Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

52 Trang « < 10 11 12 13 14 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc, (hay là câu lạc bộ tán phét thời sự)

langtubachkhoa
post Aug 30 2019, 12:41 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #111

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Qua tin tức trên, cũng nhận tháy, những nước lợi nhất khi chơi được với Nga có đặc điểm sau:
1) Trình độ đủ cao, và đặc biệt là muốn phát triển bền vững chứ khôn ăn xổi, chạy theo hào nhóang bên ngoài. Ví dụ TQ, họ cần Nga cung cấp công nghệ, giúp họ bớt phụ thuộc Mỹ. Họ sử dụng nó để nâng trình độ, thiết kế và chế tạo sản phẩm và họ cũng có thị trừong tiêu thụ

2) Những nứoc ít mâu thuẫn với TQ ví dụ Thái Lan, Malaysia hoạc có nhưng đủ sức đề kháng như ẤN độ,

VN không đến nỗi hoàn toàn nằm ngoài 2 cái đó nhưng cũng chưa đạt đựoc đầy đủ 2 cái đó. Bản thân xã hội cũng chỉ mong giàu nhanh, đánh quả rồi chuồn nứoc ngoài. Dân thừong thế thì đã đành, ngay cả tinh hoa xã hội cũng chỉ muốn ăn xổi, suốt ngày làm những công nghệ bề nổi bên trên hoặc gia công, đồng thời lặp lại luận điều tuyên truyền của Mỹ, etc. thì thực sự "rất đáng quan ngại" cho nước nhà


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 30 2019, 06:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #112

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Những nhận xét của ltbk ở trên là chuẩn. vì thế theo “đúng quy trình” tự mình đặt ra, tôi định viết tiếp về quan hệ VN-Mỹ, nhưng lại viết tiếp ở đây một chút về Nga. Nga hiện tại là một nước tư bản, đi theo đường lối “thương mại là quốc sách” (mecantilisme). Dùng thương mại để tiếp cận vốn phát triển kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật quân sự, điều mà Nga có thế mạnh là dấu ấn để lại từ thời Liên Xô. Kỹ thuật quân sự, giúp Nga chủ động về quốc phòng, giữ được tài nguyên phong phú trên đất nước rộng lớn của mình mà không bị nước ngoài tìm cách chia xẻ ra nhiều nước. Phản ứng của Nga trước phương Tây không phải là đối kháng ý thức hệ, mà là do bị phương Tây ép cạnh tranh tạo ra. Từ khi Liên Xô tan ra, bắt đầu từ Gorbarchev tới nửa chừng thời kỳ nắm quyền đầu tiên của Putin (có thể tính tới thời điểm có vụ tầu ngầm Kursk bị chìm), thì chính sách của Nga là tìm một chỗ trong hàng ngũ các nước phương Tây, giống như VN tham gia ASEAN. Nhưng liên tục Nga phải nhượng bộ và bị lấn sân. Từ đó dẫn tới phản ứng. Hiện nay, Nga muốn thay đổi trật tự thế giới, về tiền tệ, về quan hệ quốc tế.. Hiển nhiên để làm điều này, Nga không thể làm một mình và vì thế cần TQ. Cả TQ và Nga đều muốn thay đổi trật tự thế giới, vì sự phát triển của cả Nga và TQ đã đạt tới độ mà cái khung quốc tế do Mỹ làm chủ đạo không đủ nữa. Mặc dù đạt tới điểm giới hạn này, quá trình tác động của cái khung phương Tây lên TQ và Nga khác nhau. Với Nga là thiệt đơn thiệt kép, vì cấu trúc kinh tế của Nga là một phiên bản đối đầu với Mỹ, vì thế tiềm năng cạnh tranh lớn hơn hợp tác. Với TQ, cái khung của phương Tây giúp TQ mạnh lên, giống như kiểu ô xi hoá ăn mòn cái khung của phương Tây.
Vào thời điểm này thì Nga và TQ không thể có xung đột, vì cả hai bên đều cần nhau, nhưng trong quan hệ này TQ nắm phần thượng phong. Tất cả những chính sách lớn của Nga, ví dụ như mở đường ở Bắc cực, xây dựng hạ tầng cơ sở “một vành đai, hai con đường” qua các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ, nhất nhất Nga đều cần TQ. Tất nhiên về lâu dài, có thể đây là một hiểm hoạ. Điều mà báo chí phương Tây “có chiều, giả đa chiều” đều ra sức tố cáo, vì lý do gì thì chắc không cần phải nói tìm cách thổi nó lên. Nhưng hiện tại thì điều này chưa có. Cho nên quan hệ với TQ có tính chiến lược với Nga.
Hiện tại phía Mỹ cũng muốn chơi lại với Nga. Nhưng khả năng có Nga như thời Gorbarchev, Elsine, thời đầu Putin không thể có mà hai bên phải tìm được một hình thức mới. Nhưng điều này chưa xẩy ra.
Tại sao Mỹ lại muốn chơi với Nga (chính xác hơn một phần etablisment Mỹ), bởi vì trong thế giới đa cực mới, đối thủ lớn nhất của Mỹ không chỉ là TQ mà còn là EU. Hiện nay cạnh tranh và chiến tranh thương mại TQ được nói nhiều, nhưng cuộc cạnh tranh EU với Mỹ cũng không kém. Có điều nó ít được nói tới. Giống như kiểu quan hệ Liên Xô – TQ thời 1950-1969. Trong cuộc đấu này, Mỹ cần Nga. Và người ta có thể thấy Brexit theo cái nhìn này. Nói một cách khác (như tôi đã từng ví von trong chủ đề Brexit), EU hiện tại giống như thời Đức Hít Le chiếm đóng (1940-1944).
Nhưng hiện tại EU tất nhiên không phải là nước Đức Hít Le, vì thế nó đã đánh đổi với Mỹ bằng một dạng thoả thuận chiến lược. Đó là Mỹ-EU liên minh chống Nga. Điều này có lợi cho Đức nhất, và ta có thể đánh giá xung đột UK-Nga theo cái nhìn này. Còn tại sao Mỹ lại đồng thuận tham gia (thời Obama) , vì đây cũng là cách buộc EU vào Mỹ chặt hơn. Nhưng Trump đã phá điều này đi.
Như vậy khi nào xung đột EU-Mỹ tới đỉnh điểm, thì quan hệ với Nga mới có thể khai thông. Hiện nay điều này chưa xẩy ra và có thể không bao giờ xẩy ra, vì sự gần gũi về văn hoá lịch sử giữa hai vùng, và Pháp-Đức (lực lượng chủ chốt của EU) cũng có những bài học lịch sử phải thận trọng.
Hiện tại ĐNA hoàn toàn nằm ngoài vùng ảnh hưởng của Nga. Tất nhiên Nga có thể tác động kiểu “giọt nước cuối cùng đổ để tràn ly” trong cuộc cạnh tranh Mỹ-TQ, nếu Nga đổ nước vào để chơi lại với Mỹ, thì VN được lợi. Nhưng không thể hi vọng vào điều đó vì nó chỉ là một giả thiết như muôn vàn giả thiết khác.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 7 2019, 03:38 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #113

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thêm chút tin tức:




Bạn LTK dịch từ báo Ukr
Trong nhiệm kỳ làm tổng thống, Poroshenko đã tuồn ra nước ngoài ít nhất 8 tỷ USD - Tỷ phú người Mỹ và cố vấn kinh tế cho cựu Thị trưởng New York Rudolph Giuliani Sam Kislin.

(@click here)


Ấn độ chi 14.5 tỷ USD mua vũ khí của Nga, bất chấp sức ép từ phía Mỹ và cho Nga vay 1 tỷ USD.

Trong bài phát biểu tại EEF-diễn đàn kinh tế phương Đông Nga, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết New Delhi sẽ cung cấp khoản vay trị giá 1 tỷ USD để phát triển vùng Viễn Đông của Nga. Động thái đánh dấu lần đầu tiên Ấn Độ cung cấp các khoản vay tín dụng cho một khu vực cụ thể nào của một quốc gia


Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 4/9, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga Dmitry Shugaev cho biết Ấn Độ đã ký hợp đồng với Nga cung cấp vũ khí và kỹ thuật quân sự trị giá 14,5 tỷ USD.

Ngoài ra, trong khuôn khổ chuyến thăm Nga và dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 5 (EEF) của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hai bên đã ký thỏa thuận sản xuất tại Ấn Độ phụ tùng cho kỹ thuật quân sự và vũ khí. Ông Dmitry Shugaev cũng nhấn mạnh rằng năm ngoái, bất chấp sức ép nặng nề từ phía Mỹ, Ấn Độ đã đặt hàng Nga hệ thống tên lửa phòng không S-400, các chiến hạm thuộc Dự án 11356, cũng như lô hàng lớn đạn được trang bị cho lực lượng không quân, hải quân và bộ binh.

Đề cập đến vấn đề thanh toán trong bối cảnh Nga đang bị Mỹ và phương Tây siết chặt vòng vây cấm vận, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự LB Nga khẳng định: “Trong bối cảnh Nga bị trừng phạt, việc thanh toán trong thương mại song phương với Ấn Độ gặp phải một số vấn đề nhất định. Tuy nhiên, đến nay hai bên đã giải quyết ổn thỏa và vấn đề này không còn ý nghĩa nữa trong hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước.

Nga coi Malaysia là đối tác ưu tiên

Tại Diễn đàn kinh tế Vladivostok lần thứ Năm, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã đến tham dự. Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Malaysia tham gia ở diễn đàn này, theo chuyên gia phân tích của Sputnik, ông Piotr Tsvetov.

Ông Mahathir Mohamad đã được đón tiếp bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã tuyên bố Malaysia là đối tác ưu tiên của Nga.


Tổng thống Pháp Macron tuyên bố thời thống trị của phương Tây không còn, và EU cần Nga cho cấu trúc an ninh mới ở châu Âu
Thời đại thống trị của phương Tây sắp kết thúc do những thay đổi địa chính trị toàn cầu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố trong cuộc họp với các đại sứ của Cộng hòa Pháp. Thông tin này được phát trên trang Champs Elysees trên Twitter.
“Chúng ta đang chứng kiến sự kết thúc quyền bá chủ của phương Tây trên thế giới. Tình hình đang đổi thay nhanh chóng” - nhà lãnh đạo Pháp phát biểu.

Theo ông, ngày nay một "sức mạnh mới" đang trỗi dậy trên trường quốc tế.

"Trung Quốc đã tiến lên hàng ngũ các cường quốc đi đầu và Nga đang đạt được những kết quả tốt hơn trong việc thực hiện chiến lược của mình", ông Macron nói.

Tổng thống Pháp chỉ ra tầm quan trọng của việc "cần thay đổi triệt để tư duy" trong mối quan hệ với Moscow, vì không có sự tham gia của Nga thì không thể xây dựng một cấu trúc an ninh mới ở châu Âu.

"Lục địa châu Âu sẽ không bao giờ ổn định, chúng ta sẽ không bao giờ an toàn nếu không tạo dựng một mối quan hệ hòa bình hơn, thân thiện hơn với nước Nga", ông Macron nói.

Người đứng đầu nhà nước Pháp nói thêm rằng Paris và Moscow nên cùng nhau làm một điều gì đó hữu ích cho thế giới, nếu không châu Âu sẽ vẫn là một sân khấu dành cho cuộc đấu tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Nga.

Đẩy Moscow ra khỏi các cường quốc châu Âu là một sai lầm lớn, nhà lãnh đạo Pháp nói. Đó là một hành động đầy rủi ro vì sẽ dẫn tới việc Nga sẽ liên minh với Trung Quốc, và điều này hoàn toàn không có lợi cho châu Âu, ông Macron kết luận.


Trung Quốc sẽ tăng mạnh nhập khẩu đậu nành Nga do căng thẳng thương mại với Mỹ
Bộ Nông nghiệp Nga cho biết, kim ngach xuất khẩu đậu nành của Nga sang Trung Quốc ước tính đạt ít nhất 600 triệu USD vào năm 2024.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở TP biển Vladivostok, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Nga Serge Levitin hôm 5/9 nói rằng đậu nành và các sản phẩm khác được chế biến từ nông sản này là mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp lớn thứ 2 tại vùng Viễn Đông của Nga.
“Trong năm ngoái, sản lượng xuất khẩu đậu nành đã tăng gấp đôi và chiếm tới 6,5% tổng khối lượng hàng xuất khẩu tại khu vực Viễn Đông. Mức tăng trưởng kỷ lục này là do sự gia tăng đáng kể nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc trong bối cảnh leo thang xung đột thương mại với Mỹ”, ông Levitin cho hay.
Thứ trưởng Levitin cũng lưu ý thêm điều này đạt được một phần cũng nhờ chính sách khuyến khích trồng cây đậu nành trên khắp nước Nga, đặc biệt ở vùng Viễn Đông.
Sản lượng đậu nành của Nga liên tục tăng trưởng trong vòng 10 năm qua. Dự kiến, nông dân nước này ​​sẽ thu hoạch kỷ lục 3,9 triệu tấn đậu nành trong vụ mùa năm nay. Nga dự kiến ​​sẽ xuất khẩu khoảng 700.000 tấn đậu nành trong năm 2019.
Trong năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Nga sẽ tăng sản lượng đậu nành và đẩy mạnh việc xuất khẩu mặt hàng nông sản này sang Trung Quốc để bù đắp khoảng trống trên thị trường khi xung đột thương mại giữa Bắc Kinh và Washington leo thang.
Trung Quốc đã tạm dừng nhập khẩu đậu nành từ Mỹ - nhà cung cấp lớn nhất của nước này, sau khi chính thức áp thuế 25% đối với đậu nành nhập khẩu để trả đũa gói thuế quan của chính quyền Washington đối với hàng hóa Trung Quốc.

http://kinhtedothi.vn/trung-quoc-se-tang-m...-my-351877.html
https://baotintuc.vn/the-gioi/an-do-bo-145-...04224656569.htm
https://vn.sputniknews.com/opinion/20190906...u-tien-cua-nga/



Qua những tin tức vừa rồi và nhiều tin tức khác, có thể thấy mâu thuẫn giữa Nga với phương Tây, đặc biệt là Nga với Mỹ và Nga với EU (chủ yếu trong đó là Đức), đã khiến cho Nga và TQ xích lại gần nhau. Điều này khiến cho cả Ấn Độ, Nhật Bản và các nước Tây Âu không phải là Đức lo lắng, và bọn họ đang tìm cách xích lại gần với Nga. Ngay cả một bộ phận quyền lực của nước Mỹ cũng muốn điều này, nhưng nhìn chung thì hệ thống chính trị của họ vẫn chưa chịu.

Câu hỏi đặt ra: tại sao Pháp, Italy lại nhiệt liệt đòi nối lại quan hệ với Nga, đòi đưa Nga lại G7, đòi giảm trừng phạt, nhưng các nước phương Tây khác chưa chịu. Anh chưa chịu thì đã rõ, nhưng Đức cũng không chịu, dù đây là nước có mối quan hệ kinh tế khăng khít nhất với Nga?

Còn các tài phiệt Ukraine, ví dụ cựu tổng thống Poroshenko, sẽ tiếp tục nêu ngọn cờ chống Nga, vào phương Tây, như là cách để bảo vệ vị thế và vị trí chính trị của mình tại Ukraine, cũng là để bảo vệ cả tài sản và an toàn của bản thân mình nữa, đồng thời cũng nhờ cả phương Tây tạo dựng vị thế cho mình



Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Sep 7 2019, 03:52 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 12 2019, 05:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #114

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Một số tin tức


Trump nói rằng cố vấn Bolton đã phạm một số sai lầm trong đó có việc xúc phạm ông Kim Jong Un.
Phát biểu với phóng viên tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump nói rằng cố vấn Bolton, người bị ông cách chức ngày 10/9, đã phạm một số sai lầm trong đó có việc xúc phạm nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bằng cách yêu cầu ông Kim theo “mẫu hình của Libya” và giao nộp tất cả vũ khí hạt nhân.
Trump cũng nói thêm là cựu cố vấn an ninh quốc gia đã đi chệch hướng về vấn đề Venezuela, vốn là một trong những thách thức hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ.


https://www.voanews.com/usa/trump-bolton-di...-line-venezuela
https://www.baogiaothong.vn/trump-co-van-jo...un-d434444.html


‘Mỹ không còn tự động giữ vai trò bảo vệ châu Âu’
Đó là tuyên bố của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong phiên họp với Hạ viện ở Berlin ngày 11/9.

“Châu Âu có mối liên hệ mật thiết với Mỹ, vốn là cường quốc về kinh tế lẫn quân sự, bởi những giá trị chung bất chấp nhiều khác biệt về quan điểm… Tuy nhiên, Mỹ không còn tự động giữ vai trò bảo vệ châu Âu như thời Chiến tranh Lạnh nữa", bà Merkel nói.

Theo nhà lãnh đạo Đức, “Châu Âu giờ đây cần phải nỗ lực nhiều hơn để đảm bảo an ninh của chính mình”.

Đề cập tới căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc đang leo thang gần đây, Thủ tướng Đức cho biết điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới Đức.

“Chúng ta đang chứng kiến sự bấp bênh trên quốc tế do xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và tất nhiên điều này đang tác động đến một quốc gia xuất khẩu như Đức”, bà Merkel phát biểu.



Thêm chút tin về năng lượng, chính quyền Mỹ hiện nay chọn lối tiếp cận về ăng lượng, tài nguyên để kiểm soát thế giới và lối tiếp cận công nghệ để đánh Trung Quốc


Bulgaria chỉ định nhà thầu xây dựng đường ống đón đầu dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ
Bulgaria cuối cùng đã chỉ định một liên danh các nhà thầu Ý-Luxembourg để xây dựng đường ống chuẩn bị đón đầu dự án TurkStream của Nga mở rộng sang phía tây châu Âu, nhà điều hành Bulgartransgaz cho biết ngày 28/5.
Liên danh các nhà thầu này, gồm tập đoàn Bonatti của Ý, Max Streicher của Đức, Completion Development của Luxembourg và TMK của Nga, đã được chọn để xây dựng đoạn đường ống dài 474 km, Vladimir Malinov, giám đốc điều hành Bulgartransgaz cho biết.

Đoạn đường ống ở Bulgaria là nhằm đón đầu đoạn kết nối từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với biên giới Serbia của đường ống TurkStream.

Năm 2014, Bulgaria đã thất bại trong việc tham gia dự án đường ống SouthStream truyền khí đốt từ Nga tới châu Âu đi qua Biển Đen và lãnh thổ của Bulgaria. Nước này giờ đây đặt nhiều kỳ vọng vào phần mở rộng về phía tây của đường ống TurkStream, kết nối từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Nga cho biết họ đang chờ sự "bảo lãnh" từ EU trước khi chính thức xác nhận có nên xây dựng đoạn mở rộng trên hay không. Tuy nhiên, công việc xây dựng ở Serbia đã bắt đầu. Theo Sofia, công ty khổng lồ Gazprom của Nga vào tháng 1/2019 dự tính sẽ dành phần lớn khí đốt để vận chuyển qua đường ống dẫn khí của Bulgaria trong tương lai.

Bulgaria hy vọng có thể trung chuyển tới 16 tỷ mét khối khí đốt Nga mỗi năm thông qua cơ sở hạ tầng này, dự kiến ​​sẽ đưa vào vận hành vào năm 2021.

Nga khởi động dự án khí đốt khổng lồ Bắc Cực LNG 2
Tập đoàn khí đốt Novatek của Nga hôm 5/9 tuyên bố đã hoàn tất kế hoạch tài chính cho dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khổng lồ Bắc Cực LNG 2. Các nhà đầu tư ngoài Novatek là chính còn có các nhóm của Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản.
Những đối tác tham gia dự án đã "phê duyệt quyết định đầu tư cuối cùng" với giá 21,3 tỷ đô la cho dự án này ở phía bắc Siberia, dự kiến ​​sẽ sản xuất lô hàng LNG đầu tiên vào năm 2023, Novatek cho biết trong một tuyên bố. Bắc Cực LNG 2 do Novatek sở hữu 60%, cùng với Total (10%), CNOOC (10%), CNPC (10%) và tập đoàn Nhật Bản Mitsui-Jogmec (10%).

Dự án này liên quan đến việc xây dựng một nhà máy hóa lỏng khí đốt tự nhiên trên bán đảo Gydan ở khu vực Bắc Cực của Nga. Nhà máy sẽ bao gồm 3 dây chuyền sản xuất LNG. Dây chuyền đầu tiên được lên kế hoạch vận hành vào năm 2023 và hai dây chuyền còn lại vào năm 2024 và 2026.
Bắc Cực LNG 2 dự kiến ​​sẽ đạt công suất 19,8 triệu tấn mỗi năm, tương đương 535.000 thùng dầu tương đương mỗi ngày, từ nguồn dự trữ hơn 7 tỷ thùng dầu tương đương ở bán đảo Gydan. Phụ trách kỹ thuật của dự án sẽ được quản lý bởi một liên danh bao gồm TechnipFMC của Pháp - Mỹ, Saipem của Ý và NIPIGAS của Nga.

Bắc Cực LNG 2 nằm cách dự án Yamal LNG khoảng 30 km. Đây là dự án lớn đã đi vào hoạt động từ tháng 12/2017. Vị trí gần gũi này sẽ cho phép dự án mới "được hưởng lợi từ sự phối hợp với cơ sở hạ tầng hiện tại của Yamal LNG", Total nói trong một tuyên bố.


Nhà điều hành Nord Stream 2 khởi kiện châu Âu
Nord Stream 2 AG , nhà điều hành dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 nối Nga với Đức thông qua Biển Baltic, do tập đoàn Gazprom của Nga dẫn đầu, ngày 26/7 tuyên bố rằng họ đã kháng cáo lên tòa án châu Âu để hủy bỏ các quy tắc mới của EU về vận chuyển khí đốt.


Sự thay đổi trong luật khí đốt của EU "rõ ràng được soạn thảo ra và thông qua với mục đích gây bất lợi và làm nản lòng những người làm đường ống dẫn khí Nord Stream 2", nhà điều hành đường ống cho biết trong một tuyên bố.

"Sự phân biệt đối xử rõ ràng như vậy đối với đầu tư kinh doanh cũng làm suy yếu khả năng thu hút đầu tư của EU vào thị trường để biến quá trình chuyển đổi năng lượng thành hiện thực", Matthias Warnig, CEO của Nord Stream 2 AG, cho biết.

Nhà điều hành đường ống này đã quyết định thực hiện hành động pháp lý sau nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận hòa giải với Ủy ban châu Âu thất bại.

Trong một bức thư gửi tới chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker vào tháng 4/2019, ông Matthias Warnig yêu cầu một sự đặc cách cho Nord Stream 2. Một cuộc họp giữa Nord Stream 2 AG với Ủy ban châu Âu được tổ chức vào ngày 25/6, nhưng không có thỏa thuận nào được đưa ra, nhà điều hành Nord Stream 2 nói trong một tuyên bố.

Theo ông Matthias Warnig, dự án Nord Stream 2 thuộc luật pháp châu Âu, cụ thể là phần nằm ở Đức, sẽ được hoàn thành vào ngày luật khí đốt của EU có hiệu lực, tức mùa hè năm nay, nhưng đường ống sẽ không hoạt động trước cuối năm nay.

Luật sửa đổi khí đốt của EU áp đặt các quy tắc của nội khối châu Âu về giá, cách tiếp cận cơ sở hạ tầng của bên thứ ba và sự tách biệt các hoạt động giữa nhà cung cấp và nhà mạng cho cả các đường ống dẫn khí từ một quốc gia bên ngoài (cụ thể từ Nga).


Nga khánh thành nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới
Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới mang tên Akademik Lomonosov đã được bàn giao cho chủ đầu tư.
Akademik Lomonosov là nhà máy nhiệt điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới (FNPP) có công suất 70 MW bao gồm 2 lò phản ứng KLT-40S do Rosenergoatom thiết kế vào năm 2012. Đáng chú ý, ngoài việc phát điện, FNPP có thể giúp giải quyết vấn đề khử mặn nước và đây sẽ một nguồn tài nguyên mới. Tổng chi phí đầu tư dự án lên tới hơn 500 triệu USD.

Đây được coi là dự án phát điện nổi tiên phong, các nhà khoa học Nga đang tập trung phát triển và sẵn sàng thực hiện dự án nhà máy điện dưới nước mang tên “Iceberg” với một lò phản ứng hạt nhân. Iceberg dự kiến sẽ phục vụ trong lĩnh vuẹc phát triển các mỏ dầu khí trên thềm lục địa Bắc cực hoặc cung cấp năng lượng cho các cơ sở quốc phòng và dân sự nằm ngoài Vòng Bắc Cực.


Nga đã hoàn thành sửa chữa máy bay An-124 Ruslan mà không thông qua công ty Antonov của Ukraine

Nga chuẩn bị đóng 2 tàu đổ bộ chở trực thăng (mà Nga k mua được từ Pháp) tại nhà máy ở Crimea, nơi có cái ụ lớn để đóng được tàu lớn


Ngày 15/9, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết nước này sẽ sử dụng dầu dự trữ để bù đắp cho hoạt động sản xuất bị gián đoạn do vụ tấn công vào 2 nhà máy lọc dầu ở nước này khiến sản lượng dầu sụt giảm 50%.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Abdulaziz bin Salman cho biết: "Một phần dầu sụt giảm sẽ được đền bù cho khách hàng bằng dầu dự trữ".


Trước đó, ngày 14/9, nhà máy lọc dầu ở thành phố Abqaia và Khurais của Saudi Arabia đã bị tấn công, khiến sản lượng dầu của nước này giảm 5,7 triệu thùng/ngày, chiếm gần 6% nguồn cung dầu thô thế giới.

Mặc dù lực lượng Houthi tại Yemen thừa nhận thực hiện vụ tấn công trên, song Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Iran tấn công vào các nhà máy này lọc dầu của Saudi Arabia. đồng thời cho rằng không có bằng chứng cho thấy những cuộc tấn công trên xuất phát từ Yemen.


Bổ sung chút: vụ tấn công vào nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia, làm nước này mất một nửa nguồn cung dầu ra thế giới và buộc phải mở kho dự trữ chiến lược đền bù cho khách hàng. Cả Mỹ cũng cân nhắc sẵn sàng mở kho dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) để ổn định nguồn cung năng lượng toàn cầu. Chả biết Mỹ đã giúp Arap Saudi phòng thủ kiểu gì, cứ cho cái tên lửa Patriot PAC3 mà Mỹ đặt ở Saudi Arap k được dùng để bắn UAV đi, chả nhẽ Arap Saudi lại k có hệ thống phòng thủ tên lửa tầng thấp hay pháo à?

Thế mới thấy cứ hàng ngày, căn cứ quân sự Nga ở Syria (Tartus và Latakia) cứ phải thường xuyên bắn hạ các đợt tấn công UAV của phiến quân (với sự trợ giúp của phương Tây) thật không phải là công việc đơn giản. Các hệ thống tên lửa TOR và pháo-tên lửa Pastir S1 phải hoạt động thường xuyên, và điều mà Nga lo nhất là...hết đạn, vì dù sao thì không thể có nguồn đạn vô hạn được, mà phải vận chuyển từ Nga sang.

Rốt cuộc thì không rõ Iran tấn công trực tiếp hay gián tiếp (qua Houthi) vào hệ thống lọc dầu của Arap Saudi ?


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Sep 15 2019, 11:37 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 16 2019, 09:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #115

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vụ tấn công thành công của Houthi hay Iran vào cơ sở lọc dầu trọng yếu của Arap Saudi

(@click here)

nói lên được rất nhiều điều. Hãy cùng điểm lại hoàn cảnh:
- Israel tuyên bố sắp có chiến tranh Trung Đông
- Arap Saudi tuyên bố có vũ khí đủ để hủy diêt Iran trong 8 ngày
- Mỹ đe dọa tấn công, nhưng cũng gợi ý đến cuộc gặp giữa Trump và tổng thống Iran, khi gợi ý đến việc có thể nới lỏng biện pháp trừng phạt
- 2 cơ sở lọc dầu trọng yếu của Arap Saudi, khiến nước này mất môt nửa sản lượng dầu mỏ và 6% nguồn cung thế giới, phải mở kho dự trữ chiến lược để đền bù khách hàng.
Mỹ cũng tuyên bố sẵn sàng mở kho dự trữ chiến lược của mình
- Houthi tuyên bố nhận trách nhiệm, ngoại trưởng Pompeo của Mỹ cho rằng Iran là hung thủ. Iran phủ nhận.
Thái độ của tổng thống Mỹ Trump thì lấp lửng, nói rằng biết thủ phạm thực sự là ai, nhưng muốn Arap Saudi chính thức lên tiếng buộc tội Iran trước khi Mỹ trợ giúp
- Thượng nghĩ sỹ Linsey Graham của Mỹ cho rằng Mỹ nên cân nhắc tấn công các cơ sở lọc dầu của Iran nếu chuyện này tiếp diễn.
- Phía Iran cho biết sẵn sàng chiến tranh toàn diện, và nói rằng toàn bộ căn cứ và tàu chiến Mỹ đều nằm trong tầm ngắm của tên lửa Iran.


Về mặt quân sự, khỏi phải nói nữa, trên lý thuyết Arap Saudi có hệ thống vũ khí phòng không và không quân vô cùng hùng mạnh được Mỹ trang bị + căn cứ Mỹ đóng gần đó bảo vệ như sau:
- Hai nhà máy Abqaiq và Khurais bị tấn công nằm cách Bahrain, nơi đồn trú của Hạm đội 5 hải quân Mỹ, khoảng 50 km và cũng ở rất gần hàng loạt căn cứ không quân của Washington tại Trung Đông.
- Các căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực đều sở hữu hệ thống radar có khả năng phát hiện UAV từ khoảng cách trên 150 km. Các đồng minh của Mỹ cũng biên chế nhiều khí tài hiện đại có thể đánh chặn UAV ngay khi phát hiện mối đe dọa.
- Lưới phòng không "hùng hậu" của Arab Saudi được coi là thuộc hàng mạnh nhất tại Trung Đông với 17 radar cảnh giới tầm xa AN/FPS-117, 6 radar cảnh giới chiến thuật AN/TPS-43, cùng nhiều hệ thống phòng không tầm xa Patriot, tên lửa tầm ngắn HAWK cải tiến và pháo Oerlikon Contraves.
Các tổ hợp này được kết nối vào mạng lưới quản lý không phận thống nhất mang tên "Peace Shield" (Lá chắn hòa bình), cho phép chia sẻ dữ liệu mục tiêu và điều phối tác chiến.
- Không quân Arab Saudi cũng sở hữu phi đội tiêm kích hùng hậu với 167 chiến đấu cơ đa năng F-15SA, 61 tiêm kích hạng nặng F-15C và 53 máy Eurofighter Typhoon.
Những chiếc F-15 này từng được sử dụng để đánh chặn UAV của phiến quân Houthi trước đây, cũng như làm nhiệm vụ không kích mục tiêu trên lãnh thổ Yemen.

Và bây giờ thì, "Peace Shield" lẫn các biên đội tiêm kích đều "im hơi lặng tiếng" khi vụ tấn công xảy ra. Không một tín hiệu báo động nào được phát đi, cũng không có quả tên lửa phòng không nào được khai hỏa.

Hiện có tin rằng, các tổ hợp Patriot của Mỹ đều đã được phóng ra, nhưng không chặn được UAV. Nếu quả vậy thì lại là kỷ lục bắn trượt nữa của Patriot.
Đã rất nhiều lần tổ hợp này không chặn được các đợt tấn công của Houthi thông qua các biến thể của tên lửa Scud, và có lần còn lao lên rồi tự bay về mặt đất.

Không hiểu sao, vào thời điểm này, Lực lượng phòng thủ Nga tại Syria vừa công bố video đánh chặn loạt UAV phiến quân tấn công vào căn cứ Hmeymim hôm 15/9.
Chuyện Nga phải đương đầu và bắn hạ các UAV thường xuyên tấn công căn cứ Hmeymin ở Syria là không lạ, nhưng không hiểu sao lần này Nga lại công bố video đánh chặn chính thức thời điểm này?
Dụ dỗ Arap Saudi mua Panstir S1 của mình chăng? Nhìn quả video của Nga bắn hạ UAV ác quá. Dùng pháo Panstir bắn UAV vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả. Chứ k chơi phóng cả quả tên lửa hàng triệu USD để diệt (không được) 1 cái UAV ruồi như Mỹ. Nhỡ nó phòng cả 100 quả UAV thì k lẽ phòng cả 100 quả tên lửa lên?
Báo Wall Street Journal đang cố biện minh cho sự thất bại của Patriot nè

https://www.wsj.com/articles/iran-allied-ho...nse-11561455002

Về chính trị, nhìn sơ bộ thì đây là thông điệp mà Iran gửi cho Mỹ, và cả Israel và Arap Saudi, cho thấy Iran k muốn bị đàm phán trong thế yếu, k muốn Mỹ sử dụng đòn bẩy quân sự trong đàm phán.
Đặc biệt là với tin này

Iran bắt thêm tàu ở Vùng Vịnh vì buôn lậu 250.000 lít dầu
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) bắt giữ một tàu ở Vùng Vịnh vì cáo buộc buôn lậu 250.000 lít dầu diesel đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).


sau khi mà UAE tuyên bố đứng cạnh Arap Saudi, thì có vẻ cho thấy, Iran đã bắt đầu không ngại dùng đến sức mạnh rồi, và dụng ý rõ ràng muốn Mỹ và Arap Saudi phải chịu thiệt hại nếu k chịu đàm phán 1 cách "bằng vai phải lứa" hơn với Iran


Tin thêm
Ukraine đã thua Nga trong vụ tranh chấp về biện pháp chống bán phá giá liên quan đến ammoni nitrat tại ở WTO.
Trước đó, tháng 7/2014, Ukraine đã tăng gấp ba lần thuế nhập khẩu ammoni nitrat từ Nga (từ 11,91% lên 36,03%). Điều này đã được thực hiện trên cơ sở tuyên bố rằng giá khí gas cho các nhà máy phân đạm của Ukraine và nhà sản xuất Nga là khác nhau đáng kể.


Tháng 5/2015, Nga đã đệ đơn kiện lên WTO. Khiếu nại nhấn mạnh việc Kiev đã sử dụng phương pháp điều chỉnh năng lượng không công bằng để tính giá thành sản phẩm của Nga, trong đó giá ở các nước thứ ba được áp dụng thay cho giá năng lượng trên thị trường Nga.
Một lần nữa, Moscow giành ưu thế trước Kiev trong những vụ kiện thương mại. Hồi tháng 4/2019, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ra phán quyết ủng hộ Nga trong tranh cãi với Ukraine về tuyến trung chuyển hàng hóa.

Theo phán quyết, ban giải quyết tranh chấp WTO cho rằng, Nga có quyền viện dẫn lý do quan ngại về an ninh quốc gia để áp đặt các hạn chế đối với hoạt động trung chuyển hàng hóa của Ukraine qua đường bộ hoặc đường sắt.

Ukraine đã khiếu nại Nga tại WTO sau khi Moscow cấm đường bộ và đường sắt từ Ukraine nếu không đi qua Belarus, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng liên quan vấn đề sáp nhập bán đảo Crimea và xung đột ở miền Đông Ukraine. Kiev cho rằng những hạn chế này làm suy giảm mạnh thương mại của Ukraine với châu Á và khu vực Kavkaz.

Sau khi WTO ra phán quyết trên, Bộ Kinh tế Nga tuyên bố phán quyết này cho thấy các lập luận của Kiev là vô căn cứ và vấn đề này có tầm quan trọng mang tính hệ thống đối với tổ chức thương mại thế giới.


Như vậy đây là lần thứ 2 Ukraine thua kiện Nga tại WTO

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Sep 16 2019, 10:00 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 17 2019, 11:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #116

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Việc nhà máy lọc dầu Aramco bị tấn công nói lên nhiều điều về quan hệ quốc tế hiện tại. Trước khi nói chung chung, hãy thử xem nếu nhìn từ VN thì câu chuyện này nói lên điều gì.

Điều đầu tiên, v à quan trọng nhất là dù muốn hay không muốn, Mỹ cũng có rất nhiều dính líu ở Trung Đông. Cho nên dù tuyên bố “xoay trục” sang Đông Á-Thái bình Dương, một bộ phận quan trọng của “năng lượng, sức lực” Mỹ vẫn tập trung cho vùng này. Nó vừa liên quan tới vai trò của đồng đô la trong buôn bán dầu mỏ, vừa do tác động của lobbying Do thái (Israel). Hai điều này lại liên quan tới nhau, tác động lẫn nhau. Trong bối cảnh đó, không thể trông chờ Mỹ tác động ở những nơi khác, ví dụ biển Đông. Kết quả, chỉ có các tự lực tự cường là chuẩn xác nhất. Và bản thân hình ảnh I ran, Bắc Triều Tiên tự lực tự cường thế nào cũng là bài học cho VN.

Điều thứ hai có thể rút ra là, có lẽ trên thế giới, trong các nước thuộc thế giới thứ 3, thì không có nước nào nhiều vũ khí hiện đại của Mỹ như Ả rập Sa u đít, nhưng tại sao nước này không thể hành động được, sự phụ thuộc vào vũ khí Mỹ lại trở thành yếu điểm của nước này. Về tiềm lực kinh tế, dân số, diện tích, .. nước này hơi nhỏ một chút so với I ran (chủ yếu là dân số, và sự đa dạng về nông nghiệp), nhưng trái với I ran bị phong toả như VN trước năm 1996, Ả rập Sa u đít hoàn toàn có điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với công nghệ phương Tây. Dù thuận lợi như thế mà không thể vượt I ran. Tại sao lại như vậy. Có thể nó có những lý do sau:
- Mặc dù được mua thả dàn vũ khí Mỹ, cũng như có đủ tiền để thích mua gì thì mua, việc mua vũ khí Mỹ không tạo nên sức mạnh cho Ả rập Sa u đít, mà trong thực tế chỉ là cách làm sao tiêu cho hết “đô la dầu lửa” (petro dolar). Trong một cách thức mua bán bừa bãi, không xác định được nhu cầu, không có chiến lược sách lược, khiến quân đội nước này chỉ là một đống hổ lốn vũ khí hiện đại để bầy chơi. Một chế độ trước đó cũng ở trong tình cảnh này, dù không phải mua mà được cho, đó chính là quân đội miền Nam trước đây.
- Không những không có chiến lược sách lược, mà bản thân quân đội nước này lại trở thành một dạng sao chép quân đội Mỹ. Người ta có thể nhìn thấy rõ cách thức họ tham chiến ở Ye men. Chủ yếu là dùng không quân, cậy hoả lực dội bom bừa bãi.
- Chính sách thuê người nước ngoài làm việc là chính, còn người Ả rập Sa u đít chỉ ngồi chơi không, chỉ tay năm ngón, đã khiến nước này không thể có một quân đội đúng nghĩa quân đội. Bắt nạt dân có thể được, nhưng chiến đấu không được.
- Việc mua vũ khí đã khiến quân đội phụ thuộc vào bên ngoài nhiều hơn, càng nhiều vũ khí hiện đại nước ngoài, dây tự trói như kiểu bondage Nhật bản càng nhiều. Không có gì là báu bổ cả.

Những bài học trên đều có thể rất đúng cho VN hiện tại. Chỉ có điều may mắn là VN không có nhiều tiền để tiêu bừa bãi như thế. Tóm lại, chỉ ăn xổi, lúc nào cũng nghĩ tới nhờ cậy, có công trình gì thì việc đầu tiên chỉ nghĩ tới rút ruột, không có tư duy tự chủ, chỉ có tư duy khoa khoang “sành điệu” sẽ dẫn tới những điều trên.
Quan hệ VN với các nước phương Tây càng ngày càng rộng mở, thì nỗi hiểm nguy này càng ngày càng lớn.
Ngược lại với những điều trên là phải có tinh thần kỷ luật, có sự tự chủ về tinh thần, tâm lý, có chiến lược, sách lược, từ đó xoi ra nhu cầu, từ nhu cầu xoi ra phát triển chiếm lĩnh kỹ thuật, cái gì chưa làm được thì mua, nhưng mua để làm, để học, để tự sản xuất, chứ không phải là chất đống để khoe, như một đống sắt gỉ vô dụng.
Bài học I ran, Triều Tiên to vật ở đấy, nên theo đấy mà tiếp cận, nhất là trong điều kiện VN còn có thuận lợi hơn, vì hiện nay VN không bị bao vây phong toả gì cả.
Trong cuộc đấu Mỹ- I ran hiện tại, nếu về tiềm lực Mỹ lớn hơn nhiều, thì về chiến thuật Mỹ lại yếu hơn I ran, vì đã đặt định mức “gây sức ép nhưng không đánh”. Khi đã định mức thì có nghĩa là mình tự giới hạn, đã tự giới hạn, thì có nghĩa là có kẽ hở, bị hạn chế, tự hạn chế. Ở đây tôi nói thế không phải là để bênh Mỹ. Vì rõ ràng Mỹ muốn dùng chiến thuật xiết chặt về kinh tế, đánh bằng kinh tế, nhưng đổi lại đối thủ biết thóp có thể quậy phá thế cờ này.
Khi nói tới điều này, tôi muốn nói tới VN. Ở trên biển Đông, VN đã tự hạn chế là “không dùng các biện pháp quân sự”, như vậy đã tự hạn chế mình để “nước lạ” quậy phá, trong khi chính sách phải là “kiềm chế vì hoà bình chứ không phải không dám đánh”. Nhưng muốn đánh phải có bài. Bài ở đâu ?
Đừng để “đối tác” nhận thức kiềm chế vì hoà bình là vì yếu thế không đánh được, là một sự hèn nhát được che giấu. Mà phải chứng tỏ được rằng thiện chí vì hoà bình là bản chất, là quan hệ quốc tế, láng giềng. Nhưng nếu cần thì cũng có bài đánh, có vũ khí để đánh, có chiến thuật để đánh..


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 30 2019, 05:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #117

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đang định viết tiếp một chút về hiệu quả vũ khí Mỹ, Nga, TQ tiếp theo cái phần trên, nhưng vì có phi vụ Pharma buồn cười quá nên bình luận nóng “ kiểu hàng nước” ở đây.
Theo như diễn biến cuối cùng, thì kịch bản xoay quanh việc đây là thuốc giả hay là thuốc thiếu chất lượng. Khảng định điều này rất quan trọng vì nó sẽ quyết định tội trạng cao hay thấp. Vì thuốc giả thì là lừa, còn thuốc kém chất lượng thì vẫn có cửa chạy. Đặc biệt, là việc loại thuốc này lại được Ấn độ sản xuất. Thuốc ngoại có bao giờ sai (kiểu như Nghị quế nói “đồng hồ tây có bao giờ sai”).
Vấn đề là tại sao tên hãng nhập lại là hãng ma ở Canada. Việc sản xuất thuốc ở Ấn độ không nói lên cái gì cả. Ấn độ thật ra là một nước gia công lớn về thuốc trên thế giới, đặt gì thì nó làm đấy. Đặt giả thì nó làm giả, đặt thật thì nó làm thật. Nếu mà thuốc thật sao lại cần đặt hàng bằng hãng ma.
Còn nói hiệu quả của thuốc chữa ung thư. Cho tới nay, phần lớn bị ung thư là chết. Cho nên làm thuốc chống ung thư bằng ..cám lợn cũng đâu có sao. Ở đây nó chỉ đánh vào tâm lý người bệnh và gia đình người ta thôi. Đằng nào cũng chết, nhưng kiếm tiền trên hi vọng cái sống của người ta. Vấn đề có lẽ nó ở đây.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 30 2019, 11:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #118

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hiện nay trên báo mạng vì có phần phản hồi của người đọc, nên có nhiều tờ báo bằng tiếng việt, người đọc chia làm hai phe. Bên ủng hộ vũ khí Nga, bên yêu vũ khí Mỹ. Việc Ả rập Sa u đít không đánh trả được, được coi là sự thất bại của vũ khí Mỹ. Tương tự như vậy, lúc Syria bị Israel tấn công, thì vũ khí Nga, S-300 lại bị chê.
Trong thực tế, nếu để rút ra một bài học để tiến hành chiến tranh, thì điều này là nực cười. Vì vũ khí chỉ là một yếu tố, không thể thiếu được, nhưng không phải là tất cả. Nó là điêù kiện cần, không phải điều kiện đủ. Và đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, khả năng một bên chiếm phần thượng phong tuyệt đối nhờ vũ khí không có. Lấy một số ví dụ. Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ binh VN chủ yếu có AK-47, B-40,41. Nhưng sau năm 1975, bộ binh có cả khẩu phóng lựu M79 của Mỹ, trước trang bị cho quân đội miền Nam cũ. Và bộ binh ta rất khoái loại vũ khí này, nhưng sao lúc nó nằm trong tay quân đội miền Nam thì lại không như thế. Tương tự như vậy, trong cuộc chiến tranh tiêu diệt khơ me đỏ, máy bay trực thăng của Mỹ cũng được sử dụng để ném bom, chở quân, tấn công mặt đất .. rất lợi hại. Một trong hai chiếc xe tăng húc đổ cửa dinh độc lâp vào ngày 30/04/1975 là xe tăng T59 (phiên bản xe tăng T54 của Liên Xô), vốn được coi là đồ tồi, “hàng nhái”. Như vậy nhờ có vũ khí không mà chiến thắng là hoàn toàn không có, và một nước như vN điều quan trọng không phải là đi tìm một thứ vũ khí khủng răn đe, vũ khí khủng thực ra chỉ có bom hạt nhân, điều mà VN chưa thể có trong thời điểm hiện tại, mà là tìm được loại vũ khí thích hợp có thể tự chủ, tự sản xuất được ở mức cao nhất, phù hợp với chiến thuật chiến lược bảo vệ tổ quốc.
Vào thời điểm hiện tại, ngoài I ran, Triều Tiên, tham khảo cách thức của Đài loan không phải là dở. Nước này, do bị phong toả về ngoại giao, mặc dù được Mỹ ủng hộ, nhưng đã vươn lên tự chủ về sản xuất tên lửa (tầm bắn 2000Km theo báo VN), máy bay, sắp tới là tầu ngầm… Tóm lại điều quan trọng với VN không chỉ là mua được vũ khí của ai, mà điều quan trọng là mức độ nội địa hoá để chủ động đến đâu. Sự chủ động này không cần tuyệt đối đầy đủ, mà chỉ một phần đã là thắng lợi lớn.
Hiện nay, có nhiều khả năng là Nga, đối tác truyền thống của VN đã bị xỏ mũi. Tác động của “sự giúp đỡ của Mỹ”, theo những gì có thể tai nghe mắt thấy không hiệu quả, và thái độ của Mỹ là tương đối đồng bóng, thất thường theo nhiệm kỳ tổng thống, Ấn độ thì có con bài chiến lược của họ, Nhật thì phải theo Mỹ, ..TQ thì nói một đằng làm một nẻo, trong khi tất cả những nước này VN đều có thể hợp tác và ..không hợp tác. Nhưng sự hợp tác này lại nằm trong một cái khuôn, và cái khuôn này được tạo ra bởi tác động của họ với nhau. Vì thế chỉ có tự chủ là hợp lý nhất.
Trên báo VN hiện nay, cũng có những thông tin về sự sắp hạng quân sự của VN trên thế giới. Nhưng phải hiểu rằng sự sắp hạng này là tương đối, có tính lý thuyết. Có thể đem doạ người, nhưng vào thực tiễn chiến đấu thì không. Có nhiều ví dụ như thế này. Vào thời điểm Mỹ đánh I rắc lần thứ nhất, quân đội I rắc được coi là đứng thứ 3 trên thế giới (tính tổng số vũ khí), nhưng đụng trận với Mỹ thì bị diệt vong tức thì. Ngược lại Mỹ chưa chắc dám động tới Triều Tiên, mặc dù luôn xếp Triều tiên “lạc hậu”. Khi Mỹ đưa quân đội tham chiến trực tiếp ở miền Nam (1965), nếu tính về sắp hạng về vũ khí, thì VN chắc chắn chỉ có thua.
Tóm lại không ai có thể dự đoán được chính xác thua thắng, dù sự chênh lệch lực lượng hai bên. Thua hay thắng còn phụ thuộc vào ý chí, mức độ tổ chức kỷ luật, chiến thuật chiến lược hợp lý, mức độ tự chủ về vũ khí.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Oct 9 2019, 08:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #119

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thêm chút tin:

Khí ga Nga đã đựoc nhập khẩu trở lại, nhưng thông qua công ty tư nhân của tài phiệt Do Thái Kolomoisky, ngưòi đã tài trợ cho chiến dịch tranh cử của tổng thống Ukraine Zelensky hiện nay. Như vậy, tiền và quyền từ túi nhà nứoc chuyển sang tư nhân, và họ đem tiền này đi ra nứoc ngoài.
Cái kiểu kinh tế ăn cơ chế trong những ngành này đem lại vô số lợi cả tiền và quyền cho Kolomoisky


Thêm một chút tin mà bạn LTKỳ dịch từ báo Ukraine:


Người dân Ukraina chuẩn bị đón nhận các "đơn giá trên trời" của các dịch vụ tiện ích, trong đó có giá nước nóng và lò sưởi.
Sau khi trúng cử đích thân Tổng thống Zelensky hứa chính phủ sẽ từ chức nếu không thể hạ giá các dịch vụ tiện ích.
Bây giờ không thấy ai đả động gì tới việc giảm giá. Ngược lại giá sẽ tăng nhiều.
Tăng bao nhiêu phụ thuộc vào từng địa phương, trung bình ít nhất 15-20%.
Một số nơi sẽ tăng kỷ lục, ví dụ ở tỉnh Kiev giá lò sưởi sẽ tăng gần 100%.
Trước đây khi tăng giá người ta vin vào cớ giá mua khí đốt cao (tại sao cao đó là một câu chuyện khác).
Ngày nay giá khí đốt ở châu Âu giảm và giá cung cấp cho các công ty dịch vụ cũng giảm, nhưng không hiểu sao điều đó không ai tính đến.
Một số nơi người ta còn dự định hoãn lại việc bắt đầu sưởi ấm, nói đây là "ý nguyện của người dân".
Từ thời TT Poroshenko tại Ukraina đã tạo ra một tiền lệ: cứ hứa hẹn thoải mái, rồi không làm gì hoặc làm ngược lại.

(@click here)

Quốc hội Hà Lan bỏ phiếu nhất trí cho việc điều tra "vai trò của Ukraine" trong thảm họa MH17 năm 2017.
Theo Ngoại trưởng Stefan Blok, cuộc điều tra này không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, và sẽ cần thiết sự hợp tác của Nga.

(@click here)


Lật ngược 180°: Tòa án ra lệnh bắt giam Sergei Pashinsky - một trong những cựu đại biểu Quốc hội có thế lực nhất và cũng nhiều bê bối nhất.
Sergei Pashinsky- cựu chủ tịch ủy ban QH về quốc phòng và an ninh quốc gia, cựu chánh văn phòng Tổng thống.
Ông ta bị buộc tội bắn vào chân Vyacheslav Khimychuc. một người dân thường.
Lúc đó Viện kiểm sát kết luận là Pashinsky hành động đúng luật, là ''tự vệ bắt buộc'', còn Khimychuc bị coi là có hành động tấn công và có tính chất ''nguy hiểm cho xã hội''.
Nhưng chính quyền thay đổi, người ta lật lại vụ án cũ và nay theo yêu cầu của Cục điều tra quốc gia toad án Kiev đã ra lệnh bắt giam Pashinsky mà không có quyền thế chấp.
Việc này lại một lần nữa cho thấy nếu cần các cơ quan công quyền có thể đổi trắng thay đen, biến người có tội thành nạn nhân và ngược lại.
Sergei Pashinsky - một trong những nhân vật có thế lực và cũng nhiều bê bối.
Trong các thời kỳ khác nhau ông ta đã từng dính nhiều vụ bê bối, nhiều lần bị khởi tố hình sự : biển thủ tiền nhà băng, cướp nhà máy, tham ô tiền mua trang thiết bị quân đội, ẩu đả, vv.
Có thông tin rằng Pashinsky còn dính dáng đến các "xạ thủ'' trong vụ bắn giết người biểu tình và lực lượng đặc nhiệm trong thời gian Maidan năm 2014.

(@click here)


"Công thức Steinmeier" - cũng sẽ đi vào bế tắc giống như các thỏa thuận Minsk?
-Tại nhiều thành phố Ukraina tiếp tục diễn ra các cuộc biểu tình "Không đầu hàng'' chống lại việc ký kết "Công thức Steinmeier". Ví dụ ở thủ đô Kiev hôm qua theo các thống kê khác nhau đã có khoảng 5 ngàn người đi biểu tình (Bộ nội vụ đưa con số 10 ngàn). Các báo chi đưa tin về việc cựu TT Poroshenko là người tổ chức các cuộc biểu tình. Đảng của Zelensky tuyên bố rằng những người biểu tình được trả tiền để xuống đường. Một số Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố (chủ yếu ở miền Tây) đã ký lời kêu gọi tổng thống không thực hiện "Công thức Steinmeier".
-Bế tắc về cơ chế. Thủ lĩnh DPR và LPR đã coi công thức là cơ hội để quyết định vận mệnh của họ, đòi bầu cử và chế độ đặc biệt. Phía Ukraina thì nói "Từ đầu chúng tôi kiểm soát biên giới, sau đó mới có chế độ đặc biệt.
-Việc rút quân khỏi ranh giới ở Petrovsky và Zolotoe mà đáng lẽ sẽ được thực hiện ngày hôm nay,07/09, sẽ không được tiến hành. Phía Ukraina nói rằng vì phía ly khai đã vi phạm thảo thuận.
-Các lực lượng dân tộc chủ nghĩa tuyên bố sẽ chiếm các vị trí tại những nơi mà quân đội Ukraina rút đi. Quân đoàn AZOV đã lập một trạm kiểm soát mới ở Zolotoe ở tỉnh Luhansk, nói theo kế hoạnh quân đội Ukraina sẽ rút đi.



--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 9 2019, 11:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #120

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bình luận nóng về việc Thổ tấn công Syria, trước khi “bàn loạn” về biển Đông.
Thổ đã bắt đầu (hay đã chuẩn bị xong) để tấn công Syria. Mỹ đã rút khỏi những chốt quan sát ở biên giới Thổ, và sự rút lui này được “media thế giới” đánh giá là một sự phản bội của Mỹ với người Kurdes, những lực lượng đã giúp Mỹ dự phần tiêu diệt IS. Nói là dự phần vì một phần cuộc chiến này là do quân đội Syria với sự yểm trợ của Nga tiến hành.
Bây giờ ta hãy vượt qua tuyên truyền của media thế giới, chịu khó tìm hiểu một chút vấn đề này. Khi Mỹ lập ra các trạm quan sát biên giới với Thổ, thì bản thân việc này không có nghĩa là một sự bảo đảm an toàn cho người Kurdes. Sự hiện diện này, không ngăn cản Thổ vẫn tiến đánh Afrin, một thành phố biên giới của Syria trước đây.
Hiện nay, Thổ tiến đánh vào miền Bắc Syria nhằm vào nhiều tác dụng. Tác dụng đầu tiên là tạo ra một khu vực an toàn, để ngăn chặn người Kurdes ở Syria tiếp giáp với người Kurdes ở Tây Nam Thổ, khiến việc thành lập một nhà nước Kurdes không thể thành công. Thổ cũng có ý định đưa tất cả người Syria tị nạn (khoảng 3 triệu người) trên đất Thổ về đây. Việc đưa người Syria (tức là gốc Ả rập) về đây, cũng là cách chia cắt lãnh thổ người Kurdes sinh sống. Điều quan trọng nữa là giúp cho Thổ có được một căn cứ địa ngay trên đất Syria để tiếp tục một cuộc chiến tranh lâu dài với Syria được Nga và I ran ủng hộ. Như vậy việc Mỹ rút lui, chính là để cho Thổ một bên , Nga và I ran một bên có cơ hội đánh nhau, dù việc đó dẫn tới việc từ bỏ đồng minh của mình là người Kurdes. Vì thế những lời tuyên bố ủng hộ người Kurdes, chỉ là chuyện nói cho vui thôi.
Tóm lại, việc Mỹ rút lui, là để tạo cơ hội cho một cuộc chiến tay đôi hay tay ba có cơ hội bùng nổ tốt hơn. Cũng chính vì thế mà phản ứng của Nga rất là “ôn hoà”, vì bùng nổ một cuộc xung đột trực tiếp với Thổ không phải là điều hay ho gì với Nga. Sự bùng nổ này rất dễ xẩy ra vì sự đối kháng của I ran và Thổ nữa. Ở đây, xung đột lại có thể mang thêm mùi vị tôn giáo, vì mặc dù cùng là hồi giáo, I ran và Thổ thuộc hai nhánh khác nhau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

52 Trang « < 10 11 12 13 14 > » 
Topic Options
4 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (4 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC