Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Một Cái Nhìn Mới Về Tự Lực Văn Đoàn, hay là sự lủng củng của những concept Tây học

Phó Thường Nhân
post Jul 1 2023, 10:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tự nhiên lọ mọ tình cờ đọc một bài báo, là tường trình một dạng hội thảo của hội nhà văn VN về tự lực văn đoàn. Nó được giật tít rất là kêu « những phát hiện mới về tự lực văn đoàn » khiến tôi tò mò đọc, vì không hiểu cái mới của tự lực văn đoàn là gì. Hóa ra bài viết là nhằm giới thiệu một cuốn sách của một giáo sư gốc việt ở nước ngoài Martina Thucnhi Nguyễn, chắc tên tiếng việt là Nguyễn Thục Nhi đưa ra cái gọi là nhìn tự lực văn đoàn theo concept « bỏ qua văn chương đi vào các khía cạnh của văn hóa và tiến tới bàn về các khía cạnh giá trị », đọc cái concept tức là một cách tiếp cận nghe choang choang, óng ả nên càng tò mò muốn đọc ngày xem mặt mũi cái concept này như thế nào.
Nhưng vừa đọc mấy dòng đầu, đã phát phì cười, y như lúc đọc bài báo Vn nói rằng vua Quang Trung có bom Na pan, vì bà ấy nói thế này :

« Tại tọa đàm Tự Lực Văn Đoàn: những cách tiếp cận mới được tổ chức tại Viện Văn học ngày 29.6, GS. Martina Thucnhi Nguyen chia sẻ, trong quá trình làm luận án tiến sĩ cô đã luôn băn khoăn “làm thế nào mà Nhất Linh từ một nhà báo sau này lại trở thành Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến”.

Câu hỏi quá khủng, vì nó .. rất ngây thơ cụ, và để minh chứng điều này, tôi thử dùng chú Gúc thì thấy trong Wiki có bài viết về Nhất Linh. Cẩn thận hơn nữa thì thấy rằng ít nhất nó có hai bản, bản tiếng việt và tiếng Pháp, không tìm nữa những chắc chắn nó có bằng tiếng Anh. Nội dung hai bản tương đồng nhau. Còn sở dĩ tại sao tôi tìm nhiều bản vì sợ rằng bà ấy không đọc được tiếng Việt, phải dùng ngoại ngữ quốc tế. Bình thường tôi không tin tưởng chắc chắn vào các thể loại bài trên mạng, nhưng bài viết của Wiki đầy đủ, và đủ để bà ấy trả lời câu hỏi đặt ra ở trên, việc gì phải bầy đặt ra làm luận án tiến sĩ, rồi lại hội thảo ở VN cho nó mất thời gian. Bởi vì bình thường một người không có nhận thức gì, thậm chí không cần biết Nhất Linh, Nguyễn Tường Tam (hai tên này là một người), tự lực văn đoàn,.. chỉ cần chưa đầy 5 phút vào mạng có thể trả lời được.

Tất nhiên trong chú Gúc không nói, nhưng nếu người ta có một hiểu biết bình thường về lịch sử VN, trình độ giáo dục phổ thông, thì có thể thấy ngay là nói Nhất Linh là bộ trưởng bộ ngoại giao của « chính phủ liên hiệp kháng chiến » lại càng sai, và nếu không phải là sự hiểu biết sơ sài, là một sự cố ý thì đây là một cách đánh bóng vai trò của Nhất Linh. Ông ấy là bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ liên hiệp do Việt Minh lập ra sau bầu cử quốc hội của nước VN dân chủ cộng hòa lần đầu tiên. Đây là câu trả lời chuẩn. Nếu tìm hiểu rõ hơn, và trong Wiki nó cũng nói tới điều đó, nhưng không rõ ràng, đó là Nhất Linh (làm chính trị thì lây tên thật là Nguyễn Tường Tam, đứng đầu đảng Đại Việt) không lọt vào được quốc hội, nhưng Việt Minh tự động nhượng 70 ghế, và vì thế Nhất Linh mới trở thành bộ trưởng bộ ngoại giao. Còn tại sao Việt Minh làm thế, vì Đại Việt là tay sai của quân đội Tưởng đang đóng ở VN với danh nghĩa tước vũ khí của quân đội Nhật, do chính quyền Tưởng giới Thạch lúc đó ở TQ là ở trong phe đồng minh chống phát xít. Nên có thể hiểu là Nguyễn Tường Tam là đại diện cho quyền lợi Tưởng giới Thạch ở VN

Chính vì thế đảng Đại Việt này kiên quyết chống Pháp(bằng mồm), đưa tin đồn nhảm nhằm phá hoại tất cả những cuộc thương lượng của Việt Minh và chính phủ VN với Pháp, bởi vì Pháp đang tìm cách thay quân đội Tưởng ở ngoài Bắc, mà nếu Tưởng rút lui, thì cái đảng Đại Việt này không thể còn. Thời gian Nguyễn Tường Tam làm bộ trưởng ngoại giao, thì Việt Minh đang thương lượng với Pháp, vì thế nó không phải là chính phủ kháng chiến. Cũng nên để ý, nếu Nguyễn Tường Tam tham gia vào hội nghị Đà lạt, thì ông ta không ở trong phái đoàn VN thương lượng với Pháp ở Paris, và bất chấp lòng yêu nước đểu của Nguyễn Tường Tam, các thảo hiệp Đà lạt, rồi Phông ten nơ bờ lô đều được ký với Pháp, vì VN không muốn chiến tranh. Nhưng khi Pháp thay Tưởng ở miền Bắc, thì đảng Đại Việt tan, đồng thời Nguyễn Tường Tam trốn ra Hồng công mang theo tài khoản của bộ ngoại giao, sau đó kháng chiến chống Pháp bùng nổ vào đêm 19/12/1946 ở Hà nội. Như vậy Nhất Linh Nguyễn Tường Tam không có bao giờ tham gia kháng chiến, và chính phủ kháng chiến không có ông này lẫn Quốc Trưởng (tức là vị trí tổng thống) Bảo Đại. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, thì một trong những kẻ nỏ mồm chống Pháp nhất, từ đó cáo buộc Việt Minh « bán nước », đã ngồi yên vị ở Hồng Công với số tiền biển thủ của nhà nước, thì kháng chiến cái gì, « chính phủ liên hiệp kháng chiến » nào ?

Từ đó nó dẫn tôi tới một nhận xét khác, phải chăng dưới hình thức concept mầu mè này, với câu hỏi ngây thơ cụ kiểu ở trên, bà nghiên cứu văn học này đang định tìm cách làm mơ hồ , lẫn lộn vai trò của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và tự lực văn đoàn trong văn học VN.

Bây giờ ta tiếp tục tìm hiểu « nhận xét mới về Tự lực văn đoàn » là thế nào. Như lời tôi trích trong bài báo ở trên. Vì nhóm văn chương « tự lực văn đoàn » không được bà ta coi là nhóm nhà văn chính do « cái nhìn mới » mà tự lực văn đoàn trở thành nhóm chính trị trong con mắt bà ta. Nhưng Tự lực văn đoàn không làm chính trị, người duy nhất làm chính trị là Nhất Linh. Thậm chí em ông ta, nhà văn Thạch Lam cũng không làm chính trị. Nếu tiếp tụ suy diễn theo lô gics của bà này, thì ta rất dễ đánh đồng sự nghiệp chính trị phản quốc của Nhất Linh là sự tiếp nối chính trị của Tự lực văn đoàn, hay nói cách khác tên tuổi của các nhà văn trong nhóm, có đóng góp cho văn học Vn như Thế Lữ, Xuân Diệu , Huy Cận.. sẽ được dùng để biện hộ cho Nhất Linh.

Để dẫn chứng cho « hoạt động chính trị » này của Tự lực văn đoàn, bà ấy lấy cớ là Tự lực văn đoàn, trong ví dụ này chính xác là Nhất Linh đã có một tờ báo khôi hài, châm biếm chỉ trích thói hư tật xấu ở nông thôn, với nhân vật Lý toét, rồi từ đó bà ấy suy ra rằng, lại một concept mới bằng tiếng Anh vì quả thật cụm từ này khó dịch chính xác ra tiếng việt, ngoại trừ dich nó đi kèm định nghĩa đó là gì : Cosmopolitan Natioalism. Khi đưa ra định nghĩa này, bà ấy cũng phải công nhận là hai khái niệm Cosmologisme và Natiolalisme là đối nhau. Nhưng bà ấy dịch từ Cosmos là thế giới, vì thế định nghĩa của bà ấy cho cụm khái niệm trên là (tôi trích)

« Chủ nghĩa thế giới mà các trí thức trong TLVĐ muốn hướng tới là tham vọng phát triển, mong muốn kiến tạo một chủ nghĩa thế giới trong điều kiện của Việt Nam thuộc địa. Tức là họ muốn hướng tới việc tạo một bản sắc riêng mang tính chất dân tộc chủ nghĩa cho Việt Nam.
Martina cho rằng, mọi người thường nghĩ chủ nghĩa thế giới và chủ nghĩa quốc gia dân tộc là hai cái đối nghịch nhau, chồng lấn nhau nhưng những thành viên của TLVĐ lại cố gắng giới thiệu những giá trị bên ngoài không chỉ từ phương Tây mà còn từ chính những xã hội thuộc địa vào trong Việt Nam và cố gắng hoàn thiện nó để kiến tạo nên một bản sắc chủ nghĩa quốc gia dân tộc theo kiểu của Việt Nam.
Từ góc độ này chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa TLVĐ với một số phong trào diễn ra trước đó như của Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh. Trong khi các phong trào này cố gắng dịch, đưa những giá trị của phương Tây vào xã hội Việt Nam theo đúng nghĩa đen thì TLVĐ cũng mượn những ý tưởng ấy, nhưng họ nhấn mạnh rằng chúng ta phải xây dựng những giá trị của chúng ta trên nền tảng bản địa, nền văn chương và nền tảng quốc ngữ của chúng ta.
“TLVĐ muốn nhấn mạnh với chúng ta rằng chúng ta phải tạo ra giá trị quốc gia dân tộc của Việt Nam với tư cách là một giá trị bình đẳng giữa những chủ nghĩa quốc gia dân tộc, giữa các nước ở trong cộng đồng thế giới”, GS. Martina nhấn mạnh. »

Tất cả đoạn văn trên, đã cho người ta thấy bà ấy nhìn sai Tự lực văn đoàn (viết tắt TLVD) thế nào, và gốc của nó là tiếp tục một tư duy lề trái nhằm tạo ra một thứ chủ nghĩa dân tộc giả tạo (fake) với các nhân vật là tay sai của thực dân Pháp, là nòng cốt của chủ nghĩa thực dân ở VN Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, rồi TLVD (thực ra chỉ có Nhất Linh) để tạo ra một hệ gia phả « chủ nghĩa dân tộc tay sai thực dân » được viết bóng bẩy với khái niệm Cosmopilitan Natioalism.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 1 2023, 10:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hãy phân tích từng đoạn một :
Đoạn đầu tiên « Chủ nghĩa thế giới mà các trí thức trong TLVĐ muốn hướng tới là tham vọng phát triển, mong muốn kiến tạo một chủ nghĩa thế giới trong điều kiện của Việt Nam thuộc địa. Tức là họ muốn hướng tới việc tạo một bản sắc riêng mang tính chất dân tộc chủ nghĩa cho Việt Nam »
Tôi bình : các nhà văn trong tự lực văn đoàn không đưa ra một khái niệm chủ nghĩa thế giới nào cả. Vào thời điểm họ sống không có khái niệm này. Thế giới quan của họ được đan xen bởi văn hóa truyền thống đang bị chế độ thực dân vừa làm tan rã, vừa muốn giữ lại cái đế phản động của nó (thông qua chính quyền nhà Nguyễn còn lại) để cai trị. Nếu nhìn xa hơn thì họ sẽ thấy những gì đang diễn ra ở TQ (cách mạng Tân Hợi,Bắc Phạt Quốc dân đảng TQ), .., tiếp đó là ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô. Trong xã hội thuộc địa, phần ảnh hưởng TQ và Liên Xô, là phần thực dân Pháp cấm. Như vậy về mặt chính danh họ chỉ biết tới truyền thống dân tộc và sự « văn minh » của Pháp. Thậm chí họ không biết tới Mỹ, và ảnh hưởng của Nhật như thời Đông du cũng không còn. Về thân phận, theo truyền thống họ là những trí thức, nhưng cách định danh bằng hình thức thi cử Nho giáo không còn, trí thức, bằng cấp không mang lại cho họ một con đường lập danh, họ cũng không được hệ thống hành chính thuộc địa trưng dụng, mà phải tự kiếm sống bằng vốn trí thức tây học của họ trong một môi trường đô thị. Vì thế cái nhìn của họ là cái nhìn của « thị dân thuộc địa ». Giữa văn minh Pháp (mà họ được hấp thụ qua giáo dục, hay tự học) và văn minh truyền thống (gia đình, lối sống, sự cai trị của chính quyền nhà Nguyễn còn lại) cái nhìn của tường người khác nhau. Với Xuân Diệu, cái nhìn của nhà thơ là tâm tư của một thị dân Pháp, vì tôi đọc được tiếng Pháp, điều làm tôi ngạc nhiên là thơ của ông thời trước cách mạng, điều làm cho ông nổi danh rất giống thơ Rimbaud, Verlain của Pháp, là những nhà thơ chắc chắn ông được học thông qua chương trình giáo dục. Chỉ có mô típ là VN thôi. Với Thế Lữ, truyền thống là quá khứ oai hùng mà ông buồn bã gặm nhắm lại như trong bài thơ « con hổ trong chuồng » (tôi không nhớ chính xác tên) của ông. Với Thạch Lam thì truyền thống là thế giới thơ mộng, của các cô thôn nữ (nhưng ông lấy hình ảnh từ các nữ sinh Tây học mà ra, chứ không phải thôn nữ thật) « dưới bóng Hoàng lan » (đây cũng là một tên truyện của ông, mà tôi yêu thích) hoàn toàn không có thực. Với Khái Hưng thì là cuộc sống và đấu tranh cho tình yêu lứa đôi, trong một dạng hạnh phúc (hay bất hạnh) của quan niệm gia đình truyền thống « cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy ». Câu chuyện biếm họa Lý toét của Nhất Linh cũng vậy. Đây là một cái nhìn thị dân với cuộc sống và cách sống nông thôn). Trong các tác phẩm của họ, nông thôn truyền thống không chỉ là hủ tục mà tùy theo từng nhà văn. Nếu họ quảng cáo cho tình yêu lứa đôi, thì họ cũng chỉ ra nhưng khó khằn phức tạp của nó. Dù sao đi nữa, thì cái nhìn với xã hội thị dân của họ cũng positif và không mang đậm được mấu sắc phê phán xã hội của các nhà văn hiện thực phê phán : Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, .. về sau. Có thể sự mới mẻ của xã hội thị dân đã giúp cân bằng phần nào tính chất thực dân của nó, mà các nhà văn tôi vừa nói trên nhìn rõ hơn.
Như vậy « chủ nghĩa thế giới trong điều kiện VN thuộc địa » là cái quái gì, nếu không phải là sự phản ánh một xã hội « thị dân thuộc địa » lệ thuộc. Tôi cũng không hiểu « tạo một bản sắc riêng mang tính dan tộc chủ nghĩa cho VN » là ra sao. Toàn nhưng thứ cụm từ lằng nhằng rắc rối mà vô nghĩa.

Đoạn tiếp : Martina cho rằng, mọi người thường nghĩ chủ nghĩa thế giới và chủ nghĩa quốc gia dân tộc là hai cái đối nghịch nhau, chồng lấn nhau nhưng những thành viên của TLVĐ lại cố gắng giới thiệu những giá trị bên ngoài không chỉ từ phương Tây mà còn từ chính những xã hội thuộc địa vào trong Việt Nam và cố gắng hoàn thiện nó để kiến tạo nên một bản sắc chủ nghĩa quốc gia dân tộc theo kiểu của Việt Nam. »
Cái phần đầu câu thì đúng, vì chủ nghĩa thế giới phần cosmopolitan , chủ nghĩa dân tộc phần Nationalism trong khái niệm bà ấy lập ra đối nghịch nhau, còn phần thứ 2, khi bà ấy nói tới việc « giới thiệu các giá trị từ chính những xã hội thuộc địa vào trong VN và hoàn thiện nó » thì tôi chịu, không hiểu bà ấy tìm thấy điều này ở đâu. Phai chăng TLVD có những tác phẩm bí mật mà chỉ bà ấy được đọc.
Đoạn cuối : Từ góc độ này chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa TLVĐ với một số phong trào diễn ra trước đó như của Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh. Trong khi các phong trào này cố gắng dịch, đưa những giá trị của phương Tây vào xã hội Việt Nam theo đúng nghĩa đen thì TLVĐ cũng mượn những ý tưởng ấy, nhưng họ nhấn mạnh rằng chúng ta phải xây dựng những giá trị của chúng ta trên nền tảng bản địa, nền văn chương và nền tảng quốc ngữ của chúng ta.
“TLVĐ muốn nhấn mạnh với chúng ta rằng chúng ta phải tạo ra giá trị quốc gia dân tộc của Việt Nam với tư cách là một giá trị bình đẳng giữa những chủ nghĩa quốc gia dân tộc, giữa các nước ở trong cộng đồng thế giới”, GS. Martina nhấn mạnh. »
Việc bà ấy nối gót Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh đã chứng tỏ bà ấy có một nhận thức positif với những người này, và bà ấy lờ đi rằng họ là một bộ phận của bộ máy thực dân, chính quyền thực dân, và như vậy cách hiểu nationalisme của bà ấy có vấn đề, và vì thế tôi cũng hiểu là tại sao bà ấy cố gắng gắng gắn liền Cosmopolitan với Nationalism. Trong cách hiểu này thì khái niệm Nationalism nó giống như cái lá nho che đi cái .. hĩm (cos-mopilitan) trong các tranh thánh thời trung cổ ở Châu Âu.
Với tôi, TLVĐ là một phong trào văn học, có tác động tới xã hội thời thuộc địa. Nó có được là do sự phát sinh các đô thị thời thực dân, trong quá trình khai thác thuộc địa của Pháp ở VN. Quá trình này là một quá trình Âu hóa (europenisation) chứ không phải hiện đại hóa( modernisation). Vào thời Pháp thuộc thì hai cụm từ này được hiểu trùng nhau. Còn tại sao Pháp có thể chấp nhận Âu hóa mà không chấp nhận hiện đại hóa, bởi vì hiện đại hóa sẽ tạo ra sự cạnh tranh cho nó, còn Âu hóa thì sẽ tạo ra tay sai cho nó. Nhưng với người VN, thì âu hóa vào thời điểm này được hiểu trùng với hiện đại hóa.
Ảnh hưởng của TLVĐ thực ra chỉ ở đô thị, có thể coi nó như một dạng phong trào xã hội nhưng không phải là phong trào chính trị. Tại sao với một phong trào xã hội như vậy, mà chế độ thực dân vẫn tìm cách cấm, bởi vì bản thân chính sách của nó cũng có mâu thuẫn. Do nó vẫn sử dụng chính quyền nhà Nguyễn như một dạng truyền thống phong kiến để trấn áp và giữ xã hội trong lạc hậu, nên khi TLVĐ cổ vũ cho lối sống Âu hóa, thì lại chỉ trích hủ tục(vì họ coi là hiện đại hóa), mà hủ tục lại là điều Pháp muốn giữ làm công cụ cai trị.
Câu cuối cùng (và được bài báo tô chữ nghiêng nhấn mạnh) « “TLVĐ muốn nhấn mạnh với chúng ta rằng chúng ta phải tạo ra giá trị quốc gia dân tộc của Việt Nam với tư cách là một giá trị bình đẳng giữa những chủ nghĩa quốc gia dân tộc, giữa các nước ở trong cộng đồng thế giới”, GS. Martina nhấn mạnh. »
Cấu cuối cùng về ý thì tôi hoàn toàn đồng ý với bà giáo sư. Nhưng đó chắc chắn không phải là lời, hay chủ thuyết của TLVĐ.
Một điều buồn cười nữa, đó là cả bà ta và tham luận đáp lễ, đều nói tới « xã hội công dân », nhưng vào thời thuộc địa không có xã hội công dân. Công dân chỉ tồn tại trong xã hội của một nhà nước độc lập, có chủ quyền thực sự, là một nước cộng hòa. Điều mà nhà nước hiện tại ở VN đáp ứng được. Vì thế hiện nay ta có khái niệm công dân VN. Thời thuộc địa không có điều này, chế độ thuộc địa dựa tren sự phân biệt xã hội để bóc lột, lấy đâu ra công dân. Vì thế tôi mới nói rằng các nhà văn TLVĐ sống trong một môi trường « thị dân thuộc địa ».
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 10 2023, 05:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy để hiểu chính xác, và không bị các thứ ngụy biện vớ vẩn ở trên, thì phải tìm hiểu xem thực chất chủ nghĩa dân tộc (nationalisme) là gì. Trong chủ đề phê phán các nhà Tây học, tôi đang nói điều này, khi phân tích bài của ông Vương, và tôi sẽ viết tiếp. Trong chủ đề ấy tôi cũng đã nói tới vấn đề các học giả phương Tây hiện đại thường tìm cách làm nhòa chủ nghĩa dân tộc đi, vì nó đi ngược lại quyền lợi của chủ nghĩa đế quốc, nhưng nó cũng có thể dựng lên chủ nghĩa dân tộc fake để lợi dụng. Vậy chủ nghĩa dân tộc chính xác là gì ?
Trả lời : đó là nhận thức của một cộng đồng người về chủ quyền chính trị, kinh tế, xã hội, lãnh thổ được đảm bảo thông qua một nhà nước, mà hạt nhân của nó là các công dân bình đẳng về quyền lợi theo luật pháp của nhà nước đó.
Nhìn vào cái định nghĩa trên, điều người ta có thể vặn lại tôi là : thế ngôn ngữ, tiếng nói, văn hóa, lịch sử, tôn giáo .. nằm ở đâu.
Câu trả lời, đó là những nhận thức góp phần tạo ra chủ nghĩa dân tộc, chứ nó không phải là chủ nghĩa dân tộc. Ta có thể lấy ngay ví dụ lịch sử VN. Đó chính là bài thơ của Lý thường Kiệt « Nam Quốc sơn hà nam đế cư ». Bài thơ nói tới chủ quyền lãnh thổ, hoàn toàn không nói tới những điều khác như văn hóa, tập tục,.. Tại sao ? bởi nhà Lý, cũng như các triều đại VN khác, là một đất nước có cả rừng núi, đồng bằng. Do văn hóa đồng bằng là chủ đạo, là cái lõi của nền văn minh VN là văn minh lúa nước (ta gọi là văn minh sông Hồng), thì vùng phủ sáng của nó được đảm bảo bởi nhà nước VN (phong kiến hay không). Nếu KHÔNG CÓ CHỦ QUYỀN thì không có chủ nghĩa dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, mà ta có thể coi là một thứ « xẻ thịt » vùng sắc tộc Tầy Thái nằm giữa hai biên giới VN-TQ, một phần vùng này, tức là vùng Việt Bắc nhập vào VN, phần còn lại TQ vẫn giữ và từ đó có khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây) ngay nay. Nói một cách khác văn hóa sông Hồng và chủ quyền nhà nước VN bao tới Việt Bắc. Đây không phải là một cuộc xâm lược từ đồng bằng, mà là sự sát cách của các tù trưởng Tầy, Nùng vùng núi cùng với quân đội triều đình nhà Lý với các lãnh tụ mà lịch sử còn ghi : Thân Cảnh Phúc, Tôn Đản, .. chiến đấu chống quân Tống tạo ra.
Một ví dụ khác, vừa khẳng định nguyên tắc chủ quyền, vừa dẫn tới lầm lẫn, nếu ta tìm hiểu không kỹ. Đó chính là bài Binh Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.
Trong bài này, chủ yếu phần đầu tiên có những ý sau
1- Chủ quyền lãnh thổ (« núi sông bờ cõi đã chia »)
2- Chủ quyền lịch sử (« Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời gây nền độc lập », « hào kiệt đời nào cũng có »)
3- Chủ quyền văn hóa (« Nước Việt ta từ trước, đã xưng nền văn hiến từ lâu »)
4- Sự khác biệt văn hóa với TQ (« phong tục bắc nam cũng khác »)
Nhưng thế vẫn chưa đủ, mà còn có một ý nữa, không thuộc vào chủ nghĩa dân tộc mà là chủ nghĩa nhân văn đó là sự tàn bạo của nhà Minh đi ngược với những nguyên tắc nhân văn (« nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai họa, DỐI TRỜI LỪA DÂN ĐỦ MUÔN NGÀN KẾ ») vì thế phải giành lại chủ quyền do «lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo »)
Ở đây ta chỉ thấy có điều thứ 4, là hạn hẹp hơn, còn những điều còn lại và vấn đề chủ nghĩa nhân văn chính là nội dung của chủ nghĩa dân tộc. Đó là vấn đề CHỦ QUYỀN.
Sự lầm lẫn có thể tới khi người ta coi văn hiến, phong tục như dạng ngôn ngữ, tiếng nói, lối sống. Nhưng nếu hiểu thế là hiểu nhầm ý của Nguyễn Trãi, vì phải hiểu nó như một nhà Nho. Với nhà Nho có văn hiến tức là có chữ viết, hiểu và thực hành các luân lý của đạo Nho. Ở đây Nguyễn Trãi vừa đề cập tới chủ quyền lãnh thổ (như Lý Thường Kiệt) nhưng đồng thời cũng chỉ ra rằng cái giá trị nhân văn mà nhà Minh xâm lược VN là fake, mà không phải văn hiến. Ngược lại việc Bình Ngô của nhà Lê chính là việc thực hiện và thiết lập lại văn hiến. Văn hiến là giá trị chung của cả nhà Minh lẫn nhà Lê, nhưng nhà Minh khi xâm lược VN đã không thể hiện điều đó, mà chỉ thể hiện sự hung tàn. Tức là ông thuộc loại văn hiến đểu nên phải đánh đuổi ông đi.
Tại sao Nguyễn Trãi lại làm giầu thêm khái niệm chủ nghĩa dân tộc như vậy, mà Lý thường Kiệt lại không nói tới ? bởi bản chất hai cuộc chiến tranh khác nhau. Khi nhà Lý đánh nhà Tống, thì nhà Tống không đặt được ách thống trị ở VN. Đây chỉ là cuộc chiến tranh giữa hai nước. Như thế thì Lý Thường Kiệt không cần phải nói tới nhưng điều kia. Ngược lại cuộc kháng chiến chống quân Minh thì lý do của nó thật ra không khác gì chống Pháp, chống Mỹ về sau, vì kẻ xâm lược bao giờ cũng tuyên truyền là mang văn minh tới cho người ta để biện hộ.
Vấn đề này cũng được Bác Hồ viết trong tuyên ngôn độc lập. Điều thú vị là bác đã viện dẫn việc độc lập của VN theo nhận thức hiện đại có tính chất tư pháp, luật pháp. Và từ trên cơ sở này mà bản tuyên ngôn độc lập được viết. Nó nói tới cái gì
1- Đó là mỗi người đều có quyền tự do, bình đẳng (đây chính là khái niệm công dân hiện đại, được bác trích ra từ tuyên ngôn độc lập Mỹ)
2- Về mặt luật pháp, nước VN dân chủ cộng hòa ra đời vì lấy lại chính quyền từ tay Nhật, chứ không phải Pháp. Điều này cực kỳ quan trọng, nhưng ta ít để ý, bởi vì giữa Pháp và chính quyền nhà Nguyễn danh chính ngôn thuận là nhà Nguyễn được Pháp bảo hộ để mang tới văn minh, nó có lấy độc lập của mình đâu, vậy đòi độc lập làm gì.
3- Vậy tại sao ta lấy chính quyền từ tay Nhật mà .. không trả lại Pháp bởi vì chính sách bất bình đẳng của Pháp ở VN, bóc lột tàn hại người Việt bằng rượu cồn, thuốc phiện, .. Ý tưởng này giống như ý của Nguyễn Trãi nói tới sự tàn bạo của nhà Minh nhân danh nhân nghĩa.
Như vậy chỉ bằng lịch sử VN, ta cũng có thể thấy chủ nghĩa dân tộc nói chung, và chủ nghĩa dân tộc của người Việt nói riêng là nhận thức cộng đồng dựa trên khái niệm chủ quyền (lãnh thổ, kinh tế, chính trị) của cộng đồng đó. Chủ nghĩa dân tộc của người Việt này luôn gặp phải « sự xâm lược núp bóng truyền bá văn minh » của các thế lực xâm lược
Từ những điều trên, ta có thể nhìn nhận thấy rõ như ban ngày tất cả những luận điệu núp bóng viết lại lịch sử, cập nhật lịch sử nhằm tô vẽ cho các nhân vật thời thuộc địa, từ đó làm nhòa đi ý nghĩa thực sự của vấn đề.
(còn tiếp)




--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 10 2023, 07:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy, thời thuộc Pháp, những chính sách của thực dân Pháp nhằm tạo điều kiện cho Pháp bóc lột thuộc địa được tốt hơn. Do khai thác thuộc địa mà Pháp tạo ra các đô thị, lập nhà máy điện, nước, ..Chính sách dùng chữ quốc ngữ cũng nằm trong phạm vi này. Điều này tôi đã nói trong chủ đề chữ quốc ngữ, nên không nói lại. Chỉ nói thêm rằng, việc phổ cập chữ quốc ngữ bởi vì Đông Dương không phải là thuộc địa di dân của Pháp, người việt lại quá đông, trong đó người Kinh chiếm đa số. Chính vì thế Pháp mới có kế hoạch chia nhỏ người Kinh ra nhằm tạo ra các sắc tộc khác nhau : Nam, Trung, Bắc dựa trên chế độ hành chính khác nhau. Ở mỗi vùng, Pháp lại tách tiếp : Tây Nguyên với Trung kỳ, ngoài Bắc thì Tây Bắc, Việt bắc với đồng bằng. Nhưng bắt buộc phải dùng tiếng Việt, nếu giả dụ Pháp có thể tạo ra tiếng riêng cho từng vùng thì nó đã làm rồi.
Trong hồi ký của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước, ông có nói về bài hát « lên đàng » do ông sáng tác, trong đó có câu « Ta người Việt Nam ». Bài hát được sáng tác vào năm 1944, trước tổng khởi nghĩa, và sở dĩ có câu đó là vì trước khi thực dân Pháp bị Nhật khóa cổ, thì nói tới người Việt Nam sẽ bị Pháp cho đi tù, với thực dân Pháp không có người Việt nam chỉ có người an na mít (Trung kỳ) , tông kinh noa (bắc kỳ), cô sanh sin (Nam kỳ), chính vì thế ông mới viết lời bài hát như vậy.
Có một điều rất buồn cười, đó là ở Pháp tôi có gặp việt kiều nói được tiếng việt, đọc được truyện tiếng việt. Ai cũng nghĩ rằng như vậy là quá chuẩn, nhưng ông ấy không dịch được tiếng Pháp ra tiếng việt, do học từ thời thực dân, vào tới trung học là học bằng tiếng Pháp, kết quả tiếng việt chỉ để giao tiếp bình thường, đọc được cả thơ Xuân Diệu nhưng động đến các sách tiếng việt như toán, sinh vật, hóa, luật, .. thì chết cứng. Những đứa trẻ con VN ở nước ngoài cũng vậy. Như vậy để chữ quốc ngữ có thể trở thành công cụ của tiếng việt như ngày nay, ta không thể không nói tới công lao của những người làm từ điển tiếng việt, và đặc biệt việc thành lập đại học Tổng hợp, rồi đại học bách khoa ở Hà nội sau giải phóng thủ đô, đã khiến cho tiếng việt và chữ quốc ngữ bao trùm tất cả lĩnh vực giáo dục văn hóa, trở thành tiếng việt như ngày nay.
Còn tại sao cái mốc thành lập đại học tổng hợp và Bách khoa Hà nội lại quan trọng, bởi vì lúc đó ở trong Nam chính quyền miền nam (chính quyền Diệm) vẫn muốn tiếp tục dùng tiếng Pháp trong đại học, nhưng do để cạnh tranh với miền Bắc và chứng tỏ ta cũng đủ mùi quốc gia, « Ngô tổng thống đánh đuổi thực dân Pháp », nên miền Nam cũng làm theo.
Chính vì thế nếu Tự lực văn đoàn, hay các nhà văn Nam Bộ (như Hồ Biểu Chánh) có viết văn bằng tiếng việt thì nó cũng chưa đủ để nói đó là chủ nghĩa dân tộc, và họ vẫn nằm trong khuôn khổ chính sách cai trị văn hóa của thực dân Pháp.
Chính vì thế, khi nói tới nhà thơ Xuân Diệu, Cù Huy Cận, Thế Lữ, .. nếu nói họ là những người theo chủ nghĩa dân tộc là đúng, nhưng không phải là do các sáng tác của họ thời thuộc Pháp tạo ra mà vì họ đã « sống chiến đấu » trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ về sau.
Trong bài báo viết về câu chuyện Tự lực văn đoàn, bà Martina có đề cập tới vấn đề Cos-mopolitan và nationalisme ? vậy quan hệ giữa chúng như thế nào. Nó nằm ở điểm này.
Một người theo chủ nghĩa dân tộc hoàn toàn có thể có nhận thức « thế giới » (theo cách dịch của bà Martina tính từ Cosmopolitan), nhưng nhận thức này phải được khúc xạ lại theo nhận thức chủ quyền tôi nói ở trên. Và điều này không phải là điều gì xa lạ, bởi các cụ nhà Nho ngày xưa đã thế. Nhà Nho Vn theo Nho giáo, như vậy là một dạng nhận thức thế giới vào thời điểm đó, nhưng các cụ đã khúc xạ nó lại theo chữ QUỐC (tức là chủ quyền). Vì thế Nho giáo VN có cụm từ « Trung quân Ái quốc » (trung với vua và yêu nước) ngược lại Nho giáo TQ, vì họ coi họ là cả thiên hạ nên nó chỉ có Trung quân thôi.
Sự khúc xạ này, tôi còn dùng từ nữa là « đổi hệ quy chiếu » là điều quyết định để nói một học giả, một nhân vật chính trị cùng có nhận thức thời đại, thế giới có phải là người theo chủ nghĩa dân tộc hay không.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 10 2023, 09:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ tôi sẽ lấy vài thí dụ VN,để làm rõ thêm nhận thức chủ nghĩa dân tộc thế nào.
1- Chính quyền miền Nam cũ có phải là chính quyền dân tộc không ? câu trả lời là KHÔNG. Tại sao ? vì nó không có chủ quyền. Người Mỹ còn thì ông còn, người Mỹ rút thì ông đổ, lúc nó còn đó nó thích đưa ai lên thì đưa. Vì thế mặc dù tên nhà nước là quốc gia, nhưng nó là fake.
2- Phan Bội Châu. Có thể coi cụ là hiện thân của chủ nghĩa dân tộc truyền thống đi thẳng từ Nho giáo mà ra, văn học, sự nghiệp, cuộc đời của cụ đều nằm trong đó. Vào giai đoạn cuối, khi cụ bị Pháp giam lỏng ở Huế, cụ có nói tới « Pháp Việt đề huề » (tức là sự hợp tác Pháp Việt trong khuôn khổ chế độ thực dân), nhưng đây có thể coi là điểm không hoàn hảo của cuối đời.
3- Phạm Duy có phải là người theo chủ nghĩa dân tộc không ? KHÔNG. Tại sao ? vì ông ta có đấu tranh cho chủ quyền dân tộc bao giờ đâu. Hơn Nhất Linh, ông ấy có đi kháng chiến chống Pháp, nhưng rồi về lại vùng Pháp tạm chiếm, làm cho đài Pháp Á, rồi vào Nam. Cuối đời ông ta về VN sống. Như vậy chỗ nào lợi cho cá nhân ông ấy thì ông ấy đi, dù ông ấy đóng góp cho nhạc VN, đặc biệt là một nhân chứng của thời kỳ chuyển tiếp nhạc dân tộc sang nhạc nhẹ phương Tây. Một nhân cách cơ hội như vậy, có thể là hình mẫu yêu dấu cho nhiều người, nhưng nhân cách đó không phải là nhân cách của chủ nghĩa dân tộc.
4- Lưu Hữu Phước có phải là người theo chủ nghĩa dân tộc không ? Chắc chắn 100%, hãy xem những bài hát ông viết, nó thể hiện tinh thần dân tộc rõ ràng, và cuộc đời ông cũng vậy.
5- Nam Cao có phải là người theo chủ nghĩa dân tộc không ? CHUẨN. Vào thời thực dân Pháp, ông ấy cũng sáng tác như nhiều nhà văn khác. Lúc này ông chưa phải theo chủ nghĩa dân tộc. Nhưng ông đã theo kháng chiến, hi sinh, và tác phẩm của ông thời kháng chiến cũng hay như giai đoạn văn học hiện thực phê phán.
6- Nguyên Ngọc. Nhà văn bắt đầu bằng chủ nghĩa dân tộc, nhưng kết thúc cuộc đời thì chưa biết.
7- Phạm Quỳnh có phải là người theo chủ nghĩa dân tộc không ? KHÔNG, vì sự nghiệp chính trị của ông này hoàn toàn phục vụ chủ nghĩa thực dân Pháp. Ngay cả khi ông ta nói “truyện Kiều còn, nước ta còn” nó cũng chỉ là thứ hỏa mù hoàn toàn nằm trong vòng tay chính sách văn hóa của thực dân Pháp.
8- Nguyễn Văn Vĩnh có phải là người theo chủ nghĩa dân tộc không ? KHÔNG, là phiên dịch cho chính quyền thuộc địa Pháp, lúc nó sa thải thì đi khai mỏ rồi chết, nói về tinh thần dám nghĩ dám làm thì đúng, nhưng chỉ thế thôi.
Qua mấy ví dụ như thế để thấy rằng, văn hóa VN là một văn hóa trường tồn, và văn hóa này tồn tại ngay cả thời thực dân cũ và mới. Hiển nhiên trong mọi môi trường nó đều có hoạt động, và từ đó những nhân vật đóng góp cho nó. Nhưng không phải có đóng góp cho nó (nhiều khi là từ vinh thân phì gia mà ra) thì automatic trở thành người theo chủ nghĩa dân tộc.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 17 2023, 09:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy phải hiểu và đánh giá tự lực văn đoàn thế nào cho chính xác. Với tôi nhóm này là một nhóm hoạt động văn học, được Nhất Linh và Khái Hưng khởi xướng (chứ không phải chỉ có Nhất Linh). Mô hình của nó có lẽ là cóp pi theo hình thức sinh hoạt văn hóa ở mẫu quốc, cụ thể là Paris. Ở Pháp vào thời kỳ này, các trí thức thường thích lập ra các nhóm, ra hiến chương, mà nổi tiếng nhất có thể coi là model có lẽ là nhóm Đa đai ít (Dadaisme) hay nhóm siêu thực về sau (Surrélalisme).
Sách vở của TLVD nhằm phục vụ cho thị hiếu của thị dân thuộc địa ở VN, chủ yếu là Hà nội và Sài gòn. Nó là sản phẩm của các trí thức VN tây học (học ở trường Pháp, vì chế độ thi cử Nho giáo và lối học Nho giáo đã bị xóa bỏ) nhưng không làm việc cho chính quyền thục dân (điều này không đúng với Xuân Diệu, vì ông là kỹ sư canh nông, có làm việc cho chính quyền thuộc địa) mà sinh sống tự do bằng cách làm báo, dậy học.
Vào thời kỳ này, thì viết báo có lẽ cũng như ta chơi mạng xã hội ngày nay, nhưng nó phức tạp hơn vì phải in ấn, xuất bản, ..
Các nhà văn này nổi tiếng, cũng giống như các loại blogger, và các loại youtuber gây ảnh hưởng trên mạng hiện tại.
Do cách nhìn thị dân, âu hóa, tất nhiên các sách vở của họ (không phải tất cả mà chỉ một phần, vì mỗi nhà văn nhà thơ có cái nhìn khác nhau) có đả kích chế riễu thói hư tật xấu ở nông thôn, nhưng đấy là cái nhìn thị dân, giống như hiện tại có các thể loại dân liều lảng vảng ở các bến xe, lợi dụng sự ngây thơ của người nông thôn ra để bắt nạt, lừa bịp, chế diễu (tôi nói hơi thâm xưng một tý, nhưng sự thật nó không khác lắm đâu, vì thế không thể coi nó là dạng “muốn cải cách tự lực” gì cả)
Viết về xã hội VN truyền thống hay ở đô thị có cái nhìn cực kỳ sâu sắc, thì không có trong tự lực văn đoàn. Chuẩn nhất về vấn đề nông thôn ta có thể nói tới Ngô Tất Tố. Cả ba tác phẩm của ông đều được coi là kinh điển và có giá trị về nghiên cứu truyền thống nông thôn Vn về đủ mọi mặt (truyền thống Nho giáo : Lều chõng, truyền thống làng xã ở miền Bắc : Việc làng, phân tích phê phán xã hội học : Tắt đèn), nói về xã hội đô thị thực dân nhố nhăng thì không ai vượt được Vũ Trụng Phụng với Số đỏ. Nhà văn Nam Cao, viết về cả nông thôn (Chí Phèo), xã hội thị dân nghèo (Sống mòn), khó khăn và vấn đề thời kháng chiến (Nhật ký Việt Bắc, hay một truyện ngắn nói về dân thành thị tản cư về nông thôn thời kháng chiến mà tôi quên mất tên) đều xuất sắc. Đấy là không kể tới Nguyễn Công Hoan, hay Nguyên Hồng.
Nhận thức của sách vở TLVD về nông thôn, đô thị, gặp họ thì đều .. mất điện, chẳng là gì. Vì thế với tôi đóng góp lớn nhất của TLVD là về thơ mới (Xuân Diệu), rồi tiếp đó là một phần của quan niệm âu hóa mà họ chuyển tải thông qua việc cổ vũ cho tình yêu cá nhân, .. còn nhận thức của họ về xã hội thị dân đô thị thực dân, về truyền thống .. đều rất hời hợt không có gì.
Còn muốn tìm hiểu (mà không phải gán ghép bậy bạ thông qua cách tung hỏa mù bằng các concept kêu choang choang mà trống rỗng, nếu không nói là lừa bịp) một phong trào văn chương có tình thần hiện đại, yêu nước thì tôi có thể chỉ ngay cho bà Martina Nguyễn Thục Nhi.
Đó chính là phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Phong trào này thật sự là một phong trào văn hóa, mở trường dậy học, kêu gọi người VN làm thương nghiệp, đông du sang Nhật bản học hiện đại hóa. Tất cả những gì bà Martina phải vặn vẹo giả mạo với các concept rỗng tuếch nhằm gán tinh thần yêu nước cho “tự lực văn đoàn version Nhất Linh” đều có một cách tự nhiên trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Ta có thể coi phong trào này kết thúc bằng khởi nghĩa Yên Bái của Đội Cấn. Bởi linh hồn của cuộc khởi nghĩa về tư tưởng, tinh thần chính là Lương Ngọc Quyến, con cụ Lương Văn Can người khởi xướng ra phong trào này. Lương Ngọc Quyến đã vượt biển sang Nhật Đông Du, lúc về VN bị Pháp bắt đi tù đến bại liệt cả hai chân. Chính ông đã khuyến khích giác ngộ Đội Cấn và những người lính khố xanh ở Yên Bái nổi dậy khởi nghĩa.
Vào giữa thập niên 90, ở VN cũng đã in và tập hơp lại các tác phẩm của Đông Kinh Nghĩa Thục. Đáng tiếc là lúc đó tôi nhìn thấy mà lại không mua, sau tiếc hùi hụi, vì sau này trong các lần về VN, tôi cũng tìm kiếm được một ít nhưng chúng rải rác. Nghiên cứu Đông Kinh Nghĩa Thục, ta có thể hiểu được giữa Tân Nho, cải cách văn hóa giáo dục theo hướng hiện đại hóa (theo bà Martina là Cosmopolitan) nhưng với nội dung chủ nghĩa dân tộc (nationalisme).
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái này có được viết thành một cuốn tiểu thuyết lịch sử rất hay, tôi vẫn coi nó là đỉnh của tiểu thuyết lịch sử VN hiện đại. Đó là cuốn “tổ quốc kêu gọi” của Hà văn Tấn. Ông là một nhà sử học, vì thế dù cuốn tiểu thuyết có các nhân vật tưởng tượng, cùng với nhân vật có thật (Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến) được tiểu thu-yết hóa, chúng cũng rất chính xác trong các sử liệu được sử dụng. Đây là điều thú vị, vì từ thời thực dân Pháp đã có khá nhiều tiểu thuyết lịch sử (giờ cũng được in lại) như kiểu “Vua Bà Triệu Ẩu”, nhưng chúng được viết méo mó kiểu .. chuyện chưởng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 17 2023, 09:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để kết thúc phần viết này, vì bà Martina nói tới Nhất Linh, nên tôi cũng nói tới Nhất Linh thông qua cuốn sách mà con ông ấy viết được in ở nước ngoài, nhưng người ta có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng dạng pdf, và về VN cũng có thể mua. Tên cuốn sách hình như là “Nhất Linh, cha tôi” của Nguyễn Tài Thiết.
Đọc cuốn sách này,thì nó không nói rõ ràng cho ta biết “con đường hoạt động cách mạng” của Nhất Linh, rải rác mới có một vài chi tiết thú vị. Ví dụ nhờ cuốn sách tôi mới biết địa chỉ nhóm tự lực văn đoàn ở Hà nội, được Nhất Linh lợi dụng làm trụ sở đảng Đại Việt, sau tháng 9 năm 1945. Cũng được biết thêm rằng, Nhất Linh có khởi xướng ra một phong trào xây dựng nhà cửa bằng mấy tre nứa lá. Khi Nhất Linh biển thủ quỹ của bộ ngoại giao trốn đi, thì gia đình ông này đang ở quê (mạn Hà nam) lập tức bị tự vệ tới bắt. Điều đó chứng tỏ, tổ chức của Việt Minh, vào thời điểm không có mạng Internet, không có điện thoại .. mà rất có tổ chức, hiệu quả. Đây là điều mà tất cả các nhóm chính trị ăn bám bên ngoài kiểu Đại Việt không có.
Điều thú vị nhất với tôi của cuốn sách không phải về Nhất Linh, mà nó cho người ta thấy tâm tư tình cảm của lề trái “Vịt cừu” thế nào, bởi ông Nguyễn Tài Thiết không sống ở Vn theo cách mạng, mà luôn sống trong chế độ thuộc địa cũ của Pháp, rồi chế độ Sài gòn về sau. Như vậy có thể nói tâm tư tình cảm của ông này là 100% ngược chiều với nhà nước VN hiện đại qua giáo dục, môi trường ông ta sinh sống. Điều đầu tiên có thể thấy đó là cảm nhận tự hào của ông ta về Bố mình, và điều này càng được tăng cường khi nhờ cái mác “con Nhất Linh” mà ông ấy rời được khỏi Sài gòn vào năm 1975. Sự tự hào về bố của con cái là chuyện bình thường, nhưng ông ấy cũng rất khôn ngoan khi thấy người dân quê ở làng ông ấy sống còn biết tới Nhất Linh, thì đã dừng lại không tìm hiểu tiếp là người ta biết Nhất Linh theo kiểu nào (kinh trọng như một người yêu nước, hay vì là “phản động” mà người ta biết). Một điều thú vị nữa là ông ấy chỉ sợ người ta lừa, trong khi ông ta cũng chỉ là một dạng việt kiều nghèo chứ không có gì là khủng khiếp. Câu chuyện ông ấy sợ mất 100 đô la trong chuyến xe khách về quê rất là thú vị và là chuẩn tâm lý cho các dạng “vịt cừu” kiểu này. Khi nhìn thấy người dân có xe máy, điện thoại, biết cách làm ăn, thì ông ta chê bai dè bỉu.
Điều đáng ngạc nhiên là chính quyền Vn hiện tại không có trù dập gì nhà ông ấy cả. Mẹ ông ta và Em gái đã được xuất cảnh sáng Pháp từ những năm 80. Ông ta và gia đình ông ấy cũng có thể đưa mộ gia đình về quê ở Quảng Nam (hóa ra gốc gác Nhất Linh là ở Quảng Nam, chứ không phải ở ngoài Bắc). Mặc dù vậy thái độ của ông ta không phải là thái độ biết ơn, hay ít ra là khách quan.
Nhưng trang sách hay nhất với tôi, nếu lọc ra được đó là những gì ông ấy viết về cô em gái của mình, khi ông ta sang Pháp lúc em mất. Điều thú vị nữa, đó là lúc sang Pháp cô em gái này cũng phải đi làm Oshin cho gia đình bà Hoàng Nguyên Hãn để kiếm sống, trước khi dạt về miền nam Pháp.
Thế còn Nhất Linh, sau khi biển thủ tiền của bộ ngoại giao chạy sang Hồng Công vào năm 1946, khi Tưởng phải rút quân khỏi miền Bắc. Ông ta vẫn tiếp tục muốn tìm cách dựa vào Tưởng cùng với Bảo Đại và Trần Trọng Kim. Nhưng chế độ Tưởng cũng chỉ tồn tại thêm vài năm ở TQ lục địa, và kết thúc vào năm 1949. Có lẽ chính vì thế mà Nhất Linh trở về VN vào năm 1950, và sao đó chạy vào Đà lạt tá túc.
Quyển sách của Nguyễn Tài Thiết con ông nói nhiều về cuộc sống đời thường của Nhất Linh thời kỳ này. Nhưng mặc dù ở cùng với bố, ông ta cũng không biết gì về nhưng phi vụ mà Nhất Linh làm ở trong Nam, dẫn tới việc tự tử chết chỉ vài tháng trước khi chế độ Diệm sụp đổ.
Sự nghiệp chính trị của Nhất Linh có lẽ không khác gì Ngô Đình Diệm, vì cùng là những nhân vật có tí tiếng tăm thời thực dân. Nhưng do chủ khác nhau mà cuộc đời chính trị dài ngắn khác nhau. Nhờ vào Mỹ, thông qua giáo hội cơ đốc giáo, Diệm tồn tại được lâu hơn, vì Mỹ nhiều tiền hơn. Ngược lại Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam trông chờ vào Tưởng giới Thạnh, quốc dân đảng TQ thế lực yếu hơn, lại vào thời buổi suy tàn nên sự nghiệp chính trị của Nhất Linh chết sớm. Còn nói về con buôn chính trị, thì Nhất Linh có thể là hình mẫu, có thể là hình mẫu điển hình cũng được. Nhưng nói đó là chủ nghĩa dân tộc, thì đúng là chuyện cười Trạng Quỳnh ngoại trừ dùng thứ concept ngớ ngẩn để tìm cách lèo lái biện bạch biến đen thành trắng kiểu Cosmopoli-tan nationalism của bà Martina.
Đang chờ bà Martina nói rằng tổng thống Mỹ Joe Biden cũng là người theo chủ nghĩa dân tộc VN cosmopolitan. Tại sao ? bởi vì khi bác Tổng sang thăm Mỹ thời Obama, ông Joe Biden lúc này là phó tổng thống có lẩy kiều để đón bác ấy. Theo như Phạm Quỳnh thì “chuyện kiều còn nước Nam còn”, như vậy JoeBiden không phải theo chủ nghĩa Cosmopolitan Nationalism là gì. Cosmopolitan vì ông ấy là người Mỹ, nhưng nationalism VN vì biết lẩy kiều. Thế là Cosmopolitan nationalism rồi.. quá là tuyệt vời, có thể đặt tên là “một cái nhìn mới về tổng thống Mỹ Biden” được không ??.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC