Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Trí thông minh: máy móc hay con người ?

Milou
post Aug 13 2002, 06:34 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Trí thông minh: máy móc hay con người ?

Truờng Giang

Trong bối cảnh chúng ta đang ở vào những năm tháng đầu của một thiên niên kỷ mới, một thời kỳ mà thế giới được đón nhận những viễn ảnh tốt đẹp nhất bắt nguồn từ vô số thành quả khoa học kỹ thuật của những thế kỷ trước, Trường Giang xin dành mục Khoa Học, Công Nghiệp và Môi Sinh hôm nay để gởi đến quý vị bài viết của Ray Kurzweil, một khoa học gia Mỹ đang làm việc tại Học Viện Kỹ Thuật Massachusett ở Hoa Kỳ, một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học nổi tiếng nhất trên thế giới ngày nay.

Trong bài này, tác giả trình bày một vấn đề mà ông tin rằng con người sớm muộn gì cũng sẽ phải đối diện, khi các thế hệ máy điện toán ngày một trở nên thông minh hơn: đó là liệu máy móc rồi đây có sẽ làm chủ óc sáng tạo của con người hay không ?

Trước hết, chúng tôi xin được nói qua một vài nét về tiểu sử tác giả. Ray Kurzweil, năm nay 52 tuổi, là người đã được Tổng Thống Bill Clinton tặng Huy Chương Kỹ Thuật Quốc Gia Hoa Kỳ. Qua những công trình nghiên cứu khoa học dựa vào thực tế phục vụ cho lý tưởng nhân đạo, ông được nhiều người ví như nhà bác học Thomas Edison thứ hai của Mỹ.

Lời so sánh vừa nói kể ra cũng không phải là quá đáng. Ngay từ năm 16 tuổi, Kurzweil đã chế tạo bộ máy điện toán đầu tiên, đồng thời bán chương trình điện toán do ông soạn cho công ty IBM. Sáng chế khoa học ông cho ra mắt trước hết, mang tên Máy Đọc Kurzweil. Nhờ thiết bị này, nguời mù có thể đọc tất cả mọi văn bản bằng cách chỉ cần đưa tờ giấy có in chữ qua ống kính cuả máy. Sau đó, máy sẽ đọc to các hàng chữ in.

Vào năm 1982, nghe theo lời khuyến khích của ca sĩ Stevie Wonder, Kurzweil đã chế ra máy “phối âm” cũng đầu tiên trên thế giới. Thiết bị này dùng để “trộn lẫn” âm thanh của các loại nhạc cụ vào với nhau, tạo ra những âm tiết rất phong phú và trung thực. Ngày nay, các nhạc sĩ ở khắp nơi đều xử dụng loại máy này.

Ngoài ra, ông còn cống hiến nhiều phát minh khác. Chính ông cũng đã từng đưa ra một số lời tiên đoán, thí dụ như trước đây, ông cho rằng máy điện toán sẽ đánh bại ngay cả vô địch cờ vua. Thực tế nay chứng minh rằng chuyện này hoàn toàn chính xác. Sau đây, mời quý vị nghe nội dung phần đầu bài viết của nhà khoa học Ray Kurzweil.

Một trong những viễn ảnh đầy hứa hẹn của thiên niên kỷ này là con người sẽ chế tạo ra những người máy robot ngày càng trở nên thông minh. Đây là giai đoạn mà các nhà khoa học cho là chắc chắn phải diễn ra giữa bối cảnh cuộc cách mạng kỹ thuật đang tiến nhanh hơn bao giờ hết.

Thực vậy, theo như dự đoán thì trong vòng 30 năm tới đây, nhờ những thành quả trong các lĩnh vực như điện toán, thông tin liên lạc và kỹ thuật phân hình não bộ, thêm vào đó nhờ những tiến bộ nhanh chóng mà con người thu đạt được trong kỹ thuật thu nhỏ các linh kiện, người máy robot sẽ có khả năng phán đoán không kém gì loài người, nếu không muốn nói là còn vượt xa hơn cả bộ óc của những kẻ đã chế tạo ra chúng.

Viễn ảnh vừa nói khiến nhiều người không khỏi tự hỏi đây là điềm lành hay điềm dữ ? Liệu đó có phải là một hiểm hoạ đe doạ vị thế độc tôn của con người trong cao trào tiến hoá hay chăng ? Cho đến nay, chưa ai có thể trả lời đích xác những câu hỏi vừa nêu, chỉ biết rằng chuyện máy móc rồi đây có thể tiếm quyền sáng tạo của con người đã trở thành đề tài khiến các nhà khoa học phải tranh cãi, thậm chí ngay cả nhiều đoàn thể quần chúng cũng để tâm đến chuyện này.

Tuy nhiên, trước khi quá lo ngại đến vấn đề mà các nhà khoa học cho là một hiểm hoạ như vừa nói, chúng ta hãy thử xem xét các thế hệ máy móc được gọi là thông minh và sáng tạo, đã trải qua quá trình sản xuất như thế nào ?

Cho đến nay, các thế hệ máy điện toán được tuần tự ra đời bằng phương cách cải tiến không ngừng nhằm làm sao cho máy mới có nhiều chức năng sáng tạo hơn máy cũ. Điều này cũng chẳng khác nào như sự sao chép quá trình tiến hoá trong thiên nhiên. Trong chiều hướng đó, các khoa học gia áp dụng phương thức chẳng khác gì như “kích thích sinh học” nhằm thúc đẩy quá trình tiến hoá trong các thế hệ máy điện toán.

Điển hình như gần đây, hai vị giáo sư Jordan Pollack và Hod Lipson tại trường đại học Brandeis (Hoa Kỳ) đã ứng dụng những thuật toán học “có tính di truyền” để thiết kế các loại người máy robot giản dị. Sau đó, những người máy này lại được chính các robot khác lắp ráp.

Công ty General Electric cũng xử dụng những thuật toán học “có tính di truyền” để thiết kế động cơ máy bay phản lực. Kêát quả của việc sao chép tiến trình sửa đổi trong máy vi tính đã mang lại những mẫu thiết kế có tính năng kỹ thuật hơn hẳn những mẫu hoàn toàn do con người thực hiện.

Ngay cả công ty điện toán Microsoft cũng đã để cho máy tự tạo ra một số chương trình phần mềm hầu làm quân bình hệ thống thảo chương thay vì huy động chuyên viên soạn chương trình đặc biệt cho máy điện toán.

Một phương cách khác nữa mà các nhà thiết kế máy điện toán đang áp dụng là tạo ra những hệ thống mạch tương tự như “mạng tế bào thần kinh” trong não bộ con người cùng vô số mạch nối kết. Mặc dầu đây chỉ là những hệ thống đã được giản dị hoá rất nhiều so với “mạng thần kinh” thực sự; thế nhưng, các hệ thống này vẫn có thể giải được những vấn đề liên quan đến thiết kế, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp bất ngờ, tuy rằng các giải pháp máy đưa ra vẫn chưa thích ứng với thực tế.

Phương cách này cùng nhiều cách thức liên hệ cũng được đưa vào những chương trình điện toán. Kết quả là máy có thể “tự động” sáng tác âm nhạc, những bài thơ hay vở kịch. Việc con người áp dụng quá trình tiến hoá để ganh đua với thiên nhiên bằng cách này, đã mang lại nhiều kết quả hữu hiệu đến bất ngờ và thông thường, những vấn đề khó khăn về kỹ thuật và thiết kế đã được giải quyết thoả đáng.

Tuy nhiên, vì con người tức nhà sáng chế vẫn giữ vai trò áp dụng những kỹ thuật vừa nói nên con người vẫn làm chủ máy điện toán; chứ chưa bị máy móc khuynh đảo, chỉ có điều máy móc ở đây đã trở thành một công cụ có khả năng mạnh hơn bao giờ hết.

Nhìn chung vào lúc này, chúng ta có thể tự hỏi rằng đến khi nào thì giai đoạn máy điện toán thông minh hơn con người như các nhà khoa học lo sợ, mới thực sự xảy ra ? Đến bao giờ, con người chúng ta mới xem bộ óc thông minh của máy móc là người chủ thực sự của một đề xuất nào đó ?

Để trả lời câu hỏi này, tác giả bài viết, ông Ray Kurzweil cho rằng chuyện máy móc hoàn toàn có khả năng sáng tạo sẽ không diễn ra nhanh chóng trong một ngày một đêm mà sẽ diễn tiến thành từng giai đoạn, vì trình độ thông minh của máy sẽ tiếp tục được nâng cao theo từng nấc thang cải tiến.

Nhìn lại quá khứ vào thời Đệ Nhị Thế Chiến, sơ đồ những hệ thống máy điện toán đầu tiên đã được các kỹ sư vẽ trên giấy trắng mực đen. Sau đó, thợ thuyền mới dùng tuộc-vít và dụng cụ các loại để lắp ráp máy bằng tay.

Ngày nay, trên màn hình máy điện toán, chuyên viên vẽ sơ đồ, rồi ấn định những thông số cơ bản để máy có thể vận hành chức năng điều khiển ở cấp cao nhất. Tiếp đó, máy sẽ đảm nhiệm phần vụ trung gian là thiết kế hằng chục mạch điện, cấu trúc máy, thậm chí ngay cả những mẩu vi mạch. Cuối cùng, công việc lại được chuyển giao cho một hệ thống điện toán khác. Ở khâu này, chính máy điện toán cũng lại lắp ráp các bộ phận lại với nhau cho đến khi thành hình dàn máy thế hệ mới có thể sẵn sàng hoạt động.

Cách đây chỉ vài chục năm, nếu giao phó các khâu sản xuất do máy điện toán thực hiện như vừa nói, cho con nguời, thì các kỹ sư và kỹ thuật viên phải có tay nghề thực cao mới làm nổi. Tuy nhiên hiện nay, các chương trình “do máy điện toán thiết kế” đã được xử dụng hầu như trong tất cả mọi ngành công nghệ, kể cả ngành kiến trúc và thiết kế thời trang.

Những diến biến đang xảy ra trong khâu sản xuất của các ngành nghề như vừa nói thể hiện chương cuối trong quá trình tự động hoá, một quá trình đã được bắt đầu nhằm làm tăng sức mạnh cơ bắp của con người và đến giai đoạn gần đây, quá trình tự động hoá máy móc đã mở rộng hơn nữa khả năng tư duy sáng tạo của loài người.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Aug 13 2002, 06:36 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Trí thông minh: máy móc hay con người ? (phần 2)

Truờng Giang

Thế nhưng, trước khi bắt đầu, Trường Giang xin mạn phép nhắc lại một vài nét tiểu sử tác giả, Ray Kurzwell là một khoa học gia người Mỹ, năm nay 52 tuổi, sinh sống tại New York. Từng được Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton tưởng thưởng huy chương Kỹ Thuật Quốc Gia, ông là tác giả của nhiều phát minh, trong đó có thiết bị giúp người mù đọc sách báo. Vì vậy, ông được ví như nhà bác học Thomas Edison thứ hai của Mỹ. Sau đây, mời quý vị theo dõi phần cuối bài viết của nhà khoa học này …

Kể từ khi cuộc Cách Mạng Công Nghiệp diễn ra cách đây hai thế kỷ, ngành may mặc tại Anh đã được trang bị thêm các loại máy dệt tự động. Trong tiến trình hoán chuyển, nhiều công việc ở mức thấp nhất trên nấc thang kỹ năng đã dần dần bị đào thải, thay vào đó là những công việc mới đòi hỏi tay nghề cao hơn, tiền lương nhiều hơn và cũng thú vị hơn. Cho đến nay, quá trình này đã tiến đến giai đoạn dựa vào khả năng của máy móc, con người chế tạo ra những loại máy có thể đảm nhiệm nhiều công việc khó khăn hơn.

Vào khoảng cuối thập niên 2000 này, một người không được huấn luyện gì cả về kỹ thuật, sẽ vẫn biết cách vận hành những loại máy móc tinh vi để chế tạo ra các hệ thống hay mạch điện tử thật phức tạp. Đây là giai đoạn, các chuyên gia không còn phải mất thì giờ ngồi mày mò nghiên cứu, hay ít ra không cần phải trực tiếp thiết kế các loại sản phẩm. Nhiệm vụ của người chuyên viên lúc ấy là thấu hiểu nhu cầu thị trường để rồi dựa vào sự hỗ trợ của các loại máy móc có trí thông minh ngày càng cao, ở đây chúng tôi muốn nói đến máy điện toán, người chuyên viên mới tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ngược lại, ngay cả khách hàng cũng có thể vẽ kiểu sản phẩm mà họ muốn, từ quần áo đến nhà cửa. Ở giai đoạn này, con người sẽ vẫn xem máy điện toán như một công cụ không hơn không kém; thế nhưng, những công cụ này sẽ dần dần giữ vị thế quan trọng, góp phần phát huy năng lực của con người trong tiến trình sáng tạo.

Thế đấy là những chuyện sẽ diễn ra trong khoảng cuối thập niên năm 2000, sang đến những năm 2020, một vai trò mới mà máy điện toán đảm nhiệm: đó là máy sẽ trở thành những cộng tác viên đắc lực của con người. Thực vậy, với khả năng tư duy, máy có thể hiểu được ngôn ngữ và văn hóa của con người để tự tìm tòi các xu hướng xã hội. Nhờ có thể đọc nhanh phần lớn các tác phẩm và trang thông tin trên mạng Internet, máy sẽ tự động xác định những cơ hội làm ăn buôn bán trên thị trường để rồi nêu lên cho con người thấy, kèm theo nhiều đề nghị liên quan đến vấn đề liên hệ.

Để tìm hiểu xem những đề nghị do máy vi tính đưa ra thích đáng tới đâu, con người sẽ một là dùng phương pháp thực tại ảo để tạo ra những trường hợp giả định, hai là chế tạo ra những sản phẩm thực sự. Đây là lúc đường ranh giới phân chia giữa khả năng sáng tạo của con người với máy móc bắt đầu mờ nhạt dần.

Nói chung, trong vòng ba thập niên tới đây, các bộ máy điện toán sẽ thông minh chẳng kém gì con người. Đến khoảng năm 2030, bộ nhớ và khả năng xử lý trong máy điện toán sẽ vượt quá bộ óc của con người tới cả ngàn lần hơn. Hiển nhiên, phần cứng trong một bộ máy điện toán không thể nào tự động có được trình độ thông minh như ở con người, mà khả năng tư duy cao độ là do các kiểu máy tương lai được trang bị những chương trình mẫu rập khuôn theo những phản ứng sinh học trong não bộ con người.

Kết quả là máy móc sẽ có thể suy nghĩ theo phương thức tư duy của con người, nhưng với tốc độ nhanh hơn và mạnh hơn, so với bộ óc đơn độc trong mỗi con người. Lúc ấy, mỗi một bộ máy điện toán tượng trưng cho một nhà khoa học hay một viên kỹ sư. Do đó, câu hỏi được đặt ra ở đây là với toàn bộ hệ thống gồm hằng ngàn máy vi tính chẳng khác nào như một đội ngũ khoa học gia và kỹ sư, mỗi đơn vị trong một hệ thống như vậy lại có bộ nhớ lớn gấp nghìn lần hơn bộ óc con người, có tốc độ suy xét ít ra cũng nhanh gấp nghìn lần hơn khả năng của các nhà phát minh hiện nay, như vậy liệu máy móc sẽ sáng chế ra những gì ?

Điều chắc chắn là chính máy móc sẽ cho ra đời những kỹ thuật để nhờ đó, máy lại càng trở nên thông minh hơn. Lý do là vì khả năng thông minh của máy không còn nằm trong khuôn khổ giới hạn nào nữa. Máy sẽ tự thay đổi phương cách tư duy để đưa ra những ý tưởng "lớn hơn", phức tạp hơn và nhanh hơn. Một khi và nếu như "các nhà phát minh" tức máy điện toán, tiến tới giai đoạn có khả năng thông minh gấp triệu lần hơn và xử lý các dữ kiện nhanh gấp một triệu lần hơn, thì nói theo khuôn khổ hiện tại, một tiếng đồng hồ làm việc sẽ mang lại những tiến bộ của cả một thế kỷ.

Cuối cùng, trở lại với câu hỏi đã được đặt ra ở đầu bài này là liệu trí thông minh của máy móc rồi đây có lấn át con người hay không, tác giả Ray Kurzwell, vốn dĩ bản thân cũng là một nhà phát minh, đã trả lời như sau.

Theo ông, những tiến triển vượt bậc trong kỹ thuật điện toán không phải là một hiện tượng để có thể kết luận rằng các loại máy móc tinh khôn đang xâm lấn cuộc sống của con người. Điều cần phải xác định là máy móc được ra đời trong bối cảnh nền văn minh cơ khí và xã hội loài người. Do đó, trình độ thông minh mà con người trang bị cho máy chẳng qua chỉ là hình thức vừa phản ánh nguồn gốc trí tuệ loài người, vừa khai triển khả năng thông minh của chính con người mà thôi.

Điển hình như ngày nay, con người đã gắn vào tứ chi và não bộ, nhất là trong cơ thể những người bị tật nguyền, nhiều loại máy có khả năng tự xử lý thuộc thế hệ đầu tiên (chẳng hạn như bộ phận ốc tai nhân tạo dành cho người điếc, hay giải phẫu ghép tế bào thần kinh cho người bị bệnh Parkinson).

Tác giả Ray Kurzwell dự đoán rằng đến năm 2030, hằng tỷ bộ phận tự động, cụ thể như những người máy robot nhỏ li ti, sẽ đi theo các mao mạch để đảm nhiệm công tác lắp ghép tế bào thần kinh mà không cần đến bác sĩ giải phẫu như hiện nay.

Những viễn ảnh vừa nêu mang lại rất nhiều lợi ích to lớn, cụ thể như kéo dài tuổi thọ và kiến thức của bệnh nhân. Con người sẽ chữa trị được phần lớn các chứng bệnh, làm trong sạch môi trường sống và giải quyết nạn mù chữ cũng như nghèo đói. Tuy nhiên đến đây, các thành quả thu đạt được lại đi liền với những mối nguy hiểm mới.

Vấn đề mà các khoa học gia đặt ra là ai sẽ kiểm soát những tiểu người máy robot được đưa vào trong cơ thể con người và các bộ phận này sẽ nhận chỉ thị của ai ? Một thí dụ được đưa ra ở đây là các tổ chức chính phủ, hay các đoàn thể quá khích sẽ có thể phân phối hằng tỷ người máy robot xâm nhập vào cơ thể đối phương hầu theo dõi, gây ảnh hưởng, hoặc thậm chí kiểm soát ý nghĩ và hành động của quần chúng.

Với khả năng thông minh, người máy robot còn tạo ra một hiểm họa nữa là làm sao các khoa học gia có thể đoan quyết chúng sẽ vẫn là những đày tớ trung thành, thậm chí là những người bạn tận tụy của con người.

Lịch sử chứng minh khoa học kỹ thuật bao giờ cũng là con dao hai lưỡi đối với con người. Chỉ cần nhìn lại quá khứ, chúng ta có thể thấy rõ thành quả khoa học nào cũng mở ra bao điều hứa hẹn, kèm theo vô số hiểm nguy.

Điều quan trọng là chúng ta phải thấu hiểu rằng tiến trình phát triển của kỹ thuật điện toán không phải chỉ bắt nguồn từ một vài dự án riêng lẻ mà là nhờ tổng hợp không biết bao nhiêu công sức cạnh tranh lẫn nhau mới đưa tới kết quả tất yếu như vậy.

Do đó, các loại máy móc ngày càng trở nên thông minh đang trở nên một xu thế không ai chối cãi trong thời đại bây giờ. Giả sử như con người muốn ngăn trở không cho ngành kỹ thuật cao lớn mạnh hơn nữa, có lẽ chính phủ các nước sẽ phải hủy bỏ nền mậu dịch tự do, đồng thời nghiêm cấm các nền kinh tế cạnh tranh lẫn nhau về mọi phương diện.

Giờ đây con người không còn cách nào khác ngoài việc phải đối đầu với những hiểm họa đang xuất hiện song song với đà phát triển của kỹ thuật. Tác giả Ray Kurzwell đề nghị, để có thể giải quyết những vấn đề đáng quan ngại đang phát sinh từ thành quả khoa học, chính quyền các nước cần phải đề cao những tiêu chuẩn đạo đức và áp dụng các quy định trong khuôn khổ luật pháp.

Mặc dầu ông Ray Kurzwell cho rằng những hiểm họa vừa nêu thực sự có thể xảy ra vào một ngày gần đây, ông vẫn lấy làm lạc quan là nhân loại sẽ tìm ra phương cách đối phó với những mối nguy hiểm trong tương lai, đồng thời khắc phục những vấn nạn mà con người đã phải đối diện từ lâu nay.

Như tác giả kết luận, tiến trình hợp nhất giữa con người với kỹ thuật là giai đoạn không thể nào không diễn ra trong những thập niên sắp tới. Đây sẽ là bước tiếp theo có tác dụng thúc đẩy đà phát triển của trí thông minh trên hành tinh chúng ta.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Aug 18 2002, 11:04 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



He he.. laugh.gif Các bác khéo là lo xa! :P

Dù KHKT có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì máy móc vẫn là máy móc. Nó không thể giống con người ở chỗ:

- có ý thức về sự tồn tại (ý thức về chính mình) của mình.
- Có lòng tham, khát vọng, ý thức về khát vọng của mình.
- Có ý thức về sự khổ, sự vui và ý thức thoát khổ.
-.........

Chính vì không thể có những cái đó, nên máy móc mới là máy móc!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
ltb
post Sep 3 2002, 10:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Unregistered









Chìa khóa để chế tạo bộ óc nhân tạo chính là giải mã được cấu trúc và cơ chế hoạt động của toàn bộ mạng neuron. Lúc đó chỉ cần thay một tế bào thần kinh bằng một transistor là xong!

Ô, nhưng mà nghe bác Quyzen nói thì AI không còn là vấn đề thuần túy vật lý học nữa rùi!



Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Sep 16 2002, 01:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



[quote author=ltb link=board=5;threadid=305;start=0#5091 date=1031066106]
Chìa khóa để chế tạo bộ óc nhân tạo chính là giải mã được cấu trúc và cơ chế hoạt động của toàn bộ mạng neuron. Lúc đó chỉ cần thay một tế bào thần kinh bằng một transistor là xong![/quote]

transistor đó phải tương đương với tế bào thần kinh. Mà tế bào thần kinh chính là một transistor sinh học! chế tạo ra một transistor có chức năng giống như một tế bào thần kinh, tức là phải chế tạo ra một transistor sinh học tức là phải chế tạo ra một tế bào thần kinh. sau đó chế tạo ra bộ não. Cái này thì có khả năng lắm! nhưng nó lại là một bộ não của một con người mất rồi!!! :laugh.gif

[quote]Ô, nhưng mà nghe bác Quyzen nói thì AI không còn là vấn đề thuần túy vật lý học nữa rùi!
[/quote]

Đúng thế! đó là một vấn đề của sinh học mới phải!!!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tahopkh
post Apr 27 2009, 02:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 20
Tham gia từ: 5-April 09
Thành viên thứ: 8.270

Tiền mặt hiện có : 309$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Em đồng ý với bác nguyenducquyzen máy móc làm được việc đều phải do con người cài đặt , lập trình mới hoạt động được từ đó suy ra con người thông minh nhất các bác a



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Khoa Học Kỹ Thuật - Computer & Internet · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC