Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 43 44 45 46 47 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

Phó Thường Nhân
post Dec 6 2018, 12:05 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #441

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vậy câu chuyện cụ thể nó như thế nào. Từ khi Macron lên nắm quyền, nặn ra cái đảng LREM (nước cộng hoà tiến bước, trong đó chữ EM, tiếng Pháp là en marche, tiếng việt là tiến bước, cũng đồng thời là tên viết tắt của Emanuel Macron) người ta đều hiểu là sau lưng Macron là tư bản tài chính, vì bản thân Macron cũng tiến thân trong lĩnh vực này. Việc một nhân vật được tư bản tài chính đưa lên nắm quyền ở Pháp không có gì mới lạ. Bởi chỉ tính từ năm 1958, tức là hình thức cộng hoà thứ 5 của Pháp ra đời, thì Macron là tổng thống thứ ba được giới tư sản này đưa lên. Bắt đầu là George Pompidou, rồi đến Valerie Giscard d’Estaine, và bây giờ là Emanuel Macron. Từ năm 1958 đến nay, nước Pháp có 7 tổng thống (tính cả Macron), thì đã có 3 là do tư bản tài chính đưa lên. Không phải là của tư bản tài chính, thì bắt buộc nó phải tồi. George Pompidou chẳng hạn, là một tổng thống tốt. Nhưng gì mà ta thấy ở Paris hiện tại, ví dụ hệ thống RER, khu thương mại trung tâm ở Les Halles, việc công nghiệp hoá nước Pháp là vào thời kỳ này. Nhưng về mặt văn hoá, họ đều có những profile giống nhau, đó là thái độ kẻ cả, quý tộc, đẳng cấp… do môi trường sinh hoạt tạo ra.Và điều này, dù là tiểu tiết, lại có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của dân đối với họ. Một đặc điểm chung nữa của các tổng thống “tài chính” này, là sự ốm yếu của đảng do họ tạo ra. Điều này cực kỳ đúng với Macron và Valerie Giscard. Vì thế quyền lực được coi là tập trung vào nhân vật tổng thống , khiến khi có chuyện thì nó thành sự đối mặt của dân với một người.
Nhưng những vấn đề trên dù là tiểu tiết, nhưng khi chính sách đã có vấn đề thì nó sẽ nhân thêm ra vấn đề chứ không làm giảm đi.
Vậy chính sách mà chính quyền Macron đưa ra từ khi lên nắm quyền cách đây 1 năm rưỡi là gì ?
Việc đầu tiên là ông ta bãi bỏ thuế mà tầng lớp nhà giầu ở Pháp phải trả với cái cớ, là nếu đánh thuế họ thì họ sẽ bỏ đi, và không đầu tư ở Pháp. Và phần thâm hụt ngân sách do việc bỏ thuế này tạo ra được bù vào bằng việc đánh thuế ..người về hưu. Tại sao lại người về hưu, bởi theo lý luận của Macron, họ là tầng lớp người tương đối khá giả ở Pháp. Nhưng có lẽ điều đặc biệt là họ không còn đi làm, không còn tổ chức. Như vậy muốn phản đối bằng bãi công, biểu tình đều không được, vì có còn đi làm đâu. Việc này có một hệ luỵ rất lớn, đó là chính những người về hưu lại là tầng lớp người ủng hộ Macron nhất. Và điều tiếp theo, nếu tính theo số liệu thống kê, thì đúng là tầng lớp tương đối khấm khá, họ lại phải nuôi bố mẹ, và trợ cấp cho con cái, do vấn đề thất nghiệp cao ở Pháp.
Tiếp theo Macron đã thành công trong việc xoá bỏ các điều khoản có lợi trong chế độ hưu trí của nhân viên nhà nước. Điều này ông ta được dân ủng hộ, nhưng nhân viên nhà nước thì không. Tiếp theo, như tôi đã nói ở trên, Macron đã xoá bỏ các điều khoản trong luật lao động, để cho người lao động dễ bị đuổi việc hơn, ít được bồi thường hơn. Và bởi vì các công đoàn đã hoàn toàn bị vô hiệu hoá, Macron cũng làm được điều này. Trong một đất nước, khi tỉ lệ thất nghiệp cao, thì việc này không giúp tạo đà tâm lý cho việc tiêu thụ. Mà đã không tiêu thụ thì không có sản xuất, vì mô đen kinh tế Pháp không dựa vào xuất khẩu.
Một điều đặc biệt nữa là việc tuyên truyền nói rằng giảm thuế cho người giầu sẽ tạo công ăn việc làm, hoàn toàn sai. Hàng năm tư bản Pháp đều xuất khẩu tư bản, tức là đầu tư ở nước ngoài, đặc biệt ở EU ở Đông Âu, nhưng nó không đầu tư ở Pháp. Ví dụ nếu đầu tư ở Rumania, thì lương chỉ có 200 euros, trong khi lương tối thiểu Pháp là hơn 1000 euros. Nhưng do giá cả, và những chi phí đặc biệt vào tiền thuê nhà, đồ ăn,.. họ cũng rất chật vật để cuối tháng còn có tiền.
Vào thời kỳ tổng thống tiền nhiệm Francois Holland, ông ta đã ra điều kiện cho giới tư bản là nếu tạo ra việc làm thì mới được giảm thuế, và điều này đã khiến giới tư bản đùng đùng nổi giận coi là ..vi phạm vào sự tự do kinh doanh của họ. Điều này đã nói lên rõ ràng rằng, giảm thuế không khiến tư bản Pháp tạo công ăn việc làm ở nội địa.
Tất nhiên Macron cũng hứa và làm một số điều cho người lao động, ví dụ việc giảm số tiền đóng góp vào các quỹ bảo hiểm trên phiếu lương. Rồi định bỏ thuế cư trú (tax d’habitation). Nghe ra thì rất ghê gớm, nhưng trong thực tế để được hưởng những điều này, người ta phải có đủ các điều kiện. Ví dụ như tôi chẳng hạn, tôi không phải là người có khả năng được bỏ thuế cư trú. Câu chuyện này còn gây ra nhiều điều tức cười nữa. lấy ví dụ một người có tiền lương bỏ vào túi là 1000 euros. Sau đó họ được trợ cấp 200 euros. Như vậy thu nhập của họ sẽ là 1200. Nhưng bây giờ do họ ít phải đóng các quỹ bảo hiểm bắt buộc, họ tiết kiệm được 50 euros. Lương bỏ túi thành 1050 euros. Nhưng để được hưởng trợ cấp 200 euro, lương của họ phái dưới 1020 euro. Kết quả thu nhập cuối cùng của họ sau khi được các chính sách giúp đỡ của Macron trợ giúp, còn ít hơn thu nhập thực tế trước đó. Về tổng thể, các chính sách của Macron đều là “cho tay trái, thu lại tay phải”. Hiện nay chính sách của Macron chỉ có lợi cho 10% số người giầu nhất nước Pháp. Người nghèo, và ngay cả người Trung lưu không được gì. Và chính trong cái bối cảnh đó, cái thuế đánh vào xăng dầu xuất hiện.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 6 2018, 05:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #442

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái thuế kiểu này đã từng được mang ra áp dụng ở vùng Bretaigne ở Pháp, dưới thời tổng thống của François Holland. Và cuối cùng cũng phải bỏ vì phong trào “mũ đỏ”. Lúc đó, cũng dưới hình thức chiêu bài “bảo vệ môi trường”, nhà nước Pháp định đánh thuế các xe vận tải hàng liên tỉnh phạt họ “xả khói các bon”. Nhà nước Pháp lúc đó còn nhượng lại quyền thu thuế này cho một hãng tư. Hãng này đã đặt các cửa chụp ảnh tự động ở các ngả đường, để có thể sau đó dùng ảnh thu thuế tự động. Hệ thống này giống như hệ thống kiểm soát vận tốc ô tô đã có ở Pháp. Nó hiện đại hơn, không cần công an làm “anh hùng Núp” như ở VN. Máy tự động chụp ảnh biển số xe, và từ số xe “xoi” ra chủ xe, từ chủ xe xoi ra địa chỉ, từ địa chỉ xoi ra nơi gửi hoá đơn thuế.. Hãng tư này đã đầu tư tới 1 tỉ euros để xây dựng hệ thống này, để rồi cuối cùng phải bỏ, và tiền nó đầu tư được chạc lại bằng đền bù của nhà nước, tức là thuế từ túi dân.
Bây giờ chính quyền Pháp hiện tại lại đặt ra cái thuế xăng, thì nó cũng tương tự như thế, chỉ có hình thức thay đổi tí chút. Vấn đề là tại sao nó cứ lặp lại con đường cũ không thay đổi, giống như dự án đường sắt cao tốc ở VN cứ thò ra thò vào ..Với dự án đường sắt VN thì tôi không hoàn toàn rõ lý do.. chính đáng hay không chính đáng. Còn ở Pháp, vấn đề là nó muốn có cớ thu thêm thuế… cái này thực ra là ý đồ chính, chứ còn vấn đề bảo vệ môi trường chỉ là cái cớ.
Tại sao lại thế ? Bởi vì cái thuế này, ngay từ mồm chính phủ nói ra, không được dùng hoàn toàn cho việc bảo vệ môi trường. Số tiền dùng để bảo vệ môi trường có lẽ chỉ khoảng 10% số tiền dự định thu được, chủ yếu vào việc tài trợ những người muốn đổi lò sưởi dùng dầu nhờn, mà dùng lò sưởi khí đốt. Nếu nhìn vào cơ chế đầu ra đầu vào của thuế, thì người ta còn thấy rõ hơn. Đó là bất cứ ai khi đi đổ xăng cho ô tô, thì tự động đã trả thuế, vì thuế đã tính vào tiền xăng. Nhưng không vì thế mà họ tự động được tài trợ khi đổi lò sưởi. Để được tài trợ, nó lại có một đống điều kiện, không phải ai cũng được. Không kể hệ thống tài trợ này rất rắc rối, lại tạo ra công ăn việc làm rởm ..cho nhân viên nhà nước được sử dụng để áp dụng những điều kiện này. Vì đã có điều kiện thì phải có hệ thống kiểm tra..đã kiểm tra thì phải có ban bệ bầy ra..
Nhưng thế cũng không đủ. Mà cái thuế này là cái thuế quan liêu, được đặt ra bởi những người hoàn toàn tách rời cuộc sống thực tế. Vì sao ? Vì ở Pháp, có rất nhiều người bắt buộc phải dùng ô tô, vì họ ở xa trung tâm thành phố. Họ ở xa trung tâm thành phố không phải đơn giản là vì họ thích thế, mà nhiều người bắt buộc phải ở, vì giá nhà cửa, dù thuê hay bán ở Pháp đã tăng gần 100% trong vòng 20 năm, trong khi thu nhập người ta không tăng 100% trong thời gian này. Kỳ quái hơn nữa, nếu đánh thuế để khuyến khích người ta không dùng ô tô, thì trong thực tế phương tiện giao thông công cộng ở Pháp không được phát triển. Có nghĩa là họ không có chọn lựa. Như vậy ý tưởng mà cái thuế này vin vào để khuyến khích người ta bỏ ô tô là không tưởng.
Ở pháp hiện tại chỉ có vùng Paris, ngoại vi Paris là có hệ thống giao thông công cộng tương đối dầy, nhưng ai sử dụng nó hàng ngày thì thấy hôm nay nó hỏng, ngày mai nó chậm..So với các thủ đô khác ví dụ như Seoul (Hàn quốc) hay Tokyo (Nhật) thì khóc thét.. (tất nhiên ở đây tôi chưa so sánh phần giá cả so với sức mua của người dân, nhưng nhìn về mức độ hiện đại, tiện nghi thì Pháp chỉ có khóc, mặc dù Pháp lại có công nghệ hiện đại hơn, ví dụ Pháp có tầu metro tự động không người lái (đường 14 metro ở Paris), nhưng nhìn toàn cảnh cả hệ thống thì lạc hậu hơn)
Như vậy giải pháp để thay thế không có, không hoàn thiện, mà ông lại đòi người ta chọn lựa một giải pháp ..không có từ đó vin vào đó mà phạt, thì khác gì chuyện cười trạng quỳnh. Quan liêu là ở chỗ đó.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 7 2018, 05:51 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #443

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Breaking News:
Trước khi viết tiếp về vấn đề xã hội Pháp, chêm vào đây mấy dòng cho sự kiện VN được vào chung kết giải bóng AFF 2018. Tôi không phải là cổ động viên bóng đá nhiệt tình, và trận đấu hôm qua cũng không xem được, chỉ xem được tường thuật qua báo VN thôi. Nhưng nhân có việc do thay người mà VN làm bàn được vào phút cuối, nên “bình loạn” như thế này.
Hiện tại trong bóng đá hiện đại, thể lực là một vấn đề lớn. Một vận động viên bóng đá cũng phải có tốc độ như vận động viên điền kinh. Cái này thì tôi cũng đã bình luận, không nói thêm. Nhưng sức con người có hạn, nên ngoài việc rèn luyện thể lực cho vận động viên, một chiêu bài nữa là phải coi đội bóng chính thức không phải là 11 người, mà là 22 người. Quan niệm dự bị / chính thức phải xoá bỏ không có biên giới. Có nghĩa là đội bóng phải thuần thục ăn cánh , hợp dơ với nhau trong một tổng thể 22 cầu thủ, và vì thế mỗi cầu thủ có thể đá ít hơn số giờ trận đấu quy định là 90 phút. Chiến thuật đội bóng phải nhìn tổng thể với 22 cầu thủ, chứ không phải với tâm lý 11 cầu thủ còn lại là thay thế khi có sự cố.
Người đầu tiên áp dụng cái tư duy này là huấn luyện viên đội tuyển Pháp vào năm 1998, Aimé Jacqué. Cách tư duy này mở rộng tư duy chiến thuật chiến lược cho đội bóng. Bởi hiển nhiên một vận động viên đá 15 phút cuối, đối với các vận động viên đã đã 60 liên tục là lợi thế đáng kể, và nếu họ hợp dơ nhau thì không khác gì đối thủ mệt mỏi phải đá với hai đội tuyển. Nó cũng giúp cho việc áp dụng chiến thuật (lúc nào phòng ngự, lúc nào phản công) thiên biến vạn hoá hơn.
Điều thú vị là Huấn luyện viên hiện tại của đội VN, ông Hang Seo có vẻ như áp dụng kiểu này, và đặc biệt cái mánh này rất hợp với châu Á, vì người châu Á thể lực không thể so với châu Âu , châu Phi. Ngược lại, lại có cái background tâm lý văn hoá, dễ có lối chơi đồng đội hơn.
Điều thú vị nữa là với Hàng Seo,đặc biệt nếu ông dắt được VN lên đài Vô địch giải, thì nó cũng chấm dứt sự tín nhiệm mù quáng vào các HLV châu Âu và giúp bóng đá châu Á tạo ra được tư duy của riêng mình, tạo ra một lối chơi đồng đội hơn.
Tất nhiên lối chơi đồng đội không phải là của riêng ai, của nền văn hoá nào. Và ngay cả khi có đồng đội, vai trò cá nhân cũng quan trọng. Và thực ra người ta chỉ thành công nếu đồng đội nâng cánh, tạo điều kiện cho cá nhân ..dứt điểm. Nhưng bao giờ tôi cũng thích một đội bóng đoàn kết có lối chơi đồng đội hơn là loại vì sao kiểu Ronaldo.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 7 2018, 06:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #444

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(tiếp chủ điểm áo vàng)
Như vậy người ta phản đối vì sự vô lý của thứ thuế này. Nếu ai có điều kiện theo dõi sự phát triển tư tưởng kinh tế của phương Tây, thì dễ nhận ra rằng phản đối đánh thuế, đòi cắt giảm thuế, là một trong những gien di truyền của phái hữu, theo truyền thống liberal. Nhưng bản thân tôi, và rất nhiều người Pháp khác có xu hướng xã hội dân chủ, không theo tư duy này, họ có thể đóng thuế nếu nó được sử dụng cho mục đích chung, cho tiến bộ xã hội, nhưng trong trường hợp này cũng thấy thuế này là vô lý. Điêù này được phản ánh trong cấu thành xã hội của những người áo vàng. Lớp người hăng hái tham gia nhất là những người chịu ảnh hưởng của cực tả, huặc cực hữu. Việc hai nhóm người này ở cùng chiến tuyến là rất hiếm, vì tư duy của hai bên đối kháng nhau. Ở đây tư bản tài chính đã làm nên điều kỳ diệu là biến họ thành đồng minh khách quan, trong khi trên bàn cờ chính trị, nhận thức tư tưởng hai bên như lửa và nước, không thể chung sống được.

Một điều thú vị nữa, có thể nhấn mạnh, đó là có rất nhiều người có tuổi tham gia. Về mặt tâm lý xã hội, người lớn tuổi, có việc làm, ít khi tham gia vào những hoạt động biểu tình đối kháng kiểu này. Lực lượng hay tham gia là thanh niên, sinh viên, vì họ thường lý tưởng hoá cuộc đời hơn. Nhìn trên ảnh, trên video, ..dù nó có được hệ thống media chọn lọc, người ta vẫn thấy điểu này rất rõ. Những người áo vàng là những người bình thường, trung niên hoặc già, có rất nhiều phụ nữ..điều khiến phong trào này khác hẳn các phi vụ trước thường là thanh niên, sinh viên tham gia là chính.

Một điều đặc biệt nữa về mặt xã hội, không chỉ có người lao động làm công phản đối, mà tiểu tư sản, tiểu chủ, cũng phản đối. Đây cũng là điều kỳ diệu mà chỉ có tư bản tài chính làm được, đó là đưa giới chủ nhỏ và người lao động thành đồng minh khách quan, trong khi trong đời thường họ cũng đối kháng nhau.

Nhưng điêù tôi nói ở trên này về cấu trúc xã hội, nó không chỉ dùng để giải thích cho phong trào áo vàng ở Pháp, mà có thể dùng để giải thích việc Trump thắng cử ở Mỹ, phong trào Podemo ở Tây ban Nha, đảng ngôi sao năm cánh liên minh với cực hữu ở Ý. Và ngay cả occupy Wallstreet ở Mỹ
Điểm chung của nó là tất cả đều đứng lên chống lại sự cưỡng bức của tư bản tài chính, mặc dù lý do chống có thể rất khác nhau. Đây là sự phân cực rất đặc biệt của chủ nghĩa tư bản hiện tại, có lẽ đặc biệt không kém điều mà Lê nin phát hiện vào đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản biến thành chủ nghĩa đế quốc.

Chỉ có điều chủ nghĩa đế quốc vẫn chưa phải là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, mà dưới sức mạnh đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Lê nin, trong đó có sự đóng góp cực kỳ to lớn của người VN trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, khiến nó bị bẻ quặt thành toàn cầu hoá như hiện tại. Cũng bởi vì lúc Lê nin viết những điều này, ông không không có kinh nghiệm để nâng thành lý thuyết, để thấy rằng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô chính là một hình thức công nghiệp hoá dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, một hình thức công nghiệp hoá không có tư bản tài chính, sử dụng sức mạnh vận động quần chúng, tổ chức hành chính..Thực ra chính Lê Nin cũng thấy điều này khi ông nói “ chủ nghĩa xã hội là chính quyền Xô viết và điện khí hoá”. Nhưngvì ông chết quá sớm, nên không còn sống để mà tổng kết kinh nghiệm cách mạng tháng mười. Nhưng nếu đọc các tác phẩm của ông, có sự khác biệt giữa những bài viết thực tiễn nhằm vào thực tế xây dựng nhà nước Xô viết , với các tác phẩm phân tích chủ nghĩa tư bản trước đó. Điện khi hoá chính là để nói công nghiệp hoá, và chính quyền Xô viết chính là biện pháp.
Nếu nhìn như thế này, thì ta có thể coi cách mạng tháng mười là một dạng ..cải cách Minh Trị của Nhật. Chỉ có điều khác là giai cấp phong kiến Nhật tự chuyển đổi thành tư bản để công nghiệp hoá Nhật. Còn trong trường hợp của Nga là giai cấp công nhân, lật đổ chính quyền phong kiến Sa hoàng. Ta cũng có thể liên hệ tới cách mạng hồi giáo ở I ran năm 1979, có thể được coi là hình thức công nghiệp hoá theo văn hoá đạo hồi ở I ran. Tất nhiên trong ba hình thái công nghiệp hoá này, thì cảm tình lớn nhất của tôi dành cho nhân dân Xô viết (trong đó có người Nga, nhưng không chỉ có người Nga). Bởi công cuộc công nghiệp hoá của họ không dựa trên sự cướp bóc các dân tộc khác, mà họ lại giúp các dân tộc khác chống cường quyền, chống chủ nghĩa thực dân cũ..Nó khác hẳn cách mạng Minh Trị dẫn tới Nhật xâm lược TQ cùng thời kỳ, và ta cũng không thể không thấy sự công nghiệp hoá các nước Tây Âu đã dẫn tới việc họ cướp bóc các đất nước khác chậm phát triển hơn thành thuộc địa, mà VN cũng là nạn nhân.
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 7 2018, 10:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #445

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi viết tóm tắt ở đây sự kiện, còn viết dài thì sẽ viết sau, vì hiện tại tôi không có thời gian. Nhưng với tôi, nếu dừng lại ở sự kiện thì đọc báo là đủ, mà nó lại có tiểu tiết mắm muối..nhưng điều quan trọng với tôi là làm sao liên kết chúng được với nhau, tìm cái điều ẩn chứa ở dưới. Đây mới là điều thú vị thực sự.
Ngày mai sẽ là một ngày quyết định với phong trào áo vàng, để xem nó có thể đi đến đâu. Bởi trong tuần vừa rồi, chính phủ Pháp đã nhượng bộ, đồng thời cũng tỏ thái độ cương quyết. Thái độ như vậy là có đủ “cây gậy lẫn củ cà rốt”. Nhưng vì phong trào áo vàng là tự phát (chính xác hơn là không có trung tâm chỉ huy, không có đại diện), nên việc định vị nó rất khó, không thể xác định hiệu quả của nhưng biện pháp chính phủ trước được, vì áo vàng không có tổ chức cụ thể. Như vậy sau ngày mai, là ngày mà phong trào áo vàng kêu gọi tiếp tục biểu tình, tình hình ra sao sẽ quyết định tương lai. Nó có thể có 3 xu hướng.
1- Nhưng lời kêu gọi không còn được người dân hưởng ứng nữa, và phong trào dừng ở đây. Tức là ngày mai ít có người tham gia.
2- Lời kêu gọi tiếp tục được người dân hưởng ứng dẫn tới việc “cực đoan hoá” (radicalization) phong trào. Trong trường hợp này thì một tổ chức của nó phải hiện ra, vì lúc này nó đã có mục tiêu rõ ràng. Trong thực tế, đã có những nhóm người trong phong trào áo vàng muốn nó đi tiếp. Đó là cực hữu (có tư tưởng gần với Marie Lepen, mặt trận dân tộc (Front National, dù giờ nó đã đổi tên), huặc là phong trào cực tả (Nước Pháp không cúi đầu, la france insoumise). Cả hai phong trào này đều muốn thay đổi chế độ. Nhưng do các lực lượng này lệch pha nhau, nên không tránh khỏi xung đột quyền lãnh đạo.
3- Tuỳ theo sự diễn biến của cực đoan hoá thế nào mà người dân, dư luận chung có còn ủng hộ không. Hiện tại hơn 60% dân Pháp ủng hộ. Trong đó 65% công nhân, 29% tầng lớp “lãnh đạo”. Điều này nói lên tính đối kháng giai cấp của nó. Nếu dư luận không ủng hộ áo vàng, thì đây là điều kiện tốt để chính phủ có thể mạnh tay, thậm chí có thể dẫn tới đổ máu. Ngược lại nếu dư luận vẫn tiếp tục ủng hộ, thì khả năng chính phủ sẽ không dám mạnh tay, và kết cục sẽ không biết ra sao.
Về mặt cơ bản, thì phong trào áo vàng không thể trở thành một cuộc cách mạng, vì thực tế chính quyền Pháp rất mạnh. Tôi sẽ phân tích vấn đề này sau. Nhưng không loại trừ trong khả năng xấu nhất, nó có thể hi sinh .. Macron. Nhưng hiện tại khả năng này mới chỉ có khoảng 50%.
Một điều nữa, là người quan sát ta có thể quan tâm, đó là trong sự vụ này có can thiệp ngấm ngầm của Mỹ không ? Tờ Sputnik của Nga thì nói điều này, vì nó phân tích là do Macron định thành lập quân đội châu Âu, độc lập với Mỹ hơn..nên bị đánh. Nhưng tôi không thấy phân tích này chuẩn, mà chỉ là tuyên truyền của Nga.
Tât nhiên, người ta không thể loại trừ trong một đống các message trên các mạng xã hội, có thể có một nhân vật “CIA” trá hình tham gia. Nhưng bật lửa mà rơm không khô thì không thể thành đám cháy.Ngược lại phong trào này là đồng minh tự nhiên của Mỹ, vì nó chỉ ra sự lởm khởm của chính sách “bảo vệ môi trường” của Macron và của EU hiện tại. Một điều nữa là việc Mỹ phản đối không tham gia vào chiêu trò “bảo vệ môi trường” này, sẽ khiến nhiều người Pháp suy nghĩ, vì ảnh hưởng văn hoá tự nhiên. Bởi hiển nhiên, nếu nước Mỹ mà nó thấy lởm khởm, thì điều đó phải có cái gì không được hợp lý, vì với rất nhiều người Pháp, Mỹ cũng là một dạng đồng minh tự nhiên (giống như tình cảm của VN với Nga vậy).

(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 10 2018, 09:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #446

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chỉ còn mấy tiếng nữa là tổng thống pháp sẽ phải phát biểu trước toàn dân, vào lúc 8h tối, vốn thời điểm khởi đầu các chương trình thời sự theo truyền thống từ khi có truyền hình xuất hiện (mặc dù hiện nay với internet, thì điều này không còn là quan trọng nữa), và điều này sẽ có tác động không nhỏ tới phong trào áo vàng có tiếp tục không. Thứ bẩy vừa qua, nếu dùng hình ảnh của một trận bóng đá giữa áo vàng và chính phủ như hai đội tuyển, thì ta có thể chấm tỉ số 1-1. Cái tỷ số này không đủ để cán cân lực lượng nghiêng về phía chính phủ. Như vậy chính phủ Pháp sẽ nhượng bộ như thế nào, nhượng bộ những gì, cách thức ăn nói (để tránh cái tâm lý “ghét là ghét cái thái độ”) sẽ có nhiều ảnh hưởng tới những sự kiện tiếp theo.
Tại sao tỉ số lại 1-1. Bởi về phía chính phủ, đã làm được một bàn, đó là do tìm cách ngăn chặn từ trước, đồng thời yêu cầu cảnh sát can thiệp ngay, mà không thụ động làm con đê ngăn chặn, cuộc biểu tình đã diễn ra tương đối hoà bình ở Paris.
Nhưng phía đội áo vàng cũng làm được một bàn, đó là sự tương đối bình ổn ở Paris, được đổi lại bằng sự lộn xộn lớn ở Bóc đô (Bordeaux), thành phố lớn thứ 3 hay thứ 4 ở Pháp. Và ngay cả Paris, cũng có những địa điểm như quảng trường cộng hoà (place de la republique), lại lộn xộn. Tóm lại ngay cả sự bình ổn của Paris cũng là tương đối, và phải huy động rất nhiều lực lượng công an, cảnh sát mới thực hiện được.
Sự lộn xộn ở Bóc đô, không biết là vô tình hay cố ý, vì đây là thành phố mà thị trưởng là Alain Jupé, một nhân vật chính trị đứng đầu một phái, mà một đồ đệ phái này lại chính là thủ tướng Pháp hiện tại.
Như vậy bài toán tương đối hóc búa với tổng thống Pháp. Vì nếu nhượng bộ nhiều quá thì sẽ hết đạn, không còn gì xài tiếp. Ngược lại nhượng bộ không đủ thì lại có thể như đổ thêm dầu vào lửa. Và đây chính là lúc tài năng chính trị của một nhân vật làm chính trị được thử thách. Vì càng để lâu thì hoặc phong trào tự tan rã (nếu dự tính đúng), nhưng nó cũng có thể cực đoan hoá tiếp.
Tất nhiên, cái vạch đỏ mà tổng thống Pháp không thể lùi, chính là việc miễn thuế cho nhà giầu. vì đây có thể coi là cái mác genetic di truyền của Macron.
Trong những chuyện buồn cười .. của sự kiện này (phong trào áo vàng), là sự cáo buộc của UK với Nga, coi Nga là kẻ ủng hộ ngầm. quả thật Nga cũng như Mỹ đều muốn EU tan vỡ, và Nga cũng đã tỏ thái độ ủng hộ với mặt trận dân tộc (Front National) Pháp, bằng cách cho phong trào này vay tiền, và Putin cũng từng gặp Marie Lepen, là thủ lĩnh của đảng này. Nhưng khả năng Nga làm hậu thuẫn cũng rất nhỏ. Chỉ trong trường hợp, nếu phong trào này cực đoan hoá, thì lúc bấy giờ ý tưởng chính trị nào thắng thế mới sẽ hiện ra. Nhưng hiện này các điều kiện này chưa đủ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 10 2018, 10:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #447

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ ta sẽ phân tích một chút theo chiều sâu, vượt ra ngoài sự kiện để đánh giá.
Điều khó hiểu là tại sao chính phủ pháp, cứ như bị mê hoặc , lao đầu vào, như tôi đã nói ở trên, đặt ra một kiểu thuế, mà một kiểu thuế như thế đã thất bại không áp dụng được cách đây mấy năm thời Francois Holland. Người ta có cảm tưởng như chính phủ pháp giống như một quả tên lửa Tô ma hốc, đã bị khoá mục tiêu, cứ thế lao đầu đi bất chấp..
Đây chính là điều tôi nói tới, đó sự độc tài của tư bản tài chính. Để hiểu nó phải quay lại thời tổng thống Sarkozy, cách đây cỡ 8 năm. Năm 2008. Vào thời điểm đó nợ công của nước Pháp là 60 % PNB. Hoàn toàn năm trong ngưỡng an toàn (ở VN hiện tại cũng ở mức 60, 61 %). Nhưng để cứu hệ thống tài chính ra khỏi khủng hoảng, nhà nước Pháp đã vay tiền để trợ giúp nó, dẫn tới việc nợ nhà nước tăng lên 80% (tức là đạt vào độ nguy hiểm). Tổng cộng nhà nước Pháp đã vay tới 600 tỉ euros. Nhưng bây giờ chính hệ thống tài chính đó lại nói “ơ kia sao ông nợ nhiều thế, tôi phải xiết nợ ông”. Vì Pháp là một nhà nước tư bản chủ nghĩa đã tư hữu hoá hầu hết các ngành kinh tế từ những năm 80, cho nên cách duy nhất nhà nước có thể có tiền là tạo ra các loại thuế mới. Điều đáng chú ý ở đây là kẻ xiết nở và kẻ được cứu khỏi khủng hoảng là một. Tức là hệ thống tài chính Pháp, rộng hơn là hệ thống tài chính châu Âu. Đây chính là hiện tượng “tư hữu hoá lợi nhuận, xã hội hoá thua lỗ”. Bằng một hệ thống cơ chế tài chính lằng nhằng (càng phức tạp càng tốt, vì nó xoá được dấu vết) nó đã dẫn tới việc hệ thống tài chính bóc lột trực tiếp dân bằng thuế thông qua nhà nước, trong khi vai trò thực tế có tác dụng positif với nền kinh tế là tạo vốn đầu tư. Nhưng hiện nay hệ thống tài chính của tư bản tài chính thế giới được cấu trúc như một cái sòng bạc (mà các produit tài chính của nó giống như là các kiểu bài như kiểu Bacara, poker..), mà người chơi bạc vào điểm cuối cùng luôn luôn thua. Người chơi bạc ở đây là dân lao động, tiểu tư sản chủ sở hữu nhỏ, rồi đến tư bản công nghiệp..

Ở châu Âu, cái cơ chế này còn có điều đặc biệt, tức là nó chính là EU.Vì EU được xây dựng trên việc thống nhất tư bản tài chính. Cho nên cơ chế EU có lợi cho tư bản tài chính nhất. Ta có thể nhìn vào việc EU giải quyết nợ Hi lạp như thế nào. Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù là một khối kinh tế, có chung đồng tiền, nhưng FMI là một tổ chức hoàn toàn nằm ngoài EU lại lĩnh trách nhiệm phạt nợ nước này. Ở VN hiện nay trên báo chí hay nói tới việc sự nguy hiểm của vai nợ TQ, mà không hiểu rằng đấy không phải là cơ chế TQ đặt ra. Bởi trong trường hợp Hi lạp, EU và FMI cũng làm tương tự như thế.
Như vậy nước Pháp hiện tại một cổ hai tròng. Cái tròng thứ nhất chính là tư bản tài chính Pháp, cái trong thứ hai là cơ chế EU. Hai cái này nó thông với nhau. Bởi nước Pháp có vị thế lớn trong EU, cùng với Đức..Người ta không thể nói nó bị EU ép, mà phải nói là nó lấy cớ EU để ép. Những gì tư bản tài chính Pháp không tiện nói ra thì nó đưa vào chính sách EU, rồi từ đó mà ép xuống.

Ta có thể lấy một ví dụ đơn giản. Ví dụ cái luật nợ dưới 3%. Trong thực tế không ai có thể chỉ ra tính khoa học của nó ở đâu. Hay nói cách khác, nếu nợ trên 3%, nhưng tiềm năng kinh tế mạnh thì cũng không sao. Ngược lại không còn tiềm năng kinh tế, dù nợ dưới 3% vẫn chết như thường. Đây cũng chính là lý do, tại sao trong nguyên lý kế toán tài chính nợ được coi là tài sản giầu có. Một người nợ nhiều mà có khả năng chi trả thì vẫn là giầu.

Bây giờ nếu cái người ấy là nhà nước, thì trong thực tế khả năng phá sản vỡ nợ không bao giờ có. Đặc biệt trong trường hợp hệ thống tài chính của nó là mặt kia của một nhà nước, như hai mặt của một đồng xu. Vậy tại sao EU cứ ghè đầu các nước thành viên đòi nợ phải dưới 3%. Bởi đấy là cách nó có thể vin vào đó mà tăng lãi xuất, để kiếm lời. Như vậy hệ thống tài chính của nó đang chuyển từ kiểu tài trợ sản xuất (tạo vốn phát triển sản xuất) sang bóc lột bằng địa tô (rente).

Người ta có thể nhìn thấy điều đó trong cuộc khủng hoảng giữa nước Ý và EU hiện tại. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu bằng việc chính quyền Ý. Chính quyền này chỉ vì muốn tăng ngân sách, để đầu tư cho kinh tế mà bị EU ghè đầu. Trong khi đó nếu càng tăng thuế để thoả mãn EU, cũng có nghĩa là thu hẹp sản xuất. Sản xuất thu hẹp thì tiền thu thuế sẽ giảm, để tránh thu thuế giảm lại tăng thuế, tặng thuế lại thu hẹp sản xuất nữa..v..v.. từ đó mà đi vào vòng xoáy tới chỗ chết.

Cái cơ chế này các nước châu Phi, châu Mỹ la tinh đã nếm đủ mùi, từ sau khi được trao trả độc lập vào thập niên 60. Và nó được áp dụng vào châu Âu ..chủ yếu từ sau khi phe XHCN cũ sụp đổ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 10 2018, 11:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #448

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khi tôi nói những điều ở trên, chắc chắn có nhiều người có cảm nhận thấy nó không đúng. Chuyện đó rất bình thường vì những lý do sau.
1- Quan niệm thông thường của cá nhân với các khái niệm tài chính kinh tế. Quan niệm thông thương là quan niệm của một người ở trong hệ thống đó, quan niệm vi mô (micro economic) này khác với quan niệm Vĩ mô (macro economic).
2- Hiện nay hệ thống tài chính thế giới rất phức tạp, nó tạo ra hẳn một ngôn ngữ, một thế giới, sử dụng các thuật toán rất tinh vi. Dễ hiểu là một phần rất lớn các tài năng của phương Tây được dùng trong chuyên môn này. Nó có một sự lẫn lộn rất lớn vai trò góp vốn cho kinh tế (vai trò tích cực), chiếm đoạt (là một dạng bóc lột), đồng thời là hạt nhân của kinh tế tư bản chủ nghĩa (bản chất của kinh tế tư bản là tích luỹ vốn, nhưng việc tích luỹ vốn đã thay đổi bản chất từ chỗ chia nhau chiếm đoạt một lượng vàng sẵn có, không đổi, và không thể tăng đột xuất (thế giới tiền tệ kiểu cũ) đến việc tích luỹ vốn trong môi trường tiền ảo, tự cơ chế tạo ra (chế độ hiện tại)).
3- Như vậy muốn có cái nhìn tổng thể thì vừa phải có kiến thức sâu sắc về tài chính, nhưng lại không được sa đà vào đó, bị nó cầm tù mà phải tìm được mối liên hệ, ảnh hưởng của nó với chính trị, kinh tế, xã hội.. Một người như thế phải là ông Mác hay ông Lê nin tái sinh. Điều hoàn toàn ngoài khả năng của tôi. Cho nên tôi chỉ đưa ra được những nhận xét thô sơ như định hướng thôi.
4- Với một người Vn sống ở VN, thì điều khó khăn này còn nhân thêm nữa bởi ngoài những lý do trên, VN còn có những điều đặc biệt nữa:
4.1 Do cuộc kháng chiến chống Mỹ, do có thời kỳ xây dựng kinh tế theo kiểu bao cấp. Xã hội VN tiếp cận rất muộn với tư bản tài chính thế giới (có thể lấy điểm khởi đầu vào năm 1996, khi Mỹ dỡ bỏ phong toả kinh tế, và nó chỉ nổi trội từ nhiệm kỳ II của thủ tướng Dũng, với việc hình thành tổ chức một hệ thống ngân hàng. Tất nhiên ngân hàng VN đã có từ sau giải phóng thủ đô 1954, nhưng nó không hoạt động cùng môi trường với tư bản tài chính thế giới). Sự tiếp cận muộn này, khiến VN lệch pha với các nước Á-Phi-Mỹ la tinh đã ở trong hệ thống này từ nửa bán thế kỷ XX. VN như vậy vẫn trong giai đoạn tư bản tài chính thế giới muốn cho vay, để có cơ hội thít cổ, nhưng chưa thít cổ. Như vậy ta có thể nhìn xem những chuyện đi trước để tránh.
4.2 Do thực tế phát triển kinh tế liên quan tới các nước châu Á xung quanh. Do nằm trong mọt vùng kinh tế phát triển nhanh. Do đối tác của VN là những nước bé nhỏ về sức ép chính trị: Đài loan, Singapure, Hàn quốc.. mà tác động cuả hệ thống tài chính này không lộ rõ. Nó chỉ lộ rõ trong các cơ chế về xác định lãi xuất, tỉ số đổi tiền..
4.3 Bản thân tư bản tài chính cũng đóng góp vào việc toàn cầu hoá. Có thể nói nó là lực lượng chủ đạo của quá trình này. Ở vào vị thế trình độ kỹ thuật như VN, việc này khớp với điêù mà tư bản tài chính thế giới muốn. Nhưng cái bẫy tài chính không xa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Dec 11 2018, 07:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #449

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tong thong Phap tuong ra mot so giai phap
- Tang luong thoi thieu SMIC len 100E/thang
- Huy bo viec tang dong gop xa hoi CSG doi voi nguoi ve huu co thu nhap duoi 2000E/thang
- KHong danh thue viec lam them gio
- Giu nguyen viec khong danh thue len nguoi giau, vi so ho se chay khoi dat nuoc
- Yeu cau doanh nghiep phai thuong cho nhan vien vao cuoi nam

Noi chung toi van chua thay duoc nhieu su khac biet. Thuc chat la de lay tien cua nhung nguoi nhu toi va bac Pho de chi tra cho nhung nguoi nhan luong SMIC. Hon nua SMIC tang len thi nhung nguoi nuoc ngoai se kho xin viec hon, vi de doi sang salarié hay talent thi luong phai gap 1.5 va 2 lan SMIC

Ban than cac bien phap nay cung nham vao nhung nguoi luong SMIC va nguoi ve huu, chiem 1 ty le lon trong nhung nguoi bieu tinh. COn nhung nguoi bieu tinh nao nhan luong cao hon SMIC thi co the se bi thiet, the hien o viec kho ma duoc tang luong.

Sap toi, cac tro cap cho that nghiep va CAF co the bi giam, hien nay da giam nhieu roi. Hoc phi cho sinh vien hoc dai hoc nuoc ngoai cung da tang len gap 15 lan ke tu 9/2019

Them tin tuc mot chut, theo thoi quen.
Hoi ngac nhien, la bao LeFigaro, von thien ve truong phai Dai Tay Duong, than My, ghet Nga, lai co bai viet khen ngoi Putin. Di nhien o day chi la khen ve tai nang, kien thuc, pham chat, khong phai khen ve tu tuong chinh tri, nhung du sao van kha ky la doi voi truyen thong cua ho. Bai bao che bai cac lanh dao phuong Tay that bai vi thieu kien thuc dia chinh tri, lich su, van hoa dac thu cua tung noi, trong khi Putin hieu rat ro dieu nay



« La force de Poutine ? Son intérêt pour la géographie »
Syrie, Géorgie, Ukraine... Depuis plusieurs années, les interventions extérieures de la Russie sont couronnées de succès. Laurent Chalard attribue ces réussites géopolitiques aux profondes connaissances de Vladimir Poutine en géographie - discipline pourtant délaissée par les dirigeants occidentaux.
http://www.lefigaro.fr/vox/politique/2018/...-geographie.php



Bulgaria muốn thay thế Ukraine trung chuyển khí đốt của Nga cung cấp cho Châu Âu


Truyền thông Pháp ngày 3/12 đưa tin, chính quyền Bulgaria đã chính thức thông báo kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn khí mới, kéo dài từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tới Serbia, đi ngang qua lãnh thổ Bulgaria.

Đường ống dẫn này được thiết kế nhằm phục vụ cho việc trung chuyển khí đốt từ Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ - mang khí đốt của Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen mà không quá cảnh Ukraine.

Sofia từ lâu rất mong muốn tuyến đường ống của TurkStream đi ngang qua lãnh thổ Bulgaria và để được Gazprom chấp thuận, công ty Bulgartransgaz được yêu cầu xây dựng một đường ống từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Serbia với chiều dài gần 500 km.

Dự án ước tính chi phí khoảng 1,4 tỷ euro được Gazprom yêu cầu phải có kế hoạch khả thỉ trước cuối năm 2018. Sofia xem dự án này là một phần trong chiến lược năng lượng của Bulgaria, vì vậy Quốc hội Bulgaria đã thông qua hồi cuối tháng 11/2018.

Sau khi kế hoạch xây dựng đường ống dẫn Thổ Nhĩ Kỳ-Serbia được công bố, Tập đoàn Gazprom đã chúc mừng quyết định của nhà nước Bulgaria và cho biết rất quan tâm đến việc thực hiện dự án này.

Bulgaria rất cần khí đốt của Nga, không chỉ để cung cấp cho người tiêu dùng mà còn nhằm thực hiện kế hoạch lớn của mình là tạo ra một trung tâm khí đốt ở vùng Balkan - Balkan Gas Hub.

Tháng 6/2017, Bulgaria đã ký thỏa thuận với Gazprom về khả năng cung cấp 15,7 tỷ m3 khí/năm, đúng bằng công suất nhánh ống thứ hai của Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ. Sofia đã đặt toàn bộ hy vọng vào TurkStream.


http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...kraine-3370849/
(@click here)





--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 11 2018, 11:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #450

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Những biện pháp mà tổng thống Pháp đưa ra có vẻ như chưa thoả mãn được yêu cầu. Nhưng phải đợi đến thứ 7 cuối tuần mới biết được chính xác, để xem phong trào có tụt lùi không ? Nếu nó đi tiếp thì sẽ phải có ý thức hệ và có tổ chức, hôm qua đã thấy cực hữu ra mặt bài xích người nước ngoài, vẫn tiếp tục luận điệu người nước ngoài “ăn bám” ở nước Pháp, và nếu không có người nước ngoài thì sẽ giảm được thuế. Ngược lại cực tả thì muốn tổ chức lại một dạng dân chủ khác, nhưng thực ra nó quá ảo tưởng, vì nó giống tư duy vô chính phủ.
Cũng như tôi dự đoán, tổng thống Pháp không chịu đánh thuế người giầu (ISF), vì đây là bản chất nhà nước. Tóm lại con bài vẫn là lấy thuế của người ít nghèo hơn để chi trả cho người nghèo và để nuôi người giầu. So với trước đây là người ít nghèo hơn chi trả cho người nghèo (hinh thức xã hội dân chủ) thì rõ ràng là đi xuống, và như thế sự phân cực giầu nghèo ở Pháp sẽ ngày càng sâu sắc. Từ sau khi hệ thống XHCN không còn, thì phương Tây (đặc biệt là Tây Âu) như là quay trở lại với hình thức tư bản chủ nghĩa thế kỷ XIX. Trong xã hội sẽ tồn tại một thiểu số cực giầu và đa số người nghèo. Nếu bây giờ bác Hồ sống lại mà sang Pháp, thì cái câu nói của Bác vẫn đúng “chủ nghĩa đế quốc là con đỉa có hai vòi hút máu ở chính quốc và thuộc địa”. Nhưng có điều cách thức của nó khác nhau so với thời đầu thế kỷ, lúc Bác Hồ sang Pháp.
Vào thời điểm đó, chủ nghĩa tư bản chưa phát hiện ra học thuyết kinh tế của Keynes , và cái mô hình xã hội tiêu thụ (như tư bản Mỹ tạo ra) chưa có. Sau năm 1945, thì mô hình xã hội tiêu thụ bắt đầu phổ biến ở Tây Âu, và kích thích kinh tế bằng các biện pháp đầu tư nhà nước để tạo cầu đã khiến Mỹ và Tây Âu giầu có lên, xã hội cân bằng hơn cho đến đầu thập kỷ 80.
Bắt đầu từ thập kỷ 80, với hệ thống tài chính mới không còn dùng vàng làm chuẩn, mà dùng đô la, tức là tích luỹ tư bản không có sự hạn chế khách quan (số lượng vàng cũng như dự trữ vàng của thế giới không phải là vô tận, và dù có sản xuất thêm, nó cũng chỉ tăng từ từ không thể tăng đột biến), mà chỉ có hạn chế chủ quan, do ý chí con người, vì tiền đô la là tiền in ra, nên chỉ cần có cớ in ra là giầu. Làm kinh tế với các nước tư bản phát triển là tìm cớ in tiền.Và từ đó nó dẫn tới hình thái kinh tế thế giới hiện tại.
Nền kinh tế ảo (tức là in tiền) đã vượt xa nền kinh tế thật (sản xuất). Vào thời điểm 2010, thì số tiền đã gấp 10 lần khả năng sản xuất của toàn thế giới.
Để mọi người có thể hiểu điều này tôi sẽ lấy một ví dụ trong kỹ thuật tin học để so sánh. Hiện tại ai làm tin học chắc đều biết cái hệ điều khiển VMWARE. Đây là hệ điều khiển giúp ta tạo nên những máy tính ảo (thường là hệ windows hay Linux). Trên một cái hệ VMWARE (ví dụ có bộ nhớ 1Go, ổ cứng 100Go, 4 procesors), người ta có thể tạo ra (creation) các máy tính ảo. Và khi ta cộng lại các chỉ số của chúng như bộ nhớ, ổ cứng, số lượng procesors nó sẽ có nhiều hơn chỉ số bộ nhớ, ổ cứng, số lượng procesors physiques . Như vậy sức mạnh ảo của tất cả các máy tính ảo này vượt xa sức mạnh thực tế mà hệ VMWARE này có được. Thế tại sao nó lại hoạt động được mà không bị overload làm sụp đổ ? Tại sao lại thế ? bởi vì vào một thời điểm nhất định, nhu cầu của tất cả các máy tính ảo kia cộng lại không vượt qua được giới hạn physique mà cái hệ VMWARE này có. Khiến người ta có ảo tưởng là các máy tính ảo kia đều là thật, vì nó có ê phê (effect) như là thật.
Cái nguyên tắc này ta có thể áp dụng vào hoat động của các hệ thống ngân hàng (khi tính vốn thực tế nó có và số tiền nó cho vay), cũng có thể coi nó như là mô hình kinh tế thế giới hiện tại. Nếu ta coi sức mạnh ảo của các máy tính ảo là hệ thống tài chính thế giới, và cái công xuất của thực sự của VMWARE như là lực lượng sản xuất, sản xuất thực tế.
Vậy tại sao số tiền lớn hơn nhiều lần số hàng (hiểu một cách đơn giản cái hệ thống này), nó lại không tạo ra lạm phát. Đó là như nên kinh tế dựa trên nhập khẩu, giá cả nhập khẩu đã làm méo cái giá đi khiến lạm phát không thể xẩy ra. Nhưng điều đó chỉ xẩy ra nếu người sản xuất (nước sản xuất) phải sử dụng đồng tiền của người tiêu thụ(nước tiêu thụ) chứ không đòi hỏi trao đổi cân bằng. Ta có thể lấy một ví dụ đơn giản. Nước Pháp có 60 euro, nó sản xuất được một cái quạt tai voi. Trong một vòng quay kinh tế kín, nó sản xuất nó tiêu thụ, giá của cái quạt sẽ là 60 euro. Nhưng giả sử nó không sản xuất quạt, mà lại mua quạt của TQ. Khi nó mua, nó chỉ định giá là 10 euro thôi. Kết quả nó sẽ có thể mua được 6 cái quạt tai voi mà không cần sản xuất gì cả, với điều kiện TQ phải dùng đồng euro để thanh toán. Vấn đề là làm thế nào để có cớ in ra 60 euro, và rõ ràng với 6 cái quạt so với 1 cái, thì sự giầu có của nó đã tăng 6 lần. Cũng chính cái sự bí hiểm này mà in tiền không tạo ra lạm phát. Y hệt như sức mạnh ảo của tổng số máy ảo vượt xa công suất thật mà hệ VMWARE vẫn chạy được.
Đây chính là lý do để nền kinh tế ảo tồn tại được. Vì thế hệ thống tài chính thế giới hiện tại gắn liền với toàn cầu hoá. Nếu không có toàn cầu hoá, thì cái mô hình này không chạy.
Tất nhiên trong thực tế nó phức tạp hơn. Bởi vì cái cớ để in 60 euro không chỉ hoàn toàn ảo được, mà nó cũng phải có một phần sự thật. điều này tôi đã phân tích trong chủ đề nói về tại sao Trump thắng cử. Và cái mô hình này đã dẫn tới mâu thuẫn giữa tư bản sản xuất và tư bản tài chính.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 43 44 45 46 47 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC