Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

65 Trang « < 63 64 65 

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc (tiep Theo), hay là câu lạc bộ tán phét thời sự

langtubachkhoa
post Jul 9 2021, 02:31 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #641

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 5 2021, 01:38 PM)
@ltbk,
Nhận xét của ltbk về cấu trúc các hãng Nga hoàn toàn chuẩn xác, vì đây là dấu ấn của thời công nghiệp hóa Liên Xô cũ, và nó cũng tồn tại ở cả Đông Âu, nhưng mức độ đỉnh cao thì chỉ có ở Liên Xô. Ở VN, mình chưa kịp làm như thế, vì trình độ quá thấp, thì khối XHCN cũ đã tan rã.
Trong cấu trúc kinh tế như thế, một cơ sở sản xuất gắn liền với quản lý xã hội. Nó là một tập đoàn khép kín, được xây dựng cùng một lúc, và nhân sự làm việc cũng gắn vào đó. Như vậy quản lý hành chính, quản lý nhân sự, sản xuất gắn với nhau. Tại sao lại thế vì nó không có thị trường, và để tiết kiệm vốn do không có thị trường thì hình thức hợp lý nhất là integration verticale (tức là sản xuất hết từ A đến Z) trong một chuyên ngành. Vì không có thị trường, cũng đồng thời không có .. tiền tệ. Hiểu tiền tệ như hình thái quản lý thị trường hiện tại thống qua giá cả và lãi xuất, chứ người ta vẫn có lương, thu nhập vẫn dùng tiền.
Quản lý nhân sự cũng vậy, nhân sự được chia thành các unit(tổ) sản xuất, gắn cứng vào quy  trình sản xuất luôn, vì thế cũng không có .. thị trường lao động.
Trong các nước tư bản chủ nghĩa, nó không có hình thức này, ngay cả trường hợp ở Mỹ, khi có sự phân công lao động theo vùng. Ví dụ vùng Detroit, chuyên về Ô tô của Mỹ , nó cũng không có sự gắn kết chặt như thế.
Trong các nước Đông Âu cũ, cộng hòa dân chủ Đức (Đông Đức) là có hình thức này cao độ nhất(ví dụ như Kombinat về hóa chất của Đông Đức cũ, mà tôi quên mất tên nó). Nhưng khi nước Đức thống nhất, Tây Đức đã phá luôn, chứ nó không cải tạo, biến hóa gì cả. Các làm của nó cực đơn giản. Đó là nó quy đồng Mác Tây đức bằng đồng mác Đông Đức. Quy định này về mặt “nhân đạo” thì nghe rất chuẩn, vì coi như là hai bên thống nhất hoàn toàn ngang bằng với nhau. Trong thực tế, đó là đòn giáng chí mạng vào kinh tế Đông Đức, vì do hiệu xuất kinh tế kém hơn, đổi bằng giá như thế khác nào .. trợ cấp cho các hãng Tây Đức, các hãng Đông Đức cũ không thể cạnh tranh nổi. Tây Đức  nó làm thế, vì nó không cần hàng mà chỉ cần thị trường. Sự sụp đổ của kinh tế Đồng Đức, đã khiến người Đông Đức phải bỏ sang Tây Đức sinh sống, và cho đến giờ, các lander ở Đông Đức cũ vẫn có thu nhập thấp hơn phần Tây Đức, đồng thời có sự giảm dân số.
Người ta có thể so sánh Đông Đức với Tiệp. Trong thời XHCN cũ, hay nước này có trình độ và mức sống như nhau. Ở Tiệp có lẽ còn khá hơn ở Đông Đức một chút, kiểu một chin một mười. Nhưng ở Tiệp, họ không làm thế, và cũng không thể làm thế được, vì nó có ông Tây Đức nào đâu, nhưng thế lại may. Vì thế cải cách kinh tế ở Tiệp chuẩn hơn nhiều so với ở Đông Đức, và có thể coi là một chuẩn chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường. Nên để ý là đến nay, Tiệp vẫn dùng đồng tiền của mình, vì thế họ không chịu tác động “cào bằng” của đồng euro. Tiệp làm được thế, vì họ “tự lực cánh sinh”, nghĩa là thế nào ? có nghĩa là dân Tiệp rất ít vay tiền euro, mà chủ yếu recycle tiền họ tính lũy được thời XHCN cũ, do họ giữ vững được đồng tiền của họ.
Ngược lại vơi Hung. Hung vẫn dùng đồng tiền của mình, nhưng lại vay nợ nhiều bằng euro. Kết quả khi đồng Euro thay đổi tỷ số lãi xuất, thì Hung ở dưới gánh chịu cả. Không những thế, khi bán các hãng nhà nước lớn cũ đi cho Đức, thì nhà nước Hung đã mặc nhiên mất quyền kiểm soát. Chính từ những sự lằng nhằng này mà chế độ chính trị ở Hung ngày càng mang tính dân tộc hơn, vì họ thấy EU làm  hại nó.
Còn ở Nga, sau khi Liên Xô tan ra, thì Nga thời Elsine đã tiến hành tư hữu tổng thể. Nhưng vì không có có tiền, nên cũng làm một biện pháp “mỵ dân”, kiểu như Tây Đức, nhưng ở một dạng khác. Đó là lấy cớ tài sản nhà nước là của chung, ông đem chia đều ra cho mỗi người dân một số “voucher”, giống như một dạng cổ phiếu.  Cách làm như thế đã khiến nhà nước Nga suy sụp ngay lập tức, vì không còn sở hữu công cụ sản xuất. Đồng thời các tài phiệt của Nga hiện tại, nhưng Khodorovsky, Berezovsky, Deripaska, .. do có quan hệ với nước ngoài, nên có thể vay tiền hoặc làm các “montage financier” để có đô la và từ đó mua lại với giá cực rẻ các voucher của dân thường, mà do khó khăn kinh tế, họ phải bán ngay để có tiền sống. Trong trường hợp không bán, có thể bị giết chết. Từ đó hình thành nên các loại tài phiệt mà tôi nói ở trên. Điều đặc biệt nữa là trong số này ta thấy có nhiều người gốc Do Thái. Tại sao ? bởi vì một số trong bọn họ, ví dụ Khodorovsky trước đó đã có một hãng buôn bản nhỏ với phương Tây (khi Liên Xô bắt đầu cải cách kinh tế), nếu không thì thông qua người Do thái ở nước ngoài, nhiều người Do thái này cũng chính là người Do thái ở Liên Xô di cư.
Điều này cũng xẩy ra ở các nước XHCN Đông Âu cũ. Ví dụ tỉ phú ở Tiệp, trước đây là cán bộ nhà nước Tiệp phụ trách về ngoại thương với  Tây Âu.
Nước Nga chỉ ổn định trở lại, khi nhà nước Nga giữ lại được các hãng về dầu khí, Ga, .. chưa bị “hóa phép” biến mất. Đặc biệt là Gazprom. Đây là cái đế kinh tế, để nhà nước Nga tồn tại được. Và điều này dựa trên một lô gic, hợp lý hơn. Đó là tài nguyên thiên nhiên là của quốc gia, không thể bán hay tư hữu hóa.
Mặc dù thế, trong những ngành công nghiệp chủ chốt, vốn có nguồn gốc từ Liên Xô cũ, hình thái Kombinat này vẫn còn dấu vết, mặc dù Nga đã chuyển sang kinh tế thị trường.
*




Khi nói đến việc làm từ A đến Z (full-cycle production) 1 lĩnh vực nào đó, nên phân biệt 3 cấp độ:
1) cấp độ công ty, tập đoàn
2) cấp độ quốc gia: mỗi công ty trong 1 quốc gia làm 1 khâu hay thậm chí nhỏ hơn, hợp lại A đến Z cho quốc gia đó
3) cấp độ liên quốc gia, trong 1 khối nào đó

Cấp độ 1 hiện nay chỉ có Nga có trong không ít lĩnh vực. Các nước khác không làm kiểu này.
Cấp độ 3 chỉ có phương tây có, Nga chưa làm được. Nghĩa là các nước phương tây, thêm Hàn, Nhật, Đài hợp lại với nhau thành 1 cụm kinh tế (*), cung cấp đủ từ A đến Z, mỗi nước tập trung 1 thứ, mỗi lĩnh vực có ít nhất 2 nhà cung cấp để tránh độc quyền, và họ chống tơ rớt. Nga muốn thành lập khối kinh tế Á Âu để tạo ra cụm kinh tế của riêng mình, còn phương tây thì tìm cách phá (dĩ nhiên, điều này logic, không có gì xấu, thời đại này là thế).

Cấp độ 2 Nga đạt được ở không ít lĩnh vực, TQ cũng đang tìm cách để đạt được điều này trong 1 số lĩnh vực mà chưa được.
Phương tây chủ yếu cấp độ 3, ít có nước phương Tây riêng lẻ nào đủ khả năng làm được A đến Z (trừ Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, ngay cả Anh cũng chưa chắc). Tuy nhiên hiện nay phương tây vẫn chủ yếu làm cấp độ 3 chứ ít làm cấp độ 2, may ra thì Pháp làm ở cấp độ 2 ở lĩnh vực hạt nhân (giống Nga), ở việc chế tạo máy bay chiến đấu Pháp cũng đạt được A đến Z, nhưng chỉ máy bay thôi, còn vũ khí cho nó thì vẫn chỉ gần hết, không toàn bộ được. Mỹ bây giờ ở cả lĩnh vực quốc phòng cũng ít làm từ A đến Z mà vẫn có nhà cung cấp trong cụm kinh tế (*) ở trên, thậm chí còn nhập từ Trung Quốc không ít. Mỹ vốn vẫn muốn câu TQ vào cụm của mình, với điều kiện TQ chấp nhận chiếu dưới. TQ lúc đầu chịu, nhưng sau ngày càng vươn lên đe doạ vị trí của Mỹ.

Còn nói cái nào hiệu quả hơn thì đúng là về độ năng động thì cách tổ chức của phương Tây năng động hơn (trừ 1 số lĩnh vực thì cách tổ chức của Nga tốt hơn). Tuy nhiên Nga không thể tổ chức như phương Tây được, vì Nga không có cụm kinh tế đủ mạnh của riêng mình. Nếu Nga có làm theo kiểu phương tây cũng không hợp với hoàn cảnh của Nga


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
techadmin
post Jul 9 2021, 04:51 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #642

Newbie
Group Icon

Nhóm: Mõ làng
Số bài viết: 28
Tham gia từ: 5-November 07
Thành viên thứ: 3.690

Tiền mặt hiện có : 703$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Chủ đề này đã quá 50 trang



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

65 Trang « < 63 64 65
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC