Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

13 Trang < 1 2 3 4 > »  

· [ ] ·

 Một Số Bài Viết Thú Vị Từ Facebook

NVT2002
post Jun 27 2017, 09:26 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em thì lại nghĩ khác với bác Phó: nguồn tư liệu Internet hay nguồn sách giấy thì cũng như nhau thôi, mặc dù nguồn sách giấy thì xác suất chân thật có thể nhiều hơn vài phần. Tuy nhiên, nếu tham khảo thêm nguồn trên mạng thì thấy có rất nhiều chi tiết đáng lưu tâm, xuất hiện một cách logic phù hợp với lịch sử. Vì vậy, với cả hai nguồn tin này, em sử dụng tư duy của Phật, tức là "không công nhận, nhưng cũng không bỏ ngoài tai".

Việc tìm hiểu lịch sử thì cũng không nằm ngoài cái logic như các bộ môn khác, tức là lịch sử có một hệ tiên đề và các mối liên hệ logic được xây dựng dựa trên hệ đó. Hệ logic thì đương nhiên là phải đảm bảo không được mâu thuẫn rồi. Nhưng cái khác giữa người nghiệp dư và sử gia chuyên nghiệp là ở chỗ: sử gia có những sở cứ rõ ràng để xây dựng tiên đề, trong khi người nghiệp dư thì sẽ chỉ đọc và tin theo, thế thôi.

Và em cũng sẽ dừng lại ở mức độ nghiệp dư, tập trung vào phần suy luận logic thôi.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 27 2017, 05:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong các lĩnh vực văn học, triết học, tôn giáo, lịch sử thì sự khác biệt giữa nghiệp dư và chuyên nghiệp rất ít, và biên giới của nó rất mong manh. Đây là đặc trưng của các bộ môn này. Ví dụ một nhà văn thiên tài, có khi chưa bao giờ học viết văn, một triết gia chưa bao giờ tốt nghiệp đại học triết..v..v..Cũng chính vì thế mà khi đi học, ngay cả ở nước ngoài, các bộ môn này cũng bị rẻ rúm so với các môn học khoa học, như toán lý hoá, hay những chuyên môn khác. Sự phân biệt có thể chỉ là có sống bằng nó hay không, và để sống được bằng những ngành nghề này không dễ vì nó ..không có chuyên môn.
Với lịch sử thì chuyên môn có lẽ là sưu tầm sử liệu, và sau đó là xếp đặt, đánh giá, chọn lọc ..để viết thành sử. Trong cả hai vấn đề này nhà sử học chuyên môn đều bị cạnh tranh. Trong sưu tâm sử liệu, đặc biệt các sử liệu đương đại, nhân chứng còn sống, thì nhà sử liệu không thể hơn nhân chứng, và có thể bị nhân chứng phản bác. Trong xếp đặt, đánh giá, chọn lọc, thì nhà sử học sẽ bị cạnh tranh bởi các nhà triết học, tâm lý học, kinh tế học..v..v..
Trong thực tế, lịch sử là một sự tạo dựng lại, và sự tạo dựng lại này không phản ánh sự kiện, mà dùng sự kiện phản ánh điều người ta muốn nói. Tôi lấy một số ví dụ cho các bác thấy.
Lịch sử VN được các sử gia Nho giáo viết theo xu hướng đề cao các nguyên tắc đạo đức Nho giáo, được coi như là mệnh trời.
Lịch sử viết theo kiểu Mác xít là để tìm ra quy luật xã hội.
Lịch sử viết theo kiểu Mỹ để cho người ta không hiểu tại sao lại thế, bởi vì dưới hình thức đưa sự kiện “khách quan”,do sự chọn lọc sự kiện không khách quan, nó đã che dấu đi cái gì đã dẫn tới những điều đó, và từ đó có thể manipulate dễ dàng hơn tuỳ theo ý định nó muốn gì.

Vì thế lịch sử luôn có chiều.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 6 2017, 08:27 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tác giả nói trên đã lập trang web để cho những người không thích FB như bác Phó cũng vào được
Chuyên sử Việt

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Nov 6 2017, 08:28 AM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 6 2017, 05:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Cảm ơn nvt cho tôi cái link, thực ra tôi cũng không có nhiều thời gian rảnh rỗi để tham gia vào đó. Nhưng thỉnh thoảng sẽ đọc, và thấy có điều gì « buồn cười », thì sẽ viết ở langven, tất nhiên là lúc tôi có thời gian.
Vì là kỷ niệm 100 cách mạng tháng 10, nên tôi viết thêm một tí để nói về quan niệm của người viết cái site kia, trong bài « người hùng cách mạng tháng mười » gì đó.
Trong cái mục này, người viết đã nhận lấy hai nguồn nhận thức về cách mạng tháng mười của các nước tư sản đối nghịch và của những người theo chủ nghĩa Trosky. Nó chủ yếu có hai điểm :
1- Với các nước tư sản, thì cách mạng tháng mười là một cuộc đảo chính của những người Bôn Xê vích, ở đây họ phủ nhận sự kiện này là một cuộc cách mạng.
2- Với những người Troskism, thì họ quy công sự kiện này cho Troski, để rồi từ đó nói rằng cuộc cách mạng bị phản bội.
Cả hai luận điểm này đều được media của các nước phương Tây tuyên truyền, và đây là version chính thống của họ. Nhưng sự thực thì không phải như thế. Người nào tìm hiểu kỹ càng cuộc cách mạng này, ngay cả chỉ với tư liệu của phương Tây (tất nhiên phải có nhiều nguồn để đối chiếu nhau), thì sẽ thấy nó không đúng.
Tôi chỉ nói ngắn gọn thôi, cách mạng tháng mười là một cuộc cách mạng trong một cuộc cách mạng, vì trước đó đã có cách mạng tháng 2 cũng vào năm này. Cuộc cách mạng thang 2 này lật đổ chế độ Sa hoàng, đưa giai cấp tư sản Nga lên nắm quyền (chính phủ Kerensky). Giai cấp tư sản Nga này đã làm một điều sai lầm là tiếp tục chiến tranh (trong khi chiến tranh chính là nguyên nhân làm bùng nổ cách mạng), và sự tiếp tục cuộc chiến này thất bại. Nga thất bại liên tiếp trên chiến trường. Tại sao chính phủ này lại tiếp tục chiến tranh, vì chính phủ Sa hoàng cũ vay tiền của Anh-Pháp, nên trở thành tay sai của nó, coi nghĩa vụ với tư bản Anh-Pháp cao hơn quyền lợi nước Nga. Cùng một lúc như thế, chính phủ này lại sợ tàn dư của chế độ Sa hoàng lật đổ, vì thế không có quyền lực, phải dựa vào các Xô viết là chính quyền tự quản của công nhân lập nên. Như vậy là mâu thuẫn.
Sự sụp đổ của chính quyền tư sản này, đã nói rõ lên một điều, là vào thời điểm chủ nghĩa đế quốc toàn cầu, thì giai cấp tư sản ở các nước lạc hậu, mà giai cấp phong kiến nắm quyền như ở Nga, giai cấp này không đủ sức nắm quyền, giữ quyền, xây dựng đất nước, vì nó luôn là tư sản mại bản, hi sinh quyền lợi dân tộc cho nước ngoài.
100 năm sau, ở Nga cũng vẫn không có giai cấp tư sản, dù đã học hình thái « đa nguyên đa đảng » « tiến bộ » của phương Tây, và nếu có các loại bầu, kiểu Khodorovsky, thì các loại bầu này cũng sẵn sàng bán quyền lợi nước Nga cho tư bản Mỹ-Anh (ví dụ Khodorovsky sau khi chiếm đoạt tài sản nước Nga, đã định bán lại cho Mỹ, may mà chính phủ Nga với Poutine chặn được). sự lủng củng của hệ thống chính trị Nga hiện tại, là cái đế xã hội của nó không khớp với hệ thống chính trị nhập khẩu. May còn có được ông người hùng là Poutine.
Hiển nhiên, với những thành tích như thế, thì phương Tây phải coi cách mạng tháng 2 là cách mạng, còn cách mạng tháng 10 là đảo chính. Rồi có một loạt những chứng cớ lằng nhằng quanh quẩn quanh chế độ nghị viện. Trong khi chế độ nghị viện này có quyền đâu.
Cách viết sử này cũng được dùng để họ viết sử VN. Ví dụ, nếu đọc sử Pháp viết về cuộc kháng chiến chống Pháp, thì người ta sẽ thấy họ dùng một phần lớn giấy bút nói tới việc Pháp trao trả độc lập cho Bảo đại vào năm 1948, sau khi đánh lên Việt Bắc bị thất bại, nói những chuyện lằng nhằng cãi vã giữa Bảo Đại và Pháp, tạo nên một vẻ chính danh độc lập cho ông này. Nhưng Bảo đại là ông vua bù nhìn từ thời thuộc địa, vấn đề ở VN đâu có phải là vấn đề giữa Bảo đại (bù nhìn) và Pháp, mà là giữa Pháp và tay sai một bên, Việt minh một bên.
Về Trosky, Trosky khởi điểm không phải là Bôn Sê Vích, mà là một phái riêng. Sau cách mạng tháng 2, thì Trosky mới trở thành Bôn Sê Vích. Báo chí tư sản cũng nêu cao vai trò của Troski, vì ông ta là người đứng đầu Sô viết địa phương ở Saint-Petersbourg, và sau đó có chỉ huy Hồng quân vào giai đoạn đầu, nên được các sử gia tư sản coi là người sáng lập Hồng quân. Nhưng cách mạng tháng mười là công của nhiều người, và bộ óc của nó là Lê Nin. Còn tại sao Troski sụp đổ, thì không phải chỉ vì bị Staline diệt do tranh quyền với nhau, mà là do xu hướng nhận thức của ông ta. Sự xuống ngôi của Trosky đã bắt đầu từ khi Lê Nin còn sống. Nó bắt đầu bằng việc Hồng quân thất bại khi định giải phóng Vác xô vi (Ba lan) năm 1920. Theo Troski và những người theo ông ta, Hồng quân sẽ được sự ủng hộ của công nhân Ba lan, và đây sẽ là điểm khởi đầu của cách mạng toàn thế giới, mà cách mạng tháng 10 là điểm khởi đầu. Vì thế Troski chủ trương « xuất khẩu cách mạng ». Sự thất bại của Hồng quân, rồi việc các cuộc cách mạng khác ở Đức (1919), Hung (1919) thất bại, đã chứng tỏ luận điểm của Troski sai. Chính vì thế mà Lê nin mới đưa ra khẩu hiệu « xã hội chủ nghĩa là chính quyền Xô viết và điện khí hoá », trong khi Troski và những người theo ông ta cứ đòi hi sinh nước Nga để làm cách mạng thế giới một cách vô lý, không tính đến tương quan lực lượng các bên. sự xung đột giữa Staline và Troski cũng là vì điều này, vì Staline coi việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước quan trọng hơn, và là điểm khởi đầu của cách mạng thế giới.
Khi Lê nin mất, thì đảng cộng sản Liên Xô đã bầu Staline thay. Chỉ sau này, khi Khơ rút xốp lên, vì muốn hạ uy tín của Staline, nên mới đưa câu chuyện Troski và Staline đều là ứng cử viên sáng giá ra. Còn về thực tế, thì Staline hơn Troski về tất cả các mặt. Các sử gia tư sản đều thống nhất ở một điểm là đánh giá Staline cực thấp, điều đó chứng tỏ Staline cực giỏi, vì hai bên ở hai chiến tuyến khác nhau. Ngay hiện tại, người dân Nga vẫn đánh giá Staline cao, dù hệ thống media thế giới (tức là phương Tây), tuyên truyền rất bền bỉ.
Như vậy câu chuyện Troski là « yếu nhân » của cách mạng tháng mười là chuyện bịa đặt, và việc Troski bị loại bỏ không chỉ đơn giản là tranh giành quyền lực cá nhân giữa Staline và Troski, mà nó là hai cái nhìn về cách mạng khác nhau. Nếu Troski mà là người lãnh đạo thât sự của cách mạng tháng mười, thì cuộc cách mạng này có lẽ sụp đổ từ năm 1919, và nước Nga Sa hoàng sẽ bị chia sẻ thành nhiều nước như Đế quốc Thổ


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 28 2017, 11:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khởi nghĩa Nam Kỳ là cái giá quá đắt. Quan niệm này kể cũng buồn cười, vì cách mạng không phải là một cú đánh quả kiếm lời, nên làm gì có chuyện rẻ với đắt ở đây. Còn nói là khởi nghĩa Nam kỳ nổ ra không đúng thời điểm thì là đúng, nhưng thời điểm ở đây là tính về sức lực, tương quan lực lượng giữa thực dân Pháp và cách mạng VN, chứ không phải là tính giá cả. Khi Nhật đảo chính Pháp vào năm 1945, rồi Nhật đầu hàng, một trong những chỉ thị của Bác Hồ là “dù có phải đốt cháy cả dẫy Trường sơn, cũng phải dành được độc lập”. Đốt cháy cả dẫy Trường sơn là hình ảnh, nói lên việc dù có phải hi sinh thế nào cũng phải làm (vô giá) bởi đúng thời điểm.
Dù khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, nó cũng là một điểm sáng của lịch sử VN thời Pháp thuộc. Khi khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, thì đế quốc Pháp đã đàn áp rất dã man, có những hành động man rợ như thời Trung cổ. Ví dụ như xâu dây thép gai qua tay người tù, rồi ném họ xuống sông. Nhưng việc này của Đế quốc Pháp đều được sự ủng hộ của tầng lớp phong kiến quan lại theo Pháp. Vì thế khi cách mạng tháng tám bùng nổ, thì đám quan lại này bị tiêu diệt, bị tử hình nhiều khi không có xét xử. Nhưng hiện tại thì lịch sử kiểu lề trái lại thích “tố cáo” những sự việc này, để bôi đen cách mạng tháng 8, lờ đi cái nguồn cơ sâu xa của nó, là sự dã man của đế quốc Pháp và tay sai. Vì thế muốn tìm hiểu lịch sử phải đặt mình vào ví trí, thời điểm đó, tâm lý lúc đó. Chứ không thể bây giờ chủ quan đánh giá linh tinh được.
Nhưng tại sao khởi nghĩa Nam kỳ lại bùng nổ, ngoài việc chỉ đạo của xứ uỷ Nam Kỳ, nó còn có một yếu tố nữa, châm ngòi cho nó. Đó là việc Đế quốc Pháp đưa lính người Việt ra giữ biên giới Cam pu chia – Thái lan, gây nên làn sóng căm phẫn trong dân ở Nam bộ. Xứ uỷ Nam kỳ đã cưỡi trên cái làn sóng đó. Tại sao lại có sự việc đó, bởi vì sau khi Pháp thua trận vào tháng 6 năm 1940, thì thực dân Pháp ở Đông Dương rất hoang mang, vì thế mà Thái lan do chạy theo Nhật, là đồng minh của Nhật mới nhân cơ hội định chiếm lại tỉnh Bát Tam băng của Cam pu chia, vì tỉnh này thực ra trước đây là của Thái. Nhưng Thực dân Pháp bắt cắt đất chiếm lấy, khi thành lập Đông Dương. Vì thế Thực dân Pháp ở VN mới định đem quân ra giữ biên giới. Nhưng sau đó Nhật can thiệp, và từ năm 1940 đến 1945, vùng này thuộc vào Thái lan. Vào năm 1945, khi Nhật thua trận thì Thái lại đổi chiều lần nữa, theo đồng minh, và trả lại đất này cho Cam pu chia, nhưng họ vẫn giữa lại một giải đất quanh cái đền Pret Vihia, nơi mà Cam pu chia và Thái còn tranh chấp đến bây giờ.
Đảng cộng sản Đông dương, vào thời điểm đó có hai nguồn lực tiếp vào từ bên ngoài. Ở ngoài Bắc, đó là đất Trung quốc. Chính quyền Tưởng muốn sử dụng người Việt Nam yêu nước cho chính sách “Hoa quân nhập việt” về sau, nên nhắm mắt không tìm cách truy diệt, mà thường dung túng. Nguồn thứ hai là từ quốc tế cộng sản. Nam kỳ do là thuộc địa của Pháp, nên cái đường vào này dễ dàng hơn. Kết quả xứ uỷ Nam kỳ ảnh hưởng nhiều chính sách, sách lược của Quốc tế cộng sản. Và chủ nghĩa Mác-Lê nin của các vị tổng bí thư, như Hà Huy Tập mang mùi vị “Liên xô” hơn, ngay cả ông Trần văn Giầu cũng vậy. Ngược lai ở ngoài Bắc, thì kinh nghiệm của Hồng quân TQ, của cách mạng TQ ảnh hưởng nhiều hơn ngoài ảnh hưởng Liên Xô xa xôi.
Bác Hồ cũng không phải lúc nào cũng liên quan tới Đảng cộng sản Đông Dương, và Bác cũng không phải là nhân sự chỉ đạo của Đảng. Bác Hồ chưa bao giờ là Tổng bí thư.
Cái gì khác biệt giữa “kiểu Liên Xô” và “kiểu Trung quốc”. Nó thể hiện ở chỗ, kiểu TQ coi trọng nông thôn, coi trọng liên minh công nông, đặc biệt là nông dân, và nông thôn, coi trọng xây dựng căn cứ địa, lực lượng vũ trang, tuyên truyền. Ngược lại kiểu Liên Xô thiên về đấu tranh thành thị, dựa vào công nhân. Khái niệm chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, xây dựng chiến khu ..không có. Cho đến khi cách mạng tháng tám thành công ở Sài gòn, thì xứ uỷ Sài gòn-Nam bộ hoạt động kiểu Liên Xô, và nhưng người đại diện cho nó là ông Trần Văn Giầu, Dương Bạch Mai, ..và một số nhà Mác xít khác. Hiển nhiên cách này không phù hợp với điều kiện VN. Vì thế về sau các vị này cũng không giữ những vị trí trọng yếu trong kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ.
Nếu không có khởi nghĩa Nam kỳ thì cuộc kháng chiến ở Miền Nam sẽ thuận lợi hơn và như ở miền Bắc. Thuận lợi hơn thì có thể (nếu hiểu là lực lượng bảo toàn hơn), nhưng cũng không thể giống ở miền Bắc, vì không có căn cứ địa, và cũng không có lực lượng vũ trang mạnh như miền Bắc. Con đường tiếp tế cho cách mạng miền Nam thời kháng chiến chống Pháp đi qua Thái, và sự tiếp tế này rất hạn chế. Phải đến sau này, khi miền Bắc thành hậu phương lớn, thì cách mạng miền Nam mới có lực lượng hậu thuẫn thực sự.
Người ta có thể so sánh khởi nghĩa Nam kỳ với khởi nghĩa Bắc sơn, cũng gần vào cùng một thời điểm. Cũng bị thất bại, nhưng khởi nghĩa Bắc sơn lại để lại một nguồn vốn là đội du kích Bắc sơn, là tiền thân của đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân, và căn cứ địa Việt Bắc cũng bắt đầu hình thành từ đây.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 29 2017, 06:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên, tôi có nói là Bác Hồ chưa bao giờ là tổng bí thư, giờ phải đính chính, vì có thời kỳ Bác cũng giữ vai trò tổng bí thư, đó là thời kỳ 1956-1960. Câu chuyện nó thế này. Từ năm 1941, lúc trở về VN hoạt động, Bác Hồ luôn là chủ tịch Đảng, và vẫn có tổng bí thư (ông Trường Trinh). Nhưng do những sai lầm trong cải cách ruộng đất (sai lầm là đã quy chụp nhiều người là Trung Nông thành địa chủ, do có chính sách “quota địa chủ” cho từng làng cưỡng chế từ trên xuống, theo kiểu TQ), nên ông Trường Trinh không còn giữ chức tổng bí thư nữa. Như vậy với chức chủ tịch Đảng, thì Bác cũng kiêm luôn Tổng bí thư.
Thời 1956-1960 cũng là thời kỳ phức tạp. Vì có 3 sự kiện ảnh hưởng lớn:
1- Phong trào nhân văn – giai phẩm ở ngoài Bắc (học tập theo Trăm hoa đua nở ở TQ)
2- Chế độ Diệm từ chối không thi hành hiệp định Giơ ne vơ, thành lập nhà nước riêng hình thành nên việc chia cắt đất nước.
3- Mâu thuẫn giữa Liên Xô và TQ. Đây là thời Khơ rút chốp ở Liên Xô, muốn chung sống hoà bình với thế giới tư bản, còn TQ thì lại dương cao ngọn cờ đấu tranh giai cấp.
Cho tới năm 1960, khi có đại hội đảng lần thứ III, ông Lê Duẩn được bầu làm tổng bí thư. Chức vụ này ông Lê Duẩn giữ tới lúc ông mất (1986), và đại hội IV chỉ được tổ chức sau khi đất nước thống nhất (1976). Từ đó Đảng luôn có đại hội thường kỳ, không bị gián đoạn nữa. Chuyện ông Lê Duẩn cũng là điều thú vị, nhưng tôi sẽ viết sau, khi có thời gian bàn về bộ phim tài liệu Mỹ về chiến tranh của họ tại VN.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 30 2017, 01:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ông Lê Duẩn bị nhiều người chê, nhưng mà công của ông ấy cũng không nhỏ.
Em thích câu nói bất hủ của ông ta: "Thưa Bác, chúng ta muốn thắng Mỹ, có một điều rất quan trọng là chúng ta phải không được sợ Mỹ, nhưng cũng không được sợ Trung Quốc và không được sợ Liên Xô"

Con rể của ông là GS Hồ Ngọc Đại bị nhiều người chửi vì tội làm trường thực nghiệm. Nhưng mà những ý kiến về giáo dục của ông thì em lại thấy là rất hay! Có lẽ người ta lên án GS vì ghét lây từ bố vợ laugh1.gif



--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 14 2017, 10:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
NVT có mấy dòng về ông Lê Duẩn, tôi sẽ viết sau về ông trong chủ đề về phim tài liệu Mỹ, vì bộ phim này là một trong những phim tài liệu của phương Tây hiếm hoi đề cập đến ông, trong khi vai trò của ông rất lớn trong kháng chiến chống Mỹ, chống TQ, và cũng có nhiều ý kiến trái ngược nhau.
Bây giờ tôi chỉ có vài dòng về Ngô Đình Diệm, một nhân vật sáng giá của chế độ thực dân mới của Mỹ lập ở VN, sau hiệp định Giơ ne vơ. Ông Diệm đã bị Mỹ thông qua đám tướng tá của cái gọi là Quân đội VNCH lật đổ trong cuộc đảo chính vào ngày 1/11/1963, để thành lập nên cái gọi là « đệ nhị cộng hoà ». Sau này sử phương Tây thường có thái độ nuối tiếc ông Ngô Đình Diệm, và gán cho ông này chức lãnh tụ chủ nghĩa dân tộc của VN. Thực ra chế độ của Ngô Đình Diệm không hơn gì chế độ của Nguyễn văn Thiệu về sau. Và nếu nói về tính « gân guốc » với chủ Mỹ, thì Nguyễn văn Thiệu còn giỏi hơn. Nhưng đã là số phận đầy tớ, thì cả Ngô Đình Diệm lẫn Nguyễn văn Thiệu đều không có thể chống lại chủ Mỹ.
Ở trên tôi có nói tới sự « sáng giá » của Ngô Đình Diệm, bởi ông ta cũng có những đặc trưng riêng, mà những nhân vật sau này của chế độ miền Nam không có. Những đặc trưng này được ngộ nhận là « dân tộc » nhưng không phải.
Khi thực dân Pháp đô hộ VN, họ đã làm hai điều đặc biệt về mặt xã hội để tạo dựng ra chế độ thực dân. Chính những điều đặc biệt này khiến cho Pháp có thể cai trị VN, với một lực lượng quân sự rất nhỏ. Vào thời điểm hưng thịnh nhất của chế độ thực dân, vào những năm 1930, Pháp chỉ có 8 tiểu đoàn và hơn chục chiếc máy bay bà già (những chiếc máy bay đã ném bom đàn áp Xô Viết Nghệ tĩnh) nhưng giữ được cả Đông Dương, chính bởi họ tạo được lớp người trung thành này. Pháp đã tạo dựng ra một tầng lớp người của giai cấp phong kiến VN, nhưng trung thành với họ. Chính xác hơn là phong kiến hoá một bộ phận tay sai của họ. Trong số này có gia đình Ngô Đình Diệm. Cách thức thế nào. Đầu tiên Pháp chọn những người theo Thiên chúa giáo rồi cho học chữ Pháp, từ đó biến họ làm quan, tạo ra một tầng lớp phong kiến địa chủ mại bản theo Pháp, có lợi ích gắn chặt với thực dân Pháp.
Do chính sách chống đạo Thiên chúa giáo không khéo của nhà Nguyễn, đã khiến Pháp lợi dụng được giáo dân, trở thành người bảo hộ cho họ. Ngược lại một bộ phận giáo dân từ đó lại dựa vào thực dân Pháp để hoành hành.
Những người chỉ cần học chữ Pháp, trở thành thông ngôn cho Pháp, thì đã được coi là « quan ». Trong khi quan thật phải là những nhà Nho, học chữ Nho, giáo lý nhà Nho, rồi thi mửa mật qua các kỳ thi hương, thị hội, thi đình mới có thể thành quan. Quan thông ngôn của Pháp chỉ cần học một khoá học của trường Hậu Bổ (tức là trường dậy làm thông ngôn), thì cũng được Pháp cho ngạch quan. Kì thi nho giáo cuối cùng là vào năm 1905, cho nên sau đó, chỉ còn loại « quan tân kỳ » của thực dân Pháp mà thôi.
Vì vậy khi sách vở lịch sử phương Tây, hay ngay của lề trái VN, phong cho Ngô Đình Khả, là bố Ngô Đình Diệm chức nhà Nho là điều hoàn toàn sai. Nhưng cũng dựa vào sự mập mờ này đó mà những gia đình này có danh có giá. Tức là được phong kiến hoá qua thực dân Pháp.
Ở đây nó có nhiều điều trái cựa với nhau. Đám người này được coi là giai cấp phong kiến , nhưng không phải là giai cấp phong kiến như nhà Trần, nhà Lý, nhà Lê..mà là giai cấp phong kiến giả mạo, nhờ thực dân Pháp mà có danh giá này.
Họ cũng được phong cho chức Nho gia, nhưng họ theo đạo Thiên chúa. Làm sao mà có gia phong Nho giáo được, nếu có cũng chỉ là những nền nếp hủ tục lạc hậu. Đạo Thiên chúa vốn là đạo Nhất thần, không có chuyện « tam giáo đồng nguyên ».
Tất cả những điều trái cựa này, thể hiện qua gia phong nhà họ Ngô. Đó là một tầng lớp người lạc hậu, phản động, tồn tại được do chế độ thực dân Pháp tạo ra. Nó không liên quan gì tới chủ nghĩa dân tộc của người Việt cả.
Cái mà người ta tưởng là chủ nghĩa dân tộc, thực ra là mâu thuẫn giữa đám người này và ông chủ Pháp, rồi Mỹ về sau. Tại sao lại có điều đó ? nguyên do là ở trong đạo Thiên chúa.
Khi Pháp xâm lược Vn, nó lấy chính danh là để bảo vệ đạo Thiên chúa, nhưng đấy chỉ là một sự lợi dụng chính trị.Bởi bản thân ở nước Pháp, chính quyền Pháp đâu có theo Thiên chúa giáo. Khi Pháp đã xác nhận được chủ quyền ở Đông Dương, thì nó phải cân bằng chính sách, vì 90% dân VN không phải là thiên chúa giáo, dù Pháp có dung túng đám người theo Thiên chúa giáo là tay sai,nó cũng không thể ưu ái quá đáng quá được, không kể nhưng người thiên chúa bình thường khác có được gì. Như vậy mâu thuẫn giữa đám người này với Pháp giống như mâu thuẫn của Vatican với nước Pháp. Gia đình họ Ngô do rất sùng đạo, mà lại là đạo Thiên chúa kiểu thời trung cổ, nên nó tạo ra tâm lý « chống Pháp » này.
Những điều tôi vừa nói thể hiện rất rõ bản chất khi nhà Ngô cầm quyền, và Pháp phải rút đi. Tất cả những gì phản động nhất của thứ Thiên chúa giáo này thể hiện ra, dẫn tới xung đột tôn giáo Phật giáo – Thiên chúa giáo năm 1963.
Như vậy đặc trưng của Ngô đình Diệm là gì. Đặc trưng ấy là vừa là tay sai của thực dân vừa là phản động. Vì phản động mà làm tay sai. Vì là tay sai mà phản động. Ngược lại như Nguyễn văn Thiệu về sau thì chỉ là giá áo túi cơm thôi. Chứ cái phần phản động phong kiến của nhà Ngô không có. Như vậy là Nguyễn Văn Thiệu còn tiến bộ hơn Ngô Đình Diệm.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 15 2017, 06:35 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi sẽ nói tiếp một chút về Thiên chúa giáo, từ khía cạnh chính trị, xã hội chứ không phải về niềm tin. Không chỉ nói ở VN mà sẽ nhìn rộng ra tôn giáo này với các nước châu Á, Phi, Mỹ la tinh.
Khi phương Tây bành trướng ra toàn cầu, thì trong hành trang của họ có đạo Thiên chúa. Điểm khởi đầu, các vương quốc ở châu Âu khi bành trướng còn phải lấy ý kiến của giáo hoàng, giáo hoàng như là trọng tài , để tránh xung đột với nhau và chính danh. Thời đầu tiên, giáo hoàng phân chia cho hai cường quốc thực dân đầu tiên, đó là Tây ban Nha và Bồ đào Nha. Mỗi bên một nửa địa cầu. Phần VN thuộc về Bồ đào Nha. Vì thế mặc dù từ thế kỷ XVI, Tây ban Nha đã chiếm Phi líp pin, thì người Tây ban Nha cũng không được truyền đạo ở VN (đây là thời Trịnh-Nguyễn), vì thế giáo sĩ truyền đạo vào VN đầu tiên là người Bồ đào Nha. Để học tiếng việt,các giáo sĩ người Bồ này đã phiên âm tiếng Việt bằng bản chữ cái Bồ đào Nha.Vì thế bộ ký tự tiếng Việt hiện tại là biến thể của bộ chữ cái này và có nhiều ký tự đặc Bồ, đặc biệt là ký tự ghép (chứ « nh », « kh », « ng », dấu ngã..)
Vào thời điểm này, người Việt rất hâm mộ đạo Thiên chúa (dưới phiên bản cơ đốc giáo).Vì lúc này đạo Thiên chúa được đánh đồng với văn minh phương Tây, với các sản phẩm như đồng hồ, vũ khí (súng hoả mai), các loại rau củ quả mới (cà chua, xu hào ..) , hoặc họ cũng mang tới các sản phẩm khác của châu Á (dao cắt thuốc từ đảo lư cầu, tức là Okinawa, Nhật hiện tại, lúc đó còn là một quốc gia độc lập). Về mặt nhận thức, thì chúa cũng giống như ông Trời trong quan niệm VN. Phải về sau này, thì người ta mới phân biệt được là không phải. Những người VN hâm mộ đạo này thường là ở đồng bằng ven biển (vì có điều kiện tiếp xúc với người phương Tây), và ở những vùng đất khai hoang ven biển, nơi lập làng mới không có truyền thống (tin ngưỡng sơ sài), hay những lớp người sinh sống không liên quan tới ruộng đất (làng chài). Vì sao ? bởi tín ngưỡng chủ đạo của cộng đồng người Việt lúc đó là thờ Thành Hoàng (tương đương với Thần đạo –Shinto của người Nhật). Nhưng tín ngưỡng này phù hợp với cư dân nông nghiệp gắn bó với ruộng đất, trong các công xã nông thôn hơn là những người sống bằng nghành nghề nay đây mai đó.
Theo báo cáo của A lếch xăng đờ rốt (Alexandre De Rhode), là người trong giáo hội Pháp truyền đạo ở Đàng ngoài vào thế kỷ XVII, thì ông ta đã truyền đạo được đến 200000 người, trên dân số khoảng 4 triệu ở Đàng ngoài. Nhưng con số này có lẽ là fake, hiện nay không kiểm chứng được. Còn tại sao Alexandre de Rhode thổi phồng nó lên thế, vì ông ta muốn tác động vào Vatican để ủng hộ công cuộc truyền đạo ở VN.
Điều thú vị nữa, là cũng ỏ vùng châu thổ sông Hồng, nơi có đạo Thiên chúa, thì từ thế kỷ XVI cũng xuất hiện đạo Mẫu, mà ta có thể coi là phiên bản đáp trả đạo Thiên chúa cơ đốc, vốn thờ Đức Mẹ, của tín ngưỡng bản địa. Tất nhiên đạo Mẫu có nguồn gốc tín ngưỡng tiềm ẩn sâu xa hơn, nhưng việc nó hình thành vào thời điểm này cũng là điểm đáng nghiên cứu.
Thời thế kỷ 18, đạo Thiên chúa tiếp tục thâm nhập vào VN và bắt đầu tham gia vào chính trị VN, do Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long nhà Nguyễn sau này) dựa vào họ để đánh triều Nguyễn Tây sơn. Thời gian này Bồ đã tàn lụi, và có hai cường quốc cạnh tranh nhau để chiếm thuộc địa đó là Anh và Pháp.
Từ thế kỷ XVI, lúc Bồ truyền đạo thiên chúa vào VN, thì cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh đều thấy có vấn đề, và đạo Thiên chúa bị cấm. Vua Gia long, dù dựa vào giáo sĩ cũng thấy điều đó. Sự việc đó xẩy ra ngay trong gia đình ông. Để được giáo sĩ Pháp, đứng đầu là Bá đa Lộc ủng hộ, Vua đã đưa Đông cung thái tử là Hoàng tử Cảnh, cho Bá đa Lộc dậy dỗ. Một dạng con tin. Ông hoàng này sau đã cải đạo, và khi trở về đã không công nhận bố mình nữa, vì với ông ta, chỉ có chúa trời là bậc nhất. Điều này ngược với đạo Nho, công nhận Vua là con trời (Thiên tử). Chính vì thế mà hoàng tử Cảnh, dù là Đông cung thái tử, tức là đáng lẽ sẽ kế nghiệp vua Gia Long nhưng không thành. Điều này cũng phá vỡ cách truyền đạo của phương Tây, đó là truyền cho vua, rồi từ đó mà cải đạo cả nước. Sự cập kênh về nhận thức này không chỉ có vua Gia Long bị thế, mà toàn bộ hệ thống phong kiến VN thấy thế. Vì thế sau này, khi Pháp bắt đầu xác lập được chủ quyền thuộc địa ở Nam Bộ (1872), họ đã bắt ép các gia tộc phong kiến Nho giáo ở VN đưa con đi học. Nhưng tầng lớp người này không chấp nhận,sợ con cái mình xa ngã mất dòng giống (như hoàng tử Cảnh), và đã gửi con cái tá điền đi thay thế. Lớp tá điền đi học Pháp này, chính là tầng lớp phong kiến do thực dân dựng ra về sau, là tổ tiên của những dạng như gia đình họ Ngô, hay họ Trần (Trần lệ Xuân, vợ của em Ngô đình Diệm) thời thực dân.
Chỉ đến khi Pháp hoàn toàn làm bá chủ Đông Dương, các kiểu thi cử Nho giáo bị bãi bỏ. Các Nhà Tân Nho, ví dụ như các nhà Nho trong phong trào Đông kinh nghĩa thục đề cao cách học thực tế (tức là học nghành nghề, chứ không phải là học đạo đức luân lý), thì người Việt mới nhiệt thành tham gia hệ thống trường của thực dân Pháp. Và từ đó hình thành nên tầng lớp trí thức chống Pháp vì độc lập dân tộc. Ở đây có mối liên quan khá đặc biệt giữa những tầng lớp trí thức này với nhà nước VN hiện tại. Đó là Nho giáo -> Tây học -> chủ nghĩa Mác Lê + chủ nghĩa dân tộc (Bác Hồ, ông Trường Trinh). Hoặc Tây học -> chủ nghĩa Mác – Lê + chủ nghĩa dân tộc (ông Nguyễn Khắc Viện, ông Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Trần Đức Thảo).. Hoặc Nông dân, Công nhân -> chủ nghĩa Mác-Lê + chủ nghĩa dân tộc (ông Lê Duẩn, ông Tôn Đức Thắng). Ở đây tôi chỉ đưa tên một số người có tính điển hình, chứ trí thức VN dạng này rất nhiều. Và hiện nay còn dạng đa số nữa, đó là những người hoàn toàn được đào tạo trong một nước VN độc lập. Ví dụ như ông Nguyễn Phú Trọng .
(con tiep)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 18 2017, 10:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong sách giáo khoa lịch sử, chương trình phổ thông từ ngày xưa đã có quan niệm « Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà », nói về việc ông cầu viện giáo sĩ Pháp này. Nguyễn Ánh, tức vua Gia Long quả thực có thái độ bảo vệ dòng tộc của mình hơn đất nước, vì ông cũng đã từng cầu viện Xiêm La, nên điều nhận xét ấy của sách giáo khoa sử không sai. Chỉ có điều nó không nói lên được vấn đề là chính nhà Nguyễn cũng trở thành con gà bị cắn. Sau khi vua Gia Long mất, vua Minh Mạng lên nối ngôi. Ông đã phải vất vả mất 3 năm mới tiêu diệt được cuộc nội loạn của Lê Văn Duyệt ở Gia định, tức Sài gòn sau này. Lê Văn Duyệt là một đại thần thời Gia Long, được vua Gia Long phong chức Phó Vương, đặc quyền cai quản lục tỉnh Nam Kỳ, nên đã tự dựng lên một triều đình của riêng mình. Khi vua Minh Mạng quyết định thống nhất hành chính toàn quốc, Lê văn Duyệt đã nổi loạn được các giáo sĩ phương Tây (cố Du) ủng hộ. Quân của Lê văn Duyệt đã cố thủ được ba năm, vì hi vọng rằng sẽ có tầu Tây tới cứu. Cố Du là một cố đạo người Pháp, tôi đọc lâu nên quên tên Pháp ông ta là gì. Đại khái là Le văn Duyệt muốn học vua Gia Long. Vua Gia long cầu viện Bá đa lộc, thì Lê văn Duyệt muốn dùng cố Du. Còn vua Minh Mạng là vị vua tài giỏi nhất của nhà Nguyễn. Chính dưới triều ông mà nước VN hoàn thiện bộ máy hành chính từ Nam ra Bắc, xoá bỏ các đầu mối cát cứ tiềm ẩn. Trong Nam là Lê văn Duyệt, ngoài Bắc là Nguyễn Văn Thành. Ông cũng bỏ chế độ Trấn mà chia toàn bộ đất nước thành tỉnh huyện. Trước đó thời Gia long, ngoài Bắc là trấn Bắc Thành. Cũng như lục tỉnh Nam bộ có quy chế riêng. Cũng thời vua Minh Mạng, mà nước Đại Nam (tên nước VN lúc đó) mở rộng tới thủ đô Cam pu chia bây giờ, được đặt thành trấn Tây Thành. Sau này, khi Pháp chiếm lục tỉnh Nam kỳ, rồi xâm nhập vào Cam pu chia, đưa giòng hoàng thân Xi ha núc lên ngôi làm vua bù nhìn, thì biên giới VN-Campuchia mới như ngày nay. Quá trình xâm lược thuộc đia của Pháp ở VN đã tạo ra nước Cam pu chia hiện tại, chứ nếu không thì nước này đã bị xoá tên trên bản đồ, bị chia thành đất Xiêm la (Thái lan) và Đại Nam (VN).
Do giáo sĩ Pháp muốn truyền đạo bằng cách xâm lược, nên mới có vấn đề cấm đạo từ thời Minh Mạng đến thời Tự Đức.Hiện nay, vì đây là vấn đề lịch sử đã qua, nên người ta rất có thể dễ dàng « tiên tri quá khứ », phê phán nhà Nguyễn tại sao lại làm thế, mà không có cách sử lý kiểu khác. Nhưng cũng phải hiểu là đạo Thiên chúa lúc đó đặt ra rất nhiều vấn đề. Ví dụ, đã theo đạo là không còn thờ tổ tiên cha mẹ, không được theo các tập tục VN, mà nhất nhất theo phong tục phương Tây, do Vatican đặt ra. Phải đến năm 1962, sau đại hội Vatican II, thì Giáo hội mới cho phép theo tập tục sở tại. Và khi việc này được đưa ra, công giáo ở VN lại muốn chống, thích luật cổ hủ hơn. Tức là bảo hoàng hơn vua.
Điều mong ước của các giáo sĩ Pháp đã được thực hiện từ thời Tự Đức, đó là thực dân Pháp bắt đầu xâm lược thực sự bằng việc đánh vào Đà nẵng (1858), rồi chiếm lục tỉnh (1872). Trong quá trình này, người công giáo đã làm 2 việc. Đó là làm thông ngôn cho Pháp và cả triều đình (do biết tiếng), đóng góp vào việc thiết kế các hiệp ước bất bình đẳng giữa Pháp và nhà Nguyễn. Nhưng việc soạn thảo cuối cùng, thì họ cũng không được tham gia mà phía Pháp là các giáo sĩ Pháp biết chữ Nho đảm nhiệm. Việc nữa là họ tham gia vào hàng ngũ lính Pháp, làm thông ngôn, dẫn đường, trinh sát.. Sở dĩ họ làm như thế vì hệ thống tổ chức của đạo Thiên chúa hoàn toàn do người phương Tây chỉ đạo, và họ đặt đạo cao hơn Quốc (đất nước). Đây cũng là cái lý luận của lề trái cho đến bây giờ. Ví dụ thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thì họ biện hộ bằng việc « chống cộng ». Hiện tại thì họ đề cao nhân quyền cao hơn chủ quyền.
Tất nhiên không phải không có người công giáo đứng về phía đất nước. Một ví dụ là Nguyễn Trường Tộ. Ông này cũng làm phiên dịch cho Pháp, nhưng ông cũng nhận ra được sự khác biệt giữa đạo và ý đồ của thực dân Pháp, nên ông đã viết khá nhiều điều trần cho vua Tự Đức. Có giai đoạn ông cũng được vua Tự Đức sử dụng, với mong muốn ông áp dụng những học thuật học có được để khai mỏ, mở mang kỹ nghệ. Nhưng điều này cũng thất bại. Nó thất bại bởi vì Nguyễn Trường Tộ không đủ trình độ giỏi đến thế, cũng như nhà Nguyễn hoàn toàn không có cơ cấu, tổ chức để có thể khai thác. Chính vì thế mà ở VN hiện nay đánh giá hai điều sai về ông. Đó là nghĩ ông giỏi và không được sử dụng. Kỳ thật ông không giỏi đến thế và nhà Nguyễn có dùng ông.
Khi thực dân Pháp đã biến VN thành thuộc địa rồi, thì xẩy ra điều trái ngược là số lượng người công giáo không vì thế mà tăng lên. Tổng số người công giáo trong thời Pháp thuộc tăng tự nhiên (sinh đẻ, lập gia đình) là chủ yếu chứ không phải là cải đạo.Họ cũng là thành phần trung thành với Pháp nhất. Đơn giản do hệ thống tăng lữ là theo Pháp, là người Pháp hay phương Tây (Tây ban nha, hay Ái nhĩ lan) và họ có hệ thống quản lý chặt chẽ. Công giáo ở VN không phải là công giáo hiện đại, đã được chế độ tư bản chuyển hoá có nhận thức cá nhân, mà là loại công giáo kiểu thời trung cổ, nặng về lòng tin, nghi lễ, đặc biệt tuân theo linh mục. Lại do là tôn giáo thiểu số, nên càng có tính chất co cụm, bảo thủ. Con chiên trung thành với đạo, nghe lời cha cố, cha cố theo Pháp vì là người Pháp hay phương Tây, thành ra trung thành với Pháp.
Còn Pháp thì cũng tin tưởng người công giáo hơn.Vì thế những quan lại được Pháp tin cậy, thường phải là người công giáo. Gia đình Ngô đình Diệm, Trần lệ Xuân mà vinh hiển được cũng là như vậy. Bảo đại khi lấy vợ, bắt buộc phải lấy vợ công giáo. Nam phương Hoàng hậu bù nhìn là con một giao đình điền chủ theo công giáo ở Nam Kỳ.
Ngay cả Nguyễn văn Thiệu sau này, cũng cải đạo theo thiên chúa.
Tất nhiên cũng có người công giáo lại theo cách mạng. Ví dụ ông Trần Văn Giầu. Người đã đóng vai trò lớn trong việc tổng khởi nghĩa, cướp chính quyền ở Sài gòn năm 1945.
Vào thời điểm năm 1945, cũng như toàn thể dân VN (nói đa số), người công giáo cũng ủng hộ chính phủ HCM, giành độc lập. Nhưng vào thời điểm năm 1949, khi cơ cấu tổ chức của nó tuyên bố chống chính phủ Việt Minh, thì ngay lập tức các chức sắc của công giáo ủng hộ, lôi kéo giáo dân theo. Ví dụ như linh mục Lê Hữu Từ, người lập ra khu tự trị công giáo ở Bùi chu, Phát Diệm, được Pháp ủng hộ. Lực lượng tự vệ công giáo này chống Việt Minh, biến vùng Bùi chu Phát Diệm thành vùng tề, theo Pháp.
Cũng vì tổ chức tôn giáo như thế, nên khi có hiệp định Giơ ne vơ(1954), thì những người này di cư vào Nam. Như vậy những người công giáo di cư vào Nam hoặc do tham gia vào chính quyền tề ở Bùi chu Phát Diệm mà đi. Họ cũng có thể đi, vì tuân thủ theo chức sắc trong đạo mà đi. Lực lượng công giáo di cư này, trở thành trụ cột cho chính quyền Ngô Đình Diệm.
Cũng chính ở trong miền Nam, khi được ưu ái, có quyền lực, thì lực lượng công giáo này thể hiện rõ yếu điểm « là người thiểu số, chỉ biết tới cộng đồng riêng mình bất chấp dân tộc » của nó nên đã dẫn đến xung đột tôn giáo với phật giáo. Vào thời Ngô đình Diệm, số lượng người theo công giáo khoảng 1,2 triệu, trong đó người Bắc di cư chiếm đa số (700 ngàn). Còn người miền Nam theo đạo, thì chủ yếu là đạo Phật (miền trung, với trung tâm là Huế), hay các tôn giáo bản địa (Cao đài, Hoà hảo).
Tóm lại. lịch sử VN từ thời thực dân Pháp xâm lược đến nay, người ta phải hiểu các cuộc kháng chiến chống xâm lược không chỉ chống lại đế quốc, thực dân, mà cả tay sai của nó nữa. Số lượng tay sai này là thiểu số, vì thế nếu không có sự trợ giúp của đế quốc bên ngoài, thì nó đổ ngay. Nhưng bản thân nó cũng tồn tại như một tầng lớp người có những lợi ích riêng, một dạng lợi ích nhóm nói theo từ vựng bây giờ, gắn liền với lợi ích của thực dân. Lợi ích này được che đậy bởi các giá trị tôn giáo, nhân văn, và được khoác áo « quốc gia », trong khi thực tế chỉ là một hình thức thực dân mới. Hiện nay, cách làm của lề trái, mà hạt nhân của nó xuất phát từ những lớp người tôi nói ở trên, là lờ đi sự liên quan của nó với các thế lực đế quốc, thực dân vào thời điểm đó, mà chỉ đưa ra « những tội ác » của cách mạng, rồi rêu rao gây thất thiệt, gây mất lòng tin, đòi viết lại lịch sử. Trong thực tế, không có lửa sao có khói.
Hiện nay người công giáo có rất nhiều điều kiện để sống theo đức tin của mình mà không bị lợi dụng. Bởi vì.
1- Nhà nước VN hiện tại là một nhà nước phi tôn giáo.
2- Thế lực của công giáo thế giới đang chuyển dần từ các nước phát triển sang đang phát triển (ví dụ ông giáo hoàng hiện tại là người Ác hen ti na, tất nhiên ông ta dễ cảm nhận vấn đề một nước đang phát triển, vì nước Ác hen ti na cũng là nước nghèo, hơn là ông giáo hoàng người Đức, hay Ý)
3- Sự suy giảm niềm tin tôn giáo ở châu Âu, khiến người công giáo VN có thể về nguồn dễ hơn.
4- Sự phát triển của VN, sẽ khiến người ta không còn theo đạo vì nó « văn minh », theo đạo không phải là điều cần thiết để tiếp cận văn minh phương Tây.
5- Sự cạnh tranh của các nhóm thiên chúa khác không phải là cơ đốc giáo.
6- Việc thương mại hoá một số ngày lễ công giáo ở thành thị (ví dụ Nô en) khiến người ta thấy nó gần hơn, không còn là một nghi lễ thiểu số kỳ quặc ở VN.
Nhưng điều quan trọng nhất với cộng đồng công giáo ở VN là thái độ của chức sắc tôn giáo này đối với Vatican, và điều quan trọng nhất là niềm tin của giáo dân với họ, nó có còn là niềm tin mù quáng không.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

13 Trang < 1 2 3 4 > » 
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC