Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang < 1 2 3 4 5 > »  

· [ ] ·

 Cầu Sao Giải Hạn Thiếu 50k Có được Không ?

Phó Thường Nhân
post Mar 29 2019, 12:35 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Phật giáo khi du nhập vào VN, từ thời Bắc Thuộc tất nhiên cũng phải rút tỉa từ tâm linh dân gian này. Nhiều học giả miền Nam cũ ví dụ ông Lê Mạnh Thát, do tự ti dân tộc, mang đạo Phật lên tận đời Hùng Vương, rồi gán cho Chử Đồng Tử là phật tử đầu tiên ở VN , thực ra chỉ là một sự tưởng tượng giả thiết chứ không có bằng chứng lịch sử gì cả, ví dụ qua khảo cổ chẳng hạn..ngược lại Vua Hùng được coi là một thày mo đứng đầu một dạng liên minh bộ lạc,tức là nước Văn Lang, thì được ghi trong sử TQ, độ tin cậy cao hơn. Nhưng hiện vật khảo cổ đồ đồng mà ta có ngày nay, ví dụ như trống đồng, đều không thấy có dấu vết phật giáo gì cả. Ngược lại ta có thể đồng ý là Phật giáo vào VN trực tiếp từ Ấn độ cũng có, song song với Phật giáo vào từ TQ. Ví dụ Phật ở VN còn được gọi là Bụt. Chữ Bụt này có thể coi là cách gọi rút gọn của từ Buddha (Bút đà), giống như Vong hồn gọi là vong mà tôi nói ở trên, vì đây là quy luật phát âm của tiếng việt, luôn thu từ nguồn gốc đa âm thành đơn âm. Nhưng bởi nước ta không có văn tự, mà lại dùng chữ Nho, nên từ Bụt chỉ nằm trong văn hoá dân gian truyền miệng, chứ không ghi vào sách vở. Trong sách vở ta giữ nguyên chữ Nho là Phật.
Phật giáo rút tỉa cái gì. Thứ nhất là quy các vị thần thiên nhiên thành ..phật, và vì xã hội VN nguyên thuỷ là theo chế độ mẫu hệ, nên không những là phật mà là phật bà. Điển hình là hệ thống chùa tứ pháp ở Bắc ninh : Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp điện..
Thứ nhì là mang khái niệm hồn vào trong nghi lễ nhà Phật. Vì thế ta mới có lễ cầu siêu. Lễ cầu siêu thực ra là nghi lễ dành cho hồn người đã mất được siêu thoát.
Một lễ nữa là lễ xá tội vong nhân vào ngày rằm tháng bẩy. Tại sao, thì vì vào ngày đó, các vong hồn dưới địa ngục được « nghỉ giải lao một hôm » lên trần thế, vì thế phật tử từ bi đổ cháo lá đa (tức là nấu cháo rồi đổ vào lá đa đã được ghép lại như cái chén để ra đầu đường đầu ngõ cho hồn đói khát được ăn). Nhà văn Nguyễn Du, ngoài truyện Kiều còn để lại một áng văn bất hủ, đó là « văn tế thập loại chúng sinh » (ở đây ta có thể sử dụng như tư liệu lịch sử để xem vào thế kỷ XVIII, lúc nhà văn Nguyễn Du sống, thì các vong hồn bơ vơ của người Việt là những ai.. như cái tên của bài tế, có 10 loại vong hồn như vây, các bác tìm đọc sẽ biết).
Một lễ nữa cực kỳ quan trọng với phật giáo Đại thừa là lễ Vu lan Bổn. Lễ này có từ nguyên bản phật giáo Đại Thừa Ấn độ, lúc nó còn tồn tại (đạo Phật ở Ấn tuyệt diệt sau thế kỷ thứ 7, khi Hồi giáo thâm nhập Ấn độ, một phần nữa là phật giáo nhập lại vào Bà la môn giáo) nhưng ý nghĩa của nó không lớn như ở Đông Á (VN, TQ, Triều tiên, Hàn, Nhật). Lễ này kỷ niệm câu chuyện La hán Mục kiện Liên xuống âm phủ cứu hồn mẹ và làm nổi lên hai điều mà phật giáo Ấn độ không có đó là chữ HIẾU (cứu mẹ), và « chuyển nhượng công đức » (Ngài Mục kiện Liên cứu được mẹ vì chuyển công đức của mình cho mẹ, giống kiểu chuyển tài khoản ngân hàng). Vu lan bổn là lễ rất lớn, trong phật giáo Đông Á chỉ sau lễ Phật đản (Vesak), kỷ niệm ngày phật Thích Ca sinh.
Không những thế, Phật giáo còn làm giầu thêm các loại ma bản địa, thêm vào đó vũ nữ, càn thát bà, long rồng đủ kiểu, mà khi các bác đọc kinh phật ngay đầu tiên, kinh hay nêu tên. Phật giáo cũng thêm 8 tầng (hay 10 tầng) địa ngục mà văn hoá bản địa không có. Bản thân không gian phật giáo cũng có 6 không gian khác nhau (như trong vòng quay luân hồi – samsara), nếu thêm các bậc tu tập của phật giáo (thanh văn, bích chi phật, la hán, bồ tát ..) thì nó thành 10 không gian khác nhau.
Những điều này, phật giáo 1.0, 2 .0 đều có. Và là phật giáo VN. Chỉ có phật giáo 3.0 (tức là phật giáo cải cách từ đầu thế kỷ XX) trong một cố gắng so sánh ganh đua của nó với Thiên Chúa giáo mới không quan tâm. Ví dụ. Phật trong phật giáo 1.0, 2.0 có rất nhiều vị, và từ thế kỷ XVI, ta chủ yếu thờ phật A di đà. Nhưng trong chuà kiểu 3.0 thì chỉ đặt mỗi tượng Thích Ca (tương đương với Giê Xu), rồi mang phật quan âm bày ở sân như Đức mẹ trong sân nhà thờ..v.v.. một cố gắng tương tự về kinh điển như kiểu so sánh với kinh thánh.
Phật giáo 3.0 này không phải là dở, ưu điểm của nó là sưu tập, phiên dịch kinh sách, chỉnh lại giáo lý, thành lập các hệ thống học phật, tổ chức lại giáo đoàn phật giáo.. Nhưng nhược điểm của nó là trở thành một đạo phật mất gốc (không phải là gốc phật Ấn độ, mà là gốc VN). Trong phật giáo VN thật sự nó có cả dấu ấn của văn hóa bản địa, của đạo Nho, của thần đạo, mà ta vẫn gọi là « tam giáo đồng nguyên ».
(con tiep)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 2 2019, 07:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi sẽ tiếp tục chỉ ra mối quan hệ giữa tâm linh nguyên thuỷ của người Việt, tức là Sa man giáo với Phật giáo. Từ đó chỉ ra cái đặc sắc của Phật giáo VN, tất nhiên là phật giáo 1.0 và 2.0 (tức là phật giáo trước khi có cải cách phật giáo , mà tôi gọi là 3.0). Điều này rất quan trọng, đặc biệt ở ngoài Bắc, bởi vì 2 lý do.
1- Quan hệ giữa sa man giáo VN và phật giáo rất đậm đặc ở ngoài Bắc, vì ở đây là cái nôi văn minh của văn hoá VN, của người Việt cổ. Có rất nhiều tâm linh khi di vào miền trong, nó mất đi. Từ năm 1954, khi miền Bắc giải phóng, thì phong trào cải cách phật giáo ở đây cũng chững lại và dừng hẳn, vì thế ảnh hưởng của phật giáo 3.0 lại càng giảm đi, dẫn đến việc bảo tồn tâm linh nguyên thuỷ của người Việt lớn hơn. Tất nhiên trong giai đoạn 1954-1986, nhà nước chỉ khai thác tôn giáo theo xu hướng văn hoá, mà bỏ rơi phần tâm linh. Nhưng không vì thế mà nó mất, vì tâm linh nguyên thuỷ gắn với văn hoá dân gian, như hai mặt của một đồng xu. Nên đến năm 1986, khi có đổi mới thì tâm linh nguyên thuỷ trỗi dậy ngay.
2- Ở miền Nam, việc phát triển của phật giáo 3.0 trong vùng kiểm soát của chính quyền miền Nam rất sôi động, đặc biệt sau năm 1963, khi chế độ độc tài Thiên chúa giáo của nhà Ngô đổ. Nhưng phật giáo 3.0 này, phiên bản miền Nam, vẫn chủ yếu là cái gương lộn ngược của Thiên chúa giáo. Vì mặc dù không còn được độc tôn, mang danh thiên chúa giáo vẫn là cái bảo bối để người ta leo lên các chức vị trong chính quyền miền Nam cũ, giống như vào Đảng ở ngoài Bắc. Miền Nam cũng là vùng đất mới có sự cọ xát giao lưu của văn hoá người Kinh với các tộc người khác, ví dụ người Khơ me, người Chàm. Bản thân việc di dân của người Kinh vào Nam cũng không phải từ Bắc Bộ, mà từ Bắc Trung bộ (Thanh-Nghệ -Tĩnh, đặc biệt là Thanh Hoá), mà văn hoá Bắc trung bộ cũng không hoàn toàn giống ngoài Bắc. Chính xác hơn, văn hoá miền Nam là văn hoá Bắc Trung Bộ phát triển lên, giống như ẩm thực Huế là cơm dân gian Thanh hoá hoà với ẩm thực người Chàm được cung đình hoá. Cũng chính vì thế mà từ Bắc Trung Bộ, tức là từ Thanh Hoá trở vào Nam, thì đây là khu vực của văn hoá bánh tét, chứ không phải văn hoá bánh chưng. Về cơ bản hai loại bánh này là một, vì cùng là gạo nếp nhân thịt lợn. Nhưng một bên gói tròn như khúc giò, một bên gói vuông. Chính vì thế mà phật giáo 3.0 lại càng mang ít dấu ấn Sa man giáo hơn, và từ đó tính chất « đồng nguyên », tức là sự hợp lưu của Nho, Phật, Thần đạo mờ nhạt hơn so với ngoài Bắc.
Còn việc ở miền Nam trong vùng tạm chiếm, phật giáo sôi động, bởi vì Mỹ và chính quyền miền Nam thấy đó là giải pháp để kéo người dân ra khỏi ảnh hưởng cách mạng, chứ không phải vì nó « văn minh ». Bởi vì chế độ cộng hoà 2 ở đây (của Nguyễn văn Thiệu và các tướng tá Sài gòn), là một chế độ độc tài quân sự.

Mặc dù phật giáo mang vào VN một vũ trụ quan phức tạp, với 10 tầng địa ngục, rồi hệ thống núi mê ru (giống như núi Ô-lim-pi-a của người Hi lạp), với các tầng trời khác nhau (có 33 tầng trời tất cả), tất cả hệ thống này cũng không trụ vững, và ngoại trừ 10 tầng địa ngục, người Việt vẫn quan niệm chỉ có một thế giới âm, một tầng trời. Và điều này thể hiện trong các tông phái phật giáo Đại thừa chủ yếu ở VN : Thiền, Tịnh độ, Pháp Hoa, mật tông.
Thiền và Pháp Hoa có lẽ là hai tông có mầu sắc Đông Á nhất (tôi không muốn nói TQ, vì dù xuất sứ ở đây, hai tông phái này phổ biến ở Nhật, Hàn, VN. Thậm chí, ở TQ thời nhà Thanh Pháp Hoa còn tuyệt diệt ở TQ, sư tăng TQ phải sang Hàn quốc thỉnh kinh lại). Hai tông này chỉ nhằm vào đời sống hiện tại, vì luân hồi là biết bàn, niết bàn là luân hồi, nhận thức được không là do ngộ hay không mà thôi.
Ở trên tôi có dẫn một công án của Bách trượng Hoài Hải, có lẽ là công án duy nhất nói tới các quan niệm kiếp, nghiệp trong Thiền Tông.
Còn theo tông Pháp Hoa, thì thậm chí không còn có 6 không gian luân hồi của phật giáo nữa, mà đây trở thành những khoảnh khắc của suy nghĩ, tư duy, với quan niệm “nhất niệm tam thiên”, có nghĩa là trong một suy nghĩ của con người có thể có 3000 trường hợp khác nhau, thế giới khác nhau (thiên trong « nhất niệm tam thiên » có nghĩa là 1 ngàn, không phải là trời). Ví dụ, nếu là suy nghĩ tham lam, thì người ta đang ở tầng địa ngục của quỷ đói, nếu giận dữ thì đang ở tầng thú vật …
Còn tông Tịnh độ, nó cũng chỉ có 2 tầng (thế giới tịnh độ và trần thế của ta đang sống). Cũng nhờ tịnh độ mà ta có 10 tầng địa ngục, và 10 tầng địa ngục được chấp nhận, bởi đó là phép răn dậy hướng người ta vào phật đạo.

Quan niệm Nghiệp, Kiếp cũng không được coi trọng như trong phật giáo nguyên thuỷ Ấn độ, hai quan niệm này cũng không phải là phật giáo, mà là quan niệm chung của văn hoá Ấn độ nhập vào phật giáo. Cũng chính vì thế mà trong vùng văn hoá phật giáo Đại thừa ở Đông Á không phổ biến loại chuyện Jataka. Chuyện Jataka là những sự tích trong các kiếp trước của phật Thích Ca trước khi thành phật khi ngài còn là bồ tát. Quyển « Lục độ tập kinh », mà học giả Lê Mạnh Thát sưu tập được, là kinh của ngài Khương Tăng Hội từ Giao Chỉ mang vào Đông Ngô (thời Tam quốc) là một biến thể. Việc tu tập hàng ngàn kiếp với người Việt, chuyển thể từ con nọ sang con kia, rất là xa lạ.
Tất nhiên nó vẫn tồn tại, đặc biệt là nghiệp. Vì nó là đầu mối để người ta tu tập. Còn kiếp thì gắn với nhân duyên.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 2 2019, 09:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Mặc dù đã được cấu trúc lại bởi các tôn giáo có tổ chức hơn, có « lý luận » hơn, như đạo Phật hay đạo Nho, Sa man giáo vẫn tồn tại như một tín ngưỡng độc lập. Đơn giản là không một tôn giáo phổ quát nào có thể bảo hết tất cả tâm linh con người, cái quan niệm một tôn giáo bao hết tất cả chỉ tồn tại ở phương Tây với đạo Thiên chúa, Hồi giáo, Do thái giáo, mà nó làm được là do cưỡng bức. Trong đó chủ yếu là Thiên chúa và Hồi giáo. Bởi vì đạo Do thái không phải là đạo phổ quát. Vì nó chính là một dạng thờ thần của họ, Jehovah, tức là Thượng đế (Dieu, God) trong Thiên chúa giáo, hay A la (Alah) thực ra chỉ là ông Thần mà người Do thái thờ, để họ phân biệt 12 bộ lạc Do thái với các sắc tộc khác ở Tây Á.

Tín ngưỡng sa man giáo của VN chính là đạo « Tiên Thiên Thánh Mẫu », hay gọi gọn lại là đạo Mẫu. Gọi là đạo Mẫu, nhưng không chỉ thờ Mẫu mà thờ cả Đức Ông, Đức Ông ở đây có thể là Đức Thánh Trần, tức là Trần Hưng Đạo, hay là Mai Hắc đế. Còn Mâũ thì có Mẫu Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (đọc chệnh từ Thuỷ tức là nước), và Mẫu Liễu. Có 4 mẫu, tức là 3 tầng vũ trụ, 4 thế giới như người Mường (Thiên : trời, Thượng ngàn : rừng, Thoải : Thuỷ phủ, Mẫu Liễu tức là Liễu Hạnh công chúa : là không gian con người ở). Mẫu Thiên, mẫu Thoải ít được để cập tới, nên thực ra chỉ có mẫu Thượng ngàn, và mẫu Liễu là chính. Đây chính là không gian hai chiều của người Việt. Người Việt khi cầu sự giầu có no đủ thì thường cầu mẫu Thượng ngàn, tức là mẹ rừng có cây vàng lá bạc, và cầu Mẫu Liễu, tức là trần thế con người. Mẫu đầu tiên có là mẫu Thiên (tức là mẹ trời), và điều này không phải chỉ có người Kinh mà cả người Chàm cũng có. Vào thời kỳ nhà Lý, mỗi khi Đại Việt đi đánh Chiêm Thành, nếu thắng lợi thì ..mang thần của người Chàm về thờ, và đây là biểu tượng chính trị của một cuộc chinh phục thắng lợi, không kể mỗi lần đi đều mang nông nô người chàm về, để sử dụng trong các điền trang thái ấp của Vua, và tất nhiên họ mang theo cả phong tục tập quán Chàm nữa. Hai điều này đã khiến mẫu của người Chàm và người Kinh dần hoà thành một. Ta có thể thấy điều này trong Mẫu Thiên Ya na, ở Nha Trang. Chính vì thế mà Mẫu có khắp nơi, tới tận cực nam Nam bộ, theo bước chân người Việt và người Chàm. Ngược lại, hình thái cầu cúng gọi hồn, lên đồng, thì hiện tại chỉ còn ở người Kinh, vì người Chàm sau theo đạo Hồi từ thế kỷ XV nên loại bỏ nó. Hay nói gọn lại, thì hình thái lên đồng của người Kinh, chính là hình thái sa man giáo cổ nhất mà ta có.

Nếu mẫu Thiên có từ thủa ban đầu, thì mẫu Liễu, chỉ có từ thế kỷ XVI, ở phía Nam đồng bằng Bắc bộ. Điều đáng chú ý là vào thời điểm này có « ba nữ thần » xuất hiện cùng một lúc. Đó là Đức Mẹ của Đạo Thiên chúa do giáo sĩ Bồ theo thuyền buôn truyền vào, đó là Phật bà quan Âm, với quần thể chùa Hương hiện tại, và đó là Mẫu Liễu với quần thể phủ Dầy. Vì thế ta có thể đặt giả thiết, ngoài nhu cầu tín ngưỡng tự nhiên, việc thờ mẫu Liễu, rồi phật bà Quan Âm, là một đối trọng của tâm linh nội địa trước tâm linh thâm nhập. Tất nhiên đây chỉ là giả thiết cuả tôi.
Hiện nay đạo Mẫu đã được coi là một đạo, và việc lên đồng, hầu đồng ..được coi là một hình thái sinh hoạt văn hoá, còn trước đó bị coi là mê tín.

Một điều đáng chú ý nữa, chỉ có ở đồng bằng Bắc bộ. Đó là việc thờ mẫu trong chùa, theo nguyên tắc « Tiền Phật, Hậu Mẫu », tức là điện trước thờ phật, điện sau thờ Mẫu. Các bác ở Hà nội có thể kiệm nghiệm ngay, bằng cách lên chùa Kim Liên, ở bên Hồ Tây, thì sẽ thấy. Chùa Kim Liên là một chùa rất cổ, có từ đời Lý.

Việc này có từ cuối thế kỷ XIX. Bởi có truyền thuyết là mẫu Liễu đã đại chiến với phật bà quan Âm, và bị Phật bà quan âm thu phục, giống như tôn ngộ không trong Tây Du ký, bay lộn một hồi rồi đứng trên năm ngọn núi, tưởng chiến thắng, đái tè một bãi, hoá ra đó là 5 ngón tay của Phật bà Quan Âm. Thực ra câu chuyện này là biểu tượng của lòng từ bi hơn tất cả mọi quyền uy pháp thuật khác. Vì Tôn Ngộ Không, như cái tên đã chỉ, chính là người Học Thiền (NGỘ KHÔNG). Đại chiến Mẫu Liễu với Phật Bà cũng vậy. Nếu tôi nhớ không nhầm thì học giả Nguyễn Văn Huyên có viết về chuyện này.

Nhưng điều tôi nói ở trên, có thể giúp các bác hình dung được một bức tranh tương đối hoàn chỉnh về tín ngưỡng tôn giáo của người Việt. Trong đó có việc lớn nhất, đó là sự thâm nhập của sa man giáo, là tôn giáo nguyên thuỷ của người Việt, vào các tôn giáo phổ quát, làm biến đổi nó. Mỗi tôn giáo phổ quát lấy được một phần. Ví dụ đạo Nho cấu trúc phần thờ tổ tiên, thờ thành Hoàng. Đạo Phật lấy phần linh hồn, chịu ảnh hưởng cuả quan niệm vũ trụ quan. Còn lại thì một phần được tập trung vào đạo Mẫu, thần đạo. Bởi vì không « duy lý » được, nên phần này chịu thiệt thòi bị coi là « mê tín ».

Đáng chú ý là ở ngoài Bắc, nếu nơi nào không có thần đạo kết hợp, thì chùa sẽ đìu hiu « vắng như chùa bà Đanh ». Có rất nhiều chùa nổi tiếng, như chùa Vĩnh Nghiêm, tổ đình của Trúc Lâm Yên Tử trong quá khứ, là nơi duy nhất còn giữ được mộc bản đại tạng kinh ở VN, chùa rất đẹp, ý nghĩ lịch sử cực lớn.. nhưng tồn tại như bảo tàng. Đây là điều người ta phải suy nghĩ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Apr 3 2019, 01:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó chưa đọc Tây Du Ký rồi. Chuyện Tôn Ngộ Không bay trong bàn tay Phật là Phật Thích Ca bác ạ.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 3 2019, 04:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Cảm ơn nvt đã check hộ tôi. Tôi thì vẫn nhớ là phật Bà, nhưng chuyện xem từ hồi học phổ thông, nên không thể dám chắc là chính xác. Lần đầu tiên tôi đọc Tây du ký là qua quyển truyện tranh của TQ dịch ra tiếng Việt, “Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch cốt tinh”, rồi sau đó mới được đọc Tây du ký thật. Thú thật sau khi đọc Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch cốt tinh, thì đọc Tây du ký rất chán. Vì các tình tiết câu chuyện khiến người ta cảm tưởng nó lặp đi lặp lại. Sau này, khi tôi học phật giáo, thì ký ức tuổi thơ mới làm cho tôi nhớ ra rằng, hoá ra câu chuyện này là một câu truyện có ẩn ý phật giáo. Và nó thể hiện ngay trong các tên của nhân vật. Đường Tăng tức là nhà sư Huyền Trang, một nhà sư đời Đường có sang Ấn độ thỉnh kinh và sáng lập ra một tông phái phật giáo ở TQ, bản thân cái tên cũng nói lên điều này, Đường Tăng là Tăng đời nhà Đường. Sa Tăng là hình ảnh một nhà sư,vì sa môn, là từ chữ nho dịch sramana hay gì đó tương tự từ chữ phạn phiên âm ra chữ Nho. Trư bát giới là dạng một cư sĩ (hay là sư tiểu thừa ??), hãy để ý Bát giới là 8 điều cấm, tức là Bát chính đạo, Còn Tôn Ngộ Không thì như tôi đã nói ở trên đó là Thiền Sư. Nhưng người viết lại là một nhà Nho, và vì thế câu chuyện có tính chất đả kích châm biếm. Câu chuyện không chỉ nói tới phật giáo mà còn nói tới cả Lão giáo, với Thiên Đình, vườn đào, thông qua các vụ “đại náo thiên cung” của Tôn Ngộ Không. Quả đào có ý nghĩ quan trọng trong đạo Lão ở TQ, vì nó là biểu tượng của trường sinh bất tử. Mặc dù là nhà Nho, tác giả cũng châm biếm cả đạo Nho. Ví dụ như vào cuối câu chuyện, khi Ba thầy trò Đường Tăng, vào xin được kinh, đi bằng “thuyền không đáy”, bị hệ thống quan liêu của cửa phật lừa bịp, đưa cho quyển kinh không có chữ (để giải thích “bất lập văn tự” của Thiền tông)..cái hình ảnh này chính là quan trường của nhà Nho.

Mặc dù câu chuyện có tính châm biếm đả kích, nó lại thể hiện một sự hiểu biết và quan niệm của tác giả về phật, về Lão rất thâm hậu. ví dụ với Thiền Tông, thông qua hình ảnh con khỉ, tức là trí huệ, thiên biến vạn hoá, nhưng rất dễ sa vào hư vô, “hầm sâu vô minh”, tự kiêu, tự đắc nổi loạn, mà phải có cái vòng kim cô xiết trên đầu. Cho đến cuối, khi ngộ thật sự thì cái vòng kim cô này mới được cởi bỏ.

Hay hình ảnh Trư bát giới, ở đây thì lại là sự đả kích theo giới luật mà không có hiểu biết, trí huệ, nên lúc nào cũng tham ăn. Và gần đây, ông Tập cận Bình còn dùng nó để chỉ giới tài phiệt ở WallStreet, để nói tới nguyên nhân khủng hoảng tài chính vào năm 2008 là do “tham ăn”.

Điều thú vị là về quyền thuật, thiên biến vạn hoá, thì kém nhất là Đường tăng, rồi tới Sa tăng, rồi tới Trư bát giới, rồi tới Tôn Ngộ Không nhưng không thể hơn Phật.

Còn nhưng câu chuyện ma quái mà ba thầy trò gặp trên đường, có thể nói lên việc phật giáo giải trừ mê tín dị đoan, hoằng hoá phật pháp. Ngay cả câu chuyện “Tôn Ngộ Không đánh Bạch cốt tinh” cũng nói lên điều này. Vì Bạch cốt tinh, nghĩa là “tinh của đống xương trắng”.

Tất nhiên mỗi thời đại, lại có sự giải nghĩa cảm nhận khác nhau,nhiều khi rất xa cái ý định nguyên thuỷ của người viết. Ví dụ, quyển truyện tranh là do nhà xuất bản ngoại văn TQ in vào thời kỳ cách mạng văn hoá ở TQ, cho nên khi giới thiệu câu chuyện “Tôn Ngộ Không đánh Bạch Cốt Tinh” này, thì họ lại nói Tôn Ngộ Không như nhân dân lao động luôn luôn thông minh tài giỏi bẻ gẫy mọi mưu mô của đế quốc như Bạch cốt Tinh. Điều này chắc chắn không phải là ý tác giả, nhưng nó lại phản ánh tinh thần người TQ vào giai đoạn ấy. Hay như ẩn dụ của ông Tập Cận Bình ở trên.

Hiện nay những bản tiếng việt của tôi về Tây du ký, truyện tranh hay nguyên tác thời trẻ con không còn, vì mối mọt ăn hết. Nhưng những truyện này có in lại ở VN, tôi có nhìn thấy ở tiệm sách bây giờ , nhưng tôi không mua. Vì tôi đã có một bản rút gọn dịch ra tiếng Pháp, mà người ta lại dịch từ một bản tiếng Anh, in ở Hồng Công, mua cách đây mấy năm, ở một hàng sách cũ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 5 2019, 05:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên đây, tôi đã đưa ra những kiến thức căn bản, để mọi người có thể thấy được sự giao thoa của các tín ngưỡng ở VN. Hệ thống tín ngưỡng này có cơ bản là “tam giáo đồng nguyên”, người theo nó ở ngoài Bắc thì được gọi là LƯƠNG, ví dụ trong ban khai sinh của tôi, thời Việt nam dân chủ cộng hoà, mục tôn giáo ghi là Lương. Lương ở đây là để phân biệt với giáo, tức là thiên chúa giáo. Ở miền Nam, không dùng từ Lương thì được gọi là “đạo ông bà”.

Khi người ta đã là Lương, thì vẫn có thể tôn vinh một tôn giáo nằm trong đó để tu tập, ví dụ đạo Nho, đạo Phật, đạo Mẫu.. tuỳ theo nhân duyên, nhận thức họ muốn. Và người ta có thể theo tất cả. Hình thức này không có gì lạ, ví dụ ngay ở Nhật, khi làm thống kê số lượng người theo tôn giáo, tính tổng số, thì số lượng tín đồ ..vượt số lượng dân Nhật. Tại sao, vì rất nhiều người Nhật là tín đồ nhiều đạo một lúc. Bản thân tôi cũng theo cả Nho lẫn Phật, kinh trọng cả Thần, không kể chủ nghĩa Mác. Nếu tính ra thì minh tôi bằng 4 tín đồ.

Thông thường thì Thần đạo (thờ tổ tiên, thờ Thành Hoàng, thờ Mẫu, thờ Thần..) là điều thu hút nhân dân nhất, vì nó đi thẳng vào những điều quan tâm trong đời thường, ngược lại Phật giáo hay Nho giáo góp phần cấu trúc lại nó, đưa vào đây những khái niệm đạo đức, ứng xử, .. Cũng có sự “phân công lao động”, ví dụ nghi lễ liên quan tới tang lễ thì đạo phật chiếm phần quan trọng, đạo Nho cũng đóng góp nhưng ở dạng nghi lễ thờ tổ tiên.

Nếu không có Thần đạo, thì chùa sẽ hương khói lạnh ngắt, trở thành những loại bảo tàng hiện vật, và sẽ dẫn tới sự tiêu diệt, như ở Pháp hiện tại, đạo Thiên chúa (cơ đốc giáo) cũng đang vấp phải vấn đề này. Và một khi nó suy yếu, giống như một thân thể không còn sức kháng thể, thì nó sẽ bị thâm nhập bởi các đạo khác( ví dụ ở Pháp là Hồi giáo).

Từ sau vụ chùa Ba Vàng, có không ít các bài báo lên án các hình thức nghi lễ tâm linh là mê tín, dị đoan. Viết theo kiểu tâm lý đại chúng, vuốt theo chiều lông chân người ta, kiểu như “xây chùa làm gì, phật dậy từ bi, tiền đó dùng để làm công tác xã hội tốt hơn”, “phật tại tâm”, ..v.v.. Tất cả những điều này về nhận thức tổng quan thì không sai, nhưng ứng dụng thì lại sai. Vì sao ? ví dụ, nếu không xây chùa, thì tiền đó không có chuyện tự động nó chạy sang làm việc xã hội. Hai vấn đề này khác nhau. Giống như hai tài khoản khác nhau cuả ngân hàng, không thể giật bên này bỏ sang bên kia. Nếu làm thế thì vừa không có chùa vừa không có hoạt động xã hội. Còn “phật tại tâm” là thế nào, nếu người ta không có hoạt động , thể hiện nó, thực hành nó..Kết quả chỉ là một cách nói bốc phét hàng nước.

Như vậy việc kết hợp Thần đạo với Phật giáo là điều tất nhiên. Chỉ có điều phải kết hợp thế nào để cả hai cùng mạnh lên, vừa đảm bảo được nhu cầu tâm linh của người dân, vì giúp cấu trúc lại nó, hoằng hoá phật pháp. Cha ông ta đã có cả nghìn năm kinh nghiệp về điều này, đó chính là phật giáo 1.0, 2.0, và cũng từ đó mà có khái niệm tôn giáo “Lương” mà tôi nói ở trên. Vậy thì phải kế tục nó.

Nhưng đã nói tới thần đạo là dễ dính tới mê tín. Vậy phải định nghĩa mê tín là thế nào, thì mới tìm ra cửa để Phật kết hợp với Thần được.

Thông thường người ta thường lấy mê tín đối nghịch với khoa học. Cái gì không khoa học tức là mê tín. Điều này sai, vì nó không đủ.Mê tín chỉ đối nghịch với khoa học khi nó tranh chỗ khoa học để giải thích sự vật. Mê tín không đối nghịch với khoa học mà nó đối nghịch với các giá trị nhân bản. Ta có thể kể ra ở đây, tôi vẫn lấy 4 giá trị làm tiêu chí đó là CHÂN, THÀNH, THIỆN, MỸ. Bởi đây là những giá trị mà khoa học không thể đánh giá được. Ví dụ, xét một vụ giết người, thì khoa học có thể tìm cho ta chết vì lý do gì (thuốc độc, đâm dao, bắn súng), lúc mấy giờ, sự việc xẩy ra ra sao .. nhưng khoa học không thể chỉ ra ý nghĩa của nó, đó là tốt hay xấu, đúng hay sai, thiện hay ác..

(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 5 2019, 09:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Những điều tôi nói ở trên không có gì là mới mẻ, và nó đã được đưa vào nhận thức của các nước theo Nho giáo, ví dụ như Nhật bản. Ngay ở Vn, khi đạo Mẫu được công nhận là một đạo, thì trong thực tế những giá trị này đã được ngấm ngầm công nhận. Ví dụ, khi lên đồng, thì điều quan trọng không phải là phần nhập hồn của cô đồng, mà tất cả cảm nhận tâm linh, thẩm mỹ, thoát ra từ đây.
Ở VN hiện tại có đạo Phật, những cũng có Thần đạo, bao gồm 4 tư duy đó là thờ tổ tiên (tức là tâm linh gia tộc), thờ Thành Hoàng (đó là tâm linh cộng đồng làng xã), thờ thần (là sự linh thiêng cuả một mảnh đất), thờ Mẫu (là vũ trụ quan, thế giới quan nguyên thuỷ của người Việt). Một người Vn có cả 4 cái thành phần này trong tâm linh của thần đạo, bao gồm tổ tiên, cộng đồng, đất đai, thế giới quan tâm linh.
Để nghiên cứu, trải nghiệm cái thần đạo này tương đối khó, nhất là qua nghiên cứu sách vở, vì nó không phải là tôn giáo dựa trên chữ viết, ví dụ khi tôi đọc các kinh của nó (tức là các bản hát văn), thì hầu như ý nghĩa của nó không có gì, ngoài việc ca tụng thần linh (cô Ba, cô chín, ông hoàng bẩy, ông hoàng 10) dạo chơi khắp núi sông. Ý nghĩa của nó người ta chỉ có thể cảm nhận được một cách rất hiện đại “multimedia”, tức là tham dự vào một buổi chầu, để có thể cảm nhận bằng nhiều cách. Khi đó ,người ta sẽ cảm nhận được không phải bằng ngữ nghĩa mà bằng, hương, hoa, nhạc, ánh sáng, vũ điệu… và người ta chỉ có thể cảm nhận nếu có tấm lòng CHÂN (trong sáng không nghi ngờ), THÀNH (thành tâm), THIỆN (không phải sử dụng nó với mục đích xấu kiểu “bỏ bùa”), và từ nghi lễ sẽ cảm thấy cái đẹp (MỸ), thấy nhẹ nhõm về tâm lý.
Tôi dừng lại ở đây, vì mục đích không phải là nói về đạo Mẫu hay Thần đạo của người Việt ở đây, mà chỉ lấy nó như một dẫn chứng để đánh giá thế nào là mê tín hay không.
Tiếp tới tôi sẽ nói về lịch sử phật giáo theo quan niệm 1.0, 2.0, 3.0 và 4.0, nhưng từ khía cạnh xã hội, kinh tế, tổ chức.. Rồi từ đó sẽ đánh giá nhận xét chùa Ba Vàng, vì phải xét với một tổng thể, nó sẽ chính xác hơn. Chứ không thể cứ lải nhải “Phật tại Tâm” mà xong.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 5 2019, 10:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Về lịch sử phật giáo giai đoạn 1.0 tức là từ thời Bắc Thuộc đến hết đời nhà Trần ta có thể chia nó ra thành 1.0 phật giáo thời Bắc thuộc, 1.1 phật giáo từ lúc độc lập đến đời nhà Lý, 1.2 phật giáo đời nhà Lý, 1.3 Phật giáo đời nhà Trần.
Phật giáo 1.0 thời Bắc thuộc là phật giáo giống như trong đế quốc Trung hoa. Chỉ có điều đặc biệt là Phật giáo không chỉ vào VN từ phương Bắc, tức là từ TQ truyền xuống, mà Giao Chỉ lúc đó cũng là một trung tâm phật giáo, có quan hệ trực tiếp với Ấn độ qua thông thương đường biển, và cũng có phật giáo từ Giao chỉ đi vào TQ. Điều đáng để ý là dù Giao chỉ tiếp nhận trực tiếp phật giáo từ Ấn độ, ở đây ta cũng không dùng chữ Phạn, mà vẫn dùng chữ Nho. Chữ Phạn là chữ phiên âm, có bảng chữ cái, nhưng không vì thế mà có một ai đó dựa vào đó làm ra một bảng chữ cái cho tiếng Việt, mà vẫn dùng chữ Nho. Đây là điều làm cho Vn khác với hai nước cùng trong thế giới nho giáo như VN là Nhật và Hàn quốc, trong khi đó rõ ràng có rất nhiều từ tiếng việt không có từ tương đương trong chữ Nho, vì thế sau này các cụ phải tạo ra chữ Nôm. Nhưng nó vẫn là chữ tượng hình. Kỳ lạ hơn nữa, có nhiều chữ nôm là phiên âm (ở đây người ta thêm chữ khẩu, là mồm để đánh dấu là hiểu theo phiên âm), nhưng không ai nghĩ ra việc lập bảng ký tự theo âm thanh để ghép từ, cho nó tiện, dù đã có ví dụ điển hình trước mắt.
Sư ở VN lúc này cũng có người biết chữ phạn, trong Thiền uyển Tập Anh có nói tới một thiền sư dịch kinh từ chữ phạn ra chữ Nho. Hay Khương Tăng Hội, người được phật giáo miền Nam sau năm 1954 coi là sư tổ của phật giáo Vn là người gốc Ấn độ (hay ít ra không phải là người Hán) vì họ ông ta là Khương, tức là đến từ miền Tân Cương (TQ) bây giờ.
Phật giáo thời kỳ này có mấy điểm làm tôi chú ý.
1- Dòng thiền đầu tiên ở VN là dòng Tì ni đà lưu chi, thế kỷ thứ IV. Như cái tên đã chỉ ông là người Ấn độ, hay Trung Á. Và đặc biệt ông là đời thứ tư của thiền tông, còn trên cả Huệ Năng, có nghĩa là dòng thiền này đi trực tiếp từ tổ Bồ đề đạt ma, xuống tới Huệ Khả, rồi Tăng Sáng rồi tới Ti ni đà lưu chi. Cũng chính từ dòng này mà có thiền sư Vạn Hạnh, nhà sư đã giúp lập ra nhà Lý. Và dòng này không chịu ảnh hưởng của Lục tổ huệ năng vì nó là Thiền TÂM (ấn chứng bằng kinh Lăng già), không phải là Thiền KHÔNG như Lục tổ Huệ Năng đưa ra (ấn chứng băng kinh Kim cương). Điều đáng chú ý là Thiền sư Tì ni đà lưu chi cũng tu như Bồ đề đạt ma, tức là ngồi Thiền nhìn tường mấy năm (vì thế dòng thiền này còn được gọi là Quán Bích, Quán: nhìn, Bích: tường). Và kiểu này có cái gì đó rất giống “chỉ quán đả toạ” của Tào động (dù Tào động xuất phát từ tổ thứ 6) mà tôi tập.
2- Có phật giáo dân gian, vì ngoài Phật ta còn có từ nữa để chỉ, tồn tại trong các truyện cổ tích. Đó là Bụt. Và từ Bụt gần với nguyên bản Bouddha hơn là từ Phật. Tất nhiên có một điều ta phải cẩn thận, là không biết từ này xuất hiện lúc nào, do đâu. Bảo nó xuất hiện từ thời khởi thuỷ đầu tiên vào Vn cũng là một giả thiết, nhưng nó cũng có thể vào Giao Chỉ sau này theo bước chân tù binh hay nông nô là người Chàm vào Bắc bộ. Tất nhiên chuyện này chỉ có thể giải quyết, khi ta biết người Chàm dùng từ gì chỉ Phật, và từ Bụt có phải là biến thể của nó không. Đáng tiếc là điều này tôi không biết.
Về hình thái kinh tế của nó thế nào thì ta không biết. Nhưng có khả năng lớn là nó được bộ máy quan lại người Hán ở Giao chỉ ủng hộ. Vì ở đây ta còn có Mâu Bác, là người TQ di vào Giao chỉ vì ở Trung nguyên có loạn lạc, ở đây ông đã cải đạo từ đạo Lão, sang đạo Phật, và có để lại cuốn “Lý huặc luận” tranh luận với các nhà Nho về Phật giáo. Bản thân sử TQ cũng ghi là ,đi theo xe của các thái thú TQ, ví dụ như Nhâm Diên, Tích Quang, là hai nhân vật được nhà nho VN coi trọng, là các “Hồ Nhân” cầm hương khấn vái. Hồ Nhân ở đây là người Ấn độ (sử TQ gọi là Tây trúc).
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 8 2019, 10:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Phải đính chính một chút, rồi tôi sẽ viết tiếp sau. Ở trên khi nói tới Trư bát giới (con lợn giữ 8 giới) tôi có nói đó là bát chính đạo, điều này phải cải chính vì 8 giới không phải là cái này mà nó là 5 giới bình thường khi quy Y (không sát sinh, không trộm cắp..) cộng với 3 điều giới nữa là không nằm giường đệm êm, không dùng đồ có hương thơm, không nghe nhạc. Cộng lại tất cả là 8 giới.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 9 2019, 11:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Phật giáo 1.1. Đây là phật giáo từ cuối thời Bắc Thuộc tới hết đời Tiền Lê. Trong thực tế, ở đây có sự kế tục, ví dụ dòng Thiền Tì ni đà lưu chi đã tồn tại từ thế kỷ thứ VI (trên tôi nhầm để lộn thế kỷ thứ IV). Nhưng điều tôi để ý ở đây có mấy điều:
1- Việc khảo cổ học phát hiện các cột kinh bằng đá, được xác định là vào đời Con vua Đinh tiên Hoàng (Đinh Liễn). Những cột kinh này là những bài chú đà la ni, cho ta thấy phật giáo thời này là mật tông. Điều này cũng đúng với việc phật giáo nhập vào Đông Á nói chung, theo nguyên tắc LIFO (Last in first out). Bởi vì vào thời điểm này phật giáo thịnh hành ở Ấn độ là Mật tông (Tantra), là điểm phát triển sau cùng của phật giáo (Last in, cái cuối cùng tới), và chính phiên bản phật giáo này sẽ được truyền bá ra ngoài (First out). Không phải chỉ phật giáo mới truyền bá kiểu này, mà các hệ tư tưởng khác cũng vậy.
2- Có Sư Pháp Thuận, thuộc dòng Thiền Ti ni đà lưu chi, đã giúp vua Lê Đại Hành tiếp sứ nhà Tống TQ. Tại sao lại thế, vì đơn giản nhà sư là trí thức, họ biết chữ Nho, có thể “bút đàm” với sứ giả. Trong khi Vua có thể còn mù chữ. Nói một cách khác, nhà sư trở thành trí thức giúp xây dựng bộ máy nhà nước.
3- Việc vua Lê Long Đĩnh (con Lê Đại Hành) mang mía róc trên đầu sư. Vua Lê Long Đĩnh được các nhà Nho Vn coi là một dạng bạo chúa, như “Kiệt Trụ”, và sự việc này là một minh chứng. Gần đây vào thời kỳ “đổi mới tư duy”, theo nguyên tắc “nói đen thành trắng, và ngược lại”,kiểu ”địa chủ thành đáng mến, nông dân thành đáng ghét”, lại có học giả VN coi ông vua này là anh hùng, có võ công hiển hách..v..v.. với tôi việc này chỉ chứng tỏ giữa nhà vua và triều đình có sự khác biệt. Như vậy đặt ra vấn đề cái tư tưởng của nhà nước VN độc lập lúc này là gì ? và việc này, chứng tỏ tư tưởng của nhà nước VN không phải là phật giáo.
Từ những điểm trên, ta có thể rút ra kết luận về vai trò của phật giáo trong việc giành độc lập dân tộc. Sau năm 1945, cả ngoài Bắc và trong Nam (vùng tạm chiếm) đều coi phật giáo là quốc đạo, giúp VN giành độc lập, với những lý do rất khác nhau.
Ở ngoài Bắc là do soi từ vị trí của chủ nghĩa Mác-Lê nin ra. Tại sao ? bởi vì vị trí đặc biệt của hệ tư tưởng này trong việc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước trong lịch sử VN hiện đại.Vì thế bằng phép quy nạp, người ta đã quy ra rằng, đạo Phật là của nhân dân VN chống đạo nho của phong kiến TQ ngày trước. Giống như chủ nghĩa Mác lê nin chống lại các hệ tư tưởng phương Tây hiện tại. Nhưng quy nạp kiểu này sai. Vì trong các hệ tư tưởng tôn giáo du nhập VN, bao gồm đạo Nho, đạo Phật, chủ nghĩa Mác (không kể tư tưởng tự do tư sản, nhưng nó không tạo thành hệ thống, nên khó gán cho nó một cái tên), thì chỉ có chủ nghĩa Mác được người Vn đưa vào để giành độc lập, bất chấp sự ngăn cấm khủng bố của thực dân Pháp. Ngược lại cả đạo Nho lẫn đạo Phật đều có ở TQ, không bị ngăn cấm ở VN. Nói một cách khác, VN và TQ đều chung một không gian tin ngưỡng văn hoá, như các nước trong thế giới Nho giáo khác. Không có truyện VN theo đạo Phật để chống đạo Nho, mà đạo phật cùng phồn thịnh đồng thời ở VN và TQ. Người Vn cũng không ghét đạo Nho, bởi các nhà Nho VN vẫn coi trong Nhâm Diên và Tích Quang, là hai thái thú nhà Hán vì họ đã quảng bá đạo này ở nước ta. Như vậy nếu có một hệ tư tưởng “chống TQ” thì nó phải ở chỗ khác.
Ở miền Nam, do sự độc tôn của Thiên chúa giáo, là một tôn giáo thiểu số, gắn bó về mặt chính trị lúc đó với chính quyền thực dân và hậu duệ của nó là chính quyền Ngô Đình Diệm, nên nhưng phật tử cũng thổi cao lên vai trò yêu nước của đạo phật, và từ đó gắn cho nó vai trò ý thức hệ đòi độc lập như một phản ứng với Thiên chúa giáo.
Với tôi, không nghi ngờ gì là đạo phật gắn liền với lòng yêu nước của người Việt, nhưng nó không phải là tư tưởng khởi nguyên đòi độc lập, mà qúa trình đó là về sau. Đặc biệt thể hiện rõ vào thời Lý, Trần. Nhưng lúc này Vn đã độc lập rồi.
Vậy đạo nào đã là khởi nguyên tinh thần đòi độc lập.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang < 1 2 3 4 5 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC