Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Hồi ức Chiến Tranh Vị Xuyên, Tài liệu sưu tầm

NVT2002
post Nov 4 2021, 12:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cuốn sách “Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên” giới thiệu về cuộc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ phía Bắc, đặc biệt cuộc chiến tranh tại mặt trận Vị Xuyên của các anh hùng giải phóng dân tộc.

Cuốn sách “Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên” do Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy người trực tiếp chỉ huy và chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên cùng với Đại tá, nhà văn Đặng Việt Thủy (UV BCH Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam) đã xuất bản vào tháng 3 năm 2020 sẽ giúp bạn hiểu về cuộc chiến đấu bảo lãnh thổ phía Bắc, đặc biệt cuộc chiến tranh tại mặt trận Vị Xuyên của các anh hùng giải phóng dân tộc.

Cuốn sách nhằm đóng góp cho những nghiên cứu, tổng hợp về lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là chiến tranh bảo vệ lãnh thổ phía Bắc. Tác giả hy vọng gửi tới bạn đọc đặc biệt là giới trẻ được tiếp cận cuốn sách với mong muốn “con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì cha ông ta đã làm để tự hào và tiếp nối truyền thống yêu nước”.

(@click here)


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 5 2021, 05:39 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Phải cảm ơn NVT đã poste quyển sách này lên. Với tôi đây là lần đầu tiên tôi được đọc tài liệu VN một cách tương đối tổng quan về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979-1989. Thực ra cuộc chiến tranh này phải tới năm 1991, tức là khi VN-TQ trở lại quan hệ bình thường mới có thể coi là hết. Bổ xung phần còn lại 1989-1991, các bác có thể tìm cuốn hồi ký của đại tướng Lê Đức Anh để xem việc hai bên quan hệ trở lại thế nào.
Về cuộc chiến tranh này, tôi có được một quyển nữa, nhưng là của Mỹ, tác giả là một người Mỹ gốc Hoa viết. Tên nó là Dang’s long war (cuộc chiến dài ngày của Đặng Tiểu Bình). Trong cuộc chiến tranh này Mỹ và TQ về một phe, ủng hộ nhau, vì thế sách của Mỹ, lại do một tác giả “hoa kiều”, thì nó vẫn là “khách quan định hướng về TQ”.
Ngày nay, do quan hệ giữa Mỹ-TQ căng thẳng lên, nên bây giờ trên báo chí phương Tây lại có những bài viết thấy VN là đúng. Họ đã thấy rằng việc quân đội VN tiêu diệt tập đoàn Pôn pốt được TQ ủng hộ là đúng, cũng bắt đầu có bài viết nói về tội ác của quân đội TQ ở VN. Trong khi suốt thời kỳ này, họ luôn ủng hộ TQ, ủng hộ Khơ me đỏ. Chính vì thế, phải có sách của người VN viết cho người VN thì nó mới chuẩn.
Tôi mới đọc lướt qua. Dù sao thì cũng bình luận nóng một chút.
Thứ nhất. Đáng tiếc là quyển sách viết về chiến tranh mà không có bản đồ đi kèm. Có bản đồ, người đọc dễ hình dung chiến trường và hiểu sự kiện dễ hơn.
Thứ hai. Tác giả quan niệm đây là một cuộc chiến tranh lần hai, lần một là năm 1979 có lẽ không phải. Đây chỉ có thể coi là một giai đoạn. Tương tự như trong cuộc kháng chiến chống Pháp có từng giai đoạn (1947-1950, 1950-1953, 1953-1954), hay cuộc kháng chiến chống Mỹ có các giai đoạn (1954-1960, 1960-1963, 163-1969, 1969-1972, 1973-1975). Cuộc chiến tranh 1979-1991 này cũng có thể chia nhiều giai đoạn. Nhưng tôi cũng hiểu tình cảm tâm sự của tác giả, là người tham gia trực tiếp vào một giai đoạn, nên ông, lại với cương vị chủ tịch hội cựu chiến binh thời kỳ này, muốn tách nó ra thành một cuộc chiến, nhưng thực ra nó chỉ là một giai đoạn của một cuộc chiến.
Thứ ba. Tác giả đã cho ta những tư liệu rất tốt về giai đoạn 1983-1989, nhưng ông không thể có được cái nhìn tổng quan bao gồm cả yếu tố quốc tế, kinh tế, chính trị, và đặc biệt chiến trường phía Bắc gắn bó hữu cơ với chiến trường ở Cam pu chia. Vì thế, phải có sách tương tự như quyển này về chiến trường Cam pu chia nữa thì mới đủ. Mà cũng chưa đủ hản, vì nó còn thiếu một chiến trường phụ nữa ở Lào, khi quân đội VN giúp quân đội Lào giữ vững biên giới phía trên sông Mê công, rồi cả cuộc chiến ở Trường Sa, vào giai đoan cuối, khi TQ chiếm giữ mấy đảo của VN tới ngày nay.
Tôi lấy ví dụ, thời điểm TQ đánh VN ở Vị xuyên, hay những lần khác trong giai đoạn 1983-1989 đều có ít nhiều liên quan tới các chiến dịch ở chiến trường Cam pu chia. Hành động của TQ nhằm chia lửa với chiến trường này giúp Pôn pốt, đồng thời nó cũng có yếu tố kỹ thuật, bởi vì quân đội VN phải căng ra ở hai đầu.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà từ sau năm 1989, TQ cũng rút và dàn hòa với VN, bởi vì lúc này TQ bị phương Tây ép sau vụ Thiên An Môn.
Vào thời điểm 1989, khi liên minh Mỹ-TQ bắt đầu tan rã, thì TQ mới rút lui. Thời kỳ 1979-1989 là thời kỳ mặn nồng của liên minh Mỹ-TQ.
Liên minh Mỹ-TQ tan rã bởi Liên Xô xụp đổ. Nói cách khác, giai đoạn sau năm 1975 tới 1991, TQ đóng vai trò như I rắc với I ran trong quan hệ với VN. Trong đó đầu tiên là Pôn pốt đánh VN trước, ngay từ năm 1975, nhưng Pôn pốt không “đủ mạnh” để làm hại VN, nên sau thời gian “ném đá dấu tay” TQ phải tham gia, vào năm 1979. Bởi vào thời điểm này, con bài Pôn pốt đã sụp đổ, khi quân đội VN với những người kháng chiến Cam pu chia giải phóng nước này. Các lực lượng yêu nước Cam pu chia thực ra không đủ mạnh, nên gánh nặng chiến trường là trên vai quân đội VN.
Khơi mào cuộc chiến với VN vào năm 1979 cũng có cả lý do nội bộ của TQ nữa. Lý do đó là với cuộc chiến này, phe Đặng Tiểu Bình hoàn toàn thắng thế, củng cố niềm tin với Mỹ, cuộc chiến này giống như là “vật cống” của TQ cho Mỹ, nhưng đồng thời cũng lợi cho mình, vì nhân danh ủng hộ Mỹ mà củng cố nâng ảnh hưởng TQ vào ĐNA.
Còn thái độ của Mỹ lúc đó, cũng giống như thái độ cuả Mỹ với Apganistan hiện tại, cay cú, muốn tìm cách trả thù bằng mọi giá.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 5 2021, 03:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em bổ xung cái bản đồ

Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 5 2021, 09:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cảm ơn nvt. Tán phét thêm một chút về cuộc chiến tranh này. Khác với cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cuộc chiến tranh này có những đặc điểm mà hai cuộc kháng chiến không có.
1- Cảm giác bị phản bội. Trong cuốn sách, ngay từ đầu có nói, VN dù có tính toán mọi khả năng, cũng không nghĩ TQ gây chiến, mặc dù quan hệ với TQ cứ xấu dần đi. Trước cuộc chiến tranh, ngoài vấn đề Pôn pốt, ở Vn còn có vấn đề “nạn kiều”. Đó là việc người việt gốc Hoa ra đi. Vấn đề người Hoa ra đi có rất nhiều lý do, nhưng một trong những lý do đó là tác động của TQ. Còn những lý do khác ví dụ như khó khăn kinh tế sau chiến tranh, rồi cải tạo, cải cách kinh tế ở VN. Nhưng nếu lập một cái biên niên những sự việc liên quan với nhau, thì ta có thể thấy chúng liên quan với nhau.
1975, Pôn pốt bắt đầu tấn công VN, và không chỉ tấn công trên đất liền mà còn đánh chiếm các đảo của VN trong vịnh Thái lan, ví dụ đảo Thổ Chu, và còn định đánh cả Phú quốc. Lúc này Pôn pốt có lợi thế vì họ giải phóng Phơ nôm pênh trước, khi VN chưa hoàn toàn giải phóng miền Nam (hai sự kiện chênh nhau cỡ 1 tháng), vì thế Pôn pốt có thể lợi dụng sự tan rã của quân đội Sài gon không còn sức chiến đấu.
1975,1976 lúc này chiến tranh đã xẩy ra dọc theo biên giới VN-Cam pu chia. Quân Pôn pốt đã tiến hành những vụ thảm sát lớn, ví dụ vụ Bát sác ở An Giang. Pôn pốt cũng lấy việc đánh VN để thanh trừng nội bộ. Do kháng chiến Cam pu chia thời trước có sự sát cánh của VN với họ, tất nhiên có những lực lượng được coi là “thân VN”, đây chính là trường hợp của ông Hunsen. Trong quá trình đánh VN này Pôn pốt được sự ủng hộ của TQ. Không có TQ, Pôn pốt không thể đánh VN.
1977, quân đội Vn tấn công vào đất Cam pu chia. Nhưng sau đó rút đi, vì VN chỉ muốn cảnh báo Pôn pốt. Chính vì thế mà trong tâm sự của Hunsen có đăng trên báo VN, lúc này ông ấy là tiểu đoàn trưởng một đơn vị quân đội của Khơ me đỏ, đó là “trời tại sao không đánh nữa đi, mà lại rút”. Sau sự kiện này, Pôn pốt truy tội , nên quyết tâm xóa xổ toàn bộ quân đoàn khơ me đỏ ở đây cả quân và dân qua thanh trừng nội bộ. Đây là toàn bộ vùng đất tả ngạn sông Mê công, nơi mà người Cam pu chia có tiếng là “thân VN” nhất, vì đây cũng là hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, nơi một phần đường mòn Hồ chí Minh đi qua, và cũng là hậu phương của kháng chiến Cam pu chia. Vì có chuyện này nên mới có việc người Cam pu chia chạy sang VN, cả dân và một bộ phận quân đội. Đây chính là tiền thân của lực lượng kháng chiến Cam pu chia, và ngay nay là lãnh đạo Cam pu chia.
1978, để ủng hộ Pôn pôt, mà TQ dấy lên chuyện “nạn kiều”, rồi sau đó là vu cáo Vn xâm phạm lãnh thổ TQ. Tất cả quá trình đàm phán của Vn với TQ rồi Pôn pốt đều không dẫn tới đâu. Kết quả VN không có cách nào khác là ký hiệp định hợp tác với Liên Xô rồi vào COMECON. Đây là bước ngoặt, vì từ trước tới lúc đó, VN luôn tìm cách quan hệ đa phương, cân bằng giữa TQ và Liên Xô. Trước đó vào năm 1977, thủ tướng Phạm văn Đồng cũng đi Tây Âu, nhằm mở rộng quan hệ. Nhưng giá họ đặt cho Vn là quá cao (không kể vấn đề chính trị, mà ngay cả lời lãi trong kinh tế), vì thế vào thời điểm ấy, thực ra chỉ còn COMECON
1979, trước việc TQ liên tục tăng cường viện trợ cho Pôn pốt, xây dựng cho nước này tới 23 sư đoàn chủ lực, nên VN đã phản công, tiêu diệt lực lượng này, chứ để lâu thì hậu họa khó lường, không kể người Cam pu chia yêu nước cũng kêu cứu ta. Khi ta tiến vào Phơ nôm pênh, thì mới thấy rõ tội ác diệt chủng của nhóm Pôn pốt với người dân Cam pu chia. Nhưng tội ác này được cả TQ, Mỹ, Phương Tây nhắm mắt làm ngơ và tiếp tục ủng hộ chúng tới tận năm 1989, tức là khi Liên Xô bắt đầu có dấu hiệu tan rã, Mỹ-TQ hục hặc nhau.
2- Cuộc chiến “tăng ba” này cũng là bước ngoặt để nói rằng lịch sử vận mệnh VN gắn với các nước trong vùng. Vấn đề “địa chính trị” vượt lên trên vấn đề đấu tranh ý thức hệ tư tưởng, bởi vì cả Cam pu chia và TQ đâu có phải là những nước “thực dân”. Có nghĩa là sau vấn đề độc lập dân tộc, chống thực dân,là vấn đề quan hệ tương tác với các nước láng giềng trực tiếp quanh ta.
3- Cuộc chiến “tăng ba” này là cuộc chiến của cả nước Vn thống nhất, người VN bất kể trước đây ở đâu, trong vùng miền Nam cũ, vùng giải phóng, miền Bắc đều có mặt. Một cộng đồng người muốn tồn tại phải có chung một dòng lịch sử, từ đó chung một hệ quy chiếu, từ đó có dân tộc tính. Cuộc chiến đấu này có thể coi là “hòn đá tảng” cho nước Vn mới ngày hôm nay.Vì thế nếu muốn đoàn kết dân tộc, trên dưới một lòng thì phải dựa vào đây. Điều đặc biệt quan trong, bởi từ khi đổi mới, ta cũng có cái nhìn mới về lịch sử, vì sử liệu nhiều hơn, thời gian lắng đọng dầy hơn, nhưng nhiều khi cái “mới lại là cũ”, khi người ta sa vào các luận điệu tuyên truyền cũ của miền Nam ngay xưa, hay nhìn lịch sử VN bằng “mắt tây, mắt Mỹ”, nhắc lại các luận điệu lề trái tạo ra.
4- Cuộc chiến này là cuộc chiến giai dẳng, vì đối thủ nhằm vào làm kiệt quệ sức mạnh của ta là chính, nó không nhằm tạo ra một chế độ bù nhìn (mặc dù TQ câu được ông Hoàng Văn Hoan). Vì thế đất nước ở trong tình trạng chiến tranh, nhưng phần chiến tranh thực sự nằm ở Cam pu chia, hay ở vùng biên giới, trong khi người dân đối đầu với các khó khăn ở hậu phương, thì không cảm nhận thấy, chỉ thấy sự khó khăn của thời cuộc, tinh thần dễ tan rã hơn, khó động viên tinh thần yêu nước hơn. Cho đến nay, trong lịch sử VN chính thống vẫn coi từ năm 1975 là có hòa bình, là bắt đầu xây dựng đất nước. Thưc ra ta chỉ được yên và đất nước hết tiếng súng từ năm 1991. Vì thế cá nhân tôi vẫn coi giai đoạn 1945-1991 là một.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 6 2021, 10:55 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để có cái nhìn rõ hơn về cuộc chiến này, chúng ta nên tìm hiểu về kiến trúc sư của nó, tức là Đặng Tiểu Bình. Kể từ khi TQ và VN bình thường hóa quan hệ, thì ở VN đã cho xuất bản cuốn sách "ĐTB- một trí tuệ siêu việt". Có đọc cuốn này mới thấy, VN cho xuất bản chỉ là hình thức "nịnh" TQ, chứ thực ra về mặt dịch thuật lẫn bố cục cuốn sách là rất dở, khiến người đọc dễ nản lòng. Và thực tế quan hệ VN-TQ đến nay vẫn là "tay bắt và chân đá", cả 2 bên đều ý thức được chuyện đó, nhưng vẫn chấp nhận một cách bình thường.

Một cách khách quan mà nói đó là một nhân tài xuất chúng của TQ. Với VN thì ông ta có tội, đã gây nên cuộc chiến 1979-1989, nhưng với TQ thì công của ông lớn vô cùng. Đó là người đã kiến thiết cuộc đổi mới, làm cho đất nước TQ trở nên lớn mạnh thần kỳ như ngày nay. Và cũng khá kỳ lạ, khi ông ta trở lại từ cái thế bị đày đọa trong CM văn hóa, ông cũng chả có một chức danh cụ thể nào trong đảng CSTQ. Lúc qua đời, cũng đơn giản chỉ là đ/c ĐTB!

Về cái thế của TQ trên bàn cờ thế giới trong vài chục năm qua có thể chia làm vài giai đoạn:

1- Giai đoạn đồng chí với Liên Xô

2- Giai đoạn từ 197X đến 1989: Mâu thuẫn với LX, chuyển sang thân Mỹ. Đây là giai đoạn chính của nhân vật ĐTB. Mặc dù vẫn giữ chế độ XHCN, nhưng thân với Mỹ còn hơn cả VN bây giờ. Nền kinh tế và quân sự TQ phát triền thần kỳ trong giai đoạn 1979-1989. Nhìn lại vũ khí TQ hồi đó, toàn là hàng Mỹ cả (vì LX đời nào bán vũ khí cho TQ nữa đâu?). Khi đó, VN buộc phải chọn phe. Một là thân LX, 2 là thân Trung-Mỹ. Và khi đã ngả hẳn sang một phe thì bị phe kia đập là đương nhiên rồi. Chúng ta nhớ là giai đoạn trước đó, khi VN đang đánh Mỹ, thì vẫn luôn phải cố đi dây giữa 2 ông anh Xô-Trung, để tận dụng viện trợ cho công cuộc kháng chiến.

3- Năm 1989, tình hình đã thay đổi rõ rệt. Mỹ làm thành công một loạt các cuộc CM ở các nước Đông Âu, lật đổ chế độ XHCN. Họ cũng muốn làm điều tương tự ở TQ, thông qua sự kiện Thiên An Môn. Nhưng chính quyền TQ đã thẳng tay đàn áp, thà hi sinh nhân dân chứ không để mất chế độ. Từ đó quan hệ Mỹ Trung đứt gãy. Và sự kiện ở Nga năm 1991 đã khiến TQ và Nga một lần nữa quay lại với nhau, cùng chống Mỹ đến tận bây giờ.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 6 2021, 11:46 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trích dẫn một bài viết từ FB

QUOTE
Tổng bí thư Lê Duẩn dẹp nạn Hoa kiều như thế nào ?

Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, khoảng 4% dân số Việt Nam là người gốc Hoa, trong đó có hơn 1,5 triệu Hoa kiều sinh sống chủ yếu ở khu vực Chợ Lớn, Sài Gòn, và chỉ có khoảng 300.000 người Việt gốc Hoa sống ở miền Bắc. Ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường miền Nam Việt Nam.

Vấn đề về người Hoa càng thêm phần trầm trọng khi họ treo quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ Lớn, Với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng uy thế kinh tế của Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình, vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản. Năm 1977, lạm phát 80% cùng với vấn đề tiếp diễn của sự thiếu thốn và nạn đầu cơ lương thực, Chính phủ Việt Nam sợ rằng Hoa kiều có thể bị lôi kéo theo các mục tiêu của Trung Quốc.

Năm 1978, người Hoa ở Chợ Lớn tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc. Những điều này làm cho chính phủ Việt Nam lo lắng về nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài và coi người Hoa kiều là một tổ chức bí mật hoạt động ở Việt Nam và sẵn sàng tiếp tay với Trung Quốc để phá hoại. Để chấm dứt tình trạng này, Tổng bí thư Lê Duẩn đưa ra biện pháp cứng rắn là quốc hữu hóa tài sản của người Hoa. Trong các tháng 3, 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của Hoa kiều bị quốc hữu hóa. Vị thế kinh tế của đa số tư sản Hoa kiều bị hủy bỏ, nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế. Đến năm 1982, người Hoa ở Việt Nam đã lũ lượt rời bỏ Việt Nam vượt biên qua đường biển, đường bộ để đến nước thứ ba.

Đến năm 1989, số người gốc Hoa tại Việt Nam đã giảm từ 1,8 triệu năm 1975 xuống còn 900.000. Người gốc Hoa không còn kiểm soát nền kinh tế Việt Nam như trước nữa, và các phong tục, ngôn ngữ gốc Hoa của họ đã mất đi phần lớn. Việt Nam là một ngoại lệ hiếm hoi so với những nước Đông Nam Á khác: người gốc Hoa đã gần như bị đồng hóa bởi người Việt Nam, họ cũng không còn gắn kết thành một cộng đồng tự trị như trước.

Mặc dù đám đông người Việt có thể phản đối hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng không ai nghĩ đến việc trả thù gia đình thương gia gốc Hoa (trong khi ở các nước Đông Nam Á khác, người Hoa có sức ảnh hưởng rất mạnh: vào cuối thế kỷ 20, người gốc Hoa sở hữu hơn 80% thị trường chứng khoán Thái Lan, 62% ở Malaysia, 50% ở Philippines, trên 70% tổng số tài sản công ty tại Indonesia, và các nước sở tại đều không thể đồng hóa được họ. Ở Thái Lan thì người gốc Hoa thậm chí còn chiếm một tỉ lệ đáng kể trong Chính phủ.

Bài học rút ra từ câu chuyện trên là: "Đừng nghĩ có thể dọa được Nhà nước!"


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Nov 6 2021, 11:48 AM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 7 2021, 06:24 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi không có tâm lý “yêu em yêu cả dáng đi, ghét em ghét cả tông ty họ hàng”, vì thế nhận xét của tôi về Đặng Tiểu Bình không giống như gì mà NVT viết ở trên. Đối với VN, ban lãnh đạo TQ thời Đặng Tiểu Bình, mà đứng đầu là ông này rõ ràng là một nhóm có thái độ phản bội với VN. Nhưng không vì thế mà người ta không thể nhận định đúng chính xác nhân vật, vì nhận định đúng, khách quan, thì sẽ sử lý mọi việc tốt hơn. Cũng như vậy, tôi yêu quý Liên Xô, nhưng không vì thế sẽ bảo Gorbachev là hay, và có nhận xét sai về Reagan, là tổng thống Mỹ đã “hạ gục” Liên Xô. Tương tự như vậy, Nixon là một tổng thống Mỹ gây không ít khó khăn cho VN thời kháng chiến chống Mỹ, nhưng có nhiều chính sách của Mỹ thời này còn ảnh hưởng và “cấu trúc” thế giới hiện tại, không thể không biết. Vì thế nhận định một nhân vật chính trị nên xét đủ các khía cạnh. Đặng Tiểu Bình ngay khi phản bội VN cũng không thể đạt được ý định khuất phục VN, thắng một thằng giỏi vẫn hay hơn thắng một thằng .. đần chứ.
Vì thế tôi không quan niệm nếu VN in sách về Đặng, là một kiểu nịnh, cũng như quan hệ VN-TQ có hút có đẩy, không phải là “tay bắt chân đá”.
Không nghi ngờ gì, Đặng Tiểu Bình là nhân vật vĩ đại thứ hai của lịch sử TQ hiện đại, chỉ sau có Mao Trạch Đông. Ông ta nắm rất nhiều chức vụ quan trọng, chứ không phải không có chức vụ gì, ngày cả khi quay trở lại nắm quyền sau khi Mao Trạch Đông mất. Chức vụ của ông ta là chủ tịch quân ủy trung ương, là chức vụ cuối cùng, và cũng là chức vụ quan trong nhất. Chức vụ này cực kỳ quan trọng, vì thế ở bàn cờ chính trị TQ, một lãnh tụ đầu tiên phải là chủ tịch đảng, từ chủ tịch đảng sẽ thành chủ tịch nước, nhưng quyền lực chỉ hoàn toàn khi trở thành chủ tịch quân ủy trung ương. Có nghĩa là 3 quyền lực quyết định, là cơ chế cứng của nhà nước trong tay một người Đảng-nhà nước- quân đội. Và điều này là chuẩn với cơ chế nhà nước Trung Hoa đó là liên minh công-nông-binh-trí thức (ở VN ta chỉ có công – nông – trí thức). Nên để ý đây là một sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lê nin Nho giáo, mà VN và TQ đều đại diện, đó là theo lý thuyết Mác xít thông thường thì binh (quân đội) và trí thức (được coi là tiểu tư sản) không phải là một giai cấp đầy đủ (do không có quan hệ sở hữu với tư liệu sản xuất), nhưng một nhà nước không thể thiếu được các thành phần này, vì không có trí thức thì làm sao điều khiển được nhà nước, cũng như quân đội là điểm cuối cùng của nhà nước thâm sâu. Chính vì thế, trong những nước thế giới thứ 3, khi bị phương Tây mồi chài, ép “đa nguyên đa đảng” vào, dẫn đến rối loạn, đánh lẫn nhau, thì .. quân đội phải lên nắm chính quyền dẫn tới độc tài.
Về nguyên tắc, ở TQ thực ra họ cũng chỉ cần liên minh công-nông-trí thức thôi, vì đảng đã là chỉ đạo tối cao của quân đội, và bình thường quyết định là tập thể thông qua bộ chính trị, cũng như quân đội có hai tầng chỉ huy là chỉ huy quân sự thông thường và có hệ thống chính trị viên.
Còn ở TQ tại sao lại thế thì đây là hệ quả của thời kỳ cách mạng văn hóa. Trong thời kỳ này, để giải quyết vấn đề quan liêu, trì trệ của hệ thống nhà nước, mà Mao Trạch Đông đã đưa ra biện pháp “cách mạng thường trực”. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất, chứ không phải nó chỉ là việc Mao tìm cách chiếm lại quyền lực, đây là cách phân tích của phương Tây. Nó có phần đúng, nhưng nó dựa trên quan niệm chủ nghĩa cá nhân, một lô gic không hoàn toàn đúng ở châu Á. Ở châu Á, nơi có ảnh hưởng quyết địn của đạo Nho, đạo Phật, người ta không có cái tâm lý 100% chủ nghĩa cá nhân này, ngay cả ở Nhật là nơi theo chủ nghĩa tư bản chính hiệu con nai vàng, mà nó cũng không thế.
Trong thời kỳ cách mạng văn hóa, tất cả hệ thống bộ máy nhà nước đều bị đập phá, nhưng chỉ có quân đội là không. Thậm chí ngay giữa lúc cách mạng văn hóa ở trên cao điểm nhất, TQ thử thành công bom hạt nhân (điều mà một nước bình thường, không có rối loạn chính trị chưa chắc làm được), điều đó có nghĩa là ngay trong cách mạng văn hóa, TQ vẫn tiến. Nhưng do cách nhìn, phân tích, tuyên truyền của phương Tây, rồi sau này thời Đặng Tiểu Bình ở TQ, mà cuộc cách mạng văn hóa này được nhìn hoàn toàn với con mắt negative. Và điều này cũng không chuẩn, khách quan. Trong thực tế, cách mạng văn hóa là sự nắm quyền của một phái khác trong đảng CS trung quốc.
Từ sau cách mạng văn hóa, thì vai trò của chủ tịch quân ủy trung ương rất quan trọng, là cái đế thâm sâu của quyền lực ở TQ. Điều mà Đặng Tiểu Bình luôn nắm giữ. Điểm tài năng của Đặng là không những khi nắm quyền ông ấy phát triển được TQ, mà còn đặt nền móng cho một sự chuyển đổi kế thừa quyền lực trong đảng, nhà nước. Như vậy Đặng không tham quyền, mà đặt quyền lợi TQ lên trên. Điều mà không phải ai cũng làm được.
Hiện tại ở TQ cũng có đặt lại vấn đề về công lao của Đặng Tiểu Bình, vì điểm yếu của thời kỳ Đặng là phát triển kinh tế nhưng phân biệt giầu nghèo rõ rệt hơn, đồng thời tệ nạn tham nhũng, kiểu lợi ích nhóm lan tràn.
Với việc ông Tập Cận Bình làm tổng bí thư, hệ thống chính trị của TQ có phần nào trở về với tinh thần cách mạng văn hóa. Không phải ngẫu nhiên mà TQ có những phong trào có mùi vị XHCN rõ rệt như bây giờ, ví dụ tiên lương thu nhập của dân tăng, TQ yêu cầu tầng lớp đại gia đóng góp cho xã hội, hay những quan niệm phúc lợi xã hội trong “giấc mộng Trung Hoa” ..
Mỗi lần tôi về VN, tôi đều tìm mua sách của TQ được in ở VN, vì ở phương Tây nó chỉ có dạng sách một chiều thôi. Một chiều vì tuyên truyền, định kiến, cũng như tư duy phân tích của nó. Nước Vn là một nước láng giềng của TQ, những gì xẩy ra ở đây đều có hệ quả gián tiếp, trực tiếp đến ta. Như vậy phải nhìn, đánh giá nó chuẩn xác theo hệ quy chiếu và lợi ích VN một cách khách quan nhất, để sử lý cho chuẩn, chứ ta không phải là phương Tây, làm sao chạy theo những phân tích nhìn theo con mắt của phương Tây, có lợi cho phương Tây nhưng không phù hợp với ta.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 8 2021, 06:39 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Về vị thế của TQ, cũng như quan hệ quốc tế của họ, nếu chia 3 giai đoạn như trên cũng được, nhưng tôi sẽ viết cụ thể hơn ở đây.
Trong giai đoạn “thân Liên Xô” thì thực ra TQ không thân Liên Xô hoàn toàn, mà sự thân thiết này là do hoàn cảnh tạo ra. Do khi nhà nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, thì Mỹ và phương Tây không công nhận. Phải đến năm 1964 thì Pháp mới là nước công nhận đầu tiên, và tới năm 1972 thì TQ mới có quan hệ với Mỹ.
Từ năm 1949 đến 1960, là giai đoạn hai bên thân nhau nhất. Đặc biệt giai đoạn 1950-1953 là lúc có chiến tranh ở Triều Tiên mà TQ tham gia trực tiếp, còn Liên Xô thì giúp đỡ rất nhiều, là nước cung cấp vũ khí chủ yếu. Sau khi Staline mất (1953), thì quan hệ hai bên đã xuống cấp, vì ở Liên Xô có vấn đề lủng củng tranh dành quyền lực, cho tới lúc Khơ rút xép nắm quyền (1960).
Thời 1960-1964, tức là giai đoạn ông này làm tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô, thì quan hệ với TQ xuống hẳn, hai bên mâu thuẫn trực tiếp với nhau, Liên Xô rút chuyên gia, không còn viện trợ cho TQ nữa. Giống như những gì đã xẩy ra giữa TQ với VN vào năm 1977 (tôi không nhớ chính xác). Thời gian này (1960-1964) cũng là lúc quan hệ Vn-Liên Xô xuống thấp nhất, Liên Xô cũng giảm viện trợ cho VN chỉ còn lại 30% (báo VN vừa mới đưa lên trong những bài báo nói về chuyên gia Liên Xô giúp VN chống Mỹ).
Từ năm 1965 đến 1969, tức là khi Bơ rê giơ nhép làm tổng bí thư, thì quan hệ Liên Xô- TQ bình thường, nhưng không có gì, vì vào năm 1966, TQ đã bắt đầu cách mạng văn hóa. Đến năm 1969 thì xẩy ra xung đột biên giới, dẫn đến việc Liên Xô dọa bắn tên lửa hạt nhân vào TQ. Do cả hai bên đều thông báo với Mỹ, nên Mỹ biết chuyện này, và hiểu rằng quan hệ Trung-Xô không phải như Mỹ quan niệm. Đây là nhận thức đầu tiên để Mỹ và TQ bắt đầu tiếp xúc nhau vào năm 1972.
Như vậy có thể lấy năm 1972, làm điểm khởi đầu cho quan hệ Mỹ-TQ cho tới 1989. Nhưng nó cũng có nhiều giai đoạn.
Giai đoạn từ 1972 đến 1976 là giai đoạn hai bên thăm dò nhau, nhưng sự liên kết chưa rõ ràng. Nhưng Mỹ đã công nhận TQ, giúp TQ vào LHQ, và còn có cả quyền phủ quyết. Năm 1976 là năm Mao trạch Đông mất. Giai đoạn này nổi bật nhất là TQ đã chiếm Hoàng Sa (1974) với sự đồng thuận ngấm ngầm của Mỹ.
Từ năm 1976 đến năm 1979, quan hệ Mỹ-TQ trên đà tăng tiến. Và sau khi Đặng Tiểu Bình gạt được Hoa Quốc Phong, rồi các lực lượng còn lại của cách mạng văn hóa (nhóm 4 tên, trong đó có Giang Thanh), thì mối quan hệ càng khăng khít.
Từ 1979 đến 1989, là giai đoạn nồng ấm nhất. Có thể coi là đỉnh cao của quan hệ hai bên về chính trị. Đây cũng là giai đoạn TQ đánh VN bằng chính mình và sử dụng Pôn pốt. Cuộc chiến này đươc Mỹ ủng hộ. Đây cũng là giai đoạn mà TQ chiếm đảo Trường Sa (1988)
Từ 1989 đến 1991, là giai đoạn TQ bị phương Tây cấm vạn tạm thời. Nhưng sau đó hai bên lại chơi lại với nhau.Chính trong giai đoạn này mà VN bình thường hóa được quan hệ với TQ.
Từ năm 1991 tới năm 1996, lúc này điều đáng ghi nhớ có lẽ là việc ở Đài loan, sau khi có hệ thống “đa nguyên đa đảng” thì lần đầu tiên đảng đòi độc lập cho Đài loan lên nắm quyền. TQ đã đe dọa, nhưng khi Mỹ đưa tầu vào eo biển Đài Loan thì TQ di lùi. 1996 cũng là năm Mỹ lập lại quan hệ bình thường với VN.
Từ năm 1996 cho tới 2017, tức là nhiệm kỳ của Trump, thì quan hệ hai bên có lúc căng thẳng có lúc chùng (căng thẳng như lúc máy bay do thám Mỹ bị TQ bắt hạ cánh xuống đảo Hải Nam). Nhưng đặc biệt từ 2008, lúc TQ bắt đầu có hành động thực thi đòi hỏi chủ quyền trên biển đông, rồi xây đắp đảo nhân tạo.
Như vậy có thể thấy là hành động của TQ ở biển Đông, đầu tiên được Mỹ ủng hộ (hay lờ đi), trong cả hai trường hợp chiếm đảo của VN(1974,1988). Còn từ năm 2008, là bởi vì có khủng hoảng kinh tế, TQ có sức mạnh vượt lên, còn Mỹ đi xuống (tam thời hay không thì không biết). Ta cũng thấy rằng VN luôn là bên thứ 3 có thể bị gắn vào, cách nhìn, bị thế hai bên đối nhau thế nào có tác động tới thái độ của họ với VN.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Nov 10 2021, 04:16 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(NVT2002 @ Nov 6 2021, 03:55 AM)
Để có cái nhìn rõ hơn về cuộc chiến này, chúng ta nên tìm hiểu về kiến trúc sư của nó, tức là Đặng Tiểu Bình. Kể từ khi TQ và VN bình thường hóa quan hệ, thì ở VN đã cho xuất bản cuốn sách "ĐTB- một trí tuệ siêu việt". Có đọc cuốn này mới thấy, VN cho xuất bản chỉ là hình thức "nịnh" TQ, chứ thực ra về mặt dịch thuật lẫn bố cục cuốn sách là rất dở, khiến người đọc dễ nản lòng. Và thực tế quan hệ VN-TQ đến nay vẫn là "tay bắt và chân đá", cả 2 bên đều ý thức được chuyện đó, nhưng vẫn chấp nhận một cách bình thường.

Một cách khách quan mà nói đó là một nhân tài xuất chúng của TQ. Với VN thì ông ta có tội, đã gây nên cuộc chiến 1979-1989, nhưng với TQ thì công của ông lớn vô cùng. Đó là người đã kiến thiết cuộc đổi mới, làm cho đất nước TQ trở nên lớn mạnh thần kỳ như ngày nay. Và cũng khá kỳ lạ, khi ông ta trở lại từ cái thế bị đày đọa trong CM văn hóa, ông cũng chả có một chức danh cụ thể nào trong đảng CSTQ. Lúc qua đời, cũng đơn giản chỉ là đ/c ĐTB!

Về cái thế của TQ trên bàn cờ thế giới trong vài chục năm qua có thể chia làm vài giai đoạn:

1- Giai đoạn đồng chí với Liên Xô

2- Giai đoạn từ 197X đến 1989: Mâu thuẫn với LX, chuyển sang thân Mỹ. Đây là giai đoạn chính của nhân vật ĐTB. Mặc dù vẫn giữ chế độ XHCN, nhưng thân với Mỹ còn hơn cả VN bây giờ. Nền kinh tế và quân sự TQ phát triền thần kỳ trong giai đoạn 1979-1989. Nhìn lại vũ khí TQ hồi đó, toàn là hàng Mỹ cả (vì LX đời nào bán vũ khí cho TQ nữa đâu?). Khi đó, VN buộc phải chọn phe. Một là thân LX, 2 là thân Trung-Mỹ. Và khi đã ngả hẳn sang một phe thì bị phe kia đập là đương nhiên rồi. Chúng ta nhớ là giai đoạn trước đó, khi VN đang đánh Mỹ, thì vẫn luôn phải cố đi dây giữa 2 ông anh Xô-Trung, để tận dụng viện trợ cho công cuộc kháng chiến.

3- Năm 1989, tình hình đã thay đổi rõ rệt. Mỹ làm thành công một loạt các cuộc CM ở các nước Đông Âu, lật đổ chế độ XHCN. Họ cũng muốn làm điều tương tự ở TQ, thông qua sự kiện Thiên An Môn. Nhưng chính quyền TQ đã thẳng tay đàn áp, thà hi sinh nhân dân chứ không để mất chế độ. Từ đó quan hệ Mỹ Trung đứt gãy. Và sự kiện ở Nga năm 1991 đã khiến TQ và Nga một lần nữa quay lại với nhau, cùng chống Mỹ đến tận bây giờ.
*


Đặng Tiểu Bình là chủ tịch hội đồng quân uỷ Trung ương, là kẻ nắm thực quyền, sao lại bảo vô chức?
Vũ khí TQ thời đó mua của Pháp là chính, không phải Mỹ đâu


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Nov 18 2021, 01:24 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Các bác có thể vào đây xem video Hồi Ức Vị Xuyên của tác giả Lê Tài
(@click here)

hay video này
84BG (10) Hồi Ký Biên Giới Phía Bắc (Hà Tuyên Tự Sự A - Full 2 Hour)
(@click here)
Hồi Ký : Hà Tuyên Tự Sự
Tác Giả : Nguyễn Đình Thắng


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thư viện bài viết · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
4 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (4 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC