Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Internet Trong Tương Lai

Milou
post Mar 13 2002, 10:35 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Internet Trong Tương Lai

Huỳnh Chiếu Đẳng

Chúng ta đã thấy computer ảnh hưởng vào các lãnh vực truyền thông, giải trí, y học, thương mãi ra sao rồi, nhưng ảnh hưởng của Internet vào đời sống của con người được coi như mạnh hơn hết. Trong vòng 20 năm tới chắc chắn Internet làm thay đổi bộ mặt của xã hội một cách rất là mạnh mẽ ngoài sự suy đoán. Internet đã phát triển với một vận tốc nhanh chưa từng thấy trong lịch sử. Hiện có 200 triệu người dùng Internet. Cứ theo đà nầy thì đến năm 2006 sẽ có khoảng từ 1 tỉ tới 2 tỉ người dùng. Các công ty liên hệ tới Internet đã bành trướng ngoài dự đoán của các kinh tế gia. Quí vị may mắn trong các năm trước đã mua stock của các công ty liên hệ đến Internet, chắc đã giàu to. (Bài viết vào tháng 03/2000, và nếu giữ nó tới hôm nay tháng 9/2001 chắc là bị lổ nặng). Trong bài nầy tôi xin dựa vào các sự kiện đang có hiện giờ để đoán tương lai của Internet trong vòng vài năm tới. Thực ra thì đó cũng là dự đoán của các chuyên gia tôi lượt lại để quí vị đọc giải trí. Cũng như các bài trước tôi không dịch một số từ ngữ chuyên môn từ tiếng Mỹ ra tiếng Việt vì tôi không biết dịch sao cho đúng. Những sai lầm và thiếu sót trong bài cũng xin quí vị đính chánh và bổ túc giùm. Mong có sự trao đổi ý kiến cùng quí vị, e-mail của tác giả là: huy0017@juno.com. Huỳnh Chiếu Đẳng (Teha 03-03-00, duyệt lại tháng 9/2001).

Diều nhận xét trước tiên là trong tương lai gần đây Internet phải là “không giây” (wireless). Con người không muốn bị ràng buộc, nhất là người Mỹ, họ thích mỗi người lái một chiếc xe riêng. Do cái tâm lý không thích ràng buộc đó, nên beeper và điện thoại cầm tay đã phát triển thật nhanh trong thời gian ngắn. Không có lý do gì mà khi cần nhận cái e-mail, tìm một địa chỉ trên bản đồ, đọc một tờ báo (qua Internet) mà phải dính vào sợi dây điện thoại. Nhớ lại cách nay một vài năm, các thương gia, kỹ nghệ gia, các nhân viên văn phòng, khi đi công tác phải xách kè kè theo cái laptop. Khi tới nơi thì việc đầu tiên là tìm chỗ gắn cái jack điện thoại và cái ổ cắm điện để liên lạc về công ty nhà. Khuynh hướng hiện giờ là phải wireless. Trong chừng mực nào đó, Sprint PCS's đã cung cấp dịch vụ Wireless Web services giúp người ta nhận và gởi e-mail, đọc tin mới nhất, hay nhận tin tức về thị trường chứng khoán qua sóng radio. Các máy nho nhỏ như “two way pager”, palmtop như Palm VII, vài loại cell phone cũng bắt đầu giúp người ta nhận gởi e-mail. Nhiều công ty đang nghiên cứu chế tạo các loại máy cầm tay có màn ảnh màu nối vào Internet qua sóng điện từ với vận tốc nhanh, trong số đó phải kể hai company hàng đầu là Nokia và Qualcomm. Đó là chế tạo máy cầm tay. Còn dịch vụ wireless networks thì hai công ty đang nghiên cứu đứng đầu là Cisco và Motorola. Trường đại học MTI đang có chương trình nghiên cứu lấy tên la Project Oxygen không những nhắm vào wireless cho các máy cầm tay mà còn nhắm vào việc nối các máy móc trên xe hơi và ngay cả các máy gắn trên tường nhà vào Internet. Rất đông các company hướng về việc chế tạo máy nhỏ nhẹ cầm tay, chế tạo các loại pin điện tân kỳ hơn, nhẹ và chứa nhiều điện hơn. Hãng AT&T dã có loại kiến đeo mắt để trượt tuyết mang vào thấy bản đồ hướng dẫn đường đi GPS. Họ cũng sản xuất máy hướng dẫn đi du lịch bỏ túi, cũng trang bị hệ thống GPS. Nhân đây xin nói thêm là GPS (Global Positioning System ) dựa vào vệ tinh để xác định vị trí trên mặt đất. Trong trận chiến Vùng Vịnh quí vị thấy từ phi cơ bay trên cao phi công có thể bắn hỏa tiễn lọt vào ngay cửa sổ của một tòa nhà. Điều đó không thực hiện nổi nếu không dựa vào máy định vị GPS. Trong một phim gián điệp 007 chiếu gần đây, một quốc gia đã dùng kỹ thuật computer làm lệch đi đường bay của các vệ tinh định vị, làm cho các máy GPS tính sai vị trí bắn phá. Đó là một trong những thí dụ về cyberwarfare tôi sẽ đề cập ở đoạn sau. Hiện vài hãng kể cả AT&T cũng đã bán ra thị trường cái đồng hồ đeo tay log vô networks để nhận tin tức cần thiết. Ngày nay quí vị tìm tới Web, nhưng tương lai gần nhờ vào wireless networks mà Web sẽ tìm tới quí vị khi cần. Web sẽ call quí vị khi quí vị có e-mail, khi con nhỏ của quí vị ở nhà trẻ đang khóc đòi nhìn thấy mặt quí vị (qua màn hình), hoặc như khi buổi sáng đi làm hấp tấp quí vị bỏ quên cái bếp gas hay cái bàn ủi chưa tắt. Trên đây là cái nhìn tổng quát về chiều hướng phát triển của Internet trong tương lai.

Hiện có một dự án thật hấp dẫn được gọi tên là “Bluetooth” do các hãng Nokia, Ericsson, IBM, Lucent, Intel thỏa thuận và đang thực hiện. Dự án nầy làm đảo lộn cách thức sử dụng máy computer và tất cả máy móc điên tử đang có hiện nay. Theo dự án nầy các máy móc điện tử tương lai sẽ trang bị cái chip Bluetooth. Với chip nầy các máy móc sẽ liên lạc lẫn nhau bằng cùng một thứ ngôn ngữ qua sóng điên từ. Sản phẩm đầu tiên được đưa ra thị trường tháng sau là cái headset của hãng Ericsson. Quí vị biết là khi dùng cellular phone phải áp nó vào tai mới nghe và nói được, như vậy vừa bất tiện vừa nguy hiểm vì sóng điện từ phát ra (từ cellular phone) ở rất gần bộ óc, người ta cho là nó có thể gây ung thư óc. Từ lâu các hãng đã bán ra cái headset khi dùng phải nối dây vào cellular phone. Với kỹ thuật Bluetooth headset Ericsson không cần gắn vào cellular phone, headset và cellular phone liên lạc nhau bằng vô tuyến và có thể cách xa nhau tới 30 feet. Quí vị cứ để cellular phone nằm đâu đó trong xe khi nhận hay gọi phone đi chỉ cần ra lịnh bằng tiếng nói mà thôi. Cái Motorola's Bluetooth-enhanced lại tân kỳ hơn biến chiếc xe thành cái tổng đài điện thoại. Thí dụ quí vị đang nói chuyện qua cellular phone, nếu tiến tới gần chiếc xe của quí vị đậu trong parking lot, cú phone của quí vị sẽ chuyển từ phone cầm tay sang car's hands-free Motorola handset. Đó là những ứng dụng đang có. Sang năm 2001 hay 2002, các computer nói chuyện nhau qua chip bluetooth. Tương lai gần quí vị để cái Palm Pilot, cái PDA hay cái cellular phone nằm gần cái laptop củ quí vị, chúng nó sẽ trao dỗi và update địa chỉ số phone lẫn nhau một cách tự động không cần đến sự can thiệp của quí vị hay dây nhợ gì cả. Tháng rồi hãng Hewlett-Packard đã trình làng cái laser printer bluetooth. Với cái laser printer nầy quí vị có thể in hình hay chữ từ computer, từ PDA (máy computer nhỏ cầm tay như Palm pilot, Cassiopeia, Psion...) hay từ máy digital camera mà không cần phải nối dây như hiện nay. Mohy Abdelgany, phó chủ tịch công ty Conexant (công ty wireless communications) nói “thật không có sản phẩm nào có tầm ứng dụng rộng rãi như bluetooth”. Hiện nay cái remote controller có tầm xa rất giới hạn vì dùng ánh sáng hồng ngoại (không qua tường hay vật cản sáng được) vả lại nó chỉ nói cho cái TV hay VCR nghe mà thôi. Nó không biết nghe những gì TV hay VCR muốn nói, chỉ liên lạc có một chiều, với chip bluetooth chúng sẽ liên lạc qua lại hai chiều và không bị cản trở bởi vật chướng ngại. Hãy tưởng tượng viễn ảnh của bluetooth vài năm sau nầy qua hai câu chuyện sau: Quí vị lập danh sách các món hàng cần mua cuối tuần nầy trong cái bluetooth-enhanced organizer (tức là cái PDA của vài năm tới). Đến cuối tuần quí vị vừa đặt chân tới cửa một shopping center, cái Bluetooth system trong mall sẽ scan “to-do-list” chứa trong cái PDA của quí vị, và cho quí vị biết ngay là cửa hàng nào trong mall đang có món đồ quí vị cần mua, giá cả ra sao, có nơi nào đang bán sale món đó không. Câu chuyện khác, quí vị mua vé máy bay qua Internet để đi từ John Wayne International Airport (Orange County) bay qua Houston Texas. Khi quí vị vừa bước vào cửa phi trường John Wayne thì cái “airport's Bluetooth system” biết là quí vị có vé đi Houston, nó sẽ bảo quí vị lấy vé lên máy bay ở đâu rồi đi đến cổng nào để lên máy bay Chừng nào những chuyện nầy sẽ thật sự xảy ra, thật là khó nói, dù sao chúng ta đã có kỹ thuật trong tay rồi. Các hãng chế tạo xe hơi đang để ý thật kỹ kỹ thuật nầy. Xe hơi sẽ liên lạc với garage hay với hệ thống đèn đuốc, máy lạnh, máy sưởi trong nhà khi quí vị vừa lái xe về tới. Hơn nửa họ cũng muốn các dụng cụ trong xe liên lạc nhau mà không cần giây nối như hiện nay để giúp xe bớt trục trặc và đỡ tốn công lắp ráp. Cuối cùng cũng như cái wireless phone trong nhà quí vị, xài bluetooth không phải trả tiền service, và bluetooth có tới 4 tầng security từ yếu tới thật mạnh để bảo vệ sự riêng tư của quí vị. Thật là bực mình khi quí vị đi ngay qua một cửa hàng thì cái cell phone dùng bluetooth của quí vị cứ nhấp nháy những hàng chữ quảng cáo trên đó. Hiện nay, có khi ông hàng xóm của quí vị gọi viễn liên mà cuối tháng quí vị phải trả bill điện thoại, hay có khi quí vị nói chuyện với “đào” với “kép” qua wireless phone mà người hàng xóm nghe được hết trơn, lý do là cái wireless phone (mua hai chục đô la) trong nhà quí vị chưa đủ an toàn.

Cho tới bây giờ đa số computer chỉ là những đơn vị tách rời nhau chứa software để làm một số công chuyện nhất định nào đó. Dân business phải xách kè kè cái laptop khi đi làm ăn, đó là vì cần thiết chớ không giống như việc đi dâu cũng mang theo cái “đài” (radio) để lấy le. Lạ hơn nửa là các hãng sản xuất computer lại đua nhau sản xuất ra máy laptop mỏng và nhẹ ít “ăn” pin, có thể chạy suốt mươi tiếng đồng hồ ngồi trên máy bay, và coi đó là điều đáng hãnh diện. Tại sao không coi Internet là cái hard disk của quí vị. Tất cả thơ từ bài vở giấy tờ của quí vị cứ bỏ vào đó thì là chắn chắn nhất. Quí vị có cần phải đem theo khăn tắm, nước uống, mền mùng khi đi du lịch không, cho tới bây giờ là không, vậy tại sao phải mang theo data cá nhân và software khi phải đi xa cơ quan vài ngày. Đó không phải là ý kiến của tôi, nhiều công ty cũng nghĩ như vậy. Các khách sạn ngày nay đã bắt đầu trang bị máy computer trong phòng ngủ, khách trọ có thể làm việc hay giải trí mà không cần mang theo laptop, palmtop. Program nhu word processing, spreadsheet và data thì đã nằm sẵn trong computer của company, người ta chỉ log vào Internet là có đủ cả. Tương lai data nằm ngay luôn trong Internet. Phòng đợi ở phi trường, máy bay, xe lửa rồi đây sẽ trang bị các computer nối vào Internet để mọi người sử dụng khi cần. Cũng theo chiều hướng nầy, các hãng sản xuất software lớn như là Microsoft, Corel, Sun, ... dự tính sẽ mở thêm dịch vụ cho mướn software qua Internet. Họ bỏ software thông dụng vào Internet, người sử dụng chỉ trả tiền mướn trong thời gian sử dụng mà thôi. Như vậy ai cũng xài được software quen thuộc hàng ngày dù di chuyển đến bất cứ nơi nào. Data cá nhân như thư từ, bài vở, hình ảnh kỷ niệm, hồ sơ sức khỏe...cũng được trữ luôn trong Internet cho tiện. Như thế data riêng tư của mỗi người cũng đi theo chân họ đến mọi nơi.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Mar 13 2002, 10:36 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Quí vị có nhiều điều bí mật trong đời chắc e ngại lắm, xin chớ lo, có ai đọc được e-mail của quí vị hiện giờ đâu, quí vị có passwords riêng cho mình mà. Nguyên tắc là như vậy, thực tế thì các “quái kiệt” computer, các tay hacker, đều đọc được hết mọi thứ nghe quí vị. “Đồ quốc phòng” của Mỹ họ còn đọc được, nhằm nhò gì ba cái thứ lẻ tẻ nầy. Đừng có tin tôi để rồi “bỏ đồ tối mật” vào đó. Thơ mèo mà bỏ bậy trong Internet rủi bà xã ông xã đọc được thì mệt, có khi phải “tâm sự với Hồng Khuê”. (Tác giả: Hồng Khuê là tác giả giữ mục gỡ rối tơ lòng cho một số tờ báo ở Houston Texas). Nhân đây xin mách thêm với quí vị là mỗi khi log vô Internet là quí vị đã để lại nhiều dấu vết bao gồm e-mail address, tên họ, địa chỉ, số phone, và có khi từ đó các chi tiết về tài chánh, thuế vụ, về hồ sơ bịnh lý của mình cũng bị người ta dòm ngó v.v... Ngay cả các webpages mà quí vị thường lai vãng cũng được người ta ghi nhận. Để làm chi vậy, để biết ý thích, khuynh hướng của quí vị mà quảng cáo hàng hóa và dịch vụ. Có khi họ chỉ thu thập mọi tin tức liên quan tới quí vị để đem bán cho các company nào cần tới. Mấy mươi năm trước “Bố Già” trong The GodFather cũng ý thức được điều nầy nên có bao giờ ông ta cầm tới cái điện thoại đâu. Xin lưu ý là hiện giờ có một số người gian rình rập trong Internet để “ăn cắp thẻ căn cước” của quí vị (theft of your identify). Đây là một trò ăn cắp mới nảy sinh nhờ vào Internet, nói cho dễ hiểu thì nó giống như có người dùng thẻ credit của quí vị mà mua hàng hóa cho chính họ, giống như có người lấy chiếc xe của quí vị lái đi ăn cướp ngân hàng vậy. Tất cả việc họ làm gian đều qui vào quí vị gánh chịu. Cơ quan National Consumers League cho hay là các gian lận lừa gạt nhờ vào Internet hiện nay, đầu năm 2000, tăng lên tới 600% so với năm 1997. Công ty Zero-Knowledge System, chuyên giúp khách hàng bảo mật trong Internet, nói là chúng ta cần có các luật lệ rõ ràng để chống lại các hành động ăn cắp “thẻ căn cước” nầy.

Các dụng cụ chúng ta gặp hàng ngày như chiếc xe, thang máy, đèn lưu thông cho tới món nhỏ như nồi nấu cơm, đồng hồ để bàn, cái máy giặt... đều có chứa microchips trong đó. Chúng được điều khiển bằng một cái computer nho nhỏ bên trong (ghi chú: vì vậy mà nếu xảy ra một trận thế chiến thứ ba xã hội sẽ trở về thời thượng cổ, xin xem bài Vũ Khí Tương Lai). Hiện giờ thì các dụng cụ nầy vận hành một cách độc lập, tương lai chúng sẽ liên kết nhau qua networks. Xe hơi loại sang ngày nay đã gắn máy GPS để chỉ đường cho người lái, quí vị không thể nào đi lạc được, nó nhắc cho biết nếu chỉ đi sai chừng 10 mét. Tôi không ưa loại xe nầy, “bà xã” ngồi bên cạnh nhắc đủ thứ nghe mệt rồi, đâu cần tới cái xe nhắc nửa. Cái microwave oven tương lai có thể lấy data từ Internet để nấu một món ăn cho đúng mức. Cái máy treatmill có thể giúp cho quí vị tranh sức với nhiều người khác ở cách xa trăm dặm. Cái khai đựng đồ ăn điểm tâm sẽ là cái màn hình log vô Internet giúp quí vị nhận và gởi e-mail, để đọc báo hàng ngày, nhận tin tức thời tiết, hay xem kết quả các trận tranh tài thể thao. Cái máy chơi games cầm tay của trẻ em sau nầy cũng nối vô networks. Trẻ em có thể tranh giải với đối thủ chưa biết mặt ở một nơi xa xôi nào đó. Hãng Philips vừa chế tạo một vật trông giống một tấm thớt dùng trong nhà bếp để giúp sức cho các ông nội trợ kém tài nấu nướng. Nó được điều khiển bằng tiếng nói, tay đang dính đầy thức ăn mà, nếu nói ngọng như tôi thì cũng không sao, điều khiển nó bằng cách chạm tay vào màn hình (touch screen). Cái tấm thớt nầy cũng được nối vào Internet để download cái recipe pha chế các món ăn theo danh sách thực phẩm tươi vừa mua ở siêu thị về. Chết rồi, đi chợ mua món gì họ cũng biết hết, phải tính làm sao đây. Cái nguy của kỹ thuật điện tử ngày nay là sự riêng tư cá nhân bị xâm phạm càng lúc càng nhiều. Nếu có dịp tôi sẽ trở lại vấn đề nầy và bày cách cho quí vị bảo vệ mình trước những tò mò quá trớn của thiên hạ. Để trở lại thì một công ty đang chế tạo chiếc máy cầm tay có màn ảnh nhỏ để khi vào sở làm quí vị có thể nhìn thấy con nhỏ của quí vị đang gởi ở nhà giữ trẻ, hoặc giả giúp quí vị ngó sơ qua coi có ai phá phách căn nhà thân yêu không. Điện thoại truyền hình đã có rồi nhưng chưa đủ rẻ tiền để thay thế điện thoại không hình hiện nay. Còn nhiều lắm, đó chỉ là vài thí dụ về các máy móc nhật dụng đã chế tạo xong hay sắp chế tạo trong vài năm tới. Tóm lại tương lai mọi thứ máy móc đều nối vào networks qua dây điện hay qua sóng điện từ, nhờ đó mà không gian hình như thu hẹp lại. Internet là con đường dễ nhất để đạt được giấc mơ “thiên nhãn thông, thiên nhỉ thông” của một số vị “tu hành”.

Internet còn giúp con người tiết kiệm được thì giờ và tiết kiệm cả không gian nửa. Hiện giờ đã có videoconferencing để loại bớt những buổi gặp gỡ bàn chuyện thương mãi. Nhưng đó chỉ là bước đầu, hình ảnh còn thô sơ lại thêm mắc tiền nửa vì các “xa lộ thông tin” (tức là dây điện thoại, giây cable đồng trục, sợi quang học, sóng radio...) còn quá hẹp, vận tốc chuyển data còn chậm. Sau nầy các siêu lộ thông tin (broad band Internet) có thể chuyển data nhanh hơn thì mọi việc sẽ khác đi. Bell Laboratories vừa trình bà con một hệ thống optical networks chuyển được tới 400 tỉ bits một giây đồng hồ ngang qua một sợi dây quang học (optical fiber) duy nhất mà thôi. Như vậy một sợi dây quang học loại nầy đủ vận chuyển toàn bộ data của Internet ngày nay rồi. Tương lai các buổi họp mặt bạn bè, các buổi hội thảo thương mãi có thể diễn ra giữa những người ở rải rác mọi nơi trên trái đất một cách sống động hơn. Mọi người không những đàm đạo với nhau mà còn nhìn thấy nhau qua màn ảnh rộng nửa. Lúc đó người ta sẽ bớt di chuyển đây đó, sẽ bớt cần tới những phòng họp, phòng ngủ ở hotel. Đài BBC tuần rồi (tháng 11 năm 2000) có tin một công ty software của Anh đang hoàn chỉnh hệ thống điện toán “phân thân” các thương gia, các chanh trị gia làm thành một người thứ hai (ảo) đi hội họp thay cho chính mình. Chuyện nghe có vẽ huyền thoại quá nhưng đã thực hiện rồi và đang được điều chỉnh cho hoàn hảo thêm. Học sinh cũng có thể bớt đến lớp học, vì có thể nhìn thầy giảng bài ngay tại nhà.

Phim ảnh cũng sắp được truyền trên Internet. Một hãng phim chưởng tại HongKong đã đưa lên Internet một số phim chưởng củ trước đây. Phim Lý tiểu Long của thời xưa đã có mặt trên Internet rồi. Hiện giờ nếu quí vị log vô Internet bằng đường dây cao tốc như cable modem thì quí vị có thể xem các phim nầy được ngay trên monitor hay TV tại nhà. Như vậy chỉ chừng vài năm nửa quí vị có thể tự lập chương trình TV riêng theo giờ giấc và thị hiếu cá nhân. Hiện giờ đa số mọi người có thể đến thăm sở thú chớ mấy ai có hân hạnh mò vào các cánh đồng to rộng của Phi Châu để xem sư tử. Tương lai thì Internet sẽ giúp mọi người thực hiện điều đó dễ dàng vì nó sẽ truyền hình ảnh 3-D (nổi ba chiều). Tôi muốn nói tới virtual space. Đó là loại hình ảnh mà sách vở hay phim ảnh khó thực hiện được. Hiện giờ kỹ thuật nầy đang trong thời kỳ phôi thai. Một vài hãng địa ốc đã truyền ảnh 3-D trong Internet. Khách hàng ở xa có thể di chuyển trong các căn nhà sắp mua, đi từ phòng nầy sang phòng khác, giống như là đã đến tận nơi xem tận mắt. Việc nầy cũng còn nhiều khó khăn, hình ảnh còn thô sơ (low resolution). Sau nầy hình ảnh sẽ rất thực, nó bao phủ chung quanh khán giả chớ không giống như hình ảnh phẳng lì hiện giờ. Công ty Meta Creations và vài công ty khác đang nghiên cứu lãnh vực nầy. Với kỹ thuật mới, Internet trở thành sống động hơn. Con người có thể thăm viếng các viện bảo tàng, các danh lam thắng cảnh mọi nơi hay đi nghỉ mát mà không cần ra khỏi cửa. Đến lúc đó quí vị có thể ngồi đánh cờ tướng hay nhậu nhẹt với ông bạn già ở cách xa nửa vòng trái đất. Riêng quí bà quí cô thì mặc sức đi shopping la cà từ gian hàng nầy tới gian hàng nọ trên khắp năm châu, tha hồ ngắm nghía lựa chọn quần áo phấn son ngay cả cầm lên xem nửa. Hay hơn hết là quí bà không ái ngại câu “bà đó tối ngày cứ lo đi shopping”. Quí bà đâu đã bước ra khỏi nhà đâu.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Mar 13 2002, 10:37 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Tương lai cái ý niệm là phải có vật gì đó cầm trên tay mới liên lạc được với thế giới bên ngoài không còn nửa. Hiện nay con nhỏ của quí vị còn biết đến cái cell phone, cái computer cầm tay, cái pager, nhưng cháu nội cháu ngoại quí vị không còn thấy các món nầy nửa. Các phòng nghiên cứu rải rác trên nước Mỹ đã có những mẫu đầu tiên (prototype) của những computer nằm ở tầm vóc nguyên tử hay phân tử. Hãng Hewlett Packard đã chế tạo được cái “on-off switch” (bộ phận căn bản của computer) chỉ gồm có một lớp phân tử duy nhất mà thôi. Như vậy computer sẽ nhỏ cỡ hạt bụi hay cỡ con vi trùng nếu chế tạo bằng loại switch nầy. Điều đó cho thấy trước là computer tương lai dùng để nối vào networks sẽ rất nhỏ và nằm hẳn trong cây viết, trong quần áo, trong mắt kiến, hay có khi ngay cả trong cơ thể con người. Lúc đó liên lạc qua lại giữa người và máy thực hiện bằng tiếng nói, máy lại nối với Internet qua sóng điện từ và lúc nào con người cũng có thể liên lạc với thế giới bên ngoài mà không cần mang “đồ nghề” cồng kềnh trên tay nửa. Đến lúc nầy thì mọi người dù ở cách xa nửa vòng trái đất cũng cò thể nhìn thấy nhau, nói chuyện với nhau như là đang ở ngay bên cạnh. Khái niệm về khoảng cách về không gian không còn rõ rệt như hiện giờ.

Trước đây chiến trường chỉ là mặt đất, dưới biển, hay không phận các quốc gia. Thế kỷ 21 nầy lại có thêm hai chiến trường mới, giúp cho các nhà quân sự nới rộng địa bàn hoạt động: đó là ngoại tầng không gian và cyberspace. Chiến tranh trên thượng từng không gian thì quí vị đã từng nghe nhiều rồi còn chiến tranh trong cyberspace thì ra sao. Trước hết cyberspace là gì cái đã? Cyberspace chưa có từ ngữ tương đương ở tiếng Việt, có thể là tôi chưa biết. Về ý niệm thì cyberspace là networks, là Internet, là “xa lộ thông tin”, là mạng computers nối liền nhau để điều khiển, để trao đổi data, để chứa đựng data mọi loại, xin quí vị dịch giùm. Ở nước Mỹ việc bảo vệ không phận được đảm nhiệm bởi US Space Command. Trước kia US Space Command chỉ theo dõi hỏa tiễn và phi cơ của các nước để bảo vệ nền an ninh quốc gia, bây giờ phải đảm trách thêm việc theo dõi các “vật” có hại trên cyberspace nửa. Bộ Quốc phòng Mỹ còn lạng quạng trong lãnh vực nầy lắm. Bước đầu trường Đại Học Illinois chỉ cho vài cách sơ đẳng như dùng software (có tên là IP2LL) để thu tập Internet address và tìm đúng địa chỉ của nó trên bản đồ. Sau khi thu tập được một số lượng data bases khổng lồ thì họ tin rằng có thể theo dõi được lưu lượng data di chuyển từ nơi nầy qua nơi khác y như theo dõi các hỏa tiễn hay phi cơ. Thật là khó hiểu phải không quí vị. Thôi trở lại thực tế lịch sử thì vào mùa hè năm rồi (tức năm 1999). Sau khi Đài Loan khẳng định vị trí của mình đối với Trung Hoa lục địa trên địa bàn chánh trị thế giới, thì liền trải qua một cơn cúp điện liên miên rải rác trên toàn đảo quốc, ngay cả máy ATM dùng để rút tiền cũng không chạy nửa. Chẳng ai chánh thức đổ lỗi cho Trung Hoa, nhưng đó là sự kiện điển hình cho thấy một quốc gia có thể cảnh cáo một quốc gia khác bằng cyberwarfare (nhường quí vị dịch giùm) như thế nào. Để dễ hiểu hơn thì hiện giờ tất cả mọi thứ máy móc đều được điều khiển bằng computer và mọi tài liệu rẻ tiền cho tới tài liệu tối mật sống chết củ một quốc gia cũng đều chứa trong computer. Nếu như cái computer đó nằm trong Ngũ Giác Đài thì ít nguy hiểm, nhưng khổ nỗi là chúng lại nối vào nhau, nối vào networks mở đường cho địch quân và kẻ phá hoại xâm nhập. Một tay hacker (chữ hacker dùng để gọi các tay rất giỏi về computer, thường dùng tài mình để len lỏi vào các hệ thống computer qua ngã Internet để lấy tài liệu lấy data hay để phá hoại) từng tuyên bố là với một cái computer cá nhân nhỏ mọn anh ta có thể làm cho nước Mỹ quì dưới chân mình trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Lời nói có vẽ phóng đại nhưng không phải là không đúng phần nào. Vì tôi không thích đánh nhau nên đầu óc chưa đủ thông minh như các nhà quân sự chuyên nghiệp nhưng cũng đưa ra vài thí dụ nho nhỏ để quí vị nghe chơi. Thứ tưởng tượng một tay hacker nào đó len vào networks của công ty Edison (chuyên cung cấp điện cho vùng nam California) rồi ra lịnh cho computer cúp điện liên miên hết vùng nầy sang vùng khác. Nguyên một vùng rộng lớn không làm ăn buôn bán chi được, công nhân trong các hãng xưởng ngồi chơi vì máy không chạy, thịt cá rau đậu trong siêu thị đều hư hại, thang máy đang chạy dừng lại nửa chừng, bác sĩ đang mỗ cho bịnh nhân chợt đèn đuốc tắt ngúm tối thui (nói chơi thôi, quí vị chớ sợ, máy đèn backup chạy thay tức thì). Một tay hacker khác mò vào hệ thống computer của ngân hàng ra lịnh tầm bậy làm cho các dịch vụ tài chánh bị đình trệ hay tạm thời sai lạc. Mới hôm qua quí vị còn gần 1 triệu đô la trong ngân hàng nay kiểm lại thấy chỉ còn vài ngàn thôi. Quí vị hốt hoảng phôn tới ngân hàng, đường dây cứ busy mãi hay chuyển quí vị đi lung tung, chẳng ai biết chuyện gì đã xảy ra, khách hàng mọi nơi nhốn nháo cả lên tạo thành một cuộc rối loạn chưa từng thấy. Đó là chuyện nhỏ, nay thử tưởng tượng một tay hacker vào hệ thống điều khiển vệ tinh định vị GPS đang bay trên trời ra lịnh cho nó đổi quỹ đạo một chút xíu thôi, các máy bay tàu lặn tàu chiến bay lạc vào không phận các nước dễ như chơi. Không may có vài chiếc bị bắn rơi thì rắc rối to. Chuyện nầy gợi ý cho một phim Jame Bond sản xuất gần đây. Vậy một trận “Trân châu Cảng điện tử” tương lai xảy ra có khó lắm không? Nhà phân tách quân sự John Pike của Federation of American Scientists nói là đa số các hệ thống computer quốc phòng Mỹ đều được phòng vệ cẩn thận, nhưng những system khác ít quan trọng hơn thì thường dễ bị xâm nhập. Ông nói kho vàng ở Fort Knox đâu có bị ăn cướp, nhưng nhà băng thì bị thường xuyên. Nghĩa là bộ quốc phòng Mỹ cũng còn nhiều sơ hở. Trong một bài về computer cách nay hai năm tôi có đề cập tới việc một em trai vị thành niên ở Do Thái “chui” vào hệ thống computer của Bộ Quốc phòng Mỹ chơi. Vào đó chơi tất cả khoảng năm bảy lần mà có ai hay đâu. Khi bị bắt em nầy bảo tôi được hai anh bạn trẻ khác ở tại Mỹ chỉ dạy cho, tụi tôi chỉ có ý muốn chứng tỏ là mấy ông phòng vệ còn yếu quá. Thật là xấu hổ. Tôi cũng có đề cập tới một em vị thành niên khác ở San Diego đã chuyển vào trương mục ngân hàng của mẹ nó hàng triệu đôla qua ngả Internet. Vậy mà có ai hay biết đâu, khi mẹ nó thấy tự nhiên trở thành triệu phú thì hoảng hồn lật đật báo cho cảnh sát. Mới đây chắc quí vị còn nhớ là có một tay hacker phá AOL (American Online) chơi bằng cách ra lịnh cho một số khá lớn computer trong Internet cùng lúc log vô AOL. Hệ thống computer của AOL bận bù đầu hết trả lời nổi, làm cho khách hàng thứ thiệt của AOL vô phương đọc email hay log vô Internet. Các ông lớn ông nhỏ, có cả Tổng Thống Clinton nửa mà, ngay cả FBI lẫn CIA cũng lên TV la um sùm đòi bắt bỏ tù tên láu cá cả gan. Cuối cùng có ai tìm ra được tay nầy đâu. Tương lai trận chiến diễn ra trên cyberspace cũng ác liệt không thua gì các chiến trường khác.

Cũng như những chuyện khác của tôi, chuyện Internet là chuyện dài không có hồi kết cuộc, để chấm dứt tôi xin tiên đoán một chút về việc mua bán qua Internet. Đa số các web pages ngày nay đều gần như là “online catalogue”, và tương lai cũng vậy, người ta càng ngày càng có khuynh hướng mua hàng hóa qua Internet thay vì đến các cửa hàng trong thành phố mình cư ngụ. Lý do có lẽ là mua kiểu nầy rẽ hơn và có khi được miễn thuế sale tax (CA đóng tới 7.75%). Khách có thể vào hàng trăm cửa hàng (trong Internet) để so giá để chọn lựa mà không cần ra khỏi nhà, và biết ngay tiệm buôn nào có món hàng mình cần bán giá bao nhiêu. Để sinh tồn có lẽ rồi đây các tiệm bách hóa gần nhà cũng phải chấp nhận giao hàng tới tận nơi. Phương tiện truyền data dễ dàng cũng như tiến bộ về máy in sau nầy cũng giúp cho các tờ báo được in ngay tại nhà mà không cần tới người giao báo. TV, phim ảnh và nhạc nữa đều được mua bán qua Internet. Hiện đã có những kios bán nhạc, tương lai gần bán luôn phim video, theo cách “menu order” nghĩa là quí vị có thể lựa mua từng bản nhạc ưa thích. Máy tự động sẽ download các bản nhạc từ nhà sản xuất qua ngã Internet. Sau đó nó ghi nhạc vào CD hay MD (minidisc) trao cho khách. Các tiệm cho mướn video cũng theo kiểu nầy, họ ghi phim khách hàng mướn ngay tại chỗ. Không còn cảnh sắp hàng để mướn một phim hay, hoặc mua CD nhạc nổi tiếng mới phát hành như hiện nay. Tiệm video không cần trữ phim, không cần diện tích đất lớn như bây giờ. Chắc quí vị thắc mắc là làm sao phải chờ tới 2 tiếng đồng hồ để tiệm video ghi vào băng. Không đâu, sau nầy video đâu có chứa trong media cổ lỗ sỉ là cái băng VHS đâu, cho nên ghi một tuồng hát vào chỉ mất năm ba phút. Ở một bài trước, Thế Giới Sau Năm 2000, quí vị cũng đã thấy là tương lai xa mọi thứ sản phẩm hàng hóa được đưa tới tay người tiêu thụ qua ngã Internet thuần túy mà không cần tới phương tiện vận chuyển nào nhờ dựa vào kỹ thuật nanotechnologies. Điều nầy đưa tới khái niệm khó được chấp nhận là: “vật chất chính là software, là data”.

Cho tới nay không ai chối cãi được ảnh hưởng càng ngày càng sâu đậm của Internet vào văn hóa xã hội, và đời sống con người Internet làm cho quan niệm về chủng tộc và ranh giới và quốc gia thay đổi. Ngày nay mọi người nối vào Internet đều cảm thấy gần nhau hơn tuy làø ngôn ngữ bất đồng. Trở ngại nầy sẽ mất đi nay mai nhờ các software dùng để phiên dịch càng lúc càng chính xác hơn lên. Việc trao đổi văn hóa việc mua bán toàn cầu may ra giúp con người xích lại gần nhau hơn hiểu nhau hơn và có lẽ sẽ thông cảm nhau hơn. Biết đâu nhờ đó mà ít có chiến tranh hơn. Trên đây tôi chỉ trình bày cho quí vị vài viễn ảnh tương lai của Internet. Ở bài sau tôi sẽ nhìn vào những tiên đoán dành cho computer. Huỳnh Chiếu Đẳng. (Teha 03-03-00, duyệt lại tháng 9/2001)
Huỳnh Chiếu Đẳng



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Khoa Học Kỹ Thuật - Computer & Internet · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC