Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang < 1 2 3 4 > 

· [ ] ·

 Ca Trù

bonjovi
post Mar 13 2007, 07:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 91
Tham gia từ: 28-February 07
Thành viên thứ: 2.859

Tiền mặt hiện có : 6.950$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



tớ chưa nghe ca trù bao giờ, hay không? bạn nào có thì share cho tớ nghe thử với



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
home_nguoikechuyen
post Oct 23 2007, 09:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 17
Tham gia từ: 29-July 05
Đến từ: Tuyệt tình cốc
Thành viên thứ: 1.889

Tiền mặt hiện có : 536$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



chán thật!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Oct 24 2007, 04:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(LANGTU @ Mar 12 2007, 04:58 PM)
các bác cho em hỏi

Ca Trù có phải là nét văn hóa đặc trưng của VN hay ko ạ ?  Theo em biết thì CHÈO chỉ có VN mới có, thế còn CA TRÙ ?
*



Nói thế này không chính xác. Tớ thấy mọi người vẫn gọi chèo là Vietnamese opera (nhu kiểu Kinh kịch là Chinese opera ý)


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Oct 24 2007, 09:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(bonjovi @ Mar 13 2007, 05:13 AM)
tớ chưa nghe ca trù bao giờ, hay không? bạn nào có thì share cho tớ nghe thử với
*




Ca trù
Dựa theo thơ của Dương Khuê

Tuyết muốn lấy ông...
Xưa ...ngày xưa Tuyết muốn lấy ông
Ông chê. Ông chê Tuyết bé Tuyết không biết gì
Đến thì. Bây giờ Tuyết đã đến thì
Ông muốn lấy Tuyết.
Tuyết - Tuyết chê ông già

Hồng Hồng Tuyết Tuyết
Mới ngày nào còn chưa biết chi chi
Mười lăm năm thấm thoát có xa gì
Ngoảnh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu

Ngã lãng du thời khanh thượng thiếu
Khanh kim hứa giá, ngã thành ông

Cười cười nói nói sượng sùng,
Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại
Riêng một thú Thanh Sơn đi lại
Khéo ngây ngây
Khéo ngây ngây dại dại với tình
Đàn ai một tiếng dương tranh?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Oct 26 2007, 03:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Bạn nào muốn nghe ca trù cẩn thận và cảm thấy hết cái hay của thứ nhạc này, xin nghe nhiều băng hát, sau đó đối chiếu với tiếng hát của cụ Quách Thị Hồ. ( có băng bán tại Trang Tiền.) Rồi tham khảo thêm tiếng hát của bà Khuê (cũng đã mất và bà Đức hiện nay. Cùng một bài Hồng hồng tuyết tuyết nhưng rất khác nhau. Tiếng hát của bà Hồ rất gợi cảm và tiếng rung nghe rất đã khi bà nhả từng lời.

Ca trù chỉ có ba hay bốn nhạc cụ. Chủ yếu tiếng nhạc gồm ba thanh âm, trống giữ nhịp, thưởng đoạn, phách cũa ca sĩ dồn nhịp và tạo không khí. Đàn đáy ...nhưng nếu nghe trong băng bà Hồ trình bầy nhiều đoạn tưởng như hợp xướng của nhiều loại nhạc khí. Rất không khí. Người hát ca trù đòi hỏi tròn vành rõ chữ như chèo nhưng khác chèo. Tiếng ca ca trù, ả đào có trình thì rất ma mị và lay động tâm hồn người nghe.

Gia đình tôi nhiều đời trứoc hay mời các ca kĩ về nhà hát , tới đời tôi thì ko có được cái thú ấy của các cụ. Khi cha tôi già, ko vẽ nữa, ông hay tổ chức hát ở nhà mời các ông như ông Khoát nhạc sĩ, cụ ban Hán Nôm v.v.., và bà Hồ hay bà Khuê rồi sau là chị Đức tới hát tận nhà. Cha tôi chơi đàn đáy và đàn ông tự làm rất cầu kì. Hôì chưa biết lắm tôi hỏi ông, cậu ơi ca trù có buồn thảm không? Ông nói, ca trù không buồn, nó thảnh thơi. Chính thế người nông dân xưa và các kẻ sĩ nhiều vùng quê rất thích nghe.. Sau khi làm việc mệt mỏi nghe ca trù khoan khoái lắm.

Tôi đã nhiều khi được nghe các bà thuộc dạng siêu ca trù ở Hà Nội hát khi các bà còn. Theo giới sành nghe thì tiếng ca của bà Hồ là nhất. Sau này học trò của bà có một chị hát rất hay. Còn bà Đức trẻ hơn tiếng cũng rất mê. Chồng bà Đức là học trò đàn đáy của cha tôi.

Các bài hát ca trù xưa thừong lấy thơ của các nho sĩ mà hát vì thế ca trù ko chỉ hay về nhạc mà nó còn mang đậm sắc thái văn chương, lời lẽ thường tao nhã, ý tứ. Bài hát về ca trù bao giờ cũng có đoạn giáo đầu, người ta gọi là Mưỡu( tức là tiếng nôm gọi là Mũ, lời đầu. Nhạc cũng có đoạn mưỡu. Chỉ ba âm tưng tưng tưng nhưng ngón tay nhấn nhẩy, nhấn ra sao phải tập rất công phu, tiếng đàn mới mang được sức nặng truyền tải tài năng và tình cảm của nghệ sĩ.

Hát ca trù thực khó. Bài hát đảo phách liên tục và từng từ hàm chứa cả một chùm các nốt nhạc phức hợp làm, cho tiếng hát của nghệ nhận sao cho vừa rò lời lại đúng nhạc mà mang hồn phách riêng của ca trù mà ko lẫn vào chèo là rất khó.

Đoạn băng của MI trên làm tôi nhớ những ngày ở Hà Nội. dầu là, tôi nghe thấy bà này hát chưa siêu, có gì đó vẫn mang hơi hướng của chèo.

NGười nghe ca trù phải biết thưởng ngoạn. Ai thưởng thức tốt được giữ trống thỉnh thoảng tom chát theo luật để khen cho đoạn nào người hát tốt. Thành ra ở Ca trù người đàn người hát người trống ăn ý và hiểu nhau lắm mới ngồi với nhau được. Đây là tri âm. Và cũng vì thế mỗi lần nghe một khác về trống và phách.

Bài hát Hồng Hồng Tuyết Tuyết xưa vẫn nổi tiếng trong giới chơi ca trùi. Có một lần, cha tôi chép cho tôi thấy có đoạn đầu thế này:

Ngày xưa Tuyết muốn lấy ông/ Ông chê Tuyết bé Tuyết không biết gì/ bây giờ Tuyết đã đến thì! Ông muốn lấy Tuyết Tuyết chê ông già...Non xanh xanh nước xanh xanh.
Tôi ko hiểu sao khi hát người ta không đưa đoạn ấy vào...Nhưng theo cha tôi thì đó là nguyên văn của bài thơ xưa của cụ DươngKhuê.
Nghe bài hát này trong âm mộc không điện tửi khoái lắm. Nhất là đoạn cuối, khi nghệ nhận hát câu cuối: Đàn ....một tiêng Dượng Tranh( tức đàn Đáy...) thấy cả cái nuối tiếc của những tình cảm không đến hay đánh mất...


Biết của tôi về ca trù là sự biết hóng hớt nên chỉ vậy.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tuongcuop: Oct 26 2007, 03:18 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Oct 27 2007, 11:20 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :




Tìm được bài này lồng tiếng bà Quách Thị Hồ, giọng đã vỡ vụn vì tuổi già.
Hình như khoảng 1920, 1930 gì đó ông cháu đến một làng nọ và được báo trước là sẽ cầm trống phách cho cô đầu. Ông cháu vì là con thứ, lại đi học, đi làm xa chưa bao giờ có được cơ hội như thế và ông cũng chẳng biết phải gõ ra sao. Ông phải nhờ một người chỉ bảo chỗ nào phải trống phải phách, vì phải gõ đúng chỗ người ta mới coi trọng mình. Nhờ được chỉ bảo như thế mà công việc mới nhận ở làng được trôi chảy và được các cụ trọng vọng.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Oct 27 2007, 01:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



ba la thêm tí về vài việc liên quan tới hát Ả đào:

Gia đình tôi hiện nay còn lưu trữ khá nhiều những đoạn băng cảnh các cụ già ngồi đàn hát trên gác nhỏ tại chợ Giời. Ở Đức tôi còn cầm vài cuốn băng có ghi giọng bà Quách Thị Hồ, bà Khuê và cả đoạn ghi chị Đức hát ông già tôi chơi đàn (người hát chính trong kịch múa của Sola.)

Bà Khuê mất trứoc bà Hồ. Những năm cuối của bà Hồ ốm yếu lắm nhưng khi ông già tôi còn, những năm 93, 94 gì đó giọng bà Hồ còn hay lắm. Tiếng hát của bà Hồ dường như sinh ra để hát ca trù. Lời ca cất lên như có ma lực, rung đấy , láy đấy mà vẫn rõ lờivà âm sắc giọng bà chả giống ai.

Tôi sẽ nhờ bè bạn chuyển cái băng này ra đĩa CD để gửi cho ai có kì thuật đưa lên mạng cho các bạn cũng thưởng.

Nghe ca trù không dễ. Sự cảm thụ nó nếu ko phải bẩm sinh trời cho thì phải có năm tháng để nó mưa móc ngấm vào mới thấy hết cái hay của nó. Bạn nào xem phim tài liệu nói về một sương sớm Hà Nội thấy cảnh một ông già dâu dài chơi đàn đáy chính là ông cụ thân sinh ra tôi. Ông nói, cậu tập đánh nhiều nhạc cụ dân tộc từ nhỏ, nhưng đánh đàn Đáy cho hạp với người hát phải công phu, không chỉ chắc nhạc mà còn sao cho từng tiêng đàn buông ra mang cái tâm thế của mình (riêng)

bạn nào nghe đàn trong đoạn băng này thấy tiếng đàn đáy cũng không giống như đàn khác, tiếngdầy dặn ấm mà không đục.. Đàn đáy trông thô sơ, hộp đàn chữ nhật. mặt đàn làm bằng gỗ cây ngô đồng cho âm vang, không có đáy, cần đàn dài hơn thước chỉ có hai giấy. Phiím đàn rất cao nên tuy có hai giấy mà một phím cũng nhả ra nhiều cung bậc khác nhau.
CHơi đàn đáy, người sành thưởng ngoạn chỉ nghe người chơi buông ba bốn tiếng là biết ngay người chơi đàn ở cung bậc nào.

Có một thời ở Hà Nội những năm tám chục, khi ấy còn đói nên ít người thưởng thức ca trù cũng ít kẻ biết thưởng ngoạn. Có lần mời nghệ nhận tới hát cho đống văn nghệ sĩ nghe, vì ko biết nên tò mò kéo tới mà lộn sộn như đi hội nghị làm các ông già như cha tôi rất bực.

Nghe ca trù là thú chơi sang, mang hơi hướng nhàn cư bậc nhất của tao nhân mặc khách. THường là nơi hát phải ấm cúng. Có hương trầm đốt lên thì tốt, Trà phải ngon và phải trật tự . Hồi các bà tới nhà tôi hát thường các cụ ngồi xuống chiếu quanh người hát và trầm tư thưởng thức. Ko bàn tán theo kiểu hát mới. Chỗ nào hay thì người cầm trống điểm tiếng cắc tùng gì đó khen ngợi. NGười hát cũng thường ngồi, tư thế khoan thai chân co chân ruỗi.

ngày nay ở Hà Nội, nghe Ca trù cũng được nhiều nhóm khơi lại, nhưng cũng có nhiều người gọi là đi nghe đấy nhưng là thứ mốt thời thượng...ít người tường thú chơi này như các cụ ngày xửa ngày xưa..



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
thanh minh
post Oct 27 2007, 06:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 141
Tham gia từ: 22-July 06
Thành viên thứ: 2.554

Tiền mặt hiện có : 50.401$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Thử tìm trên mạng thì thấy thông tin, bài viết về hát nói/ca trù/hát ả đào còn ít và sơ sài. Sách nghiên cứu về ca trù hiện nay hình như cũng chỉ mới thấy có cuốn "Ca trù, cái nhìn từ nhiều phía". Trong cuốn "Văn học Việt Nam" của Dương Quảng Hàm có phần giới thiệu khái quát về hát nói, em tóm tắt ra đây, các bác tham khảo chơi cho biết.

Lối hát ả đào hay đào nương ca là 1 từ có nghĩa rất rộng, chỉ chung những lối ca trù do đào nương (hoặc cô đào) hát, đối lại với lối hát trai hay Hà nam do giáp công (hoặc kép) hát. Chữ "đào nương" cũng có xuất xứ từ người đàn bà họ Đào sinh ra nghề hát (Việt nam tự điển), cũng có chỗ nói là từ nhân vật Đào Thị Huệ ở thế kỷ XV trong kháng chiến chống Minh mà ra. Nay còn đền Mẫu hay đền Đào Nương ở xã Đào Đặng, tổng Cao Cương, huyện Tiên Lữ, phủ Khoái Châu xưa, nay là làng Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, Hưng Yên. Lễ hội vào từ mùng 1-mùng 6 tháng 2 âm lịch. Về sau gọi các người ca xướng là đào-nương, ả đào hay cô đào, thường đọc trệch là cô đầu.

Hát ả đào có nhiều lối như dâng hương, giáo trống, gửi thư, thét nhạc...Nhưng chỉ có lối hát nói là thông dụng nhất và có văn chương lý thú nhất.

Mỗi bài hát nói chia ra làm nhiều đoạn gọi là khổ bài. Mỗi khổ có 4 câu, trừ khổ cuối chỉ có 3 câu. Theo số khổ có 3 thể: đủ khổ 4-4-3, cộng lại là 11 câu là thể chính thức. Hai thể biến thức là dôi khổ và thiếu khổ.

Theo tiếng nhà nghề, 11 câu trong bài đủ khổ có tên riêng là: khổ đầu (1-2: lá đầu, 3-4: xuyên thưa), khổ giữa (5-6: thơ, 7-8: xuyên mau), khổ cuối (9: dồn, 10: xếp, 11: keo). Nếu có thêm cặp lục bát ở đầu tiên thì gọi là mưỡu đầu (mưỡu đơn hoặc mưỡu kép 2 cặp 6-8), ở cuối bài thì luôn là mưỡu đơn và gọi là mưỡu hậu. Mưỡu hậu có thể sau cùng hoặc ở giữa câu xếp (10) và câu keo (11). Ở giữa thì phải chú ý đến vận.

Quan trọng: câu 5-6 là 2 câu thơ, thất ngôn hoặc ngũ ngôn. Câu 11 luôn luôn là 6 chữ. Tuy nhiên hát nói thể thức không hẳn là chặt chẽ lắm, có nhiều bài phá cách, miễn là hát lên nghe hay, thuận.


Ví dụ bài "Chí làm trai" của Nguyến Công Trứ.


Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc.
Nợ tang bồng (1) vay trả, trả vay.
Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh. (2)
Đã chắc rằng ai nhục ai vinh,
Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ.
Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ,
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong.
Chí những toan xẻ núi lấp sông,
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ.
Đường mây rộng thênh thênh cử bộ,
Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.

(1) Tang bồng: từ "tang bồng hồ thỉ" -- cung bằng gỗ dâu, tên bằng cỏ bồng. Theo Lễ Kinh: cha mẹ mới sinh con trai, lấy cung tên bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng treo ở ngoài cửa, có ý mong cho con mình sau này lấy cung tên làm nên sự nghiệp vang thiên hạ.
(2) Hai câu thơ trong bài Quá Linh Đinh Dương của Văn Thiên Tường đời Tống. Người ở đời chẳng ai mà không chết, phải làm sao lưu lại tấm lòng son soi trong sử xanh.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Oct 27 2007, 08:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(Tuongcuop @ Oct 27 2007, 01:28 PM)


Tôi sẽ nhờ bè bạn chuyển cái băng này ra đĩa CD để gửi cho ai có kì thuật đưa lên mạng cho các bạn cũng thưởng.


*



thumbup.gif

Khi nào bác về HN em mời bác uống... trà nhé (thường thì nói là uống bia nhưng ở đây nghe nó không hợp không khí leuleu.gif ).

Em nói không khách khí, nếu có cơ hội bác cho em nghe ca trù cùng với bác và dậy cho em hiểu về nó. Em rất thích, thích từ bao giờ không biết. Chỉ biết là... nghe+xem thấy thích, cũng không hiểu hết cái hay cái đẹp đã làm mình thích rolleyes2.gif


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Minh Tí
post Oct 28 2007, 01:54 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Khiếm miệng Nhã lòng


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.513
Tham gia từ: 31-August 05
Thành viên thứ: 1.939

Tiền mặt hiện có : 42.957$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Evil em đúng là vợ mình có khác, hợp gu ghê. Tối nay anh vừa đưa Mẹ chồng em đi xem ca trù ở câu lạc bộ ca trù Hà Nội, địa chỉ tại chùa Bích Câu, số 14 phố Cát Linh. Sinh hoạt chủ yếu vào sáng chủ nhật giữa tháng và cuối tháng. Ngoài ra còn biểu diễn vào các tối thứ bảy hàng tuần, thường là dân ngoại đạo (như Mẹ con anh) đến nghe vào thứ bảy và sáng chủ nhật phần lớn là các fan hâm mộ thường xuyên. Sáng mai anh ghé qua xem tiếp.

Ở chùa Bích Câu, trước nay chỉ biểu diễn Ca trù, nay có thêm hát chầu văn. Câu lạc bộ do Cô Bạch Vân cầm trịch, nhưng tối nay chỉ được nghe cháu của cô là Ngọc Hân (?) hát. Người chơi đàn đáy là một cụ rất già, râu tóc bạc phơ nhìn rất đẹp lão, được giới thiệu là nghệ nhân cao trình nhất về đàn đáy. Tự nhiên quên xừ nó tên. Còn hát chầu văn do Cô ... lại quên mịa nó tên rồi, cũng là một cao nhân, đã từng dạy hát Mẹ anh một lần.

Em Hân (mình gọi là chị còn toàn gọi mình là anh) hát cũng hay, nhưng chất ma quái của Ca trù như Cụ Hồ, à quên, Cụ bà Quách Thị Hồ thì còn xa lắm. Trong khung cảnh một ngôi chùa giữa lòng Hà nội, với vườn cây um tùm, bát hương nghi ngút, một chén trà đậm và tiếng hát ma quái của Ca trù, thật là rất ngược đời với không khí bạo nhao ngoài phố. Nếu ông trông đền chịu khó tắt cái tivi ngay gần đó, thì cảm tưởng như sống trong thời các cụ ngày xưa mà bác Toanli nhắc đến.

Ngồi gõ trống hôm nay là một ông làm ở Bộ Thương mại, đi nghe Ca trù đã nhiều năm. Thành phần xem thì đa phần là cứng tuổi, chỉ có mình với một thanh niên đẹp trai khác là còn nhỡ tuổi.

Chờ tí pót cái ảnh lên coi.

P.S : Evil nếu đang ở HN thì check PM ngay nhé


--------------------
http://i21.photobucket.com/albums/b267/mlan238/miyko8.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Âm nhạc - Hội họa · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang < 1 2 3 4 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC