Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

11 Trang « < 3 4 5 6 7 > »  

· [ ] ·

 Anh Và Châu Âu, Li dị hay li khai ?

langtubachkhoa
post Jul 15 2016, 05:46 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #41

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bắt đầu rồi

Bộ trưởng Quốc phòng Đức kêu gọi EU hợp tác hơn về quân sự
Ngày 13/7, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cho rằng Liên minh châu Âu (EU) nên nắm lấy lợi thế từ việc Anh rời EU nhằm hướng tới một chính sách an ninh chung.

Phát biểu khi giới thiệu về Sách trắng Quốc phòng của Đức, Bộ trưởng Leyen nêu rõ Anh đã hủy hoại nỗ lực của châu Âu nhằm tiến tới một chính sách an ninh hội nhập chặt chẽ hơn.

Tuy nhiên, theo chính trị gia của Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU), người dân châu Âu có thể kỳ vọng rằng EU sẽ giải quyết được những vấn đề trọng đại mà khu vực đang phải đối mặt. Bà nhấn mạnh châu Âu đang có cơ hội sau vụ Brexit, khi mà Anh cho tới nay liên tục ngăn cản mọi dự án an ninh hội nhập chặt chẽ hơn.

Liên quan tới Sách trắng Quốc phòng của Đức, nước này cam kết đóng vai trò lớn hơn trên thế giới, cam kết hợp tác cùng các đồng minh EU và NATO để đối phó với các thách thức xuyên biên giới, chủ nghĩa khủng bố và biến đổi khí hậu. Với những "đen tối" trong lịch sử liên quan tới chế độ Đức Quốc xã, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cũng nhấn mạnh Berlin sẽ không bao giờ quên quá khứ và sẽ hành động dựa trên những bài học lịch sử của mình./.

http://www.vietnamplus.vn/bo-truong-quoc-p...n-su/395896.vnp


Theo tờ Người bảo vệ (The Guardian), quan điểm và các động thái của bà May liên quan đến về vấn đề nhập cư trong suốt thời gian bà giữ chức Bộ trưởng Nội vụ là điểm nổi bật trong hoạt động chính trị của bà.

Mặc dù không chính thức đề ra mục tiêu giảm số người nhập cư ròng xuống con số hàng chục nghìn người so với mức 330.000 người, theo thống kê mới nhất, song bản thân bà nhiều lần đưa ra cam kết thực hiện điều này.

Một trong những chính sách gây nhiều tranh cãi nhất là quy định mới ban hành không cho phép công dân Anh đưa vợ/chồng (là người nước ngoài) hoặc con cái vào nước Anh nếu họ không có thu nhập hàng năm tối thiểu là 18.600 bảng, không tính tới mức thu nhập của người vợ/chồng đó.


Nhiều gia đình tại Anh đang kiến nghị luật này lên tòa án tối cao, vì cho rằng nó khiến trẻ con bị tách khỏi gia đình trong thời gian dài. Quy định này nằm trong số những biện pháp mà bà May đưa ra nhằm giảm số người nhập cư vào Anh.

Về vấn đề nhân quyền, trong giai đoạn trưng cầu dân ý về tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa qua, bà May đã khuyến nghị nước Anh nên rút khỏi Công ước châu Âu (ECHR) về nhân quyền bất luận kết quả cuộc trưng cầu như thế nào.

Bà May cho rằng ECHR khiến Quốc hội bị ràng buộc, trong khi không làm gia tăng của cải hay củng cố tình hình an ninh cho đất nước, cũng như chẳng thể làm gì để thuyết phục chính phủ các nước như Nga chẳng hạn thay đổi quan điểm về nhân quyền.

Vấn đề quyền của các doanh nghiệp và người lao động là một phần quan trọng trong bài phát biểu của bà May hôm 11/7, sau khi Thủ tướng David Cameron vừa từ nhiệm và tuyên bố bà May sẽ trở thành Thủ tướng Anh vào ngày 13/7. Bà nhấn mạnh: “Dưới sự lãnh đạo của tôi, Đảng Bảo thủ sẽ hoàn toàn vì lợi ích của người lao động."

Bà May đã nhiều lần phản đối mức lương tối thiểu quốc gia. Mức lương tối thiểu này sẽ chuyển gánh nặng từ quỹ phúc lợi nhà nước sang cho các doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực giáo dục, bà May trong những năm gần đây đã thay đổi quan điểm về học phí bậc đại học. Tuy bà từng phản đối việc nâng mức trần học phí, nhưng bà đã dành một phiếu ủng hộ cho việc nâng mức trần học phí này hồi năm 2010. Bà cũng là người ủng hộ mạnh mẽ chủ trương của Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove về miễn học phí.

http://www.vietnamplus.vn/doi-net-ve-quan-...-may/395967.vnp


Lãnh đạo EU hối thúc tân Thủ tướng Anh khởi động đàm phán
Ngày 13/7, chỉ vài giờ sau khi bà Theresa May nhậm chức Thủ tướng Anh, nhiều lãnh đạo thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã đồng loạt lên tiếng hối thúc bà nhanh chóng khởi động tiến trình đưa Anh rời khỏi liên minh này theo nguyện vọng của đa số người dân Anh trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử hôm 23/6 vừa qua.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk là lãnh đạo đầu tiên gửi lới chúc mừng tới bà May, đồng thời bày tỏ hy vọng sẽ xây dựng quan hệ tốt đẹp với tân Thủ tướng Anh.

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker kêu gọi bà May không nên tiếp tục trì hoãn các cuộc đàm phán để đưa Anh ra khỏi khối hay còn gọi là Brexit.

Chia sẻ trên mạng xã hội Twitter, ông Junker cho rằng Anh và EU cần nhanh chóng xác định mối quan hệ mới. Cùng chung quan điểm với hai vị lãnh đạo trên, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz, Tổng thống Pháp Francoise Hollande và Thủ tướng Bỉ Charles Michel đều thúc giục tân Thủ tướng Anh về vấn đề này.

Không hối thúc người đồng cấp của mình, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã gọi điện chúc mừng và khẳng định 2 quốc gia sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu nghị hợp tác tốt đẹp trong và sau quá trình đàm phán Brexit.

Trước sự thúc giục của các nhà lãnh đạo EU, bà Theresa May cho biết chính phủ mới của bà cần có thời gian trước khi có thể chính thức khởi động tiến trình đàm phán Brexit.

Bà May khẳng định sẽ xúc tiến đàm phán đưa Anh ra khỏi EU theo đúng nguyện vọng của người dân nước này, nhưng bà cũng cần thời gian để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán và bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán sẽ diễn ra với tinh thần tích cực và xây dựng.

Để có thể bắt đầu tiến trình đàm phán rời EU, Thủ tướng Anh sẽ phải "kích hoạt" Điều 50 của Hiệp ước Lisbon bằng cách chính thức gửi đơn đề nghị tới Chủ tịch Hội đồng châu Âu về việc Anh xin rời EU.

Cựu Thủ tướng Anh David Cameron đã thoái thác nhiệm vụ này và để cho bà Theresa May là người quyết định./.

http://www.vietnamplus.vn/lanh-dao-eu-hoi-...phan/395879.vnp

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jul 15 2016, 05:47 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 15 2016, 06:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #42

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :





--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Jul 15 2016, 10:07 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #43

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em viết tạm vào đây.
Không biết vụ đâm xe tải ở Pháp thì có người VN nào bị thương vong chăng?


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 20 2016, 04:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #44

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Boris Johson, cựu thị trưởng Luân đôn, được cử làm bộ trưởng bộ ngoại giao trong chính phủ của bà Theresa May. Việc nhân vật được coi là đầu trò của Brexit tham gia chính phủ, và giữ một trong nhưng bộ chủ chốt (các bộ chủ chốt trong chính phủ thường là: quốc phòng, an ninh, tài chính, ngoại giao) đã khẳng định một lần nữa phân tích của tôi. Brexit không phải là một nhầm lẫn về sinh hoạt chính trị ở Anh. Không phải người dân Anh bị lừa dối. Như báo chí EU nói. Nhưng họ cũng bị lừa, nếu hiểu là sự lừa dối này nhằm tạo ra được cái cớ chính danh để Anh(tầng lớp thống trị) có thể rời bỏ EU một cách “dân chủ”.
Trong một đất nước Anh rất nặng nề về đẳng cấp, Boris Johson thuộc vào loại Upper class (thượng lưu quý tộc). Theresa May là Upper middle classe (Trung lưu cấp cao). Cả hai đều có quan hệ với giới tài chính. Boris là cựu thị trưởng Luân đôn, là trung tâm tài chính thế giới. Chồng của Theresa May có vị thế cao trong ngành tài chính. Như vậy không thể nói, giới cầm quyền Anh bị nhầm lẫn về chính trị, nhưng vì “dân chủ” phải theo ý dân. Trong thực tế, giới cầm quyền Anh muốn bỏ EU, và để làm việc đó thì nó lấy dân làm bung xung, sẵn sàng lừa dân để có cớ chính danh. Sinh hoạt chính trị “dân chủ” ở đây vừa là cái vỏ (hình thức) vừa là phong cách cai trị.
Để trả lời câu hỏi của LTBK, Anh làm thế nào mà xây dựng được một đế quốc tài chính. Câu trả lời đã được tôi trả lời một phần ở trên (về bản chất). Còn về hiện tượng thì như sau, tôi trình bầy theo tiến trình lịch sử. Trước đại chiến thế giới thứ II, hệ thống tài chính thế giới là do Anh khống chế. Sự khống chế này dựa vào vàng và đồng bảng Anh. Do là nơi trữ vàng chủ yếu của thế giới, Anh đã cam kết giữ đồng bảng Anh cũng như là giữ vàng. (Sterling is good as gold). Có nghĩa là nếu tích luỹ đồng bảng anh thì lúc nào cũng có thể đổi ra vàng được. Và vàng là đồng tiền dự trữ của thế giới.Để làm được điều đó thì kinh tế Anh phải mạnh, để hàng hoá sản xuất trên thế giới phải đa số là “made in British”. Nó đi liền với việc Anh (và các thuộc địa Anh) là công xưởng của thế giới (giống như TQ hiện nay). Nhưng từ cuối thế kỷ XIX, sau khi nước Đức thống nhất (năm 1870), thì Đức ngày càng vươn lên trở thành đầu tầu kinh tế. Vào thời điểm trước đại chiến I, PNB của Đức đã vượt Anh. Nếu cứ tiếp tục như thế, thì Đức sẽ hút hết vàng về mình, và hệ thống tài chính thế giới của Anh sẽ rỗng ruột. Đây cũng chính là bản chất của cuộc đại chiến I. Sau đại chiến I, Đức thua trận, nên tất cả dự trữ vàng của Đức phải giao lại cho Anh, Pháp để bồi thường chiến tranh. Nhưng vì cả Anh và Pháp đều vay Mỹ, nợ Mỹ nên số vàng đó lại được trả cho Mỹ. Mỹ mang số vàng đó sang ..Đức đầu tư. Sự đầu tư của Mỹ ở Đức lại chủ yếu thông qua các ngân hàng Do thái (người ta hay lấy ví dụ gia đình Roschild). Tại sao lại Do thái. Vì người Do thái hiện diện chủ yếu trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng từ thời trung cổ ở châu Âu rồi tới Mỹ ( một phần liên quan tới các cấm đoán của đạo Thiên chúa với người Do thái phần khác là do tư chất của họ cũng liên quan tới đạo Do thái) tạo nên một cộng đồng xuyên lục địa.
Ở trên tôi có nói tới vấn đề hệ thống tài chính Mỹ-Anh xâm nhập lẫn nhau từ khi Mỹ độc lập. Sự xâm nhập lẫn nhau này rất dễ dàng với họ, vì Mỹ-Anh thực ra là một cộng đồng người. Không có rào cản về văn hoá, tôn giáo, phong tục ngôn ngữ. Trong nhiều trường hợp một gia đình có thể có người Anh và cả người Mỹ (vì vấn đề thực ra chỉ là cái hộ chiếu).
Trong quan hệ Mỹ-Đức thì có rào cản về văn hoá , ngôn ngữ. Và chính cộng đồng Do thái xuyên lục địa (Mỹ-châu Âu) trở thành cái cầu nối tài chính giữa hai bên.
Nhưng điều tôi nói ở đây không chỉ là chuyện lịch sử, mà nó còn rất đương đại. Lấy một ví dụ khác(đây là mở rộng cho mọi người tìm hiểu). Đó là vấn đề đầu tư của Mỹ vào TQ hiện tại. Nếu tìm hiểu ra thì người ta sẽ thấy Mỹ đầu tư vào TQ lục địa thông qua Đài loan, Hồng công. Vì chỉ ở đây mới có một lớp người vừa hiểu Mỹ (vừa nói được tiếng Anh vừa thông thạo các cơ chế làm ăn của Mỹ) đồng thời với văn hoá TQ, họ tiếp cận hệ thống chính trị TQ lục địa dễ dàng hơn. Đài loan, Hông công là một dạng “cộng đồng Do thái” trong quan hệ kinh tế TQ-Mỹ.
Nhưng cái mô hình “cộng đồng trung gian môi giới” này có một vấn đề. Đó là nó phi dân tộc. Theo đó, tầng lớp trung gian này sẽ kiếm bấm, bất chấp quyền lợi đất nước, tổ quốc. Điều mà trong quan hệ Mỹ-Anh không có.
Và chuyện đó đã xẩy ra ở Đức khi có khủng hoảng kinh tế 1933-1939.Lúc này Mỹ rút tiền khỏi Đức, và các ngân hàng Do thái, nếu nó là dân tộc Đức, thì nó sẽ hành động để bảo vệ đất nước này. Nhưng chuyện đó không xẩy ra. Ngược lại nó lại kiếm bấm bằng cách làm trung gian chuyển tiền về Mỹ.
Và đây cũng là một lý do (không phải tất cả) dẫn tới việc bài Do Thái thời Hít le ở Đức. Chiến tranh thế giới II, càng khiến Anh phụ thuộc vào Mỹ hơn. Và đồng đô la đã thay thế đổng bảo Anh vào năm 1948(vào khoảng thời gian này, tôi không nhớ chính xác). Thay thế không có nghĩa là loại bỏ. Vì với đồng bảng Anh, người ta vẫn có thể đổi ra vàng. Nhưng đồng Đô cũng được Mỹ cam đoan đổi ra vàng. Lúc này “công xưởng sản xuất” của thế giới là Mỹ. Đế chế tài chính Anh vẫn tồn tại, nhưng nó chỉ thay đổi cho thích hợp với tình hình mới thôi.
Câu chuyện trở nên phức tạp hơn bắt đầu từ năm 1973, khi Mỹ không đổi Đô ra vàng nữa, và tìm mọi cách để loại bỏ vàng như một phương tiện thanh toán tài chính. (Ở Mỹ vàng đã bị cấm sử dụng làm phương tiện thanh toán vào thời gian này). Đồng đô trở thành đồng tiền quốc tế, vì giá cả và thanh toán năng lượng (dầu mỏ) bắt buộc phải bằng đô la.
Cũng chính lúc này mà Anh gia nhập EU (lúc đó chưa gọi là EU). Có thể là họ dự đoán đế quốc tài chính Anh sẽ bị triệt tiêu chăng ??
Nhưng tài chính thế giới không chỉ thay đổi với việc vàng bị loại bỏ (không hoàn toàn, vì Liên Xô, rồi Ấn độ, rồi TQ ..vẫn dùng vàng), mà nó còn thay đổi với việc quốc tế hoá tài chính (financial liberation). Anh đã nắm bắt điều này để xây dựng các trung tâm tài chính offshore với những đảo quốc dạng Bahamas, Malta, Hồng công, Sing, NewJesey Island.. vốn là thuộc địa cũ của Anh được độc lập. Anh (Luân đôn) cũng thành trung tâm trung chuyển Mỹ-EU về tài chính.
Sau các cải cách của Thatcher vào thập niên 80, thì kinh tế Anh ngày càng phụ thuộc vào khu vực tài chính hơn (dịch vụ tài chính chiếm hơn 30% PNB Anh). Chính vì không chế bằng ngân hàng, mà Anh sẵn sàng bán các nghành công nghiệp cho nước ngoài (ví dụ công nghiệp ô tô)
Hiện nay số lượng tiền trung chuyển trên thế giới gấp 10 lần giá trị thực sự (active) của kinh tế thế giới. Hay nói cách khác 9/10 quan hệ tài chính là “cắn xé lẫn nhau” hay “giá trị ảo” mà không tạo giá trị hàng hoá thực sự. Vậy nước Anh sản xuất làm gì trong khi nó có thể kiếm được nhiều tiền hơn, chi phối thế giới nhiều hơn bằng cơ chế ảo phi sản xuất thông qua “dịch vụ tài chính”.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 22 2016, 05:40 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #45

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó, chính vì tầng lớp trung gian đó phi dân tộc, nên nó mới có đủ tư cách làm trung gian, chứ nếu không nó đã thuộc một trong hai phe và k thể thành trung gian được.

Việc phải dùng tầng lớp trung gian, cũng chứng tỏ giữa Mỹ và Tây Âu (Pháp, Đức, etc.) không có sự tin tưởng nhau thực sự, tức là sự tin tưởng không lớn, nên mới phải dùng đến tầng lớp này. Thực ra, nếu là trung gian đúng nghĩa thì nó không nên đứng về phe nào, mà phải cân bằng với hai bên, nhưng khổ nỗi chính nó cũng sống cho lợi ích của mình, nên khi mà -theo 1 bên sẽ đem lại lợi ích hơn hẳn bên kia thì thật khó mà giữ được thăng bằng nữa.

NHưng với thế chiến 2, cho dù bài do thái, thì cũng chỉ nhắm đến những nhóm tài phiệt thôi, sao phải diệt toàn bộ người dân có gốc Do Thái? Phải chăng vì trót tung ra cái logic bài Do Thái nên đành đam lao phải theo lao, diệt hết toàn bộ?


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 28 2016, 07:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #46

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tầng lớp trung gian thì gió chiều nào che chiều ấy, tuỳ theo lợi ích của chính nó. Chính vì thế mà nó không thể làm trụ cột cho một nước được. Hiện tượng trung gian này, trên thế giới không chỉ đối với người Do Thái, họ cũng chỉ là một dạng tầng lớp trung gian (có thể nói là tầng lớp trung gian to nhất mà lịch sử thế giới có được, đặc biệt là với lịch sử phương Tây) nhưng nó không phải là duy nhất.
Ví dụ như ở VN, những người theo đạo Thiên chúa cũng có cái tiềm năng ấy. Họ là trung gian giữa phương Tây và VN. Thời gian Pháp xâm lược VN, chính trong lớp người này mà họ tìm được phiên dịch, là chỉ điểm, là tay chân.. cho người Pháp. Đến tận năm 1917, khi vua Duy Tân nhà Nguyễn nhân muốn việc Pháp đang bận chiến tranh ở châu Âu, muốn tìm cách đòi lại độc lập, lúc phải đi trốn không dám đi qua các làng công giáo.. Nhưng nếu nước VN hùng mạnh, thì sự trung gian ấy sẽ có lợi cho VN. Ngược lại thì sẽ bất lợi. Điều đáng tiếc là sự trung gian ấy, theo lịch sử VN đến nay thì có lợi cho phương Tây hơn.
Ở Nhật bản, vì vấn đề ấy mà đạo Thiên chúa bị trù diệt, nhưng khi Nhật bản mở cửa với phương Tây vào thời cách mạng Minh Trị (1868), thì một trong nhưng điều kiện chấp nhận mở cửa của phương Tây là sự tự do truyền đạo Thiên chúa (nhằm tạo ra một lớp trung gian có lợi cho họ). Nhưng nước Nhật đã mạnh, để những người theo đạo Thiên chúa không lũng đoạn được. Trong trường hợp ấy thì đạo này lại có đóng góp tích cực, ví dụ về mặt giáo dục.
Giai cấp tư sản mại bản ở các thuộc địa cũng là một dạng trung gian.
Như vậy, trung gian tất nhiên phải có sự hiểu biết hai bên. Nhưng nó đứng về bên nào là cả một vấn đề. Trung gian không có nghĩa là trung lập. Mà thường là tay sai của một bên.
Trở lại câu hỏi của LTBK về việc người Do Thái bị trù diệt ở Đức. Theo tôi nó có 3 lý do.
1- Lý do tài chính.
2- Lý do chống cộng.
3- Tâm lý kì thị chủng tộc.
Lý do tài chính thì tôi nói rồi. Lý do chống cộng thì thế nào. Bởi những người gốc Do Thái giữ nhiều vai trò quan trọng trong phong trào công nhân ở Đức, vốn rất mạnh. Các lãnh tụ như Rô da lúc xăm bua(Rosa Luxemburg), Các líp nếch (Karl Lipnecht) đều người gốc Do Thái.
Chính vì thế mà ở nước Đức Hít le, nó mới tuyên truyền được là Bôn xê vích, cộng sản và Do thái là một. Tại sao lãnh tụ của công nhân Đức lại là người Do thái, trong khi công nhân không phải là tầng lớp chủ yếu trong cộng đồng Do Thái. Người Do thái phần lớn là trí thức, tiểu tư sản, tiểu chủ.. nhưng do họ bị phân biệt (sự phân biệt này không phải là sự phân biệt giai cấp mà là tôn giáo) đã đẩy trí thức Do thái đứng về phía người công nhân. Đồng thời họ lai có trí thức. Và từ đó mà trở thành lãnh tụ. (vì lãnh tụ nhất định phải có trí thức)
Còn điều ba. Ở châu Âu vào thời điểm giữa hai cuộc chiến, tâm lý kỳ thị chủng tộc rất rõ. Đây là cái đế chung. Vì thế việc kỳ thị người Do Thái ở Đức không khác bao nhiều sự kỳ thị ở Pháp, Anh…Có điều ở đây nó có thêm điều 1 điều 2 cộng hưởng vào (điều mà ở Anh, Pháp ít hơn nhiều). Nên đã xẩy ra những gì như ở Đức.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 1 2016, 03:39 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #47

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó thử đoán xem tại sao lại dừng dự án này lại, chắc chắn k phải vì vấn đề đối chính phủ, theo tôi là vì khi ký dự an này, Anh vẫn nghĩ là mình nằm trong EU, bây giờ ngoài EU nên có lẽ họ phải xem lại?

Có lẽ nước ANh muốn đàm phán một thỏa thuận với TQ sau khi rời EU trước khi làm ăn với TQ?



Tân Thủ tướng Anh Theresa May vừa quyết định dừng phê chuẩn dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point do lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia khi dự án có nguồn đầu tư từ Trung Quốc.
Dự án xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân trên có đối tác chính là Tập đoàn Năng lượng Pháp EDF và đầu tư từ Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc (CGN). Nó từng được xem là một thành tựu của cựu Thủ tướng Anh David Cameron trong việc mở cửa nước Anh đối với các nguồn đầu tư từ nước ngoài.
Tuy nhiên, hôm 29/7, chỉ vài giờ trước khi lễ kí kết diễn ra, chính phủ của bà May đã tuyên bố sẽ xem xét lại sự án.

Anh và EDF đạt được thỏa thuận thương mại về dự án Hinlley Point trong năm 2013. Hai năm sau đó, Trung Quốc mới tham gia dự án trong bối cảnh ông Cameron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quyết tâm xây dựng “Kỷ nguyên vàng” trong mối quan hệ giữa hai nước.

Ông Cameron từng cho biết ông muốn xây dựng một "tình bạn lâu dài" với Bắc Kinh, trong khi cựu Bộ trưởng Tài chính George Osborne đặt mục tiêu đưa nước Anh thành "đối tác tốt nhất ở phương Tây" của Bắc Kinh, ngay cả khi các quốc gia phương Tây khác luôn thận trong với các nguồn đầu tư từ Trung Quốc.

Do vậy, quyết định hoãn dự án trên được cho là một cú huých mạnh vào những nỗ lực tăng cường mối quan hệ với nước Anh của Bắc Kinh.

Động thái từ chính phủ mới của Anh đã nối dài thêm danh sách các quốc gia ngưng dự án của Trung Quốc trong thời gian qua.

Đầu tháng 6/2016, Công ty XpressWest của Mỹ thông báo hủy bỏ thỏa thuận liên doanh xây dựng đường sắt cao tốc Las Vegas-Los Angeles với Công ty Đường sắt Trung Quốc (CRI).

Thông báo hủy bỏ được đưa ra chỉ 9 tháng sau khi thỏa thuận đường sắt cao tốc đầu tiên của Trung Quốc tại Mỹ này được thông qua.

Phía XpressWest nói rằng quyết định chấm dứt quan hệ với CRI chủ yếu do những khó khăn liên quan tới thi công và thách thức CRI phải đối mặt trong việc đáp ứng những yêu cầu cần thiết về ủy quyền hoạt động. Công ty tư nhân này của Mỹ cũng tiết lộ thêm rằng thách thức lớn nhất của họ là những yêu cầu của chính quyền liên bang đòi hỏi các tàu cao tốc phải được sản xuất trong nước để đảm bảo sự phê chuẩn.

Trước đó, tháng 3/2016, Thủ tướng Thái Lan quyết định sẽ tự đầu tư thực hiện dự án đường sắt cao tốc từ Bangkok lên tỉnh Nakhon Ratchasima thay vì vay vốn từ Trung Quốc.

Trong khi đó, Indonesia vào cuối tháng 1 năm nay cũng thông báo tạm dừng thi công dự án đường sắt cao tốc giữa nước này với Trung Quốc.

Năm ngoái, Sri Lanka thông báo ngưng dự án bất động sản 1,5 tỷ USD và xem xét xử phạt Tổng công ty xây dựng công trình giao thông Trung Quốc (CCCC) vì các cáo buộc vi phạm luật pháp và gây tổn hại môi trường.
Dự án bị điều tra là dự án phát triển thành phố cảng Colombo với thiết kế có các trung tâm mua sắm, khu thể thao dưới nước, sân golf, khách sạn, căn hộ và bến du thuyền.

Tháng 2/2015, Bộ trưởng Năng lượng Philippines tuyên bố sẽ ngừng dự án Trung Quốc tham gia vận hành kinh doanh mạng lưới điện quốc gia của nước này do nguyên nhân an ninh quốc gia. Các kỹ sư Trung Quốc hiện đang làm việc tại mạng lưới điện quốc gia Philippines sẽ phải về nước.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...tu-anh-3315339/


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 3 2016, 05:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #48

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@LTBK,
Những vấn đề dừng đầu tư ấy có nhiều lý do. Để hiểu nó thì phải tìm hiểu cơ chế của nó. Đầu tư cho vay là những công cụ quan trọng của toàn cầu hoá.Toàn cầu hoá khởi điểm là một quá trình xâm thực của phương Tây, như tôi vẫn nói, đó là quá trình xâm thực 3.0. Cuộc xâm thực đầu tiên là do các công ty Đông Ấn của Anh, Hà lan, Bồ lập ra là 1.0. Dẫn đến cuộc xâm thực 2.0 là xâm lược thuộc địa. Toàn cầu hoá là quá trinh xâm thực thứ 3.
Quá trình xâm thực thứ 3 này phụ thuộc vào nhu cầu phát triển ở phương Tây, trong hoàn cảnh chủ nghĩa thực dân mới (tức là các nước phương Tây không thể trực trị trực tiếp, lộ liễu bằng chính trị, mà bắt buộc phải công nhân một cách hình thức (formal) chủ quyền chính trị). Nó có những tiên đề phải chấp nhận, đó là dùng đô hay một đồng tiên phương Tây làm phương tiện thanh toán dự trữ, đồng thời chấp nhận toàn cầu hoá tài chính.
Để gây sức ép, công cụ lớn nhất của nó là tài chính và nợ. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là hệ thống tài chính chủ nợ.
Trong kinh tế thị trường hiện tại, nó rất ghét nói tới kế hoạch hoá, nhưng trong thực tế, bằng các điều kiện cho vay vốn, đầu tư, nó đã hướng kinh tế con nợ đi theo chiều hướng nó muốn, làm què quặt nền kinh tế của con nợ, biến kinh tế các nước Á-Phi-Mỹ la tinh thành một dạng thuộc địa phụ thuộc. Tức là nó cũng là một dạng kế hoạch hoá ngấm ngầm “vô thức” (vì không phải là nhà nước đưa ra,mà là nhóm lợi ích).
Mỗi liên hệ giữa chính trị và tài chính sẽ lộ rõ khi đặt ra vấn đề trả nợ. Nó cũng đặt ra trong xu hướng đầu tư nhằm vào các dạng kinh tế mạng (năng lượng, giao thông, hệ thống phân phối..) nhằm chiếm thị trường, chẹn cổ các nước đang phát triển không thoát ra được.
Tham gia vào hệ thống tài chính này, không phải nước nào cũng chấp nhận đầy đủ các điều kiện mà phương Tây đưa ra, vì điều này phụ thuộc vào sức mạnh, vị thế của họ có thể từ chối hay vặn vẹo nó theo hướng có lợi cho mình hay không. Có 3 nước có hệ thống tài chính nhiều phần nguyên vẹn, tương đối độc lập,xếp theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất đó là Nga, Ấn , TQ. Như vậy có một cuộc giao tranh tài chính giữa phương Tây và các nước này. Và bản thân các nước này cũng dùng công cụ tài chính ..như phương Tây để xâm nhập.
Trong 3 nước đó, thì về mặt tài chính, TQ là đối thủ tiềm năng nặng ký nhất, và nước này cũng sử dụng triệt để nhất, bắt chiếc phương Tây nhất trong các biện pháp bành trướng. Vì thế cái gì phương Tây chê TQ, cũng có thể giúp người ta nhìn rõ mánh khoé của chính phương Tây.
Hiện nay ngay ở VN, trên báo chí (lề phải) cũng có xu hướng bài trừ tài chính TQ. Nhưng trong thực tế nguồn tài chính TQ, hay phương Tây (gồm cả Nhật Hàn) đều có cái hay cái dở khác nhau. Vì thế phải tìm hiểu kỹ càng cái hay cái dở của từng bên.
Tài chính TQ có cái lợi là nó sẵn sàng đầu tư vào tất cả các nghành công nghiệp, cũng như không có điều kiện về chính trị để bắt phụ thuộc. Đây là điểm mạnh. Điểm yếu của nó là trình độ công nghệ TQ không cao, và các hãng của nó nhiều khi là tập sự (tức là công trình nó làm là công trình đầu tay). Tài chính đến từ phương Tây bảo giờ cũng có yếu tố chính trị đi kèm, yếu tố chính trị này nhằm kẹp cổ con nợ, dù có được che dấu dưới dạng “dân chủ, minh bạch” gì gì đi nữa. Nhưng điều quan trọng nhất, đó là tài chính này nằm trong một cơ chế tổng thể của họ, nhằm chiếm thị trường, tăng phụ thuộc. Vì thế nó chỉ hướng đầu tư vào những trò “bưng bê”, chứ không giúp con nợ có được một nền kinh tế độc lập. Nhìn ngay ở EU thôi. Đầu tư của nó vào Hi lạp, Bồ, Đông Âu.. chỉ có tác dụng tăng nợ, chiếm thị trường..Hoàn toàn không có tác dụng nâng cấp kinh tế.
Nếu đã có cái Background như trên rồi, thì có thể đánh giá việc từ chối đầu tư TQ. Ở Anh, Mỹ là cách thức nó bảo hộ thị trường, chống xâm nhập. Còn việc xẩy ra ở Thái có nghĩa là sức ép Âu-Mỹ lớn. Thái lan từ khi có đảo chính, do Mỹ gây sức ép nên Thái chơi với TQ. Nhưng cuộc chơi này , cũng không thể vượt qua giới hạn có thể dẫn Thái tới việc Mỹ embago (kiểu như với Miến điện trước), vì Thái vẫn có cội rễ quan hệ với Mỹ. Tương tự như vậy, Indo hay Phi.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 3 2016, 07:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #49

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhưng chính phủ tiền nhiệm đã đồng ý dự án này rồi, sau khi chính phủ mới, theo tôi thì do Brexit nổ ra thì mới có chuyện thay đổi phút chót. Chẳng nhẽ chính phủ trứoc k muốn chống xâm nhập?

Tôi vẫn nghĩ việc thay đổi này là do Brexit, nhưng k rõ Brexit tác động thế nào?


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 3 2016, 10:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #50

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chính phủ trước của Anh chưa ký dự án này, vì thế nó bỏ mà chẳng mất đồng xu đền bù nào.Và có lẽ phải hiểu sự đồng ý dự án như “ông đưa con gà bà ra chai rượu”. Anh đồng ý cho TQ đầu tư năng lượng, thì TQ phải gắn thị trường tài chính Hông công với Luân đôn. Nhưng cách đây ít lâu (1,2 tuần gì đó) thì TQ đã thôi dự định này, viện cớ Brexit.
Còn việc Pháp hợp tác với TQ thì thế này. Trong khi phát triển lò hạt nhân thế hệ mới (nó gọi là surgénérateur), thì Pháp đã triển khai 3 dự án. 1 là ở chính nước Pháp, 2 là ở Phần lan, 3 là ở TQ (gần Quảng đông). Cả hai dự án ở Pháp và Phần lan đều gặp khó khăn trong thi công, đội giá, và có nhiều trục trặc. Nguyên nhân là giữa thế hệ lò hạt nhân cũ và thế hệ lò hạt nhân mới, thời gian trôi đi quá lâu, khiến cho ở châu Âu (Pháp) không còn đủ kỹ năng thi công nữa (Không hãng nào nuôi công nhân 20 năm ngồi không để giữ nghề). Người thi công giỏi nhất cho Pháp bây giờ là các .. công ty TQ, và chỉ có dự án ở Quảng Đông là tốt nhất. Chính vì thế mà để đấu dự án ở Anh, Pháp đã kéo TQ cùng tham gia. Vì với giá đã đội lên ở Phần lan, hay chính nước Pháp thì không thể khả thi được.
Thế tại sao Pháp không huy động vốn ở chính nước Anh, mà không cần TQ. Trả lời vì nó không có nghề. Từ cái vấn đề này nó đẻ ra một điều thú vị nữa.
Trước đây khoảng 20 năm, thì ở phương Tây nó có tư duy là thời hậu công nghiệp, nó không cần công nghiệp nữa, mà có thể đá sang các nước đang phát triển, nó chỉ giữ ở chính quốc các văn phòng thiết kế, nắm giữ tài chính rồi marketing. Nhưng điều đó đã dẫn đến việc mất nghề. Vì thi công, sản xuất cũng phải có kỹ nghệ mới làm được. Ngược lại TQ thì nó chịu đủ mọi thứ, cốt để có nghề, để sản xuất ở TQ. Chính vì thế mà bây giờ, ở phương Tây lại nổi lên vấn đề công nghiệp hoá trở lại. Và để công nghiệp hoá trở lại, thì nó phải dùng cong nghệ người máy. Nếu việc này thành công, thì việc các nước đang phát triển thừa nhân lực kiểu vN, TQ, Ấn độ không còn là lợi thế nữa.
Như vậy phải hiểu cái cơ chế tôi nói ở trên là tổng quát, là sợi chỉ đỏ xuyên xuốt hành động của phương Tây, nó nhằm vào việc gói các nước khác vào hệ thống tài chính của nó để chi phối, và đầu tư theo hướng xuất khẩu tư bản. Nó đầu tư ở người ta thì được, nhưng ngược lại thì không. Nhưng vào từng ca cụ thể thì nó sẽ biến báo, đổi chác cụ thể, do tình huống cụ thể đặt ra.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

11 Trang « < 3 4 5 6 7 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC