Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Trong Phi Thuyền

Milou
post Mar 11 2002, 03:22 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Trong Phi Thuyền

Thư Sinh



Ðể sống, con người cần có dưỡng khí, nước và thực phẩm là ba thứ tối cần thiết bảo đảm cho sự sinh tồn của con người trên trái Ðất. Ngoài ba thứ cần thiết vừa nói, điều kiện của môi trường sinh sống cũng không kém phần quan trọng như: nhiệt độ, áp suất, phóng xạ...Con người sinh ra trong môi trường của Trái Ðất, đã quen với môi trường sinh sống của Trái Ðất, vì vậy muốn đi ra ngoài khỏi Trái Ðất như không gian hoặc thám hiểm những hành tinh khác con người phải mang theo những thứ cần thiết và cả môi trường sinh sống theo.

A. Hệ Thống Ðiều Hoà Và Cung Ứng Môi Trường Sinh Sống:

Trong phi thuyền Con Thoi, nơi các phi hành gia sinh sống được là phòng lái (Flight deck) và phòng thí nghiệm cũng là nơi trữ đồ đạc và các dụng cụ (Middeck). Gọi chung là Crew Cabin hay là nơi sinh hoạt của các phi hành gia chiếm khoảng 2475 cubic feet (Kể cả phòng sửa soạn để đi ra ngoài không gian.) tức một thể tích không rộng lớn cho lắm. Khi những phi vụ chuyên về thí nghiệm (Space Laboratory - Spacelab) cần thêm chỗ thì nơi sinh hoạt được nối bằng các khoang (Modules) ở sân chứa hàng (Payload Bay.)

Hệ thống điều hoà và cung ứng môi trường sinh sống (Environmental Control and Life Support System - ECLSS) cho các Phi hành Gia trên phi thuyền Con Thoi gồm có bốn hệ thống: hệ thống Áp Suất (Pressure Control System), hệ thống Thanh Lọc Không Khí (Atmospheric Revitaliation System - ARS), hệ thống Ðiều Nhiệt (Active Thermal Control System - ATCS), và hệ thống Nước (Supply and Waste Water System.)

I. Hệ Thống Áp Suất:

Áp suất tại nơi sinh hoạt của các phi hành gia là 14.7 psi (pound per square inch) tức là 14.7 pound trên mỗi một "inch" vuông, bằng áp suất trên mặt Trái Ðất ở mực nước biển. Con người sẽ bị làm sao nếu áp suất bất thình lình giảm xuống

ero tức là áp suất ngoài không gian? Trước hết, dưỡng khí trong buồng phổi sẽ thoát ra hết với chỉ một cái thở ra. Các dưỡng khí trong máu cũng sẽ bị thoát ra ngoài không gian khi máu chạy tới phổi. Trong vòng khoảng 2 tới 4 phút, bộ óc sẽ chết vì thiếu dưỡng khí. Hồi chương trình không gian mới bắt đầu, người ta tưởng lầm rằng ở áp suất zero thân thể con người sẽ bị nổ tung ra. Nước sôi ở 212 F trên mặt đất ở mực nước biển. Tuy nhiên ở Colorado Spring với áp suất bằng khoảng 80% áp suất ở mực nước biển thì nước sôi ở 190 F. Càng lên trên cao, áp suất càng giảm. Tới một độ cao nào đó, nước sẽ sôi ở 98.6 F tức nhiệt độ của cơ thể. Ðây chính là lý do tại sao người ta đã lầm lẫn kết luận rằng ở áp suất ngoài không gian, máu sẽ bị sôi sục lên và cơ thể sẽ bị nổ tung ra. Tuy nhiên vì da của con người rất dẻo dai, có lẽ nước trong cơ thể sẽ chầm chậm bốc hơi thoát ra ngoài thay vì cơ thể sẽ nổ tung. Da sẽ phồng rộp lên, một số các mạch máu sẽ bị vỡ làm thân thể bị bầm tím lại. Nhưng nhờ bộ óc con người đã chết trước đó khá lâu nên sẽ không cảm thấy sự đau đớn.

Áp suất trong phi thuyền được giữ ở 14.7 psi bằng cách bơm 80% hơi Nitrogen và 20% hơi Oxygen từ hệ thống Thanh Lọc Không Khí. Áp suất của Oxygen ở khoảng 2.95 tới 3.5 psi và của Nitrogen là 11.5 psia. Tổng cộng là 14.7 psia với khoảng 0.2 psia trừ hao.

Không phải lúc nào áp suất của phi thuyền cũng được giữ ở 14.7 psi. Những phi vụ đòi hỏi sự đi bộ ra ngoài không gian thì áp suất của phi thuyền sẽ được giảm xuống 10.2 psi trong 24 tiếng trước cuộc đi bộ. Cũng như những tay thợ lặn, các phi hành gia khi từ môi trường áp suất cao bất thình lình qua môi trường áp suất thấp, các bắp thịt sẽ bị đau nhừ và có thể đưa đến cái chết. Khi ở môi trường áp suất cao, các dưỡng khí Oxygen được cơ thể tiêu thụ; các khí Nitrogen được hút và tụ đọng trong các bắp thịt. Khí Nitrogen nầy sẽ dãn nở ra trong các bắp thịt tạo ra sự đau đớn khi đi từ môi trường áp suất cao xuống thấp. Ðây là lý do tại sao các thợ lặn ở dưới sâ u khi trồi lên, họ trồi lên rất chậm. Còn các phi hành gia thì áp suất của bộ quần áo du hành ngoài không gian là 4.3 psi. Ðể cơ thể tiếp nhận môi trường áp suất thấp, trước hết áp suất của phi thuyền được giảm xuống 10.2 psi hai mươi bốn tiếng trước cuộc đi bộ. Sau đó các phi hành gia được cho thở 100% dưỡng khí oxygen trong một thời gian để tẩy hết các khí Nitrogen trong cơ thể trước khi bước ra ngoài.

II. Hệ Thống Thanh Lọc Không Khí:

Hệ thống Thanh Lọc Không Khí vận chuyển không khí và hơi nước tới các nơi sinh hoạt của các phi hành gia để giữ mực độ ẩm ở khoảng 30% và 60%. Hệ thống nầy giữ mực độ các khí độc như thán khí (carbon dioxide), do chính các phi hành gia thở ra, và carbon monoxide ở mức độ an toàn. Nếu nhiều thán khí, trước hết các phi hành gia sẽ thở dồn dập, khả năng nghe kém hẳn đi, sau đó họ sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn ói, đầu óc trở nên hỗn loạn, thân thể co giật và cuối cùng là hôn mê bất tỉnh. Nhiều carbon monoxide sẽ đưa tới sự chết.

Ðể làm giảm các thán khí, Lithium Hydroxide (LiOH) được dùng. Không khí trong phòng được dẫn qua ống với vận tốc là 120 lb/hr cho mỗi hộp LiOH. Một hộp LiOH có thể xài tới 48 tiêng cho một người. Với một phi hành đoàn thông thường là sáu hoặc bẩy người thì 4 hộp LiOH cần thay mỗi ngày.

Ngoài LiOH được dùng để thanh lọc các thán khí, than cũng được dùng để thanh lọc những khí độc khác và để tẩy mùi hôi.

Ðể vận chuyển không khí trong phòng rộng 2300 cubic feet (không kể phòng Sửa Soạn), với khả năng di chuyển 300 cubic feet mỗi phút, sẽ mất khoảng 7 phút để thay đổi không khí một lần, tức khoảng 8.5 lần không khí sẽ được thay đổi

trong một tiếng. Và quạt máy với công suất 495 watts được dùng vào việc nầy. Bụi bặm và rác rưởi cũng sẽ được lọc trước khi không khí đi qua hai hộp LiOH.

Các máy móc tỏa nhiệt và hơi nóng từ người làm nóng không khí trong các phòng. Các khí nóng nầy được làm mát đi bằng cách chuyển nhiệt qua một hệ thống nước. Hệ thống nước nầy cũng tiếp nhận hơi nóng thoát ra từ các máy móc ở các nơi khác trên phi thuyền, và chuyển nhiệt qua vòng Freon của hệ thống Ðiều Nhiệt. Từ hệ thống Ðiều Nhiệt, các sức nóng sẽ được thải ra ngoài không gian.

III. Hệ Thống Ðiều Nhiệt:

Hệ thống điều nhiệt dùng để thải các sức nóng bốc ra từ các máy móc trên phi thuyền từ lúc sửa soạn phóng cho tới khi đáp. Hệ thống nầy gồm có hai vòng Freon, hệ thống đĩa lạnh dùng để làm mát các dụng cụ điện tử, những máy chuyển nhiệt (heat exchanger) và ba hệ thống thải nhiệt bằng phương pháp hơi nóng (radiator), hơi nước (Flash Evaporator), và hơi ammonia (ammonia boiler).

1. Vòng Freon:

Gồm hai vòng giống hệt nhau, tiêp nhận nhiệt từ các vòng nước và mang nhiệt tới các nơi thải nhiệt.

2. Hệ Thống Thải Nhiệt:

Tiếp nhận nhiệt từ Freon và thải nhiệt ra ngoài không gian bằng ba phương pháp.

2.1 Hơi Nóng (Radiator):

Tiếp nhận nhiệt từ vòng Freon. Gồm 4 bảng tỏa nhiệt (radiator) gắn trên cánh cửa của phi thuyền. Chỉ dùng được khi đã ở trong không gian lúc cửa mở.

2.2 Hơi Nước (Flash Evaporator):

Tiếp nhận nhiệt từ vòng Freon. Làm nguội mát Freon bằng cách dùng nước xịt lên Freon. Nước nóng bốc hơi mang nhiệt ra ngoài không gian. Nước trở nên nóng dễ dàng vì càng lên cao, áp suất càng thấp, nước càng dễ sôi ở nhiệt độ thấp. Chỉ dùng được lúc lên ở độ cao 140,000 feet trở lên. Thỉnh thoảng dùng trong không gian khi hệ thống Thải Nhiệt

2.3 Hơi Ammonia (Ammonia Boiler):

Tiếp nhận nhiệt từ vòng Freon. Ammonia sôi rất dễ ở nhiệt độ thấp. Thải nhiệt ra ngoài không gian khi phi thuyền xuống tới cao độ 400,000 feet và trên mặt đất sau khi đáp.

IV. Hệ Thống Nước:

Hệ thống Nước cung cấp nước cho hệ thống dùng hơi nước để thải nhiệt, nước uống, và vệ sinh. Nước được chứa từ bình năng lượng (fuel cell) là nơi hydrogen và oxygen được cho tác dụng để gây ra nhiệt năng. Nhiệt năng sau đó được biến thành điện năng để chạy máy móc trên phi thuyền. Tác dụng hoá học giữa hydrogen và oxygen thải ra nước và được chứa trong bồn để dùng. Ngoài bồn chứa nước dùng, trên phi thuyền cũng cần có bồn chứa nước phê thải khi các phi hành gia làm vệ sinh, từ các độ ẩm trong phòng và mồ hôi từ các phi hành gia. Bốn bồn chứa nước dùng và một bồn chứa nước phê thải được đặt bên dưới sàn của phòng thí nghiệm (middeck).

1. Nước Dùng:

Nước sau khi thải ra từ ba bình chứa năng lượng, vì chứa quá nhiều phân tử hydrogen, sẽ được chẩy qua hai hệ thống có hai cục Bạc để tách rời khoảng 85% phân tử hydrogen thặng dư. Những phân tử hydrogen thặng dư nầy sẽ được thải ra ngoài không gian. Nước sau khi được lọc hydrogen sẽ được chứa trong bốn bồn A, B, C, và D. Nước ăn uống thường lấy ra ở bồn A. Nước dùng để làm mát máy móc trên phi thuyền lấy ra từ bồn B, C, và D. Bốn bồn nầy đã được tẩy trùng trong lúc phóng, tuy nhiên nước cũng phải đi qua một ống lọc trùng (Microbial filter) trước khi chẩy vào bồn chứa. Iodine, thuốc đỏ, cũng được cho vào những bồn chứa nước dùng nầy để ngăn chận sự sinh sản của vi trùng. Trong trường hợp nước quá nhiều, nước sẽ được thải ra trong không gian.

2. Nước Phế Thải:

Bồn chứa nước phế thải được đặt ngay bên cạnh bốn hầm chứa nước dùng. Nước phế thải sau khi lọc ra từ không khí và nước từ chỗ vệ sinh sẽ được chứa ở đây. Trong trường hợp đầy, nước sẽ được thải ra ngoài không gian.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Mar 11 2002, 03:25 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



B. Phóng Xạ

Những tia phóng xạ trong không gian gồm có: những tia Ðiện Từ từ Mặt Trời, những dương và âm điện tử bay với siêu vận tốc từ những cơn gió Thái Dương, những tia Vũ Trụ từ không gian và Mặt Trời, và những phân tử bị vướng ở vòng Van Allen của Trái Ðất.

Sinh sống trên Trái Ðất, con người được bầu khí quyển và từ trường của Trái Ðất bảo vệ từ những tia phóng xạ. Những nơi sinh hoạt trên phi thuyền được bọc để bảo vệ các phi hành gia từ những tia Ðiện Từ và vài loại phân tử. Tuy nhiên, khi một số các tia Vũ Trụ đụng những bức tường bao bọc, những tia nầy lại tạo ra một sự phóng xạ lần nữa bằng cách ionize (thay đổi dương hoặc âm điện tử) của những vật liệu dùng làm tường. Lần phóng xạ thứ hai nầy đi xuyên vào những nơi sinh hoạt.

Khi những dương điện tử với năng lượng cao, tia Vũ Trụ, x-ray, hay gamma ray, đụng các tế bào, sẽ ionize những nguyên tử của tế bào và tách đôi những phân tử của tế bào làm chúng chết. Thân thể con người lúc nào cũng sản xuất những tế bào. Mất một số ít không thành vấn đề, nhưng nếu ở cường độ phóng xạ cao làm chết quá nhiều tế bào hoặc gây hư hại các bộ phận quan trọng như tim, gan ... sẽ đưa tới sự chết. Phái nữ có thêm một sự quan tâm khác là trứng của họ có thể bị ảnh hưởng và đứa trẻ khi ra đời có thể bị tàn tật hoặc ngớ ngẩn.

Ðơn vị để đo lường chất phóng xạ là "rads", là số lượng của chất phóng xạ mà cơ thể bị nhiễm. Chỉ cần 600 rads trong một ngày sẽ đưa tới sự chết. Nêu bị từ 100 tới 200 rads trong một ngày sẽ có triệu chứng chóng mặt, ói mửa, và mệt mỏi. Hậu quả của sự phóng xạ cũng còn tuỳ vào sức khoẻ của từng cá nhân. Tiêu chuẩn của NASA là 75 rads cho một năm và 400 rads trong suốt cuộc đời phục vụ. Các phi hành gia luôn luôn mang theo dụng cụ đo phóng xạ cho mỗi chuyến bay.

Mặt Trời khi phóng những cột lửa khổng lồ thường tạo ra những trận bão dương điện tử. Có vài trận bão với cường độ phóng xạ cao có thể làm chết người, nhất là khi bay ở quỹ đạo ở hai cực của Trái Ðất, vì từ trường của Trái Ðất dồn những phân tử theo chiều Bắc và Nam.

Vào tháng Tám năm 1972, một trận bão dương điện kéo dài cả tuần lễ, đủ để giết phi hành gia nào đang đi bộ ngoài không gian ở vùng cực của Trái Ðất. Ðộ phóng xạ đo từ vệ tinh cho thấy là 100 rads mỗi tiếng. Nêu ở trong vùng phóng xạ đó, người phi hành gia sẽ bị đau đớn, tiêu chẩy, ói mửa liên hồi. Ở bên trong phi thuyền thì nhẹ hơn nhờ được bọc, nhưng có lẽ chết còn sướng hơn. Nôn mửa, tiêu chẩy sẽ làm cho thân thể thiếu nước. Hồng huyết cầu bị hủy diệt và sẽ chết trong khoảng một tháng.

May mắn thay con người có thể tiên đoán khá chính xác thời gian và cường độ của những trận bão dương điện nầy. Phi thuyền sẽ được bay về, tuy nhiên với Trạm Không Gian các bọc sẽ cần phải dầy hơn.

Vị trí vòng đai Van Allen thì đã được biết đích xác nên tránh dễ dàng. Các tia vũ trụ thì vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Người thì cho là sẽ bị nguy hiểm hơn bình thường 60 lần cho một năm, người thì cho là từ 6 rads tới 20 rads cho một năm. Lý do là vì sự bất đồng ý kiến về hậu quả của dương điện tử gây ra trong cơ thể.

Một điểm lưu ý về hậu quả của tia vũ trụ là mắt nhoáng hào quang. Lần đầu tiên được báo cáo bởi phi hành gia Bu

Aldrin trong phi vụ Apollo 11 trên đường đi tới Mặt Trăng. Một số các phi hành gia khác sau đó cũng báo cáo mắt thấy nhoáng hào quang mặc dù mắt đã nhắm. Lời giải thích hữu lý nhất là các tia vũ trụ đi xuyên qua mắt, hội tụ ở võng mạc và sau đó được chuyển tới óc qua các dây thần kinh mắt. Óc đọc các tín hiệu nầy như những hào quang ánh sáng. Tuy nhiên chưa ai giải thích được hình dáng của những hào quang nầy, cái thì như lằn ngang, cái như dấu phẩy hoặc như một đám mây.

Ðể kết luận, các phi hành gia bị nhiễm phóng xạ nặng hơn là những người bình thường ở Trái Ðất, ngay cả lúc Mặt Trời lặng êm. Nhưng vì những phi vụ có tính cách ngắn hạn nên sự nhiễm xạ có thể chịu được. Tuy nhiên hậu quả dài lâu của sự phóng xạ trên mỗi cá nhân vẫn chưa thể xác đoán được. Ðây sẽ là một câu hỏi cho những chương trình dài lâu như Trạm Không Gian, thiết lập căn cứ trên Mặt Trăng hoặc trên Hoả Tinh.

C. Thực Phẩm

Người ăn đầu tiên ngoài không gian là John Glenn vào năm 1962. Táo được tán nhuyễn và được bóp vào miệng. Trước đó thì người ta sợ là ở ngoài không gian, khi ăn, thực phẩm sẽ bị vướng ở cổ sau khi nuốt. Tuy nhiên đó không phải là một vấn đề, lời than phiền của Glenn là thực phẩm ăn không ngon miệng lắm. Những phi hành gia khác khi nghe Glenn than phiền, có vị đã lén dấu bánh mì thịt trong người khi bay!

Có 5 vấn đề khi sửa soạn thức ăn cho các chuyến bay ngoài không gian.

1. Ðầy đủ chất bổ. Cần 2800 calories mỗi ngày, gồm 16% -17% protein, 30% - 32% fat, và 50% - 54% carbohydrate.

2. Thực phẩm không bị hư thối. Có 5 cách:

2.1 Thực phẩm khô. Ðây là cách thường làm nhất và có lẽ sẽ tiếp tục làm hoài trong tương lai. Có loại thay vì đổ nước thì chỉ cần ngậm trong miệng như những lát chuối khô. Có loại phải đổ nước vào để dùng như trứng khô, bột pha nước uống...

2.2 Thực phẩm hơi khô như đào khô, hồng khô...

2.3 Thực phẩm đã nấu chín để khử trùng ở trong hộp sắt, giấy bọc thiết, bọc nhựa như cà chua, thịt bò xay với củ cải đỏ, đào ... Thực phẩm nấu theo kiểu nầy giữ được nước nấu.

2.4 Thực phẩm được phóng xạ để khử trùng hầu giữ được lâu như thịt bò, thịt gà tây ...

2.5 Thực phẩm tự nhiên mua ngoài tiệm như bánh, kẹo, các thứ hột ...

3. Nấu nướng và ăn ở môi trường vi trọng lực. Thức ăn rơi vãi bay lơ lửng trong phòng. Thực phẩm được tráng một lớp để đỡ rơi vãi. Thực phẩm khô gây khó khăn lúc nhúng vào nước ở môi trường vi trọng lực. Sau nầy để trong bao ni-lông, dùng vòi nước xịt vào tiện hơn.

4. Thực phẩm cần phải gọn và nhẹ. Mới đầu, thực phẩm được tán nhuyễn và cho vào trong ống, chỉ cần đưa lên miệng bóp vào miệng rồi nuốt. Nhưng sau phải bỏ phương pháp nầy vì chính những ống đựng nặng hơn thực phẩm.

5. Thực phẩm ăn phải ngon miệng và muốn ăn. Trước đó rất nhiều người than phiền là ăn như đang nhai trấu trong miệng. Trong không gian, có lẽ vì đường hô hấp hay vì không khí trong phòng di chuyển chậm vì ở môi trường vi trọng lực nên thực phẩm như không có mùi vị gì. Vì vậy nước gia vị như: tiêu, ớt, mù tạt, muối, ketchup được mang theo để ăn kèm với thức ăn.

Hiện tại thực phẩm được mang theo, nhưng trong tương lai những chuyến bay liên hành tinh hay những Trạm Không Gian rộng lớn, thực phẩm một phần sẽ phải được trồng hái ngay trên không gian. Nêu không phi thuyền chắc chắn sẽ to lớn vô cùng để chở thực phẩm cho những cuộc hành trình dài. Không những thế, nhiên liệu cần nhiều hơn để phóng và trong lúc bay vì vậy sẽ tốn tiền rất nhiều.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Mar 11 2002, 03:26 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



D. Ngủ

Trong không gian, khi ngủ bạn không cần phải nằm. Vì vậy khi ngủ người bay lơ lửng trong phòng. Vấn đề là họ bay lơ lửng vòng vòng trong phòng và làm cản trở những phi hành gia khác đang làm việc.

Hồi trước có mối quan tâm là con người không ngủ được trong môi trường vi trọng lực. Cũng có vài phi hành gia dỗ giấc ngủ hơi khó. Vài người vừa chợp mắt là bật dậy vì quen hay trở mình lúc ngủ. Trên không gian, khi trở mình thì cả tay lẫn chân đều chơ vơ. Hoặc dậy cảm thấy chóng mặt vì lúc ngủ đầu bị lúc lắc .

Trên phi thuyền, túi ngủ (sleeping bag) được buột chặt xuống những chiếc giường tầng. Bụng các phi hành gia được thắt chặt trên chiếc túi ngủ để tạo cảm giác như đang đặt lưng trên nệm, hai tay được đút và giữ trong túi ngủ để khỏi chơ vơ. Ở quỹ đạo 200 dặm, mặt trời mọc và lặn 1 tiếng rưỡi mỗi lần vì vậy có đồ che mắt và bọc tai cho những ai muốn dùng.

E. Vệ Sinh

Hồi còn trạm không gian Skylab thì có phòng tắm với vòi xịt và một bức màn che. Phi hành gia khi tắm dùng vòi xịt và xà phòng bọt chà lên người, sau đó dùng máy hút để hút nước từ trên người, màn che và những bức vách. Tuy nhiên không thành công lắm vì nước thường lơ lửng bay ra ngoài phòng tắm, các phi hành gia phải đuổi theo để hút vào máy. Phi thuyền Con Thoi không có phòng tắm. Các phi hành gia thường lau người. Một tay cầm miếng sốp đã nhúng nước và xà bông chà trên người, tay kia cầm miếng sốp khô lau. Chà tới đâu thì lau tới đó. Thật ra, dù ở môi trường vi trọng lực, nước cũng vẫn bám vào người nên tắm kiểu nầy cũng không khó khăn lắm. Nước dơ sau đó được chứa trong bồn nước phế thải.

Cạo râu khô, không bôi cream, thì rất là phiền phức. Những sợi râu bay tứ tung, rồi có thể bị vướng vào mắt hay hít vào buồng phổi, hoặc chui vào trong máy móc. Sau phải thêm máy hút khi cạo. Tuy nhiên nếu bôi kem lên rồi cạo thì tốt nhất. Có vài vị phi hành gia bực mình để râu mọc luôn trong suốt thời gian bay.

Bàn cầu thì cũng tương tự như ở trên mặt đất. Thật ra bàn cầu đã được sáng chế rất cẩn thận cho cả hai phái xài trong môi trường vi trọng lực. Bàn cầu nầy có dây buộc giữ ngón chân và eo để giữ thế ngồi cho sát với mặt bàn cầu. Bàn cầu có hai khoang, một cho phân và một cho nước tiểu. Vì thiếu hấp lực của Trái Ðất nên hơi thổi với một vận tốc mạnh được dùng thay thế để đẩy phân và nước dơ vào khoang riêng rẽ. Phân sau đó sẽ được thổi khô bằng hơi, thêm vài chất hoá học để tiêu mùi hôi và chặn sự tăng trưởng của vi trùng. Nước dơ thì được đẩy xuống bồn chứa, nêu đầy sẽ được đổ ra ngoài không gian cho vơi.

Các chất dơ và nước bẩn trên phi thuyền không cần phải lọc lại để dùng nhưng được giữ lại và mang về Trái Ðất. Tuy nhiên trong tương lai, những cuộc du hành lâu và xa, nước sẽ được gạn lọc lại để dùng.

F. Thể Dục

Tập thể dục hàng ngày là điều cần thiết để giữ tim và các bắp thịt khoẻ mạnh. Trong môi trường vi trọng lực con người bị:

1. Chất lỏng trong cơ thể sẽ bị dồn từ dưới lên trên. Ở môi trường trọng lực, trên mặt đất, các bắp thịt dưới đẩy máu lên trên. Các bắp thịt nầy tiếp tục đẩy ở môi trường vi trọng lực. Chất lỏng dồn lên ở nửa phần thân thể trên khiến như bị sưng lên. Mắt nhỏ lại, các vết nhăn biến mất, nhức đầu, cảm thấy khó thở giống như bị treo ngược đầu xuống. Các cơ quan báo xuống thận là quá nhiều nước, thận sẽ ra lệnh cho cơ thể thải nước ra ngoài bằng hình thức tiểu tiện. Các phi hành gia không cảm thấy khát nước mặc dù tiểu rất nhiều.

Trong khi đó nửa phần thân thể dưới vì thiếu nước nên teo nhỏ hơn bình thường. Chân bụng đều nhỏ đi khiến mặc quần hay đi giầy không vừa nữa. Các phi hành gia gọi đùa là "cẳng gà".

Tình trạng nầy xẩy ra trong khoảng ba ngày đầu, sau đó cơ thể sẽ thích ứng với môi trường mới.

2. Tim sẽ yếu đi vì không phải đập mạnh để đẩy máu lên. Các chất lỏng của cơ thể bị giảm đi kể cả máu.

3. Các bắp thịt bị yếu đi vì không cần phải vận dụng nhiều trong môi trường vi trọng lực.

4. Chất vôi (calcium) của xương sẽ bị mất đi dần dần. Bay càng lâu càng mất nhiều.

5. Say vô lực. Như say sóng, say gió (máy bay) mặc dù không giống như vậy. Nên nhớ, rất nhiều phi hành gia đã từng là các tay phi công bay trắc nghiệm cừ khôi, say sóng hay say gió (máy bay) không còn ảnh hưởng họ nữa. Mấy ngày đầu, khoảng một nửa số phi hành gia sẽ bị chóng mặt và ói mửa.

Tập thể dục cho tim mạnh và bắp thịt khoẻ trở nên là một điều cần thiết trong không gian. Các phi hành gia Nga ở lâu trong không gian, khi về Trái Ðất đi không nổi ngay cho dù là đã tập thể dục hàng ngày nêu không tập chắc còn thê thảm hơn nữa.

Tập thể dục thì tập làm sao? Ðương nhiên tập tạ là kể như vất đi, chỉ cần đưa hai ngón tay là có thể nâng quả tạ ngon lành. Kéo dây lò so được, nhưng thông thường là môn chạy bộ trên máy chạy (treadmill) là tốt nhất, có điều các phi hành gia hay than phiền là cái máy nầy gây tiếng động quá ồn ào.

Tài Liệu Tham Khảo:

1. Introduction To Space, T. D. Damon, Orbit A Foundation Series.

2. Shuttle Crew Operation Manual, November 1992, NASA/JSC. National Space Transportation System Reference, Volume 1 Systems and Facilities, September 1988, NASA/JSC



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Khoa Học Kỹ Thuật - Computer & Internet · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC