của bạn thì không giống thế, do đó nó không ăn nhập với đoạn sau. Vì sao cả tàu hổ lại gầm thét ? 1 - Bọn hổ sắp được liên hoan con hổ chết => chúng vui mừng. 2- Con hổ bệnh khiến chúng khó chịu . Như thế thì có nghĩa là thơ Trần Dần là con hổ bệnh, cho nên những con hổ "nhà ..." khác muốn thịt Trần Dần hoặc đang rất khó chịu.

Ngoài ra câu của bạn cũng không giống câu gốc ở chỗ : ngựa có thể bỏ ăn rất lâu nhưng hổ gầm thét thì không thể lâu bằng việc nhịn ăn được. Vậy có nghĩa là gầm gà thế thôi, một hồi các ông mệt là im hơi cả lũ. Ý nghĩa đó thật là tiêu cực.

Suy diễn linh tinh tí chơi thôi read.gif


--------------------
"Nhà đạo đức học thất nghiệp" - Chiến sĩ dân chủ Trần Mìn

"Hồng vệ binh trẻ mãi không già" - Việt kiều yêu nước Lơ ngơ

"Hồng vệ binh cảm tử nhưng vô trí" - Pháp sư Mật tông 5xu

"...hữu dũng vô mưu giống như côn đồ xóm chợ, hay mấy anh phường đội quèn" - Nhà thiếu năng khiếu viết lách lanminhdang



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nangvang
post Mar 30 2008, 09:21 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #45

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 79
Tham gia từ: 13-March 04
Thành viên thứ: 1.405

Tiền mặt hiện có : 4.081$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(summoner131 @ Mar 21 2008, 11:20 PM)
QUOTE(nangvang @ Mar 21 2008, 05:01 AM)

Một con hổ đau, cả tầu hổ đều … gầm thét”.

...“Chí thức” ư …ử… ơ… ớ… á …

Ở nước Nam này bi giờ tiệt mẹ nó rùi nàm đếk gì còn giống “chí thức”...



Vì sao cả tàu hổ lại gầm thét ? 1 - Bọn hổ sắp được liên hoan con hổ chết => chúng vui mừng. 2- Con hổ bệnh khiến chúng khó chịu . Như thế thì có nghĩa là thơ Trần Dần là con hổ bệnh, cho nên những con hổ "nhà ..." khác muốn thịt Trần Dần hoặc đang rất khó chịu.

Suy diễn linh tinh tí chơi thôi read.gif
*



Có thể như thế lắm chứ !

Vừa đụng chạm đến chuyện "chí thức nước Nam" thì chỉ ít ngày sau đã có luôn bài viết này, cũng nên tham khảo http://www.diendan.org/viet-nam/lai-chuyen-tri-thuc/



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang « < 3 4 5
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC