Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang < 1 2 3 4 5 > »  

· [ ] ·

 Di Tim Tho Hay, Dang xem

Tuongcuop
post Jan 10 2008, 11:48 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Kháng chiến bùng nổ,Hữu Loan làm công tác tuyên truyền,phụ trách tờ báo Chiến sĩ ở Mặt trận miền Trung.Ký giả chiến tranh Hữu Loan có chuyến đi công tác nhớ đời, giống tráng sĩ, cưỡi con ngựa đực bất kham từ Huế dong duổi dọc miệt rừng miền Trung,đến với các đội Hồng quân mới từ thành phố, làng quê đồng bằng kéo lên bưng biền, tựa thế hiểm của núi non hùng vĩ dựng trận địa, bước vào cuộc chiến đấu lần thứ nhất đầy khí phách: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Thay vì viết những phóng sự, chủ bút Hữu Loan lấy thơ để diễn tả những tình cảm trào dâng trước thiên nhiên và người lính vạm vỡ, gân guốc, đầy nhiệt huyết buổi đầu cách mạng.
Đèo cả !
Đèo cả !
Núi cao ngất !
Mây trời Ai Lao
Sầu đại dương
Dặm về heo hút
Đá bia mù sương !
Bên quán Hồng quân
Người
ngựa
mỏi
Nhìn dốc
ngồi than
thương
ai
lên
đường
...
Râu ngược
chào nhau

bên sườn núi

Giặc từ vũng Rô bắn tới
Giặc từ trong tràn ra
Nhưng Đèo Cả
vẫn
giữ
vững
Chân đèo nam
máu giặc
bao lần
nắng khô
Sau mỗi lần thắng
Những người lính Đèo Cả
Về bên suối
đánh cờ
Người hái cam rừng
ăn nheo mắt
Người vá áo
thiếu kim
mài sắt
Người đập mảnh chai

vểnh cằm
cạo râu
Suối mang bóng người
soi
những
về
đâu ? !
Đèo Cả gập ghềnh,vạm vỡ, chữ quánh đặc, nhấp nhô như dốc đá,
tư thế kiêu sang, tươi rói về hiện thực ngày đầu kháng chiến, thật giàu phong vị sử thi. Sau này nhìn lại lịch sử văn học cách mạng, Đèo Cả cùng với Nhớ máu của Trần Mai Ninh được xếp lên vị trí mở đầu thời dại thơ ca mới. Nhưng bấy giờ với Hữu Loan Đèo Cả chỉ như lời tâm sự ông dồn nén, chan chứa yêu thương về cuộc kháng chiến sinh tử của dân tộc, viết để gửi cho một người đọc, cô Đỗ Thị Ninh, người học trò cũ đẫ hào phóng cởi xuyến vàng góp cho kháng chiến. Họ nên vợ nên chồng vào hai năm sau đó, đầu năm 1948, bấy giờ Hữu Loan là cán bộ tuyên huấn của một đơn vị chủ lực. Trong chiến tranh thật khó có hạnh phúc trọn vẹn. Chỉ bảy tháng sau ngày cưới, Hữu Loan đang ở chiến trường, nhận tin vợ mất. Tráng sĩ Hữu Loan khóc vợ bằng Màu tím hoa sim làm xúc động bạn đọc nhiều thế hệ.
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng
như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn

nàng không đòi

may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh

bết bùn đất hành quân

Nàng cười xinh xinh

bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
cưới nhau xong
là đi
Từ chiến khu xa....
nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến chinh
mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng
chiều quê !
...
Chiều hành quân
qua những đồi hoa sim
những đồi hoa sim Những đồi hoa sim dài
trong chiều
không hết
Màu tím hoa sim
tím
chiều hoang
biền biệt
Nhìn áo rách vai
tôi hát trong màu hoa
“ áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm
mẹ già chưa khâu “
Từ đây, sau Màu tím hoa sim nỗi đau riêng về hạnh phúc làm thay đổi tâm tính thi nhân. Chiến binh Hữu Loan hào hoa, phong trần, cưỡi ngựa, đeo gươm ra trận làm thơ hào sảng đổi chỗ cho một Hữu Loan thâm trầm, sâu nặng tình nghĩa con người. Hoa lúa, Yên Mô, Những làng đi qua...những bài thơ sau nỗi đau Màu tím hoa sim là những chấm phá tình quê, tình người kháng chiến...
Trời hạn
Đồng chiêm mà nước cạn
Giặc kéo qua đồng giày đinh
đi trên lúa khoai
Hoặc:
Từng chiều
từng chiều hôm xuống
Người lính hành quân
trú mưa nhiều thôn xóm
Có thôn xa
dăm mái tranh nghèo
Có những thôn
giặc tàn sát hết
Người sống không còn
để chôn người giặc giết
Hữu Loan đi qua chín năm kháng chiến với mười bài thơ. Và đó cũng là toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Sang hoà bình, sóng gió của những đổi thay đẫ đẩy ông rẽ sang hướng khác. Bước thăng trầm của ông bắt đầu từ cuối năm 1957. Một đêm Hà Hội nhiều sương muối, buốt giá, ông và nhạc sĩ Văn Cao trắng đêm dạo quanh hồ Thuyền Quang. Đến sáng thì Văn Cao tiễn ông ra bến xe để ông trở về quê Nga Sơn kiếm kế sinh nhai.
Bấy giờ Nga Sơn, Thanh Hoá quê ông nghèo lắm. Ông lại tay trắng dắt vợ con về, biết sống sao đây. Buổi chiều đầu tiên về làng Vân Hoàn, thay vì đi thăm hỏi láng giềng ông cắp be rượu lên núi đá đầu thôn. Bạn ông, người cùng thời, nhà thơ Trần Dần về Nam Định kiếm sống có câu thơ làm ông sởn gai ốc: Cuối phố có ngọn đèn thắt cổ / Hãy chỉ cho tôi chỗ nào tôi đổ bớt tôi đi. Trần Dần đổ nỗi buồn thi nhân thăm thẳm vào đâu, ông chưa hình dung ra, nhưng với ông, ở Nga Sơn này, ông chỉ còn biết đổ lên đá mà càm cắp vợ con qua cơn giáp hạt. Vốn có sức như trai lực điền, lại ở bước cùng, không thể ngồi ngâm thơ nhìn các con hết gạo, ông tưới rượu lên mặt đá mà thề sẽ bám đá để sống. Một chiếc xe cút kít. Một đôi quang sắt. Một xà beng. Một cuốc chim. Một chiếc đòn gánh bằng cả khúc tre ngâm.Ông nạy từng khối đá đưa lên chiếc xe cút kít thô sơ đem đi bán ở các lò thợ làm cối, làm thớt, làm kê chân cột và làm vật liệu xây dựng. Bán cả chục xe đá mới kiếm đủ ngaỳ hai bữa cơm dưa muối cho đàn con. Đã thế, nhiều khi ế ẩm, đá chất đầy vườn, cả tháng không ai hỏi mua. Một năm, hai năm, ba năm...Hữu Loan trở thành người thợ đá da đen như sừng, chân tay sần sẹo, tua tủa tóc rễ tre, đi đứng nói năng mạnh mẽ. Cặm cụi vật lộn với núi đá ông nuôi cả mười đứa con khôn lớn. Đến giờ cả mười đứa con đã có chín nên vợ nên chồng, sinh cho ông đàn cháu 37 đứa. Chỉ còn cậu út là chưa lập gia đinh.
Hữu Loan thôi bám núi đá dã mười năm nay. Ông lui về nhà,trải chiếu trên thềm,ngày ngày ngồi uống rượu, ngắm rượuvà ngóng đợi con cháu về thăm nhà, ngóng đợinhững chuyển độngđổi thay của làng xóm, của gia đình mình, của phận mình. Dằng dặc ngóng đợi, vận may cũng đã đôi lần gõ cửa nhà ông. Bắt đầu là toà soạn báo Văn nghệ, cơ quan ông công tác gần bón mươi năm trước đưa đến tận nhà cho ông sổ hưu, với mức lương gần hai trăm ngàn đồng/tháng. Rồi chờ thêm vài năm nữa ông được xuất bản tập thơ đầu tiên trong đời, tập Màu tím hoa sim với mười bài thơ ông viết từ thời kháng chiến. Lại đợi, ông được trời ban phúc, con trai út, chú bé ra đời trên lèn đá tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội. Cậu út kiến trúc sư đang tham gia quy hoạch Dự án bảo tồn khu di tích Bác Hồ ở Kim Liên, Nghệ An. Nghe tin con thành đạt ông cứ ngẩn ngơ tiếc nuối, giá còn sức như ngày nào, ông sẽ chở một xe cút kít đá ở cái núi đá từng nuôi sống gia đình ông về tận Kim Liên mà góp cho dự án bảo tồn một vài viên đá lát đường. Không biết có còn vận may nào đến nữa không, Hữu Loan vẫn chờ. Cái chỗ bao nhiêu năm ngồi uống rượu, ngắm rượu và chờ đợi, mồ hôi thấm lên tường hình một bờ vai. Hình bờ vai lún dần, lún dần xuống thấp, có dễ không lâu nứãe ngả hẳn xuống gần mặt chiếu.
Tôi ghé sát tai ông:
-Thưa bác, bác có làm thơ nữa không ?
Hữu Loan vẫn nhìn chén rượu:
- Có. Nhưng toàn thơ đểu
Bỗng nhiên ông cất tiếng cười, cười khà khà, mãn nguyện.
- Bác thử đọc vài câu thơ đểu cho con nghe với nào ?
Hữu Loan ngồi im. Lát sau ông nói :
- Đọc Đèo Cả thì đọc, chứ đọc thơ đểu phí rượu.
Rồi ông như người bất ngờ vùng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, tinh nhanh, hoạt bát hẳn ra, giọng vang và còn sáng. Ông đọc hết Đèo Cả không hề vấp váp. Đọc xong, ông vơ lấy chén rượu,nhưng không uống, chỉ nhìn mà nước mắt rơi.
Tôi có một chiều Hữu Loan.
nguồn: hadinhcan.vnweblogs.com

Lời bàn: Vài đoạn hay thì tùy người, tùy cảnh mà "tự sướng", nhưng có lẽ ở bài này ông Cẩn có thể có ý đánh giá cao Đèo cả hơn Màu tím hoa sim chăng?

Cũng có thể, sự kín đáo của một nhận thức ko nên phoiư bày lồ lộ trong một hoàn cảnh nào đó, ví xem ra việc chê MTHS không bằng Đèo cả sẽ có nhiều người giận, vì truyền thống nhiều khi thích Lâm li bi thảm...lại có số đông tha hồ áp đảo...

Đọc bài này thấy thương ông Loan thêm; thương, một nhà thơ tuy không nhiều tác phẩm nhưng chí ra, có hai cái mà người yêu thơ và sành thơ đều ít ra một lần đọc tới để vài lần suy nghĩ. Lại nhớ việc của ông ngày, nào mà Tô Hoài nhắc tới, khi ông hu hu khóc và nói: Tớ đíu chơi với các cậu nữa, rồi bỏ về xứ Thanh làm thằng nông phu khuân đá từ dạo đó.

Cái chi tiết đi đi lại lại, H Loan chi ngồi ngắm rượu, mà ông Cẩn cố ý nhắc cũng đáng suy nghĩ lắm thay?

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tuongcuop: Jan 10 2008, 12:11 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Jan 12 2008, 03:13 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :




Đã cả tuần không viết một chữ nào. Viết mà tự thấy con chữ nhạt thếch! Nhạt thếch thì viết làm chi?

Những buớc chân khó nhọc dầm đạp mãi trên cát, một cơn gió thoảng còn hết dấu nữa là.

Sang bên Talawá, thấy bài của Hoàng Hưng xin lỗi Vi Thùy Linh công khai, vì chót viết bài lầm chỉ một câu, một việc oan cho Vi Thùy Linh vứt mũ khi trình diễn thơ. Lại nhớ hôm nào, cuộc tranh luận trên Tuần báo Người Hà Nội, về thơ Vi Thùy Linh, sau lá thư công khai của Quốc trả lời Hoàng hunưg, biết mình quá lời, anh Hoàng Hưng thư tới tòa soạn, xin lỗi công khai nhà thơ Bế Kiến Quốc khi tranh biện đã hiểu lầm Quốc; lạ nữa, lại dù có kẻ xui, ông Quốc cũng bảo không đăng lá thư xin lỗi của anh Hưng, nói với nhau như thế đủ rồi, anh Hưng đáng trọng lắm!. Ở giữa hai đằng , gặp cả hai người, thầm phục cái tư chất kẻ sĩ, của những người dám chịu trách nhiệm, dầu chỉ một việc nhỏ, tôn trọng người khác tức là tôn trọng chính mình...

Những người như vậy, sống như vậy và cầm bút như vậy. Tự biết coi sóc cái nhân cách của một con người, ko kiễng chân muốn cao, ko xoạc cẳng muốn dài.... Không phải bằng những thú vặt vãnh của đám tiểu nhân bắng nhắng, ko phải bằng thú hèn hạ của đám nhân bất học....chỉ rình cắn người. Họ coi sóc từ những việc tưởng tầm thường nhún mình và thẳng thắn giữa bè bạn , đồng nghiệp.


Hôm nay qua chỗ Trannhuong.com lại thấy bài sau của Văn Chinh viết về đồng nghiệp và bè bạn Chao ôi, những dòng nuớc mắt còn chưa khô trang giấy. Đọc xong cứ buồn mãi. Hiển hiện lên cái dáng của Trần Quốc Thực têu tao ngày nào. Da vàng rực và tóc dài xơ xác. Sẵn tiền xây nhà, đèo bạn đi mua một đôi lộc nhung, một thang thuốc cũng chỗ bạn thân bắt mạch, cầm tay dặn sau ba tháng mới uống, thoắt một cái tháng sau, hũ đã trơ đấy bã. Hoá ra mấy ông bạn thơ nghèo đã đến rủ nhau uống hết rồi. Thấm thoát, thế mà nhanh quá, thoắt đã mười năm.

Rồi các thế hệ đều theo một quy luật nghiêm khắc và tàn nhẫn. Có ai kịp làm không những gì đau đáu như tiếng chim kêu try try để mai để lại chí là một dấu chân?

Muốn một người thôi chia sẻ. Muốn một lời thôi chia sẻ. Muốn một thanh âm không rõ lời, chẳng cầm rõ nghĩa thăm thẳm vang lên, vọng lại...





Không biết bên kia tết nhất thế nào ?


VĂN CHINH

Tháng Sáu giỗ Văn,
tháng Tám giỗ Lâm
Tháng Bẩy Duật làm thơ hoả thiêu cho một người đang sống
Giỗ chạp quá lòng ta thành oản chuối
Gõ phím nào cũng hương khói vòng quanh



Trong những ngày làm tuyển tập Thơ Phạm Tiến Duật cho kịp có sách trước khi bạn về Trời, Nguyễn Khắc Phục không mấy hôm không đọc những câu thơ trên đây. Thơ của Phục nhưng nỗi ai oán, nỗi ấm ức trong ấy thì không của riêng ai: sao năm nay, năm Đinh Hợi không biết là năm gì mà lại có nhiều nhà văn nhà thơ rủ nhau đi như thế? Vậy mà rồi ngay sau đấy là nhà thơ Vũ Cao, Chính Hữu còn gần như là cùng dắt tay nhau mà lững thững về đất. Nhưng cũng đã hết đâu, ngày cuối cùng của năm 2007 vẫn còn một nhà thơ nữa, nhà thơ Trần Quốc Thực lại âm thầm bỏ vợ bỏ con bỏ bè bạn mà âm thầm đi.

Không chỉ nhiều về số lượng. Cái chết còn lấy đi của văn đàn quá nhiều tài năng không dễ gì thay thế vào cái chỗ trống mà phong cách của họ để lại: Kim Lân, Hữu Mai, Phan Cự Đệ, Chính Hữu, Vũ Cao, Phạm Tiến Duật, Trịnh Thanh Sơn, Trần Quốc Thực…Lấy đi nhiều trong cái phạm trù bao giờ và ở đâu cũng chỉ là số ít, ấy là tài năng, bảo không đau xót, không giật mình sao được. Hôm đưa tang Phạm Tiến Duật, tôi thấy Đỗ Chu ngậm ngùi, lần đầu tiên tôi thấy ông ngậm ngùi:

- Nó đã vỗ vai đến lứa chống Mỹ chúng ta. Nó tỉa dần, tỉa dần cho đến lúc vãn cũng chẳng mấy chốc.

Đỗ Chu là một kiểu thánh phán không cần ốp đồng, có thể phán mọi điều nghịch lý trở nên có lý một cách giản dị. Mong sao lần này ông nhận định sai, hay nếu cứ phải đúng thì hẵng cứ đúng chầm chậm. Không hay hớm gì, không báu bở gì cái sự chết mà lũ lượt kéo nhau đi vội vã như cái năm Đinh Hợi vừa rồi.

Trong khi Đỗ Chu khào khào phán bảo, tôi vẫn không dứt nổi một câu hỏi không có câu giả nhời: Bốn mươi năm trước, Phạm Tiến Duật được cả nước yêu mến, tranh cãi nhau ai yêu quý Duật hơn ai, tôi từng chứng kiến Lê Huy Quang và Chu Hoạch đánh nhau theo nghĩa đen vì, theo chỗ anh nọ bảo anh kia mày cứ suốt ngày Duật Duật, kỳ thực cả hai đều yêu quý Duật. Một người như thế, từng lĩnh xướng cho cả một thế hệ đồng ca-suy cho cùng, khi cả nước chuyền tay nhau đọc Vầng trăng quầng lửa là một dạng đồng ca chứ còn là gì; vậy rồi ba mươi năm sau (1978), trên cánh đồi dứa của nông trường Ba Vì lại phải nhớ đồng ca; đã phải nằn nì hỏi cái áo của cô thanh niên xung phong phơi trên dây thép trong khi cô đang tất tả ngoài nương đồi:

Áo có quen anh không, áo có nhớ anh không?

Nhưng đó chưa phải tận cùng của cô đơn, tuy sau này Phạm Tiến Duật chua dưới bài thơ rằng đến cô vợ cũng không hát cùng mình. Tận độ của cô đơn phải là khi ông nhìn Cây tháp nước bỏ hoang ở phường Trung Tự, nơi có căn hộ của ông. Tôi nói tận độ cô đơn là nói cái chỗ nó không còn cam chịu là loài gậm nhấm, nó đã biến hoá thành vật thể hung dữ có sức mạnh huỷ diệt cả quầng, cả tảng:

Giá em cứ ở xa nơi cuối bãi đầu ghềnh

Như cây tháp hoang giữa đảo hoang nào đó

Em lại cứ hiện hình ở giữa phường Trung Tự

Đã có khi đi, lại đập vào mắt cả khi về

Sẽ hãi hùng biết bao, nếu trong những ngày thiêm thiếp đi, Phạm Tiến Duật không có những bạn bè hết lòng. Có lẽ nỗi sợ cái chết nó cũng na ná như ông từng cảm thấy và, một lần nữa tôi tái khẳng định câu thơ dẫn sau đây có giá trị bổ sung thịnh Đường:

Phần nào của người nóng lên đến chóng mặt

Phần nào của người lạnh ra thế, người ơi

Nhà thơ Vũ Cao người cao lớn, ông được sinh ra có nhẽ vì tạo hoá muốn có một vị tướng cầm quân. Ấy vậy mà ông lại cứ lững thững đi giữa làng thơ mà cười khà khà. Tôi cũng không hiểu nổi, nom ông hiền thế, hồn nhiên thế mà lại có thể làm Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội, nơi quần anh tụ hội, mà làm rất lâu năm. Nhưng hoá ra tôi nhầm và số phận có lý. Ông đã lấy cái tình mà cảm hoá tài tật, như trong thơ, ông đã bí ẩn hoá sự chung thuỷ và đẩy nó, chôn nó vào miếu huyệt lòng người:

Mấy năm cô ấy làm du kích

Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng

Núi đôi còn đó làm tiếng cồng chiêu hồn cho mất mát và thương đau trầm tích. Và như vậy, Vũ Cao sẽ còn dù tết này ông vắng mặt trên thế gian.

Thế hệ chúng tôi không được nhìn thấy cụ Phán Men - biệt danh của cụ Nguyễn Văn Tố - Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của nền cộng hoà non trẻ, người chuyên men tường mà đi để khỏi va vào ai, khỏi choán lối của ai. Nhưng khi nghe kể về cụ Tố, chúng tôi lại có ngay hình ảnh men tường trong tâm trí, ấy là nhà thơ Chính Hữu mà tài hoa phải kể ở hàng bậc nhất trong số các nhà thơ đương đại. Ấy là tính người. Còn thơ thì Đồng chí đột ngột trỗi vượt lên khỏi nền cảm xúc có phần yếm thế và cá nhân của Thơ Mới, nó sừng sững gân guốc một mỹ cảm hào hùng của những con dân đi cứu nước khi đất nước lâm nguy; nó còn là một lối thơ lạ hẳn để rồi, cùng với Nhớ của Hồng Nguyên, Ngọn gió Tuy Hoà của Trần Mai Ninh, Chiến sỹ của Nguyễn Đình Thi phác nên diện mạo mới của thơ Việt hiện đại. Hình tượng đầu súng trăng treo đặt cạnh Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã / Sơn hà thiên cổ điện kim âu vẫn sừng sững bẩy tám trăm năm nay cũng không hổ thẹn. Trong đám tang ông Chính Hữu, tôi cứ tha thẩn nghĩ, khéo mà câu ra người thiên cổ không phải đặt vào đâu, vào ai cũng ổn. Nghĩ thế, nên tôi đã nán lại để nhìn gương mặt bất động một lần nữa, lần cuối cùng. Không phải thời nào cũng dễ có một Chính Hữu để mà chiêm ngưỡng.

Thời bây giờ cái ăn không thiếu, thuốc men cũng vậy nên cái chết ở tuổi 60 như Trịnh Thanh Sơn, như Trần Quốc Thực được coi là vắn số. Sơn tuổi Mậu Tý, quyết liệt yêu, quyết liệt làm người. Như vậy cuộc đời ông là một quá trình hoá giải nghịch lý ẩn tàng trong tính nết. Thấy con gái đẹp thì yêu, yêu chết thôi nhưng vẫn gồng gánh vợ con từ quê ra Hà Nội, lo cho tròn vẹn; lo cho vợ con yên ấm nhưng vẫn không chừa yêu. Hoá giải xong thì ung thư. Lại ung thư vòm họng là một bộ phận khoẻ mạnh nhất trong cơ thể Sơn, lạ thế. Có người bảo Sơn bị bạo bệnh vì uống rượu nhiều quá, chai 65 uống cạn, uống khan. Nhưng không có rượu thì lấy cái gì mà trợ sức cho những bước liều mình mà băng qua ghềnh thác, cho những phút yếu lòng nhìn ngang trái đỡ ghê? Vả lại, rượu dù chưng cất thế nào cũng còn có cắn. Cắn của những ly rượu Sơn đã uống bỗng một hôm hoá thành câu thơ để đời: Ta ngồi rót biển vào chai. Tôi đọc câu thơ, thấy mằn mặn ly trần gian, thấy nhân nhẩn đắng ly làm người.

Bài Tiễn mà bạn sẽ đọc dưới đây Trần Quốc Thực đã viết, đã in trong tập Miền chờ từ năm 1989 và nó cứ thảng thốt hay trong lòng bầu bạn. Nó càng thảng thốt hơn, vì mười mấy năm nay Thực sống trong bệnh tật và cứ lặng lẽ như một cái bóng ở đâu đó trong ngôi nhà nhiều góc khuất 17 Trần Quốc Toản, Hà Nội là trụ sở tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn. Cũng từng ấy năm Thực sống trong rượu và nghèo túng. Vì ông có biết làm gì đâu ngoài làm thơ là cái việc rất ít khi thành…tiền, mà thơ có thành tiền được thì rồi cũng lại thành rượu để rồi, trong những khi khật khưỡng say, Thực lại làm thơ nữa. Tôi là bạn Thực, từng viết những bài về các tập thơ, nhưng thơ Thực hay đến nỗi tôi không dám viết lời bình. Lời bình nào đặt cạnh Ngày mai tôi đã khung trời khác/ muốn nhắn gì sang không dễ đâu cũng là khiếm nhã.

Đành cứ chép nó ra đây, để bạn đọc vừa đọc vừa thương nhớ người vừa giã biệt chúng ta.

TIỄN


Bạn đi nhé, thôi không tiễn nữa

một tay nâng chén dâng ngang mày

Bạn đi nhé, thôi, không giấu nữa

một tay còn bận giấu khăn tay

Ngày mai bạn đã phương xa lắc

ngẫm nhau, nắng se sẽ ngả mầu

Ngày mai tôi đã khung trời khác

muốn nhắn gì sang không dễ đâu

Tiễn nhau một bận qua bậu cửa

Tiễn nhau lần nữa trong chiêm bao

Xa ngoắt ngõ xanh bạn biến mất

Tôi đã gói khăn ở kiếp nào

Chỉ có khổ thơ cuối thì buổi chiều vào nhà xác của bệnh viện 354 quân đội tìm không thấy ông, vợ con ông, anh em cùng các cháu ông đã đưa ông về Phùng Hưng, lo xoá bớt nét nhăn nhàu chuẩn bị cho ông ra mắt bạn bè lần cuối, tôi mới chợt gai người mà ngộ ra. Hay có thể mười mấy năm cái khăn chỉ là cái khăn tay, nhưng do thấm đẫm nước mắt lâu ngày, nó đã là tấm vải liệm và làm cho cả câu thơ cũng biến đổi theo, câu thơ cũng đã hoá vải liệm? Rồi câu thơ vải liệm đã thành khung trời khác, khung trời mà để đến được, người ta phải đi bằng con ngõ xanh, xa ngoắt? Về kiếp con người thì tôi đã biết, ít thôi nhưng cũng coi là biết. Còn kiếp nào ông đã viết trong thơ trên kia thì tôi mù tịt. Tôi không biết khung trời mà ông đang ở từ cuối năm ngoái người đọc thơ có nhiều Đường Minh hoàng hay ít, nhưng tôi chắc Thực vẫn làm thơ với một niềm thiêng và với những chữ nuột nà như khấn như nguyện khiến mọi người phàm phu đang ồn ào đều phải yên lặng. Tôi cũng không biết bây giờ một thân một mình thì ông sắm sửa tết nhất thế nào, đành chỉ coi mấy lời đây như một nén nhang, khói hương có sang được bên ấy, xin ông nhắn lại một lời, trong chiêm bao, như ông đã hẹn.


Giỗ chạp quá lòng ta thành oản chuối

Gõ phím nào cũng hương khói vòng quanh

Nhưng quy luật, như cái khuôn con tạo không cần biết đến nỗi đau của làng văn to hay nhỏ, nó cứ tấp nỗi đau tươi lên nỗi đau se; cứ như thể nó muốn con người đừng quá hớn hở với xuân sang, hãy dành một góc Tết mà ngậm ngùi nhớ người vừa nằm xuống. Họ là những số phận lạ kỳ, đã dành cái chết làm nên một lời nhắn nhủ. Họ là người tài nên lời nhắn nhủ cũng không nên bỏ ngoài tai: Ở kiếp nào thế nào không cần biết, cũng không thể biết được; nhưng đang là kiếp người thì hãy làm người, làm cho tử tế, cũng không dễ đâu.

nguon: trannhuong.com

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tuongcuop: Jan 12 2008, 05:59 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
TươngGiang
post Jan 12 2008, 09:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Me, Myself and I


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 855
Tham gia từ: 9-September 05
Thành viên thứ: 1.953

Tiền mặt hiện có : 5.840$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



QUOTE(Tuongcuop @ Jan 12 2008, 04:13 AM)
...
Giỗ chạp quá lòng ta thành oản chuối

Gõ phím nào cũng hương khói vòng quanh

Nhưng quy luật, như cái khuôn con tạo không cần biết đến nỗi đau của làng văn to hay nhỏ, nó cứ tấp nỗi đau tươi lên nỗi đau se; cứ như thể nó muốn con người đừng quá hớn hở với xuân sang, hãy dành một góc Tết mà ngậm ngùi nhớ người vừa nằm xuống. Họ là những số phận lạ kỳ, đã dành cái chết làm nên một lời nhắn nhủ. Họ là người tài nên lời nhắn nhủ cũng không nên  bỏ ngoài tai: Ở kiếp nào thế nào không cần biết, cũng không thể biết được; nhưng đang là kiếp người thì hãy làm người, làm cho tử tế, cũng không dễ đâu.

nguon: trannhuong.com
*



Đọc bài này của bác cũng cứ lương vương mãi. Nhiều khi cứ nghĩ mình chưa tới tuổi, sao lại tự biến mình thành một kẻ già nua?


--------------------
I'm crazy for Caufield :-)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NguoiVN
post Jan 13 2008, 01:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Irreplaceable Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 3.804
Tham gia từ: 15-October 02
Thành viên thứ: 472

Tiền mặt hiện có : 112.186$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(tao_lao @ Jan 10 2008, 01:34 AM)
NguoiVN cố lên, tl thấy thơ Văn Cao có vẻ qua mặt tho nguoiVN rùi á
*



nguoivn lười nhác quá, đang muốn gặp hên nhưng sẽ cố gắng, về già sẽ cố qua mặt Văn Cao, ví dụ vợ đẹp hơn leuleu.gif


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NguoiVN
post Jan 13 2008, 01:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Irreplaceable Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 3.804
Tham gia từ: 15-October 02
Thành viên thứ: 472

Tiền mặt hiện có : 112.186$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(TươngGiang @ Jan 9 2008, 10:59 AM)
Ba Biến Khúc Tuổi 65
Văn Cao



Những ngày buồn không nói được
tôi chỉ tìm ra sự sống của tôi


I

Một người cho tôi con dao găm
Không biết dùng làm gì
đêm nhìn qua cửa sổ
một khoảng trống đen

tôi ném vào khoảng trống
con dao găm ấy
có phải đấy là sự nghịch ngợm
bỗng nhiên có tiếng ngã ngoài sân
một người trúng tim đã chết

tôi không hề biết người ấy
tôi là kẻ không muốn giết người
chỉ biết bóng tối
mà tôi đã ném dao

II

Tôi đi trên phố
bỗng nhiên mọi người nhìn tôi
một ai đó kêu lên: thằng ăn cắp
tôi chạy
tôi chạy

tại sao tôi chạy?
tôi không hiểu tôi
cả phố đuổi theo tôi
xe cộ đuổi theo tôi
tôi chạy bạt mạng
gần hết đời
tới chỗ chỉ còn gục xuống
tỉnh dậy mồ hôi chảy
tôi lại thấy tôi là người chưa phạm tội.

III

Tôi rơi vào mạng nhện
mạng nhện cuốn lấy tôi
không còn cách gì gỡ được

tôi như con sâu tằm
cuộc đời cứ như thế

muốn phá cái mạng nhện
tôi không đủ tay.

Tháng 9-1988
*



nhân được so sánh quá với Văn Cao, kô biết là ý gì ( giải vờ, 55% kô biết thật) mình bình tí

đầu tiên ông buồn, chắc là buồn vì kô tìm được gì laugh1.gif hoàn cảnh và trình độ kô cho phép tìm được gái đẹp hay vàng, trúng số an ủi ông tìm được sự sống của chính ông, chắc ông cho là ông là số ít người sống. Sau đó ông ném dao giết người, ngây thơ đổ tội cho bóng đêm. Bị quả báo là đám đống dí chạy, vu vạ. ông vốn tướng văn nên nhác, phần cũng tập thể dục, chạy!
Sau đó hổ thẹn, bào chữa là tôi thấy tôi chưa phạm tội ăn cắp, đề nghị được đền bù.
Thẩm phán nguoiVN, kô nhưng ông đã phạm tội giết người.
ông ngẫn, suy nghĩ và phát hiện ra mình đã bị rớt vào mạng nhện? kô biết ai đã tạo ra. Kết cục ông đã vùng lên ( như là một người Việt nam chân chính) luôn vùng lên phút cuối vì chịu hết nỗi.
Nhưng vì là người Vn nên ông suy nghĩ hơi bi quan, ông nhầm ông là con sâu tằm, tôi, nguoiVN, sau khi ở nước ngoài một thời gian, đặt câu hỏi, kô biết ông là con nhện hay là cái mạng nhện đây? Tạm tha vì ông là văn tướng nên thích được thương, giải bộ làm con sâu tằm leuleu.gif

Tóm lại con người ông phức tạp, bởi vậy nên mới hấp dẫn. Thấy ông muốn làm nhiều thứ mà kô được


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Jan 13 2008, 02:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



QUOTE(Tuongcuop @ Jan 12 2008, 03:13 AM)
Nhưng cũng đã hết đâu, ngày cuối cùng của năm 2007 vẫn còn một nhà thơ nữa, nhà thơ Trần Quốc Thực lại âm thầm bỏ vợ bỏ con bỏ bè bạn mà âm thầm đi.





Hôm nay mới biết chú Thực đã mất...
Tự nhiên lại nhớ những tháng ngày ở báo Văn Nghệ, thời gian ko nhiều, nhưng cũng khá sóng gió, và trải qua nhiều việc...
Sau này, đi rồi, quay lại làm phỏng vấn vài nhân vật ở số nhà 17 ấy... Ghê gớm có, hiền lành có, tính toán có, buôn bán có...

Và chú Thực, là nhân vật hiền lành nhất trong số những người tôi từng phỏng vấn. Lành, cứ thui thủi, rủ rỉ nói cho tôi nghe về chuyện đời, chuyện gia đình cũng buồn, may mà còn có cô con gái đã trưởng thành...

- Họ, những ng làm thơ, yêu thơ, chỉ có thơ và rượu... cứ thế đấy...



--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Jan 14 2008, 04:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Trong số thi sĩ đương đại, mà tôi thích đọc có ông - Nguyễn Khoa Điềm.

Khi ông còn là quan chức, một chức vụ mà nhiều kẻ ghét hơn là muốn gần, ông vẫn làm thơ thực hay, như bài viết cho Đồng Đức Bốn, lúc Bốn sắp mất.

Bỏ ngoài tai sự thị phi, tôi nghĩ, Ông Điềm là lọai quan chức cỡ, chơi với anh Bốn một thi nhân sát đất, chả có chức vụ gì, lại Bốn cũng lắm chuyện xa gần.... Chơi với nhau ra sao thì không rõ, nhưng ở góc độ bè bạn và thơ, tới lúc chết mới biết rõ hơn, người ta thật lòng bao nhiêu với nhau. Thơ ông Điềm tặng cho bạn, ngắn mà tha thiết, mà đau đớn nặng trĩu một tấm lòng cho bạn. Hay! Cái hay không chỉ là nghệ thuật mà còn ở cái tình thực của con người.

Bài thơ này cứ ám ảnh tôi mãi, ngay cả khi dưới trời mưa tầm tã, chứng kiến phút đất mẹ ôm Bốn vào lòng.

Về mối quan hệ giữa anh Điềm và Bốn thị phi nhiều, nhưng tôi không tin vào điều đó, muốn tôi ko tin vào vào trái tim thơ Nguyễn Khoa Điềm khác đi điều tôi đã tin và suy nghĩ.

Năm ông tới Đức. Tôi được tham gia vào nhóm chuẩn bị đón tiếp ông trong dịpp ông muốn tiếp xúc với những người yêu văn chương ở một tỉnh lẻ. Chuẩn bị xong, tôi cáo ốm không tới gặp. Không tới gặp không phải vì tôi không muốn gặp một nhà thơ mà tôi yêu mến. Tôi không muốn tôi lẫn vào kẻ hôm trước chửi bới ông (vắng mặt), hôm đó lại không mời cũng tới, quay phim chụp ảnh và đọc thuộc lòng một chương trường ca của ông.

Sau này khi tham gia Đại hội nhà văn, tôi cũng nhìn ông từ xa chứ không xáp lại. Thế rồi nhận ra tôi, ông chạy lại nói: có phải X đấy không và hỏi han, thăm hỏi kể cả số anh em ở Đức hôm gặp nhau mới có vài giờ. Bàn tay ông hôm ấy ấm và chặt, chứ ko phải cái lỏng lẻo như dăm bàn tay mà cuộc đời tôi từng phải bắt.

Rồi ông thất sủng, ko giữ chức vụ nữa mà về Huế làm anh dân thường để lại làm thơ. Tôi cũng được biết, sau khi ông về quê, có người viết bài ca ngợi ông, ông cảm ơn và xếp vào ngăn kéo. Dăm chuyện ấy làm tôi càng quan tâm đọc thơ ông hơn. Cho tới hôm nay, tôi giữ nguyên tình cảm trân trọng thơ ông và cả con người ông, dầu là ở đời sống chính trị ông có nhiều đàm tiếu, oán trách...

Tôi ước , có ngày nào đó về VN và đi xe hỏa chứ không đi tài bay để về thăm ông, trong ngôi nhà nhỏ của ông để nghe ông đọc thơ và bắt tay ông, với bàn tay đưa trước ra - của tôi, một người ít tuổi thơ ít tuổi đời, so với ông...

Nay đọc tên báo qua mạng của Trần Hữu Dũng có cái link này viết tin ông vừa ra một tập thơ. Đọc hết bài, mừng cho ông lại có những bài thơ hay, lại có thêm bè bạn. Những cũng bùi ngùii cho bài thơ cuối của ông. Liệu tôi có kịp gặp ông không hay là do hoàn cảnh cá nhân chưa thu xếp mà gặp một con người thơ mà tôi yêu kính.
nay xin gửi đây bài viết mà tôi vừa đọc. Dù bài này chưa phải là mộtbài hay về thơ ông.

“Cõi lặng” nhiều trăn trở[SIZE=7]
3:30, 10/01/2008
Minh Huyền






"Và cứ thế chàng trai đã đi qua cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác,
Để ngày hòa bình cắm cây sắn trên sườn đồi sỏi đá


Ăn một bát cơm dưới ngôi nhà tổ phụ,
Đặt hai chân trần lên nền nhà cũ
Trên môi chàng luôn phảng phất một điệu boléro
Chàng sẽ huýt lên khi bước vào cõi chết...".
Đó là những câu cuối cùng, được viết ngày 6/6/2007, trong tập thơ mới nhất của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm "Cõi lặng" vừa được NXB Văn học xuất bản.

Vài suy nghĩ sau khi đọc tập thơ "Cõi lặng" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm)

Có quá nhiều xao động, đến xáo động và náo động trong tâm trạng của người đàn ông tuổi Quý Mùi, sinh ra tại làng Ưu Điềm, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã đi nhiều và thấy nhiều trong cuộc đời và về lại cùng Vĩ Dạ quê hương.

"Cõi lặng" tập hợp chủ yếu là những bài thơ được sáng tác trong vài ba năm gần đây nên khá thống nhất về tâm trạng. Trong số 56 bài trong tập thì chỉ có 5 bài được viết từ năm 2000 trở về trước. Nhưng những bài thơ đó cũng ít nhiều đều mơ hồ đồng điệu với những bỡ ngỡ nhân sinh của một người lẽ ra đã phải thấu hiểu hết mọi gừng cay muối mặn trên cõi thế nhưng vì sao đấy vẫn còn giữ được trong lòng những khoảnh khắc mắt xanh non nên mới bật ra được câu hỏi đôi khi vẫn rất ngỡ ngàng.

"Cõi lặng" nhìn trên một góc độ nào đó có thể coi như một cuộc trở về của nhà thơ với những cội nguồn sâu kín và thiết thân nhất của lòng mình. Ông lại thêm một lần vin vào những tín điều thời trai trẻ để cố gắng nhìn nhận những tín hiệu mới của thế kỷ mới, thời đại mới một cách đúng đắn hơn, điềm đạm hơn, tri thiên mệnh hơn.

Tập thơ được sắp xếp với nhiều ẩn ý, theo mạch ý tưởng và cảm xúc đôi khi mang tính thời sự. Và là chuyện rất không ngẫu nhiên khi Nguyễn Khoa Điềm đã xếp bài thơ mở đầu là bài "Trở lại A Lưới", trở lại với vùng đất chiến trường cũ đã thắp sáng cho ông niềm cảm xúc để viết nên một trong những thiên thi xuất sắc nhất của nền thơ chống Mỹ cứu nước "Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi, Em ngủ cho ngoan đừng làm mẹ mỏi...". Giờ tóc đã ngả màu sương muối, Nguyễn Khoa Điềm khi nghe "Em hát cái ngày đau xót đó, Bây giờ cứ dịu ngọt như không" lại tự hỏi mình:

"Nhớ em lắt lẻo trên vai mẹ
Em có còn không, em Cu Tai?

Ta cõng em đi trọn một đời,
Thơ ta, ta gửi đến bao người.
Những lời ru ấy rơi trong núi,
Biết có khi nào em đã nghe?"
("Trở lại A Lưới", ngày 19/12/2006).

Qua A Lưới rồi, nhà thơ ngỡ như mình tìm lại được cõi lặng mà nhiều năm rồi có thể ông đã phải cố quên đi để thực hiện chức phận của mình:

"Cõi lặng. Anh soi thấy mặt mình
Với nỗi buồn trong sạch.

Cõi lặng. Không tiếng động nào khác
Tiếng đập trái tim anh.

Người ơi, tôi yêu người tha thiết
Tôi sống với người, chết vì người.

Cõi lặng. Tôi vượt qua ghềnh thác
Đến những miền trong xanh..."
("Cõi lặng", ngày 17/1/2003).

"Cõi lặng" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm ở đây không phải là nơi ngồi thiền mà vẫn dậy sóng quá nhiều trăn trở. Trái tim người con đã từng "về với quê hương chiến đấu" giữa những tháng ngày gian khổ, ác liệt nhất, và may mắn trở lại được với hòa bình sau những câu thơ:

"Không ai biết cuộc chiến đấu dữ dội nhường kia,
Không ai biết máu chảy đến nhường kia
Những làng đã cháy
Những đồng đội ngã xuống như thân chuối
Những xác người xếp dọc đường hành quân
Những thành phố đổ nát
Chất da cam mù mịt cánh rừng...
("40 năm gặp lại...", ngày 25/12/2004)

dường như đã là một trái tim vĩnh viễn bị thương và rất dễ sưng tấy lên bởi những bạc bẽo nhân tình dù nhỏ nhoi hay là không đáng kể đối với người khác đến đâu. Và Nguyễn Khoa Điềm đã phải dồn công lực để tuyên ngôn:

"Chúng ta nói chỉ có cái chết mới bắt ta nằm xuống,
Cho dù tù đầy, khảo tra,
Chỉ có nỗi nhục mới bắt ta vắng mặt
Cho dù sự cay đắng đuổi sau lưng ta
Chỉ có nước mắt người thân mới bắt ta quỳ gối
Cho dù bệnh tật ngấm vào xương tủy..."

Cuộc sống của một nhà thơ, ngay cả người tưởng như đã cực kỳ công thành danh toại luôn nhoi nhói những nỗi niềm, những chờ đợi, dù lắm khi cũng chẳng rõ đợi gì và lắm khi đầy rẫy những hồ nghi:

"Anh đi tìm em
Mây chiều bạc tóc.
Thương nhớ lao lung
Một thời trận mạc...

Còn chăng điều tốt
Trong cuộc đời này?
Còn bao nồng mặn
Em dành hai ta?.."
("Anh đợi", ngày 27/9/2006)

Nhưng dù thế nào thì cũng phải hy vọng. Hy vọng chỉ mất khi chúng ta không thể trụ lại được nữa. Hay nói theo cách người Nga vẫn nói: Hy vọng chết sau cùng. Với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, dù đã cùng đường cạn lối rồi thì vẫn:

"Không cách nào khác
Dẫu bị chặn hết mọi nẻo về
Anh vẫn hy vọng vào lòng tốt -
Lòng tốt của anh, lòng tốt mọi người -
Để đứng cao hơn cái chết..."
("Hy vọng 2", ngày 26/7/2006).

Chắc khi viết nên những dòng thơ rớm máu đó, người thơ đã phải ở trong một cảnh huống khó khăn và bất trắc đến tột cùng. Nhưng dẫu thế nào thì chúng ta vẫn cần phải tin vào những điều tốt đẹp hơn sẽ tới ở tương lai.

"Cõi lặng" chứa đựng nhiều câu tự vấn của người dẫu đã đi đến đỉnh cao của con đường tận hiến nhưng vẫn còn trăn trở về không ít lẽ trên đời:

"Giữa thế giới không nhiều may mắn
Ta học cách vừa lòng với mình
Chia sẻ sự bình yên của cỏ

Mãi khi giữa đêm chợt thức
Bập bềnh ý nghĩ xót xa:
Anh còn có thể, không thể?"
("Hy vọng", ngày 2/12/2004)

"Vì sao không thể yêu mến hơn?
Vì sao không thể xanh tươi hơn?
Vì sao không trong sạch hơn?"
("Trong những buổi chiều", tháng 7/2004)

Thi sĩ chiến đấu bằng ngôn từ, lớn lên bằng những trang sách. Ấy vậy mà có lúc tác giả của "Cõi lặng" đã cứ vân vi:
"Sách vở nuôi niềm hy vọng mới
Hay cũng trôi đi
Như dòng nước đen?

Mắt mũi ngày càng kém
Chữ nghĩa rậm rịt điều cao xa
Bao giờ, nơi nào, anh đọc được mình
Qua nỗi đau nhân loại?"
("Những quyển sách", ngày 15/1/2007)

Nhưng rồi ông cũng bình tâm lại mà rút ra kết luận:
"Vô ngôn
Hư tự
Sự sống sẽ cất lời"

Ấy là khi nhà thơ đã tĩnh tâm lại trong "Cõi lặng" của mình chăng? Thực khó đoán định được. Trong bất luận cảnh huống nào, tác giả của "Cõi lặng" không phải là người chịu lặng yên ngay cả trong phút bước chân vào thế giới khác. Còn mãi đó điệu boléro mà người thơ đã nhập tâm từ thời trai trẻ, nhập tâm cùng với những tri thức Việt Nam thuần chất mà ông cha đã để lại cho, như từng viết trong trường ca "Mặt đường khát vọng":

"...Nhân dân thông minh
Không hề lừa ta dù ca dao cổ tích
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất người trồng cây dựng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào..."

Chắc rồi cũng sẽ như ba bốn thập niên trước, gặp gỡ tốt lành ấy, tác giả của "Cõi lặng" sẽ nghẹn ngào mà thốt lên: "Tổ quốc Việt Nam ơi!". Đất nước này không quên những nỗi buồn đâu, nhất là khi đó là nỗi buồn của "Ngày cỏ non còn run rẩy trong vườn. Những chân mây đầy gió lạ, Những cánh rừng dày mưa tuôn...".

Lặng đi chút thôi, rồi chúng ta lại bắt đầu cuộc sống này như mới, như lần đầu tiên mới nhìn vào cõi sống bằng con mắt xanh non. Hoặc giả nếu không phải là ta thì là những thế hệ tiếp ngay sau ta. Cuộc sống không bao giờ ngừng tiếp diễn, không bao giờ ngưng đọng, không bao giờ vĩnh viễn chìm lặng. Đó cũng là quy luật của muôn đời

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tuongcuop: Jan 14 2008, 04:39 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
TươngGiang
post Jan 19 2008, 12:32 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Me, Myself and I


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 855
Tham gia từ: 9-September 05
Thành viên thứ: 1.953

Tiền mặt hiện có : 5.840$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Những ngày chưa có em
Anh như suối lang thang trong núi
Chưa từng biết trung du chưa có bến có thuyền.

Những ngày chưa có em
Anh như một toa tàu bỏ vắng
Rất nhiều gió thổi qua cửa lạnh
Nhưng thiếu lửa thiếu tiếng còi không biết lối về ga.

Cậu bé con đôi mắt ngây thơ
Đã đánh mất kho vàng và tiếng hát
Anh bỏ hồ trong, bỏ vườn cây mát
Đi tìm chân trời nhưng chỉ thấy cô đơn
Mưa trên đường xa, mưa trên cửa sổ tâm hồn.

Ôi tuổi thanh xuân trôi qua bằng những đêm trăn trở
Sách vở và cha anh không giải được cho mình
Anh trở thành đứa trẻ hư thân
Không chịu vâng lời không chịu ngủ
Chẳng lời ru nào làm anh yên lòng cả
Anh nghi ngờ cả đến giọt sương rơi.

Bỗng một ngày em tới em ơi
Anh như gặp biển khơi gặp nhà ga bóng mát
Anh thấy chân trời tuổi thơ bát ngát
Em dậy anh nhìn cái thật của đời
Hiểu bao điều lòng anh vẫn non tươi
Chẳng còn là đám mây rách rưới
Từ nay có nhau từ nay không còn bóng tối.

Em trả lại cho anh hơi thở, dáng hình
Mang niềm tin thầm lặng, của bình minh
Em giải thoát cho anh khỏi nỗi cô đơn lầm lỗi
Anh trẻ lại, đời chẳng còn rắc rối
Trước câu trả lời đơn giản: hãy yêu thương.

Em dậy anh biết mơ ước biết tin
Bạn bè trẻ con đất đai mùa gặt
Gạt khổ đau bàn tay em gieo hạt
Xoá lo âu hy vọng lại căng buồm.
Trước tình em đáng lẽ phải lặng yên
Nhưng hạnh phúc làm anh không nén được
Như biển cả vỡ bên mình Tổ quốc
Mái tóc em là xứ sở của anh
Mái tóc đen như một nỗi kinh hoàng
Phủ xuống hồn anh hoang dại mà ấm áp
Em đã tới diệu kì như âm nhạc
Đất mênh mông chuyển gió tới chân trời.

Trăng mọc rồi, đêm rộng quá, em ơi.

(Những ngày chưa có em - Lưu Quang Vũ)


--------------------
I'm crazy for Caufield :-)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
TươngGiang
post Feb 20 2008, 09:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Me, Myself and I


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 855
Tham gia từ: 9-September 05
Thành viên thứ: 1.953

Tiền mặt hiện có : 5.840$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Tự Nguyện
- Phan Huyền Thư -



Tôi nhường em phản xạ yêu đương
câu thơ gỡ nút áo

Tôi nhường chị sáng sớm bên chồng
cạ mình dụi nách những đêm đông

Cái liếm môi qui hoạch
tôi nhường đàn ông

Cao cả nghĩa hiệp
tôi nhường bè bạn

Truất yêu đương-phế ghen tuông-giáng thù hận
tôi nhường tôi cho anh

Cho anh

Tôi nhường tôi
cái cúi đầu về không
bước quay lưng hối hả

Nhợt nhạt rong chơi
quệt ngang dòng nhựa
dính ngày vào đêm

Ô hay! nhịp cầu mong lũ

Tôi nhường tôi
giường chiếu cũ

Có chiến binh già
hát câu ca
không bao giờ chia sẻ



--------------------
I'm crazy for Caufield :-)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Helios
post Feb 27 2008, 09:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 46
Tham gia từ: 18-November 07
Thành viên thứ: 3.740

Tiền mặt hiện có : 3.069$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(TươngGiang @ Jan 19 2008, 01:32 AM)
Những ngày chưa có em
Anh như suối lang thang trong núi
Chưa từng biết trung du chưa có bến có thuyền.

Những ngày chưa có em
Anh như một toa tàu bỏ vắng
Rất nhiều gió thổi qua cửa lạnh
Nhưng thiếu lửa thiếu tiếng còi không biết lối về ga.

Cậu bé con đôi mắt ngây thơ
Đã đánh mất kho vàng và tiếng hát
Anh bỏ hồ trong, bỏ vườn cây mát
Đi tìm chân trời nhưng chỉ thấy cô đơn
Mưa trên đường xa, mưa trên cửa sổ tâm hồn.

Ôi tuổi thanh xuân trôi qua bằng những đêm trăn trở
Sách vở và cha anh không giải được cho mình
Anh trở thành đứa trẻ hư thân
Không chịu vâng lời không chịu ngủ
Chẳng lời ru nào làm anh yên lòng cả
Anh nghi ngờ cả đến giọt sương rơi.

Bỗng một ngày em tới em ơi
......
Trăng mọc rồi, đêm rộng quá, em ơi.

(Những ngày chưa có em - Lưu Quang Vũ)
*



Bài này sến quá, đọc không trôi được.

Sau câu: Bỗng một ngày em tới (bỏ chữ em ơi), thêm câu: Anh lại là anh. (ý là em giúp anh tìm lại được chính mình, mất cái đó là mất tất cả). là được rồi, nói nhiều mà làm gì, nói nhiều có nghĩa là chẳng có gì cả.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang < 1 2 3 4 5 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC