Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang « < 4 5 6 7 8 > 

· [ ] ·

 Có Thật Không Cuốn Sách "những Lời Trăn Trối"?

Phó Thường Nhân
post Aug 19 2021, 09:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #51

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Viết bổ xung một chút cho điểm ở trên, vì nói không rõ, nên có lẽ khó hiểu quan niệm vô ngã của đạo Phật làm sao lại giống quan niệm của đạo Nho và chủ nghĩa Mác.
Khi đạo Nho quan niệm một con người theo nghĩa vụ với cộng đồng (gia đình, xã hội, nhà nước), thì bản thân những nghĩa vụ ấy chính là các mối quan hệ xã hội. Nếu một cá nhân con người được định nghĩa bởi các mối liên hệ ràng buộc xã hội, thì điều đó có nghĩa là bản chất nó là « RỖNG ». Chính vì thế mẫu hình người lý tưởng của nhà Nho là quân tử, người quân tử thường được biểu tượng bằng cây trúc, vì cây trúc « dóng thẳng, lòng không » dóng thẳng ở đây chính là các mối quan hệ xã hội, nó còn một ý nữa mà tôi sẽ nói sau. Còn lòng không thì rõ rồi, đó chính là vô ngã như đạo Phật nói.
Sự khác biệt của đạo Nho với đạo Phật trong định nghĩa cá nhân này thực ra bổ xung cho nhau. Hình thức của đạo Nho cụ thể hơn, trong khi quan niệm của đạo Phật rộng rãi hơn, bao dung hơn.
Khi nói rằng « con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội » thì đây chính là định nghĩa của đạo Nho, được nói phổ quát hơn.

4- Cần kiệm liêm chính , chí công vô tư
Đây là câu nói bác Hồ dậy cán bộ về mặt đạo đức. Cả từ cách nói, đến các khái niệm đều có hình ảnh đạo Nho rất rõ, nhưng Bác là người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, vì thế đây là một dẫn chứng gần gũi để nói rằng, người ta chấp nhận cái mới từ những giá trị truyền thống sẵn có. Trong những điều nó trên có mấy điều rất thú vị tôi phân tích sơ bộ ở dưới đây.
Cần, kiệm, liêm, chính là những điều rất khớp với kinh tế thị trường. Từ những năm 80 trở lại đây, trước sự phát triển của các nước có truyền thống Nho giáo, một số học giả phương Tây đã đi tìm mối liên quan của đạo Nho với sự phát triển kinh tế, giống như Max Werber đã tìm ra sự liên hệ giữa đạo tin lành và chủ nghĩa tư bản. Một điều làm người ta chú ý chính là những giá trị cá nhân ở trên : cần, kiệm, liêm , chính. Đây là những giá trị coi trọng lao động (CẦN), tích lũy vốn (KIỆM), thẳng thắn, bảo đảm chất lượng trong buôn bán (LIÊM, CHÍNH). Tất nhiên chữ LIÊM, CHÍNH còn có ý nghĩa to hơn, chứ không chỉ như tôi nói, nhưng nó bao trùm những điều này.
Theo Max Werber, một trong những điều mà đạo tin lành khuyến khích người ta làm ăn có chất lượng chính là khi đã định giá bán chuẩn, không nhìn mặt mà hét giá (tức là lừa đảo, không CHÍNH, không LIÊM). Sự coi trọng giá trị này đã khiến chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường tư bản khác với một xã hội thương mại truyền thống, ví như xã hội Hồi giáo. Trong xã hội Hồi giáo, chuyện bán thách là bình thường, và về truyền thống nó cũng không trọng lao động, vì quan niệm lao động là của nô lệ.
Cũng chính vì thị trường thương mại kiểu thách giá này, mà các cụ nhà Nho khi xưa vẫn xếp lái buôn vào hạng người thấp nhất của xã hội (SĨ, NÔNG, CÔNG, THƯƠNG)
Nhưng nếu áp dụng CẦN KIÊM LIÊM CHÍNH vào thương mại, thì nó lại chuẩn.
Chí công vô tư, điều này không chỉ áp dụng cho cán bộ nhân viên nhà nước, mà thực ra đây là nguyên tắc của đạo Nho rất phổ quát. Người ta chỉ cần hiểu chữ CÔNG ở đây không chỉ là nhà nước, mà là cộng đồng. Mà con người Nho giáo là con người cộng đồng, được định nghĩa bởi cộng đồng, những quan hệ với cộng đồng mà tôi nói ở trên. Chí công vô tư này thực ra không khác quan niệm Tu, tề, trị, bình của nhà Nho. Nó là viết tắt của Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Mọi điều bắt đầu bằng tu thân, để rồi từ đó ứng dụng vào những cộng đồng quan hệ xã hội ngày càng to ra, bắt đầu từ gia đình, tới xã hội, nhà nước, thế giới..
Tôi sẽ nói ngay ứng dụng cá nhân mà tôi cũng sử dụng, mặc dù tôi không làm việc cho nhà nước mà là một hãng tư. Đó là mình phải hiểu quyền lợi của mình gắn với cái cộng đồng người mình làm việc, nó có nổi, thì mình mới nổi theo. Với quan niệm như thế, quan hệ với đồng nghiệp, với hãng, .. sẽ thoải mái hơn rất nhiều. Tất nhiên ở đây là chuyện có đi có lại.
Như vậy câu nói trên của Bác Hồ có thể áp dụng cho một cá nhân bình thường, chứ không phải chỉ nhằm vào cán bộ công nhân viên nhà nước.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 23 2021, 10:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #52

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



5- Hạnh phúc là đấu tranh.
Đây là câu nói của Mác trả lời con gái. Đối với một nhà triết học sử dụng phép biện chứng, thì câu trả lời này là tất yếu, vì khi đã quan niệm sự phát triển của sự vật, của xã hội như những cực đối lập cần phải vượt qua, theo như lô gics « tam đoạn luận » của Hê ghen, thì đấu tranh chính là cốt lõi của sự phát triển.
Nhưng ở VN cũng có câu dân gian « đấu tranh, tránh đâu ». Quả thật trong một quan hệ cộng đồng xã hội, thì đấu tranh không phải là điều đơn giản. Dù sao cũng phải phân biệt « đấu tranh » và « đấu đá ». Đấu tranh là tìm ra một giải pháp, vượt lên trên mâu thuẫn tồn tại, để giải quyết mâu thuẫn đó, còn đấu đá thì chỉ là đơn thuần tranh dành quyền lực.
Từ khi chủ nghĩa Mác-Lê nin vào TQ, thì vấn đề đấu tranh này đã được cụ thể hóa bằng « phê bình và tự phê bình », bằng « chỉnh huấn, chỉnh quân ». Nhưng phương pháp này thực ra rất lợi hại trong việc tổ chức.
Trong cuốn « Điện Biên Phủ”, chính đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng phải công nhận, trong trận đánh này, khi bị thương vong, không phải tinh thần không xuống, nhưng nhờ có chỉnh huấn, chỉnh quân mà vượt qua được. Trong cuốn sách của Budarel, như là một hồi ký, ông ta cũng kể lại là trong thời gian ra chiến khu, buổi tối vẫn có những sinh hoạt như vậy. Theo Boudarel, buổi tối ở chiến khu, không có bất cứ phương tiên nào để « giải trí », nếu không có sinh hoạt tập thể, thì con người cá nhân sẽ chán nản, suy thoái. Trong cuốn sách « sống với những người cộng sản » của một nhân sĩ Sài gòn ra chiến khu thời kháng chiến chống Mỹ, cũng đều có nói tới sinh hoạt « phê bình và tự phê bình » này, và tác động của nó.
Tất nhiên không phải lúc nào phương pháp này cũng có kết quả tốt, nếu nó chỉ là một sinh hoạt hình thức, cũng như đấu tranh được hiểu như đấu đá.
Trong trường hợp cá nhân với cá nhân mình, thì đấu tranh chính là tu thân. Trong mười điều dậy của đạo Phật, mà người ta hay bán ở các cổng chùa bây giờ, có một điều gần giống như sự « đấu tranh » này, đó thực ra là một câu rút gọn của kinh « Pháp Cú », câu đó nói rằng « kẻ thù lớn nhất chính là chính mình » (hiểu là ego), và đây cũng là mục đích đấu tranh. Vì thế đấu tranh cũng là tu thân.
Với người Hồi giáo, thì họ gọi đây là thánh chiến (Jhad), tất nhiên là một loại Jhad đặc biệt, được nâng tầm triết học, tức là đấu tranh với chính mình, chứ không phải hiểu theo lối tầm thường mang bom mang đạn đi khủng bố người không cùng đạo.

6- Mỗi cán bút là đòn xoay chế độ, mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền.
Đây là hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng, tức là bút hiệu của ông Trường Chinh. Hai câu thơ này nói lên rõ ràng khí phách của một nhà Nho. Một nhà Nho thực sự thì dám nói thẳng, nói thật. Nói thẳng nói thật cũng chính là mot khía cạnh nữa của vấn đề « dóng thẳng lòng không » mà tôi nói ở trên. Khi đã nói thẳng, nói thật tức là không nói vì mình, vì lợi ích của mình, mà vì lợi ích cộng đồng. Nó cũng là một hình thức đấu tranh.
Một điều quan trọng nữa là nhà Nho luôn có thái độ chống cường quyền, và đặc biệt coi trọng vai trò nhận thức. Vì thế mới có chuyện cán bút là đòn xoay, vần thơ là bom đạn. Và tất nhiên thơ văn ở đây là « văn dĩ tải đạo ».
Có một sự khác biệt rất lớn giữa « tự do ngôn luận » kiểu phương Tây và thái độ « nói thẳng nói thật này ». Sự khác nhau đó là quan niệm, sự thật là điều đúng cho cộng đồng. Một điều đúng cho cộng đồng, thì đó là sự thật. Ngược lại, tự do ngôn luân của phương Tây là một dạng « bảo vệ lợi ích nhóm ».
Ở Hà nội, trên cây ngọn tháp bút ở đền Ngọc Sơn, là ngôi đền thờ thần Văn Xương, tức là thần văn học văn hóa, có ba chữ « Tả Thanh Thiên » chính là cùng với tiêu điểm này. Và để cho đủ bộ, thì cũng có một đền nữa thờ thần võ, tức là đền Trấn Quốc ở bên bờ Hồ Tây, gần quảng trường Ba đình. Đây là nơi thờ Cửu huyền Trấn Võ.
Tôi cũng dùng chữ Tả Thanh Thiên làm chữ ký dưới bài viết, vì nó rất có ý nghĩa, có điều tôi viết theo việt văn là Tả thiên thanh.
Tả thanh thiên nghĩa là viết lên trời xanh, trong khi ông trời là một trong ba bộ phận của đạo Nho đó là Thiên – địa – Nhân. Nhân, tức là con người, là dây nối giữa trời và đất, vì thế viết lên trời xanh có một ý nghĩa rất là hoành tráng, sảng khoái, đầy sức sống, tỏ rõ hùng khí của nhà Nho.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 26 2021, 05:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #53

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



7- Lý thuyết thì mầu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi.
Đây cũng là câu nói của Các Mác. Và cũng là câu châm ngôn cuối cùng của phần này. Tôi đã bắt đầu bằng một châm ngôn của Lê nin, nên kết thúc bằng Các Mác.
Đây là câu châm ngôn tuyệt vời, nói tới bản chất chính xác của duy vật biện chứng, đó là nó luôn phải bám vào cuộc sống, sự sống, và đây là điều chính chứ không phải là lý thuyết chết cứng, tức là không thể bám vào một lý thuyết cứng đờ (mẫu xám, tức là mầu chết), mà ta có thể coi là một dạng duy tâm(idealisme, nhưng hiểu như tôi nói ở trên đó là quan niệm coi thế giới do một ông creator tạo ra điều khiển). Khi tôi nói duy vật biện chứng là bám vào thực tế, điều đó cũng không phải là « đếm cua trong lỗ », tức là một dạng duy vật tâm thường hiểu từ luận giải linh tinh từ chữ duy vật mà ra, hay là chủ nghĩa kinh nghiệm(phân biệt giữa duy vật biện chứng và chủ nghĩa kinh nghiệm đã được Lê nin phê phán trong tác phẩm phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm của ông. Đây là một trong 2 tác phẩm thuần túy triêt học ủa Lê nin, một tác phẩm nữa là bút ký triết học).
Theo tiến trình biên niên của cá nhân, tôi biết chủ nghĩa Mác-Lê nin trước, sau này mới tìm hiểu phật giáo một cách có ý thức (còn vô thức thì theo truyền thống thì tôi luôn luôn là phật giáo nho giáo rồi), khi tìm hiểu phật giáo có ý thức, như một triết học, thì có một công án rất thú vị như thế này.
« Một nhà sư hỏi Triều Châu : thế nào là Phật. Triều Châu chỉ cây thông trước sân ».
Nghiên cứu công án là cách tu thiền của tông Lâm Tế. Tôi là người tập thiền theo Tào động tông (tôi đã có một chủ đề dài về thiền tào động), là pháp thiền chủ yếu là ngồi thiền « chỉ quán đả tọa » khác với Lâm Tế. Vì thế tôi có thể giải thích « toạc móng heo » công án ra, đồng thời vẫn biết rằng có thể có cách giải thích khác, vì thế cảm nhận công án là một sự chiêm nghiệm tuy nhân duyên.
Theo công án ở trên, thì phật chính là sự sống, sự sống trường tồn ngay cả khi con người không tồn tại. Sinh, lão, bệnh, tử là những trang thái thể hiện sự sống trường tồn, khi ẩn khi hiện. Nhưng trường tồn bất biến. Cái điều này có thể gọi là TÂM. Nhưng TÂM, PHẬT ở đây không phải là ông thần tạo hóa Creator, mà là một tiềm năng, được thể hiện hay chìm ẩn. Người nào cảm nhận được điều này, sinh sống hoạt động theo nó, thì là Phật, thành phật.
Câu nói của Mác, dù không phải là phật giáo, mà về duy vật biện chứng, cái « thần của nó » thực ra cũng tương đương với công án ở trên.
Phần châm ngôn Mác – Lê nin này được bắt đầu bằng một câu của Lê nin, rất gần với đạo Nho. Nó được kết thúc bởi một câu của Các Mác rất gần với đạo Phật. Ở đây tôi không trình bầy lý thuyết của Mác-Lê nin, tôi nhìn nhận qua một tiếp cận văn hóa, truyền thống. Nó chỉ ra rằng, cái đế, cái cấu trúc tinh thần của người Việt khi tiếp cận với chủ nghĩa Mác-Lê nin ra sao, và từ đó nó cũng quyết định người ta sẽ ứng dụng chủ nghĩa này thế nào. Một học thuyết, điều quan trọng không phải là lý thuyết đơn thuần, nói cái gì, mà cái vế quan trọng hơn nữa, đó là người ta hiểu thế nào, dùng nó ra sao. Và đây mới là điều quyết định sự sống còn của một học thuyết, đó là nó phải ứng dựng được, và khớp với nhận thức của một cộng đồng người. Nếu không thì nó sẽ mại bản.
Tôi đã có những bài viết về Phật (thiền tào động), viết về quan hệ giữa Phật và Nho (Thiền Vạn Hạnh), với phần viết này nó bổ xung thêm về chủ nghĩa Mác-Lê nin, và quan hệ của nó với Nho giáo, Phật giáo. Nho, Phật, chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN đan xen nhau, tạo ra một văn hóa nhận thức. Đây là điều không phải nước nào cũng có, nó chỉ cho người ta đặc trưng của chủ nghĩa Mác – Lê nin Đông Á, tông VN.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 27 2021, 08:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #54

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như đã nói ở trên, sau khi trình bầy « lạc chủ đề » về duy vật biện chứng, tôi sẽ dịch ở đây lá thư của một triết gia người Pháp ông Alexandre Kojeve gửi học giả Trần Đức Thảo, và bức thư trả lời của Trần Đức Thảo cho Kojeve (đọc Cô dép).
Alexandre Kojeve là một triết gia nổi tiếng về giải thích Hê ghen ở Pháp vào những năm 50. Hê ghen là một triết gia khó đọc, tương tự như sau này Heiderger, vì thế ở những nước ngoài nước Đức (vì đây là những triết gia Đức), thường đều có những triết gia giải thích, cắt nghĩa Hê ghen. Cách hiểu Hê ghen ở Pháp thường là qua Kojeve. Ông ấy có viết một cuốn sách có tên là « nhập môn triết học Hê ghen » (tiếng pháp introduction à la lecture de Hegel : leçons sur la phénomenologie de l’esprit), đây là những bài giảng của Kojeve về Hê ghen trong những năm 30, được tập hợp lại.
Bác Thảo có viết một bài phê bình cuốn sách này, tức là phê bình tư tưởng Hê ghen từ duy vật biện chứng. Từ đó Kojeve viết một bức thư trả lời. Là bức thư dưới đây. Sau đó bác Thảo lại trả lời lại. Hai bức thư này được tìm thấy trong di cảo của Kojeve. Tôi tìm thấy trong site web www.pensee.fr . Trong site có bài giới thiệu 2 bức thư, nhưng lời giới thiệu thực ra là viết lại những gì trong thư Kojeve viết, nên tôi không dịch. Lời giới thiệu cũng nói rằng, trong bài phê bình của bác Thảo, bác ấy đã phê phán Kojeve là « không đi tới tận cùng của chủ nghĩa duy vật ». Nhưng vì không có bài viết ấy, nên không rõ bác ấy phê thế nào. Dù sao có thể thấy dấu vết của nó trong hai bức thư mà tôi dịch dưới đây.
Bức thư trả lời của Kojeve rất thú vị, và bức thư trả lời của bác Thảo cũng thú vị không kém. Sự thú vị của Kojeve là việc ông ấy cảm nhận giải thích Hê ghen thế nào. Còn sự thú vị của bức thư trả lời của bác Thảo là bác ấy đã hiểu Hê ghen từ đạo Phật thế nào. Cũng thú vị không kém.
Tất nhiên có nhiều điều với tôi cũng không thật sự rõ ràng, vì tôi không phải là hegelien, tức là một triết gia chuyên sâu về Hê ghen. Như tôi đã từng nói, tôi tiếp cận hê ghen qua Ăng ghen, tức là khi thuyết của ông đã bị lật ngược lại theo duy vật biện chứng của Mác, mà tôi đề cập ở trên. Tôi có đọc Hê ghen, nhưng quyển tôi đọc, rất quan trọng, lại là « hiện tượng về luật » (phenomenologie de droit), không phải lại tác phẩm phenomennologie de l’esprit (« hiện tượng tinh thần ») mới là quyển mà Kojeve đề cập tới. Tôi cũng chưa bao giờ đọc Kojeve cho đến nay. Tôi đăng cả hai bức thư bằng nguyên bản tiếng Pháp trước, để ai biết tiếng Pháp có thể đọc nguyên bản, tự tìm hiểu. Ai thích đưa vào chú gúc dịch cũng có thể làm, bởi vì khi tôi dịch, tôi sẽ dịch như tôi hiểu. Biết đâu chú gúc lại dịch tốt hơn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 27 2021, 08:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #55

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thư của Alexandre Kojeve gửi bác Thảo

Paris, le 7 octobre 1948 Cher Monsieur,
Je viens de lire dans les « Temps Modernes » votre article sur la « Phénoménologie de l'Es-prit » qui m'a beaucoup intéressé. Je voudrais d'abord vous remercier des paroles plus qu'ai-mables que vous avez cru devoir écrire à mon sujet. J'y suis d'autant plus sensible que le fait d'avoir fait publier mon livre dans l'état chaotique que vous connaissez continue à me donner des remords. Quant au fond même de la question, je suis, dans l'ensemble, d'accord avec l'interprétation de la phénoménologie que vous donnez. Je voudrais signaler, toutefois, que mon œuvre n'avait pas le caractère d'une étude historique ; il m'importait relativement peu de savoir ce que Hegel lui-même a voulu dire dans son livre ; j'ai fait un cours d'anthropologie phénoménologique en me servant de textes hégéliens, mais en ne disant que ce que je consi-dérais être la vérité, et en laissant tomber ce qui me semblait être, chez Hegel, une erreur. Ainsi1, en renonçant au monisme hégélien, je me suis consciemment écarté de ce grand phi-losophe. D'autre part, mon cours était essentiellement une œuvre de propagande destinée à frapper les esprits. C'est pourquoi j'ai consciemment renforcé le rôle de la dialectique du Maître et de l'Esclave et, d'une manière générale, schématisé le contenu de la phénoménologie. C'est pourquoi je crois personnellement qu'il serait au plus haut point souhaitable que vous dévelop-piez, sous forme d'un commentaire complet les grandes lignes d'interprétation2 que vous avez esquissées dans l'article auquel je me réfère. Une petite remarque seulement. Les termes « sentiment de soi » et « conscience de soi » sont de Hegel lui-même qui dit expressément qu'à la différence de l'homme, l'animal ne dépasse jamais le stade du « sentiment de soi ». Le terme « lutte de pur prestige » ne se trouve effectivement pas chez Hegel, mais je crois qu'il s'agit là uniquement d'une différence de terminologie, car tout ce que je dis au sujet de cette lutte s'applique parfaitement à ce que Hegel appelle la « lutte pour la reconnaissance ». Enfin, en ce qui concerne ma théorie du « désir du désir », elle n'est pas non plus chez Hegel et je ne suis pas sûr qu'il ait bien vu la chose. J'ai introduit cette notion parce que j'avais l'intention de faire, non pas un commentaire de la phénoménologie, mais une interprétation ; autrement dit, j'ai essayé de retrouver les prémisses profondes de la doctrine hégélienne et de la construire en la déduisant logiquement de ces prémisses. Le « désir du désir » me semble être l'une des prémisses fondamentales en question, et si Hegel lui-même ne l'a pas clairement dégagée, je considère que, en la formulant expressément, j'ai réalisé un certain progrès philosophique. C'est peut-être le seul progrès philosophique que j'ai réalisé, le reste n'étant plus ou moins que de la philologie, c'est-à-dire précisément une explication de textes3. Le point le plus important est la question du dualisme et de l'athéisme que vous évoquez dans la dernière section de votre article (pages 517 à 519). Je dois dire que je ne suis pas d'accord avec ce que vous y dites, mais je crois que la divergence ne repose que sur un malentendu. Votre raisonnement serait certainement exact s'il se rapportait à un dualisme proprement dit, c'est- à-dire abstrait et non dialectique. Je dirais comme vous que tout dualisme est nécessairement déiste, puisque, s'il y a deux types d'Être (Nature et homme), il y a nécessairement l'unité des deux qui leur est, d'une façon quelconque, « supérieure », et cette unité ne peut être conçue autrement que comme une entité divine. Mais le dualisme que j'ai en vue est dialectique. En effet, je me suis servi de l'image d'un anneau en or, mais il n'existerait pas non plus en tant qu'anneau s'il n'y avait pas de trou. On ne peut pas dire, toutefois, que le trou existe au même titre que l'or et qu'il y a là deux modes d'être, dont l'anneau est l'unité. Dans notre cas, l'or est la Nature, le trou est l'Homme et l'anneau - l'Esprit4. Ceci veut dire que si la Nature peut exister sans l'Homme, et a, dans le passé, existé sans l'Homme, l'Homme n'a jamais existé et ne peut pas exister sans la Nature et en dehors d'elle. De même que l'or peut exister sans le trou, tandis que le trou n'existe simplement pas s'il n'y a pas de métal qui l'entoure. Etant donné que l'Homme ne s'est créé que dans et par, ou plus exactement encore, en tant que négation de la Nature, il s'ensuit qu'il présuppose la Nature. Ceci le distingue essentiellement de tout ce qui est divin. Etant donné qu'il est la négation de la nature, il est autre chose que le divin païen qui est la Nature elle-même ; et étant donné qu'il est la négation de la Nature, qui, comme toute négation, présuppose ce qui est nié, il est5 différend6 du Dieu chrétien qui, lui, est au contraire antérieur à la Nature et la crée par un acte positif de sa volonté. Je ne dis donc pas qu'il y a simultanément deux modes d'être : Nature et Homme. Je dis que jusqu'à l'apparition du pre-mier Homme (qui s'est créé dans une lutte de prestige), l'Être tout entier n'était que Nature. A partir du moment où l'Homme existe, l'Être tout entier est Esprit, puisque l'Esprit n'est autre chose que la7 Nature qui implique8 l'Homme, et du moment où le monde réel implique, en fait, l'Homme, la Nature au sens étroit du mot10 n'est plus qu'une abstraction. Donc, jusqu'à un certain moment du temps, il n'y avait que Nature et à partir d'un certain moment, il n'y a plus qu'Esprit. Or, puisque ce qui est vraiment réel dans l'Esprit (l'or de l'anneau), c'est la Nature11, on peut dire, comme vous le faites, que l'Esprit est le résultat de l'évolution de la Nature elle-même12. Toutefois, je n'aime pas cette façon de parler, parce qu'elle peut faire croire que l'ap-parition de l'Homme peut être déduite a priori, comme n'importe quel autre événement naturel. Or, je crois que ce n'est pas le cas et que si l'ensemble de l'évolution naturelle peut, en prin-cipe, être déduite a priori, l'apparition de l'Homme et de son histoire ne peuvent être déduites qu'a posteriori, c'est-à-dire, précisément, non pas déduites ou prévues, mais seulement com-prises. Ceci est une façon de dire que l'acte de l'auto-création de l'Homme reste un acte de liberté et que toute la série des actes humains qui constituent l'histoire est, elle aussi, une série d'actes libres. C'est pourquoi je préfère parler de dualisme entre la Nature et l'Homme, mais il serait plus correct de parler d'un dualisme entre la Nature et l'Esprit, l'Esprit étant cette même Nature qui implique l'Homme. Donc, mon dualisme est non pas « spatial », mais « temporel » : Nature d'abord, Esprit ou Homme ensuite. Il y a dualisme parce que l'Esprit ou l'Homme ne peuvent pas être déduits à partir de la Nature, la coupure étant faite par l'acte de liberté créa-trice, c'est-à-dire négatrice de la Nature. Je vous serais très reconnaissant, Cher Monsieur, si vous pouviez me dire en quelques mots dans quelle mesure les explications, d'ailleurs très insuffisantes que je vous donne dans cette lettre sont susceptibles de lever les objections que vous m'avez faites. Croyez, je vous prie, Cher Monsieur, à toute ma sympathie. A.Kojève

1. En marge : « par exemple ». 2. En marge : « les grandes lignes de l'interprétation ». 3. En marge : « ou un commentaire ( mon "attaque" du "monisme" n'était pas plus qu'un programme) ». 4. Kojève avait d'abord écrit : « et l'unité l'Esprit ». Il a corrigé en marge, pour écrire : « et l'anneau - l'Esprit ». 5. Ce « est » est barré, et remplacé en marge par le texte suivant : « pré-suppose (ontologiquement et dialectiquement) cette Nature et est donc ». 6. Sic - il faut évi-demment lire : « différent ». 7. « La » est barré, et remplacé en marge par « cette même ». 8. Adjonction en marge : « désormais ». 9. Kojève avait d'abord écrit : « du moment où la Nature » ; il a corrigé en marge : « du moment où le monde réel ». 10. Un astérisque simple renvoie à cette adjonction en bas de page : « càd le monde réel moins l'Homme ». 11. Un astérisque double renvoie à cette adjonction en bas de page : « l'Homme n'étant que la négation (réelle, càd active) de la Nature ». 12. Un astérisque triple renvoie à cette adjonction en bas de page : « Ceci d'autant plus qu'avant l'apparition de l'Homme la Nature était seule à exister réellement ».


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 27 2021, 08:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #56

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thư trả lời của Bác Thảo tới Kojeve

[Réponse de Tran-Duc-Thao à Kojève] Paris, 30 / X 48

Cher Monsieur
Je viens de recevoir votre lettre et vous remercie beaucoup des éclaircissements que vous m'y donnez. Ils rejoignent du reste ce que je pense moi-même, car, comme vous avez pu le re-marquer, j'ai lu votre livre avec la plus grande sympathie. Je crois simplement que vous n'allez pas assez loin et qu'en refusant de tirer les conséquences matérialistes de l'humanisme athée, vous laissez place, sans vous en apercevoir, à un retour de l'humanisme religieux. Si l'espace ne m'avait pas été mesuré, et si je n'avais pas eu d'abord à m'attacher au fond de la question, j'aurais insisté encore davantage sur le progrès considérable que vous avez fait sur les inter-prétations ordinaires de Hegel. Mais puisque vous pensez que le domaine de l'esprit est d'es-sence historique, vous ne sauriez vous étonner que votre doctrine qui pouvait sembler révolu-tionnaire il y a une dizaine d'années, ne le soit plus après les événements qui, depuis, ont bou-leversé le cours du monde et lui ont donné une figure toute nouvelle. Naturellement, il ne s'agit pas ici de quelque médiocre problème d'érudition et l'on ne saurait critiquer un travail comme le vôtre sur les quelques divergences qui peuvent se présenter avec le texte de Hegel. Aussi bien ne les ai-je signalées que pour mémoire et en passant. Il fallait d'ailleurs marquer votre originalité, que le lecteur ordinaire risquait de méconnaître. Je dois pourtant rappeler à ce pro-pos que je n'ai jamais nié l'existence chez Hegel de la distinction de la « conscience de soi » et du « sentiment de soi », et je vous demanderais de croire que je n'ignorais pas les textes qui s'y rapportent. J'ai simplement remarqué, si vous voulez bien me lire avec attention, qu'elle ne se trouvait pas dans le passage en question (chap. IV), où elle ne pouvait manifestement jouer aucun rôle, puisqu'il s'agissait, à cet endroit, de supprimer les oppositions abstraites et d'en-gendrer l'humain à partir de l'animal. Quant à la « lutte de pur prestige », elle se présente, dans la définition que vous en donnez, comme une négation immédiate et inconditionnée de l'existence naturelle. Or un concept de ce genre ne peut trouver aucune place chez Hegel où la négation est toujours médiatisée. Pour le cas qui nous occupe, elle ne peut surgir que comme le résultat de ce dont elle est négation, à savoir la nature qui se nie en s'affirmant. La lutte des consciences de soi commence sur le plan animal et s'achève, par la logique interne de son mouvement, sur le plan humain. A ce sujet, il me serait bien difficile d'accepter la conci-liation que vous proposez, où, reprenant la distinction de Kant entre folgen et erfolgen. vous consentez à dire que l'esprit est le résultat du devenir de la nature, en spécifiant qu'il s'agit d'un événement absolument contingent et non d'une conséquence nécessaire. Or, vous savez très bien que chez Hegel le résultat dérive de son principe dans un mouvement dont la nécessité est identique à la liberté. Bien entendu il s'agit d'un mouvement dialectique, qui exclut toute déduction a priori. Il ne peut être que compris historiquement ou posé dans une praxis. Mais compréhension et action impliquent ici une intelligibilité, qui se trouve justement niée dans votre doctrine de la liberté. Je ne vous ai jamais attribué, bien évidemment, un dualisme gros-sièrement « spatial ». Mais je ne crois justement pas possible de transformer le passage dia-lectique de la nature à l'esprit en une pure succession contingente, fondée sur un acte de né-gation totalement arbitraire. Pour Hegel la négation est identique à l'affirmation et ne fait que la réaliser dans son être véritable. Si donc il y a dualité- cette dualité est identique à l'unité. Et il ne s'agit pas du tout de jeux d'esprit : j'ai précisément essayé de montrer comment le mar-xisme matérialiste permettait de donner un contenu réel à ces notions dialectiques fondamen-tales. Je ne vous reproche donc pas d'avoir séparé la nature de l'esprit, mais bien de n'avoir pas reconnu que cette séparation ne faisait que réaliser leur identité. Car il en résulte que la séparation ne peut plus s'expliquer que par une transcendance divine. Naturellement vous repoussez cette conséquence puisque vous définissez la liberté par l'exclusion de toute intelli-gibilité, à quelque genre qu'elle appartienne. Mais l'homme saurait renoncer à comprendre la raison des choses. Et de ce que vous refusez de trouver le motif de la séparation dans l'unité elle-même, le théologien conclura qu'elle dérive d'une incarnation. Mais peut-être n'apparte-nons-nous pas à la même famille d'esprits. Car avant d'aborder la philosophie contemporaine, j'étais un spinoziste convaincu, et je sais que c'est une doctrine que vous n'appréciez guère. Vous définissez la liberté par la négation de la nécessité. Je défends la grande tradition ratio-naliste qui les a toujours identifiées.
Croyez, Cher Monsieur, à mes meilleurs sentiments Thao


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thiên Lang
post Aug 30 2021, 08:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #57

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Phải công nhận là bác Phó say mê về chủ nghĩa Marx. Chủ đề này bác viết nhiều đến nỗi tôi không kịp đọc. Nhiều khi đọc của bác xong cũng phải ngẫm nghĩ và đọc lại một số kiến thức để hiểu. Thường thì tôi hay tra thẳng trên mạng và đọc cho nhanh. Các nguồn nguyên bản thì khó tìm, thường tôi hay đọc của các tác giả sau này họ đánh giá, nên có thể không chính xác hoàn toàn. Nhưng cứ đối chiếu hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời thấy khớp là được.

Tôi vẫn thiên về quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng của Marx, rằng nó bị nghiêng về duy vật quá mức cần thiết. Bởi khi đọc Hegel tôi thấy cái duy tâm của ông này lại ứng nghiệm rất đúng vào thời đại này nay, khi mà truyền thông đa phương tiện tác động mạnh vào các định chế xã hội. Tôi sẽ đọc kỹ lại Hegel rồi viết chi tiết sau. Tạm thời cứ đặt gạch đây để khỏi quên.

Cả Marx, Hegel và các nhà triết học Đức vào thời của họ có vẻ rất tự hào về thành tựu của tư tưởng triết học trong ngôn ngữ Đức nói chung. Trong khi đó Đức lại thua Anh quá xa trong phát triển công nghiệp và thương mại. Chính vì vậy tư tưởng của Marx có yếu tố nôn nóng muốn vượt Anh. Chắc chắn Marx có đọc Adam Smith, nguyên lý cơ bản của nó vẫn có có tác dụng sang tận thế kỷ 21, nhưng Marx quá tham vọng khi muốn loại bỏ nó. Những nước đi sau cũng có tham vọng đốt cháy giai đoạn đều hứng thú với lý thuyết đó. Nga, Trung Quốc, Việt Nam đều rơi vào tình huống đó. Ngay sau thời của Marx thì công nghiệp của nước Đức cũng phát triển và những người cộng sản Đức bình tĩnh hơn, cân nhắc lại về chủ nghĩa cộng sản.

Có một hiện tượng trong lịch sử châu Âu mà ít thấy nói đến, mà theo tôi có có ảnh hưởng ít nhiều đến Marx và nhiều nhà tư tưởng khác ở Châu Âu. Vào thời khai sáng, đồng thời nó ra đời ở Anh rồi lan ra các nước khác. Đó là hội tam điểm (freemasonry). Bây giờ người ta tìm đọc về hội tam điểm, người ta sẽ thấy nó rất bình thường, kiểu giống như hội chơi mô tô hay hội xe đạp. Nhưng tìm hiểu lịch sử lúc nó ra đời mới thấy. Rõ ràng ban đầu nó là một lựa chọn thay cho các tổ chức tôn giáo, nếu không ít nhất nó có xứ mệnh giải thoát dân chúng khỏi cơ đốc giáo thời ấy. Như vậy là nó đồng hành với phong trào khai sáng.

Hội tam điểm đến nay vẫn còn đề ra các mục đích của nó về cơ bản là phi chính trị, phi tôn giáo, đề cao tình anh em, hoạt động nhân văn và hướng thiện. Nó ra đời ở Anh rồi lan sang các nước Châu Âu, bây giờ nó có đông nhất ở Mỹ, 5 triệu thành viên. Phải nói là các khái niệm nó đưa ra thời đó có nhiều cái mới ngay cả với các nhà tư tưởng. Nhất là quan niệm bình đẳng và tình anh em. Người ta làm bất cứ việc gì ngoài đời, tham gia hội đều trở nên ngang bằng nhau. Tư tưởng này thấy rất rõ trong ở Pháp khi người ta nói: Tự do, bình đẳng, bác ái. Hay trong tuyên ngôn độc lập của Mỹ, mà Hồ Chí Minh trích dẫn. Người ta sẽ đặt câu hỏi, tại sao nó không phải là một tổ chức Đảng phái, nếu không thì động cơ và tinh thần của nó lấy từ đâu? Sự tồn tại của nó như là hội kín là mô típ cho nhiều tiểu thuyết trinh thám như của Dan Brown.

Tuy vậy hội tam điểm cũng chỉ là một dấu vết của thời khai sáng để lại, nó hoàn toàn hết vai trò ngay sau giai đoạn đó. Vì nó quá đề cao sự trung thành, vốn chỉ dành cho các tín đồ. Thực tế các hội tam điểm đều là hội kín, tuyển chọn thành viên khắt khe và đòi hỏi tuyên thệ. Chính những đặc điểm này khiến nó dễ bị lợi dụng. Tôi cho rằng hội KKK của Mỹ đã lợi dụng hình thức tổ chức của Hội Tam Điểm để hình thành tổ chức của nó. Ở Đức thời khai sáng nó cũng bị một nhóm lợi dụng lấy tên là Illuminati, cũng có nghĩa là khai sáng. Vì khai sáng là phong trào về tư tưởng, nên Illuminati lại không thuần túy tư tưởng mà nó có tổ chức rõ ràng và đe dọa quyền lực cả của giáo hội và cả của nhà nước nên nó bị cấm. Chính vì hội Illuminati này mà về sau những người theo thuyết âm mưu tin rằng, nó không chết và nó đứng đằng sau cách mạng Pháp, rồi ra đời trào lưu mũ nhôm rất phát triển ở Mỹ.

Trở lại với chủ nghĩa Marx Lenin của bác Phó. Những phân tích của bác gắn nó với Lão, Phật, Nho là của riêng bác. Tôi cũng thấy nó khá thú vị. Nhưng tôi không thấy nó đúng với tư tưởng của những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Sau thời bài trừ các tín ngưỡng truyền thống lãnh đạo VN chưa hề xin lỗi về những cấm đoán vô lý một thời của họ. Đúng ra sau thời của những người làm cách mạng, bây giờ thế hệ tiếp nối hoàn toàn chẳng có tư tưởng gì. Những gì ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói hoàn toàn mang tính xu thời. Tất nhiên tôi không phủ nhận những gì ông Trọng đã làm được, nhưng phải nói thẳng là Việt Nam học Trung Quốc đi theo con đường của nó mà không dám nói thẳng ra.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 30 2021, 09:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #58

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi dịch ở đây bức thư của Kojeve trước. Cách dịch của tôi là làm sao hiểu được rõ nghĩa, và hiểu nghĩa ở đây là sự hiểu nghĩa của người dịch, vì thế người ta vẫn nói dịch là sáng tạo lại.
Nhưng phần « sáng tạo » của tôi ở đây chỉ là làm rõ ngữ nghĩa, chứ không thêm bớt ý. Còn thêm bớt từ thì tất nhiên, vì ngữ pháp, khái niệm của tiếng Việt và tiếng Pháp khác nhau. Hai tiếng lại rất xa nhau về cấu trúc, dù tiếng việt hiện đại đã gần với cách thể hiện của ngôn ngữ phương Tây hơn.
Bức thư này là một điển hình các mối quan tâm của triết học phương Tây (ở đây nó gắn liền với cái gốc duy tâm, thông qua Hê ghen, dù là một Hê ghen bị cắt đầu cắt đuôi)
Các bác có thể tự tìm hiểu, và có thể so nó với bản gốc, nếu biết tiếng Pháp. Sau đó tôi sẽ giải thích thêm.
Rồi tiếp sau nữa tôi sẽ dịch bức thư bác Thảo, và giải thích nó


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 30 2021, 09:51 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #59

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thưa ngài,
Tôi vừa đọc trong tạp chí thời hiện đại bài viết của ngài về hiện tượng học tinh thần, bài viết khiến tôi quan tâm. Đầu tiên tôi muốn cảm ơn ngài về những lời còn hơn cả sự ưu ái, mà ngài nghĩ bắt buộc dành về tôi. Điều này càng làm tôi cảm động, đặc biết khi cuốn sách được in trong lúc nó vẫn còn rối rắm về nội dung như ngài đã biết. Điều này hiện nay vẫn còn tiếp tục làm tôi cảm thấy nuối tiếc. Xét về tổng quan,những điểm chính của vấn đề đặt ra, tôi đồng ý với ngài về cách ngài diễn giải hiện tượng học. Mặc dù vậy,tôi chỉ muốn lưu ý rằng, cuốn sách là một nghiên cứu không có tính chất về mặt lịch sử. Không quan trọng để biết chính Hê ghen muốn nói gì trong tác phẩm hiện tượng học tinh thần của mình, tôi chỉ viết một giáo trình có tính tuyển tập về hiện tượng học thông qua việc sử dụng các tác phẩm của Hê ghen, trong đó tôi nói những điều mà theo tôi là sự thật, đồng thời bỏ lại những điều mà tôi cảm thấy là sai lầm. Vì thế, tôi đã từ bỏ tính nhất thần của hê ghen,tôi hoàn toàn nhận thức được sự cách biệt với nhà triết học vĩ đại này khi làm điều đó. Không những thế, bài giảng của tôi chủ yếu là một tác phẩm nhằm truyền bá phổ cập triết học hiện tượng, nhằm vào việc đánh động tinh thần. Chính vì thế tôi cố tình tăng cường tính biện chứng của cặp phạm trù chủ nô/nô lệ, đồng thời khái quát hóa lược giảng nội dung của hiện tượng học là chủ yếu. Vì lý do này, việc ngài phát triển thêm đầy đủ những bình luận của mình, mà ngài mới chỉ chấm phá trong bài viết, là điều tôi cá nhân tôi rất mong muốn.
Một nhận xét nhỏ. Hai khái niệm « cảm nhận tự nó » và « nhận thức tự nó » là những khái niệm của chính Hê ghen, ông cũng nói rõ ràng rằng khác với con người, động vật không bao giờ vượt qua được trạng thái « cảm nhận tự nó » để có « nhận thức tự nó ». Khái niệm « đấu tranh về danh tiếng thuần túy » đúng là không được Hê ghen dùng, nhưng đây thực ra chỉ là sự khác biệt về ngôn từ. Điều tôi nói về khái niệm này có thể áp dụng chính xác cho những điều Hê ghen đề cập tới về « đấu tranh để được công nhận ». Cuối cùng, nhưng gì liên quan tới lý thuyết của tôi về « ham muốn của sự ham muốn », cũng không có trong Hê ghen, tôi không dám chắc Hê ghen thấy điều đó. Tôi đưa khái niệm này vào có chủ ý, bởi vì giáo trình của tôi không phải như một sự giải thích, cắt nghĩa về học thuyết của Hê ghen, mà là một sự diễn giải, nói một cách khác, tôi cảm thấy mình như tìm ra được những gợi ý tiềm ẩn sâu thẳm trong học thuyết của ông, mà ngay cả Hê ghen cũng không chỉ chúng ra một cách rõ ràng. Tôi quan niệm rằng, khi đã diễn giải chúng, tôi đã đóng góp cho sự tiến bộ của triết học. Có lẽ đây là sự đóng góp duy nhất của tôi, phần còn lại ít nhiều chỉ là giáo trình triết học thông thường, có nghĩa là chúng chính xác chỉ là cách giải thích ngữ nghĩa.
Điểm quan trọng nhất là câu hỏi về nhị nguyên học và về vô thần học mà ngài đề cập tới ở phần cuối bài viết của mình (trang 517 tới 519). Tôi phải nói là không đồng ý với những điều ngài nói, nhưng tôi nghĩ rằng sự khác biệt chỉ là một sự hiểu lầm. Lập luận của ngài có thể là chính xác nếu chúng đề cập tới một dạng nhị nguyên thực sự, có nghĩa là một dạng nhị nguyên trìu tượng mà không phải là biện chứng. Tôi cũng có thể nói như ngài là mọi thứ nhị nguyên là một điều cần thiết của thần học, bởi vì khi đã có hai dạng tồn tại (thiên nhiên và con người), thì tất yếu phải có một sự thống nhất bằng một cách nào đó ở mức độ « cao hơn », và sự thống nhất này có thể coi là một đấng thiêng liêng. Nhưng phép nhị nguyên mà tôi nói tới có tính biện chứng. Thật sự, tôi đã sử dụng hình ảnh của một cái vòng bằng vàng, cái vòng không thể tồn tại được như một cái vòng, nếu nó không có cái lỗ ở giữa. Như vậy người ta không thể nói rằng sự tồn tại của cái lỗ tương đương như sự tồn tại của vàng, và như thế ở đây có hai sự tồn tại song song, còn cái vòng là điểm thống nhất. Trong ví dụ này, vàng là tự nhiên, cái lỗ là con người, còn cái vòng là tinh thần. Điều này muốn nói là tự nhiên có thể tồn tại không có con người, và trong quá khứ, nó đã tồn tại không có con người. Con người không thể bao giờ có thể tồn tại , và không thể tồn tại thiếu tự nhiên và ở ngoài tự nhiên. Cũng giống như vàng có thể tồn tại không cần lỗ trống, ngược lại lỗ trống không thể tồn tại, khi không có kim khí bao quanh.Chính vì con người chỉ có thể được tạo thành ở trong và bằng tự nhiên, tôi muốn nói chính xác hơn nữa, con người tồn tại như một sự phản biện của tự nhiên, vì thế tiếp theo đó có thể giả thiết vì có con người mà chứng tỏ tự nhiên tồn tại. Chính điều này tách biệt con người với tất cả những cái gì là thần linh. Bởi vì con người là phản biện của tự nhiên, họ sẽ là cái gì khác với thần linh tự nhiên, tức là chính tự nhiên. Cũng bởi vì con người là phản biện của tự nhiên, và cũng như mọi phản biên sẽ chứng tỏ bị chối bỏ bởi tự nhiên.Nhưng con người khác với thượng đế thiên chúa, thượng đế thiên chúa ngược lại tồn tại trước tự nhiên và tạo ra tự nhiên bởi một hành động theo ý muốn của mình.
Bởi vậy tôi mới không nói rằng có hai sự tồn tại cùng lúc : tự nhiên và con người. Tôi nói rằng cho đến lúc xuất hiện con người đầu tiên (con người tự tạo ra mình trong một cuộc đấu tranh vì danh tiếng), tất cả sự tồn tại chỉ là tự nhiên. Từ khi con người tồn tại, tất cả sự tồn tại là tinh thần, bởi vì tinh thần không có gì khác là tự nhiên liên quan tới con người. Từ thời điểm khi thế giới hiện thực liên quan tới con người, tức là tự nhiên trong ý nghĩa hẹp nhất của nó, con người chỉ còn là một khái niệm trìu tượng. Như vậy, đến tận một thời gian nào đó, chỉ có tự nhiên, và từ một thời gian nào đó, chỉ còn lại tinh thần. Bởi tự nhiên tồn tại thật sự trong tinh thần (vàng của vòng vàng), nên có thể nói như ngài nói, tinh thần là kết quả của của sự vận động của chính tự nhiên.
Mặc dù thế, tôi không thích nói như vậy, bởi vì nó làm cho người ta nghĩ sự xuất hiện của con người có thể suy ra à priori như bất cứ một hiện tượng nào của tự nhiên, nhưng tôi nghĩ rằng không phải như thế, nếu toàn bộ sự phát triển của tự nhiên, có thể suy ra theo lô gic à priori, sự xuất hiện của con người và lịch sử loài người chỉ có thể suy ra theo lô gic a posteriori, có nghĩa là không thể suy ra, hay dự đoán trước, mà chỉ có thể là nhận thức, thông hiểu. Đấy cũng là một cách nói rằng hành động tự tạo ra con người là một hành động tự do, và tất cá các hành động của con người tạo thành lịch sử, cũng là những hành động tự do. Chính vì thế tôi thích nói tới phạm trù nhị nguyên giữa tự nhiên và con người, nhưng có lẽ chính xác hơn nếu nói là phạm trù nhị nguyên giữa tự nhiên và tinh thần. Tinh thần chính là tự nhiên liên quan tới con người. Như vậy phép nhị nguyên của tôi không có tính không gian mà có tính thời gian. Đầu tiên là tự nhiên, rồi tới con người và tinh thần. Phạm trù nhị nguyên tồn tại bởi vì tinh thần và con người không thể suy ra từ tự nhiên. Vạch đứt gẫy giữa chúng được tạo ra bởi một hành động của tự do sáng tạo, có nghĩa là phản biện lại tự nhiên.
Tôi rất là biết ơn, thưa ngài, nếu ngài có thể nói vài lời về sự giải thích ở trong bức thư này để xem là chúng có thể giải đáp được những phản biện mà ngài đã viết, cho dù nó không đầy đủ.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 30 2021, 10:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #60

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@thienlang,
Tôi là đệ tử của chủ nghĩa Mác-Lê nin, nhưng cũng là đệ tử của đạo Nho, đạo Phật. Nhưng điều tôi nói về chủ nghĩa Mác-Lê nin Đông Á, Nho giáo, đúng là tôi nói ra ở đây, nhưng tôi không phải là người tạo ra nó, mà đấy là lịch sử chủ nghĩa Mác-Lê nin vào VN như thế. Thực ra tôi chỉ làm một việc giống như Khổng Tử đã làm với đạo Nho, ông nói rằng « thuật nhi bất tác » (có nghĩa là chỉ thuật lại, tổng kết lại những gì nhìn thấy, sử dụng, chứ không tạo điều gì mới cả). Nhưng điều tôi nói về liên quan giữa văn hóa truyền thống và chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN là điều mắt thấy tai nghe, chứ không phải tôi tự sáng tạo ra. Có thể tôi là người thuật nó đầu tiên không thì không rõ.
Khi tôi nói tới Không tử, không phải là tôi so tôi với ngài, kiểu vênh vác « coi trời bằng vung », mà muốn nói rằng đấy là phương pháp tìm hiểu học thuật của đạo Nho, là phương pháp làm việc rất thú vị.
Nếu Thiên lang định viết về Hê ghen thì rất thú vị, vì Thiên lang có thể đọc được bằng tiếng Đức, và giúp mọi người (cả tôi) mở mang thêm nhận thức.
Về vấn đề tôn giáo ở Vn, đúng là sau thời mở cửa, thì sinh hoạt tôn giáo mới trở lại bình thường. Hiện nay còn có thể nói như một giai đoạn phục hưng của đạo Phật. Đạo Nho dù không còn tồn tại như một tôn giáo, nó vẫn là một phần tư duy xã hội, tập tục truyền thống. Nhưng từ đó nói phải xin lỗi chính sách thời trước thì tôi thấy điều đó không đúng. Mỗi thời có một sinh hoạt của nó, không kể các tôn giáo, như những hệ thống xã hội « xuyên chế độ », có những điều thời trước chúng không phù hợp, chúng cũng phải thay đổi. Ví dụ thời trước làm gì có hệ thống giáo hội trung ương như hiện tại, rồi hệ thống đào tạo, ..v..v..
Điều này cũng không phải là gì đặc biệt, mà ngay ở châu Âu cũng thế thôi. Ví dụ, nghiên cứu lịch sử đạo Thiên chúa ở Pháp, thì quan hệ của nó với nhà nước tư sản Pháp cũng vậy. Phải sau một thời gian dài, khi đạo Thiên chúa ở Pháp chấp nhận nhà nước tư sản Pháp, thì nó mới sinh hoạt bình thường được, còn thời kỳ nó chống cách mạng Pháp thì hai bên cũng đối đầu nhau. Nhưng buồn cười là mặc dù thế, ra nước ngoài Pháp vẫn xâm lược thông qua chiêu bài bảo vệ Thiên chúa giáo, như ở VN.
Như vậy không thể nói cái gì bây giờ làm, chấp nhận, có nghĩa là thời trước làm sai, phải xin lỗi.
Bác Trọng bác ấy viết tới mấy quyển sách, thấy nói trên báo VN. Muốn biết chính xác thì phải đọc chúng, chứ nếu chỉ lấy bài viết gần đây thì không đủ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang « < 4 5 6 7 8 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC