Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

21 Trang « < 19 20 21 

· [ ] ·

 "tôi Tư Duy, Tức Là Tôi Tồn Tại", bình luận câu nói của Descartes

nguyenducquyzen
post May 7 2009, 04:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #201

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(kid @ May 7 2009, 06:52 AM)
QUOTE(Skywalker @ May 7 2009, 11:18 AM)
QUOTE(kid @ May 6 2009, 02:14 PM)
Tâm khiêm hạ giống như cái trũng sâu khiến cho bao nhiêu nước đổ dồn về. Người khiêm hạ sẽ từ từ lấy được vô số đức tính tốt trong thiên hạ
*



Lão Tử nói "bất cảm vi thiên hạ tiên" là một trong 3 báu vật của Đạo gia. Xem ra Kid cũng thấu đạt cái ý này rồi đó. laugh.gif

Khiêm hạ hay không khiêm hạ là việc của mỗi cá nhân, nhưng nói chuyện với nhau cho vui thì tôi muốn hỏi Kid, rằng Kid có biết nghiệp báo của khiêm hạ còn gì nữa không? ngoài việc từ từ lấy được vô số đức tính tốt trong thiên hạ, người khiêm có chịu ác báo nào không?
*


^^! Như lý tác ý .... hiêm hạ không đúng lúc, nhường nhịn cái sai ... không dũng khí đúng lúc , hiền mà không có trí thì hơi dở. Chắc cũng không có nhiều ác báo lắm ^^
Từ khiêm hạ theo em là HIỀN NHÂn + TRÍ TUỆ ... không phải hiền ngu, cũng không phải là nhu nhược ...
Tâm khiêm hạ giống như cái trũng sâu khiến cho bao nhiêu nước đổ dồn về. Người khiêm hạ sẽ từ từ lấy được vô số đức tính tốt trong thiên hạ
Nếu có ác báo nào, xin anh Sky ^^ chỉ giáo thêm ạ
*


KLid tự đánh giá Kid có khiêm hạ không?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
kid
post May 7 2009, 06:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #202

Senior Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 533
Tham gia từ: 9-July 08
Thành viên thứ: 5.164

Tiền mặt hiện có : 30.896$
Số tuần chưa đóng thuế : 3

Bình chọn :



Ko ạ ... smartass.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post May 7 2009, 09:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #203

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



QUOTE(kid @ May 7 2009, 01:52 PM)
Tâm khiêm hạ giống như cái trũng sâu khiến cho bao nhiêu nước đổ dồn về. Người khiêm hạ sẽ từ từ lấy được vô số đức tính tốt trong thiên hạ
Nếu có ác báo nào, xin anh Sky ^^ chỉ giáo thêm ạ
*



Anh chỉ giáo cho Kid là khiêm hạ sẽ bị quả báo bằng ... bị cõng đi chơi! sp_ike.gif

Ca dao có câu: "gần chùa gọi bụt bằng anh, thấy bụt hiền lành cõng bụt đi chơi" sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 11 2020, 12:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #204

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Skywalker @ Nov 1 2006, 06:59 PM)
Một tối rảnh rỗi, ngước nhìn bầu trời sao và tự hỏi mình: "nếu ngày mai tôi chết, những vì sao kia còn còn lấp lánh nữa không?".

Câu hỏi ấy thật dễ dàng trả lời, nhưng tại sao bao thế hệ con người vẫn gặp khó khăn để chấp nhận nó?! Ngũ Tổ cũng phải có kệ rằng:

Hữu tình lai hạ chủng
Nhân địa quả hoàn sinh


Descartes cũng giống chủng ấy, cũng cái tình ấy mà lưu lại lời nói.

Tôi thì muốn có cyborg thế hệ kế tiếp của con người laugh.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
*



Em nhớ có lần nói với bác Quyzen về chủ đề này.
Bác Quyzen cười to và nói là: Ông Descartes nói rõ thế còn gì. Tôi tư duy tức là tôi tồn tại, chứ còn sao nữa? laugh1.gif
Em lúc đó chợt nhớ ra là: Ờ đúng, nhờ hành động tư duy mà biết là mình tồn tại.
Một cách hiểu thật đơn giản và chính xác!


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 11 2020, 05:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #205

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



« Ego cogito, ergo sum » (tôi tư duy tức tôi tồn tại) là một câu của nói của nhà triết học Đề Các, người đặt ra phương pháp luận duy lý, mà ở Pháp người ta vẫn gọi là phương pháp cartesien (cartesien là tính từ của danh từ đề các mà ra). Phương pháp này là cách thức tiếp cận nhận thức bằng suy luận lô gíc, mà coi nhẹ trực quan, cảm giác (sentiment, filling). Nếu so với nhận thức luận của châu Á, thì cách thức này tương đương với quan niệm LÝ trong Nho giáo. Trong Nho giáo có quan niệm LÝ và TÌNH (từ đó có câu nói của bác Hồ « giải quyết mọi việc có LÝ có TÌNH », tất nhiên trong câu nói này của bác thì LÝ có tính chất pháp luật, luân lý, đạo đức. Còn tình là tính đến « hoàn cảnh », « tình cảm » có tính châm chước, nhưng bản thân các quan niệm này là Nho giáo). Tất nhiên LÝ của Nho giáo khác với phương pháp cartesien dựa vào tư duy. Vì LÝ của Nho giáo được coi là quy luật chung khách quan của trời đất, vũ trụ. Nhưng cả hai đều chung một cách thức suy luận lô gíc. Có điều « ego cogito » có tính chất chủ quan, cho nên phương pháp của Đề Các là một phương pháp luận lô gíc chủ quan (subjectivisme).
Nếu phần « ego cogito », dịch thành « tôi tư duy » chính xác cả về nghĩa thông thường và nghĩa triết lý, thì vế sau của nó « ergo sum », dịch « tôi tồn tại » không chỉ được ý nghĩa triết học của nó, mà chỉ chỉ được nghĩa thông thường, trong khi ở đây phải nói tới ý nghĩa triết học. bởi vì « sum » là cách chia ngôi thứ nhất của động từ « To Be » (tiếng Anh) hay être (tiếng Pháp) của động từ tiếng la tinh tương đương. (vì tiếng Anh, Pháp là phiên bản của tiếng la tinh). « To Be » còn có ý nghĩa như chỉ bản thể, bản chất, ý nghĩa. Thời miền Nam cộng hoà, người ta còn dịch là « hiện hữu » cho nó triết học hơn, mặc dù nó vấn không đúng (từ đó có khái niệm hiện sinh để chỉ triết học existentialisme của Pháp). Existence mới đúng là nghĩa chính xác của tồn tại.
Tóm lại « ergo sum » được dịch là « tôi tồn tại » không nói được ý nghĩa triết học của nó, và cũng không thể có cách dịch khác do hạn chế của tư duy triết học Đông-Tây khác nhau, vì thế chẳng có cách nào khác là tìm hiểu ý nghĩa « ergo sum » xem trong tư duy triết học phương Tây nói gì, chứ không phải suy luận cẩu thả từ cụm từ dịch « tôi tồn tại » mà bốc phét ra. Muốn như thế thì nên sử dụng duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lê nin, để đặt vấn đề mà Đề Các nói tới qua cụm từ này trong hoàn cảnh ra đời của nó vào thế kỷ XVI, XVII.
Vào thời Đề Các sống, thì những giá trị mà nhà thờ nói, thông qua Kinh Thanh được coi là chân lý,vì đó là « lời của chúa », như một thứ chân lý khách quan, nhưng với sự phát triển của khoa học thời phục hưng trở lại, từ thế kỷ XV, nhiều điều kinh thánh nói không còn đúng, đặc biệt nhưng điều liên quan tới khoa học (tuổi quả đất, hệ thống vũ trụ mà mặt trời là trung tâm, ..v..v..), như vậy phải đi tìm một cái gốc khác, để từ đó bám vào đi tìm chân lý, suy ra chân lý. Đây chính là điều Đề Các nghiên cứu, tìm hiểu. Một điều đặc biệt nữa là trong văn hoá phương Tây, triết học của họ bao trùm từ khoa học tự nhiên, tới khoa học xã hội như đạo đức, luật pháp, cho nên khi đã không đúng trong khoa học tự nhiên, thì tất nhiên cũng ảnh hưởng tới phần xã hội nhân văn.
Trong văn hoá phương Tây thiên chúa giáo, sự vận động nhận thức tư duy của họ thông qua một cặp đối xứng CHÚA-CON NGƯỜI. Trước thời phục hưng (tức là thời phong kiến phân kỳ hay tập quyền), chúa là căn bản, chúa quyết định con người, chúa có thật (tồn tại như một ông thần, nhưng to hơn một ông thần ở VN vì chúa là đấng tạo hoá duy nhất (creator), trong khi ông thần thì không). Nhưng về sau, để đáp ứng lại sự vận động xã hội của chủ nghĩa tư bản, cần sáng kiến cá nhân, tự thân vận động, thì yếu tố con người được đẩy lên làm chủ thể, đẩy thượng đế vào phía sau. Vì thế mới có khái niệm Tự do (liberte, liberty, freedom), vì tự do ở đây là không bị chúa kìm kẹp kiểm soát quyết định số phận (thực ra là tăng lữ quyết định) mà con người tự quyết định cho mình nên mới có khái niệm Tự do. Tương tự như vậy có chủ nghĩa nhân đạo (humanisme), và Đề Các là một trong những người mở đâu cho cách thức tư duy này. Nhưng cũng như nhiều nhà triết học khác cùng thời điểm, ví dụ như Lép nít (Lebnitz), Đề Các không bỏ chúa đi mà suy chúa từ cái tôi mà ra (khác với các triết gia khác . Theo như Đề Các, sự tồn tại của chúa là do « ego cogito » mà ra. Nói cách khác, con người là một thực thể, do có tư duy. Tư duy đó vừa tạo ra con người (ego) vừa tạo ra chúa (creator). Tư duy là có thật, và vì thế chúa… có thật, theo lô gíc quy nạp toán học.
Cách thức tư duy này của Đề các có nhiều điểm giống triết học duy thức của bồ tát Thế Thân trong phật giáo coi « vạn pháp duy thức » (tất cả các hiện tượng đều từ tâm thức mà ra), có điều Duy thức trong phật giáo không biện hộ cho sự tồn tại của một ông chúa, mà ở đây có khái niệm tâm thức thứ 8,(tâm thức thứ 8 này nhưng điều này tôi đã nói trong chủ đề Thiền), nó cũng có gì đó có lô gíc như phép quán tưởng trong mật tông, do quán tưởng mà « tạo ra » sự tồn tại.
Như vậy chúa của Đề Các là do cái tôi tạo ra. Chỉ có cái tôi là tồn tại do tư duy, cái tôi tồn tại này bởi có tư duy.
Đề Các cũng giữ nguyên quan niệm phần hồn/thể xác, mà các bác có thể hỏi bất cứ một tín đồ thiên chúa nào ở VN họ cũng thấy như vậy. Chỉ có điều phần hồn ở đây chính là tư duy, còn phần xác, thì Đề Các quan niệm theo tính chất cơ học, giống như một cái máy cơ khí. Mô hình này thực ra là sự cập nhật của quan niệm « chúa thổi hồn người vào cục đất sét » mà tạo ra loại người, trong đó phần xác, « cục đất sét », được lấy mô hình cơ học như cái cối xay gió, hay các máy móc cơ khí khác mà Đề Các chứng kiến tận mắt do ở Hà lan, là nơi cách mạng tư sản, cơ khí hoá nẩy sinh ra đầu tiên, và cũng là nơi mà khoa học mổ xẻ cơ thể con người phát triển nhất thời bấy giờ. Hiện tại quan niệm « con người cơ học » này của Đề Các được ứng dụng rất rộng rãi trong phẫu thuật y học hiện đại.
Ngược lại, không có cơ chế nào nối phần xác và phần hồn với nhau (vì quan niệm thiên chúa giáo, chúng tồn tại độc lập), khiến triết học của Đề Các thành một triết học nhị nguyên, nhưng lấy duy tâm chủ quan làm cơ sở.
Ở Pháp, triết học Đề Các là một bộ phận của văn hoá Pháp, là tư duy duy lý của văn hoá này. Bản thân tôi nếu có ảnh hưởng của văn hoá Pháp, thì tác động của phương pháp này chiếm phần lớn. Duy lý của Đề Các khiến văn hoá Pháp trọng suy luận lô gíc, có xu hướng « tạo concept » làm gốc của nhận thức hơn là thông qua cảm nhận, kinh nghiệm. Đây là điều làm cho văn hoá Pháp khác với văn hoá Anh-Mỹ, trọng kinh nghiệm, ít khái quát hoá, suy diễn lô gíc hơn.
Ở VN, mặc dù ảnh hưởng văn hoá Pháp qua một thời kỳ thuộc địa gần 80 năm, Đề Các là một thứ xa lạ. Và nếu có duy lý, lô gíc, thì lô gíc cuả văn hoá VN bắt nguồn từ LÝ TÍNH của Nho giáo.
Tất nhiên có một tầng lớp người, có thể tiếp cận Đề Các dễ dàng hơn, đó là những người theo thiên chúa giáo, vì triết học Đề Các là sự hiện đại hoá Thiên chúa giáo. Bản thân tôi, để tìm hiểu các kiểu triết học này cũng phải nghiên cứu Thiên chúa giáo, để tìm hiểu tinh thần của nó, và từ đó mới hiểu vấn đề mà Đề Các đặt ra (đó là giải quyết mâu thuẫn giưă Thiên chúa và tự do cá nhân con người như thế nào), và từ đó hiểu cách giải quyết của ông. Nhưng đáng tiếc là ở VN, người theo Thiên chúa giáo nói chung không có tinh thần này, bởi vì họ là cái cây trồng nhập khẩu, và vì thế thường bảo hoàng hơn vua,vì thế cảm nhận của tôi với Thiên chúa giáo VN có mùi vị thời trung cổ mê tín dị đoan hơn là Thiên chúa ở phương Tây, có mùi vị triết học hơn.
Tất nhiên có một trường hợp đặc biệt, đó là bác Trần Văn Giầu. Nếu ở VN có ai viết về Đề Các hay nhất và có lẽ là người duy nhất, chính là bác Giầu. Tôi có được đọc một tác phẩm của bác Giầu nói về Đề Các, nó rất là hay. Đáng tiếc là tôi không có quyển sách này, vì là sách mượn. Hiện nay ở VN có phong trào in lại sách cũ, nhưng sách lởm khởm của miền Nam cũ thì in lại nhiều, lại còn coi nó là cảo thơm » như tôi đã nói, trong khi nhiều sách của các học giả cách mạng, cực chuẩn, cực hay thì lại không in lại.
Sở dĩ bác Giầu có thể viết được thế, vì nếu tôi không nhầm, bác là người sinh ra trong một gia đình Thiên chúa giáo, nhưng lại theo cách mạng, theo chủ nghĩa Mác, và như vậy con đường tư duy của bác đồng với Đề Các nhất, vì Đề Các vượt lên khỏi « Thiên chúa trung cổ » thông thường phê phán nó để mở một đường sống mới cho nó. Còn bác Giầu thì lại vượt trên cả Đề Các để nhìn nó từ chủ nghĩa Mác-Lê nin. Chính vì có những sự « vượt trội » này mà câu chuyện triết học mới hay.
Tiếp tới tôi sẽ nói tới việc bắc cầu từ Phật giáo sang triết học Đề Các ra sao
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
traingo
post Mar 20 2020, 08:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #206

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 176
Tham gia từ: 25-May 11
Thành viên thứ: 111.095

Tiền mặt hiện có : 17.528$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



QUOTE(Skywalker @ Nov 1 2006, 06:59 PM)
Một tối rảnh rỗi, ngước nhìn bầu trời sao và tự hỏi mình: "nếu ngày mai tôi chết, những vì sao kia còn còn lấp lánh nữa không?".

Câu hỏi ấy thật dễ dàng trả lời, nhưng tại sao bao thế hệ con người vẫn gặp khó khăn để chấp nhận nó?! Ngũ Tổ cũng phải có kệ rằng:

Hữu tình lai hạ chủng
Nhân địa quả hoàn sinh


Descartes cũng giống chủng ấy, cũng cái tình ấy mà lưu lại lời nói.

Tôi thì muốn có cyborg thế hệ kế tiếp của con người laugh.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
*


Suy nghĩ và tư duy khác nhau nhiều các bác nhỉ?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 21 2020, 06:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #207

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Suy nghĩ và tư duy là những khái niệm mới có trong tiếng việt từ khi có vấn đề dịch các nhận thức phương Tây. Nếu lấy tiếng Pháp thì « suy nghĩ » tương đương với « reflechir » và tư duy là penser. Nếu reflechir là từ tiếng pháp hoàn toàn, thì penser lại là từ dịch từ tiếng la tinh cogito. Mà cogito là hoạt động của intelect, mà intelect là chủ thể của nhận thức thông minh, lô gíc, có lý của con người theo triết học Hi lạp, được coi là nguồn gốc của triết học phương Tây.
Vấn đề dịch ra tiếng việt ở đây vấp phải một điều là do tiếng việt tồn tại từ Hán Việt và từ nôm, nên người ta dễ suy rằng Tư duy là từ hán việt, tương đương với suy nghĩ là từ thuần nôm. Và quả thực chúng tương đồng nhau. Vì người ta vẫn nói « để tôi suy nghĩ đã », chứ không ai nói để « tôi tư duy đã », khidịch cụm từ tiếng Pháp « je penses » (Je la tôi, penses là chia động từ ngôi thứ nhất của penser). Còn từ Reflechir tiếng Pháp thì có những từ tương đồng trong tiếng Việt để chỉ nó ví dụ : đắn đo, cân nhắc, suy tính ..
Gần đây, tự nhiên trong một chương trình truyền hình Pháp kiểu như Vietnam Idol, có một người nói một câu rất thú vị « reflechir m’enpeche de penser » (dịch : suy nghĩ ngăn cản tôi tư duy), có lẽ nói lên chính xác sự khác nhau của hai từ này.
Còn tại sao penser lại được dịch là tư duy, bởi vì nó có chữ « TƯ » ở đây. Khái niệm này thì trong ngôn ngữ tiếng việt có từ trước, vì là từ Hán Việt, chỉ hoạt động của bộ não, và từ đó có rất nhiều khái niệm : tư lự, tư tưởng, và tất nhiên tư duy.
Trả lời câu hỏi của traingo ở đây cũng là cách rất tốt để dẫn tới điều tôi muốn viết tiếp, đó là tư duy kia nằm ở đâu trong triêt học phật giáo. Câu trả lời tương đối đơn giản, vì ta có thể suy nó ra ngay từ nhận thức phật giáo nguyên thuỷ (Nam tông). Tư duy chính là HÀNH trong ngũ uẩn bao gồm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Ngũ uẩn có thể hiểu theo hai kiểu

1- đó là một quá trình nhận thức của ta với bên ngoài. Theo đó, thì vật thể bên ngoài tồn tại (Sắc) tác động qua 6 giác quan THỌ (Thọ, có nghĩa là tiếp xúc), dẫn đến TƯỞNG (tưởng tức là cảm nhận), rồi dẫn tới HÀNH (Hành,tức là từ những cảm nhận tổng quát lên thành concept, thành đánh giá, được sắp xếp lại « lô gíc »), và từ đó dẫn tới THỨC (tức là nhận thức, connaissances, Knowledge). Như vậy ở đây ta có thể thấy TƯỞNG tương đương với suy nghĩ, và TƯ DUY tương đương với HÀNH.
2- Ngũ uẩn là cấu trúc của một thực thể sinh vật như con người rộng hơn là chúng sinh. Đây mới thực là ngũ uẩn chính của Phật giáo. Trong đó một con người có phần SẮC (tức là vật chất được cấu tạo bởi tứ đại : Khí, đất, nước, lửa), rồi tới phần cơ cấu tiếp nhận THỌ , tức là 5 giác quan (có khi người ta quy là 6), rồi tới cơ chế cảm nhận (Tưởng), cơ chế tư duy (Hành), và dẫn tới Nhận thức (THỨC).

Nói đến đây thì mọi người cũng thấy là tây ta hết sức khác nhau. Vì thế cho nên khi tìm hiểu nên tìm hiểu để đi tới cuội nguồn của nó thì câu chuyện sẽ thú vị hơn.
Kết thúc ở đây thì tôi chỉ còn biết dẫn một câu nói của Kipling, nhà văn người Anh sống ở Ấn độ vò thế kỷ XIX, khi Ấn độ còn là thuộc địa Anh. Ông ấy nói rằng « văn minh Đông Tây như hai dòng sông chẩy song song với nhau mà không bao giờ gặp nhau »., tất nhiên ông ấy hơi bi quan, vì thực ra ta vẫn có thể bắc cầu . và đây là điều rất thú vị giúp mình hiểu mình và hiểu người hơn, nhưng khi bắc cầu nên tìm hiểu kỹ để khỏi ngộ nhận, thành râu ông nọ cắm cầm bà kia.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

21 Trang « < 19 20 21
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC