Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

6 Trang « < 2 3 4 5 6 > 

· [ ] ·

 Bầu Cử Tổng Thống Pháp : Ai ThẮng Ai, Nhân nói về bầu cử Pháp mà nói về ...EU

Phó Thường Nhân
post May 16 2017, 05:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #31

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thực ra cả Đức và Pháp cũng như EU nói chung, đều lỡ cơ hội cách mạng tin học. Và công nghệ này chủ yếu là ở Mỹ , Nhật rồi Hàn quốc , và Đài loan. Nhưng vị thế của Đài và Hàn chủ yếu là sản xuất và chế tạo các phần ít tinh vi hơn (bộ nhớ, màn hình, ..) ngược lại procesor thì mà Mỹ và sau đó là Nhật. Nhưng công nghệ nguồn là Mỹ.
Mặc dù lỡ cơ hội này, nhưng do công nghiệp quân sự phát triển nên Anh và Pháp vẫn giữ được phần nào công nghệ. Ví dụ như Pháp do công nghệ hạt nhân, sản xuất vũ khí .. đều cần tới phát triển tin học, có điều nó không phải là tin học dân sự.
Đến nay lại có một cuộc cách mạng mới về công nghệ có thể xẩy ra, đó là công nghệ sinh học và sự phát triển cao độ hơn của tin học, với thành phố thông minh, nhà thông minh… v..v.. và nó cũng phát xuất ở Mỹ. Nhưng nước nào bắt kịp thì chưa biết.
Cái đế của công nghệ Đức vẫn là các thành quả của cách mạng kỹ thuật từ thế kỷ XIX : Cơ khí, hoá chất, điện, ..Chúng là old industrie, nhưng vẫn là xương sống của kinh tế hiện đại. Pháp thì yếu hơn hẳn Đức về phần này (đặc biệt là cơ khí), nhưng bù lại Pháp không bị Mỹ kiểm soát như Đức nên lại có những công nghệ vũ khí hiện đại : hạt nhân, tầu ngầm, vũ trụ, tên lửa đạn đạo..


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post May 17 2017, 11:26 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #32

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Pháp có 2 cái rất giỏi là đóng tàu và làm máy bay. Trên thế giới chỉ có Airbus là đủ sức cạnh tranh với Boeing thôi. Nước Nga nổi tiếng về chế máy bay quân sự, nhưng ngành hàng không dân dụng thì còn thua xa Mỹ.

Tàu chiến cũng thế, Nga rất giỏi về công nghiệp nặng, nhưng không thể đóng nổi một cái tàu sân bay, nên vẫn phải dùng cái cũ kỹ từ thời Liên Xô. Mua mãi Pháp mới đóng cho cái tàu đổ bộ trực thăng, nhưng mà cuối cùng lại bị lệnh trừng phạt nên hàng không đến tay được!


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 17 2017, 06:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #33

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(root @ May 17 2017, 04:26 AM)
Pháp có 2 cái rất giỏi là đóng tàu và làm máy bay. Trên thế giới chỉ có Airbus là đủ sức cạnh tranh với Boeing thôi. Nước Nga nổi tiếng về chế máy bay quân sự, nhưng ngành hàng không dân dụng thì còn thua xa Mỹ.

Tàu chiến cũng thế, Nga rất giỏi về công nghiệp nặng, nhưng không thể đóng nổi một cái tàu sân bay, nên vẫn phải dùng cái cũ kỹ từ thời Liên Xô. Mua mãi Pháp mới đóng cho cái tàu đổ bộ trực thăng, nhưng mà cuối cùng lại bị lệnh trừng phạt nên hàng không đến tay được!
*



Lời bác nói k hẳn hoàn toàn đúng đâu. Thực ra Nga k giỏi về dân dụng, k phải vì rào cản vấn đề công nghệ, mà bởi vì vấn đề thị trường, hiểu biết khách hàng, vì thế nên khi adapt hàng quân sự sang dân dụng gặp khó khăn (chú ý là hầu hết công nghệ dân dụng đều từ quân sự adapt sang). Gần đây nhất, với những thị trường Nga hiểu biết, ví dụ như máy gặt cho nông dân Nga, Nga đã adapt công nghệ khung gầm mới mà Nga chế tạo cho xe tăng Armata rất nhanh.

Bản thân trong Boeing, Mỹ cũng thuê 1 số đối tác Nga, và cả nhiều nước khác thiết kế cho các bộ phận bên trong

Còn về tầu sân bay, thực ra triết lý quân sự Nga k giống Mỹ. Trong quân sự Nga, k có khái niệm tàu sân bay, đây là khái niệm của phương Tây (hệt như khái niệm máy bay đánh chặn chỉ có trong Nga vậy).

Khái niệm tàu sân bay của phương Tây, nghĩa là nó là cái tàu vận tải máy bay đúng nghĩa, bọn Pháp gọi là porte d'avion.
Nghĩa là nó chỉ có chức năng chuyên chở máy bay mà thôi, 1 cái sân bay di động + vận tải đúng nghĩa, k có gì hơn

Triết lý Nga k coi trọng dạng tàu này, vì coi nó là cồng kềnh, dễ bị tiêu diệt, vì thế tàu sân bay Mỹ đi đâu cũng phải có hộ tống, và Mỹ còn phải bảo vệ nó bằng tuyên bố, đánh vào tàu sân bay là tuyên chiến với nước Mỹ, và yêu cầu các tàu khác phải cách xa tàu sân bay Mỹ 1 khoảng cách tối thiểu.

Tàu Kuznetsov được Nga gọi bằng tàu tuần dương máy bay, nghĩa là nó là 1 tàu chiến, 1 tuần dương hạm đúng nghĩa, có thể tự chiến đấu đựoc, chẳng qua có thêm chức năng sân bay mang thêm 1 số máy bay để phối hợp mà thôi, mà Nga cũng k phải quá coi trọng dạng tàu này.

Phương Tây thì cứ thấy cái tàu mang máy bay là gọi nó là tàu sân bay, và đánh giá nó theo tiêu chí tàu sân bay của mình (cả cố ý và vô ý), còn các trí thức VN bị format bởi phương Tây, nên cứ nói y hệt như vậy

Còn vì sao mà xưa nay Nga k có loại tàu sân bay (porte d'avion) hay tàu trực thăng (porte de hélicopter). Hai loại tàu này chủ yếu dùng cho việc đi viễn dương đánh xa và sau đó đồn trú lâu dài, nên cần loại tàu này để tập trung máy bay hoặc trực thăng, tung hỏa lực. Nhất là tàu trực thăng chủ yếu đựoc các anh thực dân hay dùng (Pháp, Anh) chứ Mỹ cũng k chế tạo loại này.
Nga xưa nay chủ yếu là tác chiến, đánh nhau trong châu Âu nên chẳng có nhu cầu gì về chúng.
Việc Nga bây giờ bắt đầu muốn mua và chế tạo tàu trực thăng cho thấy tư duy chiến lựoc toàn cầu của Nga thay đổi, Nga bắt đầu muốn tung hoành các đại dương và chiếm đóng, xây căn cứ quân sự đấy.




--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 18 2017, 04:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #34

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nga ngày nay hay Liên Xô ngày xưa không đóng được tầu sân bay có cả hai lý do.
1- Lý do tư duy tác chiến
2- Lý do kỹ thuật.
Hai lý do này như vấn đề con gà với quả trứng tương tác lẫn nhau, giống như không có con gà thì không có quả trứng, không có quả trứng thì không có con gà. Liên Xô vì tư duy tác chiến mà không trọng tầu sân bay, vì thế mà không chú trọng phát triển công nghệ này. Công nghệ này không phát triển, lại càng thiên về tư duy tác chiến không tầu sân b ay hơn.
Vào thời điểm cuối của Liên Xô, Liên Xô cũng bắt đầu đóng tầu sân bay, nếu tôi không nhầm thì khởi công đóng mấy chiếc một lúc, nhưng sự tan rã của Liên Xô đã khiến kế hoạch này bỏ dở, và cái tầu sân bay đang đóng dở dang thành cái tầu sân bay Liêu Ninh của TQ bây giờ. (vì TQ mua lại với giá sắt vụn)
Như vậy có thể đoán rằng, nếu Liên Xô còn tồn tại và phát triển, thì nước này cũng sẽ có hạm đội tầu sân bay.
Nhưng nếu nhìn cái tầu Liêu Ninh (là thiết kế của Liên Xô vào giai đoạn cuối), thì thấy công nghệ nó khác với một tầu sân bay Mỹ. Tầu sân bay Liêu Ninh có đường băng dốc vuốt lên trên như cái bãi của trẻ con trượt pa tanh. Tại sao lại thế vì Liên Xô không có công nghệ chằng máy bay lúc hạ cách cất cánh, nên phải dùng cách này để giúp máy bay tăng tốc, y hệt như lái ô tô leo dốc thì phải nhấn ga. Theo kỹ thuật của Mỹ, máy bay trước khi cất cánh, và đặc biệt lúc hạ cánh đều có dây cáp quàng vào chân để giảm tốc độ, tương tự như vậy lúc cất cánh dây chằng có tác dụng giúp máy bay tăng tốc, và từ đó giảm được chiều dài đường băng, vì đường băng trên tầu sân bay không thể dài như trên đất liền theo ý muốn. Tầu sân bay duy nhất của Pháp cũng mua công nghệ chằng dây này của Mỹ. Vì thế lúc Mỹ -Pháp cãi nhau lúc Mỹ đánh I rắc lần 1 (1993), Mỹ đã trả đũa bằng cách không bán phụ tùng thay thế, khiến tầu sân bay Pháp phải đắp chiếu mất mấy tháng.
Hiện tại Nga chỉ còn một cái tầu sân bay cũ thời Liên Xô, và đã sử dụng nó trong chiến tranh ở Syria cách đây mấy tháng, trước khi đưa nó về đại tu. Như vậy có thể nói, Nga hiện tại cũng cần tầu sân bay, nhưng sức chi trả không lớn vì có nhiều việc phải làm hơn nên không đóng tiếp.Còn công nghệ thì không biết thế nào. Cách giải quyết của Nga/Liên Xô hay hơn hay công nghệ dây chằng Mỹ hay hơn.
Tầu sân bay thực ra là một công cụ rất lợi hại trong chính sách ngoại giao đe doạ. Vì nó giải quyết được rất nhiều các vấn đề kỹ thuật tác chiến không-hải – đất khi phải tác chiến xa đất liền hậu phương. Điều này đặc biệt đúng với Mỹ, vì đất Mỹ rất xa các chiến trường Âu / Á mà nước này muốn can thiệp.
Để bắn được một chiếc tầu sân bay cũng không đơn giản vì nó là mục tiêu di động. Không kể với tầu sân bay, thì điều quan trọng bậc nhất của nó là các hệ thống phòng thủ chủ động, kết quả là sử dụng nó cũng rất tốn kém.
Như vậy có thể nói, chi tiêu sử dụng tốn kém, không có đủ kỹ thuật, cũng như không có tư duy tác chiến dùng tầu sân bay đã khiến Liên Xô rồi Nga yếu về mặt này.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 18 2017, 07:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #35

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bac Pho, ban tau san bay khong kho, vi toc do no cham chap. Nhung vu khi ban tau san bay khong thieu, van de la co dam ban hay k.
Cung can hieu ban tau san bay, k co nghia la ban chim no, chi can ban khien cho may bay k con hoat dong tren no duoc, la cai tau day vo dung


QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 18 2017, 09:58 AM)
Nga ngày nay hay Liên Xô ngày xưa không đóng được tầu sân bay có cả hai lý do.
1- Lý do tư duy tác chiến
2- Lý do kỹ thuật.
Hai lý do này như vấn đề con gà với quả trứng tương tác lẫn nhau, giống như không có con gà thì không có quả trứng, không có quả trứng thì không có con gà. Liên Xô vì tư duy tác chiến mà không trọng tầu sân bay, vì thế mà không chú trọng phát triển công nghệ này. Công nghệ này không phát triển, lại càng thiên về tư duy tác chiến không tầu sân b ay hơn.
Vào thời điểm cuối của Liên Xô, Liên Xô cũng bắt đầu đóng tầu sân bay, nếu tôi không nhầm thì khởi công đóng mấy chiếc một lúc, nhưng sự tan rã của Liên Xô đã khiến kế hoạch này bỏ dở, và cái tầu sân bay đang đóng dở dang thành cái tầu sân bay Liêu Ninh của TQ bây giờ. (vì TQ mua lại với giá sắt vụn)
Như vậy có thể đoán rằng, nếu Liên Xô còn tồn tại và phát triển, thì nước này cũng sẽ có hạm đội tầu sân bay.
Nhưng nếu nhìn cái tầu Liêu Ninh (là thiết kế của Liên Xô vào giai đoạn cuối), thì thấy công nghệ nó khác với một tầu sân bay Mỹ.  Tầu sân bay Liêu Ninh có đường băng dốc vuốt lên trên như cái bãi của trẻ con trượt pa tanh. Tại sao lại thế vì Liên Xô không có công nghệ chằng máy bay lúc hạ cách cất cánh, nên phải dùng cách này để giúp máy bay tăng tốc, y hệt như lái ô tô leo dốc thì phải nhấn ga. Theo kỹ thuật của Mỹ, máy bay trước khi cất cánh, và đặc biệt lúc hạ cánh đều có dây cáp quàng vào chân để giảm tốc độ, tương tự như vậy lúc cất cánh dây chằng có tác dụng giúp máy bay tăng tốc, và từ đó giảm được chiều dài đường băng, vì đường băng trên tầu sân bay không thể dài như trên đất liền theo ý muốn. Tầu sân bay duy nhất của Pháp cũng mua công nghệ chằng dây này của Mỹ. Vì thế lúc Mỹ -Pháp cãi nhau lúc Mỹ đánh I rắc lần 1 (1993), Mỹ đã trả đũa bằng cách không bán phụ tùng thay thế, khiến tầu sân bay Pháp phải đắp chiếu mất mấy tháng.
Hiện tại Nga chỉ còn một cái tầu sân bay cũ thời Liên Xô, và đã sử dụng nó trong chiến tranh ở Syria cách đây mấy tháng, trước khi đưa nó về đại tu. Như vậy có thể nói, Nga hiện tại cũng cần tầu sân bay, nhưng sức chi trả không lớn vì có nhiều việc phải làm hơn nên không đóng tiếp.Còn công nghệ thì không biết thế nào. Cách giải quyết của Nga/Liên Xô hay hơn hay công nghệ dây chằng Mỹ hay hơn.
Tầu sân bay thực ra là một công cụ rất lợi hại trong chính sách ngoại giao đe doạ. Vì nó  giải quyết được rất nhiều các vấn đề kỹ thuật tác chiến không-hải – đất khi phải tác chiến xa đất liền hậu phương. Điều này đặc biệt đúng với Mỹ, vì đất Mỹ rất xa các chiến trường Âu / Á mà nước này muốn can thiệp.
Để bắn được một chiếc tầu sân bay cũng không đơn giản vì nó là mục tiêu di động. Không kể với tầu sân bay, thì điều quan trọng bậc nhất của nó là các hệ thống phòng thủ chủ động, kết quả  là sử dụng nó cũng rất tốn kém.
Như vậy có thể nói, chi tiêu sử dụng tốn kém, không có đủ kỹ thuật, cũng như không có tư duy tác chiến dùng tầu sân bay đã khiến Liên Xô rồi Nga yếu về mặt này.
*




--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 18 2017, 08:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #36

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Đầu tiên tôi cũng tưởng như vậy, có nghĩa là cái tầu sân bay cũng như cái tầu chở hàng, và việc tấn công nó đơn giản. Tầu sân bay như cái tầu chở hàng có lẽ đúng với các tầu sân bay trước đại chiến II, nhưng bây giờ thì không hẳn như vậy. Việc tấn công nó cũng không đơn giản, đặc biệt là bằng tên lửa đạn đạo, bởi vì nó di chuyển. Tên lửa đạn đạo khi bắn lên, vào giai đoạn cuối hoàn toàn di chuyển theo quán tính, tức là mục tiêu của nó đã phải được tính trước huặc có điều khiển kiểu tự động “bắn rồi bỏ”, như kiểu tên lửa kiếm mục tiêu theo nguồn nhiệt. Chính vì thế mà sự di chuyển của tầu gây khó khăn. Người ta có thể thấy điều đó ngay trong ..bóng đá, khi các cầu thủ lừa nhau, do quán tính mà bị trượt không dành được bóng.Hiện tại điều quan trọng nhất của tầu sân bay là các dụng cụ phòng thủ chủ động, gây nhiễu, bắn chặn,.. rồi sau đó là các tầu hộ vệ đi cùng nó. Tính như cái tầu sân bay duy nhất của Pháp chẳng hạn, đi theo nó ít nhất có một chiến hạm hộ vệ, một tầu ngầm hộ vệ, một máy bay ra đa điện tử, rồi trực thăng săn ngầm.. Theo tuyên truyền thì Mỹ vẫn là nhất, nhưng chưa bao giờ Mỹ gặp phải đối thủ tương đương, nên cũng không biết thế nào. Đối thủ tương đương với Mỹ cuối cùng là VN, chính vì thế mà từ năm 1975 đến nay, không có cái máy bay hay tầu chiến nào của Mỹ bị bắn rơi hay bắn chìm, vì từ đó đến nay, Mỹ tham chiến khắp nơi, nhưng đối thủ toàn là dân quân du kích chỉ có súng AK.
Còn giờ Mỹ đụng hàng Nga ở Syria, nhưng nó lại nhường nhau nên cũng không biết


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 18 2017, 09:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #37

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trở lại với chủ điểm bầu cử tổng thống Pháp. Một chính phủ mới đã được thành lập ở Pháp, trong đó có các nhân vật tả, hữu, không đảng phái. Với cuộc bầu cử tổng thống Pháp này, các bác được “đích mục sở thị”, nhìn thấy tận mắt là trong cơ chế đại nghị tư sản, đảng phái chẳng là cái gì cả, chỉ là một thứ concept để phân tích chính trường của nó thông qua lợi ích nhóm thôi. Có đảng hay không thì nhà nước nó vẫn vững như bàn thạch, vì nó dựa trên giai cấp. Chính vì đảng phái chẳng là cái gì cả, nên nó mới có tự do đảng phái. Giống như ngôi nhà. Cấu trúc ngôi nhà, tường đỡ,dầm, mái ..thì làm sao mà thay đổi, thay thì nhà đổ,ở các nước tư bản điển hình, tức là chế độ đại nghị hoạt động tốt như Pháp là một ví dụ, thì cái cấu trúc này dựa trên giai cấp tư sản dân tộc Pháp, và hình thức sản xuất (thị trường tự do, tư hữu). Còn đảng phái của nó thì kiểu như các buồng trong căn nhà, thích thì ngăn làm nhiêù buồng, không thích thì phá đi bầy lại, chỉ xoá đi cái tường ngăn bằng các tông giấy bồi thôi, nhà đâu có đổ. Vì thế nó mới tự do được. Cái cấu trúc này hoàn toàn không tồn tại ở trong các nước thế giới thứ 3, mà VN là một ví dụ.
Cũng chính vì thế mà khi dự đoán phân tích, tôi luôn dựa vào cấu trúc của nó, thì khả năng chẩn đoán đường đi nước bước của nó rõ ràng hơn, chính xác hơn.
Câu hỏi lớn nhất hiện nay là giai cấp tư sản Pháp và Đức có vượt qua rào cản tâm lý và lợi ích cục bộ để thống nhất châu Âu không. Nếu Pháp tiếp tục nghi kỵ Đức, cần Nga và Anh làm đối trọng ngăn cản Đức thì EU sẽ vỡ không phải bây giờ thì mấy năm sau. Đức thì có vượt qua được tâm lý khinh mạn, định một mình làm chúa EU không. Muốn hợp tác được với nhau thì phải thống nhất được về ngoại giao, quân sự.. là những chủ quyền đặc trưng cứng của một nhà nước, không phải dễ từ bỏ, dù chỉ là góp gạo thổi cơm chung với nhau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 18 2017, 10:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #38

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bac Pho, danh tau san bay nguoi ta khong dung ten lua dan dao nua, ma dung ten lua hanh trinh. May loai ten lua hanh trinh Kh cua Nga tren TU 22, TU 160, hay 1 loai ten lua hanh trinh khac duoc phong tu tau ngam cua Nga ma toi k nho ten, la loai chuyen dung de danh tau san bay

Gan day Nga dang thu nghiem loai ten lua hanh trinh moi Zircon voi toc do gan 6-8 march (tuong duong voi ten lua dan dao roi), tầm bắn 400km, nhung loai nay chinh la de danh tau san bay

Dung ten lua dan dao thi se phai la loai co toc do vo cung lon moi duoc, nhung ten lua dan dao co le dung de tan cong mat dat thi hop ly hon

Cung vi de bi danh, nen tau san bay luon phai co ca bau doan the tu di theo ho ve

QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 18 2017, 01:59 PM)
@ltbk,
Đầu tiên tôi cũng tưởng như vậy, có nghĩa là cái tầu sân bay cũng như cái tầu chở hàng, và việc tấn công nó đơn giản. Tầu sân bay như cái tầu chở hàng có lẽ đúng với các tầu sân bay trước đại chiến II, nhưng bây giờ thì không hẳn như vậy. Việc tấn công nó cũng không đơn giản, đặc biệt là bằng tên lửa đạn đạo, bởi vì nó di chuyển. Tên lửa đạn đạo khi bắn lên, vào giai đoạn cuối hoàn toàn di chuyển theo quán tính, tức là mục tiêu của nó đã phải được tính trước huặc có điều khiển kiểu tự động “bắn rồi bỏ”, như kiểu tên lửa kiếm mục tiêu theo nguồn nhiệt. Chính vì thế mà sự di chuyển của tầu gây khó khăn. Người ta có thể thấy điều đó ngay trong ..bóng đá, khi các cầu thủ lừa nhau, do quán tính mà bị trượt không dành được bóng.Hiện tại điều quan trọng nhất của tầu sân bay là các dụng cụ phòng thủ chủ động, gây nhiễu, bắn chặn,.. rồi sau đó là các tầu hộ vệ đi cùng nó. Tính như cái tầu sân bay duy nhất của Pháp chẳng hạn, đi theo nó ít nhất có một chiến hạm hộ vệ, một tầu ngầm hộ vệ, một máy bay ra đa điện tử, rồi trực thăng săn ngầm.. Theo tuyên truyền thì Mỹ vẫn là nhất, nhưng chưa bao giờ Mỹ gặp phải đối thủ tương đương, nên cũng không biết thế nào. Đối thủ tương đương với Mỹ cuối cùng là VN, chính vì thế mà từ năm 1975 đến nay, không có cái máy bay hay tầu chiến nào của Mỹ bị bắn rơi hay bắn chìm, vì từ đó đến nay, Mỹ tham chiến khắp nơi, nhưng đối thủ toàn là dân quân du kích chỉ có súng AK.
Còn giờ Mỹ đụng hàng Nga ở Syria, nhưng nó lại nhường nhau nên cũng không biết
*



Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: May 18 2017, 10:21 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
root
post May 19 2017, 08:29 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #39

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 18 2017, 08:59 PM)
  Đối thủ tương đương với Mỹ cuối cùng là VN, chính vì thế mà từ năm 1975 đến nay, không có cái máy bay hay tầu chiến nào của Mỹ bị bắn rơi hay bắn chìm, vì từ đó đến nay, Mỹ tham chiến khắp nơi, nhưng đối thủ toàn là dân quân du kích chỉ có súng AK.
Còn giờ Mỹ đụng hàng Nga ở Syria, nhưng nó lại nhường nhau nên cũng không biết
*



Chắc bác Phó đã quên chiến tranh Irac? laugh1.gif

Mà em thấy các bác mải nói về tàu sân bay, nhưng chưa thấy kiến giải xem tại sao chỉ có mỗi Airbus là cạnh tranh được với Boeing thôi?


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 19 2017, 05:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #40

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root,
Thì nói về máy bay. Trong chiến tranh I rắc, cả hai lần, Mỹ đều không mẩt một cái máy bay tầu chiến nào cả. Trong cả hai lần (1993, 2001) quân đội I rắc (thời Sa đam Hút sen) đều không có chiến thuật chiến lược hợp lý, cộng với cả bạc nhược về tinh thần, do bị Mỹ tuyên truyền dân chủ, giống như một bộ phận dư luận ở VN ngay hiện nay, cứ tưởng bám càng Mỹ sẽ sướng tức thì mà không hiểu hết các khúc mắc bên trong, và bị Mỹ mua (ví dụ các tướng lĩnh của sư đoàn cộng hoà bảo vệ thủ đô). Nếu lúc đầu tiên, mà quân đội I rắc có tinh thần như IS hiện tại, thì chưa chắc Mỹ đã thắng được oanh liệt như thế lúc đó. Tôi nói tới IS không phải là so sánh tình cờ, mà nhân sự cốt cán của IS hiện tại có nhiều yếu nhân của đảng BAAS thời Sa đam. Lúc đó xã hội I rắc bị mê huặc bởi cái chiêu bài tuyên truyền này,sự xâm lược của Mỹ lại được coi là đổi đời, nhưng nó là một thứ bánh vẽ nên mới chết. Khi Mỹ vào rồi, thì các ông mới ngã ngửa ra là nó nói vậy mà không phải vậy, và tiếp đó là loạn lạc cho đến bây giờ. Khi tôi nhận xét như thế, không phải là tôi yêu cầu phải chống Mỹ. Ngược lại phải chơi phải giữ quan hệ với Mỹ, nhưng để nó tẩy não, tôn thờ nó, ngấm tuyên truyền tinh vi của nó thì có hại. Vì lúc đó mình thành”hồn Trương Ba da hàng thịt” không phải là mình nữa. Nhưng điều này cũng đúng với tất cả các nước khác: TQ, Nga, Nhật,Pháp..v..v..
Về Airbus. Thành công của Airbus là một ví dụ điển hình hãng công mạnh hơn hãng tư, vì Airbus khởi điểm là hãng công, cho đến nay dù tư duy phương Tây là tư nhân tổng thể, nó cũng không phải là hãng tư, mà chỉ là hãng cổ phần hoá, trong đó các nhà nước châu Âu nắm cổ phần đa số, giống như các hãng nhà nước VN. Cấu trúc của nó tiếng Pháp gọi là GIE (groupement interet economique). Nó là một hình thức liên hợp kinh tế giữa những nhà nước châu Âu (Pháp, Đức, Anh,Ý, Tây ban Nha), nhưng bởi vì Pháp là nước đầu nậu, chủ mưu, và trung tâm sản xuất của nó đặt ở Pháp mà nó được coi là hãng Pháp. Trong thực tế, hai đầu nậu lớn nhất trong Airbus là Pháp và Đức.
Bây giờ tôi sẽ nói tới những yếu tố khiến airbus thành công.
Về mặt kỹ thuật. Châu Âu vốn là cái nôi của công nghiệp hàng không thế giới, nên các nước ở đây như Pháp, Anh, Đức, Ý.. đều có truyền thống rất mạnh. Nhưng sau đại chiến II, do Tây Âu bị Mỹ khống chế, nên ngành công nghệ này lụi tàn nếu không hợp lại với nhau. Tuỳ từng nước mà ngành công nghệ hàng không có điểm mạnh yếu khác nhau. Ví dụ Đức. Do là nước bại trận, nên Mỹ cấm cửa Đức về hàng không nếu muốn phát triển hàng không độc lập(giống như hiện nay nó cấm các nước trên thế giới phát triển công nghệ hạt nhân, viện cớ này hay cớ khác mà điển hình bị nó đánh là Triều tiên, I ran). Pháp thì có truyền thống về cấu trúc máy bay, nhưng lại yếu về động cơ máy bay. Ngược lại động cơ máy bay của Anh lại tuyệt vời. Ý cũng có công nghệ hàng không, nhưng chỉ dừng lại ở động cơ cánh quạt..v..v.. và tất cả các nước châu Âu đều thiếu vốn. Như vậy chỉ có liên minh với nhau, thì mới phát triển được, và tuỳ theo sự mạnh yếu của từng nước mà lợi ích, lý do của việc tham gia này khác nhau.
Về cách thức tiếp cận. Cái này liên quan tới nghiên cứu thị trường. Airbus đầu tiên sản xuất máy bay tầm trung (máy bay A310, A320). Đây là khúc thị trường mà Mỹ không bao, nên nó không thể viện cớcản và nhu cầu ở châu Âu lớn, vì các thành phố lớn, thủ đô ở châu Âu đều nằm trong tầm ngắn và trung. Mãi đến bây giờ, với A380, thì Airbus mới đấu trực diện với Mỹ. Như vậy, do sự tham gia của các nước châu Âu vào Airbus, mà khởi đầu nó đã có một khối lượng đơn đặt hàng đủ để khởi công. (Ở đây tôi xin so sánh với VinaShin để thấy cái VinaShin khởi đầu đã là Fake, vì cái VinaShin được bầy ra mà không có một thị trường đảm bảo đầu tiên nào cả, nên tôi rất nghi là nó bầy ra chỉ để ăn chia, còn sống chết mặc bay).
Để tối giản chi phí, các mô đen của Airbus chỉ có một cấu trúc chung, vì thế từ cái A310, đến cái cuối cùng A380, tất cả các máy bay airbus trông đều giống nhau, như con búp bê Nga, chỉ có kích cỡ to nhỏ khác nhau. Điều này khiến lúc Airbus sản xuất một loại máy bay mới, nó chỉ nhân cỡ lên, chứ không phải làm lại từ đầu tất cả.
Về động cơ. Máy bay Mỹ và Airbus là hãng khác nhau, nhưng động cơ không khác nhau. Ở Phương Tây, động cơ máy bay chỉ có 3 nhà sản xuất : Mỹ (Wittney-Pratte), Pháp (Snecma), Anh(Rolls-roys). Trong đó động cơ Snecma Pháp là động cơ được phát triển từ licence của Mỹ. và Snecma cũng là hãng nhà nước.
Còn tại sao, Airbus lại được coi là của Pháp. Bởi vì trụ sở nó ở Pháp. Còn tại sao trụ sở nó ở Pháp, vì Pháp là thằng đầu têu bầy ra. Tại sao Pháp lại đầu têu bầy ra được, vì nó độc lập chính trị. Từ năm 1962, De Gaule là tổng thống Pháp đã bắt Mỹ dọn hết căn cứ quân sự trên đất Pháp đi, rút khỏi bộ chỉ huy chính trị NATO (bây giờ từ thời Sarkozy thì nó lại vào lại), phát triển công nghệ hạt nhân của riêng mình, liên minh với Liên Xô để làm màn hình mầu. Vì thế cái màn hình mầu của tivi trước thời digital chỉ có hai công nghệ, Mỹ huặc Pháp-Liên Xô. Nhưng Pháp cũng khôn khéo không bao giờ chống Mỹ, vì thế nó vẫn có thể tiếp cận công nghệ Mỹ được, và Mỹ cũng không thể cấm Pháp làm theo ý mình.
Hiện tại, nếu tôi không nhầm thì hệ thống tác chiến điện tử của SU Nga rất gần với hệ thống Rafal của Pháp, bởi vì Pháp nó đá lại cho Nga, rồi Nga phát triển lên, hay Nga lắp ghép công nghệ Pháp..điều này thì tôi không rõ lắm. Còn Pháp thì có thể nó lại moi của Mỹ, rồi phát triển lên thành của riêng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

6 Trang « < 2 3 4 5 6 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC